Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn (tiểu học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 24 trang )

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

MỤC LỤC
I. Phần mở đầu....................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài..........................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3
4. Giới hạn của đề tài............................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3
II. Phần nội dung ...............................................................................................3
1. Cơ sở lí luận......................................................................................................3
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu..........................................................................4
3. Nội dung và hình thức của giải pháp ...............................................................6
a. Mục tiêu của giải pháp .....................................................................................6
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp .....................................................6
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.....................................................19
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu
quả ứng dụng.......................................................................................................19
III. Phần kết luận, kiến nghị ............................................................................20
I. Kết luận............................................................................................................20
II. Kiến nghị.........................................................................................................21
MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................22

Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân

Trang 1


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu với quan
điểm: “Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hóa, khoa học kĩ thuật, có kĩ
năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỉ luật, giàu lòng nhân ái, yêu
nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh đáp ứng được những yêu cầu phát
triển đất nước”. Với vai trò to lớn của giáo dục nói chung thì giáo dục Tiểu học
đóng một vai trị nền tảng trong việc hình thành nhân cách của học sinh và đào tạo
nguồn nhân lực tương lai cho đất nước. Đặc biệt đối với nguồn nhân lực là các dân
tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu
nguồn nhân lực đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, cơ hội học tập và
nâng cao trình độ của người đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng nhiều hơn. Đến
nay các tỉnh miền núi đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và chống tái mù
chữ. Tuy nhiên chất lượng học sinh dân tộc thiểu số vẫn còn thấp so với mặt bằng
chung của cả nước.
Trên địa bàn huyện Krơng Năng nói chung và trường Tiểu học Ea Trl nói
riêng tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số khá cao. Trường Tiểu học Ea Trl có 100%
học sinh là con em đồng bào thiểu số tại chỗ. Bản thân là một cán bộ quản lý
chuyên môn tôi hiểu rõ chất lượng giáo dục, đặc điểm tâm lý, đời sống cũng như
các điểm hạn chế của các em học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn. Vì vậy tơi
ln suy nghĩ và trăn trở làm sao để có những giải pháp nâng cao chất lượng giảng
dạy học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn một cách hiệu quả, tôi đã mạnh dạn
chọn nghiên cứu đề tài:”Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
học sinh dân tộc thiểu số- vùng khó khăn”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Qua nhiều nhiều năm làm công tác chuyên môn tại trường Tiểu học Ea Truôl,
tôi thấy kết quả áp dụng thực tế của đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số-vùng khó khăn” là rất tốt. Trong năm
học 2020-2021 tôi tiếp tục mở rộng đề tài trên với mục đích:
Kích thích sự phát triển mọi mặt, phát triển toàn diện giáo dục học sinh dân

tộc thiểu số.
Giúp học sinh ý thức và hiểu rõ trách nhiệm học tập của người học sinh.
Phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của tập thể giáo viên nhà trường trong
việc giảng dạy học sinh.
Phát huy vai trò phối hợp với các nguồn lực xã hội để hỗ trợ cho các em học
sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn có cơ hội được đến trường.
Người thực hiện: Hồng Thị Hồng Vân

Trang 2


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

Phát huy vai trò của phụ huynh học sinh và địa phương trong cơng tác giáo
dục học sinh.
Tạo sự đồn kết một lòng trong tập thể giáo viên nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
Để công tác chuyên môn nhà trường đạt hiệu quả cao, bản thân tôi đã thực
hiện nghiên cứu các giải pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học
sinh dân tộc thiểu số tại trường Tiểu học Ea Truôl.
4. Giới hạn của dề tài
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân
tộc thiểu số-vùng khó khăn” được nghiên cứu và áp dụng tại trường Tiểu học Ea
Truôl, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, tỉnh Đak Lak trong nhiều năm học và đặc
biệt là từ đầu năm học 2018 – 2019 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra thực nghiệm tại trường học.
- Quan sát các hoạt động học tập của học sinh và phướng pháp dạy học của
giáo viên để tìm ra biện pháp thực hiện.
- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận, các tài liệu có liên quan đến hoạt động

giáo dục học sinh dân tộc thiểu số; tâm lí học lứa tuổi, giáo dục học, chương trình
giáo dục phổ thơng mới …
- Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, đề ra những giải pháp giúp học sinh phát
triển toàn diện và nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Tham khảo ý kiến đồng nghiệp.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Năm học 2020-2021, ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung, lĩnh vực Giáo
dục dân tộc nói riêng tiếp tục triển khai 09 nhóm nhiệm vụ và 05 giải pháp cơ bản
của toàn ngành; trong đó tiếp tục đổi mới và tăng cường cơng tác quản lý Giáo dục
dân tộc; rà soát thực trạng các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số để có phương
án quản lý phù hợp, nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả hoạt động. Tăng
cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số và thực
hiện chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Với học sinh dân tộc thiểu số Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai, đầy mới mẻ và
lạ lẫm, đặc biệt là đối với các em đầu cấp học nên cần triển khai có hiệu quả các
giải pháp tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trang bị cho các em
ngôn ngữ phổ thông để mở rộng phạm vi nhu cầu giao tiếp, thực hiện hóa những
nhu cầu đặc trưng lứa tuổi và những nét riêng trong nhu cầu học tập cho các em
học sinh dân tộc thiểu số.
Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân

Trang 3


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

Bên cạnh việc dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số thì
việc dạy học mơn Tiếng Ê Đê cho các em cần tổ chức có hiệu quả. Vì thơng qua
mơn tiếng Ê Đê giúp các em khám phá kiến thức mới, hình thành các kĩ năng nghe,

nói, đọc, viết tiếng Ê Đê, có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần
giữ gìn phát triển các giá trị văn hố Việt Nam nói chung và văn hố dân tộc Ê Đê
nói riêng.
Đa số học sinh dân tộc thiểu số chưa có ý thức học tập, rụt rè, không tự tin khi
đến trường nên mỗi người làm công tác giáo dục cần tìm hiểu đặc điểm tâm lý học
sinh để có sự hiểu biết, cảm thông và chia sẻ kịp thời, giúp các em mạnh dạn, tự tin
trong học tập và giao tiếp.
Vì điều kiện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số cịn nhiều khó
khăn nên điều kiện để chăm lo cho việc học tập của các em chưa được gia đình
thực sự quan tâm. Nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của việc học
tập nên chưa có sự hỗ trợ con em mình trong q trình học tập, có tư tưởng khốn
trắng cho nhà trường và thầy cô giáo trong việc giáo dục con em mình. Các em đến
trường thiếu thốn về sách vở, đồ dùng học tập, trang phục,… thậm chí cả bữa ăn
hàng ngày cũng ít được quan tâm, chăm chút, nhiều em khơng được ăn sáng khi
đến trường vì bố mẹ đi làm nương rẫy từ sáng sớm.
Để nâng cao chất lượng dạy học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn, cần có
sự phối hợp giữa các giữa các tổ chức đoàn thể tại địa phương, cha mẹ học sinh và
sự hỗ trợ của các tổ chức thiện nguyện, các nhà hảo tâm, tổ chức khuyến học với
nhà trường trong việc chăm lo việc học tập cho các em, giúp các em đạt tỉ lệ
chuyên cần và có được nền tảng về kiến thức, kĩ năng để tiếp tục học lên các lớp
trên một cách hiệu quả.
Để công tác chuyên môn nhà trường ngày càng phát triển và chất lượng giáo
dục học sinh dân tộc thiểu số ngày càng cao, tôi luôn tâm nguyện phải luôn nâng
cao ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời cùng
với Ban giám hiệu, tập thể giáo viên và các tổ chức trong nhà trường xây dụng tập
thể vững mạnh, đồn kết, tích cực, ln biết quan tâm giúp đỡ và chia sẻ cùng
nhau, xây dựng và phát huy tinh thần dạy học tích cực, đưa chất lượng giáo dục
nhà trường ngày càng đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học
sinh dân tộc thiểu số huyện nhà.
1. Thực trạng

Qua quá trình công tác tại trường Tiểu học Ea Truôl và điều kiện thực tế của
nhà trường, bản thân tôi nhận thấy thực trạng của nhà trường như sau:
Thuận lợi:

Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân

Trang 4


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

Trường Tiểu học Ea Trl đóng trên địa bàn bn Wik, xã Ea Hồ, huyện
Krông Năng, tỉnh Đak Lak. Là một xã đặc biệt khó khăn, 100% học sinh nhà
trường là con em đồng bào tại chỗ. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của
các cấp chính quyền, sự chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
Krông Năng. Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện để phát triển các hoạt động dạy và
học của nhà trường. Trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy tương đối đầy đủ
cho từng khối lớp nên giờ học rất sinh động.
Học sinh trực thuộc ba buôn: buôn Wik, buôn Giêr, buôn Đê. Đa số học sinh
nhà gần trường. Hầu hết các em đi học đúng độ tuổi, ngoan ngỗn, lễ phép.
Đội ngũ giáo viên ln đồn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên
trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau thi đua dạy tốt.
Ban đại diện Hội phụ huynh học sinh của trường rất nhiệt tình gắn bó với các
hoạt động của nhà trường về mọi mặt, góp phần động viên cán bộ, giáo viên, cơng
nhân viên nhà trường hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Mối quan hệ giữa nhà trường, địa phương và phụ huynh học sinh rất chặt chẽ.
b. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, nhà trường cũng gặp một số khó khăn. Là một
trường nằm trên địa bàn xã khó khăn, học sinh trường tơi chủ yếu là con em đồng
bào đân tộc Ê-đê các em thiếu sự quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ nên đa số các em

khơng có ý thức học tập.
Trong những năm gần đây điều kiện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp, đời sống của đa số đồng
bào dân tộc thiểu số cịn khó khăn nên điều kiện để chăm lo cho việc học tập của
các em chưa được gia đình thực sự quan tâm. Nhiều phụ huynh có tư tưởng khốn
trắng cho nhà trường và thầy cơ giáo trong việc giáo dục con em mình.
Nhận thức của đa số phụ huynh học sinh người dân tộc thiểu số về mục đích,
ý nghĩa của việc học tập của con em mình cịn thấp, do vậy sự khích lệ, động viên,
chăm lo đến việc học tập của con em và sự phối hợp với nhà trường trong việc giáo
dục học sinh cịn hạn chế.
Đa số học sinh chưa có ý thức học tập, cịn rụt rè, khơng tự tin khi đến lớp.
Vẫn cịn khơng ít học sinh chưa chuẩn bị bài và đồ dùng học tập khi đến lớp. Một
số học sinh phải tham gia lao động sản xuất để phụ giúp gia đình theo mùa vụ nên
chất lượng học tập giảm sút, học sinh chán học, bỏ học.
Sự phối hợp giữa các giữa các đoàn thể tại địa phương với nhà trường, cha mẹ
học sinh trong việc chăm lo việc học tập và tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần của
học sinh dân tộc thiểu số chưa hiệu quả.

Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân

Trang 5


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

Với học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt là những em học sinh đầu cấp tiểu học,
tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai, đầy mới mẻ và lạ lẫm với các em. Vốn từ ít, khả
năng nghe nói hạn chế, tâm lí e ngại, nhút nhát khiến các em gặp khó khăn trong
học tập và tiếp thu bài giảng của giáo viên. Nhiều giáo viên là người Kinh nên
không nói thơng viết thạo tiếng Ê Đê hạn chế trong việc hỗ trợ kiến thức cho các

em.
Là một cán bộ quản lý tôi thấy rằng: Sản phẩm giáo dục mà chúng ta tạo ra
khơng thể biết trước chính xác kết quả như bao sản phẩm của ngành nghề khác. Vì
vậy, để làm tốt công tác giáo dục chúng ta cần phải thật kiên trì, nhẫn nại, chịu khó
và phải chịu tốn nhiều thời gian, cơng sức để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học
sinh và đặc biệt là đối với học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn chúng ta phải
thực sự tâm huyết với các em.
3. Nội dung và hình thức của các giải pháp:
a. Mục tiêu của các giải pháp
- Phấn đấu 100% học sinh dân tộc thiểu số đi học chuyên cần, đặc biệt không có
tình trạng học sinh bỏ học, rèn luyện các kĩ năng sống và đa dạng hóa các hình
thức tăng cường Tiếng Việt cho học sinh.
- Tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em học sinh vùng khó khăn được đến trường.
- Nhằm nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số nói riêng và chất lượng tồn
trường nói chung góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp
1. Tìm hiểu đặc điểm hồn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng, gần gũi, chia sẻ
với học sinh dân tộc thiểu số
Nhà giáo dục học K.Đ.Usinxki nói: “Muốn giáo dục cho con người mọi mặt
thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Để hiểu rõ học sinh một cách đầy đủ, cụ thể
và tồn diện nhằm có thể lựa chọn những tác động sư phạm phù hợp, có khả năng
mang lại hiệu quả cao nhất, những người làm công tác giáo dục phải tìm hiểu về
đặc điểm hồn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng, gần gũi, chia sẻ với học sinh
dân tộc thiểu số. Hiểu học sinh còn là điều kiện cần trong việc thiết lập quan hệ
giao tiếp thuận lợi giữa người quản lý, thầy cô giáo với học sinh, là tiền đề cho
việc hình thành tình cảm thầy trị thơng hiểu, gắn bó.
Ngay từ đầu năm học, tơi đã tiến hành tìm hiểu về hồn cảnh gia đình, tâm tư
nguyện vọng của các học sinh trong trường. Vì muốn hiểu kĩ học sinh, tơi phải biết
rõ hồn cảnh sống của gia đình và tâm tư nguyện vọng thơng qua phiếu khảo sát để
nắm tình hình và chia sẻ cùng các em.

Tồn trường có 245 học sinh là con em đồng bào Ê Đê, trong đó có 115 nữ,
79 hộ nghèo, 68 hộ cận nghèo và 03 học sinh khuyết tật học hòa nhập. Bố mẹ các
Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân

Trang 6


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

em làm nghề nông nghiệp, một số đi làm thuê và làm cơng nhân ở các tỉnh Bình
Dương, tỉnh Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh. Một số em bố mẹ li dị, mẹ đi
làm công nhân ở xa nên các em ở nhà cùng ông bà; một số em mồ côi mẹ, … Đa
số học sinh dân tộc thiểu số có tâm lý e ngại, rụt rè, nhút nhát, tự ti. Trong cuộc
sống hằng ngày khơng bị gị bó, có những thói quen khơng tốt như tác phong chậm
chạp, thiếu ngăn nắp, thiếu vệ sinh, hạn chế về ngôn ngữ tiếng Việt… Đa số học
sinh thiếu sự quan tâm, nhắc nhở của gia đình, phần lớn khốn trắng việc học tập
của con em mình cho giáo viên. Hầu hết các em khơng có góc học tập riêng.
Qua việc tìm hiểu trên có thể giúp tơi lựa chọn được những phương pháp giáo
dục phù hợp đối với từng nhóm đối tượng học sinh. Đặc biệt, sau khi tìm hiểu
được hồn cảnh của các em, tôi nhận thấy rằng muốn các em thật sự tin u và gắn
bó với mình thì bản thân tôi phải đến với các em bằng tấm lịng của người mẹ,
người cơ, người chị và của một người bạn để gần gũi, yêu thương và chia sẻ cùng
các em. Vì trẻ em khơng phải em nào cũng có tính cách giống nhau, hồn cảnh
sống giống nhau.
Với những học sinh là hộ nghèo, hộ cận nghèo, tôi thường xuyên hỏi thăm các
em về tình hình học tập cũng như tâm tư, nguyện vọng của các em để có biện pháp
hỗ trợ kịp thời, giúp các em có điều kiện đến trường. Như hỗ trợ về sách vở, đồ
dùng học tập, quần áo, cặp sách; hỗ trợ các em có được bữa sáng u thương, ấm
lịng khi đến trường, đến lớp.
Với những học sinh rụt rè, nhút nhát, tự ti, thông qua thời gian trước buổi học,

trong giờ ra chơi hoặc các buổi hoạt động ngoại khóa khóa tơi tìm cách tiếp cận
với các em, hỏi thăm, chia sẻ, động viên các em trong học tập cũng như trong cuộc
sống bằng những cuộc trị chuyện thân tình. Ban đầu các em rất ngại giao tiếp, chia
sẻ khi tôi hỏi thăm các em về sở thích cá nhân, về tình hình học tập hoặc về gia
đình, các em khơng trả lời, chỉ cười bẽn lẽn hoặc bỏ chạy. Nhưng bằng sự kiên trì,
chia sẻ, cảm thơng tơi đã được các em tin yêu, quý mến. Nhiều em đã không ngại
bày tỏ tâm tư, nguyện vọng qua những cuộc trò chuyện giữa cơ và trị. Tơi thường
xun hỏi các em về sở thích, nguyện vọng của các em giúp các em mạnh dạn chia
sẻ. Nhiều em đã biết nói lên ước mơ của mình.
Ngay trong những tuần đầu năm học, tơi đã gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm các
lớp và giáo viên bộ mơn để nắm bắt tình hình học tập của các em, nhất là vấn đề về
tăng cường dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số để phát triển vốn từ và
ngôn ngữ thứ hai của các em. Đa số học sinh vốn từ ít, chưa giao tiếp tốt bằng
tiếng Việt, không biết cách cách trả lời. Ví dụ, Khi tơi hỏi về sở thích cá nhân:
“Các con thích học tập mơn nào nhất?” Các em chỉ trả lời cụt ngũn: “Thích vẽ”.
Tơi đã hướng dẫn cách trả lời thành câu và giáo dục ý thức lễ phép cho các em.
Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân

Trang 7


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

Nắm được tình hình học tập của các em, tơi xây dựng kế hoạch chuyện môn phù
hợp với đặc điểm của nhà trường nhằm ổn định nề nếp trường lớp và nâng cao chất
lượng dạy và học. Chú ý giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống và rèn luyện ý
thức học tập cho các em. Nhiều học sinh đã có tiến bộ rõ rệt, các em đã biết vịng
tay chào thầy cơ giáo, biết thể hiện thái độ lễ phép với người lớn và thầy cô giáo.
Bản thân tơi ln xác định rằng, tìm hiểu nắm vững đối tượng giáo dục khơng
phải là việc làm có thời hạn, chóng vánh trong một, hai ngày, cũng khơng phải là

cơng việc chỉ được tiến hành trong giai đoạn đầu mà phải là công việc thường
xuyên, liên tục trong suốt năm học sao cho có thể hiểu học sinh một cách đầy đủ,
tồn diện và sâu sắc nhất.
2. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp dạy học và giáo dục, tạo sân chơi
cho học sinh đến trường
Sau khi đã điều tra kỹ đối tượng học sinh, tôi bắt đầu xây dựng kế hoạch
chuyên môn theo đặc điểm của nhà trường. Để đảm bảo có một kế hoạch hợp lý,
khả thi, khoa học. Khi xây dựng kế hoạch chuyên môn tôi căn cứ vào mục tiêu
chương trình hành động chung của ngành và nhiệm vụ năm học. Mục tiêu, kế
hoạch của nhà trường. Đặc điểm tình hình của địa phương. Đặc điểm về đội ngũ
giáo viên, học sinh và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Dự báo về khả năng
phát triển chuyên môn của nhà trường trong năm học. Căn cứ vào nhiệm vụ năm
học của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đak Lak, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
Krông Năng tôi xây dựng kế hoạch chuyên mơn theo thời gian năm, kỳ, tháng,
tuần có tính tồn diện, cụ thể, trọng tâm, trọng điểm của từng thời gian và từng
hoạt động chuyên môn của nhà trường.
Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi chú trọng đi sâu vào phát triển
công tác chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để chia sẻ, đánh giá các tiết
dạy và vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày một cách
hiệu quả nhất. Tổ chức dạy học theo hướng phân hóa, phát huy phẩm chất, năng
lực học sinh. Tạo môi trường học tập thân thiện để các em tham gia, tạo động cơ
đến trường cho các em. Nhà trường chú trọng dạy tăng cường Tiếng Việt cho các
em thông qua các hoạt động vui chơi, vận dụng các phương pháp dạy học tiếng
Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai. Tăng cường thời gian luyện nói cho học sinh,
động viên các em tích cực tham gia các hoạt động tập thể từ đó giúp các em tự tin,
mạnh dạn trong giao tiếp. Phá bỏ rào cản về ngôn ngữ để giúp các em học tập và
tiếp thu kiến thức. Hầu hết giáo viên trong nhà trường là người Kinh nên cũng gặp
khó khăn trong việc giảng dạy cho các em học sinh dân tộc thiểu số. Vì thế nhà
trường đã khuyến khích giáo viên tham gia khóa học tiếng Ê Đê để hỗ trợ cho các
em trong việc phát triển ngôn ngữ.

Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân

Trang 8


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

Tiếng Ê Đê là ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của các em nên ngay từ đầu năm học,
chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy môn tiếng Ê Đê cho học sinh dân tộc thiểu số
từ lớp 3 đến lớp 5 trong nhà trường. Mục đích để các em khám phá kiến thức và
hình thành các kĩ ngăng nghe, nói, đọc, viết. Giúp các em có tình u đối với tiếng
Ê Đê và văn hóa truyền thống của người Ê Đê, có ý thức về cội nguồn và bản sắc
của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam nói chung và
văn hóa dân tộc Ê Đê nói riêng. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy môn Tiếng Ê
Đê, nhà trường chọn những giáo viên có kinh nghiệm, phân cơng giáo viên là
người dân tộc Ê Đê, hiểu rõ bản sắc văn hóa và ngơn ngữ tiếng Ê Đê để truyền dạy
cho các em.
Trong quá trình giáo dục, nhiệm vụ được đặt ra đó là giáo dục cho học sinh
những phẩm chất đạo đức theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Cụ thể, phải hình thành
ở học sinh niềm tin đạo đức, ý thức chấp hành luật pháp, động cơ học tập tích cực,
thái độ ứng xử đúng đắn, hệ thống xu hướng và tính cách tốt đẹp, … Kết quả giáo
dục cần đạt được là học sinh tự giác biến những yêu cầu của xã hội thành hành vi
và thói quen tương ứng. Vì vậy, việc rèn luyện hành vi và đặc biệt rèn thói quen
đạo đức cho học sinh là khơng thể thiếu trong công tác giáo dục học sinh. Để công
tác giáo dục đạo đức của học sinh nhà trường đạt kết quả cao, tôi đã xây dựng kế
hoạch cùng phối hợp với cô giáo tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm tổ
chức giáo dục đạo đức cho các em thơng qua các buổi chào cờ, hoạt động ngồi
giờ lên lớp, sinh hoạt lớp hoặc lồng ghép vào trong quá trình dạy học để giáo dục
học sinh ý thức chấp hành nội quy trường lớp, xây dựng tinh thần đoàn kết, biết
giúp đỡ bạn bè trong trường, trong lớp khi gặp khó khăn thơng qua phong trào “Lá

lành đùm lá rách”, kết quả quyên góp được 1 890 000 đồng. Vận động học sinh
tham gia ủng hộ các hoạt động nhân đạo từ thiện biết quan tâm, giúp đỡ người
khuyết tật, mua tăm tre ủng hộ người mù (200 gói tăm). Giáo dục học sinh hiểu ý
nghĩa các ngày lễ lớn trong tháng, trong năm, có thái độ lễ phép với thầy cô, người
lớn, gần gũi yêu mến bạn bè thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, nghe kể chuyện.
Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng trường lớp “Xanh – Sạch – Đẹp”
thường xuyên chăm sóc cây xanh trong trường học. Giáo dục học sinh biết lao
động tự phục vụ, giữ vệ sinh thân thể, trang phục gọn gàng khi đến lớp (Ví dụ:
Liên hệ với các anh chị Đoàn thanh niên xã Ea Hồ và Đồn cắt tóc thiện nguyện
đến trường cắt tóc và bấm móng tay cho các em, hướng dẫn các em rửa tay đúng
quy trình). Thực hiện tác phong gọn gàng khi đến lớp. Có ý thức rèn luyện thể dục
thể thao như tham gia tập thể dục mỗi buổi sáng, tập thể dục giữa giờ, hát múa dân
vũ trên sân trường để nâng cao sức khỏe.

Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân

Trang 9


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

Đội thiện nguyện cắt tóc và bấm móng tay cho học sinh
Bên cạnh hoạt động học tập, tôi cùng với Ban giám hiệu nhà trường còn quan tâm
tổ chức cho học sinh vui chơi, giải trí, rèn luyện thể lực, bảo vệ sức khỏe nhằm giúp
học sinh mở mang trí tuệ, phát triển thể chất, tăng cường sức khỏe, sảng khoái tinh thần
nhằm bảo đảm thực hiện yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh đồng thời tạo ra
những điều kiện thuận lợi để học tập, rèn luyện và tu dưỡng tốt thơng qua các hoạt
động ngồi giờ lên lớp như: sinh hoạt ngoại khóa, tìm hiểu truyền thống nhà trường,
chương trình văn nghệ chào mừng ngày 20/11. (Ví dụ: Để chào mừng ngày Nhà giáo
Việt Nam 20/11, mỗi lớp tham gia 03 tiết mục văn nghệ với đầy đủ các thể loại. Các

lớp tham gia rất nhiệt tình, các em được mạnh dạn tham gia biểu diễn và hiểu được ý
nghĩa truyền thống và tôn vinh Ngày nhà giáo Việt Nam)

Đội văn nghệ của trường
Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân

Trang 10


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

Tổ chức các sân chơi như: Giao lưu Tiếng Việt, Thi kể chuyện về Bác Hồ,
Rung chuông vàng, Ai là triệu phú, tổ chức trò chơi dân gian, xây dựng mơi trường
giáo dục lành mạnh, phịng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường (ký
bản cam kết Chiến sĩ an ninh nhỏ) … tạo ra những khoảng khơng gian thư giãn,
giải trí chơi mà học học mà chơi. Thông qua các sân chơi nhiều em đã trút bỏ sự tự
ti, nhút nhát, nhiều em đã mạnh dạn, tự tin tham gia các trò chơi và kể chuyện. Nhà
trường đã chọn lọc những học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng cho các em tham
gia các cuộc thi cấp huyện do Phòng giáo dục tổ chức và đạt kết quả cao. Năm học
2018-2019, học sinh tham gia Hội thi “Giao lưu Tiếng Việt dành cho học sinh dân
tộc thiểu số, đạt giải khuyến khích cấp huyện; Năm học 2019-2020 tham gia Hội
thi “Giao lưu tiếng Anh” đạt giải khuyến khích cấp huyện.

Học sinh tham gia kể chuyện Bác Hồ
Tóm lại, để việc giáo dục đạo đức và ý thức học tập cho các em đạt hiệu quả
cao chúng ta không chỉ hướng dẫn, yêu cầu các em thực hiện mà chính bản thân
mỗi chúng ta phải là tấm gương sáng cho các em noi theo.
3. Huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ cho các em học sinh DTTS-vùng
khó khăn đến trường.
Đời sống của đồng bào dân tộc Ê Đê tại xã Ea Hồ gặp rất nhiều khó khăn, đất

sản xuất ít, lạc hậu, mất mùa, thu hoạch khơng năng suất, nhiều gia đình nghèo khó
có thói quen đưa con đi rẫy theo mùa vụ. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, câu
Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân

Trang 11


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

hỏi: Học để làm gì? Đang là vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyết định của các
gia đình có nên cho con đi học hay khơng? Họ chưa hiểu được lợi ích của việc học
hành chính vì thế họ chưa thực sự quan tâm, chăm lo đến việc học tập của con em
mình, nhiều gia đình cịn giao phó trách nhiệm giáo dục con cái cho nhà trường,
phần đa học sinh đến trường khơng có sách, vở, đồ dùng học tập, quần áo cũ kĩ,
khơng có ý thức học tập nên chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số cịn
thấp, cịn có sự chênh lệch lớn về chất lượng giữa giáo dục học sinh dân tộc thiểu
số và học sinh người Kinh.
Qua q trình cơng tác tại trường, tôi nắm bắt được điều này nên thông qua
trang mạng Facebook tôi viết thư ngỏ, trong thư nói rõ về đặc điểm, những khó
khăn mà học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn đang gặp phải, kính mong các
quý mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các tổ chức khuyến học hỗ trợ cho các
em đồ dùng học tập, quần áo đồng phục, áo ấm mùa đơng,… để cho các em được
có điều kiện và cơ hội đến trường.
Được sự cho phép của Hiệu trưởng nhà trường, vào cuối năm học, thông qua
giáo viên chủ nhiệm, tôi đã thống kê số lượng học sinh nghèo, học sinh hộ cận
nghèo, học sinh cần hỗ trợ đồ dùng học tập để lên kế hoạch xin hỗ trợ sách giáo
khoa, vở, bút và cặp sách cho các em. Sau đó tơi liên hệ trực tiếp với các nhà hảo
tâm, các tổ chức khuyến học để xin hỗ trợ đồ dùng học tập cho các em. Đến thời
điểm đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã chuyển phần quà này đến các em
có hồn cảnh khó khăn để các em có được niềm vui và động lực để đến trường.


Niềm vui khi được nhận sách, vở và đồ dùng học tập
Vì điều kiện khó khăn nên các bậc phụ huynh cũng không quan tâm đến cái
ăn, cái mặc cho con em mình. Mùa đơng cũng như mùa hè các em phong phanh
trong chiếc áo mong manh, chiếc áo trắng học trị cũng khơng có mấy em được
mặc khi đến trường. Cảm thơng với hồn cảnh khó khăn của các em học sinh dân
tộc thiểu số vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã gửi tặng cho các em những chiếc
áo trắng tinh khôi và những áo ấm mùa đông.
Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân

Trang 12


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

Câu lạc bộ Nhịp cầu yêu thương thực hiện Chương trình “Niềm vui cho em”
Cũng thơng qua các nhà hảo tâm, các tổ chức thiện nguyện đã hỗ trợ cho các
em bữa ăn sáng yêu thương vào sáng thứ sáu hàng tuần. Nhà trường bố trí cho các
cơ giáo kết hợp cùng với Đoàn thanh niên xã Ea Hồ nấu những bữa sáng yêu
thương, giúp cho các em học sinh – vùng khó khăn ấm lịng khi đến lớp.

Bữa sáng yêu thương của các em học sinh trường Tiểu học Ea Trl
Người thực hiện: Hồng Thị Hồng Vân

Trang 13


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

Vào các dịp lễ-tết, nhà trường xây dựng kế hoạch xin hỗ trợ kinh phí từ các

nhà hảo tâm để tổ chức cho các em. Vào dịp tết cổ truyền, cô giáo Tổng phụ trách
Đội đã tổ chức phong trào “hũ gạo tình thương” kết hợp với các nhà hảo tâm tặng
quà cho học sinh toàn trường. Đặc biệt, trong dịp tết Trung thu vừa qua các em đã
được đón nhận Đồn văn hóa nghệ thuật tỉnh Đak Lak về biểu diễn các tiết mục
nghệ tại trường như: múa rối, chú Cuội, chị Hằng và được nhận quà trung thu từ
các nhà hảo tâm, các em rất vui mừng!

Học sinh vui Tết Trung thu
Với những học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập, năng lực phẩm
chất tốt, nhà trường đã kết hợp với Đồn thanh niên Cơng an huyện Krơng Năng
thực hiện chương trình “Cặp lá u thương” để động viên, khuyến khích các em
học tập, phát huy tinh thần hiếu học và là tấm gương sáng cho các bạn học sinh noi
theo.

Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân

Trang 14


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

Đồn thanh niên Cơng an huyện Krơng Năng thực hiện Chương trình “Cặp lá u thương”

Nhờ có tấm lịng của các của các nhà hảo tâm mà việc học tập của các em có
tiến bộ hơn nhiểu. Các em đi học đã có sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ, trang
phục gọn gàng hơn, được chia sẻ nhiều hơn chính vì thế chất lượng giáo dục của
nhà trường trong năm học 2019-2020 tăng lên đáng kể, nhiều em ham thích đi học,
khơng cịn tình trạng học sinh bỏ học.
4. Kết hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường, phụ huynh học sinh
và địa phương trong công tác giáo dục học sinh dân tộc thiểu số vùng khó

khăn.
Cơng tác kết hợp với các lực lượng giáo dục là một công tác mà bản thân tôi
cảm thấy hết sức quan trọng. Nó quan trọng bởi lẽ, nếu chỉ có một người khơng thể
giáo dục, chỉ bảo, có sức ảnh hưởng lớn đến các em mà địi hỏi phải có sự phối hợp
giữa nhà trường, gia đình và xã hội thì kết quả giáo dục mới đạt được hiệu quả cao.
Do đó trong suốt những năm làm cơng tác chun mơn, tơi ln có sự phối hợp
chặt chẽ với các lực lượng giáo dục như: tổ chức Cơng đồn, Đồn thanh niên,
Đội, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổ khối, Hiệu trưởng nhà trường và
phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương,…
4.1 Phối hợp với tổ chức Đồn, Đội
Cơng tác Đội của nhà trường ln có rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí
nhằm bổ trợ cho hoạt động học tập của học sinh. Vì thế, ngay từ đầu năm học, tôi
cùng cô giáo Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khoá theo
năm, kỳ, tháng, tuần; Sinh hoạt hoạt động thông qua các tiết chào cờ, sinh hoạt lớp,
sinh hoạt theo chủ điểm hoặc các cuộc thi. Sinh hoạt theo chủ đề của tháng, gồm 9
chủ đề được thực hiện như sau:
Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân

Trang 15


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

- Chủ đề 1: Chào năm học mới
- Chủ đề 2: Vòng tay bè bạn
- Chủ đề 3: Biết ơn thầy giáo, cô giáo
- Chủ đề 4: Uống nước nhớ nguồn
- Chủ đề 5: Xuân yêu thương
- Chủ đề 6: Mừng Đảng – Mừng Xuân
- Chủ đề 7: Em là chiến sĩ nhỏ

- Chủ đề 8: Hịa bình và hữu nghị
- Chủ đề 9: Rạng ngời trang sử Đội
Ví dụ: Vào dịp tết Trung thu, Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với Cơng
đồn và Đội tổ chức thi “Trang trí mâm cỗ Trung thu” giữa các khối lớp, tạo khơng
khí vui tươi, phấn khởi và giúp các em hiểu được ý nghĩa của tết Trung thu. Đồng
thời nhà trường cịn kết hợp các nhà hảo tâm, Đồn Văn hóa nghệ thuật tỉnh Đak
Lak tặng quà và biễu diễn múa lân, múa rối và các tiết mục văn nghệ như: Chú
Cuội - Chị Hằng, hát, múa… để tuổi thơ của các em học sinh vùng khó khăn được
hưởng khơng khí vui tươi của ngày tết một cách trọn vẹn như bao trẻ em khác trên
đất nước Việt Nam chúng ta.
Hoặc vào dịp tết nguyên đán cô giáo Tổng phụ trách Đội đã tổ chức phong
trào “hũ gạo tình thương” để các em biết chia sẻ với các bạn có hồn cảnh đặc biệt
khó khăn…

Chương trình “Xn u thương” dành cho học sinh nghèo
Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân

Trang 16


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

Tất cả các hoạt động phong trào trong nhà trường tơi ln là người tận tâm,
đồng hành, khuyến khích các tổ chức đoàn thể, giáo viên, học sinh tham gia một
cách cực để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, ý thức học tập, rèn luyện
kĩ năng sống và giáo dục đạo đức cho các em.
4.2. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn
Ngay từ đầu năm học, thông qua giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ mơn tơi
nắm bắt về tình hình và chất lượng học tập từ các khối lớp để xây dựng kế hoạch
chuyên môn cụ thể, khoa học, rõ ràng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của

nhà trường. Đặt biệt chú trọng xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh chưa hoàn
thành và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu bằng nhiều hình thức và phương pháp
phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. Ví dụ: Đối với những học sinh có
năng khiếu về môn Tiếng Anh, nhà trường xây dựng câu lạc bộ Tiếng Anh, thơng
qua các hình thức học mà chơi, chơi mà học để phát huy khả năng và sở trường
tiếng Anh cho các em. Còn đối với, học sinh chưa hồn thành nội dung các mơn
học nhà trường tổ chức hướng dẫn cho các em ôn tập vào chiều thứ 5 hàng tuần,
hoặc thực hiện “Đôi bạn cùng tiến”.
4.3 Phối hợp với gia đình học sinh
Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ. Ảnh hưởng giáo dục của gia đình là
rất lớn. Cho nên, ngay sau khi khảo sát chất lượng đầu năm học, nhà trường tiến
hành họp phụ huynh học sinh. Thông qua cuộc họp phụ huynh, tôi giúp cho phụ
huynh học sinh hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc học tập và kết hợp với nhà
trường giáo dục con em mình. Từ đó tơi cùng giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học
sinh trao đổi, bàn bạc để tìm ra biện pháp, hình thức giáo dục cho học sinh và nâng
cao ý thức học tập cho các em.
Qua cuộc họp phụ huynh, tôi đều cố gắng báo cáo rõ tầm quan trọng của việc
học tập, giáo dục đạo đức cho các em một cách cụ thể, rõ ràng. Từ đó giúp phụ
huynh học sinh cảm thấy mỗi buổi học thật sự cần thiết và nhận thức được rằng
tương lai của con em mình muốn rạng rỡ thì phải tập trung vào việc học tập. Có lẽ
vì thế mà cha mẹ các em đã tạo điều kiện rất nhiều cho các em trong việc học tập,
họ khơng cịn có ý nghĩ việc dạy học và giáo dục trẻ là trách nhiệm của riêng nhà
trường và thầy cô mà họ cần có sự phối hợp, liên hệ với thầy cơ để có biện pháp
giúp con em mình học hành tiến bộ.
Thường xuyên thăm hỏi gia đình học sinh cá biệt, học sinh đi học khơng
chun cần, học sinh có hồn cảnh khó khăn để kịp thời động viên, giúp đỡ tạo
điều kiện cho các em đến lớp học đều đặn. Ví dụ: Vào đầu năm học, cơ Nguyễn
Thị Nhung, giáo viên chủ nhiệm lớp 1, báo cáo với Ban giám hiệu có em Y Rơ Za
Niê đi học khơng chuyên cần, cô giáo đã gọi điện liên hệ với phụ huynh để nhắc
Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân


Trang 17


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

nhở em nhưng em vẫn thường xuyên nghỉ học. Nắm được tình hình của học sinh,
tơi và giáo viên chủ nhiệm đã đến tận gia đình để tìm hiểu nguyên từ nhiều nguồn
thông tin và tâm sự cùng em. Tôi biết được: em khơng thích đi học vì bố mẹ
thường xuyên đi làm nương rẫy ở xa, thỉnh thoảng mới về thăm nhà, em ở nhà
cùng với bà ngoại nên thường xun ngủ dậy muộn, đi học khơng có đầy đủ sách
vở và đồ dùng học tập nên sinh ra tâm lí chán nản, khơng thích đi học. Sau khi biết
được hồn cảnh của em, tơi ln gần gũi, chia sẻ, động viên em về mặt tinh thần,
hỗ trợ cho em sách vở, đồ dùng học tập, trao đổi với bà cách nhắc nhở cháu học tập
và đi học đúng giờ. Sau một thời gian ngắn, em đã hiểu và đi học trở lại. Điều đấy
khiến tôi cảm thấy việc liên lạc cùng gia đình học sinh là vơ cùng quan trọng.
Để duy trì sĩ số học sinh, hàng ngày tôi kiểm tra sỉ số học sinh các lớp học
thường xuyên thông qua trang Zalo “Học sinh đi học chuyên cần” của nhà trường.
Nếu thấy em nào vắng mặt từ 2 đến 3 buồi học, tôi liên hệ với giáo viên chủ
nhiệm, phụ huynh học sinh để tìm hiểu nguyên nhân và động viên em đến trường.
Các hoạt động học tập của nhà trường ln chú trọng tạo khơng khí vui vẻ, thầy cô
giáo ân cần, tạo cho các em có tâm lí học tập thoải mái, khơng gị bó để các em
hiểu rằng mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
4.4 Phối hợp với chính quyền địa phương, thơn buôn
Để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của nhà trường, tơi kết hợp với với
chính quyền địa phương xã Ea Hồ, đặc biệt là buôn trưởng của 3 buôn: buôn Wik,
buôn Giêr và buôn Đê nơi học sinh của trường đang sinh sống để đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy
đảng, chính quyền và phát huy vai trị của bn trưởng trong việc vận động học
sinh đến trường, duy trì sỉ số, nâng cao ý thức học tập, đi học chuyên cần, hạn chế

tình trạng học sinh bỏ học.
Để phát huy tốt vai trò của trưởng buôn trong việc kết hợp với nhà trường
giáo dục và nâng cao ý thức học tập cho học sinh. Thông qua các cuộc họp, tôi kết
hợp với trưởng buôn tuyên truyền để bà con hiểu rõ ý nghĩa của việc học tập; tun
dương những gia đình có con học tập tiến bộ, hướng dẫn cụ thể cho phụ huynh biết
cách giáo dục, xây dựng nề nếp và hướng dẫn con em học tập tại nhà.
Ví dụ: Tơi hướng dẫn phụ huynh xây dựng góc học tập cho con, hướng dẫn
con cách sắp xếp sách vở ngay ngắn, không vứt lung tung, theo dõi thời khóa biểu
của con em để nắm được các tiết học của con trên lớp, nhắc con em mang đầy đủ
sách vở khi đi học. Buổi tối, trước khi đi ngủ dành thời gian học tập cùng con,
nhắc con học bài và xem trước bài ngày mai đến lớp. Giữ liên lạc thường xuyên
với thầy cô giáo, không để con nghỉ học để phụ làm nương rẫy trong thời gian đi
học ở lớp. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên phụ huynh đã hiểu rõ vai trị và
Người thực hiện: Hồng Thị Hồng Vân

Trang 18


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

trách nhiệm trong việc giáo dục con em mình, khơng cịn có tâm lí ỷ lại, phó mặc
cho nhà trường. Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần cao, khi đi học chuẩn bị sách vở
và đồ dùng học tập đầy đủ nhờ thế mà chất lượng giáo dục của nhà trường ngày
càng tăng.

Góc học tập của học sinh tại nhà

c. Mối quan hệ giữa các giải pháp:
Các giải pháp, biện pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau,
cụ thể:

Muốn giúp đỡ, thu hút các em học sinh dân tộc thiểu số thì phải Tìm hiểu đặc
điểm hồn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng, gần gũi, chia sẻ với các em, từ đó
mới tìm ra giải pháp “Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp dạy học và giáo
dục, tạo sân chơi cho học sinh đến trường” cũng như biết được các khó khăn của
học sinh để “Huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho các em”, Tuy nhiên nếu
chỉ có nhà trường thôi chưa đủ, mà cần “Kết hợp với các lực lượng giáo dục trong
nhà trường, phụ huynh học sinh và địa phương trong cơng tác giáo dục học
sinh”thì mới có thể thành cơng.
Tất cả các giải pháp trên, nếu được thực hiện một cách đồng bộ, hợp lí và
khoa học thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo
dục nói chung, đặc biệt là chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả giáo dục và tạo ra nguồn lực có chất lượng theo mong mỏi
của toàn xã hội.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và
hiệu quả ứng dụng:
Sau khi áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh dân tộc
thiểu số, vùng khó khăn tại trường Tiểu học Ea Trl, tơi nhận thấy chất lượng
Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân

Trang 19


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

giáo dục nhà trường tăng lên đáng kể, tỷ lệ học sinh đi học chun cần cao, khơng
có học sinh bỏ học. Nhờ sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, nhờ sự sẻ
chia của các tổ chức và các nhà hảo tâm mà các em học sinh dân tộc thiểu số vùng
khó khăn trường Tiểu học Ea Trl đã được trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học
tập và trang phục khi đến trường. Ý thức học tập của học sinh được nâng cao, học
sinh mạnh dạn trong giao tiếp. Đa số phụ huynh đã nhận thức được về mục đích, ý

nghĩa của việc học tập nên đã hỗ trợ và kết hợp với nhà trường trong việc động
viên, chăm lo đến việc học tập và giáo dục con em mình. Sự phối hợp giữa cấp ủy,
chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại địa phương với nhà trường chặt chẽ, nhất
là việc phối hợp để huy động học sinh đến trường.
- Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Vấn đề này rất quan trọng khơng chỉ
đối với trường chúng tơi mà nó có giá trị to lớn đối với tất cả các trường có học
sinh dân tộc thiểu số khác.
- Phạm vi áp dụng: Khơng chỉ áp dụng tại một trường mà có thể áp dụng được
tất cả các trường có học sinh dân tộc thiểu số một cách sáng tạo, phù hợp với đặc
điểm cụ thể của từng trường.
- Hiệu quả ứng dụng: Góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và chất
lượng giáo dục nói chung, đặc biệt là chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và tạo ra nguồn lực có chất lượng theo
mong mỏi của tồn xã hội.
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn,
mỗi người làm cơng tác giáo dục cần phải tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ và điều cần thiết hơn cả là chúng ta cần phải có tấm lịng nhân ái, lịng vị
tha, tấm lịng u mến trẻ, tâm huyết với nghề.
Về cơng tác chuyên môn, cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây
dựng tập thể sư phạm đoàn kết, vững mạnh. Tăng cường công tác bồi dưỡng về các
nội dung mang tính đặc thù đối với giáo dục học sinh vùng dân tộc thiểu số cho đội
ngũ giáo viên nhà trường như: đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc thiểu số, tư vấn
tâm lý học đường, giáo dục văn hóa dân tộc và tri thức địa phương, phòng chống
dịch bệnh, phịng chống xâm hại tình dục và bạo lực học đường, động viên giáo
viên tham gia học tiếng Ê Đê để hỗ trợ cho các em…. nhằm nâng cao năng lực
nghề nghiệp cho giáo viên và chất lượng giảng dạy của nhà trường.
Việc tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc thiểu số, hồn cảnh gia đình,
tâm tư nguyện vọng, gẫn gũi, chia sẻ với học sinh dân tộc thiểu số là điều hết sức

cần thiết để hiểu rõ học sinh một cách đầy đủ, cụ thể và tồn diện để có những tác
động sư phạm phù hợp, các hình thức, phương pháp tổ chức dạy học và giáo dục
Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân

Trang 20


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

đa dạng, tạo sân chơi phù hợp với khả năng của các em và mang lại hiệu quả giáo
dục cao nhất.
Tổ chức khảo sát, phân loại học sinh ngay từ đầu năm học để xây dựng kế
hoạch dạy học, nội dung dạy học và hoạt động giáo dục tăng cường tập trung phụ
đạo học sinh chưa hoàn thành, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, tăng cường tiếng
Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và dạy học môn tiếng Ê Đê phù hợp với điều
kiện thực tế của nhà trường và đúng đối tượng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực
học tập của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.
Làm tốt công tác truyền thông, vận động các nguồn lực, các tổ chức xã hội để
hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập, trang phục,… tạo điều kiện cho các em học sinh
dân tộc thiểu số vùng khó khăn có được niềm vui, động lực khi đến trường. Kết
hợp các lực lượng giáo dục để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà
trường. Góp phần vào cơng tác giáo dục học sinh dân tộc thiểu số của huyện nhà.
2. Kiến nghị:
Các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của người đồng bào dân
tộc thiểu số, nhằm giúp đỡ về vật chất và tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống,
tạo điều kiện học sinh học tập tốt nhất tại trường và ở nhà.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được sau những năm làm
công tác chuyên môn tại trường Tiểu học Ea Truôl. Rất mong được sự góp ý của
các cấp lãnh đạo và các anh chị đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Ea Hồ, ngày 15 tháng 02 năm 2021
Người viết

Hoàng Thị Hồng Vân

Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân

Trang 21


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Modul bồi dưỡng thường xuyên
2. Tâm lý học sinh dân tộc thiểu số
3. Kế hoạch giáo dục học sinh dân tộc thiểu số
4. Tham khảo một số nội dung về giáo dục học sinh dân tộc thiểu số
5. Một số thông tin trên mạng Internet.

Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân

Trang 22


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. Cấp cơ sở
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Cấp huyện
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân

Trang 23


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số - vùng khó khăn

Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Vân

Trang 24



×