Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.42 KB, 22 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU

Tổng bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam - Lê Khả
Phiêu phát biểu tại hội thảo quốc tế Việt Nam trong thế kỷ 20 đã từng nói: "Dân tộc
chúng tôi hiểu đầy đủ rằng: dân tộc mình là một dân tộc nghèo, một đất nước đang
phát triển ở mức thấp… Chúng tôi hiểu rõ khoảng cách giữa nền kinh tế của chúng
tôi và nền kinh tế của những nước phát triển trên thế giới. Chúng tôi hiểu rõ khoa
học công nghệ trong thế kỷ 21 sẽ có những bước tiến khổng lồ. Thực hiện tư tưởng
vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh: "Lấy sức ta mà giải phóng cho ta chúng tôi phải tri
thức hóa Đảng, tri thức hóa dân tộc tiếp tục tri thức hóa công nông, cả nước là một
xã hội học tập, phát huy truyền thống những ngày mới giành độc lập 45 cả nước học
chữ, cả nước diệt giặc dốt, cả nước diệt giặc đói. Phải nắm lấy ngọn cờ khoa học
như đã nắm lấy ngọn cờ dân tộc". Một dân tộc dốt, một dân tộc đói nghèo là một
dân tộc yếu. Chúng ta đã từng chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thắng lợi
đó là thắng lợi của lực lượng trí tuệ Việt Nam đối với lực lượng sắt thép và đô la
khổng lồ của Mỹ. Con người Việt Nam đã làm được những điều tưởng như không
làm được, và tôn tin rằng con người Việt Nam trong giai đoạn mới với những thử
thách mới vẫn sẽ làm được những điều kỳ diệu như thế với lực lượng lao động dồi
dào, ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đất nước Việt Nam sẽ sánh
vai được với các cường quốc năm châu cho dù hiện nay chúng ta gặp rất nhiều khó
khăn, rất nhiều sự đối đầu. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: "Vấn đề về đào tạo
nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước" cho đề án kinh tế chính trị của mình.
B. NỘI DUNG

I. VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA
1. Thế nào là công nghiệp hóa - hiện đại hóa
a. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa - hiện đại
hóa
Những nước quá độ tuần tự hay còn gọi là những nước quá độ từ Chủ nghĩa


tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mặc dù chưa có được cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội nhưng ít ra cũng có tiền đề vật chất là nền đại công nghiệp cơ khí do
Chủ nghĩa tư bản để lại. Vì vậy để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cách mạng khoa
học, kỹ thuật và công nghệ, ứng dụng những thành tựu của nó vào sản xuất, tiến
hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất, phân bố và phát triển
sản xuất một cách đồng đều trong cả nước. Thực chất của quá trình này biến những
tiền đề vật chất do chủ nghĩa tư bản đẻ lại thành cơ sở vật chất kinh tế cho chủ
nghĩa xã hội ở trình độ cao hơn.
Những nước quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản
như nước ta, sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất -kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội được
thực hiện bằng con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Có thể hiểu một cách
ngắn gọn công nghiệp hóa là một nước công nghiệp hiện đại. Như vậy giữa công
nghiệp hóa và việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH có quan hệ mất
thiết với nhau nhưng lại không phải là một CNH con đường để xây dựng cơ sở vật
chất cho CNXH đối với những nước kém phát triển như nước ta. Nhưng CNH chỉ
mang tính giai đoạn, khi mà nền công nghiệp hiện đại chưa được xác lập, còn việc
xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CHXH vẫn được tiếp tục mãi.
b. Tác dụng của công nghiệp hóa.
Một là, phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển kinh tế, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế
giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần ổn định và nâng
cao đời sống của nhân dân.
Hai là, củng cố và tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước; nâng cao năng
lực tích lũy, tạo công ăn việc làm, khuyến khích sự phát triển tự do và toàn diện của
mỗi cá nhân.
Ba là, tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố an ninh - quốc phòng.
Bốn là, tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ,
đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế.
Chính vì do vị trí, tầm quan trọng và các tác dụng nói trên của công nghiệp
hóa - hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, nên qua tất cả các kỳ đại hội Đảng ta luôn

xác định: Công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta".
c. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta
* Quan niệm về công nghiệp hóa
Trước đây chúng ta cho rằng, công nghiệp hóa là quá trình trang bị kỹ thuật
hiện đại cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thay thế lao động thủ công bằng lao động
cơ khí hóa, biến một nước kém phát triển thành một nước có cơ cấu công nông
nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Theo quan niệm của liên hiệp quốc, công nghiệp là một quá trình phát triển
kinh tế trong đó có một bộ phận nguồn lực quốc gia ngày càng lớn được huy động
để xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với công nghiệp hiện đại về chế tạo ra tư
liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, có khả năng bảo đảm một nhịp độ tưang trưởng cao
trong toàn bộ nền kinh tế và đảm bảo sự tiến bộ kinh tế và xã hội.
Kết hợp quan niệm truyền thống và quan niệm hiện đại, và vận dụng vào
điều kiện cụ thể hóa Việt Nam, hội nghị lần thứ VII ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa VII đã đưa ra quan niệm mới về công nghiệp hóa - hiện đại hóa: công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ
công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ,
phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công
nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
* Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta
Trước đây một thời gian dài với quan niệm truyền thống về công nghiệp hóa,
chúng ta thường xác định nội quy của công nghiệp hóa theo trình tự:
1. Tiến hành cách mạng khoa học - kỹ thuật để xây dựng cơ sở vật chất -kỹ
thuật cho chủ nghĩa xã hội.
2. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động xã hội. Trong
điều kiện giao lưu kinh tế giữa các nước chưa được mở rộng quá trình chuyển giao
công nghệ giữa các nước chưa phát triển mạnh mẽ, thì phải "tự lực, cánh sinh là
chính" đó chính là một trình tự hợp lý để tiến hành công nghiệp hóa.

Sự phát triển của một quốc gia không thể tách rời sự phát triển của cộng
đồng thế giới nói chung và khu vực nói riêng. Điều này cho phép một nước đi sau
không nhất thiết phải làm tất cả những công việc mà các nước đi trước đã trải qua
thực tế cho thấy những thành tựu về khoa học - công nghệ, về quản lý… của các
nước đi trước chỉ có thể chuyển giao một cách có hiệu quả cho các nước đi sau khi
mà các nước đi sau đã có sự chuẩn bị kỹ càng để đón nhận. Vấn đề đặt ra là các
nước đi sau cần phải làm những gì để tiếp nhận một cách có hiệu quả những thành
tựu mà các nước đi trước đã đạt được. Bài học thành công trong quá trình công
nghiệp hóa các nước NIC
3
đã chỉ ra rằng: việc xây dựng một cơ cấu kinh tế theo
hướng mở cửa với bên ngoài nhằm tiếp nhận một cách có chọn lọc những thành tựu
của các nước đi trước kết hợp với việc đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại, đó chính là con đường ngắn nhất có hiệu quả nhất, có hiệu quả nhất
quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đối với một
nước lạc hậu,nội dung của công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta cần được sắp
xếp theo một trình tự mới như sau:
a.Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý
Việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý bao giờ cũng phải dựa trên tiền đề là
phân công lại lao động xã hội.
Một là, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm dần; tỷ trọng và
số tuyệt đối lao động công nghiệp ngày một tăng lên.
Hai là, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu
thế so với lao động giản đơn trong tổng lao động xã hội.
Ba là, tốc độ tăng lao động trong các ngành phi sản xuất vật chất (dịch vụ)
tăng nhanh hơn tốc độ lao động trong các ngành sản xuất vật chất.
Song song với phân phối lại thu nhập là vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế
bao gồm:
Cơ cấu ngành kinh tế: Trong những năm trước mắt cơ cấu ngành ở nước ta
sẽ được xác định là cơ cấu công - nông nghiệp -dịch vụ.

Cơ cấu vùng kinh tế: phải tạo điều kiện cho tất cả các vùng đều phát triển
trên cơ sở khai thác thế mạnh và tiềm năng của mỗi vùng, liên kết giữa các vùng,
làm cho mỗi vùng đều có cơ cấu kinh tế hợp lý và đều có chuyển biến tiến bộ góp
phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cơ cấu giữa thị tứ, thị xã, thị trấn, thành phố và đô thị tùy điều kiện từng nơi,
tất cả các thị xã, thị trấn đều được phát triển trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp, dịch
vụ mang ý nghĩa tiểu vùng. Hình thành các thị tứ làm trung tâm kinh tế, văn hóa
cho mỗi xã hoặc cụm xã.
Cơ cấu thành phần kinh tế lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối
đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
b. Đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đi đôi với
tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài. Đó là:
Cách mạng về phương pháp sản xuất đó là tự động hóa.
Cách mạng về năng lượng
Cách mạng về vật liệu mới.
Cách mạng về công nghệ sinh học
Cách mạng về điện tử và tin học
2. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa.
a. Vai trò thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta
Thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa là một quy luật khách hang, một
đòi hỏi tất yếu của nước ta. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, chúng ta đang thực cơ
chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết quản lý của Nhà
nước thì công nghiệp hóa - hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trong những chính sách, đường lối về công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước, Đảng ta luôn chủ trương lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ
bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế đất nước. Để đẩy mạnh,
nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chúng ta phải có một nguồn lực có

đầy đủ sức mạnh cả về thể lực lẫn trí lực. Nguồn nhân lực là yếu tố, điều kiện đầu
vào quyết định nhất vì nguồn nhân lực quyết định phương hướng, đầu tư, nội dung,
bước đi và biện pháp thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Do đó cần
phải chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực - con người cả về số lượng và chất
lượng, năng lực và trình độ. Đây chính là vấn đề cấp bách, lâu đài và cơ bản trong
sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nghị quyết IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII nêu rõ: Cùng với
khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc
đẩy. Như vậy, giáo dục là một dạng đầu tư cho sự phát triển vì nó là động lực thúc
đẩy kinh tế phát triển. Sự nghiệp giáo dục đao tạo có tính xã hội hóa cao. Nền giáo
dục và đào tạo tốt sẽ cho chúng ta nguồn nhân lực với đủ sức mạnh, đáp ứng yêu
cầu trước mắt và lâu dài. Do vậy sự nghiệp giáo dục phải là sự nghiệp của toàn
Đảng, toàn dân, đồng thời phải tranh thủ sự hợp tác, ủng hộ của các nước trên thế
giới thông qua việc hợp tác giáo dục.
Mặc dù nền giáo dục của nước ta được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà
nước, nhưng nó vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và vẫn chưa hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
* Số lượng
Theo điều tra lao động và việc làm tháng 7 năm 2000, dân số trong độ tuổi
lao động (nam từ 15 - 60, nữ 15 - 55 tuổi) ở Việt Nam là 46,2 triệu người, chiếm
59% tổng số dân (1989 chỉ là 55%). Trong thập kỷ qua, Việt Nam đang chuyển dần
từ giai đoạn cấu trúc dân số trẻ sang "cơ cấu dân số vàng" - dư lợi dân số", đó là
thời kỳ tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động ở mức cao trong khi tỷ lệ dân số phụ
thuộc giảm (số trẻ em giảm dần và tỷ lệ người già chưa tăng cao). Dự báo dân số
Việt Nam hai thập kỷ đầu thế kỷ 21 sẽ duy trì "cơ cấu dân số vàng" với tỷ lệ dân số
trong độ tuổi lao động tiếp tục tăng cao và đạt đỉnh cao nhất là gần 70% vào năm
2009 (56 triệu người). Trong 10 năm (1999 - 2009), mỗi năm có thêm 1,8 triệu
người bước vào độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên), trong khi đó số người ra khỏi
độ tuổi lao động (60 tuổi trở lên), chỉ có 0,35 triệu người. Dự tính trong 10 năm tới,
mức tăng dân số trong độ tuổi lao động bình quân là 2,5% gấp hơn hai lần tăng

nguồn nhân lực cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử dân số Việt Nam. Đó vừa là
tiềm năng, cơ hội lớn về nguồn nhân lực và là thách thức rất lớn đối với vấn đề giải
quyết việc làm.
Với số lượng người bước vào độ tuổi lao động đạt mức kỷ lục như hiện nay,
cùng với hàng chục vạn lao động dôi dư từ các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, 2
thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 sẽ tạo ra áp lực rất lớn về việc làm và nguồn vốn
đang căng thẳng với tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao (một số lao động thất nghiệp rơi
vào nhóm lao động trẻ được đào tạo, gây ra nhiều hậu quả cả về kinh tế xã hội. Bên
cạnh đó còn có hàng triệu người già tuy tuổi cao nhưng vẫn còn khả năng và mong
muốn được làm việc.
Trên phạm vi cả nước, cấu trúc dân số biến đổi tạo cơ hội thuận lợi cho sự
phát triển kinh tế, tuy nhiên do hoàn cảnh địa lý và tình hình kinh tế - xã hội khác
nhau giữa các vùng miền, nên ở các tỉnh đồng bằng do mức sinh sống thấp trong
nhiều năm qua và "cơ cấu dân số vàng" đã bắt đầu phát huy tác dụng, tạo ra nhiều
thách thức lớn về việc làm cho địa phương vốn đất chật người đông. Tại các tỉnh
vùng Tây Nguyên, miền núi Tây Bắc, do mức sinh ở những vùng này vẫn còn cao
nên cấu trúc dân số còn trẻ. Luồng di cư tự phát rất lớn đổ từ các vùng nông thôn,
miền núi đến các thành phố, Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Trong một số
doanh nghiệp ở các vùng này, số lao động ngoại tỉnh chiếm đến 80%.
* Chất lượng
Mặc dù là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, trên 90% dân
số biết chữ, song hiện tại ở nước ta, cứ 3 trẻ em (dưới 5 tuổi) thì có một cháu bị suy
dinh dưỡng, cứ 3 bà mẹ mang thai thì 1 người bị thiếu máu, thậm chí ở những vùng
khó khăn và đặc biệt khó khăn, cứ 2 trẻ em thì có 1 chú bị suy dinh dưỡng. Tuy
chưa có số liệu chung về cả nước song các nghiên cứu cho thấy thể lực của thanh
niên Việt Nam tiến bộ rất chậm trong nhiều năm qua. Chiều cao trung bình của
thanh niên Việt Nam cuối thập kỷ 80 chỉ là 161 - 162 cm (so với 160 cm và 1930.
Như vậy sau 50 năm, chiều cao của thanh niên Việt Nam hầu như không thay đổi).
Trong khi đó xu hướng chung ở các nước phát triển là chiều cao trung bình của nam
thanh niên cứ sau 10 năm sẽ tăng 1 cm và nặng thêm 1 kg.Tại khu vực thành thị như

Hà Nội, dù tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã hạ thấp, song lại xuất hiện hiện tượng
thừa dinh dưỡng (béo phì) đang có xu hướng tăng. Nghiên cứu chọn mẫu ở một số
trường Đại học ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ học sinh béo phì
2-4%.
Tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS tiếp tục có xu hướng gia tăng và lây lan
trong cộng đồng. Trong số hơn 26.000 người bị nhiễm HIV/AIDS có khoảng 50%
ở độ tuổi thanh niên (dưới 30 tuổi), đặc biệt 1,2/1000 phụ nữ mang thai bị nhiễm
HIV. Đối với tệ nạn ma túy, gần 70% trong số 100.000 người nghiện ma túy ở
nhóm tuổi dưới 30.
Số lượng người lao động tuy tăng và dư thừa, nhưng lại yếu về sức khỏe,
trình độ tay nghề hạn chế lao động khu vực thành thị ở Hà Nội thừa khoảng 7,5%
và ở thành phố Hồ Chí Minh là 6,5% (đó là chưa kể hàng chục van lao động dôi dư
do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước). Tại khu vực nông thôn còn dư thừa 26%
quỹ thời gian lao động, tương đương khoảng 9 triệu người, nhưng 95,5% lao động
không có tay nghề. Theo tổng điều tra dân số (4/1999) trong số những người từ 13
tuổi trở lên 92,4% là không có trình độ chuyên môn. Mặc dù thời điểm hiện tại, mỗi
năm có thêm khoảng 1,6 triệu người bước vào độ tuổi lao động, nhưng theo dự báo
trong 10 năm tới, số lượng này sẽ tăng lên mức cao nhất là 1,8 triệu người, do đó
việc đào tạo, nâng cao tay nghề và tạo việc làm cho số lao động hiện tại cũng như
cho số thanh niên mới bước vào độ tuổi lao động sẽ thách thức vô cùng lớn.
Cơ cấu nguồn lao động được đào tạo trong những năm qua còn rất bất hợp
lý. Nếu năm 1979 cứ 1 cán bộ Đại học , cao đẳng có 2,2 cán bộ trung học chuyên
nghiệp và 7,1 công nhân kỹ thuật thì đến năm 1997, cơ cấu này là 1-1,5-1,7 và 1999
là hợp lý, cứ 4 cán bộ đại học mới có 1 công nhân kỹ thuật cao. Đây chính là tình
trạng "thầy nhiều hơn thợ". Tại các nước phát triển thì cứ 1 thầy có 10 thợ, nhưng ở
nước ta, bình quân một thầy chỉ có 0,95 thợ. Trong khi số sinh viên đại học tăng
nhanh thì số công nhân kỹ thuật giảm dần (1979 chiếm 70% , đến năm 1999 giảm

×