Tải bản đầy đủ (.pdf) (238 trang)

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của hội an trong quá trình đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.72 MB, 238 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------

LÊ THỊ HỒNG VÂN

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
VĂN HĨA TRUYỀN THỐNG CỦA HỘI AN
TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI

LUẬN ÁN TI N S CHỦ NGH A DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGH A DUY VẬT LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------

LÊ THỊ HỒNG VÂN

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
VĂN HĨA TRUYỀN THỐNG CỦA HỘI AN
TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI
Ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 9229002

LUẬN ÁN TI N S CHỦ NGH A DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGH A DUY VẬT LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


1. TS. Nguyễn Tấn Hƣng
2. TS. Vũ Ngọc Lanh
Phản biện độc lập:
Phản biện độc lập 1: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC KHÁ
Phản biện độc lập 2: PGS.TS. LƢƠNG MINH CỪ
Phản biện:
Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN TH NGH A
Phản biện 2: PGS.TS. LƢƠNG MINH CỪ
Phản biện 3: TS. TRẦN HOÀNG HẢO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án này, tơi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ hết sức
quý báu của các tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lịng tri ân của tơi đến TS. Nguyễn Tấn Hưng và
TS. Vũ Ngọc Lanh đã tận tâm hướng dẫn tôi nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cám ơn tập thể quý thầy cô trong Khoa Triết học,
Phòng Sau đại học Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin được biết ơn sâu sắc gia đình, những người thân, bạn bè
đồng nghiệp đã ln là nguồn động viên to lớn về mọi mặt để tơi hồn thành luận
án này.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới
sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Tấn Hưng và TS. Vũ Ngọc Lanh. Các số liệu, tài

liệu được sử dụng trong luận án là hồn tồn trung thực, chính xác, có nguồn gốc
rõ ràng. Những kết luận khoa học trong luận án chưa từng được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2021
Nghiên cứu sinh

Lê Thị Hồng Vân


DANH MỤC CHỮ VI T TẮT TRONG LUẬN ÁN

DSVH: Di sản văn hóa
GDP: Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)
Nxb: Nhà xuất bản
TT QLBT DSVH: Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa
TT VHTT: Trung tâm Văn hóa – Thể thao
UBND: Ủy ban Nhân dân
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (United
Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 01
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 16
Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN
HĨA TRUYỀN THỐNG TRONG Q TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ CÁC GIÁ
TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA HỘI AN ........................................ 16
1.1. QUAN ĐIỂM VỀ VĂN HÓA, GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG .......... 16


1.1.1. Quan điểm về văn hóa ................................................................................ 16
1.1.2. Quan điểm về giá trị văn hóa truyền thống ............................................. 25
1.2. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VỚI VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN
HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM ................................................................... 37

1.2.1. Yêu cầu của quá trình đổi mới đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống ở Việt Nam ...................................................................... 37
1.2.2. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về giữ gìn và phát
huy giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình đổi mới ................................. 41
1.3. CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA HỘI AN ............................ 58

1.3.1. Các giá trị văn hóa vật thể truyền thống của Hội An ................................. 58
1.3.2. Các giá trị văn hóa phi vật thể truyền thống của Hội An ........................... 64
Kết luận chƣơng 1 .............................................................................................. 68
Chƣơng 2. NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ VĂN HĨA TRUYỀN THỐNG CỦA HỘI AN TRONG QUÁ TRÌNH
ĐỔI MỚI........................................................... ............................................................70
2.1. NHỮNG Y U TỐ ẢNH HƢỞNG Đ N VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA HỘI AN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI ....... 70

2.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội đến việc giữ gìn
và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An trong q trình đổi mới .... 70
2.1.2. Ảnh hưởng của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa đến giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An trong


q trình đổi mới .................................................................................................. 79
2.1.3. Ảnh hưởng của tồn cầu hóa đối với giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống của Hội An trong q trình đổi mới ................................................ 83
2.1.4. Tính định hướng trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối

với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An trong quá
trình đổi mới ......................................................................................................... 89
2.2. NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CH TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA HỘI AN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI ... 93

2.2.1. Những thành tựu trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống của Hội An trong quá trình đổi mới ........................................................... 93
2.2.2. Những hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
của Hội An trong quá trình đổi mới ................................................................... 111
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................ 130
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ
Y U NHẰM GIỮ GÌN PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HĨA TRUYỀN
THỐNG CỦA HỘI AN TRONG Q TRÌNH ĐỔI MỚI .......................... 132
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN ĐỂ TĂNG CƢỜNG GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ VĂN HĨA TRUYỀN THỐNG CỦA HỘI AN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI . 132

3.1.1. Quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về
giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An trong q trình
đổi mới ....................................................................................................... 133
3.1.2. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống phải xuất phát từ mục
tiêu, nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Hội An .................. 138
3.1.3. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trên cơ sở đặc điểm, tiềm
năng, vị thế của Hội An ..................................................................................................144
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ Y U ĐỂ TĂNG CƢỜNG GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA HỘI AN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI..... 151

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hội
An đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An
trong quá trình đổi mới....................................................................................... 151



3.2.2. Xây dựng, hồn thiện cơ chế, chính sách phục vụ việc giữ gìn và phát huy
giá trị văn hóa truyền thống của Hội An trong quá trình đổi mới .................... 159
3.2.3. Hồn thiện các thiết chế văn hóa nhằm nâng cao hiệu quả việc giữ gìn và
phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An trong quá trình đổi mới ...... 168
3.2.4. Kiện tồn và nâng cao năng lực bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác
văn hóa ở Hội An ...................................................................................................... 175
Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................ 182
PHẦN K T LUẬN CHUNG ........................................................................... 185
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM

HẢO ........................................................ 188

PHỤ LỤC .......................................................................................................... 197
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN Đ N ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN.................................................................................................. 230


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang diễn ra q trình tồn cầu hóa cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của cuộc cách mạng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo đang làm gia tăng
nhanh chóng mối liên hệ giữa các quốc gia, dân tộc trên nhiều phương diện của
đời sống xã hội, trong đó có vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống. Bởi lẽ, m t m t, nó tạo điều kiện cho văn hóa truyền thống giao lưu, tiếp
biến lẫn nhau, làm phong phú nền văn hóa chung của mỗi quốc gia, dân tộc;
m t hác, nó cũng đặt ra cho các quốc gia, dân tộc đứng trước nguy cơ phai
nhạt những giá trị văn hóa, như: đề cao một cách lệch lạc thuần túy văn minh
hoa học,


thuật, cơng nghệ, lối sống chạy theo lợi ích vật chất tầm thường,

bỏ quên hoặc xem nh các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Một hi
những nguy cơ này diễn ra một cách phổ biến thì hơng ch dẫn đến sự đơn
điệu, ngh o nàn văn hóa truyền thống của các dân tộc mà còn làm đơn điệu nền
văn hóa chung của tồn nhân loại. Vì thế, việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề
giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội, nhằm nâng cao nhận thức và xử l đúng đắn mối quan hệ giữa
truyền thống và hiện đại trở thành vấn đề cấp thiết, có

nghĩa thực tiễn sống

cịn đối với các quốc gia, dân tộc và nhân loại ngày nay.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Vǎn hóa
Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ
lịch sử vẻ vang của dân tộc

Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998, tr.40 đã tạo

thành một sức mạnh vật chất nội sinh to lớn, một nền tảng vững chắc để dân tộc
tồn tại, vượt qua rất nhiều biến cố lịch sử đầy gian nan, thử thách và phát triển.
Việc tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trên cơ sở tiếp
thu, ế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại, trở thành một u cầu cấp thiết, một
vấn đề có tính quy luật trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc Việt
Nam. Trong công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, giữ
gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống được xác định là một trong những


2

nhân tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế, ổn định chính
trị - xã hội, là nền tảng và sức mạnh tinh thần để nhân dân ta, dân tộc ta xây
dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, tiến bước
vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Điều này đã được Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX (2001), Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn và tơn tạo các di sản văn hóa vật thể và phi vật
thể là nền tảng cho sự giao lưu giữa các cộng đồng, giữa các vùng cả nước và
giao lưu văn hóa với bên ngồi (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001, tr.296).
Hội An là một thành phố nằm ở khu vực miền Trung - Việt Nam, thuộc
t nh Quảng Nam. Nơi đây từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, là trung
tâm buôn bán nối liền ba miền Bắc, Trung, Nam. Chính điều này đã tạo nên cho
Hội An, một vùng đất hội tụ và đan xen văn hóa đa dạng, với sự pha trộn, giao
thoa của nhiều nét đ p khác nhau. Những cơng trình kiến trúc, tơn giáo, tín
ngưỡng và giá trị văn hóa truyền thống của Hội An là vật chứng sống động nhất
cho quá trình hình thành, phát triển và cả sự suy tàn của đô thị xưa. Các hội
quán, đền miếu là những công trình tiêu biểu cho dấu tích của người Hoa, người
Nhật Bản. Với chiều sâu văn hóa đa tầng, đa sắc, Hội An được coi là bảo tàng
sống về kiến trúc và lối sống đô thị của Việt Nam hiện nay và đã được
UNESCO cơng nhận là “Di sản Văn hóa Thế giới

ngày 04/12/1999 , nơi minh

chứng cho sự giao thoa giữa các nền văn hóa trong nhiều thế kỷ (từ thế kỷ XVI
- XIX và 10 năm sau, Cù Lao Chàm (thuộc Hội An) chính thức được cơng
nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (ngày 26/5/2009 . Đây là niềm tự hào
của dân tộc Việt Nam về lịch sử hình thành, phát triển của đất nước.
Trong quá trình đổi mới, Đảng bộ và chính quyền thành phố Hội An ln
chú trọng cơng tác giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống bằng nhiều
biện pháp, cả về ban hành các văn bản quản l , cũng như xây dựng cơ chế hỗ
trợ (các chủ di tích) tu bổ các di tích xuống cấp với mức hỗ trợ từ 40 - 75% tổng

inh phí đầu tư; tuyên truyền vận động cộng đồng dân cư chung tay bảo tồn di
sản; tạo điều kiện và cơ chế để ngày càng có nhiều người hơn được hưởng lợi


3
từ di sản; nghiên cứu, xác định giá trị và phục hồi một số hình thức văn hóa phi
vật thể của địa phương,…; các nhiệm vụ xây dựng “Hội An - Thành phố văn
hóa , phong trào “Tồn dân đồn ết xây dựng đời sống văn hóa ngày càng đi
vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực, hơi dậy tính tích cực xã hội của
mỗi cá nhân, gia đình, tập thể và cộng đồng; công tác chăm lo, giữ gìn, bảo tồn,
phát huy giá trị của khu phố cổ Hội An và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù
Lao Chàm được quan tâm thực hiện chu đáo; các loại hình biểu diễn nghệ thuật
cổ truyền, diễn xướng dân gian được duy trì thường xuyên...
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc giữ gìn và phát huy
giá trị văn hóa truyền thống của Hội An cũng cịn nhiều vấn đề đặt ra như: Số
lượng di tích xuống cấp ngày càng nhiều, nhất là các di tích thuộc sở hữu tư
nhân, tập thể, trong khi nguồn ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu; lực
lượng cán bộ chuyên mơn cịn thiếu, kinh nghiệm và phương tiện k thuật bảo
tồn lạc hậu; công tác bảo tồn di sản phi vật thể cịn gặp nhiều hó hăn, chưa
được chú trọng đúng mức; cơng tác xã hội hóa trong bảo tồn và phát huy di
sản chưa cao, phần lớn là do cơ quan nhà nước đề ra chủ trương cũng như đầu
tư; có sự xuất hiện khá nhiều chủ nhân khơng phải người gốc Hội An đang
làm mất đi lối sống truyền thống tốt đ p vốn có; một bộ phận người dân khu
phố cổ bị tác động của kinh tế thị trường, của nhiều luồng văn hóa hác nhau,
cũng như lợi ích có được từ di sản hơng đồng đều, mới ch tập trung ở một
bộ phận; đặc biệt, di sản nơi đây dễ có nguy cơ tàn phá của bão, lũ lụt, hỏa
hoạn. Mặt khác, về cơ sở hạ tầng các tuyến giao thơng du lịch chính đang q
tải và xuống cấp nghiêm trọng; nguồn lực lao động có đào tạo, có chất lượng
trong lĩnh vực dịch vụ du lịch thiếu trầm trọng, hông đáp ứng kịp với nhu cầu
phát triển hiện nay.

Tất cả những vấn đề trên cho thấy, việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá
truyền thống của Hội An đang đứng trước những thách thức cần giải quyết
trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, làm
rõ về mặt lý luận và thực tiễn việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền


4
thống trong q trình đổi mới, từ đó phân tích, đánh giá ch ra những thành tựu
và hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hố truyền thống của Hội
An trong quá trình đổi mới, trên cơ sở đó đề ra phương hướng và giải pháp
nhằm phát huy tốt hơn cơng tác giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống
của Hội An trong quá trình đổi mới là hết sức cần thiết.
Với những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề “Giữ gìn và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống của H i An trong quá trình đổi mới” làm luận án tiến sĩ
Triết học chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật
lịch sử.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình đổi
mới ở Hội An cũng như ở Việt Nam ngày càng được nhận thức đầy đủ, toàn
diện hơn, đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà hoa học và
nhiều tổ chức chính trị - xã hội, với nhiều góc độ hác nhau và đã đạt được
những kết quả nhất định. Có thể khái quát các cơng trình nghiên cứu liên quan
đến đề tài luận án theo ba hướng chính như sau:
Nhóm các cơng trình nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về văn
hóa, văn hóa truyền thống và giá trị văn hóa truyền thống. Liên quan đến chủ
đề này, cơng trình ăn hóa nguy n thủy của Edward Burrwett Tylor xuất bản
năm 1871 ở Ln Đơn có thể coi là cơng trình đánh dấu cho sự hình thành căn
bản ngành văn hóa học. Một trong những định nghĩa đầu tiên mang tính hoa học
về văn hóa đã được đề xuất trong cơng trình này. Từ thế ỷ XIX trở đi, văn hóa
tiếp tục trở thành đối tượng nghiên cứu của hông ch ngành Văn hóa học mà cịn

là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành hoa học xã hội và nhân văn như Triết
học, Dân tộc học, Nhân học… , tiêu biểu: Tác giả Sacr salemink (2002), Sự bảo
tồn văn hóa và biểu hiện văn hóa,Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc
gia, Hà Nội, đã tập trung phân tích văn hóa truyền thống và văn hóa tồn cầu, khả
năng bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Dựa trên các cơng trình nghiên cứu
của Eric Hobsbam và Terence Ranger (1983), sự “phát minh ra truyền thống


5
(invention oftradition), “tạo dựng nên truyền thống (construction of tradition).
Tác giả ch ra nguyên tắc, mối quan hệ giữa văn hoá và truyền thống.
Cuốn sách Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb. Lao động, Hà Nội,
2003, của Samuel Hungtington đã đề cập đến một số vấn đề về bản sắc văn hóa
dân tộc và các yếu tố để nhận biết bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, cũng như
sự cần thiết phải giữ gìn và tơn vinh bản sắc văn hóa của các dân tộc. Cơng
trình Chinh phục các làn sóng văn hóa, Nxb. Tri thức, 2006, của Fons
Trompenaars và Charles Hampden -Turner, các tác giả đã phân tích q trình
phát triển của xã hội phương Tây hiện đại dưới góc độ văn hố, bản sắc văn
hố, ch ra thực trạng chênh lệch quá xa không ch ở các nước nghèo, chậm và
đang phát triển mà còn diễn ra ở các nước phát triển. Đó là tình trạng áp bức
bóc lột, bất cơng, phân hóa giàu nghèo, tàn phá và hủy hoại môi trường...
Ở Việt Nam, vấn đề giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống được nhiều
nhà khoa học nghiên cứu, dưới các góc độ và trên nhiều bình diện khác nhau.
Trước hết, trong tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống những
luận điểm cơ bản về văn hóa được khái qt trên nhiều bình diện, từ góc độ
những quan điểm chung nhất có tính triết l đến những luận điểm cụ thể ch đạo
các mặt của hoạt động phát triển văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng của
Người thể hiện qua các bài nói, bài viết, thư từ và trong việc làm của Người; thể
hiện trong thực tiễn xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Người nói: “Văn
hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà

lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của
sự sinh tồn

Hồ Chí Minh, 2011b, tr.431). Kế thừa quan điểm trên, Hội nghị

Trung ương lần thứ năm

hoá VIII của Đảng đã ra Nghị quyết về Xây dựng và

phát triển nền văn hoá iệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân t c (gọi tắt là
Nghị quyết Trung ương năm hóa VIII) của Đảng Cộng sản Việt Nam viết: “Văn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển inh tế - xã hội

Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998, tr.55). Những quan

điểm, đường lối, chủ trương đó được thể hiện trong ăn iện Đảng toàn tập cũng


6
như ăn iện Đại h i Đại biểu toàn quốc qua các kỳ đại hội được Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, xuất bản từ năm 1998 đến nay.
Trong cuốn Bản sắc văn hóa iệt Nam, Nxb. Văn học, 2006, Phan Ngọc
đã phân tích hái niệm văn hóa và bản sắc văn hóa thơng qua cách tiếp cận
một nền văn hóa cụ thể là văn hóa Việt Nam, bề dày của văn hóa Việt Nam
và bản sắc văn hóa Việt Nam trong giao lưu văn hóa, nền tảng của giao lưu
quốc tế. Cơng trình Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam do Ngơ Đức
Thịnh (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, 2010 đã nghiên cứu một cách hệ
thống về văn hóa truyền thống với những bản sắc riêng có của Việt Nam.
Liên quan đến chủ đề này, cịn có rất nhiều cơng trình như: Vấn đề văn

hóa và phát triển của Hồng Trinh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; ăn
hoá - mục ti u và đ ng ực của sự phát triển

h i của Trần ạch Đằng, Nxb.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000; Tìm hiểu về văn hóa, văn minh của Hồ Sĩ
Qu , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Bản sắc d n t c và hiện đại hoá
trong văn hoá của Hồng Trinh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000;
Giáo trình

uận văn hóa và đ

ng ối văn hóa của Đảng của

hoa Văn hóa

xã hội chủ nghĩa, Học viện Chính trị quốc gia, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
năm 2000; ai tr của văn hoá trong đ i sống

h i của Trịnh Đình ảy, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2001…
Cuốn sách

ăn hóa mục ti u và đ ng lực của sự phát triển xã h i của

Nguyễn Văn Huyên chủ biên) (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội đã
nghiên cứu bản chất của văn hóa nhằm chứng minh văn hóa vừa là mục tiêu
phấn đấu vươn lên của xã hội loài người vừa là động lực mạnh mẽ có


nghĩa

quyết định trong việc thúc đẩy q trình phát triển xã hội theo hướng nhân văn;
từ đó vận dụng nguyên tắc về mối quan hệ thống nhất giữa mục tiêu và động
lực của văn hóa văn hóa - phát triển - tiến bộ) vào quá trình xây dựng và phát
triển xã hội Việt Nam hiện nay.
Tác giả Nguyễn Thị Hương chủ biên, 2011), M t số vấn đề lý luận và
thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa iệt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự


7
thật, Hà Nội, đã tổng hợp qua các bài viết được đăng tải trên các tạp chí về lý
luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam trong quá trình đổi
mới, hội nhập quốc tế dưới sự ch đạo của Đảng: Xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa
dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ tiến bộ; làm cho văn hóa
gắn kết chặt chẽ và thấm nhuần vào tồn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng
tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu lý luận chung về văn hóa truyền thống
liên quan đến đề tài, đã tập trung phân tích làm rõ khái niệm, bản chất, cấu trúc,
chức năng, nội dung của văn hóa, văn hóa truyền thống cũng như vai trị của nó
trong q trình phát triển kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả
luận án nghiên cứu, đối chiếu, so sánh kế thừa và vận dụng khi thực hiện đề tài.
Nhóm các cơng trình nghiên cứu về giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống ở Việt Nam trong quá trình đổi mới. Về chủ đề này, có các cơng
trình tiêu biểu như cuốn Giá trị tinh thần truyền thống của dân t c Việt Nam của
Trần Văn Giàu, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1993, tác giả đã đưa ra những
kiến giải sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam và đã
hái quát cơ bản về các khái niệm giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, ảnh
hưởng của lịch sử đối với việc phát triển các giá trị văn hóa truyền thống. Tác

giả cũng đã tập trung phân tích các đức tính tốt đ p của dân tộc Việt Nam bao
gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa…;
Cuốn sách Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa của Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức và Hồ Sĩ Qu ,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, đã đề cập mấy vấn đề về giá trị, giá trị
truyền thống, giá trị văn hóa truyền thống và sự chuyển biến của chúng sang
hiện đại. Cuốn sách cũng đã đề cập đến vấn đề giữ gìn và phát huy các giá trị
truyền thống trong quá trình phát triển đất nước hiện nay.
Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc d n t c ết hợp với tinh hoa
nh n oại của Phạm Minh Hạc, Nxb. hoa học xã hội, 1996. Trong cơng trình này


8
tác giả đã tập trung phân tích vai trị của việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc
trong việc chống “diễn biến hịa bình . Cơng trình Sự đa dạng văn hoá và đối
thoại của các nền văn hố – M t góc nhìn từ iệt Nam của Phạm Xuân Nam, Nxb.
hoa học xã hội, 2008, đã phân tích những bài học lịch sử và đương đại trong việc
phát huy văn hóa truyền thống, chủ động tham gia đối thoại giữa các nền văn hố
trong giai đoạn tồn cầu hoá hiện nay. Tuyển tập Nghiên cứu văn hoá và con
ng

i Việt Nam hiện nay do Dương Phú Hiệp (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia,

2010, tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, trong đó các
tác giả đã phân tích há sâu sắc mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển văn hố
truyền thống Việt Nam, trong đó có văn hóa dân gian biểu hiện qua các lễ hội với
tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; vấn đề bản sắc văn hố và đồng hố văn hố
trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay.
Đó cịn là cơng trình Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống Việt Nam trong đổi mới và h i nhập do Ngơ Đức Thịnh (chủ

biên), Nxb. Chính trị quốc gia, 2010, đã phân tích những giá trị tiêu biểu mang
tính đặc sắc riêng có của văn hóa truyền thống Việt Nam như: những giá trị
văn hóa dân gian, phong tục, tập qn, các lễ hội, lễ nghi… Trong cơng trình
tác giả còn đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tiêu
biểu, những di sản văn hóa mang tính đặc sắc riêng có của văn hóa truyền
thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập.
Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đ

ng tới t ơng ai

của Trần Ngọc Thêm, Nxb Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2016,
tập trung vào các khái niệm học thuật, các phương pháp, cơng cụ lý thuyết về các
giá trị văn hóa chung. Cuốn sách cũng ch rõ phẩm chất tốt đ p của người Việt
Nam như: tính mực thước, lạc quan, vui vẻ, yêu đời, lòng biết ơn, trọng thể diện,
trọng nữ; đồng thời tác giả bàn về “Những biến động của hệ giá trị Việt Nam
truyền thống trong giai đoạn hiện đại , theo đó trước những thay đổi nhanh
chóng, mạnh mẽ của không gian, thời gian, bối cảnh xã hội, tốc độ thay đổi của
nền kinh tế... đã hiến cho nhiều tính cách “xấu xí của người Việt bộc lộ rõ rệt.


9
Ngồi ra, cịn có các cơng trình: Tổng tập Bản sắc dân t c trong văn hóa
văn nghệ, Nxb. Văn học, 2002;

y dựng và phát triển nền văn hóa iệt Nam

ti n tiến đậm đà bản sắc d n t c, Nguyễn hoa Điềm, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2002;

ề phát triển văn hóa và


nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nguyễn
Nội, 2003; Xây dựng m i tr

y dựng con ng

i th i

c ng

hoa Điềm, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

ng văn hóa - m t số vấn đề lý luận và thực tiễn,

an Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004;
Những thách thức của văn hóa iệt Nam trong q trình h i nhập kinh tế quốc
tế, Phạm Duy Đức (chủ biên , Nxb. Văn hóa - Thơng tin và Viện Văn hóa, Hà
Nội, 2006; Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh
thị tr

ng

y dựng nền inh tế

iệt Nam hiện nay, Nguyễn Duy ắc, Nxb. Từ điển ách hoa và

Viện Văn hóa, Hà Nội, 2008…
Liên quan đến chủ đề này cịn có các bài báo đăng trên các tạp chí khoa
học hác nhau, như: Nguyễn


hoa Điềm (1996), “Nghĩ về văn hóa và con

người Việt Nam trước chặng đường mới , Tạp chí C ng sản, Tháng 4; Nguyễn
Văn Huyên (2001), “Tồn cầu hóa và một số vấn đề đặt ra đối với bản sắc văn
hóa Việt Nam , Tạp chí C ng sản, (Số 18); Vũ

hiêu (1998), “Nội sinh và

ngoại sinh trong giao lưu văn hóa ngày nay , Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Số 2;
Bùi Bạch Đằng 2015 , “Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế , Tạp chí Lịch sử
Đảng, tháng 7 năm 2015,…
Có thể nói, những cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập các vấn đề có liên
quan đến đề tài luận án ở các góc độ khác nhau với các cách tiếp cận, phương
pháp nghiên cứu và nội dung trong việc về giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống Việt Nam trong q trình đổi mới.
Nhóm các cơng trình nghiên cứu về giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống của Hội An. Về chủ đề này, sách Phố cổ H i An và việc giao
văn hóa

u

Việt Nam của Nguyễn Quốc Hùng, Nxb. Đà Nẵng, 1995, tác giả đã

nghiên cứu những biến đổi của những giá trị văn hóa, lễ hội cộng đồng của Phố


10
cổ Hội An giao lưu, tiếp biến văn hóa với các địa phương trong cả nước và hội
nhập quốc tế. Kế đến, cơng trình ăn hóa Quảng Nam những giá trị đ c tr ng,

Kỷ yếu Hội thảo do Sở Văn hóa Thơng tin Quảng Nam tổ chức năm 2001.
Cơng trình tập hợp 63 bài viết của nhiều tác giả trong cuộc hội thảo khoa học.
Với tinh thần khoa học, khách quan, trên quan điểm lịch sử cụ thể, các
tham luận đã góp phần phân tích, đánh giá, luận giải, bổ sung làm sáng tỏ thêm
nhiều vấn đề về những thành tựu về lịch sử, văn hóa, con người và bảo tồn, phát
huy giá trị văn hóa Quảng Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; đồng
thời, đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập để giữ gìn và phát
huy giá trị văn hóa Quảng Nam nhanh, bền vững trong giai đoạn sau.
Cơng trình Phong tục - tập quán - lễ h i Quảng Nam của Nguyễn Xn
Hồng, Sở Văn hóa Thơng tin Quảng Nam, tháng 4/2004 và Di sản văn hóa văn
nghệ dân gian H i An của Trần Văn An, Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội
An, năm 2005. Trong các cuốn sách này, các tác giả đã sưu tầm, nghiên cứu khá
sâu và phong phú về các hình thái về các tục lệ gia đình, tục lệ và lễ hội ở Hội
An trong q trình phát triển.
Cơng trình Quảng Nam trong hành trình m cõi và giữ n ớc – Nhìn từ góc
đ văn hóa của Nguyễn Quang Thắng, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,
2005. Đây là cơng trình văn hóa chun sâu về vùng đất Quảng Nam, đã ghi
chép rất công phu, t m về địa lý, hành chính, phong tục tập quán, tính cách và
sinh hoạt của con người Quảng Nam từ thế kỷ XV éo dài đến năm 1930. Cơng
trình đã để lại những giá trị lớn trong việc nghiên cứu lịch sử, kinh tế, xã hội, văn
hóa và tư tưởng trong quá trình hình thành phát triển vùng đất Quảng Nam.
Liên quan đến chủ đề này cịn có các cơng trình của các nhà khoa học, tiêu
biểu như sau: Di sản văn hóa văn nghệ dân gian H i An, của Trung tâm Quản
lý Bảo tồn Di tích Hội An – Hội An, năm 2005, đã tóm tắt đặc điểm vùng đất,
lịch sử dân cư, nếp ăn, ở, ứng xử, về tín ngưỡng dân gian, về văn nghệ dân
gian… Qua đó cung cấp cho người đọc những giá trị văn hóa truyền thống của
Hội An t nh Quảng Nam. Cơng trình H i An 10 năm ế thừa và phát triển bền


11

vững, năm 2018, đã phản ánh những thành tựu quan trọng, nổi bật, ấn tượng
trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của Hội An;
cũng như những biến đổi, áp lực, thách thức đặt ra trong quá trình giữ gìn và
phát huy văn hóa của Hội An; từ đó dự báo và định hướng, giải pháp phát triển
văn hóa Hội An trong thời gian tới.
Gần đây cịn có cơng trình Kỷ yếu H i thảo khoa học về “ ảo tồn, phát
huy giá trị văn hóa Quảng Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển của Ủy
ban nhân dân t nh Quảng Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày
20/09/2019, Nxb Đà Nẵng. Cơng trình tổng hợp đã giới thiệu một bức tranh
tổng thể một chặng đường phấn đấu liên tục của Đảng bộ và các tầng lớp nhân
dân Quảng Nam trong quá trình giữ gìn và phát huy văn hóa của t nh. Với tinh
thần khoa học, hách quan, trên quan điểm lịch sử cụ thể, các tham luận đã
góp phần phân tích, đánh giá, luận giải, bổ sung làm sáng tỏ thêm nhiều vấn
đề về những thành tựu giữ gìn và phát triển văn hóa Quảng Nam cũng như Hội
An và khẳng định những đóng góp của Quảng Nam trong sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ và phát triển đất nước trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, trong đó có lĩnh vực giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống; đồng thời, đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập để
góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa Quảng Nam nói chung, Hội An nói
riêng trong q trình phát triển.
Đặc biệt, nghiên cứu về giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
của Hội An, khơng thể hơng nói đến các ăn iện H i nghị đại biểu Đảng b
tỉnh Quảng Nam từ khi đổi mới đến nay, Văn iện Hội nghị đại biểu Đảng bộ
Thành phố Hội An lần thứ XV, XVI và XVII đã phân tích, đánh giá một cách
tổng quát và sâu sắc những kết quả, thành tựu, những tồn tại, nguyên nhân hạn
chế và đề ra những nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp chủ yếu để giữ gìn và phát
huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An trong q trình đổi mới nói chung
cũng như phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nói riêng. Đại hội đại biểu
Đảng bộ Thành phố Hội An lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định



12
phương hướng, nhiệm vụ cụ thể trong những năm tới là: “Hoàn thành điều
ch nh và triển khai thực hiện, quản lý chặt chẽ quy hoạch chung về xây dựng đô
thị Hội An đến năm 2030 theo định hướng “sinh thái - văn hoá - du lịch - phát
triển năng động, giàu bản sắc, hiện đại và bền vững. Xây dựng Thành phố đạt
chuẩn đô thị loại 2, vừa bảo tồn nguyên trạng Khu phố cổ - Di sản văn hố thế
giới, vừa ch nh trang mở rộng liên hồn các hu đô thị sinh thái mới, các đô thị
biển, các khu vực cảnh quan sinh thái làng quê. Tiếp tục tạo bước đột phá về
xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ và hiện đại .
Cùng với các văn iện trên, Thủ tướng Chính phủ năm 2012 đã ban
hành: Quyết định Quy hoạch đầu tư tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị
di sản văn hóa thế giới Đơ thị cổ Hội An gắn với phát triển Thành phố Hội An
và du lịch giai đoạn 2012 - 2025, trong đó đã đề ra mục tiêu, phương hướng
phát triển cụ thể kinh tế - xã hội cũng như giữ gìn và phát huy văn hóa truyền
thống đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã ch rõ: Việc quản lý kiến trúc
xây dựng, cảnh quan khu vực nông thôn ngày càng được chú trọng; nhiều di
tích lịch sử - văn hóa ngồi hu phố cổ được tôn tạo, cộng đồng quản lý tốt.
Quy mô, cấu trúc không gian và m quan đô thị của Hội An được giữ gìn, tơn
tạo và phát triển, góp phần đắc lực vào việc phát triển kinh tế xã hội, cải thiện
môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Đây là những văn
kiện chính thống, giúp tìm hiểu một cách cơ bản, hệ thống và sâu sắc về tình
hình giữ gìn và phát huy văn hóa ở Thành phố Hội An. Ủy ban Nhân dân Thành
phố Hội An, ban hành Quyết định số 995/QĐ-UBND ngày 1/4/2019 về Quy
hoạch chung Thành phố H i An giai đoạn đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm
2050, trong đó đã xác định: Mục tiêu xây dựng Hội An trở thành đơ thị loại 2 vào
năm 2020, với tính chất đơ thị sinh thái - văn hóa - du lịch phát triển bền vững
giàu bản sắc của t nh và quốc gia. Khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế của
Thành phố Hội An nhằm đáp ứng yêu cầu đầu tư, bảo tồn và phát triển để phát
huy các giá trị lịch sử - văn hóa, thúc đẩy quá trình hội nhập, liên kết phát triển

vùng và khu vực, tạo tiền đề tăng trưởng xanh, phát triển đô thị bền vững và thích


13
ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời phát triển Thành phố Hội An là đô thị hạt
nhân du lịch trong tam giác di sản quốc tế: Hội An - Cù Lao Chàm - M Sơn,
hình thành cụm đơ thị Hội An trong mối quan hệ với vùng phụ cận (thị xã Điện
Bàn, huyện Duy Xuyên ; Đô thị chuyên ngành Du lịch, văn hóa của t nh và quốc
gia; Trung tâm du lịch, ngh dưỡng, trung tâm văn hóa và lễ hội mang tính dân
tộc cấp quốc gia, đủ năng lực tổ chức các sự kiện quốc tế; Phát triển đơ thị Hội
An là đơ thị thích ứng với q trình biến đổi khí hậu.
Ngồi ra, hàng năm Chi cục Thống kê Thành phố Hội An đều xuất bản
Niên giám Thống kê Thống kê Thành phố H i An và Trung tâm Quản lý bảo tồn
di sản văn hóa Hội An cũng xuất bản đều đặn các số của tập san Thông tin
nghiên cứu bảo tồn di sản nhằm cung cấp các số liệu thống ê cơ bản nhằm
phản ánh q trình phát triển văn hóa ở Hội An cũng như của t nh Quảng Nam.
Cùng chủ đề nghiên cứu này trong các báo cáo tổng kết hàng năm của các cơ
quan, ban ngành như U ND Thành phố Hội An, Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch t nh Quảng Nam, các trang thông tin điện tử bảo tồn văn hóa Hội An… đã
nêu rất chi tiết về tình hình, kết quả, thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học
kinh nghiệm trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội
An trong q trình đổi mới.
Các cơng trình nêu trên đều có đề cập và phân tích đến vấn đề giữ gìn và
phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An, ở nhiều góc độ khác nhau,
qua việc nêu lên những thành tựu, ch ra những hạn chế và đề xuất những giải
pháp trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An.
Tuy nhiên các cơng trình đó chưa thực sự đi sâu phân tích ch ra việc giữ gìn và
phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An trong q trình đổi mới; đồng
thời cũng chưa có sự phân tích, đánh giá một cách đầy đủ về thành tựu, hạn chế
và đề ra những phương hướng, giải pháp thiết thực nhằm tăng cường trong việc

giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An trong q trình đổi
mới, như là một đề tài chuyên sâu. Vì thế cho đến nay, vẫn chưa có cơng trình
nào nghiên cứu chuyên sâu về đề tài “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa


14
truyền thống của H i An trong quá trình đổi mới”. Trên cơ sở kế thừa thành
quả những cơng trình nghiên cứu của các học giả đi trước, tác giả luận án đi vào
nghiên cứu vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An
trong q trình đổi mới, mang tính chun sâu và hệ thống hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án: Luận án phân tích, đánh giá thành tựu, hạn chế của
việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An trong q trình
đổi mới; trên cơ sở đó, đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm tăng
cường giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An trong quá
trình đổi mới.
Nhiệm vụ của luận án: Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện những
nhiệm vụ sau: M t là, làm rõ những vấn đề lý luận chung về văn hóa, giá trị văn
hóa truyền thống, về giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam
trong q trình đổi mới và các giá trị văn hóa truyền thống của Hội An; Hai là,
phân tích và đánh giá thành tựu, hạn chế của việc giữ gìn và phát huy giá trị văn
hóa truyền thống của Hội An trong q trình đổi mới; Ba là, đề xuất một số
phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường việc giữ gìn và
phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An trong quá trình đổi mới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối t ợng nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu việc giữ gìn và phát huy giá
trị văn hóa truyền thống của Hội An.
Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án giới hạn việc nghiên cứu là vấn
đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An trong quá trình
đổi mới (từ 1986 đến nay).

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Cơ s lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn,
phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong q trình đổi mới.


15
Ph ơng pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử và logic, phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp đối chiếu thống kê từ các
nguồn tài liệu tham khảo, phương pháp điều tra xã hội học,vv…để phục vụ
trong việc nghiên cứu và trình bày luận án.
6. Đóng góp mới của luận án
M t là, Luận án đã góp phần làm rõ những quan điểm về văn hóa, giá trị
văn hóa truyền thống, yêu cầu của quá trình đổi mới đối với việc giữ gìn và phát
huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam, từ đó ch ra được các thành tựu,
hạn chế của việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An
trong q trình đổi mới.
Hai là, Trên cơ sở phân tích thành tựu và hạn chế của việc giữ gìn và phát
huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An trong q trình đổi mới, luận án đề
xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường việc giữ gìn và phát
huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An trong quá trình đổi mới.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Về

nghĩa hoa học: Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề lý luận

chung về văn hóa truyền thống, giá trị văn hóa truyền thống, về giữ gìn và phát
huy giá trị văn hóa truyền thống theo quan điểm của Đảng trong quá trình đổi mới.

Về

nghĩa thực tiễn: Những đánh giá về thành tựu, hạn chế và phương

hướng, giải pháp mà luận án đưa ra nhằm tăng cường hiệu quả giữ gìn và phát
huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An trong q trình đổi mới sẽ góp phần
thiết thực giúp Đảng bộ, Chính quyền thành phố Hội An trong việc đề ra các chủ
trương, cơ chế, giải pháp thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ giữ gìn và phát huy giá
trị văn hóa truyền thống của Hội An trong q trình đổi mới. Luận án có thể dùng
làm tài liệu tham khảo cho các ngành: Khoa học quản l văn hóa, Văn hóa học,
Triết học xã hội… ở các viện, các trường cao đẳng, đại học cả nước.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án gồm 3 chương, 7 tiết và 19 tiểu tiết.


16
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HĨA
TRUYỀN THỐNG TRONG Q TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ CÁC GIÁ TRỊ
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA HỘI AN
1.1. QUAN ĐIỂM VỀ VĂN HÓA, GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

1.1.1. Quan điểm về văn hóa
Khái niệm “văn hóa xuất hiện khá sớm trong lịch sử tư tưởng nhân loại,
phản ánh những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt
động thực tiễn. Cho đến nay, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về văn hóa,
bởi tùy vào điều kiện lịch sử xã hội và cách tiếp cận khác nhau nên quan niệm
về văn hóa cũng hác nhau. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, nhận thức đầy đủ và

đúng đắn về văn hóa, từ đó xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội có
hiệu quả là vấn đề có nghĩa l luận và thực tiễn của mỗi quốc gia.
Ở ph ơng Đ ng, khái niệm “văn hóa xuất hiện sớm ở Trung Quốc với ý
nghĩa dùng để “giáo hóa con người thay cho việc dùng bạo lực. “Văn nghĩa là
vẻ đ p do màu sắc tạo ra, nó là hình thức biểu hiện trong Thi, Thư, Lễ, Nhạc.
Đó là hệ thống quy tắc ứng xử đ p đẽ, lịch sự, lễ, phép trong xã hội Trung Quốc
cổ đại, nhằm giáo dục, dạy bảo và đối lập với vũ lực, chinh phạt để cảm hóa,
chuyển biến con người thơng qua điển chương lễ nhạc.
tr.CN

hi đề cập đến “văn , “văn đức với

nghĩa là cái đối lập với vũ lực,

gươm giáo trong “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ
dung, 1950, tr.6).

hổng Tử 551 - 479
Đại học – Trung

hổng Tử cho rằng, trị nước hông nhất thiết phải dùng vũ

lực, gươm giáo mà nên dùng văn đức để làm cho xã hội yên ổn. Trong thiên
Qu thị sách uận ngữ có ghi lại lời của

hổng Tử nói với học trị là Tử Lộ và

Nhiễm Cầu về vấn đề này như sau:
“ ất hoạn quả nhi hoạn bất quân; bất hoạn bần nhi hoạn bất an. Cái qn
vơ bần; hịa vơ quả; an vô huynh. Phù như thị, cố viễn nhân bất phục, tắc



17
tu văn đức dĩ lai chi;

lai chi, tắc an chi

Không lo ít mà lo khơng đều,

khơng lo nghèo mà lo khơng n. Bởi lẽ đã đều thì khơng nghèo, đã hịa
mục thì khơng nghĩ đến ít, đã n thì khơng nghiêng đổ. Như vậy rồi mà
người ở xa không phục thì sửa sang văn đức làm cho họ đến với mình,
họ đã đến thì làm cho họ yên ổn Luận ngữ - ản dịch của Đồn Trung
Cịn , 1950, tr.258 – 259).
Sau này, quan điểm của ông được kế thừa bởi Tuân Tử, Lưu Hướng, Thúc
Triết… đã giải thích từ “văn là cái “ngụy

cái do con người làm nên, hông tự

nhiên mà có . Theo Tn Tử:
“Tính giả, bản thủy tài phác dã; ngụy giả, văn lễ lọng thịnh dã. Vơ tính tắc
ngụy chi vơ sở gia, vơ ngụy tắc tính bất năng tự m - Tính là chất liệu chất
phác ban đầu; ngụy là văn lễ hay tốt.
cái để thêm vào.
Tn Tử

hơng có tính thì tạo tác hơng có

hơng có tạo tác, thì tính hơng thể tự trở nên tốt đ p


ản Trung văn , 2007, tr.180

Như vậy, trong quan niệm của phương Đông cổ đại, khái niệm “văn hóa
mang ý nghĩa là đối lập với vũ lực, cái do con người làm nên, khơng tự nhiên
mà có.
Ở ph ơng T y, thời cổ đại, “văn hóa bắt nguồn từ chữ Latinh “colere , về
sau trở thành “cultura có năm nghĩa là văn hóa; sự tu dưỡng, trau dồi; sự trồng
trọt; sự ni tầm, ong sị…; và mẻ cấy vi khuẩn để nghiên cứu khoa học (Lê
Khả Kế, 2011, tr.368). Từ đó cho thấy phương Tây dùng thuật ngữ này thể hiện
ở nhiều nội dung hác nhau trong đời sống xã hội. Về sau này từ này chuyển
nghĩa nói về tính chất khai trí, tính chất có giáo dục, có học vấn của bản thân
con người. Nhà hùng biện nổi tiếng của La Mã cổ đại, Marcus Tullius Cicero
dùng từ “cultura để nói về triết học như sau: “Giống như một cánh đồng phì
nhiêu hơng được canh tác sẽ hông đem lại mùa màng, tâm hồn con người
cũng vậy. Chăm bón cho tâm hồn - đó chính là triết học

Nguyễn Văn Dân,

2006, tr.15 . Một số trí thức qu tộc ở La Mã cổ đại sử dụng từ “cultura như
đồng nghĩa với “văn chương hoặc đồng nghĩa với “nhân văn . Như vậy, trong


×