Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

skkn giáo dục trẻ khuyết tật 4 5 tuổi hòa nhập trong trường mẫu giáo (năm 2021)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.74 MB, 29 trang )

Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

ĐỀ TÀI
GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT HÒA NHẬP
TRONG TRƯỜNG MẪU GIÁO
I.
PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của
mỗi người mỗi nhà. Trong chúng ta, ai cũng mong muốn con mình sinh ra được
khỏe mạnh, trị mình chăm ngoan học giỏi, đó là niềm tự hào của bố mẹ, của cơ
giáo, là người có ích cho xã hội. Thế nhưng, trong cuộc sống có ít trường hợp trẻ
khơng may mắn bị khuyết tật. Trẻ khuyết tật là những trẻ khiếm khuyết một hay
nhiều bộ phận cơ thể, các chức năng biểu hiện dưới nhiều dạng, làm giảm khả năng
hoạt động, khiến cho việc học tập gặp nhiều khó khăn nhất định trong q trình
phát triển. Ở trẻ mầm non có các dạng khuyết tật thường gặp như:
- Trẻ khiếm thính là trẻ em bị suy giảm sức nghe ở các mức độ khác nhau dẫn đến
những khó khăn trong giao tiếp và ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của trẻ.
- Trẻ khiếm thị là trẻ em khuyết tật về thị giác gặp khó khăn trong các hoạt động
cần sử dụng mắt để tri giác các sự vật hiện tượng.
- Trẻ chậm phát triển trí tuệ là trẻ bi thiếu hụt hoặc khiếm khuyết trong các lĩnh vực
hành vi như giao tiếp, tự chăm sóc, các kỹ năng xã hội, kĩ năng học tập, tự định
hướng, sử dụng các phương tiện trong cộng đồng...
Ngồi ra cịn một số dạng khuyết tật khác như trẻ bị động kinh, trẻ khó khăn về vận
động, trẻ khó khăn về ngơn ngữ.
Hiện nay Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của
người khuyết tật:“Giáo dục trẻ khuyết tật có chất lượng, thân thiện và bình đẳng
ln được chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Trẻ khuyết tật cũng như mọi trẻ
em khác đều có quyền được giáo dục, học tập. Nhà nước, gia đình và xã hội tạo


mọi điều kiện để mọi trẻ em được đối xử bình đẳng, được tham gia học tập nhằm
phát huy tối đa khả năng của bản thân và hòa nhập cộng đồng”. (Lời phát biểu
của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa tại Hội thảo quốc tế tăng cường
tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật). Theo Thông tư 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17
tháng 8 năm 2011 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo
viên mầm non cũng đã thể hiện về việc giáo dục trẻ khuyết tật tại Module MN 44:
Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong giáo dục mầm non. Như vậy có thể thấy

-1-


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật hiện nay đang được toàn xã hội quan
tâm và tạo điều kiện để trẻ khuyết tật có thể hịa nhập vào cộng đồng.
Sự nghiệp giáo dục mầm non ở Việt Nam đến giai đoạn này đã thực sự hòa
nhập vào trào lưu quốc tế như chúng ta đã được biết. “Mẫu giáo tốt mở đầu cho nền
giáo dục tốt”. Trường mầm non là cơ sở giáo dục đầu tiên được coi là nơi để trẻ
được chăm sóc giáo dục, giúp trẻ phát triển tồn diện. Giáo dục mầm non là nền
móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em nói chung và trẻ
khuyết tật nói riêng. Bác Hồ ln là dành tình yêu thương và quan tâm đặc biệt cho
trẻ em, tình cảm, tư tưởng của bác ln có tầm nhìn xa “Vì lợi ích trăm năm trồng
người”, vì một thế hệ tương lai cần được vun trồng. Vì vậy cơng tác chăm sóc giáo
dục trẻ em là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội.
Qua nhiều năm chủ nhiệm tôi gặp khơng ít trường hợp trẻ khuyết tật tơi cảm
thấy vừa thương trẻ vừa đồng cảm với hoàn cảnh gia đình . Có cháu thì khuyết tật
về trí tuệ, cháu thì khuyết tật về chậm phát triển ngơn ngữ các cháu gặp rất nhiều
khó khăn trong các hoạt động học tập cũng như vệ sinh cá nhân. Vì khả năng tập

trung, chú ý, ghi nhớ bị hạn chế nên việc chăm sóc giáo dục của giáo viên cũng gặp
nhiều trở ngại luôn luôn phải bỏ công sức và thời gian dành cho cháu nhiều hơn.
Thế nên tơi tìm nhiều biện pháp khắc phục mọi khó khăn của cá nhân, tích cực bồi
dưỡng chuyên môn về nội dung, phương pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
sao cho tất cả mọi trẻ em đều được phát triển một cách tốt nhất.
Năm học 2020-2021, lớp tơi chủ nhiệm có một trẻ khuyết tật về thị giác, cháu
gặp khó khăn về quan sát sự vật hiện tượng xung quanh, khả năng tập trung của
cháu khơng được lâu, trẻ ít giao tiếp với bạn bè, tiếp thu kiến thức kém. Tôi nhận
thấy việc giáo dục trẻ khuyết tật vơ cùng khó khăn, địi hỏi người giáo viên phải
thực sự tâm huyết với nghề, u trẻ và có năng lực chun mơn tốt. Tơi trăn trở tìm
tịi một số giải pháp hay để giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cung cấp kiến thức, kỹ
năng phù hợp với đặc thù khuyết tật của trẻ nhằm phát huy điểm mạnh và khắc
phục những hạn chế, yếu kém mà trẻ khơng có được như đứa trẻ bình thường.
Xuất phát từ lý do trên tơi tham gia thi viết sáng kiến với đề tài: “Giáo dục trẻ
khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo”, mong biện pháp giải pháp của mình
được chia sẻ, được lan tỏa đến đồng nghiệp, góp phần nhỏ vào cơng tác giáo dục
hịa nhập trẻ khuyết tật chia sẻ và tạo niềm tin cho gia đình khi gửi con cho giáo
viên.

-2-


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
a. Mục tiêu:
- Qua đề tài nghiên cứu giáo viên có những định hướng phù hợp trong cơng tác
chăm sóc, giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non.

- Đề tài thành công sẽ giúp trẻ khuyết tật hòa nhập với các bạn khác trong cùng
độ tuổi.
- Tìm ra các biện pháp giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật phù hợp và đạt hiệu quả.
b. Nhiệm vụ:
- Tổng hợp những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài
- Tìm ra giải pháp mới và thực hành áp dụng kiểm tra đánh giá kết quả trên trẻ.
- Các phương pháp, biện pháp nghiên cứu phải đảm bảo tính chính xác, khoa học
- Nghiên cứu đặc điểm phát triển trí tuệ, đặc điểm tâm sinh lí trẻ khuyết tật.
- Đề tài có tính ứng dụng thực tiễn, phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
- Khảo sát, tìm hiểu trẻ khuyết tật về vấn đề hịa nhập trong trường mẫu giáo, từ đó
đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả việc giáo dục trẻ khuyết tật.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu: Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập tại Trường Mẫu giáo Hoa Sen
Khách thể: Trẻ Trần Đặng Thiên Đức, học sinh lớp chồi 1 trường Mẫu giáo Hoa
Sen năm học 2020-2021.
4. Giới hạn đề tài.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/ 2020 đến 3/ 2021
- Giới hạn nội dung nghiên cứu là tìm ra giải pháp “Giáo dục trẻ khuyết tật hòa
nhập trong trường mẫu giáo” trong trường Mẫu giáo Hoa Sen.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Tìm hiểu và phân tích được tình hình chung của đối tượng nghiên cứu, sau đó ứng
dụng tìm ra các phương pháp như:
- Khảo sát và xây dựng kế hoạch nghiên cứu
- Quan sát, trò chuyện
- Sử dụng phương pháp thực hành- trải nghiệm để tổng hợp kết quả nghiên cứu.
- Tìm kiếm đọc, tổng hợp tài liệu có liên quan và tham khảo để nghiên cứu.
- Xây dựng kế hoạch, áp dụng sáng kiến vào thực tế và hoàn thành sáng kiến.
II. PHẦN NỘI DUNG
1.
Cơ sở lý luận


-3-


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

Theo điều 7 của công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật cho trẻ em đã
công nhận rằng “Trẻ em khuyết tật phải được hưởng thụ đầy đủ tất cả các quyền
con người trên cơ sở bình đẳng các trẻ em khác”.
Khẳng định của hội nghị Thế giới về giáo dục trẻ em (tại Salamanca, Tây ban
Nha 1994) “ Giáo dục trẻ khuyết tật theo hướng hòa nhập là phương thức tốt nhất
để xóa bỏ thái độ phân biệt, tạo ra cộng đồng thân ái, xây dựng một xã hội cho tất
cả mọi người”.
Theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, điều 52 quy định:
“Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học được gia đình, nhà
nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh,
phục hồi chức năng, được nhận vào các lớp học hòa nhập, lớp giành riêng cho trẻ
khuyết tật, tàn tật. Được giúp đỡ học văn hóa, học nghề và tham gia hoạt động xã
hội”.
Vậy Giáo dục hòa nhập là gì? Và giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật như thế nào?
Đó là một vấn đề chung của tồn xã hội cần được quan tâm sâu sắc hơn.
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật được học
tập cùng với trẻ không khuyết tật trong trường tại địa phương trẻ sinh sống.
Trong giáo dục hòa nhập khơng có sự tách biệt giữa học sinh với nhau, mỗi
học sinh đều có quyền và được tơn trọng như nhau. Mơ hình giáo dục hịa
nhập có sự điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và thay
đổi quan điểm, cách đánh giá để giáo dục đạt hiệu quả cao nhất. Giáo dục
hịa nhập mang tính nhân văn cao nhất, làm cho mọi trẻ đều vui, đều thấy rõ

trách nhiệm của mình, đồng thời giúp cho người giáo dục có cơ hội hợp tác
với nhau vì một sự nghiệp giáo dục trẻ khuyết tật.
Hàng năm nhà trường tiếp nhận trẻ khuyết tật tham gia học hòa nhập tại trường,
thấy được tầm quan trọng của giáo dục hòa nhập, tơi mạnh dạn tìm hiểu, tìm
tịi nghiên cứu đề tài “Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường Mẫu
giáo”. Với mong muốn có phương pháp giáo dục cũng như thay đổi hình
thức đổi mới giáo dục trong trường mầm non và có cái nhìn mới hơn về trẻ
khuyết tật đến với đồng nghiệp. Đó là cơ sở để tôi nghiên cứu đề tài này.
2. Thực trạng
- Năm học 2020-2021 tôi được phân công giảng dạy tại lớp chồi 1 trường Mẫu giáo
Hoa Sen, giáo viên được phân công dạy cùng lớp là cơ Phạm Thị Ngọc trình độ
chun mơn Cao đẳng.
- Chương trình giảng dạy: Chương trình Giáo dục mầm non.
-4-


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

- Lớp chồi 1 với tổng số trẻ là 29 trẻ, 10 trẻ dân tộc, 9 trẻ nữ.
- Có 1 trẻ khuyết tật thị giác là cháu Trần Đặng Thiên Đức
- Cháu Trần Đặng Thiên Đức: sinh ngày 8/12/2016, có Giấy xác nhận khuyết tật.
Quyết định về việc trợ cấp hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội: Số 3396/QĐUBND huyện krông Năng, ngày 12 tháng 9 năm 2018.
Sau khi nhận lớp, tôi được ban giám hiệu cũng như chun mơn thơng báo có 1
trẻ khuyết tật thị giác và qua theo dõi một thời gian trẻ có một số biểu hiện khác
thường hơn những trẻ bình thường. Thời gian đầu đi học cháu thường xuyên chạy
ra khỏi chỗ ngồi, trẻ thường hay chơi một mình, khả năng định hướng, quan sát sự
vật hiện tượng xung quanh bị hạn chế, khả năng tập trung chú ý khơng được lâu , ít
hịa đồng với bạn bè.

* Thuận lợi
- Hiện nay Trường Mẫu giáo Hoa Sen được xây dựng khang trang, có mơi trường
ngồi lớp học với nhiều khu vui chơi như khu vui chơi vận động, khu vườn cổ tích,
khu vực vườn rau, vườn hoa…, mơi trường trong lớp có đầy đủ đồ dùng đồ chơi,
trang trí đẹp mắt theo chủ đề.
- Được sự quan tâm của phòng giáo dục, các cấp ủy đảng xã Cư Klơng, Ban giám
hiệu đã có chế độ chính sách cho học sinh khuyết tật cũng như giáo viên dạy hịa
nhập trẻ.
- Bản thân ln trau dồi chun mơn qua các buổi tập huấn các chuyên đề tại nhà
trường, tại phòng giáo dục, học hỏi kinh nghiệm trường bạn.
- Là giáo viên lâu năm tôi luôn yêu mến trẻ, nhiệt tình trong cơng việc, học hỏi, tìm
tịi, nâng cao trình độ chun mơn và ln có tinh thần tổ chức các hoạt động.
- Lớp được bố trí 2 giáo viên với trình độ trên chuẩn.
- Các đồng nghiệp ln nhiệt tình giúp đỡ trong tìm hiểu các biểu hiện và các
phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ trong lớp được gần gũi, không phân biệt đối xử.
- Nhận được sự phối kết hợp của phụ huynh để có phương pháp giáo dục trẻ tại nhà
cũng như tại trường có kết quả tốt nhất.
* Khó khăn
- Trường mẫu giáo Hoa Sen nằm trên địa bàn xã Cư Klông, là một xã xa trung tâm
huyện nên việc tiếp cận các chuyên đề tại phịng giáo dục gặp khó khăn.
- Trẻ khuyết tật lớp tôi đang sống chung với ông bà, bố mẹ ly hôn, bố đi làm ăn xa
nên việc giáo dục tại gia đình chưa được quan tâm nhiều.

-5-


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

- Tác giả Triệu Thị Hạnh


- Đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo chuyên sâu về giáo dục khuyết tật, việc áp
dụng giáo dục hịa nhập vào chương trình cịn hạn chế và cần có thời gian nên ảnh
hưởng không nhỏ đến giáo dục chung của cả lớp.
- Đây là lần đàu tiên tôi tham gia dạy giáo dục hịa nhập nên q trình lên kế hoạch
cũng như hiểu biết về trẻ khuyết tật còn hạn chế.
- Trẻ năm đầu đến lớp chưa quen môi trường giáo dục mầm non, trẻ tham gia các
hoạt động cịn bỡ ngỡ, ít chú ý.
Khi nghiên cứu đề tài, tôi xây dựng phiếu đánh giá khả năng và nhu cầu của trẻ
khảo sát một số nội dung như sau:
Phiếu đánh giá khả năng và nhu cầu của cháu Trần Đặng Thiên Đức
Thời điểm đánh giá tháng 9/2020
NỘI DUNG

1. Về thể chất:
 Bình thường
 Khơng bình thường
Vận động:
 Bình thường
 Khó khăn
Sức khoẻ:
 Tốt
 Trung bình
 Yếu
2. Ngơn ngữ/giao tiếp
- Vốn từ:
 Nhiều  Trung bình
 Ít
 Khơng có
- Ngơn ngữ diễn đạt:
 Từ

 Câu đơn
 Câu phức
- Thái độ giao tiếp:
 Chủ động  Hợp tác  Vụng về
Thụ động  Thờ ơ
 Lảng tránh
3. Tri giác và định hướng trong khơng gian
Nhìn:
Định hướng trong khơng gian :
 Nhìn hơi khó khăn
Tốt 
Nhìn rất khó khăn
Khá 
Khơng nhìn thấy gì
Trung bình 
Yếu 
4. Nhận thức / học tập:
- Khả năng nhận biết sự vật, hiện tượng xung quanh (qua trả lời câu hỏi, biết tên
gọi những người xung quanh trong gia đình, địa chỉ, đồ vật) có  khơng  ít 
- Khả năng ghi nhớ  bình thường

kém
- Khả năng nhận biết sơ đẳng về tốn: đếm xi từ 1-5 
- Nhận biết một số hình đơn giản
Tam giác  hình vng  tròn  chữ nhật
- Chú ý:  Bền vững/  Không bền vững  Tập trung/ Không tập trung
-6-


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo


- Tác giả Triệu Thị Hạnh

- Hành vi/ tính cách:
 Bình thường
 Khơng bình thường
5. Khả năng tự phục vụ
Ăn, uống:
 Tự ăn, uống
 Cần trợ giúp
Vệ sinh cá nhân:  Tự làm
 Cần trợ giúp
Mặc quần áo:
 Tự mặc
Cần trợ giúp
Dựa trên những thông tin trên phiếu đánh giá nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết
tật tôi tổng hợp đánh giá chung mức độ về các mặt phát triển của trẻ như sau:
Bảng khảo sát đánh giá nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật
TT
1
2
3
4
5
6

Nội dung đánh giá

Mức độ đạt được của trẻ khuyết tật
Tốt

Khá
Trung bình Yếu
x
x
x
x
x
x

Phát triển thể chất
Khả năng tri giác
Khả năng tự phục vụ
Khả năng ngơn ngữ/giao tiếp
Khả năng nhận thức
Khả năng hịa nhập cùng các
bạn

Qua bảng khảo sát, các nội dung đánh giá cịn ở mức thấp nên tơi cố gắng tìm ra
các giải pháp giúp trẻ khuyết tật tham gia học hòa nhập cùng các bạn và tham gia
các hoạt động cùng cô để lĩnh hội các kiến thức kỹ năng của xã hội. Đồng thời giúp
cho bản thân cũng như đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm trong cơng tác giáo dục.
Tùy thuộc mức độ, đặc điểm khuyết tật của trẻ và năng lực của bản thân, tơi đã tìm
hiểu và đưa ra các giải pháp phù hợp với sự phát triển của cháu Đức.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
- Qua quá trình nghiên cứu tơi tìm tịi, đọc tài liệu để đưa ra những giải pháp phù
hợp và đạt hiệu quả giáo dục cho cháu Thiên Đức hịa nhập với mơi trường giáo
dục.
- Nhằm hình thành các kỹ năng, phát triển các mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ
được tốt hơn

- Các giải pháp thành cơng giúp cho trẻ hình thành xúc cảm, tình cảm tích cực vào
cuộc sống gia đình và xã hội sau đó sẽ nhận được sự tin tưởng của phụ huynh về
việc giáo dục hòa nhập tại trường mầm non.

-7-


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

- Các giải pháp đưa ra được sự góp ý cũng như học tập để áp dụng cho những năm
tiếp theo.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Là một giáo viên phụ trách lớp có trẻ khuyết tật, tơi tìm hiểu về hồn cảnh cũng
như đặc điểm khuyết tật của trẻ. Việc đánh giá khảo sát có vai trị quan trọng giúp
giáo viên biết được những kiến thức kỹ năng trẻ đạt ở mức độ nào và xây dựng kế
hoạch hòa nhập phù hợp cho trẻ.
Thực hiện kế hoạch số 45-KH/TrMGHS về việc thực hiện nhiệm vụ năm học của
trường ngày 22 tháng 10 năm 2021, và kế hoạch số 65-KH/CMTrMGHS về kế
hoạch chuyên môn năm học 2020-2021, tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch năm
học giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật.
Tôi lên kế hoạch theo tháng, tuần và ngày theo từng chủ đề khác nhau. Đối với
cháu Thiên Đức khuyết tật nhìn (Thị giác), khả năng quan sát mọi vật xung quanh
của cháu gặp khó khăn vì thế tơi lên kế hoạch phù hợp để trẻ được lĩnh hội kiến
thức tốt nhất, thỏa mãn phát triển năng lực và các nhu cầu khác.
Thực hiện kế hoạch chung của nhà trường theo từng chủ đề khác nhau tôi xây
dựng kế hoạch cá nhân dành cho trẻ khuyết tật ở mức độ vừa sức với trẻ lựa chọn
nội dung phù hợp với đặc thù khuyết tật của trẻ nhằm giúp trẻ phát triển dần dần

các mặt phát triển.
Ví dụ: Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật chủ đề Trường Mầm non

Chủ đề nhánh

Mục tiêu
1. Phát triển thể chất:
*Vận động thơ:
- Thực hiện được vận động
tung bóng, bật tại chỗ, đập
và bắt bóng
* Vận động tinh:
- Rèn kỹ năng vẽ theo mẫu
đơn giản, tô màu

Ngày hội đến trường
Đồ dùng đồ chơi bé thích
Cơ giáo và các bạn
Bé vui hội trăng rằm
Nội dung
1. Phát triển thể chất:
- Tung bóng. ( Bóng to)
- Bật tại chỗ
- Đập và bắt bóng.

1 tuần
1 tuần
1 tuần
1 tuần
Hoạt động

1. Phát triển thể chất:
- Hoạt động học:
- Hoạt động thể dục
sáng
- Hoạt động trị chơi
ngồi trời

- Cho trẻ cầm bút vẽ cùng

- Hoạt động học
-8-


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

- Rèn khả năng khéo léo
của đôi bàn tay.
2. Phát triển tình cảm kỹ
năng xã hội.
- u q cơ giáo và các
bạn.
- u thích và biết giữ gìn
đồ dùng đồ chơi của lớp.

3. Phát triển thẩm mỹ
- Trẻ khuyết tật biết vẽ theo
mẫu và theo sở thích, biết
giữ gìn sản phẩm đẹp.
- Trẻ biết hát cùng các bạn
- Tre thích thú khi được

nghe hát, thích được chơi
trị chơi âm nhạc

4. Phát triển ngôn ngữ.
- Đọc thơ theo bạn, kể về
trường lớp mầm non.

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

2. Phát triển tình cảm kỹ
năng xã hội
- Cháu giao tiếp với cơ
giáo và bạn bè trong lớp.
- Cháu tham gia lựa chọn
góc chơi theo ý thích
3. Phát triển thẩm mỹ
- Vẽ quả bóng
- Tơ màu lồng đèn.
- Tơ màu cơ giáo và các
bạn
-Tập hát và vận động bài
“ Vui đến trường”, “Em đi
mẫu giáo”, “ Cô giáo’.
- Nghe hát các bài : “
Trường em”, “Cô mẫu
giáo mến thương”, “ Đi
học”.
- Chơi các trò chơi âm
nhạc : “Ai nhanh nhất”,
“Làm theo hiệu lệnh”.

4. Phát triển ngôn ngữ
- Nghe kể chuyện đọc thơ:
Thơ “ Nghe lời cô giáo” , ‘
Bé tới trường’, “ Trăng
sáng”, truyện “Món q
tặng cơ giáo”
- Trong các hoạt động vệ
sinh, ăn, ngủ của trẻ

2. Phát triển tình cảm
kỹ năng xã hội
- Giờ hoạt động góc
- Sinh hoạt hàng ngày
- Các hoạt động trong
ngày.
3. Phát triển thẩm mỹ
- Hoạt động học
- Trong hoạt động âm
nhạc
- Trong hoạt động góc.
- Trong hoạt
ngồi trời.

động

- Trong hoạt động âm
nhạc
- Trong hoạt động góc.
4. Phát triển ngôn
ngữ

- Hoạt động học
- Hoạt động chơi

- Bày tỏ nhu cầu mong
- Sinh hoạt hàng ngày
muốn, tình cảm của bản
- Hoạt động lao động
thân bằng lời nói.
- Biết chào hỏi lễ phép -Trẻ chào hỏi vào giờ đón
trả trẻ
- Đón và trả trẻ
trong giao tiếp

-9-


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

5. Phát triển nhận thức.
- Biết tên trường, lớp, tên
cô giáo và các bạn trong
lớp.
- Biết các khu vực trong
lớp, công việc của cô giáo
trong trường mầm non.
- Biết về ngày khai giảng
- Biết được một số đồ chơi
trong trường

- Tác giả Triệu Thị Hạnh


5. Phát triển nhận thức.
- Khám phá về “ Ngày hội
đến trường”, “Trường
Mầm Non và lớp học của
bé”,
“ Bé vui Tết Trung Thu”
- Tìm hiểu cơng việc của
các giáo viên, nhân viên
trong trường mầm non
- Tìm hiểu về một số dồ
dùng đồ chơi trong lớp
- Nhận ra hình trịn.
- Dạy trẻ nhận biết hình
- Biết đếm đến 5 trên các tròn
đồ dùng, đồ chơi, nhận ra - Nhận biết đồ dùng đồ
số lượng 1, nhận dạng được chơi có số lượng 5
chữ số 1.
- Dạy trẻ so sánh nhận biết
sự bằng nhau về số lượng
của hai nhóm đồ vật.

5. Phát triển nhận
thức.
Hoạt
động
KPKH.

học:


- Sinh hoạt hàng ngày
- Hoạt động học

Hoạt động học: toán
Hoạt động chơi
Hoạt động chơi góc
học tập

Trên đây là kế hoạch giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật chủ đề Trường Mầm non,
và đối với những chủ đề khác tôi cũng thực hiện xây dựng kế hoạch tương tự, tôi
lựa chọn mục tiêu, nội dung và tổ chức khác nhau sao cho phù hợp với trẻ khuyết
tật. Thông qua kế hoạch tháng ( từng chủ đề), tôi lên kế hoạch tuần sắp xếp nội
dung bài học dành cho trẻ khuyết tật sao cho phù hợp với trẻ bình thường trong lớp.
Các bài học có sự xen kẽ các hoạt động học và chơi lẫn nhau để tạo ra sự mới lạ
cho trẻ hoạt động từ dễ đến khó. Từ đó tơi thiết kế bài dạy trong ngày sinh động, sử
dụng các hình ảnh, đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ và vừa với tầm mắt của trẻ.
Ví dụ: Kế hoạch hoạt động giáo dục trong tuần cho trẻ khuyết tật chủ đề Động vật
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG GIA ĐÌNH
Thứ
Thứ hai
Thứ ba Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Hoạt
động
ĐĨN
- Đón trẻ: giáo viên nhẹ nhàng ân cần đón trẻ
TRẺ
- Điểm danh :


- 10 -


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

ĐIỂM
DANH

THỂ
DỤC
SÁNG
HOẠT
ĐỘNG
HỌC

- Trẻ Tập kết hợp với bài hát: “Con gà trống”

KPKH:
Tìm hiểu về
một số con
vật
sống
trong gia đình
HOẠT HĐCCĐ:
ĐỘNG - Quan sát
NGỒI tranh về các
TRỜI
con vật ni

trong gia
đình.
TCVĐ:
Cáo và thỏ
TCDG:
Lộn cầu vồng
Chơi tự do

TD :
Tốn:
VH:
TH :
Bật
xa- Số 5 ( t2).
Truyện:
Vẽ, tô màu
Ném xa –
Cáo, thỏ,
con mèo.
Chạy nhanh
gà trống
10m
HĐCCĐ:
HĐCCĐ
HĐCCĐ Hoạt động
Tìm hiểu
- Làm quen - Làm con chủ đích:
một số món với thêm
trâu từ lá
Trị chuyện

ăn được chế bớt trong
bàng
về con mèo
biến từ thịt phạm vi 5
TCVĐ :
TCVĐ :
động vật
TCVĐ:
Cáo và thỏ Tạo dáng
TCVĐ:
Cáo và thỏ. TCDG:
TCDG:
Cáo và thỏ TCDG:
Kéo cưa
Kéo cưa lưà
TCDG:
Lộn cầu
lừa xẻ.
xẻ.
Kéo cưa lừa vồng.
Chơi tự Chơi tự do.
xẻ.
Chơi tự do do
Chơi tự do
1. Góc phân vai.
HOẠT 2.Góc xây dựng.
ĐỘNG 3.Góc học tập và sách.
GĨC
4.Góc nghệ thuật.
5. Góc thiên nhiên.

Vệ sinh - Trẻ làm vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn.
Ăn trưa - Cô giáo giới thiệu các món ăn có chất dinh dưỡng cho trẻ..
Ngủ
- Cho trẻ ngủ trưa đủ giấc, phịng thống, mát, sạch sẽ, có đủ ánh sáng
trưa
HOẠT - Tơ màu Làm quen Vẽ con Làm quen bài
H&VĐ: “
ĐỘNG con mèo
truyện
mèo
hát “ Gà trống, Gà trống, mèo
CHIỀU Bình cờ
Cáo, thỏ,
mèo con và
con và cún con”
gà trống
cún con”

- 11 -


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

Trả trẻ

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

Vệ sinh cá nhân, lấy đồ dùng cá nhân
Chào cô giáo chào bố mẹ


Giải pháp này được thành công tùy thuộc vào điều kiện thực tế của trẻ và năng
lực của giáo viên lên kế hoạch phù hợp với đặc điểm của trẻ khuyết tật và bối cảnh
trường mẫu giáo Hoa Sen.
Giải pháp 2: Tạo mơi trường giáo dục hịa nhập thân thiện cho trẻ khuyết tật.
Nhằm tạo ra mơi trường thân thiện kích thích cho việc học tập và tích cực tham
gia các hoạt động học tập của trẻ trong lớp; trẻ có được cảm giác an toàn; trẻ cùng
các bạn hợp tác, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau. Việc tạo ra môi trường cho trẻ hết sức
quan trọng về cả môi trường vật chất lẫn môi trường tâm lý thân thiện, chia sẻ hợp
tác và vòng tay bạn bè. Để giúp trẻ tập trung vào các hoạt động và giúp trẻ quan sát
được bài học trong các hoạt động dễ dàng tôi đưa ra một số biện pháp là:
Thứ nhất: Tạo môi trường vật chất giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
Trường mẫu giáo Hoa Sen trong những năm qua việc xây dựng cơ sở vật chất
luôn được coi trọng và đạt được nhiều kết quả cao trong các hội thi như: Giải Nhất
trong hội thi “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” cấp huyện, giải nhất hội
thi “ Xây dựng môi trường Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc vùng thiểu số”
cấp huyện, được Bộ giáo dục tặng bằng khen trong “ Xây dựng trường Mầm non
lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2021. Chính vì lợi thế đó tơi ln khơng
ngừng học tập và xây dựng mơi trường giáo dục cho nhà trường và đặc biệt là tạo
mơi trường giáo dục an tồn mới lạ cho trẻ khuyết tật.
Với cháu Đức là khuyết tật về Thị giác nên tôi luôn quan tâm việc xây dựng môi
trường trong và ngồi lớp học.
+ Mơi trường ngồi lớp học tơi tổ chức cho cháu được tham gia chơi các hoạt động
ngoài trời khám phá đồ chơi, khám phá vườn rau, vườn hoa, vườn cổ tích sẵn có và
được tu sửa hàng ngày, hàng tháng phù hợp với sự kiện, chủ đề.

- 12 -


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo


- Tác giả Triệu Thị Hạnh

Cháu Đức cùng các bạn quan sát vườn hoa, vườn rau

+ Với môi trường trong lớp tơi ln bố trí sắp xếp các đồ dùng đồ chơi phù hợp với
tầm mắt của trẻ. Hình ảnh trên các mảng tường hay trang trí các góc rõ ràng màu
sắc nổi bật cụ thể có nội dung rõ ràng dễ hiểu. Lựa chọn làm các đồ chơi to, đẹp
mắt, màu sắc đa dạng cho trẻ được tham gia chơi hoạt động góc, trẻ biết chơi cùng
bạn, tham gia các hoạt động một cách tích cực. Tơi ln tìm kiếm hình ảnh sinh
động, đủ lớn để trẻ quan sát.
Trong tất cả các hoạt động tôi luôn cho trẻ ngồi ở vị trí gần và dễ quan sát, theo
dõi tạo điều kiện tốt nhất để trẻ học tập.
Ví dụ: Khi tham gia hoạt động ngồi trời cơ giáo ln quan tâm trẻ, theo sát, nhẹ
nhàng gần gũi ân cần với trẻ, cho trẻ được chơi với nhóm bạn và cảm thấy thích thú
vui vẻ hịa nhập khi tham gia chơi đồ chơi ngồi trời. Trẻ ln phấn khích khi được
tham gia chơi ngồi trời, nên tơi cũng dành thời gian cho trẻ thường xuyên được
chơi để trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái mỗi khi đến lớp. Đôi lúc cháu nói với tơi “Cơ
ơi vui lắm” là tơi thấy rất vui.

- 13 -


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

Hình ảnh cháu Thiên Đức chơi hoạt động ngoài trời

Đặc điểm của cháu Đức là khả năng
nhìn gặp khó khăn và khả năng chú ý

có chủ định còn kém nên việc chuẩn
bị đồ dùng đồ chơi giúp cho khả năng
của cháu được thể hiện tốt là rất cần
thiết. Khi trẻ được làm đồ dùng đồ
chơi giúp trẻ phát triển khả năng tư
duy, chú ý ghi nhớ, và khéo léo của
đôi tay. Đồ chơi đẹp, phong phú và
phù hợp với các góc chơi, ln cuốn
hút trẻ tham gia chơi tích cực và ln
đảm bảo an tồn với trẻ. Vị trí ngồi
của trẻ tơi ln cho trẻ ngồi gần cô và
để phương tiện dạy học vừa tầm mắt,
dễ quan sát nhất.
Ví dụ: Tận dụng những chiếc hộp
bánh để tạo ra cái trống cho trẻ chơi ở

- 14 -

Sản phẩm tạo hình của cháu
Đức


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

góc âm nhạc. Hay trẻ chơi với những chiếc lá cây cho trẻ thực hiện tạo hình con
bướm, con chuồn chuồn dưới sự hướng dẫn của cơ tạo ra bức tranh trang trí giúp
trẻ hịa nhập cùng cô và bạn bè. Khi trẻ tạo ra được trẻ sẽ thấy được thoải mái tự tin
hơn và ngày càng muốn được tham gia các hoạt động. Trong hoạt động tạo hình trẻ

được sử dụng màu nước để vẽ lên bức tranh của mình.
Tạo ra mơi trường vật chất dành cho trẻ là việc thường xuyên tôi làm, mỗi ngày
lên lớp tôi sử dụng những đồ dùng đồ chơi đó để truyền đạt kiến thức cho cháu một
cách tốt nhất.
Sản phẩm của cháu Đức

Thứ hai: Tạo môi trường xã hội thân thiện, yêu thương và gắn bó giúp trẻ
khuyết tật hòa nhập với trường mầm non.
Theo nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow những nhu cầu căn bản của con
người được thể hiện bằng “Bậc thang nhu cầu căn bản của con người” như sau:

- 15 -


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

Có thể thấy rằng con người sinh ra đều có một số nhu cầu căn bản như nhau,
khơng ai khơng thể tự đáp ứng tồn bộ những nhu cầu đó, nó cần có một cộng đồng
xã hội giúp đỡ. Một trong những nhu cầu quan trọng nhất đó là sự yêu thương và
cần được yêu thương. Và đối với trẻ khuyết tật cũng vậy cần được quan tâm hơn
hết, trẻ cũng có những nhu cầu cơ bản như đứa trẻ bình thường, cần có bạn và sự
yêu thương lớn hơn so với những trẻ khác.
Xây dựng được một mơi trường u thương, gắn bó dành cho trẻ khuyết tật đó
là sự tương tác về tâm lý, tình cảm giữa trẻ - trẻ, trẻ- giáo viên, giáo viên- giáo viên
và nhiều mối quan hệ trong trường mầm non.
Thể hiện trách nhiệm của một cô giáo mầm non, tôi luôn nhận thức được rằng
với trẻ mầm non nhu cầu yêu thương rất cao vì vậy với trẻ khuyết tật trong mọi
hoạt động tôi luôn tạo cảm giác an tồn, thoải mái, vui vẻ, thường xun trị

chuyện, âu yếm vỗ về, yêu thương gắn bó, gần gũi. Với hồn cảnh của cháu Thiên
Đức hiện nay sống cùng ơng bà, bố đi làm xa, mẹ và bố đã li dị lúc cháu cịn nhỏ vì
vậy cháu cần được bù đắp nhiều hơn so với những trẻ bình thường.
Ví dụ: Vào giờ đón và trả trẻ tơi ln tươi cười vui vẻ, thể hiện lời chào yêu
thương bằng nhiều cách khác nhau lựa chọn hình ảnh chào buổi sáng mà trẻ trích
như ơm hơn, đập tay, thả tim, nhún nhảy, ... trẻ cực kỳ thích thú. Khơng q khó
khăn và ít tốn kém, với cách chào hỏi sáng tạo và thú vị như vậy không chỉ lan tỏa
niềm yêu thương của cơ giáo mà cịn chính các bạn nhỏ tiếp thêm năng lượng cho
người mẹ hiền thứ 2. Giờ đây với trẻ lớp tôi “Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui”
và đó cũng là mong mỏi của các cơ và bố mẹ.

- 16 -


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

Hình ảnh lời chào buổi sáng

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

Giờ trả trẻ

Ví dụ: Hoạt động học: tơi thường xun cho trẻ ngồi gần tôi và hỏi trẻ với câu
hỏi dễ, nhẹ nhàng, tươi cười và thường xuyên cho các bạn vỗ tay khen trẻ. Cô cũng
không quen động viên, chúc mừng khen ngợi trẻ tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ, thích
thú và được hịa đồng với bạn bè.
Với bạn bè trong lớp tôi luôn giáo dục tất cả cháu biết chơi hòa đồng và giúp đỡ
bạn trong học tập cũng như các hoạt động. Tạo ra môi trường thân thiện để trẻ được
hòa nhập cùng các bạn, xây dựng nhóm bạn chơi cùng trẻ, biết chia sẻ, giúp đỡ bạn.
Ví dụ thơng qua hoạt động góc trẻ chơi cùng nhóm bạn, trị chuyện vui vẻ, tham gia

các vai chơi như bố con; mẹ con; cô giáo học sinh thể hiện tình cảm u thương.
Việc xây dựng mơi trường lớp học hạnh phúc để trẻ đến trường luôn cảm thấy được
che chở, yêu thương đặc biệt quan trọng với trẻ khuyết tật. Ở mọi lúc mọi nơi tôi
luôn quan tâm chăm sóc trẻ, vì cháu thiếu thốn đi tình cảm của mẹ nên tôi càng cố
gắng trở thành người mẹ thứ hai của cháu, đúng với câu “Cô giáo như mẹ hiền” để
cháu đến lớp có tâm thế vui vẻ, thoải mái được an tồn. Ví dụ: Trong giờ ăn tôi
luôn để trẻ ngồi gần cô để dễ dàng theo dõi và có sự giúp đỡ, nhắc nhở nhiều hơn.
Giờ ngủ tôi cũng cho cháu được ngủ gần cô vừa thể hiện sự u thương ơm ấp trẻ
và trị chuyện để hiểu trẻ nhiều hơn. Hay trong lúc rửa tay tơi cũng cho trẻ ở vị trí
gần cơ để quan sát và chỉ dẫn tỉ mỉ cẩn thận hơn.

- 17 -


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

Trong lớp học tôi luôn xây dựng hình ảnh lớp học vui nhộn, khơng khí lớp vui
tươi, ấm áp, khi trẻ thực hiện được một bài tập nào thì cơ cho cả lớp tun dương
kịp thời. Sử dụng lời khen nhiều hơn, tránh chê bai trẻ ở các hoạt động. Lớp học
hai giáo viên nên lúc nào hai cơ cũng tạo bầu khơng khí vui vẻ, nói chuyện nhẹ
nhàng.

Cháu Thiên Đức vui vẻ chơi cùng các bạn

Đối với gia đình tơi thường xun trao đổi với bà nội của cháu, là người chăm
Nhu cầu để phátsóc cháu ở nhà. Giáo dục cháu biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với ông bà, và
triển nhân cách
gia đình cũng dành tình cảm cho cháu, quan tâm đến cháu về vật chất cũng như tinh

thần nhiều hơn. Tôi trao đổi về tình hình các hoạt động của cháu trên lớp, tuyên
truyền đến ông bà cách giáo dục cháu ở nhà phù hợp đặc điểm khuyết tật của cháu.
Vì bố cháu đi làm xa nên tôi thường xuyên cho cháu được nói chuyện với bố qua
điện thoại vào buổi trưa để gắn kết tình cảm của bố con nhiều hơn.
Sau thời gian áp dụng giải pháp thì cháu đã tự tin, mạnh dạn chia sẻ, giao lưu
cùng các bạn trong lớp. Mỗi ngày đến lớp cháu luôn vui vẻ, yên tâm và được thoải
mái tham gia các hoạt động cùng các bạn.
Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục hịa nhập sử dụng phần mềm
cơng nghệ thơng tin
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học mầm non là một hình
thức giáo dục vơ cùng tiện lợi và hữu ích. Tơi thường xun truy cập mạng để tìm
hiểu và thiết kế một số hình ảnh hay những trò chơi trong bài giảng powerpoit tạo
hứng thú cho cháu tham gia hoạt động và phù hợp với đặc thù khuyết tật của cháu.

- 18 -


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

Trước đây vì khuyết tật thị giác nên cháu Đức chỉ tri giác các hành động bằng bằng
thanh, thực hiện các hoạt động chủ yếu là nghe, làm theo. Chính vì vậy khả năng
nhận thức về các hoạt động khơng chính xác nên tơi ứng dụng các trị chơi về tốn,
trị chơi, câu đố hay trị chơi âm nhạc trong các phần mềm đã có hình ảnh to, rõ
ràng để trẻ tri giác chính xác khi sử dụng giải pháp kích thích tư duy cho cháu
nhanh nhẹn hơn, thông minh hơn. Tôi luôn hướng đến việc tạo ra các trò chơi thu
hút trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”. Thiết kế bài học sử dụng phần mềm thực hiện
chung cho cả lớp, tuy nhiên theo mục đích của bài học tơi dành riêng hình ảnh sinh
động, dễ nhìn và kèm với câu hỏi đơn giản cho cháu. Tìm kiếm hình ảnh trên máy

tính bằng phần mềm được dễ dàng, phong phú hơn và có thể lồng được âm thanh
mà có thể thực tế khó tìm được.
Sau đây là một số ví dụ: Thiết kế trị chơi vịng quay kì diệu, tùy thuộc vào
chủ đề giáo dục tơi thực hiện gắn hình
ảnh và bài nhạc phù hợp nhằm mục
đích mở rộng cho trẻ hiểu biết về mơi
trường xung quanh. Trong bài giảng
tơi sử dụng hình ảnh to, ngộ nghĩnh
mới lạ và vừa sức với trẻ.
+ Chủ đề động vật tơi gắn hình ảnh
con voi, con bướm, con vịt gắn với
các bài hát liên quan đến hình ảnh, trẻ
vừa biết được con vật đó và vừa hát
được bài hát liên quan. Sử dụng câu
hỏi dễ hiểu đối với cháu để cháu trả
lời, nếu cháu trả lời chưa đúng thì sẽ
nhờ bạn khác trả lời và cháu sẽ nói
Hình ảnh trị chơi Vịng quay kì diệu
lại.
+ Chủ đề giao thơng cơ sẽ tải các hình ảnh các phương tiện giao thơng lên và cho
trẻ bấm vịng quay, mũi tên chỉ vào phương tiện nào trẻ sẽ trả lời và hởi trẻ: Đây là
phương tiện giao thông đường nào? Và hởi trẻ: có bài hát nào về phương tiện giao
thơng đường bộ? với câu hỏi này có thể trẻ không trả lời được sẽ nhờ bạn giúp và
cả lớp sẽ cùng hát bài hát đó.
Sử dụng phần mềm powerpoit trong hoạt động học: làm quen với toán, bài thơ,
câu chuyện, câu đố hay khám phá môi trường xung quanh. Trẻ được làm quen, tìm
hiểu và khám phá các bài thơ, câu chuyện thơng qua máy tính. Kết hợp với những
- 19 -



Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

âm thanh hình ảnh sống động kích thích trẻ tham gia vào hoạt động học một cách
tốt nhất.
Trong tiết dạy thơ Quạt cho bà ngủ: vì mục đích bài dạy là hoạt động chung của
lớp nên tơi sẽ tìm kiếm hình ảnh to, đẹp mắt, sinh động cho trẻ khuyết tật quan sát,
cháu được ngồi ở vị
trí gần nhất dễ quan
sát nhất. Trong bài
dạy tơi cũng sử
dụng câu hỏi dễ
dàng cho trẻ: Bạn
nhỏ đang làm gì? Có
ai đây? Song song
với câu hỏi tơi chỉ
thước vào cái quạt
và người bà để cháu
biết được câu trả lời
nhanh nhất. Với
những mơn học
khác cũng tương tự
tơi thay đổi hình
thức và sử dụng
hình ảnh hấp dẫn trẻ
thu hút trẻ chú ý tập
trung vào các hoạt
Hình ảnh bài thơ Quạt cho bà ngủ
động

- Với trị chơi câu đố thì tơi chọn hình ảnh rõ nét, lựa chọn câu đố dễ, và kèm theo
câu trả lời. Thực hiện: cho trẻ được chọn ơ số mình thích, cơ sẽ giúp trẻ cùng bấm
và chuyển về câu đố, sau đó cơ đọc câu đố lên trẻ trả lời. Nếu trẻ chưa trả lời được
sẽ nhờ bạn khác giúp đỡ rồi trẻ sẽ nói lại và cũng dành cho bạn một tràng vỗ tay.

- 20 -


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

+

Hình ảnh câu đố trực tuyến

Đối với dạy trẻ
làm quen với tốn
thì tơi cũng lựa chọn hình ảnh gần gũi, sinh động và có sự biến hóa di chuyển của
hình ảnh tạo sự thay đổi trong q trình học tâp. Đầu tiên sẽ có một quả cam nhảy
ra, tiếp là 2 rồi 3, 4 cứ như vậy cô cho trẻ đếm theo và đọc số cùng cả lớp.
Hình ảnh bé học tốn

Được tơn trọngQua
và sựmột thời gian áp dụng giải pháp tôi nhận thấy được q trình lĩnh hội kiến thức
quan tâm của xã
hộicháu có tiến bộ rõ rệt. Với những hình ảnh to, đẹp mắt, sinh động nên luôn
của

cuốn hút trẻ vào các hoạt động sử dụng công nghệ thông tin cho trẻ khuyết tật

mang lại hiệu quả thiết thực, vì trên mạng các hình ảnh dễ tìm kiếm, dễ thay đổi
theo mục đích bài dạy nên với trẻ khuyết tật thị giác như cháu Đức đã có được kiến
thức kỹ năng nhất định. Trẻ đã tập trung, chú ý hơn và đã hòa nhập được cùng với
bạn bè trong lớp nhiều hơn.
Lưu ý:
Trong q trình thực hiện tơi ln quan tâm đến khả năng lĩnh hội của trẻ
khuyết tật để qua đó có những biện pháp hỗ trợ tích cực nhằm khai thác triệt để

- 21 -


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

việc áp dụng các giải pháp vào thực tiễn phù hợp cho năng lực phát triển của trẻ.
Việc thực hiện các hoạt động trong ngày được tổ chức giáo dục hòa nhập chung với
cả lớp để đảm bảo cho quá trình giáo dục cho tất cả các trẻ. Mỗi ngày tôi dành 1015 phút để hướng dẫn riêng cho trẻ, tùy vào bài học tôi lựa chọn câu hỏi đơn giản,
dễ hiểu, gần gũi, nói to, chậm, rõ ràng, các động tác dứt khoát kèm hình ảnh đẹp, lạ
cho trẻ khuyết tật. Sau giờ hoạt động chung tôi luôn động viên, cổ vũ, tuyên dương
trẻ tích cực hoạt động, tạo niềm tin, an tồn mỗi khi trẻ đến lớp.
Căn cứ vào sự tiến bộ của trẻ được đánh giá về nhu cầu, khả năng của trẻ trong
các hoạt động tôi thay đổi, điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức
cho phù hợp với trẻ khuyết tật. Trong cùng một hoạt động như nhau, nhưng điều
chỉnh ở mức độ thực hiện các hoạt động cho phù hợp với cả hai đối tượng, qua đó
củng cố, mở rộng kiến thức và đa dạng hóa các nhiệm vụ nhận thức của trẻ khuyết
tật cho phù hợp với khả năng của trẻ. Với trẻ khuyết tật tôi giảm bớt độ thông tin
trừu tượng, chỉ yêu cầu trẻ nắm được nội dung chính của hoạt động.
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp giải pháp
Các giải pháp có sự liên hệ chặt chẽ, có mối quan hệ qua lại với nhau cùng

chung mục đích giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non. Trẻ
khuyết tật có thực sự hịa nhập được với mơi trường giáo dục hay khơng đó là sự
kết hợp hài hịa giữa các giải pháp với nhau. Chính vì thế, giải pháp 1 là “ Xây
dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật” hỗ trợ cho việc tạo môi trường
giáo dục lành mạnh, mới lạ, phong phú và ngược lại khi giải pháp 2 là “Tạo mơi
trường giáo dục hịa nhập thân thiện cho trẻ khuyết tật” được thực hiện thành cơng
tạo cơ sở cho q trình nghiên cứu kế hoạch bài dạy ở giải pháp 1 đạt mục tiêu. Khi
đã lên kế hoạch cá nhân, đã tạo môi trường ở hai giải pháp trên thì việc lựa chọn ở
giải pháp 3 là “ Tổ chức các hoạt động giáo dục hịa nhập sử dụng phần mềm cơng
nghệ thơng tin” được thuận lợi hơn.
Các giải pháp này sẽ đan xen lẫn nhau và được thực hiện xuyên suốt trong quá
trình tổ chức giáo dục giúp cho trẻ khuyết tật phát triển đày đủ về 5 mặt và hòa
nhập được với cộng đồng xã hội đặc biệt là trường mầm non.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và
hiệu quả ứng dụng
Việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi có sự
phối hợp nhịp nhàng với đồng nghiệp nhằm phát huy tính tích cực, thế mạnh của
cháu giúp cháu được phát triển bình thường như các bạn cùng trang lứa. Sau 6

- 22 -


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

tháng tôi nghiên cứu và đưa các giải pháp vào quá trình giáo dục thì kết quả của các
giải pháp đánh giá được sự tiến bộ của trẻ thông qua hai bảng khảo sát sau:
Bảng khảo sát thời điểm tháng 9/ 2020
TT

Nội dung đánh giá
1
2
3
4
5
6

Phát triển thể chất
Khả năng tri giác
Khả năng tự phục vụ
Khả năng ngơn ngữ/giao tiếp
Khả năng nhận thức
Khả năng hịa nhập cùng các
bạn

Bảng khảo sát thời điểm tháng 3/2021
TT
Nội dung đánh giá
1
2
3
4
5
6

Phát triển thể chất
Khả năng tri giác
Khả năng tự phục vụ
Khả năng ngơn ngữ/giao tiếp

Khả năng nhận thức
Khả năng hịa nhập cùng các
bạn

Mức độ đạt được của trẻ khuyết tật
Tốt
Khá
Trung bình Yếu
x
x
x
x
x
x

Mức độ đạt được của trẻ khuyết tật
Tốt
Khá
Trung bình Yếu
x
x
x
x
x
x

Qua hai bảng khảo sát có thể thấy được rằng, mức độ đạt được của trẻ có sự tiến
bộ rõ rệt.
- Trẻ phát triển thể chất về vận động tinh và vận động thơ đã có sự thay đổi. Trẻ
thực hiện tốt hơn các bài tập vận động, khéo léo trong các kỹ năng.

- Khả năng tri giác về xung quanh được tốt hơn, trẻ đã định hướng được không gian
dưới sự hướng dẫn của cô giáo.
- Khả năng nhận thức của trẻ qua theo dõi hàng ngày cũng như kiểm tra kiến thức
của trẻ thì trẻ đã có sự hiểu biết về môi trường xung quanh, trẻ biết được các số
trong phạm vi 5 trên cơ sở xây dựng mục tiêu đã được đưa ra.
- Khả năng giao tiếp: Trẻ hoàn toàn tự tin giao tiếp cùng các bạn, cô giáo theo nhu
cầu mong muốn của trẻ.

- 23 -


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

- Khả năng tự phục vụ: Trẻ đã tự phục vụ cá nhân tham gia các hoạt động hàng
ngày trong lớp.
- Khả năng hòa nhập cùng các bạn: trẻ tham gia cùng nhóm bạn trong các hoạt
động, trẻ hịa đồng vui vẻ tích cực.
Việc đánh giá kết qủa có vai trị quan trọng giúp giáo viên biết được những
kiến thức trẻ đã đạt được và những kỹ năng trẻ chưa đạt được để từ đó có sự điều
chỉnh cho phù hợp. Kết quả đánh giá trẻ có thay đổi rõ rệt qua bảng khảo sát đó
chính là việc thực hiện các giải pháp có hiệu quả, giúp đỡ đồng nghiệp và sự ham
học hỏi của trẻ.
III. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Sau một thời gian miệt mài nghiên cứu, với sự giúp đỡ nhiệt tình của BGH
trường Mẫu giáo Hoa Sen, cùng sự phối hợp các đồng nghiệp đến nay tơi đã hồn
thành sáng kiến kinh nghiệm này. Việc thực hiện các giải pháp đạt kết quả tốt, trẻ
khuyết tật đã thích ứng được mơi trường giáo dục trường mầm non, trẻ đã tự tin,

mạnh dạn hơn, thích thú được đến lớp hơn. Phụ huynh cũng cảm thấy yên tâm khi
gửi con đến trường.
Các giải pháp được giải quyết dựa trên những nhu cầu, khả năng của trẻ phát
hiện được những mặt mạnh, mặt yếu của trẻ cũng như những nhu cầu cần hỗ trợ để
giáo dục hịa nhập phù hợp có được kết quả tốt. Sáng kiến thành cơng giúp trẻ có
khả năng nhận thức, giao tiếp, các kỹ năng xã hội, trẻ hòa nhập với bạn bè ngày
càng tốt hơn. Thông qua hội thi viết sáng kiến tôi mong rằng các giải pháp của tôi
sẽ được ứng dụng rộng rãi, được bạn bè đồng nghiệp áp dụng.
2.
Kiến nghị:
Qua sáng kiến kinh nghiệm lần này tơi có một số kiến nghị sau:
- Đối với nhà trường: Tạo điều kiện bổ sung các đồ dùng đồ chơi dành cho trẻ
khuyết tật nhiều hơn, đa dạng, đẹp mắt hơn.
- Đối với phòng giáo dục: Mở lớp chuyên đề về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
với các đặc thù khác nhau của trẻ khuyết tật. Có tài liệu hỗ trợ giáo viên trong giáo
dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn ban giám hiệu, các đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ
tơi hồn thành bài sáng kiến kinh nghiệm. Và bài sáng kiến của tơi cũng khơng
tránh khỏi thiếu sót, mong rằng sự đóng góp ý kiến của ban giám hiệu cùng các
đồng nghiệp.
- 24 -


Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

- Tác giả Triệu Thị Hạnh

Người viết

Triệu Thị Hạnh


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật- Trung tâm tật học- viện chiến lược và
chương trình giáo dục
2.
Luật Người khuyết tật 2010, Luật trẻ em 2016, Luật giáo dục 2005.
3.
Can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật – vụ giáo viên mầm
non- Hà nội 2003
4.
Tài liệu tập huấn hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập tại trường học
5.
Tài liệu can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật - trường
CĐSP Trung ương Nha Trang.

- 25 -


×