VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỢI
LÊ ĐỒN DUY KHÁNH
TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO
SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN ĐĂKRLẤP TỈNH ĐĂKNƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
HÀ NỢI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỢI
LÊ ĐỒN DUY KHÁNH
TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO
SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN ĐĂKRLẤP TỈNH ĐĂKNƠNG
Ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8. 38. 01. 04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN ANH TUẤN
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến
sức khỏe của người khác theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện
Đăkrlấp tỉnh Đăk Nông” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn bảo đảm dộ tin cậy, chính xác và trung thực.
Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn
Lê Đoàn Duy Khánh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
Chương 1 ........................................................................................................................... 8
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI CỐ Ý
GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC . 8
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác ..................................................................................................................... 8
1.2. Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trong luật
hình sự Việt Nam với một số tội phạm khác............................................................................... 12
1.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác ............................................................................................................. 16
1.4. Quy định của Pháp luật hình sự một số nước về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác ...................................................................................................... 21
Chương 2 ......................................................................................................................... 27
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG
TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐĂKRLẤP TỈNH ĐĂK NÔNG ........................................................................... 27
2.1. Khái quát tình hình xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bàn huyện Đăkrlấp tỉnh Đăk Nông trong những năm gần đây .............................. 27
2.2. Quyết định hình phạt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bàn huyện Đăkrlấp tỉnh Đăk Nông ........................................................................ 43
2.3. Đánh giá chung về thực tiễn áp dụng pháp hình sự về tội tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn huyện Đăkrlấp ................................................................ 49
Chương 3 ......................................................................................................................... 52
CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE
CỦA NGƯỜI KHÁC........................................................................................................... 52
3.1. Các yêu cầu áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác ...................................................................................................... 52
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác .......................................................................................... 53
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ...................... 57
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 61
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình xét xử các vụ án hình sự về tội cố ý gây thương tích ..............28
Bảng 2.2. Số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội cố ý gây thương tích so với tội phạm nói
chung từ năm 2015 đến 2019 ....................................................................................29
Bảng 2.3. Tổng số vụ, bị cáo đã bị xét xử về tội cố ý gây thương tích trên địa bàn
huyện Đăkrlấp ...........................................................................................................29
Bảng 2.4. Số vụ án đưa ra xét xử về tội cố ý gây thương tích từ năm 2015 đến 2019
...................................................................................................................................30
Bảng 2.5. Những hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội cố ý gây
thương tích giai đoạn 2015 - 07/2019 .......................................................................30
Bảng 2.6. Nhân thân của các bị cáo bị xét xử về tội cố ý gây thương tích trên địa
bàn Huyện Đăkrlấp ...................................................................................................31
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật hình sự Việt Nam là một trong những công cụ sắc bén và hữu hiệu
của nhà nước trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ
những quan hệ xã hội cơ bản nhất và quan trọng nhất trong đời sống xã hội. Đồng
thời, pháp luật hình sự cịn góp phần chống lại mọi hành vi phạm tội, giáo dục mọi
người nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao ý thức đấu tranh phịng ngừa và chống
tội phạm.
Tính mạng, sức khỏe là giá trị cao nhất của con người đã được quy định
trong Hiến pháp và ngày càng được đảm bảo trên nhiều phương diện. Tuy vậy, đi
cùng sự phát triển nhanh chóng và những thành tựu to lớn của nền kinh tế thị trường
là những mặt trái của nó, có ảnh hưởng tiêu cực làm nảy sinh nhiều vấn đề về dân
số, việc làm, môi trường, tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung trong đó là sự
gia tăng nhanh chóng và diễn biến phức tạp của tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại đến sức khỏe của người khác. Bên cạnh đó, xu hướng trẻ hóa đối tượng gây
án đang trở nên báo động về lối sống, đạo đức của bộ phận thanh, thiếu niên hiện
nay. Hậu quả mà các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của
người khác là rất lớn, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe và
tinh thần của người bị hại, ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Qua thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử tại huyện Đăkrlấp cho thấy các tợi
phạm về xâm phạm tính mạng, sức khỏe nói chung, tợi cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại đến sức khỏe của người khác nói riêng thường chiếm tỷ lệ lớn trong
tổng số tội phạm về hình sự. Các chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta đới
với tợi phạm về cố ý gây thương tích là rất toàn diện và nghiêm khắc. Nhà nước đã
ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy lùi và hạn chế tối đa các hành vi
cố ý gây thương tổn đến sức khỏe của người khác. Trên địa bàn huyện Đăkrlấp, các
cấp uỷ đảng, các ngành, các cấp chính quyền và nhân dân đã có nhiều nỗ lực và
quyết tâm trong công tác phòng chống tội phạm về xâm phạm tính mạng, sức khỏe
nói chung, tợi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác
nói riêng. Huyện Đăkrlấp đã tổ chức nhiều đợt cao điểm nhằm rà soát, kiểm tra, đấu
1
tranh, tuyên truyền pháp luật với toàn thể nhân dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số
trên địa bàn huyện về loại tội phạm này, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa cách biệt
với trung tâm huyện, thiếu hiểu biết, trình độ văn hóa thấp. Đờng thời, tăng cường
phối hợp với các trường học trên địa bàn để giáo dục, tuyên truyền cho học sinh từ
khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường nhằm phòng ngừa sớm nhất. Tuy nhiên loại
tội phạm này vẫn tiếp tục gia tăng một cách đều đặn cả số vụ việc và người phạm
tội.
Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
đến sức khỏe của người khác cịn cho thấy có những hạn chế, vướng mắc cần phải
hoàn thiện về cả quy định của pháp luật, cũng như hướng dẫn áp dụng pháp luật về
tội cố ý gây thương tích địi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách có hệ thống nhằm
hồn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích và các giải
pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tội này. Chính vì vậy, tác giả đã lựa
chọn đề tài này “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người
khác trên theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Đăkrlấp tỉnh Đăk
Nông” để làm Luận văn Thạc sỹ Luật học.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Để thực hiện đề tài, học viên tham khảo nhiều cơng trình liên quan, trong số
đó có thể kể đến:
- Nhóm thứ nhất: Các Giáo trình Luật hình sự, sách về Định tội danh của các
cơ sở đào tạo như: (1) Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2012), Giáo trình Luật hình sự
Việt Nam- Phần Các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; (2) Võ Khánh Vinh
(2013), Lý luận chung về định tội danh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; (3) Trường
Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Các tội
phạm, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội; (4) Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
(2013), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Các tội phạm, Nxb Hồng ĐứcHội Luật gia Việt Nam, TP.HCM; (5) Lê Cảm (Chủ biên) (2007), Giáo trình Luật
hình sự Việt Nam-Phần Các tội phạm, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà
Nội, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội; (6) Nguyễn Ngọc Hoà (2015), Tội phạm và
cấu thành tội phạm, Nxb Tư pháp, Hà Nội; (7) Phạm Văn Lợi (chủ biên) (2007),
2
Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội; (8) Lê
Văn Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội; (9) Lê Văn Cảm (2018), Nhận thức khoa học về Phần chung
pháp luật hình sự Việt Nam sau pháp điển hố lần thứ ba, Nxb Đại học Quốc gia,
Hà Nội; (10) Đinh Văn Quế (2017), Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015, Nxb
Thông tin và truyền thông, Hà Nội; (11) Hồ Sỹ Sơn (2018), Luật hình sự so sánh,
Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
Những giáo trình nêu trên có nội dung chủ yếu chỉ dừng lại ở việc phân tích
các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác, lý luận chung về định tội danh. Đây là tài liệu quan trọng cho luận văn
tham khảo khi nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý, lý luận về tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo luật hình sự Việt Nam.
- Nhóm thứ hai: Các bài viết có liên quan đến tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, có thể kể đến:
(1) Bài viết “ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác” của tác giả Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest [23]; (2)
Lê Văn Th phạm tội “cố ý gây thương tích” của tác giả Dương Văn Hưng, Tịa án
qn sự Khu vực 1 Quân chủng Hải quân [20]; (3) Điểm mới của Tội cố ý gây
thương tích theo quy định của BLHS 2015 của tác giả Thân Đình Trung – Nguyễn
Hoàng Hằng – Nguyễn Mạnh Hùng, VKSND quận Long Biên [31]; (4) “Một số
kinh nghiệm khi giải quyết vụ án cố ý gây thương tích “của VKSNDTC [19] ; (5) “
Nhận diện quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của
người khác theo BLHS 2015, một số bất cập và kiến nghị” của tác giả Nguyễn Văn
Dũng – Phó Chánh án TAND thành phố Tam Kỳ [10]; (6) “Trao đổi bài viết: Lê
Văn D có phạm tội cố ý gây thương tích” của tác giả Vũ Thị Minh.[24]
Các bài viết nêu trên giúp tác giả nhận định được một số dấu hiệu về pháp lý
và thực tiễn pháp luật.
- Nhóm thứ ba: Các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ liên quan đến tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có thể kể đến:
3
(1) Luận văn “Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả
Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002. Trong luận văn này,
tác giả đã phân tích một số vấn đề lý luận của các quy định về tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như: lịch sử hình thành và phát
triển, các dấu hiệu pháp lý, đưa ra thực tiễn áp dụng pháp luật, đề ra một số giải pháp
hoàn thiện các quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trong BLHS 1999. Từ luận văn này, giúp tác giả có được một cái nhìn
khái qt về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trong BLHS 1999, làm cơ sở để nghiên cứu phát triển hoàn thiện luận văn.
(2) Luận văn “Các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Lê Đình Tĩnh, Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2014. Trong luận văn này, tác giả phân tích về lịch sử hình
thành và phát triển của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác và so sánh với một số quốc gia trên thế giới. Luận văn cũng đi sâu vào
phân tích về nội dung tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác và các giải pháp hoàn thiện.
Các kết quả nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện pháp pháp luật hình sự về tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của các luận
văn thạc sĩ nêu trên là tài liệu tham khảo quan trọng cho đề tài luận văn.
Các công trình trên đã chỉ ra được các dấu hiệu pháp lý, hạn chế và giải pháp
hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn một số nội dung đang nghiên cứu, đang tồn tại một số
ý kiến khác nhau về ranh giới giữa hành vi giết người hay hành vi cố ý gây thương
tích trong một số vụ án, các dấu hiệu định khung hình phạt, về loại hình phạt, mức
hình phạt của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác. Tuy nhiên, do các công trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu tội này theo
quy định của BLHS năm 1999, do đó chưa phân tích được một số bất cập về các
dấu hiệu định tội và một số vấn đề khác còn tồn tại trong tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của BLHS năm 2015.
Mặt khác, do tính chất đặc thù của địa bàn nghiên cứu, các cơng trình nêu trên cũng
4
chưa đánh giá được vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện
Đăkrlấp tỉnh Đăk Nông.
Từ những lý do trên, đề tài “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện
Đăkrlấp tỉnh Đăk Nông” được tác lựa chọn sử dụng làm Luận văn Thạc sỹ Luật
học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống, làm rõ những vấn đề lý luận
của luật hình sự và thực tiễn áp dụng quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định trong BLHS năm 2015 tại huyện
Đăkrlấp tỉnh ĐăkNông, đồng thời chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong áp dụng
pháp luật hình sự cả về lý luận, thực tiễn, đưa ra những kiến nghị nhằm hồn thiện
pháp luật hình sự trong BLHS Việt Nam và đề xuất những giải pháp bảo đảm áp
dụng đúng pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác tại huyện Đăkrlấp cũng như trên toàn quốc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo luật hình sự Việt Nam, đồng thời
phân biệt với một số tội phạm khác có liên quan.
- Phân tích nội dung các quy định của pháp luật hình sự nước ta và của một
số nước trên thế giới về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác.
- Khảo sát, làm rõ thực trạng áp dụng các quy định luật hình sự về tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn huyện
Đăkrlấp tỉnh ĐăkNông ; đưa ra nhận xét, đánh giá về những vướng mắc, bất cập
trong các quy định và thực tiễn áp dụng các quy định của Luật hình sự Việt Nam về
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn
huyện Đăkrlấp tỉnh ĐăkNông.
5
- Đề xuất các kiến nghị hoàn thiện các quy định về tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong Bộ luật hình sự và các giải
pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật về tội này trên địa bàn huyện
Đăkrlấp tỉnh ĐăkNông và ở cả nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, những quy định
của Bộ luật hình sự Việt Nam, có so sánh, đối chiếu với quy định của một số nước
trên thế giới về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác và thực tiễn áp dụng tội này trên địa bàn huyện Đăkrlấp tỉnh ĐăkNông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy
định, áp dụng tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ pháp lý hình sự.
- Phạm vi về thời gian: khảo sát thực tiễn áp dụng quy định về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ năm 2014 đến tháng
10 năm 2019.
- Về địa bàn nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu và khảo sát dựa trên các bản án
thuộc địa bàn huyện Đăkrlấp tỉnh ĐăkNông.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận: đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác – Lênin với phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; tư tưởng
Hồ Chí Minh; chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng
chống tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: để hồn thành đề tài, tác giả đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Phương pháp lịch sử: phương pháp này được sử dụng để làm rõ sự hình
thành và phát triển quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
6
khỏe của người khác trong luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám
đến nay.
- Phương pháp so sánh: được tác giả sử dụng để làm rõ những điểm giống và
khác nhau giữa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác với các tội phạm khác có liên quan và đối chiếu quy định về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong luật hình sự Việt
Nam với luật hình sự của một số quốc gia.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để làm rõ
tình hình xử lý hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn huyện Đăkrlấp tỉnh ĐăkNông .
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được tác giả sử dụng để làm rõ những vấn
đề chung và những hạn chế, vướng mắc về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, từ đó, nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội phạm này. Đồng thời đưa ra
những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Những kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho
học viên khác, những người quan tâm về đề tài của tác giả và của chính tác giả sau
này.
7. Cơ cấu của luận văn.
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật hình sự Việt Nam về tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn huyện Đăkrlấp tỉnh
ĐăkNông
7
Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp đảm bảo áp dụng đúng pháp luật hình
sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ
TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE
CỦA NGƯỜI KHÁC
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1.1.1. Khái niệm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác
Theo giải thích của Từ điển Bách khoa Việt Nam: Sức khỏe của con người là
trạng thái đầy đủ về thể chất, tâm thần mà khơng chỉ có nghĩa là khơng có bệnh hay
thương tật; cho phép mỗi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của mơi
trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và lao động có hiệu quả [18, tr.835].
Xâm phạm sức khỏe con người được hiểu là thông qua sự tác động làm cho người
đó mất đi một phần hay tồn bộ sức lực có sẵn của chính người đó làm họ khó khăn
trong cử động, hoạt động so với trước khi họ bị hành vi xâm hại tác động tới. Theo
tác giả Đinh Văn Quế: “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác là hành vi của một người cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn
hại đến sức khỏe” [26, tr. 137].
Dựa trên các phân tích, cơ sở đã nêu và các khái niệm của một số nhà luật
học, tác giả đưa ra khái niệm như sau:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là
hành vi dùng sức mạnh vật chất cố ý tác động một cách trái pháp luật lên thân thể
của người khác làm cho người đó mất đi một phần hoặc tồn bộ sức lực, gây thiệt
hại đáng kể cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương trên cơ thể nhất định
theo quy định của Bộ luật Hình sự, do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.
8
Với tư cách là một tội phạm, tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác có các dấu hiệu chung của tội phạm:
- Thứ nhất, tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là
hành vi có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội.
Tính nguy hiểm cho xã hội được xác định thơng qua các tình tiết như: thiệt
hại về sức khỏe, thủ đoạn phạm tội, mức độ lỗi cố ý, động cơ, mục đích của tội
phạm, nhân thân người phạm tội …
Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phải có tính nguy
hiểm đáng kể cho xã hội, bởi vì những hành vi cố ý gây thương tích mức độ nhẹ tuy
có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính nguy hiểm khơng đáng kể thì khơng bị coi là
tội phạm (khoản 2 Điều 8 BLHS năm 2015).
Đặc điểm này có ý nghĩa quan trong về mặt lý luận là khi hoàn thiện các dấu
hiệu định tội của tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phải
đảm bảo yêu cầu là cấu thành cơ bản tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác phải có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội.
- Thứ hai, tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành
vi có tính có lỗi.
Lỗi của tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là lỗi cố ý
trực tiếp, là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi cố ý xâm hại đến sức
khỏe của người khác và hậu quả do hành vi đó gây ra.
- Thứ ba, tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành
vi có tính trái pháp luật.
Tính trái pháp luật thể hiện ở chỗ tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác phải được quy định trong luật hình sự. Tội CYGTT hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác là một tội phạm được quy định tại Điều 134 BLHS
năm 2015 nên khi xác định hành vi cố ý gây thương tích gây nguy hiểm đáng kể
cho xã hội là tội phạm thì phải xác định nó có đầy đủ các dấu hiệu của tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại khoản
1 Điều 134 BLHS.
9
- Thứ tư, tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành
vi có tính phải chịu hình phạt
Hình phạt đối với hành vi cố ý gây thương tích chính là hình thức phản ánh
tính nguy hiểm cho xã hội của tội này, thể hiện tính cưỡng chế nhà nước nghiêm
khắc nhất nhằm răn đe và phòng ngừa đối với loại hành vi nguy hiểm đáng kể cho
xã hội mà tội phạm này gây ra.
Như vậy, tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có đầy
đủ các dấu hiệu chung của tội phạm, đây là tiền đề quan trọng để Luận văn phân
tích các dấu hiệu pháp lý của tội này.
1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác
a. Khách thể của tội phạm
Đối tượng tác động của tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác là sức khỏe theo Luật Hình sự Việt Nam.
b. Mặt khách quan của tội phạm
Theo quy định của BLHS năm 2015, hành vi khách quan của tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gồm các loại hành vi sau:
hành vi gây thương tích cho người khác và hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác.
Người phạm tội thực hiện các hành vi như: đâm, chém, bắn, đấm, đá, đốt
cháy, đầu độc, tra tấn… Có trường hợp người phạm tội cưỡng bức người bị hại tự
làm tổn hại cho sức khỏe của mình như tự chọc vào mắt mình, uống thuốc phá thai,
chặt ngón tay…
Nếu hậu quả tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường
hợp quy định tại điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS thì cũng bị coi là tội
phạm.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác là
cấu thành vật chất nên phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
xảy ra.
10
c. Chủ thể của tội phạm
Tội CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác đòi hỏi chủ thể
của tội phạm chỉ cần thỏa mãn hai điều kiện là có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu
TNHS
Theo quy định của Điều 12 BLHS năm 2015 thì phạm tội thuộc khoản 3,4 và
5 Điều 134 BLHS thì người phạm tội đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi mới
phải chịu trách nhiệm hình sự.
d. Mặt chủ quan của tội phạm
Đối với tội CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác: mặt chủ
quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp. Người thực hiện hành vi biết rõ xâm phạm
đến thân thể của người khác là trái phép, là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị pháp
luật ngăn cấm nhưng vẫn thực hiện hành vi gây tổn hại đến sức khỏe của người
khác.
Như vậy, qua phân tích các dấu hiệu pháp lý tội CYGTT hoặc gây tổn hại
đến sức khỏe của người khác, xét trong bốn yếu tố hợp thành của tội phạm, ta thấy
được cố ý gây thương tích, là loại tội phạm xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định thực hiện việc thông
qua các hành vi tác động lên thân thể của người khác gây tổn hại đến sức khỏe của
họ.
1.1.3.Các dấu hiệu định khung hình phạt của tội CYGTT hoặc gây tổn hại
đến sức khỏe của người khác
Các dấu hiệu định khung hình phạt được quy định tại khoản 2,3,4,5 và 6
Điều 134 BLHS năm 2015.
Các tình tiết định khung hình phạt được quy định như trong BLHS là căn cứ
để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội một cách cụ thể và rõ ràng, tạo
phạm vi bao quát rộng hơn đối với những trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích
mà tính chất nguy hiểm của tội phạm cao hơn hoặc thấp hơn những trường hợp
thông thường khác, làm tiền đề cho việc phân hóa và cá thể hóa trách nhiệm hình sự
và hình phạt đối với người phạm tội.
11
1.2. Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe
của người khác trong luật hình sự Việt Nam với một số tội phạm khác
Từ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác, ta có thể phân biệt với một số tội phạm nhằm làm
rõ hơn những điểm khác nhau cơ bản giữa các tội phạm khác với tội phạm này.
1.2.1. Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác (Điều 134) với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135)
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh đều là tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sức
khỏe con người, hai tội phạm này có nhiều điểm giống nhau về các yếu tố cấu thành
tội phạm. Về khách thể, hai tội này có khách thể trực tiếp giống nhau là đều xâm
phạm đến quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người. Mặt khách quan, hai tội
đều là tội phạm có cấu thành vật chất, đều đòi hỏi tỷ lệ thương tật nhất định mà nạn
nhân gánh chịu. Chủ thể của tội phạm đều là chủ thể thường và đều cố ý. Tuy nhiên,
về cơ bản hai tội này có sự khác nhau. Cụ thể:
Thứ nhất, ở tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trạng thái tinh thần của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng
đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trạng thái tinh thần của người phạm tội (đang
bị kích động mạnh) lại là dấu hiệu bắt buộc.
Thứ hai, nếu nạn nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác là bất kỳ người nào thì nạn nhân của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh phải là người đã thực hiện hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với
người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội.
Thứ ba, hai tội phạm này đều có cấu thành vật chất, tuy nhiên tỷ lệ thương
tật mà nạn nhân phải gánh chịu (hậu quả) được quy định đối với hai tội này là khác
12
nhau: ở tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là từ
11% trở lên (trong trường hợp bình thường) cịn ở tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh lại
là từ 31% trở lên.
Ngồi ba đặc điểm cơ bản trên thì hai tội phạm này cịn có sự khác nhau về
độ tuổi của chủ thể, ở tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác tuổi của người phạm tội là từ đủ 14 tuổi trở lên còn ở tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh tuổi của người phạm tội là từ đủ 16 tuổi trở lên.
Tóm lại, nếu tội phạm thỏa mãn đồng thời cả ba dấu hiệu trên trong dấu hiệu
pháp lý thì chúng ta có thể xác định được đó là tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Cịn nếu tội phạm xảy ra chỉ có một trong ba đặc điểm trên thì chúng ta có thể xác
định đó là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
(Điều 134 BLHS). Hai đặc điểm cơ bản là trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
của người phạm tội và hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có mối
quan hệ nhân quả với nhau. Do vậy, khi xác định tội phạm chúng ta phải xem xét
một cách chính xác để có kết luận đúng đắn tránh tình trạng xác định sai tội danh.
12.2. Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác (Điều 134) với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức
cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136)
Căn cứ vào quy định tại Điều 136, từ khái niệm và các điều kiện của phịng
vệ chính đáng cũng như khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chúng ta có thể phân biệt hai tội
phạm này qua những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội, trong tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt q giới hạn
phịng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là
13
xuất phát từ người có hành vi nguy hiểm đang xâm hại đến lợi ích chính đáng của
chính người phạm tội hoặc xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể, người khác vì
họ muốn bảo vệ các lợi ích đó mà có hành vi chống trả một cách quá mức cần thiết
và gây thương tích nhất định cho nạn nhân; với tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác thì nguyên nhân dẫn đến việc gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là do người phạm tội vì một lý do
nào đó muốn xâm phạm đến sức khỏe, thân thể của người bị hại. Ở tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì
lợi ích bị xâm hại ngồi lợi ích của người phạm tội cịn có lợi ích của Nhà nước, của
tập thể, của người khác còn trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác thì lợi ích bị xâm hại chỉ là người bị hại.
Thứ hai, về mục đích phát sinh hành vi phạm tội, trong trường hợp tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội,
mục đích của hành vi được thực hiện là tích cực chống trả lại sự xâm hại gây cho
mình, cho Nhà nước hoặc cho người khác, gạt bỏ đi đe dọa với lợi ích bảo vệ, đẩy
lùi sự tấn cơng của nạn nhân cịn trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác chủ yếu do mong muốn cá nhân của người phạm tội
muốn xâm phạm đến sức khỏe của người khác.
Thứ ba, về trách nhiệm hình sự, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do
vượt q mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì người có hành vi cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chỉ phải chịu trách nhiệm
hình sự khi họ phòng vệ quá mức cần thiết và vượt quá quy định trong BLHS; còn
trường hợp tội cố ý thì chỉ cần có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác và với tỷ lệ tổn thương cơ thể quy định tại Điều 134
BLHS thì sẽ phải chịu TNHS.
14
Thứ tư, động cơ của tội phạm, ở tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc
trong cấu thành tội phạm và không được coi là dấu hiệu định tội nhưng ở tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
động cơ phạm tội được coi là dấu hiệu định tội, đó là động cơ phịng vệ hoặc động
cơ bắt giữ người phạm tội.
1.2.3. Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác (Điều 134) với tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người trong khi thi hành công vụ (Điều 137)
Căn cứ vào quy định tại Điều 134 và Điều 137, chúng ta có thể phân biệt hai
tội phạm này qua những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội, trong tội gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ là
xuất phát từ hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành
cơng vụ do dùng vũ lực ngồi những trường hợp cho phép; với tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì ngun nhân dẫn đến việc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là do người phạm tội
vì một lý do nào đó muốn xâm phạm đến sức khỏe, thân thể của người bị hại.
Thứ hai, về mục đích phát sinh hành vi phạm tội, trong trường hợp tội gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành cơng
vụ, mục đích của hành vi được thực hiện là sử dụng vũ lực hoặc các biện pháp trong
khuôn khổ pháp luật cho phép để thực hiện công vụ được giao nhưng gây thương
tích cho người khác vượt quá mức cho phép.
Thứ ba, về trách nhiệm hình sự, tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trong khi thi hành cơng vụ thì người có hành vi gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chỉ phải chịu trách nhiệm hình
sự khi họ vượt quá quy định trong BLHS; còn trường hợp tội cố ý gây thương tích
15
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người thì chỉ cần có hành vi cố ý và với tỷ lệ tổn
thương cơ thể cho nạn nhạn thuộc các quy định trong BLHS thì sẽ phải chịu TNHS.
Thứ tư, động cơ phạm tội của người đang thi hành công vụ là nhằm bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, của tổ chức hoặc của công dân. Nếu không xuất phát từ động
cơ này thì người phạm tội phải bị xử phạt về tội khác theo quy định của Bộ luật
hình sự [2, tr.162]
Việc phân biệt giữa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác với các tội khác có ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề định tội
danh, xác định trách nhiệm hình sự một cách chính xác và đúng đắn.
1.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1.3.1. Quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe
của người khác trong luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm
1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
Sau ngày miền Nam hồn tồn được giải phóng, chính phủ Cách mạng lâm
thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam đã ban hành sắc luật số 03/SL/76 ngày
15/3/1976 quy định về tội phạm và hình phạt với 7 loại tội phạm, trong đó có quy
định về tội CYGTT. Tại điểm b điều 5 sắc luật số 03/SL/76 quy định: “Phạm tội cố
ý gây thương tích thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm, trường hợp nghiêm trọng thì
bị phạt tù đến 20 năm” [16]. Ngày 02/7/1976 Quốc hội chính thức đổi tên nước ta
thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, pháp luật được áp dụng chung
cho cả nước. Do vậy, để giải quyết các vụ án CYGTT, chúng ta chủ yếu áp dụng
điểm b Điều 5 Sắc luật số 03-SL/76 nói trên cho đến trước khi BLHS 1985 ra đời và
đã sớm đi vào cuộc sống và phát huy vai trò, tác dụng tích cực là cơng cụ sắc bén,
hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
1.3.2. Quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trong Bộ luật Hình sự năm 1985
Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới do Đại hội VI đề ra, BLHS đã dần
biểu hiện những bất cập hạn chế, như Điều 109 quy định về tội CYGTT hoặc gây
16
tổn hại cho sức khỏe của người khác, các điểm, khoản quy định cịn chung chung,
trừu tượng, ví dụ như điểm a khoản 2 Điều 109 quy định “Gây thương tích nặng
hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người khác”, mà khơng giải thích rõ thế
nào là thương tích nặng, tổn hại nặng… Do vậy, việc áp dụng pháp luật cho các cơ
quan tố tụng gặp nhiều khó khăn.
1.3.3. Quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trong Bộ luật Hình sự năm 1999
BLHS 1999 bổ sung một số tình tiết tăng nặng định khung hình phạt tại Điều
104 như sau: (1) Đối với trẻ em hoặc người chưa thành niên (điểm d khoản 1 Điều
104); (2) Đối với ơng, bà, cha, mẹ, thầy cơ giáo của mình (điểm đ khoản 1 Điều
104); (3) Thuê người khác phạm tội hoặc phạm tội thuê (điểm h khoản 1 Điều 104);
(4) Đối với những người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân
(điểm k khoản 1 Điều 104). [28]
Hình phạt tăng tối đa 20 năm ở BLHS 1985 lên đến chung thân ở BLHS
1999.
1.3.4. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi) về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Bộ luật Hình sự 2015 có nhiều thay đổi so với trước đây. Trong đó, Điều 104
BLHS năm 1999 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác được sửa đổi bổ sung rõ ràng hơn, phù hợp với thực tại hơn tại
Điều 134 BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017. Điều 134 BLHS năm 2015 quy định
như sau:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng
gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
17
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm
đau hoặc người khác khơng có khả năng tự vệ;
d) Đối với ơng, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cơ giáo của mình, người ni dưỡng,
chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt
tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang
chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc,
đưa vào trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được th;
i) Có tính chất cơn đồ;
k) Đối với người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm
đến 07 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định
tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm
đến 10 năm:
18
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b
khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định
tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các
trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07
năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại
các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các
trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
19