Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sinh kế của người dân bị thu hồi đất tại quận thanh khê, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 95 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực, chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, các thơng tin trích dẫn trong luận
văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm trước pháp luật về nguồn số liệu, thông tin
được đề cập trong cuốn Luận văn này.

Huế, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Tấn Quốc

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình, sự đóng góp q báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện thuận
lợi để tôi hồn thành luận văn Thạc sĩ này.
Lời đầu tiên, tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hồ Kiệt đã trực tiếp hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu thực hiện luận văn.
Tơi xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo trong khoa đã tạo


điều kiện cho tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài
chính, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận Thanh Khê, các đồng nghiệp, bạn bè, gia
đình và người thân,... đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thực hiện
luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn./.

Huế, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Tấn Quốc

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii

TÓM TẮT
Lê Tấn Quốc, 2016, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Kiểm sốt và Bảo vệ Mơi
trường chun ngành Quản lý đất đai, Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại
học Nông Lâm Huế.
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Hồ Kiệt
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đơ thị hóa đến
sinh kế của người dân bị thu hồi đất tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng”
nhằm đánh giá thực trạng sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất, phân tích

những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác quản lý nhà nước về đất đai và những
chính sách, giải quyết sinh kế cho người dân trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố
Đà Nẵng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện hơn cho cơng tác quản
lý và hỗ trợ sinh kế cho người dân để xây dựng đơ thị hóa tại quận.
Trong q trình điều tra thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp liên quan đến sinh kế
của người dân sau khi bị thu hồi đất và các chính sách, cơng cụ quản lý của nhà nước
đối với người dân là phương pháp luận xuyên suốt của đề tài. Đồng thời lồng ghép
phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân trong diện bị thu hồi đất nhằm mục đích
đánh giá mức độ hài lịng và hiểu biết của người dân liên quan đến các chính sách
quản lý của nhà nước về đất đai và phương pháp sinh kế hiệu quả bền vững.
Đất đai của quận trong những năm qua tiếp tục được sử dụng có hiệu quả và
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Song bên cạnh đó vẫn còn
tồn tại một số vấn đề nhất là sinh kế của một số hộ dân sau khi thu hồi đất để phục vụ
cho các cơng trình cơng cộng chưa được hiệu quả, cịn bộc phát, nhà nước chưa có các
chính sách cụ thể để hỗ trợ hướng dẫn. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề
xuất được một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai và
giải pháp sinh kế cho người dân sau khi bị thu hồi đất hiệu quả và phù hợp với tình
hình thực tế của địa bàn nghiên cứu.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ................................................................... viii
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI ................................................................................................ 2
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .............................................................. 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU .................................................................3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI...................................................................................................................................3
2.1.1. Khái quát về đô thị hóa .......................................................................................... 3
2.1.2. Khái quát về sinh kế ............................................................................................ 10
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................16
2.2.1. Một vài nét về đơ thị hóa trên thế giới ................................................................ 16
2.2.2. Kinh nghiệm đơ thị hóa ở một số nước trên thế giới ...........................................18
2.2.3 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài .....................................................................24
PHẦN 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................27
3.1. MỤC TIÊU CỤ THỂ.............................................................................................. 27
3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................27
3.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................................................27
3.3.1. Phạm vi không gian ............................................................................................. 27
3.3.2. Phạm vi thời gian .................................................................................................27
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................27
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................27

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................29
4.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA
BÀN NGHIÊN CỨU .....................................................................................................29

4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 29
4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên, nhân văn và môi trường ................................................31
4.1.3. Thực trạng kinh tế xã hội .....................................................................................32
4.2. Q TRÌNH ĐƠ THI HĨA Ở QUẬN THANH KHÊ .........................................37
4.2.1. Lịch sử q trình đơ thị hóa trên địa bàn quận Thanh Khê .................................37
4.2.2. Biến động về kinh tế, xã hội của quận Thanh Khê..............................................38
4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HĨA ĐẾN SINH Kế CỦA NGƯỜI DÂN............48
4.3.1. Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra......................................................... 48
4.3.2. Những thay đổi về sinh kế của người dân bị thu hồi đất .....................................50
4.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP .................................................................................72
4.4.1. Giải pháp để quản lý nhà nước về đất đai đối với q trình đơ thị hóa ..............72
4.4.2. Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người dân khi bị thu hồi đất do q trình đơ thị
hóa .................................................................................................................................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 77
1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................77
2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................78
2.1. Đối với nhà nước ....................................................................................................78
2.2. Đối với chính quyền địa phương ............................................................................78
2.3. Đối với doanh nghiệp ............................................................................................. 78
2.4. Đối với hộ dân ........................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 79
PHỤ LỤC ......................................................................................................................81

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CNH

:

Cơng nghiệp hóa

CSHT

:

Cơ sở hạ tầng

DFID

:

Cục phát triển quốc tế

ĐTH

:

Đơ thị hóa

HĐH

:

Hiện đại hóa


KCN

:

Khu cơng nghiệp

KĐT

:

Khu đô thị

KT - XH

:

Kinh tế - Xã hội

NN

:

Nông nghiệp

TP

:

Thành phố


THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất quận Thanh Khê năm 2010 ............................... 30
Bảng 4.2: Phân bố dân cư quận Thanh Khê năm 2010 .......................................... 42
Bảng 4.3: Thông tin cơ bản của các hộ điều tra..................................................... 48
Bảng 4.4: Tình hình thu hồi đất của quận ............................................................. 51
Bảng 4.5: Kết quả điều tra về nhu cầu sử dụng đất thổ cư năm 2015 .................... 52
Bảng 4.6: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra ............................ 53
Bảng 4.7: Tình hình việc làm của các hộ điều tra năm 2010, 2015 ........................ 57
Bảng 4.8: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ điều tra ........................... 59
Bảng 4.9: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù theo tuổi chủ hộ điều tra ............................ 60
Bảng 4.10: Mức thu trung bình từ các nguồn thu của hộ điều tra năm 2015 .......... 62
Bảng 4.11: Chuyển dịch nguồn thu nhập của hộ trước và sau khi thu hồi đất ........ 64
Bảng 4.12: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra năm 2015 ................................ 65

Bảng 4.13: Tài sản nhà ở của nhóm hộ điều tra năm 2015 .................................... 66
Bảng 4.14: Tình hình tài sản phục vụ sản xuất và đời sống của hộ ........................ 68
Bảng 4.15: Cảm nhận về sự thay đổi cơ sở hạ tầng của địa phương sau khi đơ thị
hóa........................................................................................................................ 69
Bảng 4.16: Tình hình tham gia các tổ chức xã hội của hộ điều tra năm 2015 - 2010
............................................................................................................................. 71

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ khung hình sinh kế bền vững .............................................................. 12
Hình 2.2: Khung phân tích sinh kế ................................................................................13
Hình 4.1: Sơ đồ vị trí hành chính huyện Thanh Khê .....................................................29

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ dân số đơ thị thế giới thời kì 1800- 2009 . ......................................16
Biểu đồ 2.2: Đơ thị hóa ở Trung Quốc từ năm 1975 đến năm 2007 ............................. 18
Biểu đồ 2.3: So sánh mức độ đo thị hóa của Hàn Quốc và các quốc gia ......................21
Biểu đồ 4.1: Tốc độ phát triển các ngành kinh tế của quận Thanh Khê giai đoạn 2015 2013 ............................................................................................................................... 39
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu các ngành kinh tế của quận Thanh Khê giai đoạn 2015-2013 .....40
Biểu đồ 4.3: Năng suất lao động của quận Thanh Khê so với thành phố Đà Nẵng và cả
nước giai đoạn 2015-2013 ............................................................................................ 41
Biểu đồ 4.4: Thống kê độ tuổi người phỏng vấn ........................................................... 49
Biểu đồ 4.5: Trình độ học vấn của các hộ điều tra ........................................................ 50
Biểu đồ 4.6: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của các nhóm hộ năm 2015 ....................... 55
Biểu đồ 4.7: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của hộ điều tra ..............................................60
Biểu đồ 4.8: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của hộ điều tra theo độ tuổi .......................... 61
Biểu đồ 4.9: Cơ cấu các nguồn thu của nhóm hộ điều tra trước thu hồi đất .................63

Biểu đồ 4.10: Cơ cấu các nguồn thu của nhóm hộ điều tra sau thu hồi đất ..................63
Biểu đồ 4.11: Cơ cấu hộ dân tham gia vào các tổ chức xã hội năm 2015.....................72

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đơ thị hóa là một quy luật tất yếu khách quan của sự phát triển xã hội. Q
trình đơ thị hóa đối với các nước khác nhau sẽ có quy mơ và tốc độ khác nhau, điều đó
đã và đang diễn ra ở khắp các nước trên thế giới nhất là các nước đang phát triển. Đơ
thị hóa có liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống, chính trị, xã hội, khoa học,
kỹ thuật… Các khu dân cư mới ra đời, sự phát triễn mạnh mẽ của hệ thống giao thơng,
hệ thống cấp nước, thốt nước đã tác động lớn đến qũy đất của thành phố. Đi kèm theo
đó là hàng loạt vấn đề xác hội phát sinh do người dân bị mất đất sản xuất.
Quá trình đơ thị hóa của nước ta bước đầu đem lại nhiều thành quả, không
những làm cho bộ mặt đô thị thay đổi mà cịn tác động tích cực đến đời sống của nhân
dân. Tuy nhiên, nó cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết. Q trình đơ thị hóa
trong những năm gần đây đã làm biến đổi về hiện trạng sử dụng đất đai và có tác động
khơng nhỏ đến đời sống của một phận dân cư bị mất đất sản xuất. Diện tích đất nơng
nghiệp ngày càng bị thu hẹp và thay vào đó là sự gia tăng của các khu đơ thị. Q trình
này dẫn đến phát sinh các quan hệ sử dụng đất ngoài tầm kiểm soát của nhà nước, việc
quản lý, sử dụng đất trở nên phức tạp hơn. Ngoài ra, sự phát triển của đô thị đã thu hút
lực lượng lớn lao động từ nông thôn ra thành thị, gây nên nhiều bất ổn cho xã hội như:
giải quyết việc làm, nhu cầu nhà ở, ô nhiễm môi trường,…
Quản lý nhà nước về đất đai tốt hay xấu có tác động rất lớn đề nhiều lĩnh vực,
nhiều mặt của kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường,
như: thu hút đầu tư (phụ thuộc vào các quy định của nhà nước, giá đất, tiến độ giải

phóng mặt bằng, thủ tục hành chính …), sự ổn định chính trị - xã hội (liên quan đến
thu nhập, việc làm của người nơng dân, tình hình khiếu kiện, tranh chấp đất đai…). Vì
vậy làm tốt cơng tác quản lý nhà nước về đất đai có ý nghĩa hết sưc quan trọng.
Trong thời gian qua, do quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo sự phát triển
chung của thành phố Đà Nẵng, quận Thanh Khê là một trong những quận trung tâm
của thành phố cũng chịu nhiều tác động rõ rệt. Q trình đơ thị hóa diễn ra hết sức
mạnh mẽ. Các khu đơ thị mới được hình thành, các hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông
đất cho q trình đơ thị hóa đã ngày càng được hồn thiện, phục vụ cho sự phát triển
đơ thị. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, việc thu hồi đất trên đã tác
động trực tiếp đến việc làm và đời sống của người dân trước mắt và lâu dài. Vai trò
của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất với chức năng là đại diện sở hữu toàn dân về
đất đai chưa rõ ràng, còn nảy sinh nhiều bức xúc.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2
Xuất phát từ thực tiển trên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của q
trình đơ thị hóa đến sinh kế của người dân bị thu hồi đất tại quận Thanh Khê,
thành phố Đà Nẵng”.
1.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
Nghiên cứu ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa đến sinh kế của người dân
khi bị thu hồi đất, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường cơng tác quản lý Nhà
nước về đất đai, đồng thời đảm bảo sinh kế của người dân bị thu hồi đất trong q
trình đơ thị hóa.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về ảnh hưởng của đơ thị hóa đến sinh kế của
người dân.
2. Ý nghĩa thực tiễn

- Làm rõ ảnh hưởng của đơ thị hóa đến sinh kế của người dân tại quận Thanh Khê
- Bước đầu kết luận những mặt đã làm được và những hạn chế, yếu kémvà các
giải pháp trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại quận Thanh Khê.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3

PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
2.1.1. Khái qt về đơ thị hóa
2.1.1.1. Khái niệm đơ thị hóa
a. Khái niệm
Đơ thị hóa (ĐTH), tiếng anh là urbanization, bắt nguồn từ cổ tự La tinh
“urbanus” có nghĩa là thuộc tính của đơ thị. Khái niệm về ĐTH rất đa dạng, bởi vì đơ
thị hóa chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển.
Các nhà khoa học xem xét và quan niệm ĐTH từ nhiều góc độ khác nhau. Do vậy,
ĐTH được định nghĩa khác nhau theo góc độ nghiên cứu và thay đổi theo bối cảnh
kinh tế - xã hội.
ĐTH theo quan niệm rộng, được hiểu là quá trình nâng cao vai trị, vị trí, chức
năng của các thành phố trong sự vận động và phát triển của xã hội. Quá trình này bao
quát những thay đổi trong sự phân bố lực lượng sản xuất, trước hết là trong quần cư,
trong cơ cấu nghề nghiệp xã hội và cơ cấu lao động, trong cơ cấu tổ chức không gian
môi trường sống của cộng đồng…
ĐTH theo nghĩa hẹp hơn, được hiểu là sự phát triển hệ thống Thành phố (TP),
đặc biệt là các TP lớn, trọng tâm sức hút của mỗi vùng lãnh thổ, tăng tỉ trọng dân số đô
thị trong cả nước, trong vùng và trên thế giới.
Theo E.B.Alaex (Liên Xô cũ): “Đơ thị hóa là một q trình Kinh tế - Xã hội

(KT – XH) được gia tăng mạnh mẽ trong thời đại cách mạng khoa học kĩ thuật, biểu
hiện của nó là sự gia tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự
tậpt rung hóa về dân cư trong các TP, sự phổ biến trong lối sống đô thị. ĐTH là sự
phản ánh những chuyển biến sâu sắc trong cấu trúc kinh tế và trong các hoạt động đời
sống xã hội.”
Dưới góc độ địa lý, ĐTH được định nghĩa theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, ĐTH là quá trình lịch sử nâng cao vai trị của đơ thị trong sự vận
động phát triển của xã hội. Quá trình này bao gồm những thay đổi trong phân bố lực
lượng sản xuất, trước hết là sự phân bố dân cư, trong cơ cấu lao động và nghề nghiệp,
trong cơ cấu dân số, trong lối sống, văn hóa, tổ chức khơng gian mơi trường sống cộng
đồng. Đơ thị hóa là q trình KT – XH, nhân khẩu và địa lý đa dạng dựa trên cơ sở các
hình thức phân cơng lao động xã hội và phân công lao động theo lãnh thổ đã hình
thành trong lịch sử. Theo nghĩa hẹp, ĐTH là sự phát triển hệ thống TP và nâng cao vai
trò của nó trong đời sống KT – XH cũng như trong tỷ trọng của dân số đo thị. Đó cũng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4
là sự tập trung dân cư trong các thành phố lớn và cực lớn cũng như sự phổ biến rộng
rãi lối sống thành thị trong toàn bộ mạng lưới các điểm dân cư.
Trong cuốn “Đô thị Việt Nam”, 2005, GS Đàm Trung Phường đưa ra định
nghĩa tương đối đầy đủ: “Đơ thị hóa là một q trình diễn thế về kinh tế - xã hội -văn
hóa - khơng gian gắn liền với những tiên bộ khoa học kỹ thuật, trong đó diễn ra sự
phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn
hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng phát triển không gian thành hệ thống đô thị,
song song với tổ chức bộ máy hành chính, qn sự” [3].
Đơ thị hóa là q trình tập trung dân số vào các đơ thị, là sự hình thành nhanh
chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống [11]. Về
phương diện kinh tế, đô thị hóa là q trình tất yếu của các quốc gia gắn với q trình

phát triển kinh tế cơng thương nghiệp. ĐTH là một q trình chuyển từ hoạt động
nơng nghiệp phấn tán sang hoạt động phi nông nghiệp tập trung trên địa bàn nhất định.
Đây là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, nó diễn ra trên một không gian rộng lớn và
trong khoảng thời gian lâu dài để chuyển biến các xã hội nông nghiệp - nông dân –
nông thôn sang các xã hội đô thị - cơng nghiệp và thị dân [12].
Tóm lại, ĐTH là một q trình làm thay đổi và bố trí dân cư, phân bố các
phương thức sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, xây dựng, chuyển dịch, phát triển các
hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời dựa vào sự tiến bộ về mặt khoa
học kỹ thuật để phát triển đơ thị hiện có theo hướng hiện đại và tăng quy mô dân số.
b.Đặc điểm của q trình đơ thị hóa
- Đơ thị hóa là một q trình mang tính xã hội và lịch sử: ĐTH không thể tách
rời khỏi chế độ kinh tế - xã hội. Mỗi nền văn minh đều tạo ra một phong cách sống và
làm việc thích hợp, một hình thái phân bố dân cư, một cấu trúc đơ thị thích hợp. Mỗi
thời kỳ phát triển có một hệ thống đơ thị phát triển tương ứng vì đo thị phản ánh trung
thực trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tổ chức xã hội của thời kỳ ấy.
- Đô thị hóa là một q trình chuyển hóa, vân động phức tạp có quy luật về kinh
tế - xã hội, văn hóa, khơng gian và mơi trường. Trước đây, người ta định lượng sự di
động thông qua sự dịch chuyển của con người. Ngày nay, sự phát triển của công nghệ
thông tin và hệ thống viễn thông làm cho sự di động trở nên phức tạp và khó xác định.
Đặc điểm này ảnh hưởng nhiều tới việc lựa chọn nơi ở và phân bố dân cư đô thị, các
mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp và tăng cường tính cá thể hóa.
- ĐTH là q trình chuyển đổi liên tục cấu trúc và tính chất lao động theo
hướng từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ công nghiệp sang dịch vụ và khoa học công nghệ, từ đơn giản đến phức tạp, từ hàm lượng trí tuệ nhỏ sang hàm lượng trí tuệ
lớn, từ lao động chân tay sang lao động trí óc trên cơ sở của sự biến đổi công nghệ
ngày càng nhanh và rộng khắp.
- ĐTH là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: ĐTH làm thay đổi cơ cấu kinh tế
theo hướng nông - lâm - ngư nghiệp ngày càng giảm, công nghiệp - xây dựng và dịch

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



5
vụ ngày càng tăng. Mở rộng và phát triển đô thị là mở rộng phát triển các ngành sản
xuất công nghiệp, dịch vụ, các lĩnh vực có năng suất cao và mang lại nhiều thu nhập
cho người lao động.
- Đô thị hóa gắn liền với q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa. ĐTH là
một q trình song song với sự phát triển cơng nghiệp hóa (CNH) và cách mạng khoa
học kỹ thuật. Quá trình ĐTH phản ánh tiến trình CNH, hiện đại hóa (HĐH) trong nền
kinh tế thị trường. Một mặt, sự hình thành, phát triển và phân bố cơng nghiệp là yếu tố
tạo thị mang tính tiên quyết cho quá trình phát triển ĐTH trong thời kỳ CNH và HĐH
đất nước.
- Đơ thị hóa là sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. Quá trình ĐTH nông
thôn làm cho lối sống của nông dân gần với lối sống của dân cư thành phố về nhiều
mặt như: nhu cầu văn hóa, đời sống tinh thần, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, thăm quan du
lịch….Mặc dù sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn là cơng việc cơ bản của dân cư nông
thôn, song tỷ lệ các công việc như phi công việc tăng lên. Xu hướng hiện nay là ngày
càngcó nhiều người dân “nửa đơ thị” này đã đưa ảnh hưởng mọi mặt của lối sống
thành thị vào nông thơn [3].
c. Sự phát triển của đơ thị hóa
Q trình đo thị hóa diễn ra song song với động thái phát triển khơng gian kinh
tế xã hội. Trình độ đơ thị hóa phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của
nền văn hóa và phương thức tổ chức cuộc sống xã hội.
Q trình đơ thị hóa thực chất cũng là một quá trình phát triển kinh tế xã hội,
hơn nữa nó cịn là q trình phát triển khơng gian văn hóa và kiến trúc. Nó gắn liền với
sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của các ngành nghề mới. Q trình
đơ thị hóa có thể theo hai xu hướng:
Đơ thị hóa tập trung: là tồn bộ cơng nghiệp và dịch vụ cơng cộng tập trung vào
các thành phố lớn, hình thành và phát triển các đô thị lớn, khác biệt nhiều với nơng thơn.
Đơ thị hóa phân tán: là hình thái mạng lưới điểm dân cư có tầng bậc phát triển
cân đối công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ công cộng, đảm bảo cân bằng sinh thái,

tạo điều kiện làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân cư đô thị và nơng thơn.
Hình thành và phát triển mạng lưới đơ thị vừa và nhỏ trên các vùng, có vai trị
thúc đẩy phát triển nông thôn, giảm khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông
thôn. [5]
d. Các giai đoạn của đơ thị hóa
Trên thế giới có nhiều nhà nghiên cứu đã phân các gia đoạn của ĐTH theo: lịch
sử phát triển đô thị, theo sự vận động của lực lượng sản xuất, theo các bước phát triển
kinh tế và GDP/ng…Nhưng nhìn chung đều phản ánh quan hệ giữa quá trình ĐTH và
sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Northan RM, trong tác phẩm “Địa lí thành phố” đã chia quá trình ĐTH thành 3
giai đoạn:

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6
- Giai đoạn sơ khởi, dân cư chỉ yếu ở vùng nông thôn, tham gia sản xuất nông
nghiệp là chủ yếu, ở phân tán. Quá trình ĐTH diễn ra chậm chạp, lúc này tỉ số dân đô
thị so với tổng số dân dưới 25%.
- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này tỷ lệ dân số sống trong các thành phố tăng từ
25% lên 60% - 70%. Đây là giai đoạn ĐTH tiến triển, hay còn gọi là giai đoạn ĐTH
tăng tốc. Trong giai đoạn này kinh tế của đất nước có sự thay đổi căn bản, hoạt động
kinh tế tập trung vào các TP - số đông dân cư làm việc trong các ngành công nghiệp
chế biến, và họat động dich vụ, thương mại.
- Giai đoạn 3: Được gọi là giai đoạn kết (hay ĐTH chin muồi). Ở giai đoạn này
những thay đổi tront cơ cấu kinh tế của đất nước diễn ra theo chiều sâu, tỷ lệ dân số đô
thị khoảng 60 - 70%, khi tỷ lệ dân số đơng vượt q 70% thì tốc độ ĐTH giảm dần.
Một trong những hệ quả cơ bản của quá trình ĐTH là sự tháy đổi cơ cấu thành
phần KT - XH và lực lượng sản xuất, thể hiện qua sự biến đổi và chuyển giao lao động
xã hội từ khối kinh tế này sang khổi ksinh tế khác. Jean Fourastier, nhà sản xã hội

Pháp đã phân tích và đưa ra khái niệm về sự biến đổi của 3 khu vực lao động trong các
giai đoạn phát triển KT - XH và quá trình ĐTH. Lý thuyết này phù hợp với 3 thời kỳ
phát triển của 3 nền văn minh:
+ Văn minh nông nghiệp
+ Văn minh công nghiệp
+ Văn minh hậu công nghiệp.
e. Các nhân tố ảnh hưởng đến q trình đơ thị hóa
Điều kiện tự nhiên: trong thời kỳ kinh tế phát triển chưa mạnh mẽ thì đơ thị hóa
phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Những vùng có khí hậu thời tiết tốt, có
khống sản, đại lí thuận lợi cho sản xuất và phát triển và các lưoij thế khác sẽ có sức
thu hút dân cư mạnh mẽ hơn, và do đó sẽ được đơ thị hóa nhanh hơn, quy mô lớn hơn.
Ngược lại, vùng nào kém thuận lợi hơn sẽ đơ thị hóa chậm hơn và quy mô nhỏ hơn.
Điều kiện xã hội: mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái đơ thị tương
ứng và do đó q trình đơ thị hóa có những đặc trưng riêng của nó. Kinh tế thị trường
đã mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh. Sự phát triển của lực lượng sản
xuất là điều kiện để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là tiền đề cho đơ thị hóa.
Văn hóa dân tộc: Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa riêng cua mình và nền
văn hóa đó có ảnh hưởng đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, …nói chung
và hình thái đơ thị nói riêng.
Trình độ phát triển kinh tế: phát triển kinh tế là yếu tố có tính quyết định trong
q trình đơ thị hóa. Bởi nói đến kinh tế là nói đến vấn đề tài chính, để xây dựng nâng
cao hay cải tạo đơ thị địi hỏi nguồn tài chính lớn. Nguồn đó có từ trong nước hay
nước ngồi. Trình độ phát triển kinh tế thể hiện nhiều phương diện như quy mô, tốc độ
tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành của nền kinh tế, sự phát triển các thành phần kinh tế,

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7
luật pháp kinh tế, trình độ hồn thiện của kết cấu hạ tầng, trình độ văn hóa giáo dục

của dân cư, mức sống dân cư.
Tình hình chính trị: Sự ổn định chính trị là động lực thúc đẩy q trình đơ thị
hóa, chính trị càng ổn định thì đơ thị càng phát triển. Ở Việt Nam từ sau năm 1975, tốc
độ ĐTH ngày càng cao, các khu đô thị mới mọc lên nhanh chóng, đặc biệt trong thời
kỳ đổi mới với các chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần thì ĐTH đã tạo ra sự phát triển kinh tế vượt bậc [6].
2.1.1.2. Những vấn đề có tính quy luật thường phát sinh trong q trình đơ thị hóa
- Mở rộng diện tích đất đơ thị và thu hẹp đất NN: Quá trình ĐTH dẫn đến sự
thay đổi cơ cấu sử dụng đất, ĐTH theo chiều sâu làm diện tích đơ thị tăng ít hơn
những ĐTH theo chiều rộng làm tăng mạnh diện tích đơ thị, thu hẹp nhanh chóng diện
tích đất NN.
- Vấn đề dân số, lao động, việc làm đối với nông dân: Xu hướng dân số và lao
động ở đô thị gia tăng với tốc độ nhanh, vấn đề thiếu việc làm là một trong những vấn
đề thường nảy sinh cần giải quyết trong quá trình ĐTH. Một trong những vấn đề
thường nảy sinh cần giải quyết trong quá trình ĐTH. Một trong những nguyên nhân
chủ yếu là do thu hẹp diện tích đất NN làm cho một lực lượng lao động NN mất đất
sản xuất ra thành thị để tìm kiếm việc làm.
- Vấn đề môi trường: ở những đô thị mới phát triển, một bộ phận loa đơng NN
với những thói quen sinh hoạt của người nông dân sản xuất nhỏ làm tăng thêm sự phức
tạp về xã hội và môi trường sinh thái. Bên cạnh đó là vấn đề rác thải cơng nghiệp và
sinh hoạt, khói bụi từ nhà máy, phương tiện giao thông.
- Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cùng với việc tăng dân số đô thị là chuyển
đổi cơ cấu kinh tế. ĐTH nhìn nhận trên góc độ dân số và lao động là quá trình chuyển
đổi cơ cấu dân sô và lao động trừ khu vực NN sang khu vực cơng nghiệp dịch vụ từ đó
dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Vấn đề xây dựng CSHT: Q trình ĐTH làm hình thành nhanh chóng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật và xã hội như hệ thống đường giao thơng, cấp điện, cấp thốt nước, hệ
thống thơng tin liên lạc, trường học, bênh biện, chợ,… nhằm phục vụ nhu cầu người
dân.
- Vấn đề văn hóa, xã hội: ĐTH góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh

thần cho người dân, hình thành lối sống cơng nghiệp, xây dựng văn minh đô thị. Tuy
nhiên ĐTH mà không thực hiện tốt việc giải quyết việc làm sẽ gia tăng tình trạng thất
nghiệp, nghèo đói, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội, đây là những vấn đề lớn luôn
đặt ra cần được giải quyết.
2.1.1.3. Những ảnh hưởng của đơ thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội
ĐTH là một quá trình đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra một cách phổ biển trên thế
giới. ĐTH từng bước đưa con người tiếp cận cuộc sống văn minh, đồng thời cũng đặt

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8
ra khơng ít vấn đề tiêu cực, khó khăn - những vấn đề ảnh hưởng xấu đối với quá trình
ĐTH một cách bền vững [4].
√ Mặt tích cực:
Một là, ĐTH thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sản xuất hàng hóa và dịch vụ
thường đạt hiệu quả cao tại những đô thị lớn- nơi có quy mơ mật độ dân số tương đối
lớn với nguồn lao động dồi dào, có quy mô hoạt động kinh tế đủ lớn do các doanh
nghiệp tập trung đơng, có hệ thống phân phối rộng khắp trên một không gian đô thị
nhất định. Đồng thời khi kinh tế của các đơ thị đạt tới trình độ tăng trưởng kinh cao thì
nó sẽ gây ra hiệu ứng lan tỏa kích thích mạnh tới tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Hai là, ĐTH đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH.
Trong quá trình ĐTH, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng của khu
vực nông nghiệp và gia tăng nhanh tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối
với sản xuất nơng nghiệp nói riêng, ĐTH góp phần làm thay đổi về cơ cấu diện tích
gieo trồng và cơ cấu giá trị sản xuất. Các loại cây có giá trị kinh tế thấp, sử dụng nhiều
lao động đang có xu hướng giảm dần diện tích. Các loại cây cần ít lao động hơn và cho
giá trị kinh tế cao hơn đang được tăng dần diện tích canh tác. Trong tống giá trị sản
xuất của ngành nông nghiệp thì xu hướng chung là giảm dần tỷ trọng của ngành trồng
trọt và tăng tỷ trọng chăn nuôi.

Ba là, ĐTH kết cấu hạ tầng. Xu hướng ĐTH tạo ra sự tập trung sản xuất cơng
nghiệp và thương mại, địi hỏi phải tập trung dân cư, khoa học, văn hóa và thơng tin.
Những điều kiện đáp ứng nhu cầu đó là sự phát triển kết cấu hạ tầng, nhà ở, các dịch
vụ cho sản xuất và đời sống dân cư. Do đó mà hệ thống giao thơng vận tải, năng
lượng, bưu chính viễn thơng và cấp thốt nước cũng sẽ được cải tiến về quy mô và
chất lượng. Ở nông thôn, việc cải tạo kết cấu hạ tầng đang được thực hiện với chủ
trương “điện, đường, trường, trạm” tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
và nâng cao đời sống của người nông dân [4].
Bốn là, ĐTH nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và cơng nghệ. Các đô thị
ngày càng áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và kỹ năng quản lý tổ chức sản
xuất hiện đại, làm tăng năng xuất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong
sản xuất nông nghiệp, quá trình ĐTH cũng cấp những cơ sở kỹ thuật cần thiết cho
người nơng dân như thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa để làm tăng
năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, đảm bảo an tồn
lương thức, đáp ứng nhu cầu của nông nghiệp chế biến và thị trường trong ngồi nước.
Năm là, ĐTH góp phần cải thiện đời sống của dân cư đô thị và các cùng lân
cận. Nhờ duy trì được tốc độ tăng trường kinh tế cao mà cá đơ thị có thể tạo ra nhiều
cơ hội việc làm mới cho người dân, góp phần quan trọng việc nâng cao thu nhập cho
họ. Khi mức thu nhập bình quân người/tháng tăng lên thì nhu cầu chi tiêu đời sống của
dân cư cũng tăng nhằm thõa mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Điều đó cho thấy

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9
ĐTH làm mức sống dân cư được cải thiện đáng kể, góp phần vào việc thực hiện xóa
đói giảm nghèo.
Sáu là, ĐTH cũng đem lại một số tiến bộ về mặt xã hội đó là: nâng tuổi thọ
trung bình, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tăng tỷ lệ dân
cư dùng nước sạch, phát triển giáo dục, văn hóa,…

√ Mặt tiêu cực:
Bên cạnh những mặt mạnh của ĐTH như trên thì ĐTH cũng kéo theo hàng loạt
vấn đề tiêu cực khác, đó là:
Thứ nhất, ĐTH thu hẹp diện tích đất nơng nghiệp. Quá trình ĐTH nhanh đã làm
cho nhu cầu về sử dụng đất chuyên dùng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và đất đô thị
tăng lên rất nhanh. Điều này dẫn đến tình trạng nuốt chửng những diện tích đất nông
nghiệp vốn rất cần thiết cho một đô thị như: Sản xuất lương thực thực phẩm, tạo mảng
không gian xanh có vai trị “giải độc” cho mơi trường sống, tạo khu nghỉ ngơi cho thị
dân… Đồng thời sự suy giảm diện tích đất nơng nghiệp đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới
việc cải thiện mức sống của nhiều người dân ở khu vực ngoại ơ vì họ trở nên thiếu
phương tiện lao động và kế sinh nhai truyền thống.
Thứ hai, ĐTH khoét sâu hố phân cách giàu nghèo. Quá trình ĐTH nhanh đã
làm cho hố phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong đô thị, giưuax nông
thôn và thành thị trở nên trầm trọng hơn.
Thứ ba, ĐTH gia tăng tình trạng di dân. Chính sự chênh lệch về mức sống, điều
kiện sống, khả năng tìm kiếm việc làm và cơ hội tăng thu nhập đã và đang được coi là
những nguyên nhân kinh tế quan trọng nhất thúc đẩy một bộ phận lớn người dân rời
khỏi khu vực nông thôn để di dân tới thành thị. Lực lượng lao động ở nơng thơn chỉ
cịn lại những người già yếu và trẻ nhỏ, không đáp ứng được những công việc nhà
nông vất vả. Cơ cấu lao động ở nơng thơn hồn tồn bị thay đổi theo hướng suy kiệt
nguồn lao động. Đồng thời thị trường lao động ở thành thị lại bị ứ đọng.
Thứ tư, ĐTH môi trường bị ô nhiễm. Chất lượng môi trường đô thị bị suy thoái
khá nặng nề do mật độ dân số tập trung cao, sản xuất côngnghieepj phát triển mạnh
làm phát sinh một lượng chất thải, trong đó chất thải gây hại ngày càng gia tăng; bùng
nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường và tiếng ồn.
Thứ năm, ĐTH phát sinh các tệ nạn xã hội. Đây chính là mặt trái của đời sống
đô thị hay của cả một quá trình ĐTH. Trong khi hiều khía cạnh tốt đẹp của văn hóa
truyền thống bị mai một, thì lối sống lai căng, không lành mạnh lalij đang ngự trị trong
lối sống đô thị hiện nay. Những tệ nạ xã hội phổ biến nhất hiện nay đều được phát sinh
và phát triển tại các trung tâm đơ thị hóa lớn [4].

Tóm lại, trong cơng cuộc CNH, HĐH đất nước thị q trình ĐTH ngày càng gia
tăng… Vậy chúng ta phải làm thế nào để quá trình ĐTH phát triển lành mạnh và bền
vững. Tăng cường kinh tế do quá trình này đem lại phải được chú trọng đồng thời việc
phát triển văn hóa, lấy việc biến động nguồn nhân lực con người làm trọng tâm.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10
2.1.2. Khái quát về sinh kế
2.1.2.1. Định nghĩa sinh kế
Khái niệm về sinh kế thường xuyên được sử dụng và trích dẫn trong các nghiên
cứu đều dựa trên ý tưởng về sinh kế của Chambers và Conway (1992), trong đó, sinh
kế theo cách hiểu đơn giản nhất là phương pháp kiếm sống. Một định nghĩa đầy đủ
hơn của Chambers và Conway về sinh kế là: “sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực và
các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người”. Một sinh kế là bền vững
“khi có thể giải quyết được hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng và đột
biến, duy trì hoặc tăng cường khả năng và nguồn lực; tạo ra các cơ hội sinh kế bền
vững cho thế hệ tương lai và mang lại lợi ích rịng cho các sinh kế khác ở cả cấp địa
phương và cấp toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn”.[1,tr.6].
Dựa trên khái niệm về khung sinh kế bền vững của Chambers và Conway
(1992), Scoones (1998) định nghĩa sinh kế “bao gồm khả năng, nguồn lực (bao gồm
các nguồn lực vật chất và các nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết làm phương
tiện sống của con người. Một sinh kế được coi là bền vững khi nó có thể giải quyết
được hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng; duy trì và tăng cường khả năng
và nguồn lực hiện tại mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên”.[2,tr.5].
Năm 2001, Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khái
niemj về sinh kế để hướng dẫn cho các hoạt động hỗ trợ của mình, theo nó, sinh kế
“bao gồm khả năng, nguồn lực cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống cho
con người” [3.tr5]. Khái niệm này về cơ bản hoàn toàn giống với khái niệm về sinh kế

của Chambers và Conway (1992) và Scoones (1998).
Sinh kế cũng có thể được mơ tả như tống hợp của nguồn nhân lực và năng lực
liên quan tới các quyết định và hoạt động của một người hoặc một nhóm người nhằm
cố gắng kiếm sống và đạt được các mục tiêu và mơ ước của mình. Tiêu chí sinh kế bền
vững gồm: an tồn lương thực, cải thiện điều kiện môi trường tự nhiên, cải thiện điều
kiện môi trường cộng đồng - xã hội, cải thiện điều kiện vật chất, được bảo vệ tránh rủi
ro và các cú sốc.
Như vậy, kết quả của sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng
đồng. Nhờ các chiến lược sinh kế mang lại cụ thể là thu nhập cao hơn, nâng cao đời
sống văn hóa, tinh thần, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảmbảo tốt hơn an toàn
lương thực và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2.1.2.2. Khung sinh kế bền vững
Khái niệm sinh kế bền vững về cơ bản được dừa trên nền tảng của khái niệm
phát triển bền vững. Rất nhiều bộ phận cấu thành trong sinh kế bền vững đều dựa trên
tư tưởng của Báo cáo Bruntland và Báo cáo Phát triển Con người, đó là: tập trung vào
người nghèo và nhu cầu của họ; tầm quan trọng của sự tham gia của người dân; nhấn
mạnh vào tính bền vững; và những giới hạn về sinh thái [4].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11
Một sinh kế được xme là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm năng con
người để từ đó sản xuất và suy trì phương diện kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng
đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ.
Thêm cách hiểu khác, một sinh kế bền vững khi nó có khả năng ứng phó và
phục hồi khi bị tác động hay có thể thúc đẩy các khả năng ở cả thời điểm hiện tại và
trong tương lai trong khi không làm xói mịn nền tảng nguồn lực tự nhiên.
Sinh kế bền vững không được khia thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc
cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa hợp

giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai.
Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc sau: lấy
con người làm trung tâm; dễ tiếp cận; có sự tham gia của người dân; xây dựng dựa trên
sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương; tổng thể; thực hiện
ở nhiều cấp; trong mối quan hệ với đối tác; bền vững và năng động.Tiếp cận sinh kế
bền vững cũng thừa nhận rằng các chính sách, thể chế và q trình có ảnh hưởng đến
sự tiếp cận và việc sử dụng các tài sản mà cuối cùng ảnh hưởng đến sinh kế.
Như vậy, một sinh kế được xem là bền vững khi con người có thể đối phó và
những phục hồi từ những áp lực và các cú sốc đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao
khả năng tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Khái niệm về sinh kế và sinh kế bền vững trên đã dẫn đến một số phương pháp
tiếp cận sinh kế tập trung chặt chẽ vào truy cập các loại tài sản của người dân. Trong
các phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững, phương pháp được phát triển tại DFID từ
các năm 1998 có trọng tâm là khung sinh kế bên vững - một cấu trúc phân tích để tạo
điều kiện cho một sự hiểu biết rộng lớn và mang tính hệ thống của các yếu tố khác
nhau có tác dụng hạn chế hoặc tăng cường cơ hội sinh kế và đề chỉ cách chúng liên
quan với nhau.
Khung sinh kế bền vững được DFID xây dựng với các nhân tố: khung hoàn
cảnh dễ bị tổn thương, tài sản sinh kế, cấu trúc chuyển đổi và quá trình thực hiện, các
chiến lược sinh kế và kết quả. Trong đó, nhân tố quan trọng, đóng vai trị trung tâm
của khung sinh kế bền vững là tài sản sinh kế với 5 loại vốn: nhân lực, tự nhiên, tài
chính, vật chất, xã hội.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12
Kết quả


Cơ cấu và tiến

TÀI SẢN SINH KẾ

sinh kế

trình thực hiện
Tình
huống dễ
bị tổn
thương

Ảnh

Nhân lực
hưởng
Tự nhiên
Xã hội


-Các cú sốc
-Các

khả
Vật chất

Tài chính

năng


khuynh

tiếp

hướng

cận

-Tính thời



Q

cấu

trình

-các

hình

cấp

thành

chính

Luật lệ,


quyền
-đơn
vị tư
nhân

chính
sách, văn
hóa,thể
chế tổ

-Tăng thu nhập
-Tăng sự ổn định
CHIẾN
LƯỢC
SINH
KẾ

-Giảm rủi ro
-Nâng

cao

an

tồn lương thực
-Sử

dụng

bền


hơn

các

vững
nguồn

lực

tự

nhiên

chức…

vụ

Hình 2.1: Sơ đồ khung hình sinh kế bền vững (nguồn[4])
Theo hình 2.1 thì các yếu tố sơ đồ sinh kế bao gồm:
a. Bối cảnh tổn thương: đề cập tới phạm vi người dân bị ảnh hưởng và bị lâm
vào các loại sốc, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, môi trường (xu hướng tăng dân
số, xu hướng phát triển kinh tế, xu hướng tài nguyên suy giảm,…) và sự giao động
(dao động về mặt giá cả thị trường, dao động về việc làm,…). Một đặc điểm quan
trọng trong khả năng tổn thương là con người khơng thể dễ dàng kiểm sốt những yếu
tố trước mắt hoặc dài lâu hơn nữa.
Khả năng tổn thương hay sự bấp bênh trong sinh kế tạo ra từ những yếu tố này là rất
phổ biến và thường xuyên, đặc biệt với những hộ nghèo. Điều này chủ yếu là do họ
khơng có khả năng tiếp cận với những nguồn lực có thể giúp họ bảo vệ mình khỏi
những tác động xấu.

b. Nguồn vốn hay tài sản sinh kế: Là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất
mà con người có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ. Nguồn vốn hay
tài sản sinh kế được chia làm 5 loại vốn cơ chính: vốn nhân lực, vốn tài chính, vốn vật
chất, vốn xã hội và vốn tự nhiên [1]

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13
Nguồn lực tự nhiên
Đất, rừng,
khống sản,…
Nguồn lực
Nguồn lực

tài chính

Các nguồn lực

Thu, Tiền

đánh giá kinh tế

gửi…

con người
Kiến thức
Sức khỏe
Khả năng


Nguồn lực

lao động

hữu hình

Nguồn
lực vơ

Nguồn lực vật chất

Nguồn lực xã hội

Nhà cửa, các vườn cây

Sự tôn trọng quy định về

lâu năm, đường xa,…

mối quan hệ, các mạng

hình

lưới và tổ chức xã hội

Hình 2.2: Khung phân tích sinh kế (nguồn [3])
+ Vốn nhân lực (human capital): Vốn nhân lực là khả năng, kỹ năng, kiến thức
làm việc và sức khỏe để giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau
nhằm đạt được kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ. Với mỗi hộ gia đình vốn
nhân lực biêu hiện ở trên khía cạnh lượng và chất về lực lượng lao động ở trong gia

đình đó. Vốn nhân lực là điều kiện cần để có thể sử dụng và phát huy hiệu quả bốn loại
vốn khác nhau [15].
+ Vốn tài chính (Financial capital): Vốn tài chính là các nguồn tài chính mà
người ta sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu trong sinh kế. Các nguồn đó bao gồm
nguồn dự trữ hiện tại, dòng tiền theo định kỳ và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín
dụng từ bên ngoài như từ người thân hay từ các tổ chức tín dụng khác nhau[15].
+ Vốn tự nhiên (Natural capital): Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên thiên
nhiên như đất, nước,… mà con người có được hay có thể tiếp cận được nhằm phục vụ
cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế của họ. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện khả năng
sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra thu nhập phục vụ cho các mục tiêu
sinh kế của họ. Đây có thể là khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất
lượng cuộc sống của con người từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguồn vốn tự
nhiên thể hiện qui mô và chất lượng đất đai, qui mô và chất lượng nguồn nước, qui mơ
và chất lượng các nguồn tài ngun khống sản, qui mô và chất lượng tài nguyên thủy
sản và nguồn khơng khí. Đây là những yếu tố tự nhiên mà con người có thể sử dụng để

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14
tiến hành các hoạt động sinh kế như đất, nước, khống sản hay những yếu tố tự nhiên
có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của con người như khơng khí hay
sự đa dạng sinh học [15].
+ Vốn vật chất (Physical capital): Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản
và hàng hóa vật chất nhằm hổ trợ việc thực hiện các hoạt động sinh kế. Nguồn vốn vật
chất thể hiện ở cả cấp cơ sở cộng đồng hay cấp hộ gia đình. Trên góc độ cộng đồng, đó
chính là cơ sở hạ tầng nhằm hổ trợ cho sinh kế của cộng đồng hay cá nhân gồm hệ
thống điện, đường, trường trạm, hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường, hệ thống
tưới tiêu và hệ thống chợ. Đây là phần vốn vật chất hỗ trợ cho hoạt động sinh kế phát
huy hiệu quả. Ở góc độ hộ gia đình, vốn vật chất là trang thiết bị sản xuất như máy

móc, dụng cụ sản xuất, nhà xưởng hay các tài sản nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống
hàng ngày như nhà cửa và thiết bị sinh hoạt gia đình [15].
+ Vốn xã hội (Social capital): Vốn xã hội là một loại tài sản sinh kế. Nó nằm
trong các mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực xã hội) chính thể và phi chính thể
mà qua đó người dân có thể tạo ra cơ hội và thu được lợi ích trong q trình thực thi
sinh kế [15].
Nguồn vốn sinh kế không chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại mà còn thể hiện khả
năng thay đồi trong tương lai. Chính vì thế khi xem xét vốn, con người không chỉ xem
xét hiện trạng các nguồn vốn sinh kế mà cần có sự xem xét khả năng hay cơ hội thay
đổi của nguồn vốn đó như thế nào ở trong tương lai.
c. Chiến lược sinh kế: là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử dụng
và quản lý các nguồn vốn sinh kế của người dân nhằm để kiếm sống cũng như đạt
được mục tiêu và ước vọng của họ. Những lựa chọn và quyết định của người dân cụ
thể như là: Quyết định đầu tư vào loại nguồn vốn hay tài sản sinh kế; qui mô của các
hoạt động để tạo thu nhậ mà họ theo đuổi; cách thức họ quản lý và bảo tồn các tài sản
sinh kế; cách thức họ thu nhận và phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết để
kiếm sống; họ đối phó như thế nào với rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng
hoảng ở nhiều dạng khác nhau; và họ sử dụng thời gian và cơng sức lao động mà họ có
như thế nào để làm được những điều trên;…
Những mục tiêu và ước nguyện đạt được là những kết quả sinh kế đó là những
điều mà con người muốn đạt được trong cuộc sống cả trước mắt và lâu dài, bao gồm:
- Sự hưng thịnh hơn: Thu nhập cao hơn và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt
hơn; kết quả của những công việc mà người dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung
lượng tiền của hộ gia đình thu được gia tăng [16]
- Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, người
ta còn đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác. Sự đánh
giá về đời sống của những người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ như

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



15
căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia đình được đảm bảo, các điều
kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt, sự an toàn của đời sống vật chất…[16]
- Khả năng tốn thương được giảm: Người nghèo luôn phải nuôi sống trong trạng
thái dể bị tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập trung cho việc bảo vệ gia
đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa những cơ hội của mình. Việc
giảm khả năng tốn thương có trong ổn định giá cả thị trường, an toàn sau các thảm
họa, khả năng kiểm soát dịch bệnh gia súc,…[16]
- An ninh lương thực được củng cố: An ninh lương thực là một cốt lõi trong sự
tổn thương và đói nghèo. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể được thực hiện
thơng qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, nâng cao và ổn định thu
hoạch mùa màng, đa dạng hóa các loại cây lương thực…[16]
- Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên: Sự bền vững môi
trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết quả
sinh kế khác [16]
Sinh kế của con người phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng của những
nguồn vốn mà họ có thể tiếp cận. Các thành tố của một sinh kế có mối quan hệ nhân
quả và chiến lược sinh kế của con người chịu sự tác động bởi các yếu tố bên ngồi.
d. Các chính sách và thể chế: bao gồm các chính sách, luật lệ và những hướng
dẫn của Nhà nước, những cơ thế, luật tục và phong tục của cộng đồng, các cơ quan, tổ
chức và dịch vụ nhà nước cũng như tư nhân, có những tác động lên các khía cạnh của
sinh kế. Đây là một phần quan trọng trong khung phân tích sinh kế bền vững vì nó ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận với các nguồn lực sinh kế, những chiến lược sinh kế, lợi
ích của người dân khi thực hiện hoặc đầu tư một số hoạt động sinh kế nhất định. Ngoài
ra, đây còn là nhưng yếu tố tác động lên cả các mối quan hệ các nhân trong cộng đồng
và khả năng liệu người dân có thể nằm trong bối cảnh để đạt được những điều kiện
sống tốt.
Khung phân tích sinh kế là một công cụ được sử dụng để áp dụng cách tiếp cận
sinh kế bền vững. Đây là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm đồng thời cố gắng

tìm hiểu nhưng vấn đề về kinh tế - xã hội và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên
từ góc nhìn thơng qua con người. Nó giúp chúng ta nghiên cứu xem xét những yếu tố
khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người, đặc biệt là các yếu tố gây khó khan
và tạo cơ hội trong sinh kế. Đồng thời giúp tìm hiểu những yếu tố này liên quan với
nhau như thế nào.
Theo khung phân tích này, tiếp cận nghiên cứu sinh kế bắt đầu bằng việc phân
tích các chiến lược sinh kế của con người. Xem xét chiến lược đó thay đổi qua thời
gian chịu ảnh hưởng của bối cảnh tổn thương và chính sách, thể chế như thế nào. Phân
tích sự khác biệt về mực độ ảnh hưởng giữa các nhóm hộ khác nhau trong cộng đồng
và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của họ trong các chương trình

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


16
của nhà nước. Phương pháp tiếp cận này đặc biệt chú ý đến việc lôi cuốn người dân
tham gia và tôn trọng ý kiến của họ, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm hổ trợ
người dân đạt được các mục đích sinh kế của họ.
Khung này khơng chỉ đơn thuần là cơng cụ phân tích. Người ta xây dựng nó với
dụng ý nó sẽ cung cấp nền tảng cho các hoạt động hướng đến các mục tiêu được mô tả
sinh động. Hãy nghĩ về các kết quả mà chúng sẽ hướng sự quan tâm đến các thành
công gặt hái được, sự phát triển các thông số và sự tiến bộ trong cuộc sống.
e. Các chiến lược sinh kế và kết quả:
Chiến lược sinh kế là các kế hoạch làm việc dài hạn của cộng đồng để kiếm
sống. Nó thể hiện sự đa dạng và kết hợp nhiều hoạt động và sự lựa chọn mà con người
tiến hành nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của mình [16]
Kết quả sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng, nhờ các chiến
lược sinh kế mang lại, cụ thể là thu nhập cao hơn, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro,
đảm bảo tốt hơn an toàn thực phẩm, và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên [17].
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2.1. Một vài nét về đơ thị hóa trên thế giới
2.2.1.1. Sự gia tăng của dân số đô thị
Đô thị hóa là hiện tượng mang tính tồn cầu và diễn ra với tốc độ ngày càng
tăng, đặc biệt là ở các quốc gia kém phát triển. Theo các chuyên gia nghiên cứu về đơ
thị hóa thì trong tiến trình đơ thị hóa nữa sau thế kỷ 20, các quốc gia kém phát triển là:
ở gia đoạn đầu, tỷ trọng dân số đô thị trên tổng dân số thấp và tốc độ phát triển dân số
đô thị nhanh, nhanh hơn rất nhiều và so với các quốc gia phát triển.
Từ khi đô thị xuất hiện cho đến nay, số dân đô thị (theo số liệu tương đối và
tuyệt đối) liên tục tăng với tốc độ nhanh được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ dân số đô thị thế giới thời kì 1800- 2009 (Nguồn: [9]).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


17
Như vậy, đầu thế kỉ 19, toàn thế giới mới có trên 29 triệu dân đơ thị, chiếm
3,2% tổng dân số. Bước sang thế kỉ 20 (1990), con số này đã tăng lên gần 220 triệu
người, chiếm 13,6% dân số, gấp 4,3 lần năm 1800. Đến giữa thế kỉ 20 (1950), số dân
đô thị đạt 732 triệu người, chiến 29.2% dân số thế giới. Bước sang năm đầu của thế kỉ
21, dân số đô thị đã lên tới trên 2716 triệu, chiếm 45,0% dân số và năm 2009 là 3.405
triệu người, chiếm 50,0% dân số thế giới. Dự báo đến năm 2030, hơn 60% dân số thế
giới là thị dân.
Với tốc độ đơ thị hóa nhanh như hiện nay, đến năm 2050, sẽ có 6,4 tỷ người
trên thế giới (tương ứng với 70% dân số lúc bấy giờ) sống ở thành thị, tăng 3,3 tỷ
người so với hiện nay. Số dân sống ở nơng thơn tồn thế giới sẽ giảm dần, dự báo từ
3,4 tỷ người năm 2007 còn 2,8 tỷ năm 2050.
2.2.1.2. Sự gia tăng về số lượng và quy mô các đô thị lớn
Dân cư tập trung trong các đô thị ngày càng tăng cao, đặc điểm này được biểu
hiện ở số lượng các thành phố có số dân trên một triệu người ngày càng nhiều. Năm

1950, toàn thế giới mới có 8 đơ thị trên 5 triệu dân trở lên; đến năm 1975 tăng lên 23.
Đến năm 2010, trên thế giới có trên 270 thành phố từ một triệu dân trở lên, 50 thành
phố có số dân từ năm triệu trở lên. Số lượng các đô thị cực lớn (quy mô từ 10 triệu dân
trở lên) cũng tăng nhanh chóng, năm 1975 mới có 5 thành phố cực lớn thì đến năm
2000 đã có 14 thành phố và năm 2010 là 19 thành phố.
Liên hợp quốc dự báo, dân số thế giới sẽ tăng từ 6,7 tỷ người hiện nay lên tới
9,2 tỷ vào năm 2050. Như vậy, đến năm 2050, tồn thế giới sẽ có 27 “siêu thành phố”những thành phố có số dân trên 10 triệu người.
2.2.1.3. Có sự khác nhau giữa q trình đơ thị hóa ở các nước phát triển và các
nước đang phát triển.
Q trình đơ thị hóa có tính chất khác nhau giữa các nước, các vùng kinh tế có
trình độ phát triển khác nhau, có chế độ xã hội khác nhau.
Ở các nước phát triển, do q trình cơng nghiệp hóa diễn ra sớm nên q trình
đơ thị hóa cũng bắt đầu sớm, tốc độ gia tăng tỉ lệ dân số đơ thị tương đối cao và q
trình hình thành các đô thị cực lớn được tăng cường. Các nước phát triển cũng có mức
sống cao, các nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần giữa nông thôn và thành thị
khơng có khoảng cách lớn, vì vậy có xu hướng chuyển cư từ trung tâm thành phố ra
vùng ngoại ô, từ các thành phố lớn về các thành phố vệ tinh, dẫn đến nhịp độ gia tăng
dân số đô thị trong thời gian gần đây bắt đầu chậm lại.
Ở các nước đang phát triển, cuộc bùng nổ dân số là bạn đồng hành với bùng nổ
đơ thị hóa. Đặc trưng của quá trình này là sự thu hút dân cư nông thôn vào các thành
phố lớn, trước hết là vào các thủ đô. Khoảng cách về mức sống vật chất và tinh thần
giữa đô thị và nông thôn cịn cách xa nhau. Q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh hơn tốc
độ cơng nghiệp hóa, cùng với số người nhập cư ngày càng đông đã làm tăng tỉ lệ thất
nghiệp ở các thành phố [32].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×