Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Báo cáo thực tập Nghiệp vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu vận chuyển bằng container đường biển tại công ty tiên phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.17 KB, 45 trang )

BỘ CÔNG THƢƠNG

TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA THƢƠNG MẠI - QUỐC TẾ
----------------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:

“Nghiệp vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu vận
chuyển bằng Container đƣờng biển tại công ty
TNHH TM DV Tiên Phong”


Báo cáo tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TIÊN PHONG ... 4
1.1. Giới thiệu khái quát về Cty TNHH Tiên Phong ........................................................... 4
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cty TNHH TM DV Tiên Phong ..................... 4
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ......................................................................... 5
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty........................................................................................... 6
1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty ................................................................ 6
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban .............................................................. 6
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh XNK của cơng ty ..................................................... 8
1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh XNK của cơng ty...................................................... 8
1.3.2. Tình hình xuất khẩu của cơng ty ............................................................................... 9
1.4. Mục tiêu và hướng phát triển của công ty trong thời gian tới .................................... 14
CHƢƠNG 2: NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƢỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH TIÊN PHONG .............................................. 16
2.1. Đàm phán và ký kết hợp đồng dịch vụ ....................................................................... 16


2.2. Nhận và kiểm tra bộ chứng từ .................................................................................... 17
2.1.1. Nhận bộ chứng từ .................................................................................................... 17
2.2.2. Kiểm tra bộ chứng từ ............................................................................................... 17
2.3. Chuẩn bị kho bãi và phương tiện vận chuyển ............................................................ 18
2.4. Chuẩn bị chứng từ và lên tờ khai hải quan ................................................................. 19
2.4.1. Lấy lệnh giao hàng .................................................................................................. 19
2.4.2. Lên tờ khai hải quan ................................................................................................ 20
2.5. Thủ tục hải quan ......................................................................................................... 30
2.5.1. Đăng ký tờ khai hải quan ......................................................................................... 30
2.5.2. Nộp lệ phí hải quan .................................................................................................. 32
2.5.3. Kiểm hóa.................................................................................................................. 32
2.5.3.1. In phiếu giao nhận kiểm hóa ................................................................................ 33
2.5.3.2. Kiểm hóa............................................................................................................... 33
Trang 1


Báo cáo tốt nghiệp
2.5.4. Áp mã thuế và tính thuế ........................................................................................... 36
2.6. Thanh lý tờ khai .......................................................................................................... 37
2.7. Nhận hàng và thanh lý hàng tại hải quan cổng........................................................... 37
2.8. Thanh lý hợp đồng giao nhận và trao chứng từ cho khách hàng................................ 39
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 40
3.1. Nhận xét ...................................................................................................................... 40
3.1.1. Ưu điểm ................................................................................................................... 40
3.1.2. Khuyết điểm ............................................................................................................ 40
3.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 41
3.2.1. Vớí Nhà nước .......................................................................................................... 41
3.2.2. Với Công ty ............................................................................................................. 42
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 42


Trang 2


Báo cáo tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO năm
2007 đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
ngoại thương, một trong những lĩnh vực đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế đất
nước. Theo đó hoạt động xuất nhập khẩu trở nên mạnh mẽ hơn và cạnh tranh khốc liệt
hơn. Các mặt hàng xuất nhập khẩu cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn về chủng loại,
số lượng và chất lượng. Các chính sách về hoạt động xuất nhập khẩu cũng được nhà nước
bổ sung và điều chỉnh nhiều để phù hợp hơn thực trạng nền kinh tế và những quy định
luật lệ của thương mại quốc tế.
Tuy nhiên hoạt động xuất nhập khẩu là một lĩnh vực đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng
về kiến thức thương mại quốc tế và phải được thực hiện nhanh chóng, chính xác với một
chi phi hợp lý. Vì vậy cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng từ nhiều khâu khác nhau liên
quan đến việc thực hiện một hợp đồng xuất nhập khẩu, trong những hoạt động này, thì
hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu là một trong những khâu chiếm vai trò quan
trọng trong hoạt động ngoại thương. Nghiệp vụ giao nhận hàng hố nhập khẩu được cơng
ty thay mặt chủ hàng thực hiện các thủ tục nhập hàng liên quan đến hợp đồng của khách
hàng.
Để hiểu rõ hơn về nghiệp vụ này, em xin trình bày quá trình thực hiện “Nghiệp vụ
giao nhận hàng hố nhập khẩu vận chuyển bằng Container đƣờng biển tại công ty
TNHH TM DV Tiên Phong”.

Trang 3


Báo cáo tốt nghiệp
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TIÊN PHONG

1.1 Giới thiệu khái quát về Cty TNHH Tiên Phong:
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Cty TNHH TM DV Tiên Phong:
a) Giới thiệu khái quát:
Tên công ty:

Cty TNHH TM DV TIÊN PHONG.

Tên giao dịch đối ngoại:

TIÊN PHONG Co., Ltd.

Tên viết tắt:

TPC

Trụ sở chính:

3, Phổ Quang, F2,Q. Tân Bình, Tp. HCM.

Điện thoại:

(08) 8448054

Mã số thuế:

0300993292-1

Fax:

(08) 8453762


Mã số KD:

Giám đốc:

Ngơ Xn Lực

Cơng ty có con dấu riêng:

Cơng ty TNHH TM DV Tiên Phong

Chi nhánh:

Cty có hai chi nhánh. Một ở Hà Nội, và một ở Hải Phòng

Là thành viên của Hiệp hội giao nhận Việt Nam (VIFFAS) và Hiệp hội giao nhận Quốc
tế (FIATA), đã được sự đồng ý của FIATA cho phép phát hành vận đơn đa phương thức
theo mẫu chung của FIATA từ năm 2001.
b) Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH TM DV Tiên Phong:
Một quốc gia muốn phát triển thì phải có một nền kinh tế vững mạnh, và để có
một nền kinh tế vững mạnh địi hỏi chúng ta phải mở cửa nền kinh tế, hội nhập với nền
kinh tế thế giới. Để thực hiện mục tiêu trên Đảng và Nhà Nước ta đã và đang mở cửa nền
kinh tế, đẩy mạnh công tác đối ngoại. Đặc biệt chú trọng đến công tác xuất nhập khẩu
(XNK) và khuyến khích đầu tư nước ngồi. Cùng với sự phát triển đó ngày càng có nhiều
doanh nghiệp được hình thành và khơng ngừng tìm kiếm và phát triển những mặt hàng có
nhu cầu của các nước trên thế giới để xuất khẩu và nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu
cho sản xuất, tiêu dùng, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng bn bán quốc tế
cịn mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam, vì vậy các doanh nghiệp chưa nắm hết được
các nghiệp vụ cũng như các quy định quốc tế về thương mại hay không hiểu hết được đặc
Trang 4



Báo cáo tốt nghiệp
thù của nghành nghề. Để đáp ứng những khó khăn đó và nhu cầu cấp thiết đó, vào năm
1994 anh Ngô Xuân Lực cùng với các thành viên trong gia đình góp vốn thành lập cơng
ty TNHH GNHH Tiên Phong. Năm 1997, để phù hợp với tình hình mới và điều hịa quan
hệ giữa các đối tác cũng như nhu cầu sắp xếp lại tổ chức Công ty TNHH TM DV TIÊN
PHONG ra đời.
Lĩnh vực hoạt động của cơng ty là nhận làm các dịch vụ tồn bộ hay một phần
trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp như : vận
chuyển đến địa điểm gửi hàng, đặt chỗ, thuê tàu, thuê phương tiện vận chuyển door to
door, làm thủ tục hải quan, lưu kho lưu bãi, làm giấy tờ, các dịch vụ khác có liên quan
đến q trình giao nhận hàng hóa, nhận ủy thác, làm đại lý cho hãng tàu,...
Thời gian đầu hoạt động, quy mơ cịn nhỏ và rất hạn chế, tuy nhiên qua nhiều năm
hoạt động, công ty đã lớn mạnh và mở rộng phạm vi hoạt động trong các lĩnh vực và có
thể bao trọn gói tất cả các khâu trong quá trình thực hiện hợp đồng.
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
Công ty TNHH TM DV TIÊN PHONG là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực thương mại, dịch vụ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có quyền tự chủ về tài
chính. Cơng ty hoạt động trong các lĩnh vực sau:
 Cung cấp các dịch vụ giao nhận trong lĩnh vực vận tải hàng hố XNK bằng đường
biển, đường hàng khơng và nội địa.
 Mua bán cước và lập tuyến đường, cung cấp các giá cước đường hàng không,
đường biển, thu xếp tổ chức các tuyến đường phù hợp.
 Tổ chức vận tải đa phương thức và gom hàng lẻ cho cả hàng xuất khẩu, hàng nhập
khẩu, hàng nội địa và được phép phát hành vận đơn đa phương thức theo mẫu của
FIATA.
 Dịch vụ “từ cửa đến cửa “ thu xếp nhận hàng và giao hàng tới sân bay, bến cảng,
lưu kho, lưu bãi.
 Khai thuê hải quan: lập bộ chứng từ hải quan, thực hiện tất cả các thủ tục hải quan

cho hàng hóa XNK, đóng gói hàng hóa.

Trang 5


Báo cáo tốt nghiệp
 Môi giới tổ chức vận chuyển hàng rời, phân chia hàng lẻ và tổ chức quản lý về
logistics.
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty:
1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo mơ hình trực tuyến: đó là một hệ
thống các phịng ban có quan hệ mật thiết với nhau, chịu sự quản lý của Giám đốc, Phó
Giám đốc, Trưởng phịng cùng với sự tự giác và trách nhiệm trong công việc của từng
nhân viên.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Giám đốc

Phòng kinh
doanh

Hàng
xuất

Hàng
nhập

Phòng kế
tốn

Phịng

Sales&Marketing

Sales

Phịng quản
lý nhân sự

Marketing

Kho hàng

1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phịng ban:
a) Giám đốc:
Là người đứng đầu cơng ty, có trách nhiệm điều hành các hoạt động của công ty, tổng
hợp và đưa ra kế hoạch kinh doanh, phương hướng phát triển chung của công ty. Chịu
trách nhiệm về mặt pháp lý và dân sự trước pháp luật về công ty. Thương lượng và ký kết
Trang 6


Báo cáo tốt nghiệp
các hợp đồng về giao nhận có giá trị và quy mơ lớn. Theo dõi tình hình kinh doanh của
công ty để kịp thời đưa ra phương án giải quyết.
b) Phòng quản lý nhân sự:
Chịu trách nhiệm về tình hình nhân sự của cơng ty, đề xuất tiền lương, thưởng, hình thức
kỷ luật và bố trí sắp xếp nhân lực trong cơng ty, theo dõi tình hình về định mức lao động
và năng suất lao động, đề xuất việc bổ sung hay sa thải nhân viên trong công ty. Chăm lo
đời sống nhân viên trong công ty như mơi trường làm việc, những khó khăn của nhân
viên để tìm cách giúp đỡ nhân viên hồn thành tốt công việc được giao, tổ chức sinh hoạt
cho các nhân viên,…
c) Phịng kinh doanh:

Trực tiếp tìm và quan hệ với khách hàng trong nước và ngoài nước, thỏa thuận giá cả và
thương lượng ký kết các hợp đồng có quy mô nhỏ, lập kế hoạch và phương hướng hoạt
động kinh doanh của công ty.
 Hàng xuất: Chịu trách nhiệm và đưa ra kế hoạch phương hướng thực hiện công việc
giao nhận và làm các thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu tại các cảng và sân bay.
 Hàng nhập: Chịu trách nhiệm và đưa ra kế hoạch phương hướng thực hiện công việc
giao nhận và làm các thủ tục cho hàng hóa nhập khẩu tại các cảng và sân bay.
d) Phịng kế tốn:
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài chính kế tốn, tham mưu hiệu quả kinh tế của
từng hợp đồng giao nhận, cung cấp các số liệu chính xác và kịp thời cho Giám đốc và
phịng kinh doanh để lập ra kế hoạch hoạt động cho thời gian tới, tính tốn doanh thu, chi
phí và lợi nhuận của cơng ty trong các kì quyết tốn. Qua đó so sánh và đối chiếu quá
trình thực hiện với kế hoạch đề ra, từ đó đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất cho giai đoạn kế
tiếp. Thực hiện tình hình tiền lương cho nhân viên.
e) Phòng sales & marketing.
Đưa ra kế hoạch và chiến lược hoạt động cho toàn doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng,
đối tác và thị trường mới. Tìm hiểu rõ nhu cầu của các cơng ty XNK về q trình giao
nhận, để từ đó đề ra những chiến lược cạnh tranh và giới thiệu, quảng bá tên tuổi và
những dịch vụ của công ty cho khách hàng, từ đó tìm kiếm được thêm những khách hàng
Trang 7


Báo cáo tốt nghiệp
mới cho cơng ty. Bên cạnh đó cũng đưa ra những chính sách ưu đãi cho những khách
hàng tiềm năng.
f) Kho hàng.
Là nơi lưu kho, ký gửi của khách hàng. Ngồi ra kho hàng cịn đóng một vai trò quan
trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho cơng ty, nó mang lại một khoản thu tương đối cho
công ty từ những hoạt động cho thuê kho, bãi để làm kho lưu trữ của khách hàng khi có
nhu cầu.

1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh XNK của cơng ty trong những năm 2009-2011:
1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh XNK của cơng ty:
Bảng 1.1: Tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.
ĐVT: Đồng
Năm
Chỉ Tiêu

2009

2010

2011

Tổng Doanh thu

7,253.245.632

8,132.523.935

12,563.654.265

Tổng chi phí

2,965.832.562

2,353.326.942

2,955.865.459

Lợi nhuận


4,287.413.070

5,779.196.993

9,607.788.806

Nguồn: Phịng Kinh Doanh
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
 Năm 2009 có thể do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên doanh
thu của công ty chỉ đạt được hơn 7 tỷ. Sau khi trừ hết đi các chi phí thì lợi nhuận
còn lại là hơn 4 tỷ. Tuy bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng
công ty nhờ có những khách hàng thân thiết và cơng ty khơng ngừng tìm kiếm
khách hàng mới nên tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn
này vẫn được duy trì tương đối ổn định.
 Năm 2010 nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi nên doanh thu của công ty
trong giai đoạn này tăng 12,1% so với năm 2009. Trong khi đó chi phí lại giảm
đáng kể với tỷ lệ giảm hơn 26% làm cho lợi nhuận tăng hơn 1,49 tỷ và tăng với tỷ
lệ là 34,8%.

Trang 8


Báo cáo tốt nghiệp
 Năm 2011 tình hình kinh tế thế giới đã dần phát triển ổn định. Do đó doanh thu
của công ty trong năm này tăng trưởng rất nhanh so với năm 2010 với tỷ lệ tăng
54,5%, đồng thời chi phí cũng tăng theo với tỷ lệ 25,6%. Tuy chi phí có tăng
nhưng so với doanh thu là khơng đáng kể, vì vậy lợi nhuận của cơng ty trong năm
này tăng hơn 66,2%.
 Nhìn chung lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2009-2011 tăng nhưng mức độ

tăng khơng đều. Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của công
ty trong giai đoạn này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới nhưng công ty với bề dày kinh nghiệm đã đưa ra những biện pháp như: chăm
sóc khách hàng thân thiết bằng cách cho họ hưởng nhiều ưu đãi trong việc cung
cấp dịch vụ, tìm kiếm khách hàng mới với việc đưa ra những mức giá rất cạnh
tranh,… đã giúp cơng ty vẫn duy trì được mức lợi nhuận ngày càng tăng.
1.3.2 Tình hình xuất khẩu của cơng ty:
a) Theo cơ cấu thị trƣờng.
Bảng 1.2: Tình hình giao nhận hàng xuất khẩu theo cơ cấu thị trƣờng.
ĐVT: 1000USD
Năm

2009

2010

2011

Thị trường

Giá trị

Tỷ trọng Giá trị

Tỷ trọng Giá trị

Tỷ trọng

Mỹ


351

26%

429

27.5%

526.4

28%

EU

283.5

21%

343.2

22%

423

22.5%

Đan Mạch

270


20%

296.4

19%

310.2

16.5%

Trung Quốc

121.5

9%

132.6

8.5%

188

10%

Hàn Quốc

175.5

13%


163.8

10.5%

169.2

9%

Thị trường khác

148.5

11%

195

12.5%

263.2

14%

Tổng cộng

1350

100%

1560


100%

1880

100%

Nguồn: Phòng Kinh Doanh

Trang 9


Báo cáo tốt nghiệp
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Cơ cấu giao nhận hàng xuất khẩu ở hai thị trường Mỹ và EU chiếm tỷ trọng rất lớn: năm
2009 là 47%, 2010 là 49.5%, năm 2011 là 50.5%. Có thể nói đây là 2 thị trường có lượng
hàng hóa nhập khẩu từ các công ty trong nước rất lớn, từ đó tạo cho cơng ty một nguồn
thu lớn trong việc làm dịch vụ xuất hàng qua hai thị trường này.
Thị trường Đan Mạch có tỷ trọng ngày càng giảm từ 20% năm 2009 xuống cịn 16.5%
năm 2011. Các cơng ty thuê chúng ta làm dịch vụ xuất hàng qua thị trường này có thể đã
tìm kiếm được những thị trường mới đầy tiềm năng hơn nên việc xuất hàng qua thị
trường này ngày càng giảm.
Thị trường Trung Quốc có tỷ trọng năm 2009 là 9% nhưng đến năm 2010 chỉ cịn 8.5%,
sau đó lại tăng vào năm 2011 với tỷ trọng là 10%. Trong khi đó thị trường Hàn Quốc lại
đang giảm dần từ 13% năm 2009 xuống còn 9% năm 2011. Còn ở những thị trường khác
qua các năm đều tăng 1.5%. Có thể thấy các cơng ty th chúng ta làm dịch vụ xuất hàng
qua các thị trường mới ngày càng tăng.
Nhìn chung các cơng ty th chúng ta làm dịch vụ xuất khẩu hàng hóa chủ yếu là xuất
khẩu qua hai thị trường chính là Mỹ và EU chiếm gần 50% tỷ trọng, trong khi đó những
thị trường khác chiếm 50% tỷ trọng còn lại. Qua bảng số liệu cung cấp dịch vụ giao nhận
hàng xuất khẩu của chúng ta, có thể thấy các cơng ty xuất khẩu hàng hóa trong nước đang

có sự phụ thuộc rất lớn vào hai thị trường Mỹ và EU. Do đó, công ty nên tư vấn cho
khách hàng những thị trường xuất khẩu mà mình biết để họ có thể giảm thiểu rủi ro từ
các thị trường trên, điều này sẽ giúp khách hàng ngày càng tin tưởng vào công ty và đồng
thời công ty cũng sẽ kiếm được những khoản thu khi làm dịch vụ xuất khẩu hàng hóa vào
các thị trường mình tư vấn.

Trang 10


Báo cáo tốt nghiệp
b) Theo cơ cấu mặt hàng :
Bảng 1.3: Tình hình giao nhận hàng xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng.
ĐVT: Tấn
Năm
Mặt hàng

2009

2010

2011

Số

Tỷ

Số

Tỷ


Số

Tỷ

lượng

trọng

lượng

trọng

lượng

trọng

Cà phê, tiêu

337.5

15%

392

16%

450.45

16.5%


Thuỷ hải sản

450

20%

539

22%

627.9

23%

Nông sản

315

14%

367.5

15%

423.15

15.5%

Gia cơng


675

30%

612.5

25%

614.25

22.5%

Các mặt hàng khác

472.5

21%

539

22%

614.25

22.5%

Tổng cộng

2250


100%

2450

100%

2730

100%

Nguồn: Phịng Kinh Doanh
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Đối với mặt hàng cà phê, tiêu, thủy hải sản, nông sản và các mặt hàng khác mà
công ty nhận làm dịch vụ xuất khẩu qua các năm đều tăng. Mặt hàng cà phê, tiêu năm
2009 với số lượng 337.5 tấn chiếm tỷ trọng 15% thì đến năm 2011 là 450.45 tấn với tỷ
trọng là 16.5%. Đối với mặt hàng thủy hải sản thì đây là mặt hàng có mức tăng nhiều
nhất, từ số lượng 450 tấn và tỷ trọng 20% năm 2009 tăng lên 627.9 tấn và tỷ trọng 23%
năm 2011. Mặt hàng nông sản cũng tăng từ 14% năm 2009 lên 15.5% năm 2011, các mặt
hàng khác năm 2009 chiếm tỷ trọng 21% thì đến năm 2011 cũng tăng lên và chiếm tỷ
trọng là 22.5%.
Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy việc nhận làm dịch vụ xuất khẩu hàng gia cơng
của cơng ty đang có xu hướng ngày càng giảm, năm 2009 với số lượng là 675 tấn và tỷ
trọng 30% thì đến năm 2011 số lượng là 614.5 tấn và tỷ trọng là 22.5%. Điều này có thể
do các cơng ty xuất khẩu hàng gia cơng trong nước vẫn cịn chịu nhiều ảnh hưởng từ
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên lượng hàng gia cơng xuất khẩu ngày càng giảm.
Cơng ty cần có phương án tìm kiếm những cơng ty khách hàng mới đang có nhu cầu xuất
Trang 11


Báo cáo tốt nghiệp

khẩu hàng gia cơng để có thể duy trì nguồn thu từ việc nhận làm dịch vụ xuất khẩu hàng
gia cơng.
Nhìn chung các mặt hàng mà cơng ty nhận làm dịch vụ xuất khẩu ngày càng đa
dạng và các mặt hàng này ngày càng được các thị trường khó tính như Mỹ và EU chấp
nhận. Do đó cơng ty cần có phương án đào tạo nhân viên am hiểu sâu về những mặt hàng
mà công ty nhận làm dịch vụ xuất khẩu để có thể hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong
việc xuất khẩu hàng hóa.
1.3.3 Tình hình nhập khẩu của cơng ty :
a) Theo cơ cấu thị trƣờng :
Bảng 1.4: Tình hình giao nhận hàng nhập khẩu theo cơ cấu thị trƣờng.
ĐVT: 1000USD
2009

Năm
Thị trường

Giá trị

2010
Tỷ
trọng

Giá trị

2011
Tỷ
trọng

Giá trị


Tỷ
trọng

Nhật

106.6

20%

121

20%

106.740

18%

Singapore

293.850

45%

242

40%

249.060

42%


Mỹ

106.6

20%

121

20%

88.95

15%

Các thị trường khác 79.950

15%

121

20%

148.250

25%

Tổng cộng

100%


605

100%

593

100%

533

Nguồn: Phòng Kinh Doanh
Qua bảng số liệu ta thấy:
Các công ty trong nước chủ yếu thuê chúng ta làm dịch vụ nhập khẩu hàng hóa
từ các thị trường chính là: Mỹ, Nhật và Singapore.
Thị trường công ty nhận làm dịch vụ nhập khẩu hàng hóa lớn nhất là Sigapore
ln chiếm tỷ trọng trên 40%. Cụ thể năm 2009 thị trường này chiếm tỷ trọng 45% vơi
giá trị là 293850 USD, năm 2010 là 40% với giá trị 242000 USD và năm 2011 là 42%
với giá trị 249060 USD.

Trang 12


Báo cáo tốt nghiệp
Trong khi đó các cơng ty có thể đang có xu hướng giảm nhập khẩu từ hai thị
trường Mỹ và Nhật nên giá trị mà công ty nhận làm dịch vụ nhập khẩu hàng hóa từ hai
thị trường này ngày càng giảm. Thị trường Nhật giảm từ tỷ trọng 20% năm 2009
xuống còn 18% năm 2011, giảm mạnh nhất là thị trường Mỹ từ 20% năm 2009 giảm
xuống cịn 15% năm 2011.
Theo bảng số liệu thì cơng ty nhận làm dịch vụ nhập khẩu hàng hóa cho các công

ty trong nước từ các thị trường khác ngày càng tăng. Năm 2009 với giá trị 79950 USD
và tỷ trọng 15%, năm 2010 giá trị tăng lên 121000 USD và tỷ trọng 20%, và năm 2011
giá trị đã tăng lên đến 148250 USD với tỷ trọng là 25%. Có thể thấy các cơng ty trong
nước đang có xu hướng tìm kiếm những thị trường mới với những mặt hàng rẻ và có
ưu thế cạnh tranh hơn để nhập khẩu nên nguồn thu của công ty từ việc nhận làm dịch
vụ nhập khẩu hàng hóa ở các thị trường khác cho các công ty trong nước đang ngày
càng tăng.
b) Theo cơ cấu mặt hàng :
Bảng 1.5: Tình hình nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng.
ĐVT: Tấn
Năm
Mặt hàng

2009

2010

2011

Số

Tỷ

Số

Tỷ

Số

Tỷ


lượng

trọng

lượng

trọng

lượng

trọng

Phụ tùng máy móc

420

40%

715

50%

660

50%

Nguyên phụ liệu gia cơng

315


30%

357.5

25%

462

35%

Hố chất

210

20%

143

10%

66

5%

Các loại khác

105

10%


214.5

15%

132

10%

Tổng cộng

1050

100%

1430

100%

1320

100%

Nguồn: Phịng Kinh Doanh
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Mặt hàng phụ tùng máy móc là mặt hàng mà cơng ty nhận làm dịch vụ nhập khẩu nhiều
nhất. Năm 2009 với số lượng là 420 tấn và tỷ trọng là 40%, năm 2010 số lượng tăng lên
Trang 13



Báo cáo tốt nghiệp
là 715 tấn và tỷ trọng là 50%, năm 2011 tuy tỷ trọng vẫn chiếm 50% nhưng số lượng chỉ
còn 660 tấn.
Mặt hàng nguyên phụ liệu gia công năm 2009 công ty nhận làm dịch vụ nhập khẩu số
lượng là 315 tấn và tỷ trọng 30%, đến năm 2010 số lượng tăng lên 357.5 tấn nhưng tỷ
trọng lại giảm xuống cịn 25%. Năm 2011 cơng ty nhận làm dịch vụ nhập khẩu mặt hàng
này tăng lên với số lượng là 462 tấn và tỷ trọng 35%. Tình hình nhập khẩu ngun phụ
liệu gia cơng của các cơng ty trong nước đều tăng về số lượng nhưng lượng hàng hóa gia
cơng mà những cơng ty này xuất khẩu ngày càng giảm, có thể các cơng ty này bị ảnh
hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên đã cắt giảm việc xuất khẩu hàng gia
công để tiêu thụ trong nước nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.
Mặt hàng hóa chất cơng ty làm dịch vụ nhập khẩu giảm mạnh nhất. Năm 2009 số lượng
là 210 tấn và tỷ trọng 20% thì đến năm 2011 số lượng giảm xng chỉ cịn 66 tấn và tỷ
trọng chỉ chiếm 5%.Trong khi đó các mặt hàng khác tăng mạnh vào năm 2010 so với
năm 2009 với số lượng nhập khẩu năm 2010 là 214.5 tấn và tỷ trọng 15%, đến năm 2011
thì lại giảm xuống chỉ cịn 132 tấn và tỷ trọng 10%.
1.4 Mục tiêu và hƣớng phát triển của công ty trong thời gian tới :
Công ty đang đẩy mạnh phát triển phịng kinh doanh để có thể tìm kiếm những
khách hàng mới .
Cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ với khách hàng bằng việc cung cấp dịch vụ
ngày càng chuyên nghiệp hơn và hỗ trợ khách hàng trong việc tìm kiếm thị trường xuất
khẩu hàng hóa tiềm năng cũng như thị trường nhập khẩu hàng hóa có mức giá cạnh tranh
mà mình biết để có thể giúp cho khách hàng tiết kiệm được chi phí, từ đó giúp công ty
tạo mối quan hệ mật thiết với khách hàng và tránh được sự cạnh tranh từ các công ty dịch
vụ khác.
Công ty đang cố gắng mở rộng kinh doanh bằng việc nhập khẩu mặt hàng rượu
ngoại về tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Đây là lĩnh vực công ty có khả năng rất lớn nhờ
vào mối quan hệ rộng rãi về thị trường Việt Nam, nhờ vào sự hiểu biết vững chắc về lĩnh
vực ngoại thương của công ty và khả năng nhạy bén về thị trường của nhân viên công ty.


Trang 14


Báo cáo tốt nghiệp
Cơng ty cũng đang có kế hoạch mở rộng thị trường giao nhận sang một số nước
như:Trung Quốc , Nhật Bản, Hàn Quốc , Thái Lan, …

Trang 15


Báo cáo tốt nghiệp
CHƢƠNG 2: NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HĨA NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƢỜNG BIỂN TẠI CƠNG TY TNHH TIÊN PHONG

2.1

Đàm phán và ký kết hợp đồng dịch vụ:
Hiện nay tại Cơng ty TNHH Tiên Phong tồn tại hai hình thức nhập khẩu chủ

yếu: nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác.


Nhập trực tiếp: Công ty trực tiếp đứng ra ký kết hợp đồng nhập khẩu và

tiến hành mọi thủ tục để nhận hàng, sau đó tiến hành phân phối hàng hóa đó đến
những khách hàng có nhu cầu


Nhập ủy thác: Những doanh nghiệp khơng có khả năng nhập khẩu (gọi là


bên ủy thác) sẽ ký một hợp đồng ủy thác với Công ty TNHH Tiên Phong (bên
được ủy thác). Sau đó Tiên Phong sẽ tiến hành ký kết hợp đồng nhập khẩu và
tiến hành các thủ tục hải quan để nhận hàng và cuối cùng là giao hàng cho bên
ủy thác.
Cụ thể, với lô hàng nhập khẩu vải in hoa của Công ty TNHH Xây dựng
Thƣơng mại Dịch vụ Quế Hƣơng, Tiên Phong được ủy thác để tiến hành nhập khẩu lơ
hàng nói trên. Trên cơ sở đó Quế Hương là công ty đi thuê dịch vụ, Tiên Phong là công
ty đảm trách nghĩa vụ nhập khẩu và hưởng phí dịch vụ.
Việc đàm phán được thực hiện diễn ra rất đơn giản theo các phương thức đàm
phán qua điện thoại, thư thương mại. Ngồi ra, cơng ty cịn sử dụng fax, email như một
phương tiện để liên lạc và truyền đi các thơng tin một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Dưới đây là trình tự nghiệp vụ giao nhận lô hàng nhập khẩu vải in hoa của
Công ty TNHH Xây dựng Thƣơng mại Dịch vụ Quế Hƣơng. Theo hợp đồng nhập
khẩu số DF-09003-A giữa Công ty TNHH Xây dựng Thƣơng mại Dịch vụ Quế
Hƣơng và Dinh Fu Trading Co., Ltd
Lô hàng được nhập khẩu theo giá CIF cảng Tp. Hồ Chí Minh. Do vậy, trách
nhiệm thuê tàu và trả cước phí cho lơ hàng này là do người nhập khẩu trả. Người đứng
tên trên chứng từ nhận hàng là Công ty TNHH Xây dựng Thƣơng mại Dịch vụ Quế
Hƣơng nhưng do đã ủy thác cho Tiên Phong nên nhân viên giao nhận của Tiên Phong có
Trang 16


Báo cáo tốt nghiệp
nghĩa vụ lên tờ khai và lấy các chứng từ cần thiết để nhập khẩu lô hàng trên. Sau đó, các
chứng từ này sẽ được Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Thƣơng mại Dịch vụ Quế
Hƣơng xem xét ký tên và đóng dấu.
2.2

Nhận và kiểm tra bộ chứng từ:
2.1.1


Nhận bộ chứng từ:

Bộ chứng từ mà nhân viên giao nhận sẽ nhận được từ Quế Hương gồm có:
 Hợp đồng thương mại (1 bản chính, 2 bản sao)
 Phiếu đóng gói (2 bản chính, 2 bản sao)
 Hóa đơn thương mại (1 bản chính, 2 bản sao)
 Giấy thông báo hàng đến (thường là bản fax)
 Vận tải đơn (Bill of Lading, 3 bản gốc)
 Giấy giới thiệu của Doanh nghiệp (2 bản chính)
 Mã số thuế của công ty, mã số xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, giấy ủy quyền cho nhân viên giao nhận thực hiện lô hàng.
2.2.2

Kiểm tra bộ chứng từ

Sau khi nhận được bộ chứng từ, nhân viên giao nhận phải kiểm tra đối chiếu tất
cả các thông tin và số liệu trên bộ chứng từ xem có trùng khớp với nhau khơng. Nếu có
sai sót thì phải báo cho Quế Hương biết để kịp thời chỉnh sửa. Thêm vào đó tất cả các
chứng từ phải có đóng dấu sao y bản chính và có chữ ký của giám đốc Công ty TNHH
Xây dựng Thƣơng mại Dịch vụ Quế Hƣơng trên các bản sao, nếu chứng từ có nhiều
hơn một tờ thì phải có đóng dấu giáp lai trên tất cả số tờ hiện có. Giấy giới thiệu phải cịn
thời hạn và có chữ ký Giám đốc Cơng ty TNHH Xây dựng Thƣơng mại Dịch vụ Quế
Hƣơng, con dấu của cơng ty.
Trong hợp đồng có một nội dung mà nhân viên giao nhận cần chú ý đến đó là:
Changzhou Daya Import & Export Corp., Ltd. được ủy quyền như là người
bán trong hợp đồng mua bán số DF-09003-A, để cung cấp hóa đơn thương mại, phiếu
đóng gói, và chuẩn bị vận tải đơn, C/O... cho Dinh Fu Trading Co., Ltd. Do đó trong
các chứng từ như là: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn ở phần người bán sẽ
đề tên công ty được ủy quyền.

Trang 17


Báo cáo tốt nghiệp


Hóa đơn thƣơng mại:

Nhân viên giao nhận cần chú ý kiểm tra các nội dung người nhận hàng, người gửi
hàng, mơ tả hàng hóa, số lượng, tổng giá trị của hàng hóa có giống và phù hợp như trong
hợp đồng ngoại thương khơng.


Phiếu đóng gói:

Số và ngày của phiếu đóng gói, cùng với các nội dung người bán, người mua, mơ
tả hàng hóa, số lượng phải tương tự như trong hóa đơn thương mại và cịn có thêm các
nội dung: Tổng trọng lượng:

2770 kg

Trọng lượng tịnh:

2750 kg



Vận đơn đƣờng biển:

Tổng số kiện, tổng trọng lượng, tên hàng, mơ tả hàng hóa như trong phiếu đóng

gói. Bên cạnh đó nhân viên giao nhận cần kiểm tra chi tiết các nội dung cảng bốc hàng,
tên tàu, số chuyến, số vận đơn, ngày ký phát vận đơn. Ngoài ra, trên vận đơn phải được
đóng dấu hoăc ghi chú là đã xếp hàng lên tàu (“SHIPPED ON BOARD”). Do hàng được
bán theo giá CIF,Hồ Chí Minh nên trên vận đơn phải ghi chú là ”FREIGHT PREPAIR”,
nghĩa là cước phí vận chuyển đã được chi trả bởi người bán. Đồng thời phải kiểm tra đầy
đủ các thông tin về chữ ký của đại lý hãng tàu, có phải là bản ORIGINAL khơng.


Giấy thông báo hàng đến:

Các nội dung cần kiểm tra gồm có: Số B/L, số kiện, mơ tả hàng hóa, trọng lượng/
khối lượng, tên tàu, số chuyến, cảng bốc, cảng dỡ xem có phù hợp như trong B/L khơng.
Địa chỉ nơi đến đổi lệnh giao hàng, giấy tờ cần xuất trình, chi phí mà phải đóng tại
nơi đổi lệnh giao hàng.
2.3

Chuẩn bị kho bãi và phƣơng tiện vận chuyển
Kiểm tra bộ chứng từ nhận được từ Quế Hương hợp lệ, nhân viên của Tiên

Phongxem xét số lượng, khối lượng của hàng lên phương án chọn phương tiện vận tải
thích hợp.
Do Tiên Phongcó một đội ngũ xe vận chuyển tại quận 9 nên nhân viên giao
nhận thực hiện lô hàng này chọn phương án là điều xe của công ty, xe sẽ thực hiện việc
Trang 18


Báo cáo tốt nghiệp
chuyên chở hàng từ Cát Lái đến kho riêng của Công ty TNHH Xây dựng Thƣơng mại
Dịch vụ Quế Hƣơng sau khi nhân viên giao nhận hoàn thành xong mọi thủ tục hải quan
và giấy tờ.

2.4

Chuẩn bị chứng từ và lên tờ khai hải quan
2.4.1

Lấy lệnh giao hàng
Sau khi nhận đươc giấy thông báo hàng đến từ Công ty TNHH Xây dựng

Thƣơng mại Dịch vụ Quế Hƣơng (do hãng tàu gửi đến cho Quế Hương), nhân viên
giao nhận sẽ mang giấy giới thiệu, vận đơn gốc, giấy thông báo hàng đến (như trong yêu
cầu của phần giấy tờ cần xuất trình được đề cập trong giấy thơng báo hàng đến), đến
hãng tàu để nhận lệnh tại địa chỉ:111 Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp. HCM.
Khi trình những chứng từ trên, nhân viên giao nhận sẽ nhận một bộ lệnh gồm 3
lệnh giao hàng do King Freight INT’L VN Co., Ltd. cấp.
Nếu phát hiện thấy có sai sót gì khác trong vận đơn thì nhân viên giao nhận phải
báo ngay cho đại lý biết và có những chỉnh sửa phù hợp để tránh trường hợp sai sót đó
kéo theo việc không nhận được hàng về sau này. Trên lệnh giao hàng bắt buộc phải đóng
dấu “Đã thu tiền” hoặc chữ “PAID”. Vận đơn gốc thì hãng tàu sẽ giữ lại, vận đơn
Serrender thì khơng. Mỗi hãng tàu có một mức phí khác nhau, do hãng tàu quy định.
Trong một số trường hợp, người xuất khẩu chưa kịp gửi vận đơn gốc cho người
nhập khẩu thì người nhập khẩu phải yêu cầu người xuất khẩu yêu cầu hãng tàu chấp nhận
cấp phát vận đơn Serrender thì khi đó nhân viên giao nhận chỉ cần giấy giới thiệu và giấy
thông báo hàng đến để nhận hàng.
Ngoài ra nhân viên giao nhận còn nhận được một lệnh giao hàng do đại lý hãng
tàu SITC CONTAINER LINES CO., LTD. cấp cho King Freight INT’L VN Co., Ltd.
nguyên nhân có lệnh giao hàng này là do King Freight INT’L VN Co., Ltd cũng là một
đại lý giao nhận, King Freight đứng ra nhận chuyên chở lô hàng này cho Changzhou
Daya nhưng King Freight khơng có tuyến đi từ Thượng Hải qua Cát Lái nên phải thuê tàu
của SITC và trên con tàu HACYLON đó ngồi container CAXU8212313 chứa hàng của
Quế Hương cịn có một container khác là GESU4834942 với điều kiên giao hàng là

CY/CY. Lệnh giao hàng nói trên chỉ có tác dụng với King Freight trong việc nhận hai
Trang 19


Báo cáo tốt nghiệp
cont hàng nói trên và King Freight giao một lệnh giao hàng cho với mục đích chỉ nhằm
chứng minh King Freight đã hoàn thành nghĩa vụ nhận cont chứ khơng có ý nghĩa gì
trong việc nhận hàng của Quế Hương.
Để lấy được lệnh giao hàng Quế Hương phải thanh tốn cho King Freight các
chi phí:
Phí chứng từ là phí liên quan đến các chứng từ, cụ thể là phí liên quan đến lập D/O.
Phí CFS là phí lưu kho, khi cont đã được đưa lên thềm bến, với hàng lẻ công nhân
cảng sẽ cắt seal và đưa hàng vào kho.
Phí THC là phí quản lý điều hành ( phí gắp cont từ Tàu lên thềm bến ).
Ngồi ra, hàng cont cịn có thuật ngữ phí Handling nghĩa là phí làm hàng, phí vệ
sinh cont.
Đặc biệt cần chú ý thời hạn hiệu lực của lệnh giao hàng để tránh phải mất một
khoản phí gia hạn lệnh và mất thời gian. Nếu lệnh đã hết hạn phải đề nghị hãng tàu gia
hạn và đóng dấu gia hạn lên lệnh.
2.4.2

Lên tờ khai hải quan
Đây có thể được coi là một trong những phần quan trọng nhất trong quá trình

giao nhận. nhân viên giao nhận phải dựa trên các chứng từ đã được kiểm tra một cách kỹ
lưỡng ban đầu để lên tờ khai một cách chính xác nhất.
Đầu tiên, đăng nhập vào phần mềm khai hải quan điện tử Ecus_K4 đăng nhập vào hệ
thống  chọn mục tờ khai xuất nhập khẩu  chọn đăng ký mới tờ khai xuất khẩu  tờ
khai hải quan điện tử xuất hiện.
Tiếp theo, tiến hành nhập dữ liệu và những thông tin cần thiết như: người xuất khẩu,

người nhập khẩu, hợp đồng, hóa đơn thương mại, tên hàng, điều kiện giao hàng,…vào tờ
khai hải quan điện tử.
Nhập dữ liệu tờ khai chi tiết
Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai: Chi cục HQCK Cảng Sài gòn KV1/Cảng Cát Lái
Cửa khẩu xuất hàng: Cảng Cát Lái

Trang 20


Báo cáo tốt nghiệp


Tiêu thức 1
Người nhập khẩu: ghi tên công ty đứng ra nhập khẩu lô hàng này, địa chỉ, mã

số thuế

Công ty TNHH Xây dựng Thƣơng mại Dịch vụ Quế Hƣơng
63 Đỗ Ngọc Thạch, Phường 14, Quận 5
Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam



Tiêu thức 2
Người xuất khẩu: tên, địa chỉ của nhà xuất khẩu
Dinh Fu Trading Co., Ltd
9B Tai Chiap Factory Bldg., 17 Yuk Yat Street,
To Kwa Wan, Hong Kong




Tiêu thức 3
Người ủy thác: dụa vào hợp đồng ủy thác để ghi, trường hợp này khơng có



Tiêu thức 4
Đại lý làm thủ tục hải quan: để trống



Tiêu thức 5
Loại hình: do hàng nhập cho mục đích kinh doanh nên đánh dấu vào ô kinh

doanh.


Tiêu thức 6
Giấy phép (nếu có). Tiê thức này khai báo giấy phép, ngày cấp, ngày hết hạn

của giấy phép do Bộ Công thương và các Bộ, Cơ quan chuyên nghành khác cấp dành cho
những mặt hàng bắt buộc phải có giấy phép mới được nhập khẩu


Tiêu thức 7
Căn cứ vào số hợp đồng và ngày ký hợp đồng trong hợp đồng ngoại thương

để điền vào tiêu thức này:

Số: DF09003-A

Ngày: 19/03/2011



Tiêu thức 8
Căn cứ vào hóa đơn thương mại:

Số: 09CDY17753
Ngày: 17/04/2011



Tiêu thức 9
Trang 21


Báo cáo tốt nghiệp
Phương tiện vận tải, dựa vào tên phương tiện vận tải, ngày đến trong B/L
hoặc giấy thông báo hàng đến:

Tên, số hiệu: HACYLON
Ngày đến: 21/04/2011



Tiêu thức 10
Dựa trên vận đơn:

Số: SHAHCM940114
Ngày: 16/04/2011


Chú ý: nhân viên giao nhận cần chú ý thận trọng với tiêu thức này vì nếu số
vận đơn trên tờ khai không giống như số vận đơn gốc thì khi đối chiếu Manifest, Hải
quan sẽ khơng chấp nhận và khơng đóng dấu xác nhận lên lệnh giao hàng dẫn tới doanh
nghiệp không lấy được hàng


Tiêu thức 11
Nước xuất khẩu: căn cứ vào hợp đồng và hóa đơn thương mại hoặc B/L ghi

tên đầy đủ nước xuất khẩu: CHINA


Tiêu thức 12
Cảng, địa điểm xếp hàng: SHANGHAI



Tiêu thức 13
Cảng địa điểm dỡ hàng: CÁT LÁI, HỒ CHÍ MINH



Tiêu thức 14
Điều kiện giao hàng dựa trên điều kiện giao hàng dã được thỏa thuận trong

hợp đồng thương mại: CIF HỒ CHÍ MINH


Tiêu thức 15

Đồng tiền thanh tốn: là đồng USD (như đơn giá được quy định trong hợp

đồng ngoại thương) với tỉ giá là 16,935. Để có được tỉ giá này, nhân viên giao nhận phải
lấy tỉ giá liên ngân hàng vào thời điểm mà nhân viên giao nhận lên tờ khai. Để biết tỉ giá
một cách nhanh nhất, nhânn viên giao nhận có thể truy cập trang web:
www.dncustom.gov.vn hoặc hộp thư tỉ giá: 8011108


Tiêu thức 16
Phương thức thanh toán: ghi rõ phương thức thanh toán đã được quy định

trong hợp đồng. Trong trường hợp này là: T/T
Trang 22


Báo cáo tốt nghiệp


Tiêu thức 17
Tên hàng và quy cách phẩm chất: Được thể hiện trong hợp đồng ngoại

thương, việc khai rõ ràng và cụ thể sẽ giúp Hải quan dễ dàng trong việc kiểm tra hàng
Vải in hoa 100% cotton, khổ 64”, mã LA-9010B/9014/9015

hóa:

Hàng mới 100%
Trong trường hợp lơ hàng chỉ có từ 1 tới 3 mặt hàng thì tên hàng và quy cách
phẩm chất sẽ được thể hiện tiêu thức này trên tờ khai, cịn nếu có từ 4 mặt hàng trở lên thì
ở tiêu thức này chỉ thể hiện tên chung nhất của các mặt hàng còn chi tiết được thể hiện

trên phụ lục tờ khai. Kèm theo đó thì doanh nghiệp cần phải thực hiện thao tác lập thêm
phụ lục trên đĩa mềm hoặc USB, để giúp Hải quan tiện lợi và nhanh chóng hơn trong việc
nhập dữ liệu.
Tờ khai trị giá t nh thuế hàng nhập khẩu
Tờ khai trị giá tính thuế hàng nhập khẩu được sử dụng trong các trường hợp:
-

Hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại có xuất xứ từ các nước và tổ chức

Quốc Tế mà Việt Nam cam kết thực hiện trị giá tính thuế theo GATT – Hiệp Định Chung
Về Thuế Quan Và Thương Mại
-

Hàng nhập khẩu trong danh mục hàng hóa của Việt Nam để thực hiện Hiệp Định

về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của các nước ASEAN được áp dụng trị giá tính
thuế theo NĐ 60/CP ngày 06/06/02.
-

Hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp, các bên hợp doanh thuộc đối tượng

điểu chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Trị giá Hải Quan của hàng hóa nhập khẩu phải được xác định trên cơ sở 3 nguyên
tắc cơ bản:
-

Phải căn cứ vào trị giá thực tế của hàng hóa.

-


Khơng được căn cứ vào trị giá của hàng hóa được sản xuất tại nước nhập khẩu

hoặc trị giá hư cấu, áp đặt.
-

Phải là giá mà với mức giá của hàng hóa đó hoặc hàng hóa tương tự được bán

trong k kinh doanh bình thường, với các điều kiện cạnh tranh khơng hạn chế.
Trang 23


Báo cáo tốt nghiệp
Tờ khai trị giá tính thuế hàng nhập khẩu có kết cấu như sau, mặt trước gồm 24
tiêu thức, mặt sau từ tiêu thức số 6 đến 27:
+ Tiêu đề: dành cho công chức Hải Quan ghi.
+ Phần khai báo của người khai Hải Quan, từ tiêu thức 1 đến 24, và tiêu thức 6
đến tiêu thức 25
+ Tiêu thức 26 và 27 dành cho Công Chức Hải Quan.
Doanh nghiệp sẽ phân bổ cước phí cho từng đơn vị mặt hàng, và trị giá tính thuế
từng đơn vị mặt hàng và điền vào tờ khai trị giá tính thuế nhập khẩu.
Mỗi Tờ khai trị giá tính thuế có thể ghi được 10 mặt hàng, mặt trước có thể ghi
được 6 mặt hàng. Mặt sau ghi được 4 mặt hàng. Tờ khai trị giá tính thuế kê khai rõ tiền
cước trên mỗi đơn vị mặt hàng cũng như các chi phí khác. Từ đó rút ra trị giá tính thuế
nguyên tệ trên từng đơn vị mặt hàng một và trị giá tính thuế tính theo VNĐ.
Nếu nhập khẩu theo giá CIF, tiêu thức số 07 không nhất thiết phải ghi mà chỉ ghi
vào tiêu thức 23.
Nếu nhập theo giá FOB nhất thiết phải ghi rõ vào tiêu thức số 07 và ghi rõ chi phí
vận tải, bốc xếp ..( tiêu thức 16) và chi phí bảo hiểm ( tiêu thức 17 ) vì phải quy về giá
CIF để tính trị giá tính thuế.
Cách phân bổ cước cho từng đơn vị mặt hàng một, nếu nhập theo giá FOB:

Cƣớc ph cho từng đơn vị mặt hàng

tiền cƣớc tổng giá

OB ) x đơn giá mặt

hàng.
Cách t nh ph bảo hiểm c ng tƣơng tự nhƣ trên .
Sau khi xác định được tất cả các khoản mục. Trị giá tính thuế được xác định theo
phương pháp trị giá giao dịch như sau:
Trị giá t nh thuế

trị giá giao dịch

các khoản phải cộng – các khoản đƣợc trừ.

Khi có phụ lục tờ khai, trong trường hợp có nhiều mặt hàng sẽ làm mất nhiều thời
gian cho Công Chức Hải Quan khi phải nhập liệu vào hệ thống máy tính. Để giải quyết
tình hình này, Hải Quan Việt Nam đã có giải pháp tương đối phù hợp với xu thế phát
triển chung của thế giới, bằng cách cho phép khai báo qua đĩa mềm, khai báo điện tử.
Trang 24


×