Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mách bạn bí kíp làm bài thi trắc nghiệm Lịch sử đạt điểm cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.17 KB, 3 trang )

Bí kíp làm bài thi trắc nghiệm Lịch sử đạt điểm cao
Trong đề thi Lịch sử gồm 40 câu trắc nghiệm và thời gian làm bài trong 50 phút.
Tất cả câu hỏi sẽ dàn trải tất cả kiến thức trong sách giáo khoa, trong đó phần lịch sử
thế giới là 30% và lịch sử Việt Nam là 70%.
Để giúp sĩ tử đạt kết quả cao trong môn thi cũng như tránh thí sinh "học tủ" hay đốn
mị khi trả lời trắc nghiệm thì Th.s Trần Trung Hiếu (GV trường THPT Chuyên Phan
Bộ Châu, Nghệ An đã chia sẻ 7 bí quyết khi làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử.
Làm thế nào để đạt điểm cao môn Lịch sử?
Để bài thi đạt điểm cao học sinh phải biết phân tích và xử lý nhanh các câu hỏi trong
đề. Không nhất thiết phải làm theo trình tự, số thứ tự của câu hỏi. Trước hết các em
phải đọc nhanh qua các câu hỏi định hình được nhưng câu dễ và từ khóa của câu đó.
“Trong q trình làm, các em có thể lấy bút chì khoanh trịn “từ khóa” đó để lựa chọn
phương án trả lời, tránh bị lạc đề hay nhầm kiến thức” – thầy Hiếu hướng dẫn.
Thời gian làm bài của mỗi câu hỏi môn Lịch sử chỉ hơn 1 phút, vì vậy học sinh cần lưu
ý đọc kỹ và phân bố thời gian làm bài. Không dành quá nhiều thời gian cho một câu
mà ảnh hưởng đến các câu khác.
“Trong trường hợp quá trình làm bài các em khơng nhớ chính xác các phương án trả
lời thì khơng nên đốn mị hoặc làm theo kiểu khoanh bừa. Cần dùng phương pháp
loại trừ hoặc thay vì đi tìm đáp án đúng các em hãy thử tìm đáp án sai đó cũng là một
cách hay, loại trừ càng nhiều phương án càng tốt. Nếu khơng cịn cơ sở để loại trừ nữa
thì các em hãy dùng cách phỏng đốn để nhận thấy phương án nào khả thi hơn”, thầy
Hiếu chia sẻ.
Thứ nhất: Đầu tiên thí sinh nên đọc hết qua tất cả các câu hỏi và đáp án của đề thi,
sau đó phân tích và xử lý nhanh những u cầu của đề. Khi trả lời, câu hỏi nào dễ nên
làm trước, khó sẽ "chiến đấu" sau, khơng cần làm theo thứ tự đề bài đưa ra.
Một nguyên tắc bất hủ khi làm bài thi bất kể là theo hình thức nào, thì việc làm thứ tự
độ khó câu hỏi tăng dần cũng dễ dàng hơn nhiều. Khi làm câu dễ trước bạn vừa tiết
kiệm được thời gian lại vừa giải tỏa được áp lực tâm lí, tăng thêm sự tự tin, cũng như
có thời gian nhiều hơn sau đó dành cho các câu hỏi khó mà lại khơng bị mất điểm các
câu dễ do nhầm lẫn hoặc bị rối vì quá nhiều câu hỏi.
Đối với tổ hợp xã hội, bạn nên chú trọng làm những câu hỏi lý thuyết trước, sau đó


mới giải đến những câu liên hệ thực tế, cuối cùng là những câu suy luận. Đối với tổ
hợp khoa học, tự nhiên bạn nên chú trọng giải những câu hỏi lý thuyết đầu tiên, tiếp
đến là những câu tính tốn theo cơng thức có sẵn, cuối cùng là những câu cần suy luận
và tính tốn phức tạp hơn. Riêng với bài thi tự luận môn văn, nên làm theo thứ tự phần


đọc hiểu trước và chắc chắn phải ăn chắc toàn bộ điểm của phần này, sau đó là các bài
nghị luận cần thời gian suy nghĩ và lập luận.
Thứ hai: Khi làm bài thi, bạn hãy đọc kỹ yêu cầu của đề, tìm ra "từ khóa" chính, nếu
cần thiết thì có thể dùng bút chì khoanh trịn "từ khóa" đây là cách dễ dàng nhất giúp
thí sinh có thể chọn được đáp án chính xác và nhanh nhất, khơng sợ lạc đề hay nhầm
kiến thức.
Thứ ba: Thời gian làm bài thi trắc nghiệm mơn Lịch sử chỉ có 50 phút với 40 câu hỏi
nên cần tính tốn khả năng từ "chậm và chắc" sang "chậm" thành "nhanh". Cần lưu ý,
đọc kỹ, tính tốn kỹ câu hỏi và phương án trả lời khơng có nghĩa là chần chừ, do dự.
Thứ tư: Khi xem một câu hỏi, nếu khơng nhớ chính xác câu trả lời thì thay vì đốn mị
hoặc khoanh bừa thì hãy dùng phương pháp loại trừ. Dùng phương pháp loại trừ là
cách tốt nhất đề chọn được đáp án chính xác. Hơn nữa, thay vì đi tìm đáp án đúng, các
em có thể thử tìm phương án sai cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương
án càng tốt.
Cuối cùng, khi các em khơng cịn cơ sở để loại trừ nữa thì nên dùng cách phỏng đốn
để nhận thấy phương án nào khả thi hơn, đủ độ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời
và đó là kỹ năng cuối cùng của các em.
Thứ năm: Trong cấu trúc đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử THPT quốc gia 2021, học
sinh cần phân biệt một số dạng câu hỏi thường gặp sau để trên cơ sở đó có các phương
án trả lời cho từng dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan:









Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn phương án trả lời đúng.
Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất.
Dạng câu hỏi u cầu thí sinh phải hồn thành câu bằng hình thức điền vào ơ
trơng những kiến thức đúng.
Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải kết nối đúng hoặc sắp xếp đúng trật tự (thứ
tự) lô gic của các sự kiện, hiện tượng lịch sử theo cách: sự kiện nào có trước, có
sau? sự kiện nào quyết định sự kiên nào? Sự kiện nào là nguyên nhân, sự kiện
nào là hệ quả...
Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu một đoạn văn bản.
Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải lựa chọn ý phủ định khi câu hỏi cố tình sai
buộc thí sinh nêu quan điểm khoa học trước các câu hỏi như vậy.

Thứ 6: Giữ tâm lý thoải mái trong phịng thi
Việc khơng giải quyết được 1-2 câu hỏi khó trong bài thi Lịch sử khiến nhiều thí sinh
nản lịng, bối rối dẫn đến khơng tập trung làm bài. Do vậy, các bạn nên chuẩn bị tâm
lý sẵn sàng ngay từ ngồi phịng thi, khơng dành quá nhiều tâm huyết vào một câu
hỏi mà nên biết bỏ qua khi cần thiết. Đồng thời, hãy chuẩn bị một chai nước lọc để


giúp bạn chống đỡ với thời tiết nóng nực của mùa hè cũng như lấy lại tinh thần tập
trung khi làm bài nhé.
Ngay từ ngày đầu làm thủ tục dự thi và trước mỗi ngày thi bạn đều phải đi sớm ít nhất
là 30 phút trước khi thi. Đầu tiên, bạn nên đi dạo xung quanh phòng thi, nghiên cứu
các vị trí, điều kiện của phịng, khung cảnh xung quanh và các điều kiện ngoại cảnh
khác để đảm bảo rằng khơng có bất kì điều bất ngờ nào làm bạn cả thấy khó khăn.
Việc chuẩn bị kĩ lưỡng này sẽ giúp bạn khơng bị áp lực tâm lí, và cũng có thêm thời

gian cho việc ơn tập lại một lượng kiến thức nhất định trước khi vào giờ thi. Bạn cũng
sẽ không phải lo rằng bị muộn thi nữa nhỉ.
Thứ 7: Khơng được rời khỏi phịng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm
Trước hết đây là quy định đối với các môn thi trắc nghiệm. Bạn không được nộp bài
thi trước khi hết giờ làm bài. Khi hết giờ làm bài, phải nộp phiếu trả lời câu hỏi cho
cán bộ coi thi và ký tên vào hai phiếu thu bài thi; Chỉ được rời phòng thi sau khi cán
bộ coi thi đã kiểm đủ số phiếu trả lời trắc nghiệm của cả phòng thi và cho phép ra về.
Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ coi
thi.
Ngồi ra đối với mơn thi trắc nghiệm thời gian làm bài rất ngắn, số lượng câu hỏi
nhiều, lượng kiến thức rộng và yêu cầu phải trả lời câu hỏi trong thời gian ngắn, đồng
nghĩa với việc tốc độ làm bài phải thật nhanh so với hình thức thi tự luận thông thường.
Vậy nên bạn tuyệt đối đừng rời khỏi phịng thi trước khi hết giờ, bởi vì biết đâu có một
số yếu tố xung quanh nào đó lại giúp đỡ được bạn nhỉ.
Để làm bài thi thật tốt, các thí sinh cũng cần chú ý nắm chắc kiến thức cơ bản của
SGK hiện hành và tránh học tủ, học lệch vì kiến thức của 40 câu trải đều từ phần lịch
sử thế giới đến lịch sử Việt Nam theo trình tự thời gian. Học tủ, học lệch sẽ thất bại,
Th.s Trần Trung Hiếu nhấn mạnh.
Chúc các bạn thi tốt!



×