Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng núi huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 110 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa từng được được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Huế, ngày 15 tháng 04 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Tuyên

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình, sự đóng góp q báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện thuận
lợi để tôi hồn thành bản luận văn này.
Lời đầu tiên, tơi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Dương Viết Tình đã trực tiếp
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tơi xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Lâm nghiệp,
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục Kiểm Lâm, tỉnh Quảng Bình,
hạt kiểm lâm huyện Quảng Ninh và nhân dân 2 xã Trường Xuân và xã Trường Sơn đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ
tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài.


Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Huế, ngày 15 tháng 04 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Tuyên

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: Đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng núi
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình với mục đích trên cơ sở phân tích xung đột về
chia sẽ lợi ích trong quản lý rừng tự nhiên nhằm đề xuất các giải pháp quản lý rừng có
hiệu quả và góp phần hồn thiện tiến trình quản lý rừng bền vững. Bằng phương pháp
điều tra thực địa, thảo luận nhóm và phỏng vấn cá nhân, đề tài đã phân tích được một
số kết quả như sau
Diện tích rừng ở huyện Quảng Ninh phần lớn do các BQLRPH và Lâm trường
quản lý với diện tích 86.447,35 ha (chiếm 86,33%); UBND xã quản lý 5.563,22 ha
(chiếm 5,56%); hộ gia đình quản lý 7.909,42 ha (chiếm 7,9%); diện tích rừng giao cho
cộng đồng quản lý là 215 ha (chiếm 0,21%). Hiện tại ở huyện Quảng Ninh đang tồn tại
3 phương thức quản lý rừng và đất lâm nghiệp, trong đó quản lý nhà nước chiếm tỷ
trọng lớn (91,89%), quản lý cộng đồng và quản lý theo hộ gia đình chiếm 8,11%. Điều
này cho thấy cần tăng cường cơng tác giao đất khốn rừng đến cộng đồng nhằm xã hội
hóa nghề rừng để huy động mọi lực lượng tham gia bảo vệ rừng.
Có nhiều xung đột trong quản lý tài nguyên rừng ở huyện Quảng Ninh, mỗi hình
thức quản lý khác nhau có những xung đột khác nhau. Trong rừng cộng đồng/ hộ gia
đình quản lý có các xung đột: (1)Xung đột giữa các cộng đồng có rừng và cộng đồng
lân cận; (2) Xung đột giữa các thành viên trong cộng đồng về chia sẻ nguồn lợi từ

rừng. Trong rừng do Nhà nước quản lý, có các xung đột: (1) Xung đột giữa cộng đồng
địa phương và BQLRPH Long Đại; (2) Xung đột giữa cộng đồng địa phương và
BQLRPH Ba Rền; (3) Xung đột giữa cộng đồng địa phương và Chi nhánh Lâm trường
Trường Sơn; (4) Xung đột giữa chính quyền địa phương với Chi nhánh Lâm trường và
02 BQLRPH; (5) Xung đột giữa cộng đồng địa phương và cộng đồng bên ngoài.
Xác định trách nhiệm các bên liên quan sẽ hạn chế được xung đột trong quản lý
tài nguyên rừng tại huyện Quảng Ninh. Vai trò các bên liên quan thể hiện ở các cấp độ
khác nhau (1) Xét về quyền lực từ cao đến thấp theo thứ tự là BQLRPH Long Đại, Chi
nhánh Lâm trường Trường Sơn, BQLRPH Ba Rền với vai trò là chủ rừng; tiếp đó là
UBND xã - với vai trị quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp; Hạt Kiểm lâm với vai trò
thừa hành pháp luật; tiếp đến là người dân, cộng đồng thơn bản, với vai trị sử dụng đất
và rừng. (2) Xét về mức độ ảnh hưởng đến quản lý tài nguyên rừng tại địa bàn lại xếp
theo thứ tự từ nhiều tới ít là: Người dân, người ngoài cộng đồng, BQLRPH Long Đại,
Lâm trường Trường Sơn, UBND xã, Hạt Kiểm lâm huyện và BQLRPH Ba Rền.
Giải pháp để hạn chế các xung đột cần tập trung rà sốt diện tích rừng để có
phương án hợp lý giao cho cộng đồng nhằm tăng cường sự hợp tác. Xây dưng cơ chế
đồng quản lý về LSNG phù hợp với địa phương để quản lý và phát triển và đưa quản
lý LSNG vào các quy ước bảo vệ rừng . Tiếp tục rà soát đất lâm nghiệp của các chủ
rừng Nhà nước khơng sử dụng để giao cho chính quyền địa phương quản lý và sử
dụng theo Nghị định 200 của Chính phủ.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích và mục tiêu của đề tài ..................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................4
1.1. Cơ sở lý luận quản lý rừng bền vững .......................................................................4
1.1.1. Quản lý rừng bền vững ..........................................................................................4
1.1.2. Các phương pháp tiếp cận trong quản lý rừng bền vững ......................................5
1.2. Cơ sở thực tiễn ..........................................................................................................7
1.2.1. Hình thành các chính sách mới..............................................................................7
1.2.2. Hình thành các tổ chức nghiên cứu về lâm nghiệp mang tính quốc tế .............8
1.3. Tình hình nghiên cứu về quản lý rừng tự nhiên trên thế giới ...................................8
1.4. Kinh nghệm quản lý rừng ở Việt Nam ...................................................................12
1.5. Những bất cập trong quản lý rừng ở Việt Nam. .....................................................16
1.5.1. Chính sách giao đất rừng và sinh kế của cộng đồng cịn hạn chế .......................16
1.5.2. Chưa có hưởng lợi từ gỗ từ rừng tự nhiên và rừng trồng ....................................20
1.5.3. Lâm sản ngoài gỗ chưa gắn với sinh kế cộng đồng ............................................22
1.5.4. Vấn đề tồn tại trong khoán bảo vệ rừng ..............................................................24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................28
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................28

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................28
2.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................28

2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................31
3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ...................................31
3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên ...........................................................................31
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................35
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ...................................39
3.2. Đánh giá thực trạng quản lý và các hình thức quản lý rừng ở huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình.............................................................................................................41
3.2.1. Thực trạng diện tích rừng ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình .....................41
3.2.2. Phân tích các hoạt động quản lý bảo vệ rừng ở huyện Quảng Ninh ...................42
3.2.3. Đánh giá các hình thức quản lý rừng ở huyện Quảng Ninh ................................45
3.3. Phân tích những mâu thuẫn trong quản lý rừngở huyện Quảng Ninh....................53
3.3.1. Xung đột trong rừng do cộng đồng quản lý ........................................................53
3.3.2. Xung đột trong rừng do Nhà nước quản lý .........................................................56
3.3.3. Phân tích nguyên nhân của mâu thuẫn trong quản lý rừng .................................58
3.4. Phân tích vai trị của các bên có liên quan trong quản lý rừng tự nhiên trên địa bàn
cấp huyện .......................................................................................................................61
3.4.1. Vai trò các bên liên quan trực tiếp trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trên
địa bàn cấp huyện ..........................................................................................................63
3.4.2. Vai trò các bên liên quan gián tiếp trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trên
địa bàn cấp huyện ..........................................................................................................75
3.4.3. Phân tích khả năng hợp tác giữa các bên liên quan .............................................77
3.5. Đánh giá về hưởng lợi của người dân về sử dụng tài nguyên rừng .......................79
3.5.1. Đánh giá về những quy định hưởng lợi của người dân từ rừng tự nhiên ............79
3.5.2. Thực trạng về khai thác và sử dụng lâm sản của người dân về lâm sản .............82
3.6. Đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng ...............................84
3.6.1. Xây dựng cơ chế chia sẽ lợi ích với cộng đồng ..................................................84
3.6.2. Đề xuất giải pháp để quản lý xung đột ................................................................85

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



vi
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................91
4.1. Kết luận...................................................................................................................91
4.2. Kiến nghị ................................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................94
PHỤ LỤC ......................................................................................................................97

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa là

Bộ NN&PTNT :

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BQLRPH

:

Ban quản lý rừng phịng hộ

BVR


:

Bảo vệ rừng

FAO

:

Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp Liên Hiệp Quốc

FECOFUN

:

Hiệp hội những người sử dụng rừng cộng đồng

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

HST

:

Hệ sinh thái

ITTO


:

Gỗ nhiệt đới quốc tế

LSNG

:

Lâm sản ngồi gỗ

NĐ-CP

:

Nghị định - Chính phủ

PCCC

:

Phịng cháy chữa cháy

PCCCR

:

Phòng cháy chữa cháy rừng

QLBVR


:

Quản lý bảo vệ rừng

TCLN

:

Tổng cục Lâm nghiệp

THCS

:

Trung học cơ sở

TNR

:

Tài nguyên rừng

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp

UBND


:

Ủy ban nhân dân

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện Quảng Ninh ............................34
Bảng 3.2. Hiện trạng Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện Quảng Ninh ..........41
Bảng 3.3. Thực trạng diện tích rừng phân theo chủ quản lý ở huyện Quảng Ninh .......46
Bảng 3.4. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp do nhà nước là chủ quản lý ở huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình .......................................................................................47
Bảng 3.5. Diện tích rừng phân theo chủ quản lý ở huyện Quảng Ninh ........................50
Bảng 3.6. Đánh giá ưu điểm và nhược điểm các hình thức quản lý rừng ở huyện
Quảng Ninh....................................................................................................................52
Bảng 3.7. Mức độ tham gia của người dân trong quá trình giao rừng cộng đồng ........55
Bảng 3.8. Phân tích các nguyên nhân chủ quan gây ra mâu thuẫn trong sử dụng tài
nguyên rừng ở huyện Quảng Ninh ................................................................................59
Bảng 3.9. Các nhóm nguyên nhân khách quan dẫn đến xung đột trong quản lý tài
nguyên rừng ở huyện Quảng Ninh ................................................................................60
Bảng 3.10. Các bên liên quan gián tiếp và trực tiếp đến QLTNR Quảng Ninh ............62
Bảng 3.11. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp BQLRPH Long Đại ...............................64
Bảng 3.12. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn ......65
Bảng 3.13. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp BQLRPH Ba Rền ..................................67
Bảng 3.15. Phân tích nhau cầu và quan ngại của các bên liên quan trong hợp tác về
quản lý tài nguyên rừng tại huyện Quảng Ninh ............................................................78
Bảng 3.16. Kết quả điều tra hiểu biết của người dân về hưởng lợi trong quy định

chia sẽ lợi ích cho cộng đồng từ rừng tự nhiên (n=60) .................................................81
Bảng 3.17. Thực trạng các loại LSNG được người dân khai thác, thu hái tại xã
Trường Xuân, Trường Sơn huyện Quảng Ninh ............................................................82
Bảng 3.18. Tóm tắt các nhóm giải pháp quản lý xung đột về tài nguyên rừng trên
địa bàn huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình ..............................................................88

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý báu mà thiên nhiên đã ban
tặng cho con người. Bên cạnh các giá trị về kinh tế như cung cấp một số loại lâm sản
cho lương thực thực phẩm, tinh dầu, dược liệu cho y học để phục vụ sức khỏe con
người... rừng cịn có vai trị rất quan trọng trong việc phịng hộ và bảo vệ môi trường
sống. Muốn quản lý và phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững phải giải quyết
các vấn đề gốc rễ gây sức ép lên tài ngun rừng, các vấn đề đó chính là mâu thuẫn
giữa sinh kế của người dân và các hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Những năm gần đây nhờ các chính sách hợp lý về phát triển, quản lý bảo vệ rừng
của Nhà nước nên diện tích rừng đã được tăng lên đạt 13,5 triệu ha, độ che phủ đạt
39,7% (theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) [3].
Sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương đã có tác động đến nhu cầu về gỗ và
các loại lâm sản ngày càng gia tăng, điều này là nguy cơ đã và đang đe dọa nghiêm
trọng đến tài ngun rừng của tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Quảng Ninh nói
riêng. Thực tế cho thấy diện tích rừng và chất lượng rừng bị giảm sút gây ảnh hưởng
xấu về kinh tế và môi trường của khu vực. Nó cịn làm mất đi tính đa dạng sinh học,
mất đi những nguồn gen động, thực vật quý, hiếm.
Trong thực tế thu nhập bình quân đầu người của người dân địa phương rất thấp

và chủ yếu từ canh tác nơng nghiệp, chăn ni gia súc mà khơng có nghề phụ để cải
thiện đời sống. Điều kiện đất đai canh tác kém màu mỡ và hệ thống cấp nước không có
sẵn nên năng suất mùa màng cũng rất thấp. Vì vậy cuộc sống người dân còn phụ thuộc
nhiều vào tài nguyên rừng là những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây tổn hại đến
nguồn tài nguyên. Nạn săn bắn thú rừng, khai thác rừng trái phép, chăn thả rông gia
súc ngày càng có xu hướng phức tạp do địa bàn rộng lớn. Trong khi đó, lực lượng bảo
vệ rừng của chủ rừng còn mỏng chưa đáp ứng được nhu cầu công tác quản lý bảo vệ
rừng, ngược lại sự tham gia của người dân chưa nhiều, điều này đang là những nguy
cơ hàng đầu đe dọa sự suy giảm nguồn tài nguyên rừng huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có những nổ lực to lớn
thơng qua các chính sách, chương trình nhằm giải quyết vấn đề, quản lý tài nguyên
bền vững đồng thời vẫn bảo đảm cuộc sống sinh kế của người dân ở vùng sâu, vùng
miền núi, vùng đồng bào dân tộc. Tuy nhiên hiệu quả của các chương trình vẫn chưa
cao, chưa giải quyết được các mâu thuẫn sinh kế của nguời dân và bảo vệ tài nguyên
rừng. Thậm chí, có nhiều trường hợp, việc thực thi các chính sách liên quan đến lâm

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2
nghiệp không những không giải quyết được triệt để vấn đề mà còn làm nảy sinh các
xung đột, mâu thuẫn trong cộng đồng này với cộng đồng khác, với các cơ quan chức
năng, hay xung đột giữa các ban ngành/ đơn vị chủ rừng trên cùng một địa bàn.
Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình có diện tích rừng và đất lâm nghiệp tương
đối lớn, chiếm 84,03% diện tích tự nhiên của huyện và phần lớn các diện tích rừng trên
địa bàn huyện thuộc vùng núi và do nhà nước quản lý (Chi nhánh Lâm trường Trường
Sơn, BQLRPH Long Đại, Ba Rền). Diện tích rừng và đất lâm nghiệp do cộng đồng, hộ
gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng cịn rất khiêm tốn, điều này đã làm phát sinh các
xung đột giữa các bên liên quan trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng và hậu quả

của xung đột sẽ tác động tiêu cực về xã hội như mất đồn kết gắn bó của cộng đồng
thơn, bản, làm mất lòng tin của đồng bào dân tộc vào chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước, mơi trường sinh thái bị tác động, đặc biệt trực tiếp làm suy giảm trầm
trọng nguồn tài nguyên rừng. Đây chính là những vấn đề nổi cộm trong quản lý tài
nguyên rừng tại huyện Quảng Ninh nói riêng và tồn quốc nói chung. Tuy nhiên, chưa
có nghiên cứu hay báo cáo chuyên sâu về các vấn đề này trong những năm gần đây
trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Xuất phát từ thực tiễn đó tơi thực hiện đề tài: Đánh giá thực trạng và giải pháp quản
lý rừng bền vững ở vùng núi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
2. Mục đích và mục tiêu của đề tài
Mục đích: Trên cơ sở phân tích xung đột về chia sẽ lợi ích trong quản lý rừng tự
nhiên nhằm đề xuất các giải pháp quản lý rừng có hiệu quả và góp phần hồn thiện
tiến trình quản lý rừng bền vững.
Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích được các mâu thuẫn và các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng tài nguyên
rừng và đất lâm nghiệp ở vùng núi huyện Quảng Ninh.
Đánh giá được vai trò của các bên có liên quan trong việc quản lý và sử dụng
nguồn tài nguyên rừng tự nhiên trên địa bàn vùng núi huyện Quảng Ninh.
Đề xuất các giải pháp cụ thể liên quan đến chia sẽ lợi ích trong sử dụng nguồn tài
nguyên rừng theo hướng bền vững trên địa bàn vùng núi huyện Quảng Ninh.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần làm rõ vai trò của các bên liên quan đến việc
quản lý rừng trên cơ sở phân tích những mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên rừng và
đề xuất giải pháp nhằm góp phần hồn thiện tiến trình quản lý rừng bền vững dựa vào
cộng đồng trên địa bàn cấp huyện.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3

Ý nghĩa thực tiễn: Giúp cho chính quy địa phương và cộng đồng xây dựng được cơ chế
đồng quản lý nguồn tài nguyên rừng một cách phù hợp nhằm phát huy tối đa nguồn lực
của các thành phần trong xã hội để bảo vệ tài nguyên rừng theo hướng bền vững.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận quản lý rừng bền vững
1.1.1. Quản lý rừng bền vững
Tài nguyên rừng ở nhiều quốc gia luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Tuy nhiên, do
những tác động của con người như khai thác lâm sản quá mức, phá rừng lấy đất trồng
trọt, đất chăn ni, chuyển đổi mục đích sử dụng, xây dựng các khu kinh tế mới, khu
công nghiệp, mở rộng các điểm dân cư… đã làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày
càng bị thu hẹp.
Thực tế cho thấy, tỷ lệ độ che phủ của rừng giảm đi một cách nhanh chóng trong
những năm gần đây trên tồn cầu. Những năm đầu của thế kỷ 20, diện tích rừng trên
thế giới vẫn còn khoảng 60 - 65% và theo số liệu của Tổ chức Nông lương thế giới
(FAO), nhưng tính đến năm 1995 thì tổng diện tích rừng tự nhiên hiện nay chỉ còn
khoảng 3.454 triệu ha (chiếm 35% diện tích mặt đất). Nói cách khác, chỉ gần 1 thế kỷ
trở lại đây, diện tích rừng tự nhiên đã giảm gần một nửa, mỗi năm giảm đi trung bình
khoảng 20 triệu ha trên tồn thế giới.
Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 1945 độ che phủ của rừng là 43,3%. Tuy
nhiên tỷ lệ này đến nay chỉ cịn 39,7% (theo số liệu cơng bố hiện trạng rừng năm
2011) [3], rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ. Rừng tự nhiên không những bị thu hẹp về diện tích mà cịn suy giảm

về chất lượng. Nhiều lồi động, thực vật bị khai thác cạn kiệt, các loài cho sản phẩm
có giá trị cao về thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu cho công nghiệp, thủ công mỹ
nghệ… ngày càng trở nên khan hiếm và thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng.
Trước tình hình đó, một u cầu cấp bách đặt ra là phải quản lý, bảo vệ rừng như
thế nào để ngăn chặn được tình trạng mất rừng mà trong đó việc khai thác những giá
trị kinh tế của rừng khơng mâu thuẫn với việc duy trì diện tích và chất lượng của nó,
duy trì và phát huy những chức năng sinh thái, bảo vệ sự tồn tại lâu bền giữa con
người và thiên nhiên.
Quản lý rừng bền vững, theo Tổ chức Gỗ nhiệt đới (ITTO) thì "Quản lý rừng bền
vững là q trình quản lý những diện tích rừng cố định, nhằm đạt được những mục
tiêu là đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng như mong muốn mà
không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng,
không gây ra những tác động tiêu cực đối với mơi trường vật lý và xã hội". Theo
chương trình Helsinki thì "Quản lý rừng bền vững là quản lý rừng và đất rừng một

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5
cách hợp lý để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của
rừng, đồng thời duy trì tiềm năng thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội và sinh thái
của chúng trong hiện tại cũng như trong tương lai, ở cấp địa phương, quốc gia và tồn
cầu, khơng gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác".
Trên quan điểm kinh tế sinh thái, hiệu quả sinh thái môi trường của rừng hồn
tồn có thể quy đổi được thành những giá trị kinh tế. Vì thực chất, việc nâng cao giá trị
sinh thái mơi trường của rừng sẽ góp phần làm giảm bớt những chi phí cần thiết để cải
tạo và ổn định môi trường vật chất cho sự tồn tại của con người và thiên nhiên, duy trì
và cải thiện năng suất của các hệ sinh thái cũng như nhiều hoạt động phát triển kinh tế
- xã hội khác. Như vậy, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng thực chất là một hoạt
động nhằm góp phần vào sử dụng bền vững, sử dụng tối ưu không gian sống của mỗi

địa phương, mỗi quốc gia và toàn thế giới.
Với ý nghĩa kinh tế và sinh thái môi trường cực kỳ quan trọng đó, việc nâng cao hiệu
quả quản lý, bảo vệ rừng đang được xem là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất
của hoạt động quản lý tài nguyên rừng bền vững, đây một giải pháp lớn cho sự tồn tại
lâu bền giữa con người và thiên nhiên trên trái đất.
Có thể nói quản lý rừng bền vững, theo quan điểm trong thời gian gần đây áp
dụng cho rừng đặc dụng và rừng phòng hộ là dựa trên quan điểm chia sẽ lợi ích và
đơng quản lý [11], [20].
1.1.2. Các phương pháp tiếp cận trong quản lý rừng bền vững
Rừng là một dạng tài nguyên thiên nhiên, phương pháp tiếp cận trong quản lý tài
nguyên rừng tương tự phương pháp tiếp cận quản lý một số tài nguyên thiên nhiên
khác. Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm tương đối rộng và đa
lĩnh vực. Trong lĩnh vực lâm nghiệp thì quản lý tài nguyên thiên nhiên tập trung vào 3
hợp phần quan trọng là quản lý tài nguyên rừng, quản lý tài nguyên nước và quản lý tài
nguyên đất lâm nghiệp; trong đó quản lý rừng là một hợp phần quan trọng.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên,
sau đây là một số cách tiếp cận chính thường được sử dụng:
- Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng (Community based natural
resources management).
Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là chiến lược tồn diện nhằm
xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và
môi trường thơng qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của những cộng đồng địa
phương.
- Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên (Co-management of Natural Resources).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6
Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên là một cách tiếp cận đa nguyên để quản lý

tài nguyên thiên nhiên bằng cách kết hợp nhiều đối tác với nhiều vai trị, với mục đích
cuối cùng là bảo vệ mơi trường, quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và phân chia
đồng đều những quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến tài nguyên;
- Quản lý mang tính thích nghi (Adaptation management).
Quản lý mang tính thích nghi là một cách quản lý tài nguyên thiên nhiên áp dụng
cho việc hoạch định chính sách nhà nước, là một bộ phận của một quá trình đang tiếp
diễn. Xem xét những kết quả hoạt động sẽ cung cấp thông tin nhằm chỉ ra những nhu
cầu thay đổi q trình hoạt động đó, trong đó những kết quả khoa học và nhu cầu xã
hội có thể chỉ ra nhu cầu để thích ứng hình thức quản lý tài nguyên đến thông tin mới.
- Quản lý bền vững dựa trên Hệ sinh thái (Ecosystem Management).
Quản lý hệ sinh thái (HST) là hình thức quản lý liên kết các kiến thức khoa học
về mối quan hệ sinh thái trong một khuôn khổ giá trị và xã hội - chính trị phức tạp
nhằm hướng tới mục tiêu chung bảo vệ sự toàn vẹn của hệ sinh thái trong thời gian dài
(Theo Grumbine,1994). Quản lý rừng nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các lồi
gen q hiếm theo tiếp cận hệ sinh thái là rất quan trọng cho sự bền vững và phù hợp
với nhân văn của các cộng đồng. [12] [20].
Rừng và đất rừng - tài ngun vơ giá của lồi người ngày càng bị giảm sút
nghiêm trọng. Theo số liệu của FAO đến năm 1991 tổng diện tích rừng cịn khoảng
3.717 triệu ha, trong đó 1.867 triệu ha rừng Bắc cực và Địa Trung Hải ổn định hoặc
tăng lên một ít, cịn 1.850 triệu ha rừng nhiệt đới lại bị giảm bình quân 1% năm. Từ
năm 1981 - 1991 tỷ lệ rừng bị giảm đã tăng 80% so với thời kỳ 10 năm trước. Trước
tình hình đó Hội nghị Lâm nghiệp thế giới lần thứ X tại Paris tháng 9/1991 đã vạch ra
một chiến lược tồn cầu về bảo vệ rừng.
Ở Ấn Độ, chính phủ đã tiến hành thiết lập các “vùng rừng bảo vệ của người dân”
và phát triển phương thức “quản lý rừng có sự tham gia”. Các mơ hình này được nhân
rộng nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý, bảo vệ và phát triển
tài nguyên rừng.
Ở Nepal, bên cạnh việc ban hành các chính sách và luật lệ để quản lý nguồn lâm
sản ngồi gỗ chính phủ đã khởi xướng hỗ trợ về mặt thể chế. Trong đó, đáng quan tâm
nhất là việc thiết lập “Hiệp hội những người sử dụng rừng cộng đồng” (FECOFUN) do

Bộ bảo tồn Đất và Rừng khởi xướng. Hiệp hội này bao gồm các “nhóm những người
sử dụng rừng” là những người địa phương ở trên các vùng lãnh thổ khác nhau của Nê
Pan được thiết lập để quản lý các vùng rừng cộng đồng.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7
Ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chương trình, chính sách cho việc
phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng. Trong đó được chú trọng nhất là giao đất giao
rừng cho cá nhân, hộ gia đình hoặc cộng đồng quản lý bảo vệ và phát triển.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Hình thành các chính sách mới
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách, đầu tư
nhiều cơng trình nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng. Hiệu quả công
tác quản lý, bảo vệ rừng ngày càng được nâng cao, đặc biệt từ khi Luật Bảo vệ và Phát
triển rừng được ra đời (năm 1991) và sửa đổi năm 2004 (có hiệu lực từ ngày
01/4/2005), hàng loạt các văn bản pháp quy đã được ban hành như:
+ Nghị định số 02/1994/CP ngày 15/1/1994 của Chính phủ về giao đất lâm
nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
+ Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất,
cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài
vào mục đích lâm nghiệp.
+ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/1/2006 của Chính phủ quy định về
phịng cháy và chữa cháy rừng.
+ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng.
+ Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
+ Quyết định số 264/CT ngày 22/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về

chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển rừng.
+ Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ
về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận
khoán rừng và đất lâm nghiệp.
+ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Quy chế quản lý rừng.
+ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
+ Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài
gỗ.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8
+ Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng.
+ Năm 1992, Chính phủ phê duyệt chương trình 327 nhằm phủ xanh đất trống,
đồi núi trọc. Chương trình này bắt đầu từ năm 1992 đến năm 1998 đã được lồng ghép
vào chương trình 5 triệu ha kéo dài đến năm 2010 để gây trồng và khoanh nuôi tái sinh
tự nhiên nhằm tạo mới 5 triệu ha rừng, đồng thời bảo vệ nghiêm ngặt vốn rừng hiện
có.(x) [20].
1.2.2. Hình thành các tổ chức nghiên cứu về lâm nghiệp mang tính quốc tế
Để bảo vệ được diện tích rừng hiện có và khơng ngừng phát triển vốn rừng,
cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và
cam kết nhiều công ước bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có:
Tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO,1983), Chiến lược bảo tồn quốc tế (năm
1980), Công ước về bn bán các lồi động, thực vật q hiếm (CITES), Cơng ước
về thay đổi khí hậu tồn cầu (CGCC, 1994), Cơng ước về chống sa mạc hóa (CCD,

1996), Hiệp định quốc tế về Gỗ nhiệt đới (ITTA, 1997), Hội nghị Quốc tế về môi
trường và phát triển (UNCED, 1992)…
Đồng thời với sự hình thành của nhiều tổ chức quốc tế, hệ thống quản lý rừng
của các nước trên thế giới cũng đa dạng hơn, ngồi hình thức quản lý tập trung như
trước đây mà cịn có những hình thức quản lý khác như lâm nghiệp trang trại, lâm
nghiệp xã hội (Nê pan, Thái lan, Philippines...).
Hiện nay, ở các nước đang phát triển, khi sản xuất nơng lâm nghiệp cịn chiếm
vị trí quan trọng đối với người dân nơng thơn, miền núi, thì quản lý rừng theo hình
thức phát triển lâm nghiệp xã hội đang là một trong những mơ hình được đánh giá
cao cả về phương diện kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.
Song song với việc ban hành các văn bản pháp quy, lực lượng Kiểm lâm cũng
dần được tăng cường sức mạnh nhân lực, hoạt động quản lý, bảo vệ rừng ngày càng
phong phú, đa dạng hơn. Công tác giao đất, giao rừng gắn với định canh, định cư
được đẩy mạnh. Người dân miền núi thực sự biết kinh doanh, sản xuất trên diện tích
đất được giao, góp phần phát triển kinh tế, xố đói giảm nghèo. Đây là sự đánh dấu
quan trọng cho quá trình phát triển cả về chiều sâu, cả về chất của sự nghiệp quản lý,
bảo vệ rừng. [20].
1.3. Tình hình nghiên cứu về quản lý rừng tự nhiên trên thế giới
Trong những năm vừa qua, diện tích rừng trên thế giới khơng ngừng bị suy giảm,
bên cạnh đó là sự suy giảm về chất lượng rừng, để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn
hiện nay việc quản lý, bảo vệ rừng và các nghiên cứu liên quan cũng có nhiều chuyển
biến, các hình thức quản lý, bảo vệ rừng đang được phát triển ngày càng đa dạng hơn.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9
+ Giai đoạn từ thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20: Giai đoạn này, hệ thống quản lý
rừng phần lớn vẫn dựa trên các mơ hình kiểm sốt quốc gia. Chính phủ của nhiều quốc
gia giữ quyền quản lý các khu rừng tự nhiên. Các cơ quan Lâm nghiệp được giao bảo

vệ những khu rừng này thường gặp phải các vấn đề về vốn, phải đương đầu với các áp
lực do cộng đồng dân cư địa phương tạo nên. Trong thực tế, người dân hầu như không
hề được hưởng lợi từ rừng và vì vậy họ cũng khơng quan tâm, khơng có trách nhiệm
về vấn đề xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Người dân chỉ biết khai thác tài
nguyên rừng để lấy gỗ, lâm sản ngoài gỗ và lấy đất canh tác phục vụ cho nhu cầu cuộc
sống của chính họ. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp,
nhu cầu nguyên liệu từ lâm sản cũng ngày càng tăng nên tình trạng khai thác quá mức
đối với tài nguyên rừng trong giai đoạn này xảy ra ở nhiều nơi, trên diện rộng và đây
là một trong những nguyên nhân làm cho tài ngun rừng bị suy thối.
Nhằm khắc phục tình trạng khai thác rừng quá mức, các nhà khoa học cũng đã
nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng như: Các nhà lâm
học Đức (G.L.Hartig-1840; Heyer-1883, Hundeshagen-1926...) đề xuất nguyên tắc lợi
dụng lâu bền đối với rừng thuần loại đồng tuổi, các nhà lâm học Pháp (Gournand1922) và Thuỵ Sĩ (H. Biolley-1922) đã đề ra phương pháp kiểm tra điều chỉnh sản
lượng đối với rừng khai thác chọn khác tuổi…
+ Giai đoạn từ giữa thế kỷ 20 đến nay: Giai đoạn này, tài nguyên rừng ở nhiều
quốc gia đã bị giảm sút một cách nhanh chóng, mơi trường sinh thái bị huỷ hoại
nghiêm trọng. Nếu tình trạng mất rừng vẫn tiếp diễn như số liệu thống kê của FAO
(mỗi năm trên toàn thế giới mất khoảng 20 triệu ha rừng) thì chỉ hơn 100 năm nữa,
rừng tự nhiên sẽ hoàn toàn bị biến mất, lúc này con người sẽ phải gánh chịu những
thảm họa về kinh tế, xã hội và môi trường sống. [20].
Theo tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO), QLBVR là quá trình quản lý
những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản
lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên tục những sản
phẩm và dịch vụ mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền
và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn
đối với môi trường tự nhiên và xã hội.
Theo tiến trình Hensinki, QLBVR là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách
thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái
sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong quá trình thực hiện và
trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương,

cấp quốc gia và tồn cầu khơng gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác.
Từ các định nghĩa trên, nhìn chung tương đối dài dịng, phức tạp nhưng tập
trung lại có mấy vấn đề chính sau:

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10
Quản lý rừng ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề
ra (sản xuất gỗ ngun liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngồi gỗ...; phịng hộ môi
trường, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt lở đất...; bảo tồn đa
dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái...).
Bảo đảm sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể:
Bền vững về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng
suất, hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm d ụ n g vào vốn rừng; duy trì
và phát triển diện tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng
năng suất rừng).
Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật pháp,
thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền lợi
cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phương.
Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì được khả năng
phịng hộ mơi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời
không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác.
Trong những năm 80 của thế kỷ 20 yêu cầu về kiến thức đối với việc quản lý tài
nguyên rừng thuộc sở hữu công cộng (CPRM) và hành động tập thể tăng nhanh. Năm
1985, có một Hội nghị quốc tế về CPRM họp tại Annapolis, Marryland dưới sự bảo trợ
của Viện Hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ. Kết quả nó đã được hình thành một mạng lưới sở
hữu tài nguyên công cộng nhằm nghiên cứu và phổ cập thông tin về quản lý tài nguyên
dựa trên cơ sở cộng đồng. Năm 1989, Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu sở hữu công
cộng (IASCP) được thành lập đáp ứng yêu cầu mở rộng mối quan tâm trên toàn cầu và

phát triển thêm việc trao đổi kinh nghiệm các kiến thức. Nhiều tổ chức, hiệp hội và
mạng lưới quốc tế khắp nơi đã ủng hộ phong trào đó qua việc quan tâm ngày càng sâu
sắc tới lâm nghiệp cộng đồng/lâm nghiệp xã hội và nông lâm kết hợp, phát triển nơng
thơn có sự tham gia của người dân trong quản lý cây và đất, nghiên cứu mơi trường và
chính sách, các hệ quản lý tài nguyên và kiến thức bản địa.
Ở Ấn Độ từ cuối những năm của thế kỷ 20 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
nền kinh tế thế giới kéo theo đó là sự ơ nhiễm mơi trường, sự thay đổi khí hậu tồn
cầu, bên cạnh đó nhu cầu của con người về các sản phẩm của ngành lâm nghiệp cũng
như nhu cầu về đất canh tác, đất xây dựng cơ sở hạ tầng... ngày càng tăng cao, tạo áp
lực ngày càng lớn vào tài nguyên rừng thì vấn đề quản lý, bảo vệ rừng càng trở nên
quan trọng hơn, cấp thiết hơn. Lúc này nhiệm vụ bảo vệ rừng không phải của riêng nhà
nước mà vai trị nhiệm vụ này là của các bên có liên quan đến nguồn tài nguyên này. Có
thể nói Ấn Độ là quốc gia đầu tiên trên thế giới đặt nền móng cho phương pháp tham
gia quản lý tài nguyên rừng và tham gia quản lý rừng nói chung lần đầu tiên được biết
đến ở đây. Đồng quản lý (hay hợp tác quản lý) bảo vệ khu rừng được tiến hành trong

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11
thời gian này và nhanh chóng lan rộng tới các quốc gia thuộc các nước Châu Phi, Châu
Mỹ La Tinh và Châu Á [20].
Ở Nepal, những năm 80 của thế kỷ XX nhiều sáng kiến về quản lý rừng đã được
các cơ quan lâm nghiệp và các tổ chức phát triển địa phương tại Nam Á và Đông Nam
Á thực hiện để thúc đẩy việc quản lý lâm nghiệp cộng đồng. Nepal là một nước Nam
Á đi đầu trong việc phát triển lâm nghiệp cộng đồng ở khu vực Châu Á. Năm 1978,
chính phủ Nepal đã ban hành chính sách lâm nghiệp cộng đồng, trong đó quy định các
cộng đồng được quyền quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vị trí lãnh thổ
của họ nhằm đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng. Qua nhiều thử nghiệm nhóm sử
dụng rừng được coi là hình thức tổ chức quản lý phù hợp và có hiệu quả nhất. Nhóm

sử dụng rừng (FUG) là một tổ chức có tư cách pháp nhân, được sự hỗ trợ phát triển, có
quy mơ quản lý từ 10 đến hàng trăm ha rừng và đất rừng khơng phụ thuộc vào vị trí
quản lý hành chính. Sau 25 năm thực hiện việc quản lý rừng cộng đồng đã có 1,1 triệu
ha rừng (chiếm 25% diện tích quốc gia) đã được giao cho nhóm hộ quản lý (Kanel,
2004). Nhóm hộ đã tham gia quản lý rừng ở địa phương nhằm mục đích quản lý nguồn
nước, bảo vệ tính đa dạng sinh học của rừng và lợi ích cho cộng đồng.
Việc chia sẽ lợi ích cho cộng đồng từ việc quản lý rừng cộng đồng được thực
hiện như sau: Cộng đồng được thu hái những sản phẩm lâm sản ngồi gỗ dưới sự
quyết định của cộng đồng, cịn các sản phẩm có giá trị thương mại thì cộng đồng được
hưởng 25% và chính phủ giữ 75% [20], [30].
Ở Cambodia, quản lý rừng cộng đồng được sự hỗ trợ của chính phủ và các bên
liên quan khác. Quản lý rừng cộng đồng nhằm quản lý và sử dụng hợp lý rừng và cải
thiện sinh kế của người dân. Rừng được quản lý dựa vào kiến thức bản địa và kỹ năng
của cộng đồng. Cơ sở pháp lý cho quản lý rừng ở Cambodia là dựa vào Luật đất đai
2001 và Luật bảo vệ rừng năm 2002.
Ở Brazil, nông dân đã giúp quản lý 2,2 triệu ha rừng phòng hộ, khoảng một nửa
số huyện ở Zimbabwe tham gia vào chương trình CAMPFIRE, ở đó người dân có thể
chia sẻ lợi nhuận từ du lịch trong các khu rừng bảo vệ động vật hoang dã, các chương
trình này giúp nhà nước bảo vệ được rừng, giúp người dân cải thiện được quyền tiếp
cận với tài nguyên rừng, tuy nhiên chưa giúp người nghèo cải thiện đáng kể kế sinh
nhai [20].
Ở Philippines, quản lý rừng cơ bản dựa vào cộng đồng (CBFM) xuất hiện rất sớm
từ những năm 70. CBFM nhằm mục tiêu cải thiện đời sống cho cộng đồng, tạo ra cân
bằng giữa sinh thái và sức khoẻ con người, quản lý rừng bền vững. Chính phủ
Philippines đã cấp giấy phép sử dụng đất trong thời gian 25 năm cho các cá nhân, hộ
gia đình và cộng đồng. Sau đó có thể được gia hạn và không giới hạn về diện tích đất
để giao. Và chính cộng đồng đã tham gia tái tạo, phục hồi 8.223 ha rừng vào năm 1999

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



12
(Tesoro, 1999) và đã làm cho diện tích rừng tăng từ 5,6 triệu vào năm 1999 lên 7,2
triệu ha vào năm 2003 (FMB, 2005) để chỉ ra được vai trò của cộng đồng trong quản
lý rừng cộng đồng [20], [30].
Ở Thailand, theo Donovan (1997) chính phủ đã cấp giấy phép sử dụng đất cho
các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng theo các chương trình lâm nghiệp xã hội. Qui mơ
giao đất cho một hộ gia đình và cộng đồng ở Thailand là 2,8 ha đối với đất nông nghiệp.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý rừng cộng đồng ở nước này.
Pred Nai là một ngôi làng nằm gần biên giới Cambodia thuộc thành Trat ở phía
Đơng Thailand được biết đến như là tổng hợp quản lý rừng cơ bản dựa vào cộng đồng
đầu tiên và điển hình ở Thailand. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến phong trào quản lý rừng
dựa vào cộng đồng ở nước này. Năm 2000, với sự phát triển của mạng lưới quản lý tài
ngun rừng thì ngơi làng này đã thực sự tham gia và phát triển.
Ở Trung Quốc, vấn đề quản lý rừng theo tập tục trên đất rừng công cộng được
nghiên cứu rất sớm. Năm 1925, trong một cơng trình nghiên cứu ở tỉnh Shanxi tác giả
Ren Chen Tong đã nhấn mạnh 3 loại sở hữu: Sở hữu của một làng, sở hữu của nhiều
làng quản lý đất một cách tập thể và sở hữu thị tộc. Chìa khố của việc quản lý có hiệu
quả các khu rừng làng nằm ở chỗ là có các quy tắc rõ ràng và không nhập nhằng.
Trong một trường hợp đặc biệt, dân làng đã lập một chế độ quản lý phức tạp mà trong
đó quản lý về tổ chức và lâm sinh được kết hợp nhằm đảm bảo khai thác rừng một
cách lâu dài bền vững [20].
Như vậy, quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng là một phương thức quản lý
rừng được cả cộng đồng quốc tế quan tâm phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn về
mặt pháp lý.
1.4. Kinh nghệm quản lý rừng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc quản lý, bảo vệ rừng cũng có nhiều thay đổi theo từng giai
đoạn phát triển của đất nước, có thể chia ra các thời kỳ phát triển của công tác quản lý,
bảo vệ rừng tại Việt Nam như sau:
1) Thời kỳ trước năm 1945

Đơn vị quản lý rừng trong thời kỳ này được gọi là Hạt Lâm nghiệp có qui mơ
tương đương với cấp tỉnh. Nội dung hoạt động lâm nghiệp trong thời kỳ này chủ
yếu là quản lý tài nguyên rừng nhằm để thu thuế là chính. Để thực hiện mục tiêu
khai thác tài nguyên rừng, người ta đã chia rừng thành ba loại:
+ Rừng không thuộc quản lý của Nhà nước. Đây là những khu rừng ở vùng
sâu, vùng xa với mật độ dân địa phương rất thấp, khó tiếp cận và kiểm sốt. Ở
những khu rừng này dân địa phương có quyền tự do khai thác gỗ, lâm sản và phát
nương làm rẫy để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của họ.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13
+ Rừng khai thác là những khu rừng tự nhiên nằm gần các khu dân cư và có
điều kiện giao thông thuận lợi. Rừng được phân chia thành các đơn vị quản lý, được
kiểm kê tài nguyên, điều tra các thông tin cơ bản phục vụ quản lý. Các đơn vị
rừng được chia thành các coup (cúp) khai thác và Nhà nước quy định cấp kính tối
thiểu được phép khai thác. Kiểm lâm đặt các trạm kiểm soát ở cửa rừng, tất cả các
gỗ khai thác ra được chấp nhận, đóng búa, nộp thuế và cho phép lưu thơng.
+ Rừng quan trọng là những khu rừng có vị trí quan trọng về kinh tế được
khai thác và bảo vệ trong suốt luân kỳ; hoặc là những khu rừng có chức năng quan
trọng khác như rừng đầu nguồn cần bảo vệ nghiêm ngặt [4].
2) Thời kỳ năm 1946 - 1990
Sau năm 1945, ngành Lâm nghiệp được quản lý bởi Nha lâm chính thuộc Bộ
canh nơng với nhiệm vụ được qui định là: (i) Quản lý lâm phận: ngăn ngừa sự tàn phá
rừng và sự lạm dụng lâm sản, gìn giữ các khu rừng có quan hệ đến sự điều hồ khí
hậu và mực nước của các triền sông, giữ vững các cồn cát để khỏi lấn vào nội địa; (ii)
Thi hành lâm pháp; (iii) Thi hành thể lệ về săn bắn. Các hoạt động lâm nghiệp trong
giai đoạn này luôn gắn liền với nhiệm vụ kháng chiến và tập trung chủ yếu vào các
nhiệm vụ:

+ Xây dựng chính sách thể chế lâm nghiệp bao gồm: xoá bỏ các thể lệ lâm
nghiệp độc quyền, xây dựng tổ chức và chính sách thể chế lâm nghiệp mới; cải tiến
chế độ thu tiền bán khốn lâm sản; chính sách phát triển trồng cây gây rừng; các thể
chế về bảo vệ rừng, sản xuất, lưu thông và xuất nhập khẩu lâm sản.
+ Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng.
+ Khai thác gỗ và lâm sản phục vụ yêu cầu kháng chiến.
+ Vận động nhân dân trồng cây.
+ Đóng góp các nguồn thu của ngành lâm nghiệp vào ngân sách.
+ Đào tạo cán bộ lâm nghiệp.
+ Công tác nghiên cứu lâm nghiệp.
3) Giai đoạn năm 1956 - 1975
Được đánh dấu bởi sự thành lập của Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN) như là cơ
quan đầu não của Ngành Lâm nghiệp. Ở cấp tỉnh có các cơng ty lâm nghiệp để quản
lý nhà nước về lâm nghiệp. Hoạt động lâm nghiệp trong thời kỳ này chủ yếu vẫn là
khai thác và bảo vệ rừng tự nhiên. Lượng gỗ khai thác thời kỳ này trung bình khoảng
1,5 triệu m3/năm. Nhiệm vụ trồng rừng tuy có được chú ý nhưng qui mô nhỏ (50.000
ha/năm) và tỷ lệ thành rừng rất thấp (khoảng 30%).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14
4) Giai đoạn n ă m 1976 - 1990
Là những năm có nhiều thay đổi trong hệ thống tổ chức và chính sách quản
lý lâm nghiệp được đánh dấu bằng sự thành lập Bộ Lâm nghiệp năm 1976. Năm
1986, rừng được qui hoạch thành ba loại rừng theo chức năng, đó là: rừng sản xuất;
rừng phịng hộ và rừng đặc dụng. Rừng được phân chia thành các tiểu khu có
diện tích bình qn khoảng 1000 ha để làm đơn vị quản lý. Các hoạt động quản lý và
sản xuất lâm nghiệp của ba loại rừng nói trên được nghiên cứu phát triển và có
nhiều đổi mới trong giai đoạn này. Tổ chức của các hệ thống quản lý ba loại rừng

có thể được tóm lược như sau:
+ Đối với rừng sản xuất: được quản lý bởi các Liên hiệp lâm, nông, công nghiệp
và các lâm trường quốc doanh.
+ Đối với rừng phòng hộ: các vùng đầu nguồn trọng yếu như Sơng Đà, Dầu
Tiếng, Trị An, Thạch Nham có các Ban quản lý rừng phòng hộ trực thuộc Bộ Lâm
nghiệp, các khu rừng phòng hộ khác do các lâm trường quản lý hoặc các Ban quản
lý rừng phòng hộ trực thuộc tỉnh, liên hiệp...
+ Đối với rừng đặc dụng: thành lập các vườn quốc gia và các khu bảo tồn
thiên nhiên có ban quản lý để bảo vệ nghiêm ngặt theo qui chế riêng [4].
5) Thời kỳ từ năm 1991 đến 2005
Từ tháng 10/1995, Bộ Lâm nghiệp (cũ) cùng với Bộ Thủy lợi (cũ) sát nhập vào
với Bộ Nông nghiệp (cũ) để thành lập Bộ NN&PTNT. Bốn định hướng đổi mới về
chiến lược phát triển lâm nghiệp đã được vạch ra trên cơ sở của dự án “Nghiên
cứu tổng quan phát triển Lâm nghiệp Việt Nam”:
+ Chuyển lâm nghiệp từ ngành kinh tế có nhiệm vụ khai thác tài nguyên
rừng là chính, trở thành một ngành kinh tế có nhiệm vụ cơ bản là xây dựng và phát
triển vốn rừng.
+ Chuyển lâm nghiệp từ một ngành kinh tế chỉ có Nhà nước và tập thể sang
một nền lâm nghiệp xã hội, thu hút nhiều thành phần kinh tế trong đó có cả hộ gia
đình, cá nhân và các lực lượng xã hội tham gia xây dựng rừng và kinh doanh rừng.
+ Chuyển lâm nghiệp từ một nền kinh tế chuyên khai thác gỗ tự nhiên sang
một ngành kinh tế kinh doanh nhiều sản phẩm, phát triển nhiều ngành nghề.
+ Chuyển lâm nghiệp từ tình trạng quản canh, trình độ khoa học kỹ thuật thấp
sang xây dựng một ngành lâm nghiệp, thâm canh, có trình độ khoa học kỹ thuật cao.
Để thực hiện định hướng chiến lược có 4 chương trình:
+ Chương trình quản lý rừng (điều chế rừng), bảo vệ rừng và tổ chức lại sản
xuất lâm nghiệp.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



15
+ Chương trình trồng rừng, sử dụng đất trống đồi núi trọc và phát triển lâm
nghiệp theo phương thức nông lâm kết hợp.
+ Chương trình khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả tài ngun rừng.
+ Chương trình đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm nghiệp theo cơ chế thị
trường. Trong giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến
quản lý rừng bền vững; đó là Luật đất đai và các chính sách giao đất lâm nghiệp;
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (1991, 2004) và các thể chế về tăng cường quản lý
bảo vệ rừng; Qui chế quản lý 3 loại rừng: sản xuất, phòng hộ và đặc dụng. Nghị
định của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và
đất lâm nghiệp [4].
Bên cạnh việc hồn thiện các yếu tố chính sách, thể chế và luật pháp, công tác
quản lý rừng ở nước ta trong những năm qua cũng đã tập trung nghiên cứu và đề xuất
nhiều giải pháp khoa học kỹ thuật về công tác quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng rừng và
sử dụng đất bền vững khác nhau như:
- Cơng trình nghiên cứu "Sử dụng đất tổng hợp bền vững" của Nguyễn Xuân
Quát (1996), tác giả đã nêu lên những điều cần biết về đất đai, phân tích tình hình sử
dụng đất, các mơ hình sử dụng đất bền vững, mơ hình khoanh ni và phục hồi rừng ở
Việt Nam. Tại cơng trình này tác giả cũng bước đầu đề xuất tập đoàn cây trồng nhằm
sử dụng bền vững và ổn định đất rừng.
- Cơng trình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và khả năng ứng
dụng trong kinh doanh rừng tự nhiên của PTS. Trần Văn Con (1999). Tác giả đánh giá
lại các nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên ở vùng Tây Nguyên để xem xét thực trạng
sự hiểu biết, khả năng ứng dụng hiểu biết về cấu trúc rừng tự nhiên để đề xuất các định
hướng nghiên cứu tiếp về cấu trúc của rừng Tây Nguyên.
- Đánh giá hiện trạng quản lý rừng và đất rừng làm cơ sở đề xuất sử dụng tài
nguyên rừng bền vững ở DăkLăk của PTS. Bảo Huy (1998). Tác giả đã thu thập, phân
tích biến động tài nguyên rừng, biến động cấu trúc rừng và tính chất đất rừng sản xuất
qua quá trình khai thác để đề xuất quản lý, sử dụng tài nguyên rừng, đất rừng phù hợp

với quan điểm phát triển bền vững.
- Công trình nghiên cứu quy luật phân bố tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường
xanh hỗn loài vùng Quỳ Châu, Nghệ An của tác giả Nguyễn Duy Chuyên (1996).
6) Thời kỳ từ năm 2005 đến nay
Đây là thời kỳ chuyển biến sang hướng tiếp cận trong quản lý rừng trên cơ sở
đồng quản lý và chia sẽ lợi ích kết hợp với nghiên cứu vai trò của rừng gắn chống biến
đổi khí hậu được thể hiện qua một số nghiên cứu sau:

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


16
- Cơng trình nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng ở xã Châu
Cường, thuộc vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An của tác giả
Dương Ngọc Hùng (2006).
- Cơng trình nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng
đệm Vườn Quốc gia Yangsin, Krông Bông, DăkLăk của tác giả Lương Hữu Thạnh.
- Các công trinh nghiên cứu về đồng quản lý và chia sẽ lợi ích nhằm thay đổi
chính sách quản lý rừng đặc dụng
- Các cơng trình nghiên cứu về cố định cacbon và chỉ trả dịch vụ mơi trường rừng
trên tồn quốc.
Thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học được cụ thể hoá bằng nhiều mơ
hình quản lý bảo vệ bền vững tài nguyên rừng đã được các địa phương, các cơ quan
quản lý áp dụng rất hiệu quả và nhân rộng ra thực tiễn, góp phần duy trì và nâng cao
vốn rừng trên cơ sở chia sẽ lợi ích giữa các bên liên quan theo hướng tiếp cận đồng
quản lý nguồn tài nguyên rừng.
1.5. Những bất cập trong quản lý rừng ở Việt Nam.
1.5.1. Chính sách giao đất rừng và sinh kế của cộng đồng còn hạn chế
Giao đất rừng là một bộ phận quan trọng trong chương trình này, đây là một sự
thay đổi quan trọng trong chính sách, hướng tới việc chuyển quyền quản lý rừng từ cấp

Nhà nước xuống cấp địa phương. Mục đích của việc giao đất rừng là khuyến khích cơng
tác bảo vệ và phục hồi độ che phủ của rừng miền núi. Lý do hướng tới việc chuyển
quyền quản lý rừng khi họ có quyền quản lý chính thức đối với đất rừng.
Mặc dù có nhiều tiến bộ vượt bậc trong công tác giao đất nông lâm nghiệp từ khi
có Luật đất đai năm 1993, việc giao đất rừng vẫn còn chậm trễ. Mặc dù 61% trong số
1,8 triệu ha đã được giao, hai phần ba trong số đó được giao cho các lâm trường quốc
doanh và sau đó lại giao cho các hộ gia đình. Chỉ có 10% trong tổng diện tích đất rừng
giao trực tiếp cho hộ gia đình chiếm tổng số 334.446 hộ, trung bình mỗi hộ 3,2 ha. Và
500.000 ha đất rừng đã được giao cho 1.667 tập thể.
Đến nay chương trình giao đất đã đạt được thành cơng gì trong cải thiện đời sống
của người nghèo và trong việc duy trì độ che phủ rừng của các vùng cao ở Việt Nam.
Kinh nghiệm từ chương trình Phát triển Lâm nghiệp xã hội cho thấy giao đất
rừng cùng với việc khuyến khích trồng cây đã không thành công ở các khu vực miền
núi Việt Nam. Giao đất rừng và trồng rừng dường như không phải là yếu tố quan trọng
trong sản xuất nơng nghiệp hay sinh kế của hộ gia đình. Rất nhiều tác giả đã chỉ ra
những bất cập trong chương trình giao đất rừng. Những ý kiến này có thể nhóm thành
5 loại: [20].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


17
1) Sự thiếu phù hợp với các phương thức kiếm sống ở địa phương
Những người sống theo lối du canh, du cư khơng được lợi gì nhiều khi được giao
đất rừng, bởi vì nhận chăm sóc và quản lý một diện tích đất rừng nhỏ sẽ mất đi sự tự
do vốn có và có khả năng làm giảm độ màu mỡ của đất nhiều hơn là duy trì nó. Họ sẽ
sử dụng khoảnh đất được giao để canh tác nhiều lần mà khơng áp dụng các biện pháp
giữ gìn độ màu mỡ của đất. Một nghiên cứu trường hợp điển hình ở Bắc Cạn cho thấy
giao đất rừng cho hộ cá thể làm giảm sự tự do tiếp cận tài nguyên và gây nhiều khó khăn
cho các nhóm có truyền thống di cư và sống theo phương thức du canh, du cư. Một điều

tra đã kết luận rằng những dân tộc thiểu số nghèo hơn thích quản lý rừng cộng đồng hơn
chủ yếu vì muốn bảo đảm an tồn lương thực, trong khi đó người Kinh và người Thái
thì muốn được giao đất rừng cho hộ cá thể. Các dân tộc thiểu số thường thu lượm nhiều
loại sản phẩm rừng trên một diện tích rừng rộng lớn hơn nhiều khoảnh đất được giao
và đầu tư vào rừng vì họ sẽ bị buộc phải chấm dứt phát rẫy ở ngoài địa phận xã mình
và bởi việc giao đất này sẽ làm họ mất bớt chứ không phải là cho họ thêm quyền lực
(cần lưu ý rằng những thiếu sót này sẽ được khắc phục trong tương lai nhờ những thay
đổi gần đây của Luật đất đai đã cho phép giao đất rừng cho cộng đồng.
2) Mối tương quan chương trình với các chủ rừng (Lâm trường, BQLRPH...)
Một tài liệu về chiến lược phát triển lâm nghiệp nêu rõ rằng khoảng ba phần tư
tổng diện tích có thể dành để phân bổ trong chương trình giao đất rừng đã được giao,
nhưng lại không tạo được động lực kinh tế để những người sở hữu rừng tích cực bảo
vệ và phát triển rừng. Trên thực tế, hầu hết đất rừng đã được giao thuộc về các lâm
trường quốc doanh, những lâm trường này sau đó lại giao lại cho một số cơng nhân
lâm trường và người nông dân địa phương nhưng không giao quyền sử dụng đất hoặc
có giao thì rất hạn chế.
Có thể thấy rằng một số trường hợp giao đất rừng đã góp phần giải quyết những
mâu thuẫn giữa người dân địa phương và lâm trường quốc doanh. Tuy nhiên, ở một số
nơi khác, giao đất rừng lại làm những mâu thuẫn ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Do
công tác đo đạc và vẽ bản đồ kém, một số diện tích đất rừng giao trước đây lại được
chỉ định cùng cho những mục đích khác. Các lâm trường quốc doanh tiếp tục vẫn giữ
vai trò chủ đạo trong quản lý rừng và điều này có thể nhận thấy từ thực tế là rừng chỉ
có thể được giao cho hộ khi các diện tích rừng này khơng được các lâm trường sử
dụng nữa. Quá trình giao đất rừng ở nhiều nơi bị cản trở bởi các lâm trường quốc
doanh hay các tổ chức tại địa phương mặc dù các lâm trường không đủ khả năng để
thực hiện tốt công việc này. Q trình giao đất rừng có thể cũng bị cản trở bởi chính
quyền địa phương muốn duy trì những khoản thu từ lâm nghiệp ở địa phương [1].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



×