Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ 4 5 tuổi tại trường mầm non thực hành hoa thủy tiên, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 126 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

PHM TH THU TRANG

BIệN PHáP PHốI HợP CáC LựC LƯợNG Xã HộI
TRONG GIáO DụC TRẻ Tự Kỷ 4-5 TUổI
TạI TRƯờNG MầM NON THựC HàNH Có TRẻ HOà NHậP

LUN VN THC S KHOA HC GIO DC

H NI - 2017


B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

PHM TH THU TRANG

BIệN PHáP PHốI HợP CáC LựC LƯợNG Xã HộI
TRONG GIáO DụC TRẻ Tự Kỷ 4-5 TUổI
TạI TRƯờNG MầM NON THựC HàNH Có TRẻ HOà NHậP
Chuyờn ngnh: Giỏo dc v phỏt trin cng ng
Mó s: Thớ im

LUN VN THC S KHOA HC GIO DC

Ngi hng dn khoa hc: GS.TS. NGUYN QUANG UN

H NI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Biện pháp phối hợp các lực lượng xã
hội trong giáo dục trẻ tự kỷ 4-5 tuổi tại trường Mầm non thực hành có
trẻ hoà nhập” dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn là
công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung

thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Trang


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt quá
trình nghiên cứu luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Tâm lý – Giáo dục
học, Trường ĐHSP Hà Nội, các bạn đồng nghiệp cùng công tác tại 2 Trường
Mầm non thực hành: Hoa Thủy Tiên, Hoa Sen, gia đình, bầu bạn đã giúp đỡ,
động viên, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức nhưng do khả năng của bản
thân còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn
của tác giả còn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy, cô giáo góp ý và chỉ bảo
để luận văn được hoàn thiện.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn


Phạm Thị Thu Trang


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 4
7. Nguyên tắc tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 4
8. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG
XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC TRẺ TỰ KỶ .......................................................... 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề .......................................................... 8
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài về tự kỷ và giáo dục cho trẻ tự kỷ ............ 8
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ................................................................. 12
1.2. Một số vấn đề lý luận về trẻ tự kỷ................................................................... 16
1.2.1. Khái niệm tự kỷ ....................................................................................... 16
1.2.2. Tiêu chí chẩn đoán tự kỷ ........................................................................ 17
1.2.3. Nguyên nhân tự kỷ .................................................................................. 21
1.2.4. Phân loại trẻ tự kỷ .................................................................................. 23
1.2.5. Đặc điểm trẻ tự kỷ .................................................................................. 24
1.3. Một số vấn đề lý luận về giáo dục trẻ tự kỷ mầm non hòa nhập ................. 28
1.3.1. Khái niệm giáo dục trẻ tự kỷ mầm non hòa nhập .................................. 28
1.3.2. Quá trình giáo dục trẻ tự kỷ mầm non hòa nhập ................................... 28
1.4. Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ mầm non hòa nhập....... 33
1.4.1. Khái niệm phối hợp các lực lượng xã hội trong việc giáo dục trẻ tự

kỷ mầm non hòa nhập ....................................................................................... 33
1.4.2. Vai trò của phối hợp các lực lượng xã hội trong việc giáo dục trẻ
tự kỷ mầm non hòa nhập .................................................................................. 34
1.4.3. Nội dung phối hợp giữa các lực lượng xã hội trong việc giáo dục
trẻ tự kỷ mầm non hòa nhập ............................................................................. 36


1.4.4. Cách thức phối hợp trong giáo dục hòa nhập cho trẻ ........................... 37
1.4.5. Các biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng xã hội trong việc
giáo dục trẻ tự kỷ mầm non hòa nhập .............................................................. 38
1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phối hợp các lực lượng xã hội trong
giáo dục trẻ tự kỷ mầm non hòa nhập .............................................................. 39
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 42
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG
XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC TRẺ TỰ KỶ NHẸ 4 - 5 TUỔI TẠI
TRƯỜNG MẦM NON THỰC HÀNH CÓ TRẺ HÒA NHẬP Ở HÀ NỘI ....... 43
2.1. Khái quát về hai trường mầm non thực hành ............................................... 43
2.1.1. Khái quát trường mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên - Hà Nội ........... 43
2.1.2. Khái quát sơ lược về trường mầm non thực hành Hoa Sen - Hà Nội .... 45
2.2. Thực trạng phối hợp giữa các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ tự
kỷ nhẹ 4-5 tuổi ở trường mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên – Hà Nội và
trường mầm non thực hành Hoa Sen- Hà Nội ..................................................... 47
2.2.1. Nhận thức về ý nghĩa của việc phối hợp các lực lượng xã hội trong
giáo dục trẻ tự kỷ nhẹ 4-5 tuổi ở trường mầm non thực hành Hoa Thủy
Tiên – Hà Nội và trường mầm non thực hành Hoa Sen - Hà Nội .................... 47
2.2.2. Đánh giá khó khăn của việc phối hợp các lực lượng xã hội trong
giáo dục trẻ tự kỷ nhẹ 4-5 tuổi ở trường mầm non thực hành Hoa Thủy
Tiên và trường mầm non thực hành Hoa Sen ở Hà Nội ................................... 49
2.2.3. Thực hiện các nguyên tắc, yêu cầu phối hợp các lực lượng xã hội
trong giáo dục trẻ tự kỷ mầm non .................................................................... 51

2.2.4. Thực trạng thực hiện các biện pháp thuộc các tổ chức phối hợp các
lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ ......................................................... 53
2.3. Vai trò của các thành viên thuộc lực lượng xã hội trong tổ chức phối hợp .... 64
2.3.1. Vai trò của các lực lượng xã hội trong hoạt động phối hợp giáo dục trẻ .... 64
2.3.2. Vai trò, trách nhiệm của giáo viên trong phối hợp giáo dục trẻ ............ 66
2.3.3. Vai trò, trách nhiệm của cha mẹ và của gia đình có trẻ tự kỷ ............... 68
2.3.4. Vai trò, trách nhiệm của các chuyên gia trong phối hợp giáo
dục trẻ tự kỷ ..................................................................................................... 70
2.3.5. Vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý trường mầm non .................... 73


2.3.6. Vai trò, trách nhiệm của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội
trong giáo dục trẻ tự kỷ ................................................................................... 75
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc phối hợp các lực lượng xã hội trong
giáo dục trẻ tự kỷ ..................................................................................................... 76
2.5. Đánh giá chung thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo
dục trẻ tự kỷ ở hai trường ...................................................................................... 79
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 82
Chương 3: BIỆN PHÁP PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG
GIÁO DỤC TRẺ TỰ KỶ NHẸ 4 -5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON THỰC
HÀNH CÓ TRẺ HÒA NHẬP – HÀ NỘI ........................................................................ 83
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ......................................................................... 83
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu ................................................................ 83
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ..................................... 83
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .......................................................... 83
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ......................................................... 84
3.2. Các biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ
nhẹ 4-5 tuổi tại trường mầm non thực hành có trẻ hoà nhập - Hà Nội ............. 84
3.2.1. Biện pháp nâng cao nhận thức của các lực lượng về sự phối hợp
các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ nhẹ 4-5 tuổi tại trường mầm

non thực hành có trẻ hoà nhập - Hà Nội .......................................................... 84
3.2.2. Biện pháp bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về phối hợp các lực lượng
xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ nhẹ 4-5 tuổi tại trường mầm non thực
hành có trẻ hoà nhập- Hà Nội .......................................................................... 86
3.2.3. Biện pháp tăng cường xây dựng và sử dụng cơ sở vật chất, điều kiện,
môi trường cho việc phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ
nhẹ 4-5 tuổi tại trường mầm non thực hành có trẻ hoà nhập - Hà Nội ............... 87
3.2.4. Biện pháp tiến hành các hoạt động phối hợp thông qua xã hội hóa
giáo dục cho trẻ tự kỷ nhẹ 4-5 tuổi tại trường mầm non thực hành có trẻ
hoà nhập - Hà Nội ............................................................................................ 89
3.2.5. Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ tự
kỷ nhẹ 4-5 tuổi tại trường mầm non thực hành có trẻ hoà nhập- Hà Nội ............ 90
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ..................................................................... 91


3.4. Khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết, mức độ khả thi của các
biện pháp đã nêu ..................................................................................................... 92
3.5. Thực nghiệm tác động ..................................................................................... 94
3.5.1. Tổ chức thực nghiệm .............................................................................. 94
3.5.2. Kết quả thực nghiệm tác động biện pháp 1: Nâng cao nhận thức
của các lực lượng xã hội về sự phối hợp và biện pháp 2: Bồi dưỡng kiến
thức, kỹ năng phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ ............95
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 103
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1PL


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức về ý nghĩa của việc phối hợp các lực lượng xã hội trong

giáo dục trẻ tự kỷ ................................................................................... 47
Bảng 2.2. Mức độ khó khăn của việc phối hợp các lực lượng xã hội tham gia
giáo dục trẻ tự kỷ ................................................................................... 49
Bảng 2.3. Thực hiện các nguyên tắc, yêu cầu phối hợp các lực lượng xã hội
trong giáo dục trẻ tự kỷ mầm non .......................................................... 51
Bảng 2.4. Xây dựng kế hoạch tiến hành phối hợp giáo dục trẻ tự kỷ giữa các
lực lượng xã hội ..................................................................................... 53
Bảng 2.5. Xây dựng bộ máy, cơ chế trong thực hiện kế hoạch phối hợp .............. 54
Bảng 2.6. Xây dựng và sử dụng các điều kiện, phương tiện, môi trường tổ
chức phối hợp ........................................................................................ 56
Bảng 2.7. Thực hiện quá trình phối hợp các lực lượng xã hội trong các hoạt
động giáo dục trẻ ................................................................................... 58
Bảng 2.8. Các hình thức phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ ..... 60
Bảng 2.9. Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức bộ máy phối hợp các
Bảng 2.10.
Bảng 2.11.
Bảng 2.12.
Bảng 2.13.
Bảng 2.14.
Bảng 2.15.
Bảng 2.16.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.

lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ ........................................................ 62
Vai trò của các lực lượng xã hội trong hoạt động phối hợp giáo
dục trẻ .................................................................................................... 64
Vai trò, trách nhiệm của giáo viên trong phối hợp giáo dục trẻ ............ 66
Vai trò, trách nhiệm của cha mẹ và của gia đình có trẻ tự kỷ ............... 68

Vai trò, trách nhiệm của các chuyên gia ................................................ 71
Vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý trường mầm non .................... 73
Vai trò, trách nhiệm của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội
trong giáo dục trẻ tự kỷ .......................................................................... 75
Các yếu tố ảnh hưởng tới việc phối hợp các lực lượng xã hội trong
giáo dục trẻ tự kỷ ................................................................................... 77
Kết quả khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ
khả thi của các biện pháp đề xuất .......................................................... 92
Nâng cao nhận thức của các lực lượng xã hội về sự phối hợp .............. 95
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phối hợp các lực lượng xã hội trong
giáo dục trẻ tự kỷ ................................................................................... 95


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Nhận thức về ý nghĩa của việc phối hợp các lực lượng xã hội

Biểu đồ 2.2.

trong giáo dục trẻ tự kỷ ..................................................................... 49
Các công việc phối hợp lực lượng xã hội trong hoạt động giáo
dục trẻ ................................................................................................ 59

Biểu đồ 2.3.

Vai trò của các lực lượng xã hội trong hoạt động phối hợp giáo
dục trẻ ................................................................................................ 65

Biểu đồ 3.1.


Kết quả khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ
khả thi của các biện pháp đề xuất ...................................................... 93


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Trẻ
em là tài sản vô giá, là viên ngọc quý của bậc làm cha làm mẹ nói riêng và xã hội
loài người nói chung. Các bậc cha mẹ ai cũng mong muốn con em mình sinh ra
lớn lên được phát triển bình thường phù hợp theo từng lứa tuổi. Sự phát triển toàn
diện cho trẻ ngay từ những năm đầu đời luôn được gia đình và toàn xã hội quan
tâm. Các bậc cha mẹ trẻ luôn cố gắng tìm các phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc
tốt nhất cho con em mình. Tuy nhiên, trong thực tế không phải trẻ em nào từ khi
sinh ra cũng được may mắn có một cơ thể trọn vẹn về thể chất, trí tuệ. Những trẻ
rối loạn phổ tự kỷ là một trong những trẻ sinh ra đã thiếu sự may mắn, gây nên các
khó khăn cho sự phát triển sau này.
Tự kỷ là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, nó là một
loại khuyết tật do rối loạn hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động não bộ. Trẻ tự
kỷ không những chậm phát triển về quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp, học hành
mà còn có những rối loạn hành vi ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội.
Về lý luận, phối hợp giữa giáo viên, cha mẹ trẻ và các lực lượng xã hội trong
giáo dục trẻ tự kỷ mầm non hòa nhập được xem là một hình thức tổ chức quan trọng
giúp trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập vào cộng đồng, xã hội. Chủ nghĩa Mác -Lênin đã
khẳng định học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn giáo dục nhà trường,
gia đình và xã hội luôn phối hợp chặt chẽ với nhau. Văn kiện các đại hội Đảng
Cộng sản Việt Nam cũng đã khẳng định tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà
trường, xã hội để thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động sự tham gia đóng góp của
toàn xã hội, các lực lượng xã hội cho giáo dục. Quy định số 23/2006/QD-BGDĐT
ngày 22 tháng 5 năm 2006 ban hành Quyết định về giáo dục hòa nhập cho trẻ

khuyết tật (chương II, chương III và chương IV) [14]. Thông tư số 42/2013/TTLTBGDĐT- BLĐTBXH quy định về chính sách giáo dục với trẻ tự kỷ [18]. Triển khai
Quyết định giáo dục hòa nhập, mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ngày càng

1


được quan tâm đặc biệt là sự phối hợp giữa cha mẹ trẻ, giáo viên và các lực lượng
xã hội đã được chú trọng.
Hàng năm ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung số lượng trẻ rối loạn
phổ tự kỷ được phát hiện ngày càng tăng lên. Trong báo cáo khoa học tại hội thảo
quốc gia đầu tiên về tự kỷ vào tháng 3 năm 2013 tại Hà Nội, tác giả: Nguyễn Thị
Hoàng Yến với chủ đề “Tình hình chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho
trẻ tự kỷ ở Việt Nam” chỉ ra rằng ở Việt Nam hiện nay “chưa có nghiên cứu nào về
tỉ lệ mắc tự kỷ và tỉ lệ lưu hành bệnh tự kỷ” [25]. Một số nghiên cứu ở các Bệnh
viện nhi đồng 1 chỉ ra tỉ lệ trẻ em rối loạn phổ tự kỷ đang tăng nhanh. Thống kê tại
Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM: Số trẻ điều trị tự kỷ trong bệnh viện tăng nhanh.
Năm 2000 (2 trẻ), 2004 (170 trẻ), 2008 (324 trẻ). Trẻ rối loạn tự kỷ ngày càng gia
tăng cao ở thế giới cũng như ở Việt Nam. Nghiên cứu mô hình khuyết tật ở trẻ em
của khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000-2007: Số
trẻ tự kỷ đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với năm 2000; Số trẻ tự kỷ đến
điều trị năm 2007 tăng gấp 33 lần so với năm 2000; Xu thế trẻ tự kỷ tăng nhanh từ
122% đến 268% trong giai đoạn 2004 đến 2007 so với năm 2000 [23, 27].
Trẻ tự kỷ ngày càng gia tăng cao ở thế giới cũng như ở Việt Nam. Đây là vấn
đề thu hút sự quan tâm của các cấp ngành và toàn xã hội. Các cha mẹ trẻ có con em
bị tự kỷ lúc nào cũng trăn trở câu hỏi: Liệu con mình có đi học hòa nhập được
không? Các giáo viên luôn cố gắng áp dụng những bộ công cụ, phương pháp phù
hợp với từng mức độ trẻ tự kỷ giúp trẻ có những kỹ năng sống cơ bản hòa nhập
cộng đồng. Các lực lượng xã hội có quan tâm tới cách thức tổ chức, tạo điều kiện cơ
sở vật chất cho giáo dục trẻ tự kỷ. Việc tìm ra những biện pháp phối hợp giữa giáo
viên, cha mẹ trẻ và các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ mầm non hòa nhập

là vô cùng cấp thiết tạo cơ hội cho trẻ hòa nhập.
Trên thực tế hiện nay, Trường Mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên và trường
mầm non thực hành Hoa Sen đã có những biện pháp phối hợp giữa giáo viên, cha
mẹ trẻ và các lực lượng xã hội trong giáo dục cho trẻ tự kỷ nhưng còn nhiều hạn
chế, chưa được triển khai rộng rãi và hiệu quả chưa cao. Giáo viên, cha mẹ trẻ và

2


các lực lượng xã hội chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc phối hợp trong
giáo dục trẻ tự kỷ. Nhiều trẻ tự kỷ chưa được hỗ trợ hòa nhập từ phía giáo viên và
bạn bè trong nhà trường, các em gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt và
học tập. Một số trẻ em tự kỷ sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế thấp lại
không được cha mẹ quan tâm đúng mức, họ gửi con vào lớp học của trẻ phát triển
bình thường và phó mặc cho nhà trường tự dạy dỗ. Thêm nữa một số cha mẹ trẻ tự
kỷ sinh con hiếm muộn, không chấp nhận sự thật là con mình bị tự kỷ, họ huyễn
hoặc và cứ nghĩ con mình phát triển bình thường và không hợp tác với cô giáo và
nhà trường trong việc áp dụng biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ. Các lực lượng xã hội
chưa tập trung tốt nguồn lực, cơ sở vật chất để hỗ trợ giáo dục trẻ tự kỷ, dẫn đến
việc trẻ bị bỏ qua giai đoạn vàng trong việc giáo dục cho trẻ tự kỷ.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp phối hợp
các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ 4-5 tuổi tại trường Mầm non thực
hành có trẻ hoà nhập”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất các biện pháp phối hợp các
lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ tại trường mầm non thực hành Hoa Thủy
Tiên và trường mầm non thực hành Hoa Sen ở Hà Nội, đề ra các biện pháp phối hợp
nhằm góp phần giúp cho việc phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ tự kỷ 4-5 tuổi ở
mầm non có trẻ hoà nhập tốt hơn.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng: Biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ tự
kỷ 4-5 tuổi tại trường mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên và trường mầm non thực
hành Hoa Sen ở Hà Nội
- Khách thể nghiên cứu: Trẻ tự kỷ nhẹ 4-5 tuổi đang được hòa nhập, giáo
viên, cha mẹ trẻ, bác sĩ chuyên khoa, giáo viên chuyên ngành đặc biệt, các các bộ
quản lý liên quan tới trẻ tự kỷ đang học hòa nhập ở trường mầm non thực hành Hoa
Thủy Tiên - Hà Nội và trường mầm non thực hành Hoa Sen - Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Thực tế việc phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ nhẹ 4-5
3


tuổi tại trường mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên và trường mầm non thực hành
Hoa Sen- Hà Nội đã có những kết quả nhất định, song vẫn còn những hạn chế bất
cập. Nếu có cơ sở lý luận và nắm được thực trạng việc phối hợp các lực lượng xã
hội trong việc giáo dục thì có thể đề xuất các biện pháp tổ chức phối hợp các lực
lượng xã hội giúp cho việc phối hợp giáo dục trẻ tự kỷ mầm non hòa nhập tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo
dục trẻ tự kỷ mầm non hoà nhập.
5.2. Nghiên cứu thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ
tự kỷ nhẹ 4-5 tuổi tại trường mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên và trường mầm
non thực hành Hoa Sen ở Hà Nội. Lý giải nguyên nhân thực trạng.
Đề xuất các biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục
trẻ tự kỷ 4-5 tuổi tại trường mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên và trường mầm non
thực hành Hoa Sen ở Hà Nội.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội
trong giáo dục trẻ tự kỷ nhẹ 4-5 tuổi tại trường mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên
và trường mầm non thực hành Hoa Sen ở Hà Nội.

Giới hạn về khách thể: Trẻ tự kỷ nhẹ 4-5 tuổi đang được hòa nhập, giáo viên,
cha mẹ trẻ, bác sĩ chuyên khoa, giáo viên chuyên ngành đặc biệt, các các bộ quản lý
liên quan tới trẻ tự kỷ đang học hòa nhập ở trường mầm non thực hành Hoa Thủy
Tiên và trường mầm non thực hành Hoa Sen ở Hà Nội.
Giới hạn về địa bàn: Ở 38 lớp tại Trường mầm non thực hành Hoa Thủy
Tiên và Trường mầm non thực hành Hoa Sen ở Hà Nội.
Giới hạn về thời gian: 2016 – 2017.
7. Nguyên tắc tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Các nguyên tắc tiếp cận
- Nguyên tắc tiếp cận liên ngành
+ Giáo dục cộng đồng.

4


+ Giáo dục đặc biệt.
+ Giáo dục học.
+ Xã hội học.
- Nguyên tắc tiếp cận hoạt động: tổ chức phối hợp hoạt động.
- Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: coi sự phối hợp như một hệ thống tổng hợp,
phối hợp các lực lượng giáo dục.
- Nguyên tắc tiếp cận phát triển: nghiên cứu sự phối hợp trong sự phát
triển cộng đồng và hướng vào sự phát triển trẻ tự kỷ mầm non trong môi trường
giáo dục hòa nhập.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
* Mục tiêu: xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cho phù hợp
với đề tài.
* Nội dung: các vấn đề lý luận về phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo
dục trẻ tự kỷ nhẹ 4-5 tuổi tại trường mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên- Hà Nội và

trường mầm non thực hành Hoa Sen- Hà Nội.
* Cách tiến hành: Sưu tầm, đọc, phân tích, so sánh, hệ thống hóa, khái quát
hóa những tài liệu lý luận văn bản về phối hợp các lực lượng giáo dục nói chung và
giáo dục trẻ tự kỷ mầm non hoà nhập.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp chuyên gia
* Mục tiêu: xin ý kiến chuyên gia chuyên ngành để xây dựng đề cương
nghiên cứu, xây dựng công cụ điều tra và tiến trình triển khai nghiên cứu.
* Nội dung: về phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ nhẹ 45 tuổi tại trường mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên và trường mầm non thực hành
Hoa Sen ở Hà Nội, các yếu tố ảnh hưởng.
* Cách tiến hành: Xin ý kiến chuyên gia trong quá trình xây dựng đề cương
nghiên cứu, xây dựng công cụ điều tra và tiến trình triển khai nghiên cứu.
7.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
* Mục tiêu: Thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích
5


và đánh giá thực trạng phối hợp của các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ mầm
non hoà nhập.
* Nội dung: về phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ nhẹ 4 5 tuổi tại trường mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên và trường mầm non thực hành
Hoa Sen - Hà Nội, các yếu tố ảnh hưởng, các biện pháp đề xuất.
* Cách tiến hành: Tiến hành xây dựng loại phiếu hỏi cho cán bộ quản lý,
giáo viên, phụ huynh, cha mẹ trẻ, các đại diện xã hội với các câu hỏi đóng, mở phù
hợp với nội dung mục đích nghiên cứu.
7.2.2.3. Phương pháp quan sát
* Mục tiêu: Bổ sung cho phương pháp điều tra bảng hỏi, góp phần giải quyết
nhiệm vụ của đề tài tốt hơn.
* Nội dung: Người quan sát sử dụng các quá trình tri giác để thu thập thông
tin về hành vi, cử chỉ, lời nói của khách thể để nghiên cứu nhằm đạt được mục đích
nghiên cứu nhất định.

* Cách tiến hành: Quan sát những hoạt động của các lực lượng xã hội trong
quá trình tổ chức phối hợp giáo dục trẻ tự kỷ.
7.2.2.4. Phương pháp phỏng vấn
* Mục tiêu: Làm rõ hơn những kết quả thu được qua phiếu hỏi, đồng thời bổ
sung thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
* Nội dung: Kinh nghiệm và ý kiến đề xuất sự phối hợp các lực lượng xã hội
trong giáo dục trẻ tự kỷ nhẹ 4-5 tuổi tại trường mầm non thực hành Hoa Thủy TiênHà Nội và trường mầm non thực hành Hoa Sen- Hà Nội.
* Cách tiến hành: Tiến hành phỏng vấn sâu với một số giáo viên, cha mẹ trẻ,
bác sĩ chuyên khoa, giáo viên chuyên ngành đặc biệt, các cán bộ quản lý liên quan
tới trẻ tự kỷ đang học hòa nhập ở trường mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên - Hà
Nội và trường mầm non thực hành Hoa Sen- Hà Nội.
7.2.2.5. Phương pháp thực nghiệm
* Nội dung: Thực nghiệm biện pháp đề xuất mục tiêu về việc phối hợp các
lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ nhẹ 4-5 tuổi tại trường mầm non thực hành
Hoa Thủy Tiên - Hà Nội và trường mầm non thực hành Hoa Sen - Hà Nội.
6


* Cách tiến hành: tiến hành thực nghiệm phối hợp các lực lượng xã hội.

7.2.3. Phương pháp thống kê toán học
* Mục tiêu: Xử lý phiếu điều tra nhằm thu thập một số tài liệu về mặt định
lượng, định tính qua về các biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục
trẻ tự kỷ nhẹ 4-5 tuổi tại Trường mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên và Trường
mầm non thực hành Hoa Sen ở Hà Nội.
* Nội dung: Sử dụng thống kê mô tả để tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn.
- Sử dụng thống kê suy luận: các phép kiểm định tương quan.
* Cách tiến hành: Sử dụng thống kê toán học với sự trợ giúp của SPSS.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn gồm

3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về việc phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo
dục trẻ tự kỷ.
Chương 2: Thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ
nhẹ 4-5 tuổi tại trường mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên và trường mầm non thực
hành Hoa Sen ở Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ
nhẹ 4-5 tuổi tại trường mầm non thực hành có trẻ hoà nhập.

7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHỐI HỢP CÁC
LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC TRẺ TỰ KỶ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài về tự kỷ và giáo dục cho trẻ tự kỷ
- Các nghiên cứu về đánh giá chẩn đoán tự kỷ
Trên thế giới đã có các nghiên cứu giải thích về căn nguyên của tự kỷ và mô
tả chi tiết hành vi thực sự của những trẻ tự kỷ.
Theo thống kê dịch tễ học, tự kỷ là một rối loạn tâm trí sớm ở trẻ em chiếm
tử lệ 4-5/1000 trẻ trong đó có ½ trẻ có bệnh cảnh tự kỷ điển hình và ¾ có giới tính
nam. Ngay từ đầu thế kỷ XIX đã có những báo cáo về trường hợp đơn lẻ của những
trẻ rất bé mắc các bệnh rối loạn tâm trí nặng, có liên quan đến một biến dạng rõ của
quá trình phát triển và Maudsley đã là nhà tâm bệnh họ đầu tiên chú ý đến những
nghiên cứu về những trạng thái này.
Tuy nhiên, mãi rất lâu về sau này thì các rối loạn này mới được khoa học
thừa nhận. Ban đầu, chúng được xếp vào một dạng của tâm thần phân liệt. Đến năm
1919, Thuật ngữ Autism được bác sỹ tâm thần người Thụy Sỹ Engen Blueler (18571940) đưa ra năm 1919 để mô tả giai đoạn bắt đầu của rối loạn thần kinh ở người
lớn. Nhà tâm thần học Bleuler đã là người đầu tiên nói đến các rối loạn này dưới

khái niệm “tự kỷ”. Theo ông đó là một trong những triệu chứng tiên phát cơ cản của
tâm thần phân liệt người lớn và tính tự kỷ là thể hiện một sự tập trung toàn bộ đời
sống tâm lý của một người vào thế giới bên trong của mình cùng với sự mất đi tiếp
xúc, sự cắt rời với thế giới bên ngoài.
Đến năm 1943, bác sỹ tâm thần người Mỹ là Leo Kanner mô tả trong một bài
báo với nhan đề “Autism Disturbance of Effective Contract” (các rối loạn về tiếp xúc
cảm xúc có tính tự kỷ) với những nghiên cứu mô tả cụ thể về tự kỷ với rất nhiều sắc
thái khác nhau trong hành vi như: Sự cách biệt, thiếu hụt trong tương tác xã hội, thiếu
quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người; Một số thói quen hàng nay kỳ dị, tỉ mỉ;

8


Thiếu hụt giao tiếp bằng ngôn ngữ, không nói hoặc cách nói năng khác thường rỏ rệt;
Hạn chế trong hoạt động tập trung và chú ý, nhưng lại có một khả năng cao kỳ lạ ở
một số lĩnh vực, trái ngược với tình trạng khó khăn trong lĩnh vực khác.
Tiếp sau Kaner đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu khác liên quan
đến tự kỷ như nghiên cứu của các nhà tâm thần học Anh, Mỹ; nghiên cứu của các
nhà phân tâm… và đến nay thì đã có rất nhiều tên gọi và cách phân loại khác nhau
dùng để mô tả tự kỷ như “Loạn tâm cộng sinh”, “Nhân cách bệnh tự kỷ”, “Rối
loạn kiểu tự kỷ”.
Theo bảng phân loại bệnh quốc tế của Tổ chức y tế thế giới (ICD- 8) từ năm
1967 đã đưa tự kỷ vào mô tả ở chứng Idiotis, tâm thần chậm phát triển nặng nhất.
Cho đến nay cách xếp loại chứng tự kỷ trong bảng phân loại bệnh quốc tế và Hoa
Kỳ đã có nhiều thay đổi. Theo bảng phân loại bệnh của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ
(DSM- IV) ra đời gần nhất, năm 1994, thì hiện tượng tự kỷ nằm trong rối loạn phát
triển lan tỏa mục 299,000.
Theo quan điểm mô tả lâm sàng của bảng Phân loại bệnh Quốc Tế (ICD-10)
năm 1992 về các rối loạn tâm thần và hành vi, tự kỷ là một hội chứng nằm trong
mục “ 84” với tên gọi “rối loạn phát triển lan toả” (Pervasive Developmental

Disorders), là một nhóm các rối loạn đặc trưng bởi các bất thường về hành vi, chất
lượng giao tiếp và quan hệ xã hội. Rối loạn phát triển lan tỏa (Pervasive
Developmental Disorders) là các rối loạn được đặc trưng bởi những bất thường về
chất lượng trong các mối quan hệ xã hội và phương thức giao tiếp cũng như có một
số sở thích và hành vi bị thu hẹp, định hình lặp đi lặp lại. Các bất thường về chất
lượng này hình thành một nét lan tỏa mà người ta tìm thấy trong hoạt động của chủ
thể ở mọi hoàn cảnh với nhiều mức độ khác nhau. Trong đa số các trường hợp, sự
phát triển không bình thường ngay từ tuổi trẻ nhỏ và có một vài trường hợp các
trạng thái bệnh lý này thấy rõ trong 5 năm đầu cuộc đời [20].
Theo cuốn “Sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối loạn tâm thần” (DSMIV) của Hiệp hội các nhà tâm thần Hoa Kỳ: Rối loạn phát triển lan tỏa (Pervasive
Developmental Disorders) gồm năm thể loại rối loạn phát triển khác nhau: Rối loạn

9


tự kỷ (Autistic disorder), Rối loạn Rett (Rett’s disorder), Rối loạn tan rã thời ấu thơ
(childhood disintegrative disorder), Rối loạn Asperger (Asperger’s disorder), Rối
loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu (Pervasive developmental disorder not
otherwise specified). Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder-ASD), được
hiểu như Rối loạn phát triển lan tỏa, nguyên nhân bởi sự suy giảm trầm trọng và bao
phủ sự suy nghĩ, cảm giác, ngôn ngữ và khả năng quan hệ với người khác. Những
rối loạn đó thông thường được chẩn đoán trong thời thơ ấu, gọi là rối loạn tự kỷ,
tiếp theo là Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu và có nhiều dạng nhẹ hơn như
Hội chứng Asperger và hai rối loạn hiếm gặp khác là Hội chứng Rett và Rối loạn
tan rã thời thơ ấu [16, 29].
Một số tác giả đã nghiên cứu công cụ theo hướng đánh giá tự kỷ như: Năm
1988, Reichler và Schopler đã xây dựng bộ công cụ “Thang đánh giá tự kỷ thời thơ
ấu”, Viện nghiên cứu tự kỷ Mỹ đã xuất bản lần đầu tiên cuốn sách “Phương pháp
lựa chọn đánh giá lâm sàng” vào năm 1996 [15]
Từ nghiên cứu theo hướng chẩn đoán, đánh giá cho tự kỷ thì chúng tôi

thấy rằng hiện nay việc đánh giá, chẩn đoán cho trẻ tự kỷ dựa vào bảng Phân
Loại Bệnh Quốc Tế (ICD-10) của Tổ chức y tế thế giới và Sổ tay chẩn đoán và
Thống Kê Những Rối Loạn Tâm Thần” (DSM) của Hiệp hội các nhà tâm thần
Hoa Kỳ mang tính chuẩn xác và tinh cậy cao và được sử dụng phổ biến. Với đề
tài này, nghiên cứu về tự kỷ chúng tôi cũng sử dụng hai bộ công cụ chẩn đoán
trên để mô tả về tự kỷ [16, 20].
- Các nghiên cứu về cách ứng xử, thái độ của cha mẹ cho trẻ tự kỷ
Theo Lorna Wing các yếu tố ảnh hưởng tới cách thức ứng xử của trẻ được
thống kê ở một số quan điểm sau [8]:
- Cách thức ứng xử có thể thay đổi theo hoàn cảnh, thường là kém hơn ở nhà
do cha mẹ hay đòi hỏi bắt trẻ phải chú ý, và khá hơn khi ở trường hoặc buồng bệnh
có tổ chức hơn.
- Các ứng xử có thể thay đổi tùy theo người với đối tượng trẻ tự kỷ. Cách
ứng xử sẽ khá hơn nếu người đó có kinh nghiệm giải quyết các vấn đề tự kỷ hơn là

10


khi người đó chưa có kinh nghiệm hoặc là đối tượng ở trong các nhóm không có sự
sắp xếp cho hẳn hoi.
- Quá trình giáo dục có tác động tới mẫu hình ứng xử. Khi nhận biết được
điều này, cha mẹ và người chăm sóc sẽ hiểu được rằng việc trẻ tự thiếu khả năng
ứng xử xã hội có liên quan tới việc chúng không được yêu thương chăm sóc.
Theo Micheal Rutter và các cộng sự nghiên cứu cho biết hội chứng tự kỷ và
mối quan hệ giữa thái độ của cha mẹ với sự phát triển của trẻ không có mối liên
quan nào. Hội chứng tự kỷ có thể phát sinh từ thể chất.
Nghiên cứu theo quan điểm văn hóa thì thấy rằng ở nền văn hóa khác nhau
thái độ, cách cư xử của cha mẹ và người lớn đối với trẻ tự kỷ có sự khác nhau.
Với gia đình người Châu Á, họ thường thấy xấu hổ, trì hoãn việc trị liệu cho
con, họ chống đối việc cho con mình vào nhóm trẻ đặc biệt. Đối với gia đình người

Mỹ, Úc thì họ có thể chấp nhận hình thức tương trợ giúp cho con theo tính cộng
đồng và cố gắng tìm hiểu nhiều tài liệu có liên quan đến chứng tự kỷ. Còn đối với
người Nam Mỹ, Ý, Tây Ban Nha họ thấy khó khăn nếu đứa con mắc chứng tự kỷ là
con trai, nhất là đứa con đầu lòng. Người cha thường quan niệm những trẻ khuyết
tật là sự nhục nhã cho nam tính của họ, họ đổ lỗi cho vợ và nhanh chóng muốn trị
liệu cho con, trong khi đó người mẹ lại chấp nhận khuyết tật của con nhưng lại theo
phương diện đó là do trời định và không muốn thay đổi gì ở con mình.
- Các nghiên cứu về giáo dục và sự phối hợp giáo dục cho trẻ tự kỷ
Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về trẻ tự kỷ tuy nhiên việc phối
hợp giáo dục cho trẻ tự kỷ thì vẫn chưa nhiều.
Nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet đã công tác với Theophile Simon
xây dựng phương pháp tiếp cận với một số vấn đề mang tính thức tiễn, đó là: “Xác
định nhu cầu đối với việc hướng dẫn riêng biệt cho trẻ không được hưởng chương
trình giáo dục thường xuyên” [25 dẫn theo].
Những năm 1950,1960 tại Mỹ và châu Âu đã thành lập ra các Hội cha mẹ
bao gồm cha mẹ trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ khuyết tật và những người quan tâm
đến nhóm trẻ này. Hội là sự phối hợp giáo dục giúp cho trẻ tiến bộ giữa cha mẹ và
những người quan tâm đến vấn đề này.
11


Những năm thập niên 80 thế kỷ XX, tiến sĩ Lovass đã nghiên cứu và thực
hành phương pháp Phân tích hành vi ứng dụng ABA trong giáo dục cho trẻ tự kỷ.
Và phương pháp này đã trở thành phương pháp trị liệu phổ biến nhất. Theo Lovaas
thấy rằng khi trẻ ở trong viện thì kỹ năng đã thạo được duy trì trong thời gian trẻ ở
đó, nhưng khi về nhà lại xuống dốc. Vì vậy để muốn thành công thì cha mẹ cũng
cần được huấn luyện để tạo môi trường thích hợp ở nhà cũng như ở viện. Đây cũng
là một trong những phương pháp thể hiện sự phối hợp giữa người can thiệp với cha
mẹ để mang lại hiệu quả giáo dục cho trẻ. Hiện nay, trên thế giới phương pháp giáo
dục ABA cho trẻ vẫn đang được ứng dụng cho giáo dục trẻ tự kỷ.

Năm 2001, Nhóm tương trợ cho cha mẹ có con khuyết tật và chậm phát triển
trí tuệ tại Sydney (Australia) đã phối hợp thực hiện cho ra đời tài liệu “Để hiểu
chứng tự kỷ” [ dẫn theo 25].
Tóm lại, hiện nay các vấn đề xung quanh chứng tự kỷ đã được thế giới quan
tâm nghiên cứu và đã có những sự thống nhất nhất định. Cũng như vậy, vấn đề về
trẻ em chậm phát triển đã được quan tâm và nghiên cứu từ rất lâu. Tuy nhiên không
phải tất cả trẻ tự kỷ đều được chẩn đoán là chậm phát triển.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
- Các nghiên cứu về tự kỷ
Nghiên cứu về trẻ tự kỷ ở Việt Nam hầu như mới chỉ được bắt đầu vào
khoảng thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Từ năm 2000 trở lại đây, vấn đề trẻ tự kỷ đã
được nhiều ngành quan tâm nghiên cứu như tâm lý học, y học, giáo dục học, xã hội
học, Các trung tâm nuôi dạy trẻ tự kỷ ra đời, các bệnh viện mở ra các khoa để can
thiệp cho trẻ tự kỷ, các trường học mở ra các lớp chăm sóc giáo dục cho trẻ tự kỷ.
Vào những năm 1980, 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập các
trung tâm nghiên cứu và các trường dạy trẻ khuyết tật như khiếm thính, chậm phát
triển trí tuệ, khiếm thị. Các trường dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ lấy tên chung là
“Tương lai”. Tại Hà Nội, tuy thành lập muộn hơn, vài năm gần đây đã có một số
trường và nhiều trung tâm can thiệp cho trẻ Tự kỷ như: trung tâm Sao Mai, trung
tâm Phúc Tuệ, Trung tâm Hừng Đông, trung tâm Hy Vọng số 1. Câu lạc bộ gia đình

12


trẻ tự kỷ được thành lập tại trung tâm Đào tạo và phát triển giáo dục đặc biệt của
trường Đại học Sư phạm Hà nội, với hơn 40 gia đình tham gia.
Tiến sĩ Võ Nguyễn Tinh Vân đã xuất bản cuốn sách: “Để hiểu tự kỷ”, giúp
hiểu rõ về tự kỷ và cách nuôi dạy can thiệp cho trẻ tự kỷ. Theo tác giả, “chứng tự kỷ
thường mang lại nét lạ lùng, phát triển không đồng đều về hành vi và khả năng, trẻ
thường hết sức phát triển về một số lĩnh vực, cho thấy những khả năng ít thấy ở trẻ

khác trẻ đồng lứa tuổi, nhưng lại yếu kém ở một số khả năng căn bản thuộc về
những lĩnh vực khác, chẳng hạn trẻ có thể đọc sách thông thạo nhưng tỏ ra không
hiểu được lời nói và lời yêu cầu đơn giản”. Tác giả đã nói đến những khả năng hạn
chế của trẻ, tuy nhiên mặt khác cũng đề cập cho người đọc biết được những khả
năng vượt trội hơn trẻ bình thường cùng tuổi của trẻ tự kỷ [22].
Bên cạnh đó, ở nước ta hiện nay có nhiều nghiên cứu luận văn, luận án liên
quan đến trẻ tự kỷ:
Năm 2009, Tác giả Nguyễn Thị Thanh Liên với luận văn Thạc sỹ Tâm lý học
“Nghiên cứu thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ”. Tác giả đã phân tích
nhận thức, tình cảm và hành vi của 130 phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Nhận thức của cha mẹ có ảnh hưởng đến tình cảm cũng như
hành vi của họ đối với đứa con tự kỷ của mình [10].
Năm 2009, Tác giả Ngô Xuân Điệp nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu nhận thức
trẻ Tự kỷ” tại thành phố Hồ Chí Minh. Với nghiên cứu trên 104 trẻ tự kỷ có độ tuổi
từ 36 đến 72 tháng tuổi và 68 trẻ phát triển bình thường cùng tuổi để đối chứng, tác
giả đã thu được kết quả kết luận rằng phần lớn trẻ tự kỷ có mức nhận thức kém hơn
trẻ bình thường và mức độ này phụ thuộc vào phần lớn mức độ nặng nhẹ của trẻ. Từ
đây tác giả cũng đưa ra nhận định trẻ tự kỷ khác với trẻ bình thường về nhận thức
nên chương trình giáo dục, can thiệp cho trẻ tự kỷ phải theo mô hình khác xa so với
giáo dục trẻ phát triển bình thường [4].
Nguyễn Thị Mai Hoa (2012), với công trình “Những dấu hiệu cơ bản nhận
biết hội chứng tự kỷ ở trẻ”. Tác giả đã đưa ra các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ ở các
lĩnh vực như: giao tiếp, hành vi, quan hệ xã hội. Với những dấu hiệu mà tác giả đưa

13


ra để nghiên cứu là những gợi ý cho cá nhân, gia đình và xã hội trong quá trình
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ cần chú ý quan sát trẻ nếu nhận thấy ở trẻ có
những dấu hiệu đặc thù về chất lượng giao tiếp, về hành vi, về chất lượng quan hệ

xã hội cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám để được chẩn đoán sớm [7].
- Các nghiên cứu ở trong nước về phối hợp giáo dục trẻ tự kỷ
Sự phối hợp trong giáo dục cho trẻ tự kỷ ở Việt Nam tuy được quan tâm khá
muộn nhưng hiện nay được nhiều người chú ý, quan tâm với các công trình, đề tài
nghiên cứu.
Năm 2002, câu lạc bộ gia đình Trẻ tự kỷ Hà Nội thành lập và mở trang. Trang
web luôn cung cấp, chia sẻ các tài liệu, cách thức, kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục
cho Trẻ tự kỷ của phụ huynh và các cán bộ chuyên môn [24].
Năm 2005, tác giả Nguyễn Nữ Tâm An với đề tài “Một số biện pháp phối
hợp giữa cha mẹ và giáo viên trong giáo dục trẻ Tự kỷ”. Qua nghiên cứu, tác giả
cũng đã phân tích và chỉ ra rằng thái độ phối hợp của cha mẹ và giáo viên ở trung
tâm Hy Vọng đa số đều ủng hộ trong công tác giáo dục cho trẻ tự kỷ, tuy nhiên do
nội dung và cách thức phối hợp còn yếu nên kết quả mang lại không cao. Từ đó Tác
giả cũng phân tích và chỉ ra các phương pháp để nâng cao sự phối hợp giữa cha mẹ
và giáo viên trong nghiên cứu [1].
Năm 2007, Nguyễn Thị Diệu Anh cùng các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu
“Ứng dụng việc chăm sóc tại nhà cho trẻ có rối loạn tự kỷ”. Với nghiên cứu đã bước
đầu thực hiện trên 10 trẻ đang điều trị tại bệnh viện nhi đồng I có chẩn đoán tự kỷ với
độ tuổi từ 18 tháng đến 10 tuổi. Đây là sự phối hợp làm việc giữa bác sĩ, chuyên viên
tâm lý, âm ngữ trị liệu trong việc áp dụng phương pháp TEACCH. Sau một năm thực
hiện, các trẻ tham gia chương trình đều có những tiến bộ nhất định [2].
Nguyễn Thị Mai Lan (2012) trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài khoa học
công nghệ cấp Nhà nước do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tài trợ
với đề tài “Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp giáo dục hoà nhập
cho trẻ tự kỷ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” tác giả đã có những nghiên cứu về
các vấn đề như sau:

14



“Tâm trạng của cha mẹ có con bị tự kỷ”. Tác giả đã phân tích tâm trạng của
cha mẹ đã chỉ ra rằng: tâm trạng chung của cha mẹ có con bị tự kỷ có sự đan xen
giữa tâm trạng tích cực và tâm trạng tiêu cực, nhưng có xu hướng thiên về những
tâm trạng tiêu cực như: mặc cảm, buồn rầu, tự ti, suy sụp về tinh thần, lo lắng,
không hài lòng với cuộc sống, không thấy có tương lai. Những tâm trạng này thể
hiện ra ở các trạng thái cảm xúc bao trùm lên toàn bộ cuộc sống của cha mẹ có con
bị tự kỷ ở các khía cạnh khác nhau: về đứa con bị tự kỷ, về bản thân, về gia đình,
mối quan hệ bạn bè, làng xóm và mọi người trong xã hội xung quanh.
“Một số yếu tố tác động đến hội chứng tự kỷ ở trẻ”. Tác giả phân tích một số
yếu tố tác động đến hội chứng tự kỷ. Với kết quả nghiên cứu này là cơ sở giúp nhà
nghiên cứu có căn cứ để có những nghiên cứu tiếp theo ở quy mô lớn hơn về những
nguyên nhân dẫn đến hội chứng tự kỷ của trẻ. Từ đó giúp cho nhà trị liệu, nhà giáo dục
và phụ huynh trẻ tự kỷ có biện pháp phòng ngừa, hạn chế hội chứng tự kỷ tốt hơn [9].
Việc sử dụng các chương trình và các phương pháp can thiệp cũng đã được
đề cập đến trong một số nghiên cứu như: phương pháp can thiệp tâm vận động và
ngữ âm trị liệu, dạy trẻ tự kỷ hiểu cảm xúc, cách ứng xử với những hành vi của trẻ
có rối loạn phổ tự kỷ, ứng dụng các phương pháp như TEACCH, PECS, ABA,....
trong can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. Có thể liệt kê một số nghiên cứu: Các
tác giả Nguyễn Nữ Tâm An với nghiên cứu “Sử dụng phương pháp TEACCH trong
giáo dục trẻ em mắc hội chứng Tự kỷ tại Hà Nội” (2007); Nguyễn Thanh Hoa với
nghiên cứu “Xây dựng hệ thống giao tiếp bằng hình ảnh (PECS) cho hai trẻ mắc hội
chứng tự kỷ học lớp A2 trung tâm Hy Vọng 1 Hà Nội (2005)... Tuy nhiên, tính hệ
thống và chuyên nghiệp trong việc sử dụng phương pháp can thiệp cho trẻ có rối
loạn phổ tự kỷ chưa cao. Trong thực tiễn, chưa có có một chương trình, phương
pháp can thiệp nào được sử dụng một cách triệt để trong can thiệp cho trẻ có rối
loạn tự kỷ tại Việt Nam. Các nghiên cứu áp dụng các phương pháp này chủ yếu chỉ
dừng lại ở bước đầu thử nghiệm.
Với xu hướng nghiên cứu về phối hợp giáo dục cho trẻ tự kỷ đang được quan
tâm hiện nay, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đi trước chúng tôi thấy rằng chỉ hạn


15


×