Tải bản đầy đủ (.docx) (146 trang)

(Luận văn thạc sĩ) xây dựng bản đồ hệ số k phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hướng công bằng, bền vững trong lưu vực thủy điện sông tranh 2 – trà linh 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.22 MB, 146 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Văn Hạnh

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


ii
LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được thực hiện theo chương trình đào tạo Thạc sỹ chính quy, tại
trường Đại học Nông Lâm thành phố Huế.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu trường Đại học Nơng Lâm thành phố Huế.
Phịng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Nông Lâm.
Quý Thầy, Cô trong Khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm thành phố Huế.

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo Tiến sỹ Trần Nam Thắng,
người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn cho tơi hoàn thành luận văn này.
Ban lãnh đạo Chi cục Lâm nghiệp Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và
động viên tơi hồn thành khóa học này.
Thành thật cám ơn q Thầy, Cơ tham gia giảng dạy khóa học Lâm nghiệp 20D
đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý giá trong quá trình học tập.
Cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và các bạn học lớp Cao học Lâm nghiệp
20D đã khuyến khích, động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Thành phố Huế, tháng 3 năm 2016



Nguyễn Văn Hạnh

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


iii
TĨM TẮT
Đề tài “Xây dựng bản đờ hệ số K phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo
hướng công bằng, bền vững trong lưu vực thủy điện Sông Tranh 2 – Trà Linh 3 – Tà Vi,
tỉnh Quảng Nam” được thực hiện tại 03 huyện Phước Sơn, Nam Trà My và Bắc Trà My,
tỉnh Quảng Nam. Hiện tại, tất cả các lưu vực thủy điện trên toàn tỉnh Quảng Nam áp dụng
hệ số K = 1, vậy tất cả các yếu tố để xác định hệ số K của Nghị định 99/2010/NĐ-CP
chưa được áp dụng tại Quảng Nam, một phần gây nên bất bình đẳng giữa các hộ nhận
khoán quản lý bảo vệ rừng.

Kết quả đánh giá hiện trạng chi trả DVMTR tại lưu vực giúp chúng ta đánh giá
được hiệu quả triển khai chính sách chi trả DVMTR tại lưu vực như lập hồ sơ giao
khốn nhóm hộ, phân chia nhóm hộ và phân chia rừng để người dân nhận khoán, tuần
tra bảo vệ rừng, nghiệm thu rừng hằng năm và thực hiện chi trả tiền cho nhóm hộ. Bên
cạnh hiệu quả trong việc triển khai các nội dung của chi trả DVMTR tại lưu vực,
nghiên cứu cũng đã đánh giá được hiệu quả của việc triển khai hoạt động chi trả của
nhóm hộ nhận khốn.
Trên cơ sở số liệu bản đồ quy hoạch ba loại rừng, bản đồ chi trả DVMTR tại
lưu vực; đồng thời ứng dụng phần mềm Mapinfor để xác định diện tích rừng theo hệ
số K1, K2, K3 và nội suy tiêu chí đường giao thông, khu dân cư, độ cao, độ dốc trong
lưu vực để xác định hệ số K4 cho từng lô rừng. Tổng hợp các hệ số từ K1 đến K4 xác
định được hệ số K tổng hợp cho từng lô rừng.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, với hệ số K1 thì trong tổng diện tích
55.107,29 ha chi trả DVMTR tại lưu vực có 11.524,5 rừng giàu (K1= 1,00), chiếm tỷ

lệ 20,91%; 10.301,63 ha rừng trung bình (K1= 0,95), chiếm tỷ lệ 18,69% và
33.218,16 rừng nghèo, rừng phục hồi (K1= 0,9), chiếm tỷ lệ 60,39%.
Với hệ số K2 thì tổng diện tích quy hoạch rừng đặc dụng và rừng phòng hộ
(K2= 1,00) tại lưu vực là 49.939,88 ha, chiếm tỷ lệ 90,62% và diện tích rừng quy
hoạch rừng sản xuất là 5.167,41 ha, chiếm tỷ lệ 9,38%.
Hệ số K3 điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo nguồn gốc hình thành rừng. K3
có giá trị bằng 1,00 đối với rừng tự nhiên, 0,80 đối với rừng trồng. Tuy nhiên, hiện tại
tỉnh Quảng Nam chỉ thực hiện chi trả đối với diện tích là rừng tự nhiên. Vì vậy, hệ số
K3 đối với tất cả các diện tích rừng chi trả đều bằng 1,00.
Hệ số K4 xác định mức độ khó khăn trong bảo vệ rừng, kết quả nghiên cứu cho
thấy hệ số K4 = 1,00 có diện tích 400,54 ha, chiếm tỷ lệ 0,73%; K4 = 0,95 có diện
tích 51.654,25 ha, chiếm tỷ lệ 93,73% và K4 = 0,90 có diện tích 3052,50 ha, chiếm tỷ
lệ 5,54%.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


iv
Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số K tổng hợp cho từng lơ rừng là K = 1,00 có
diện tích 84,38 ha chiếm tỷ lệ 0,15%; K = 0,95 có diện tích 11.622,11 ha, chiếm tỷ lệ
21,09%; K = 0,90 có diện tích 9.805,15 ha, chiếm tỷ lệ 17,79%; K = 0,86 có diện tích
27.080,39 ha, chiếm tỷ lệ 49,14%; K = 0,81 có diện tích 1.347,85 ha, chiếm tỷ lệ
2,44%; K = 0,77 có diện tích 3.911,42 ha, chiếm tỷ lệ 7,09% và K = 0,73 có diện tích
1.255,99 ha, chiếm tỷ lệ 2,30%.
Sau khi nghiên cứu hệ số K tổng hợp cho từng lơ rừng thì với tổng diện tích lưu
vực (55.107,29 ha) chi trả thì có 1.725 nhóm hộ (lơ), 7 hệ số K (1,00; 0,95; 0,90; 0,86;
0,81; 0,77; 0,73), đơn giá ban đầu là 200.000 đồng/ha, tương ứng với đơn giá chi trả
sau điều chỉnh hệ số K là 200.000 đồng/ha; 190.000 đồng/ha; 180.000 đồng/ha;
172.000 đồng/ha; 162.000 đồng/ha; 154.000 đồng/ha; 146.000 đồng/ha, tổng số tiền
chi trả cho khoán bảo vệ rừng tại lưu vực là 9.651.915.900 đồng.

Hiện nay, tồn bộ diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Quảng Nam đã được thực
hiện chính sách chi trả DVMTR, tuy nhiên các diện tích rừng nói trên vẫn áp dụng hệ
số K = 1,00 trong chi trả, vì vậy cần có những quy định cụ thể tại địa phương để có
thể ứng dụng những kết quả nghiên cứu của đề tài vào xác định hệ số K cho những
diện tích rừng cịn lại theo lưu vực quản lý, đồng thời giúp các chủ rừng khác xác định
được đơn giá chi trả cho từng lô rừng, tạo sự cơng bằng, bền vững cho các hộ nhận
khốn bảo vệ rừng trong lưu vực của mình.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................. ii
TÓM TẮT.................................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC.................................................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.............................................................................................................. xi
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài................................................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................................................... 2
1) Ý nghĩa khoa học.................................................................................................................................. 2
2) Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................... 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ MƠI TRƯỜNG RỪNG.......................4
1.1.1. Khái niệm về DVMT.................................................................................................................... 4
1.1.2. Khái niệm về chi trả DVMT...................................................................................................... 4

1.1.3. Bản chất của chương trình chi trả DVMTR......................................................................... 4
1.1.4. Nguyên tắc xây dựng cơ chế chi trả DVMTR.................................................................... 5
1.1.5. Loại rừng và loại dịch vụ được trả tiền DVMTR.............................................................. 5
1.1.6. Nguyên tắc chi trả DVMTR...................................................................................................... 6
1.1.7. Hình thức chi trả DVMTR......................................................................................................... 6
1.1.8. Đối tượng và loại dịch vụ phải trả tiền DVMTR............................................................... 7
1.1.9. Phương pháp xác định mức chi trả DVMTR...................................................................... 7
1.1.10. Nội dung chính sách chi trả DVMTR.................................................................................. 8
1.2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MƠI TRƯỜNG...................... 9
1.2.1. Cách tiếp cận................................................................................................................................... 9
1.2.2. Các chương trình chi trả dịch vụ môi trường được áp dụng trên thế giới................9

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


vi
1.3. CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI VIỆT NAM................................... 11
1.3.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan....................................................................... 11
1.3.2. Thực trạng áp dụng chi trả DVMTR ở Việt Nam............................................................ 12
1.3.3. Đánh giá chung về các chương trình chi trả DVMT Việt Nam................................. 14
1.4. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DVMTR TẠI TỈNH QUẢNG NAM. .15

1.4.1. Tình hình chung........................................................................................................................... 15
1.4.2. Kết quả đạt được trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại tỉnh Quảng Nam 16

1.5. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)....................................... 19
1.5.1. GIS là gì?........................................................................................................................................ 19
1.5.2. Các thành phần của GIS............................................................................................................ 19
1.5.3. GIS làm việc thế nào.................................................................................................................. 20
1.5.4. Ứng dụng GIS............................................................................................................................... 20

CHƯƠNG 2ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU23

2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................ 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................ 23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................... 23
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................................................... 23
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................. 23
2.3.1. Phương pháp đánh giá hiện trạng và hiệu quả của phương thực chi trả DVMTR
tại lưu vực nghiên cứu............................................................................................................................ 24
2.3.2. Phương pháp xây dựng bộ tiêu chí của hệ số K4 và xây dựng bản đồ phân cấp
mức độ khó khăn cho bảo vệ rừng của lưu vực............................................................................ 24
2.3.3. Phương pháp xây dựng xây bản đồ xác định hệ số K theo trạng thái, loại rừng và
nguồn gốc hình thành rừng................................................................................................................... 25
2.3.4. Xây dựng bản đồ xác định hệ số K tổng hợp.................................................................... 26
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................. 27
3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CHI TRẢ DVMTR.............................. 27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu................................................ 27
3.1.2. Hiện trạng chi trả DVMTR hiện tại của lưu vực............................................................. 30
3.1.3. Kết quả và đánh giá hiện trạng hiệu quả của chi trả DVMTR ................................... 34

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


vii
3.1.4. Đánh giá hiệu quả của hoạt động chi trả DVMTR ở cấp nhóm hộ nhận khốn
bảo vệ rừng tại lưu vực.......................................................................................................................... 44
3.2. KẾT QUẢ XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ PHÂN CẤP MỨC ĐỘ KHÓ KHĂN
CHO BẢO VỆ RỪNG........................................................................................................................... 50
3.2.1. Mức độ khó khăn trong bảo vệ rừng đối với hệ số K4 (yếu tố địa lý và yếu tố
xã hội)........................................................................................................................................................... 50

3.2.2. Mức độ khó khăn trong bảo vệ rừng đối với các yếu tố địa lý................................... 52
3.2.3. Tổng hợp kết quả xây dựng bản đồ phân cấp mức độ khó khăn cho bảo vệ rừng

63

3.3. KẾT QUẢ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HỆ SỐ K THÀNH PHẦN (K1, K2, K3) VÀ
HỆ SỐ K TỔNG HỢP CHO CÁC LÔ RỪNG TRONG LƯU VỰC.................................. 66
3.3.1. Hệ số K1 của các lô rừng chi trả DVMTR tại lưu vực.................................................. 66
3.3.2. Hệ số K2 của các lô rừng chi trả DVMTR tại lưu vực.................................................. 74
3.3.3. Kết quả tổng hợp hệ số K3 của các lô rừng tại lưu vực................................................ 80
3.3.4. Bản đồ xác định hệ số K tổng hợp cho từng lô rừng trong lưu vực.........................82
3.3.5. Đề xuất bảng tra hệ số K điều chỉnh, cơng thức tính hệ số K tổng hợp và đơn giá
cụ thể của từng lô rừng theo hệ số K điều chỉnh.......................................................................... 86
3.4. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CHI TRẢ PHÙ HỢP, ĐẢM BẢO TÍNH CƠNG
BẰNG BỀN VỮNG TRONG LƯU VỰC NGHIÊN CỨU..................................................... 93
KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ......................................................................................................................... 96
4.1 KẾT LUẬN........................................................................................................................................ 96
4.2 ĐỀ NGHỊ............................................................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................... 99

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

BV&PTR


Bảo vệ và Phát triển rừng

BQL

Ban quản lý

DANIDA

Cơ quan phát triển quốc tế của Đan Mạch

DVMT

Dịch vụ môi trường

DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng

FAO

Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc

GIS

Hệ Thông tin địa lý

HĐND

Hội đồng nhân dân


HKL

Hạt Kiểm lâm

ICRAF

Trung tâm Nông - Lâm Thế giới

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

NGOs

Các tổ chức phi chính phủ

PCCCR

Phịng cháy chữa cháy rừng

PES

Payment for Ecosystem Services

RPH

Rừng phịng hộ

RUPES


Chương trình Chi trả dịch vụ mơi trường cho người nghèo vùng cao

UBND

Ủy ban nhân dân

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích rừng theo trạng thái rừng đưa vào chi trả DVMTR ............................31
do BQL RPH Sơng Tranh quản lý..................................................................................................... 31
Bảng 3.2. Diện tích rừng theo trạng thái rừng đưa vào chi trả DVMTR ............................32
do UBND xã quản lý.............................................................................................................................. 32
Bảng 3.3. Diện tích rừng và sơ lượng nhóm hộ tham gia bảo vệ rừng chi trả DVMTR
của HKL huyện Nam Trà My.............................................................................................................. 34
Bảng 3.4. Diện tích rừng và số lượng nhóm hộ tham gia bảo vệ rừng chi trả DVMTR của
BQL RPH Sông Tranh........................................................................................................................... 35

Bảng 3.5. Diện tích rừng và sơ lượng nhóm hộ tham gia bảo vệ rừng chi trả DVMTR
của BQL RPH Sông Tranh được giao năm 2015......................................................................... 36
Bảng 3.6. Kết quả chi trả tiền DVMTR từ năm 2013 – 2014 của BQL RPH Sông Tranh 40

Bảng 3.7. Kết quả điều tra hoạt động tuần tra bảo vệ rừng chi trả DVMTR của
nhóm hộ....................................................................................................................................................... 47
Bảng 3.8. Tổng hợp thu thập thông tin thu nhập từ tiền chi trả DVMTR của hộ dân
trong lưu vực.............................................................................................................................................. 48
Bảng 3.9. Tiêu chí mức độ khó khăn trong bảo vệ rừng và phân cấp.................................. 51

Bảng 3.10. Kết quả xác định diện tích rừng và số lượng nhóm hộ tham gia bảo vệ rừng chi
trả trong lưu vực theo tiêu chí mức độ gần đường giao thơng và khu dân cư..................55
Bảng 3.11. Kết quả xác định diện tích rừng và số lượng nhóm hộ tham gia bảo vệ rừng chi
trả trong lưu vực theo tiêu chí độ dốc.............................................................................................. 59
Bảng 3.12. Kết quả xác định diện tích rừng và số lượng nhóm hộ tham gia bảo vệ rừng chi
trả trong lưu vực theo tiêu chí độ cao............................................................................................... 62
Bảng 3.13. Bảng tổng hợp kết quả xác định diện tích rừng và số lượng nhóm hộ tham gia
bảo vệ rừng chi trả theo tiêu chí phân cấp mức độ khó khăn cho bảo vệ rừng................63
Bảng 3.14. Kết quả xác định diện tích rừng và số lượng nhóm hộ tham gia bảo vệ rừng chi
trả trong lưu vực với trữ lượng rừng giàu....................................................................................... 66
Bảng 3.15. Kết quả xác định diện tích rừng và số lượng nhóm hộ tham gia bảo vệ rừng chi
trả trong lưu vực với trữ lượng rừng trung bình........................................................................... 68
Bảng 3.16. Kết quả xác định diện tích rừng và số lượng nhóm hộ tham gia bảo vệ rừng chi
trả trong lưu vực với trữ lượng rừng nghèo và phục hồi........................................................... 70

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


x
Bảng 3.17. Bảng tổng hợp kết quả xác định diện tích rừng và số lượng nhóm hộ tham gia
bảo vệ rừng chi trả trong lưu vực với trữ lượng rừng................................................................ 72
Bảng 3.18. Kết quả xác định diện tích rừng và số lượng nhóm hộ tham gia bảo vệ rừng chi
trả trong lưu vực với các lô quy hoạch rừng đặc dụng và phòng hộ.................................... 74
Bảng 3.19. Kết quả xác định diện tích rừng và số lượng nhóm hộ tham gia bảo vệ rừng chi
trả trong lưu vực với các lô quy hoạch rừng sản xuất................................................................ 76
Bảng 3.20. Bảng tổng hợp kết quả xác định diện tích rừng và số lượng nhóm hộ tham gia
bảo vệ rừng chi trả trong lưu vực với quy hoạch rừng.............................................................. 78
Bảng 3.21. Bảng tổng hợp kết quả xác định diện tích rừng và số lượng nhóm hộ tham gia
bảo vệ rừng chi trả trong lưu vực theo nguồn gốc hình thành rừng..................................... 80
Bảng 3.22. Bảng tổng hợp kết quả xác định diện tích rừng và số lượng nhóm hộ tham gia

bảo vệ rừng chi trả trong lưu vực với hệ số K tổng hợp........................................................... 82

Bảng 3.23. Bảng tra hệ số K điều chỉnh mức chi trả DVMTR cho rừng tự nhiên..........86
Bảng 3.24. Kết quả tính hệ số K tổng hợp theo 2 công thức................................................... 87
Bảng 3.25. Tổng nguồn thu từ DVMTR của các nhà máy thủy điện tại lưu vực............88
Bảng 3.26. Bảng tổng hợp kết quả xác định diện tích rừng, hệ số K, đơn giá sau khi điều
chỉnh hệ số K của các lô rừng chi trả trong lưu vực................................................................... 90

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Sơ đồ xác định hệ số K tổng hợp cho từng lơ rừng................................................. 26
Hình 3.1: Sơ đồ quản lý, sử dụng tiền DVMTR theo hình thức chi trả gián tiếp............30
Hình 3.2. Bản đồ phân cấp theo mức độ gần đường giao thông............................................ 53
và khu dân cư hệ số K4.......................................................................................................................... 53
Hình 3.3. Bản đồ phân cấp theo mức độ gần đường giao thông............................................ 54
và khu dân cư hệ số K4.......................................................................................................................... 54
Hình 3.4. Bản đồ nội suy phân cấp theo tiêu chí độ dốc hệ số K4........................................ 57
Hình 3.5. Bản đồ phân cấp theo tiêu chí độ dốc hệ số K4........................................................ 58
Hình 3.6. Bản đồ độ cao của lưu vực hệ số K4............................................................................ 60
Hình 3.7. Bản đồ phân cấp theo tiêu chí độ cao hệ số K4........................................................ 61
Hình 3.8. Bản đồ tổng hợp phân cấp mức độ khó khăn cho bảo vệ rừng với hệ số K4 65
Hình 3.9. Bản đồ các lơ có trữ lượng rừng giàu hệ số K1........................................................ 67
Hình 3.10. Bản đồ các lơ có trữ lượng rừng trung bình hệ số K1......................................... 69
Hình 3.11. Bản đồ các lơ có trữ lượng rừng nghèo và phục hồi hệ số K1......................... 71
Hình 3.12. Bản đồ tổng hợp các lơ có trữ lượng rừng giàu, trung bình, nghèo...............73
và phục hồi hệ số K1.............................................................................................................................. 73
Hình 3.13. Bản đồ các lô rừng được quy hoạch rừng đặc dụng và phịng hộ hệ số K2 75

Hình 3.14. Bản đồ các lô rừng được quy hoạch rừng sản xuất hệ số K2............................ 77
Hình 3.15. Bản đồ tổng hợp các loại quy hoạch rừng hệ số K2............................................. 79
Hình 3.16. Bản đồ tổng hợp các lô rừng tự nhiên hệ số K3.................................................... 81
Hình 3.17. Bản đồ hệ số K tổng hợp cho từng lô rừng.............................................................. 85

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


1
MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 và chủ
trương xã hội hóa nghề rừng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày
24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Chi trả DVMTR được coi là
cơ hội cho người dân tăng thu nhập và tăng lựa chọn cho sinh kế bền vững, bên ngoài
giá trị lâm sản hàng hóa của rừng. Ngồi ra, việc chi trả DVMTR cịn nhằm đảm bảo
tính tốn đầy đủ những giá trị to lớn của rừng đóng góp vào tăng trưởng và phát triển
của nền kinh tế được thể hiện qua tác dụng nhiều mặt của rừng như dảm bảo nguồn
nước, tích trữ Các-bon, giảm khí thải nhà kính, vẻ đẹp cảnh quan, bảo vệ đất và giảm
thiểu tác hại của thiên tai như hạn hán và lũ lụt. Ngoài những vai trị trên, thực hiện chi
trả DVMTR cịn góp phần nâng cao vai trò và nhận thức đối với việc quản lý bảo vệ
rừng của người dân tham gia nhận khốn bảo vệ rừng nói chung và của những người
dân sử dụng từ DVMTR nói riêng.
Theo quy hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn và quy
hoạch thuỷ điện vừa và nhỏ, trên lưu vực Sông Tranh thuộc địa phận 02 huyện Nam
Trà My và Bắc Trà My có Nhà máy thuỷ điện Sơng Tranh 2, công suất 190 MW, sản
lượng điện thương phẩm xấp xỉ 679 triệu kWh; các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ: Tà

Vi, Nước Biêu, Đăk Di 1, Đăk Di 2, Đăk Di 4, Nước Bươu, Trà Linh 3, Nước Xa, tổng
công suất 73,2 MW, sản lượng điện thương phẩm xấp xỉ 287 triệu kWh. Diện tích rừng
tự nhiên trong lưu vực của Sông Tranh nằm chủ yếu trên địa bàn 03 huyện Nam Trà
My, Bắc Trà My và Phước Sơn là 55.107,29 ha. Trong trường hợp nguồn thu được như
kế hoạch thì bình quân mỗi ha được chi trả khoảng 250.000 đồng/năm. So với mức chi
trả cho bảo vệ rừng hiện nay từ nguồn ngân sách Nhà nước: Kế hoạch Bảo vệ và phát
triển rừng, Chương trình 30a..., đây là mức chi trả khuyến khích được người dân tham
gia bảo vệ rừng. Hiện nay đã có nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 2, thuỷ điện Trà Linh 3
và thuỷ điện Tà Vi phát điện, với tổng sản lượng bình quân trong 2 năm 2011, 2012 là
600 triệu kWh (Quảng Nam, 2013).
Ngoài nguồn chi trả DVMTR của các nhà máy thuỷ điện hiện tại, trong thời
gian đến sẽ có nhiều nguồn chi trả khác cho DVMTR đó là: Tín chỉ cacbon, dịch vụ
bãi đẻ cho các cơ sở sản xuất thuỷ sản, dịch vụ điều tiết nguồn nước cho các cơ sở cấp
nước sinh hoạt ... Các nguồn thu này sẽ bổ sung chi trả cho người bảo vệ rừng.
Theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP thì giá trị DVMTR của một lô rừng thay đổi
theo nhiều yếu tố khác nhau, trong đó chủ yếu là 4 yếu tố: (1) trạng thái rừng; (2) loại
rừng; (3) nguồn gốc hình thành rừng; (4) mức độ khó khăn trong bảo vệ rừng. Để xác
định lượng tiền cần chi trả cho một lô rừng của một chủ rừng cần thiết phải xác

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


2
định được hệ số K tổng hợp thông qua việc xác định sự phân bố không gian của các hệ
số Ki thành phần theo từng yếu tố kể trên. Hiện nay, tất cả các lưu vực thủy điện trên
toàn tỉnh Quảng Nam áp dụng hệ số K = 1, vậy tất cả các yếu tố để xác định hệ số K
của Nghị định 99/2010/NĐ-CP chưa được áp dụng tại Quảng Nam, một phần gây nên
bất bình đẳng giữa các hộ nhận khốn quản lý bảo vệ rừng. Các nhóm hộ nhận khốn
bảo vệ những khu vực rừng gần, địa hình thấp cũng giống các nhóm hộ nhận khốn
bảo vệ rừng ở nơi xa, địa hình khó khăn về hệ số K. Trong cùng một lưu vực nhưng

khơng có sự đồng đều khi nhận tiền khốn bảo vệ rừng. Vì vậy, tạo nên sự khơng cơng
bằng trong việc nhận giao khốn bảo vệ rừng. Xuất phát từ ý nghĩa nói trên, tôi chọn
đề tài “Xây dựng bản đồ hệ số K phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo
hướng công bằng, bền vững trong lưu vực thủy điện Sông Tranh 2 – Trà Linh 3 –
Tà Vi, tỉnh Quảng Nam”, nghiên cứu này nhằm góp phần xây dựng phương pháp lập
bản đồ hệ số K phục vụ chi trả DVMTR ở Quảng Nam, tạo sự bình đẳng đối với người
dân trong việc quản lý bảo vệ rừng hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR.
2.

Mục tiêu của đề tài

Đánh giá hiện trạng chi trả và hiệu quả của phương thức chi trả DVMTR hiện
tại ở lưu vực sông Tranh 2 – Trà Linh 3 – Tà Vi.
Xây dựng bộ tiêu chí về mức độ khó khăn trong bảo vệ rừng của hệ số K4 áp
dụng trên lưu vực thủy điện Sông Tranh 2 – Trà Linh 3 – Tà Vi. Đồng thời xây dựng
bản đồ tổng hợp hệ số K cho toàn lưu vực.
-

Đề xuất phương án chi trả phù hợp, đảm bảo tính cơng bằng và bền vững.

3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1)

Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho công tác
chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hướng bền vững. Trên cơ sở đó sẽ giải quyết các

mâu thuẫn và xung đột giữa các bên liên quan trong quá trình quản lý và bảo vệ rừng.
2)

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu làm cơ sở để các ban quản lý rừng trên địa bàn tỉnh đánh
giá hiện trạng tình hình chi trả DVMTR trong lâm phận quản lý. Đề xuất phương thức
chi trả DVMTR trong lâm phận một cách công bằng, bền vững, nhằm tạo cho các chủ
thể nhận giao khoán rừng trách nhiệm trong cơng tác bảo vệ rừng.
Làm rõ tiến trình và hiệu quả của việc thực hiện công tác chi trả DVMTR,
giúp cho ban quản lý rừng và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch phối hợp các
nguồn vốn của Nhà nước, các nguồn tài trợ và nguồn chi trả DVMTR để tổ chức thực
hiện việc bảo vệ rừng trên lâm phận đạt hiệu quả.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


3
Hiện tại, tất cả các diện tích rừng được chi trả DVMTR tại Quảng Nam đều sử
dụng hệ số K = 1,00, theo lý giải của địa phương trong xây dựng đề án chi trả
DVMTR tại lưu vực thì lí do chọn hệ số K = 1,00 là:
Các thơn, nhóm hộ đều có diện tích rừng nhận khốn tương đồng nhau về:
Trạng thái rừng (rừng giàu, nghèo, trung bình), mục đích sử dụng rừng (chức năng
rừng: đặc dụng, phịng hộ, sản xuất), nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng
trồng), mức độ khó khăn (yếu tố địa lý: xa gần, yếu tố xã hội: mức độ, nguy cơ xâm
hại).
Đối với rừng giao khốn tại lưu vực thủy điện Sơng Tranh 2 – Trà Linh 3
– Tà Vi là rừng tự nhiên, có chức năng đặc dụng, phịng hộ và sản xuất; trạng thái rừng
gồm: giàu, trung bình, nghèo và phục hồi; phân bố trên nhiều dạng địa hì nh khác
nhau. Hình thức giao khốn rừng theo cộng đồng (nhóm hộ) nên việc bảo vệ rừng về

mức độ khó khăn, trách nhiệm của hộ là như nhau và quyền lợi của các hộ dân trong
cộng đồng phải được hưởng như nhau, phù hợp với tập quán sinh hoạt và sản xuất của
địa phương.
Tuy nhiên, trên thực tế mỗi lô rừng sẽ có sự khác nhau về: Trạng thái rừng
(rừng giàu, nghèo, trung bình), mục đích sử dụng rừng (chức năng rừng: đặc dụng,
phịng hộ, sản xuất), nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng), mức độ
khó khăn (yếu tố địa lý: xa gần, yếu tố xã hội: mức độ, nguy cơ xâm hại) sẽ tác động
không nhỏ đến khả năng xâm hại rừng, điều kiện quản lý bảo vệ và tiêu hao thời gian
trong công tác tuần tra, bảo vệ của các nhóm hộ nhận khốn. Vì vậy, thực hiện chi trả
DVMTR tại Quảng Nam với hệ số K = 1,00 là chưa thật sự công bằng, bền vững đối
với các hộ nhận khoán bảo vệ rừng.
Nhằm tạo cơng bằng, bền vững đối với các nhóm hộ nhận khốn bảo vệ rừng
trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại lưu vực, đề tài đã ứng dụng phần mềm
Mapinfor để phân tích các thành tố tạo nên hệ số K tổng hợp, từ đó xác định được hệ
số K cho từng lô rừng nhằm giúp các nhà quản lý, chủ rừng ứng dụng vào việc chi trả
DVMTR đảm bảo cơng bằng, bền vững cho các hộ nhận khốn bảo vệ rừng.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ MƠI TRƯỜNG RỪNG
1.1.1. Khái niệm về DVMT
Dịch vụ môi trường (Environmental Services) là những dịch vụ và chức năng
được cung cấp bởi hệ sinh thái và có những giá trị nhất định về kinh tế. Các nhóm
dịch vụ mơi trường bao gồm: Chức năng phịng hộ đầu nguồn, bảo vệ đa dạng sinh
học, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, hấp thụ Cacbon.
Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật, động

vật, vi sinh vật, nước, đất, khơng khí, cảnh quan thiên nhiên. Mơi trường rừng có các
giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị sử dụng của môi
trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ
ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ cacbon, du lịch,
nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác.
Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị sử
dụng môi trường rừng như: điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống bồi lắng lòng hồ,
ngăn chặn lũ lụt, lũ quét, cảnh quan, đa dạng sinh học, …(Nghị định 99, 2010).
1.1.2. Khái niệm về chi trả DVMT
Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payment for Ecosystem Services - PES) hay còn
được gọi là chi trả cho DVMT được xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử
dụng các dịch vụ sinh thái bằng cách kết nối người cung cấp dịch vụ và người sử dụng
dịch vụ hệ sinh thái.
Chi trả cho dịch vụ môi trường có thể được hiểu cụ thể là cam kết tham gia hợp
đồng trên cơ sở tự nguyện có ràng buộc về mặt pháp lý và với hợp đồng này thì một
hay nhiều người mua chi trả cho dịch vụ hệ sinh thái xác định nhiều người bán và
người bán này có trách nhiệm đảm bảo một loại hình sử dụng đất nhất định cho một
giai đoạn xác định để tạo ra các dịch vụ hệ sinh thái thoả thuận. Định nghĩa bao gồm
chi trả là gì và chi trả cho cái gì và nó liên quan đến cơ chế. Chi trả DVMTR là quan
hệ kinh tế giữa người sử dụng các DVMTR trả tiền cho người cung ứng DVMTR
(Nghị định 99, 2010).
1.1.3. Bản chất của chương trình chi trả DVMTR
Chính sách chi trả DVMTR là quan hệ giữa bên cung ứng và bên sử dụng dịch
vụ rừng. Chủ rừng nào có diện tích rừng nhiều, có khả năng cung ứng nhiều dịch

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


5
vụ và có nhiều người sử dụng dịch vụ thực hiện chi trả thì chủ rừng đó sẽ được hưởng

nhiều về khoản kinh phí được trả. Nếu chủ rừng có ít diện tích, khả năng cung ứng ít
và ít người sử dụng dịch vụ thì khoản kinh phí được hưởng từ chi trả DVMTR sẽ hạn
chế. Đây là mối quan hệ rất cơng bằng của Chương trình này.
1.1.4. Ngun tắc xây dựng cơ chế chi trả DVMTR
Về chi trảDVMTR, đã đưa ra bốn nguyên tắc để xây dựng cơ chế chi trả, bao gồm:

Tính thực tế: Việc chi trả phải gắn kết với các mức thay đổi đo đếm được của
dịch vụ mơi trường.
Tính điều kiện: Chi trả dựa trên hiệu quả, kết quả đầu ra. Tính điều kiện cũng
có nghĩa việc chi trả chỉ được thực hiện nếu người cung cấp dịch vụ tuân thủ hợp
đồng. Tính điều kiện đồng thời yêu cầu các chính sách và khung thể chế hỗ trợ cùng
với sự giám sát hiệu quả và phạt vi phạm đối với các trường hợp không tuân thủ, điều
mà các mơ hình Chi trả DVMT khó đạt được trên thực tế.
Tính tự nguyện: Chi trả dựa trên sự đồng thuận một cách tự do và được thông
tin trước của tất cả các bên, với mức đền đáp phù hợp với tất cả mọi bên tham gia.
-

Tính hướng nghèo.

Chính sách Chi trả DVMTR tại Việt Nam được quy định ở năm nguyên tắc, bao gồm:

Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền
DVMTR cho các chủ rừng của các khu rừng tạo ra dịch vụ đã cung ứng.
Thực hiện chi trả DVMTR bằng tiền thơng qua hình thức chi trả trực tiếp hoặc
chi trả gián tiếp.
Tiền chi DVMTR thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng là tiền của bên sử
dụng DVMTR ủy thác cho Quỹ để trả cho các chủ rừng cung ứng DVMTR.
Tiền chi trả DVMTR là một yếu tố trong giá thành sản phẩm có sử dụng
DVMTR và không thay thế thuế tài nguyên hoặc các khoản phải nộp khác theo quy
định của pháp luật.

Đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với hệ thống
luật pháp của Việt Nam và điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập (Lê
Văn Hưng, 2013).
1.1.5. Loại rừng và loại dịch vụ được trả tiền DVMTR
Rừng được chi trả tiền DVMTR là các khu rừng có cung cấp một hay nhiều
DVMTR, gồm: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
Loại DVMTR được chi trả, bao gồm: Bảo vệ đất, hạn chế xói mịn và bồi lắng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


6
lịng hồ, lịng sơng, lịng suối; Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời
sống xã hội; Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng
nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thối rừng, giảm diện tích rừng và phát
triển rừng bền vững; Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các
hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức
ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.
1.1.6. Nguyên tắc chi trả DVMTR
Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ DVMTR phải chi trả tiền DVMTR cho các
chủ rừng của các khu rừng tạo ra dịch vụ đã cung ứng.
Thực hiện chi trả DVMTR bằng tiền thơng qua hình thức chi trả trực tiếp hoặc
chi trả gián tiếp.
Tiền chi DVMTR thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng là tiền của bên sử
dụng DVMTR ủy thác cho Quỹ để trả cho các chủ rừng cung ứng DVMTR .
Tiền chi trả DVMTR là một yếu tố trong giá thành sản phẩm có sử DVMTR và
không thay thế thuế tài nguyên hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp
luật.
Đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với hệ thống luật
pháp của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập (Nghị định

99, 2010).
1.1.7. Hình thức chi trả DVMTR
- Chi trả trực tiếp:
+
DVMTR.

Chi trả trực tiếp là bên sử dụng DVMTR trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng

+
Chi trả trực tiếp được áp dụng trong trường hợp bên sử dụng DVMTR có khả
năng và điều kiện thực hiện việc trả tiền thẳng cho bên cung ứng DVMTR không cần
thông qua tổ chức trung gian. Chi trả trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
thỏa thuận tự nguyện giữa bên sử dụng và cung ứng DVMTR, trong đó mức chi trả
khơng thấp hơn mức do Nhà nước quy định đối với cùng một loại DVMTR.
-

Chi trả gián tiếp:

+
Chi trả gián tiếp là bên sử dụng DVMTR trả tiền cho bên cung ứng DVMTR
ủy thác qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ và phát triển
rừng cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển
rừng cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


7
+
Chi trả gián tiếp được áp dụng trong trường hợp bên sử dụng DVMTR khơng

có khả năng và điều kiện trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng DVMTR mà thơng qua tổ
chức trung gian. Chi trả gián tiếp có sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước, giá
DVMTR do Nhà nước quy định (Nghị định 99, 2010).
1.1.8. Đối tượng và loại dịch vụ phải trả tiền DVMTR
Các cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế
xói mịn và bồi lắng lòng hồ, lòng suối; về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất
thủy điện.
Các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều
tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch.
Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước phải
chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất.
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ DVMTR
phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của
các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch.
Các đối tượng phải trả tiền DVMTR cho dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon
của rừng; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng
nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản được quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị
định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
1.1.9. Phương pháp xác định mức chi trả DVMTR
Theo các nguyên tắc trên, lượng chi trả cho DVMT thường được xác định dựa
trên những lựa chọn của người mua và người bán, các cân nhắc về cung cầu, cơng
bằng, khả năng tài chính và tính hiệu quả. Các bên có liên quan khác nhau thường có
quan điểm khác nhau về mối liên quan giữa các hình thức sử dụng đất và khả năng
cung cấp dịch vụ mơi trường. Thơng thường có ba hệ thống kiến thức tồn tại song
song về vấn đề này, gọi là kiến thức địa phương, kiến thức phổ thông và kiến thức
khoa học. Tong quá trình xây dựng cơ chế chi trả DVMT, điều quan trọng là các bên
liên quan thống nhất được quan điểm và mục tiêu dự kiến về dịch vụ môi trường,
chẳng hạn như chất lượng và khối lượng nước, cacbon, đa dạng sinh học là thực tế và
có thể đạt được thông qua cơ chế chi trả DVMT. Trên thực tế, vấn đề chính trong việc
xây dựng cơ chế chi trả DVMT là xác định được mức chi trả hoặc giá hợp đồng nhằm

phản ánh được giá trị của việc bảo tồn, đồng thời bù đắp cho những chi phí cơ hội của
chủ sở hữu đất (Hồng Minh Hà và cs, 2008).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


8
1.1.10. Nội dung chính sách chi trả DVMTR
- Đối tượng rừng được đưa vào xác định giá trị DVMTR:
+
Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng thuộc quy hoạch rừng phịng hộ
và rừng đặc dụng.
+
Diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng sản xuất đủ tiêu chuẩn phòng hộ
thì sẽ xác định giá trị DVMTR trong thời gian chưa khai thác.
- Nguyên tắc xác định giá trị DVMTR:
+
Giá trị DVMTR được xác định theo từng loại rừng: rừng gỗ, rừng hỗn giao,
tre nứa (đối với rừng tự nhiên) và rừng đã có trữ lượng và chưa có trữ lượng (đối với
rừng trồng).
+

Chỉ xác định những giá trị gián tiếp khả thi và có khả năng tính tốn được

-

Đối tượng có nghĩa vụ chi trả giá trị DVMTR:

+
Các tổ chức, các nhân sử dụng trực tiếp các giá trị DVMTR để sản xuất hàng

hoá hoặc kinh doanh các sản phẩm được hưởng lợi từ rừng, bao gồm: Các công trình
thuỷ lợi, thuỷ điện, nước sinh hoạt, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
+
Các tổ chức, cá nhân có hoạt động gây tác động ảnh hưởng có hại đến mơi
trường rừng như khai thác khống sản, cơng trình giao thơng và các hoạt động sản
xuất gây ơ nhiễm khơng khí (Nghị định 99/2010).
- Đối tượng được hưởng phí chi trả DVMTR:
+
Các BQL RPH và đặc dụng được nhận phí chi trả DVMTR để đầu tư cho
công tác bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phịng hộ.
+
Các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, khốn
bảo vệ rừng là rừng phịng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
+
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn được giao đất,
giao rừng sản xuất (rừng trồng và rừng tự nhiên), khi rừng đã đủ tiêu chuẩn phòng hộ
trong thời gian chưa khai thác sẽ được hưởng phí chi trả DVMTR đối với giá trị
phịng hộ do rừng tạo ra (Hồng Minh Hà và cs, 2008).
- Cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả DVMTR:
+
Đối với trường hợp chi trả trực tiếp: Tiền thu được từ chi trả các DVMTR sau khi
thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật, người được chi trả có toàn quyền
quyết định việc sử dụng số tiền này để đầu tư vào việc bảo vệ và phát triển rừng.

+
Đối với trường hợp chi trả gián tiếp: Tiền thu được từ chi trả DVMTR được
sử dụng như sau:
+

10% chi cho các hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng


+

90% chi cho các hoạt động của người được chi trả DVMTR. Nếu người

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


9
được chi trả DVMTR là các tổ chức nhà nước, được sử dụng 10% cho chi phí quản lý,
80% cho việc trả tiền cơng khốn bảo vệ rừng ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư, thơn bản (Hồng Minh Hà và cs, 2008).
1.2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
1.2.1. Cách tiếp cận
PES được xem là một dạng công cụ mới. Đặc trưng mới đầu tiên liên quan đến
sự tham gia tự nguyện, phản ánh viễn cảnh quản lý tài nguyên cần được thực hiện từ
dưới lên trên, tập trung vào việc hợp tác giữa các đối tác hơn là cách tiếp cận quản lý
tài nguyên dạng từ trên xuống trong giai đoạn thập kỷ 70-80. Đặc trưng mới cơ bản
thứ hai, PES được coi là hợp pháp trong giao dịch trực tiếp giữa người mua và người
bán Dịch vụ môi trường. Những đặc điểm này đã phân biệt giữa PES với các chi trả
khác như hỗ trợ sinh thái hoặc giảm thuế đối với các hoạt động thân thiện mơi trường
(Lưu Thị Hương, 2013).
1.2.2. Các chương trình chi trả dịch vụ môi trường được áp dụng trên thế giới
Hiện tại, hàng trăm chương trình PES đã được áp dụng ở các quốc gia phát triển
và đang phát triển, tập trung chủ yếu vào dịch vụ môi trường rừng. Không chỉ tập
trung ở những nước phát triển, PES còn được trải rộng khắp các quốc gia ở các châu
Mỹ Latinh, Âu, Á, vùng Caribe và Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là quốc gia nghiên cứu và tổ chức thực hiện các mơ hình PES sớm
nhất, ngay từ giữa thập kỷ 80, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thực hiện Chương trình duy

trì bảo tồn năm 1985, đã chi trả cho nông dân để trồng thảm thực vật lưu niên trên đất
trồng nhạy cảm về môi trường. Hiện nay, cơ chế PES được áp dụng thành công và
hiệu quả, tạo ra cơ chế quản lý bền vững các tài nguyên thiên nhiên.

Hawaii, việc bảo vệ rừng đầu nguồn để duy trì nguồn nước mặt và nước
ngầm, phục vụ đời sống sinh hoạt và tạo điều kiện cho phát triển du lịch, nông nghiệp
và các ngành nghề khác. Hawaii đã áp dụng chính sách mua lại đất hoặc nhượng quyền
bảo tồn. Như vậy, vấn đề PES ở Hawaii được bắt đầu từ việc quy hoạch sử dụng đất và
bảo tồn hệ sinh thái. Đồng thời, tiến hành nhiều dự án, chương trình hỗ trợ các chủ đất
sản xuất nông lâm nghiệp bền vững và tiến hành các hoạt động sản xuất khác để bảo
đảm cuộc sống.

New York, Chính quyền thành phố đã thực hiện các chương trình mua đất để
quy hoạch và bảo vệ vùng đầu nguồn và nhiều chương trình hỗ trợ cho các chủ đất áp
dụng các phương thức quản lý tốt nhất nhằm tích cực hạn chế các nguy cơ ô nhiễm đối
với nguồn cung cấp nước cho thành phố. Các hoạt động hỗ trợ sản xuất cho chủ đất
được đầu tư từ nguồn tiền nước bán cho người sử dụng nước ở thành phố, kể cả du

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


10
khách. Chính quyền thành phố đã lập cơng ty phi lợi nhuận để tiếp thu nguồn kinh phí
này và hỗ trợ các hộ nông dân là chủ đất đã nhượng quyền sử dụng đất cho thành phố
(Lưu Thị Hương, 2013).
Costa Rica
Năm 1996, Luật Lâm nghiệp số 7575 (sửa đổi) đã được thông qua. Luật quy
định “Rừng và các hệ sinh thái khác cung cấp các dịch vụ quan trọng cho con người và
các hoạt động xã hội ở các cấp: địa phương, quốc gia và quốc tế”. Nguồn tài chính thu
được từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: thuế nhiên liệu hóa thạch, bán tín chỉ

cacbon, tài trợ nước ngồi và khoản chi trả từ các dịch vụ môi trường.
Theo quy định của Luật Lâm nghiệp số 7575, Chương trình Chi trả dịch vụ môi
trường (PSA) được xây dựng năm 1997, quy mơ 270.000 ha, là một chương trình nổi
bật nhất về PES ở Costa Rica, PSA đã xây dựng 4 mục tiêu quan trọng nhất: (i) giảm
thiểu sự phát thải khí nhà kính; (ii) dịch vụ thủy văn, bao gồm: cung cấp nước sinh
hoạt, tưới tiêu và sản xuất năng lượng; (iii) bảo tồn đa dạng sinh học; và (iv) bảo vệ
cảnh quan để nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái (Lưu Thị Hương, 2013).
PES ở châu Âu

Pháp, Công ty nước đóng chai Perrier Vittel từ năm 1993 đã cung cấp tài
chính cho nơng dân ở vùng đầu nguồn và vùng lọc nước để xây dựng cơ sở vật chất
cho nông nghiệp và chuyển đổi sang hoạt động nông nghiệp hữu cơ (5.100 ha).
Chính phủ Đức đã đầu tư một loạt chương trình để chi trả cho các chủ đất tư
nhân với mục đích thay đổi cách sử dụng đất của họ nhằm tăng cường hoặc duy trì
dịch vụ hệ sinh thái. Những dự án này bao gồm trợ cấp cho sản xuất cà phê và ca cao
trong bóng dâm, quản lý rừng bền vững, bảo tồn đất và cải tạo các cánh đồng chăn thả
ở các nước Mỹ Latinh, gồm Honduras, Costa Rica, Colombia, Ecuador, Peru,
Paraguay và Cộng hòa Dominica (Lưu Thị Hương, 2013).
Nghiên cứu và xây dựng PES ở châu Á
Trong những năm gần đây, các chương trình PES đã được phát triển và thực hiện
thí điểm tại châu Á như Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Việt Nam
nhằm xác định điều kiện để thành lập cơ chế PES. Đặc biệt là Indonesia và Philippines đã
có nhiều nghiên cứu điển hình về PES đối với quản lý lưu vực đầu nguồn.

Trong khuôn khổ hỗ trợ của Quỹ Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp (IFAD),
Trung tâm Nơng - Lâm Thế giới (ICRAF) đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng
cao nhận thức về khái niệm PES bằng Chương trình Chi trả dịch vụ mơi trường cho
người nghèo vùng cao (RUPES) ở châu Á. RUPES đang tích cực thực hiện các chương
trình thí điểm ở Indonesia, Philippines và Nepal. Từ năm 2001-2006, nhiều


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


11
nhà tài trợ cũng đã nghiên cứu, khảo sát khả thi các chương trình PES ở châu Á (Lưu
Thị Hương, 2013).
Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc đã thử nghiệm các chương trình PES từ nhiều thập kỷ
nay. Trong những năm đầu thập kỷ 80, Bộ Tài nguyên Nước đã bắt đầu thu hồi lại
những vùng đất yếu ở một số lưu vực nhỏ để các hộ gia đình quản lý, tuy nhiên kết
quả rất hạn chế . Hầu hết các chương trình, dự án về PES đều do Chính phủ cấp kinh
phí. Nói chung, PES có thể là một chiến lược để lấp đầy chỗ trống giữa nhu cầu bảo
tồn và sinh kế cho cộng đồng. Một số chương trình quốc gia quan trọng liên quan đến
PES ở Trung Quốc:
-

Chương trình bảo vệ rừng tự nhiên (Natural Forest Protection Program)

Chương trình bảo tồn đất dốc (Sloping Land Conversion Program - SLCP) (từ
năm 1999).
-

Quỹ bồi thường hệ sinh thái rừng (The Forest Ecosystem Compensation Fund
FECF) được triển khai từ năm 2002.

Mặc dù, theo tư liệu chưa đầy đủ, nhiều thí nghiệm tại địa phương và các lưu
vực dường như đang diễn ra khắp đất nước Trung Quốc, với những mức độ thành công
khác nhau (Lưu Thị Hương, 2013).
PES Ở châu Phi, Châu Úc


châu Phi nghiên cứu việc thực hiện PES, tôi chỉ tìm thấy ít thấy quốc gia n
chính sách áp dụng PES rõ ràng cho thấy tiềm năng và cơ hội còn rất hạn chế ở châu
lục này. Hiện tại, chỉ có một số chương trình về dịch vụ thuỷ văn đang được thực hiện

Nam Phi và một số ít sáng kiến đang được đề xuất ở Nam Phi, Tunisia và Kenya


châu Úc, Ơxtrâylia đã luật pháp hố quyền phát thải cacbon từ năm 1998, cho phép

các nhà đầu tư đăng ký quyền sở hữu hấp thụ cacbon của rừng (Lưu Thị Hương, 2013).

1.3. CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI VIỆT NAM
1.3.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
Tại Việt Nam, chi trả DVMTR ngày càng được quan tâm nghiên cứu và triển
khai thí điểm. Để hỗ trợ cho quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chi trả DVMTR,
một số văn bản pháp luật sau đây đã đề cập trực tiếp đến chi trả DVMTR, bao gồm:
Luật Đa dạng sinh học đã được Quốc hội thơng qua ngày 13/11/2008, trong đó
quy định “Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh
học có trách nhiệm trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ”.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


12
Quyết định 380/2008/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách thí điểm chi trả DVMTR rừng, theo đó, chi trả DVMTR đã được triển khai
thí điểm tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Sơn La với các loại dịch vụ: điều tiết nguồn nước; hạn
chế xói mịn, bồi lấp; và cảnh quan du lịch.
Nghị định 99/2010-NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách Chi
trả dịch vụ mơi trường rừng. Nghị định này quy định về các loại DVMTR được bên sử

dụng dịch vụ chi trả tiền cho bên cung cấpDVMTR; đối tượng cung cấp và sử dụng
DVMTR; quản lý và sử dụng việc chi trả tiền DVMTR; quyền và nghĩa vụ của bên
cung cấp và sử dụng DVMTR; và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp,
các ngành đối với việc thực hiện Chi trả DVMTR .
Ngồi ra, tuy khơng quy định trực tiếp về chi trả DVMTR, nhưng đã có một số
văn bản pháp luật đã đề cập tới các hoạt động liên quan đến chi trả DVMTR, đặc biệt
là các quy định về bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học và chia sẻ lợi ích cho cộng
đồng. Liên quan đến các hoạt động chi trả DVMTR, được quy định trong các văn bản
pháp luật về quản lý tài nguyên đất, tài nguyên nước và tài nguyên đa dạng sinh học.
1.3.2. Thực trạng áp dụng chi trả DVMTR ở Việt Nam
Cho đến nay, một số nghiên cứu về giá trị rừng, lượng giá kinh tế các hệ sinh thái,
v.v… đã và đang được đề xuất thực hiện. Một số dự án nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và
thí điểm các mơ hình chi trả DVMTR ở Việt Nam bước đầu được đề xuất thực hiện.

Các chương trình chi trả DVMTR:
Dựa vào các dịch vụ khả thi nhất của hệ sinh thái rừng, ở Việt Nam đã tổ chức
thực hiện một số chương trình, dự án liên quan về chi trả DVMTR sau đây:
(1)
Các chương trình quốc gia: Thực tế, các chương trình trọng điểm quốc gia
nhằm phục hồi tài nguyên rừng ở Việt Nam là Chương trình 327 và Chương trình 661
(Chương trình tái trồng 5 triệu hecta rừng - 5MHRP) do Chính phủ cấp kinh phí, đã có
các nội dung cơ bản liên quan tới các hoạt động chi trả DVMTR.
Kế tiếp là sự ra đời Quyết định 380/2008/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ về
chính sách thí điểm chi trả DVMTR, theo đó, chi trả DVMTR đã được triển khai thí
điểm tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Sơn La với các loại dịch vụ: điều tiết nguồn nước; hạn
chế xói mịn, bồi lấp; và cảnh quan du lịch.
Nghị định 99/2010-NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách Chi
trả dịch vụ mơi trường rừng (Lưu Thị Hương, 2013).
(2)
Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học khu vực châu Á (ARBCP), đánh

giá tiềm năng và xây dựng mơ hình thí điểm chi trả DVMTR ở tỉnh Lâm Đồng. Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổ chức Winrock International tổ

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


13
chức thực hiện từ năm 2006-2009. Chương trình được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển
Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
Mục tiêu cụ thể của Chương trình là:
Xây dựng khung pháp lý phù hợp và phương pháp tiếp cận khoa học cần thiết
để tăng cường độ tin cậy của thị trường vào việc sử dụng các chi trả, nhằm giảm thiểu
chi phí hoạt động của việc cấp điện, nước;
Tạo điều kiện pháp lý cần thiết cho chi trả DVMTR ở các vùng thí điểm ở các
tỉnh Lâm Đồng và Sơn La;
Thực hiện giai đoạn thí điểm để kiểm chứng chi trả DVMTR ở Lâm Đồng và
Sơn La từ tháng 01- 2009 đến 2010;
Khuyến khích các cơng ty cấp nước và điện, bao gồm Tổng Công ty điện lực
Việt Nam và Công ty cấp nước thành phố Hồ Chí Minh chi trả cho các dịch vụ cụ thể
(ước tính đạt 4,5 triệu USD trong giai đoạn thực hiện thí điểm);
Xác định những người làm nghề rừng ở địa phương là những người được
hưởng lợi đầu tiên từ các chi trả (Lưu Thị Hương, 2013).
(3)
Chương trình mơi trường trọng điểm và Sáng kiến hành lang bảo tồn
đa dạng sinh học, do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ từ năm 2006-2010.
Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị thực hiện.
Dự án này hỗ trợ một số hoạt động đánh giá, nghiên cứu khả thi và tìm cơ hội thị
trường cho chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Quảng Nam (Sông Bung 4 và A
Vương) và Quảng Trị (Lưu Thị Hương, 2013).
(4) Tạo nguồn hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ vùng đầu nguồn Hồ Trị An:

Dự án thực hiện trong 2 năm do Cơ quan phát triển quốc tế của Đan Mạch
(DANIDA) tài trợ, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) tổ chức thực hiện.
Dự án đã nỗ lực xây dựng cơ chế chi trả giữa các công ty cung cấp nước sạch
và nhóm đối tượng gây ơ nhiễm thượng nguồn. Bước đầu tiến hành phân tích thuỷ văn
và tình trạng ô nhiễm chung. Bước này nhằm xác định nguyên nhân gây ơ nhiễm và
chi phí của các nhà máy cung cấp nước sạch (Lưu Thị Hương, 2013)..
(5)
Dự án xây dựng cơ chế chi trả cho hấp thụ Cacbon trong lâm nghiệp,
thí điểm tại huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình. Dự án thí điểm trồng 350 ha rừng keo
với 300 hộ tham gia. Nguồn tài chính bền vững của dự án bao gồm nguồn thu bán lâm
sản và thương mại tín chỉ cacbon cho thị trường quốc tế. Dự án này do Trung tâm
Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng (RCFEE) - Viện Khoa học Lâm nghiệp tổ
chức thực hiện (Lưu Thị Hương, 2013).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


14
(6)
Tạo nguồn tài chính bền vững để bảo vệ cảnh quan Vườn quốc gia Bạch
Mã do WWF đề xuất và tổ chức thực hiện: Công ty nước Bạch Mã bắt đầu khai thác
nước từ năm 2005. Tiền thu được từ cơng ty này là tiềm năng đóng góp cho vườn
Quốc Gia. Mỗi mét khối nước sạch nên được đánh một khoản thuế gọi là phí mơi
trường được sử dụng để bảo vệ vùng đầu nguồn. Nếu Cơng ty nước trích 35% giá trị
thu được từ việc bán nước sạch thì Ban quản lý Vườn sẽ có 183.600.000đ hay 15%
doanh thu. Cơng ty nước có thể thu phí và chủn khoản tiền này trực tiếp cho những
người sử dụng đất vùng đầu nguồn. Khoản phí này phải được miễn thuế.
(7)
Dự án tạo tài chính bền vững vùng Trung Trường Sơn do GASF –
Winrock International thực hiện tại Quảng Nam. Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao

nhận thức cộng đồng về chính sách liên quan đến chi trả DVMTR; xác định nhu cầu
kỹ thuật, vùng dự án; xác định các lưu vực và mức tiền chi trả; rà soát khoán bảo vệ
rừng; và thành lập quỹ ủy thác (Lưu Thị Hương, 2013).
1.3.3. Đánh giá chung về các chương trình chi trả DVMT Việt Nam
Như đã liệt kê ở trên, Việt Nam chỉ mới khởi đầu xây dựng, thực hiện chủ yếu
loại hình dịch vụ đối với chi trả DVMTR, tuy nhiên số lượng và quy mơ vẫn cịn q
hạn chế. Một số hoạt động đã mang tính chất chi trả DVMTR biển với loại dịch vụ du
lịch biển, tuy nhiên, chưa có cơ hội nhiều để khai thác và khám phá tiềm năng về các
loại hình chi trả DVMTR khác đối với hệ sinh thái biển và đất ngập nước vốn rất
phong phú và tiềm năng ở Việt Nam.
Các chương trình, dự án đã thực hiện trên đều được đề xuất thực hiện trước khi
có Quyết định 380/2008-QĐ-TTg, Luật Đa dạng sinh học 2008 và Nghị định số
99/2010-NĐ-CP, vì thế, các nhà tài trợ cũng như các tổ chức thực hiện vẫn chưa có
cơng cụ pháp lý đủ mạnh để thiết kế và xây dựng các mơ hình quy mơ lớn ở Việt Nam.
Tính phù hợp và hiệu quả của các chương trình
Mục tiêu chung của các chương trình chi trả DVMTR đã và đang triển khai trong nước
nhằm tạo ra cơ chế chia sẻ lợi ích giữa những người hưởng lợi và những người tạo ra các lợi
ích đó, trọng tâm hoạt động của các chương trình là hướng về các cộng đồng nghèo.

Theo báo cáo về tiến trình thực hiện và những kết quả kinh nghiệm trong thực
hiện chi trả dịch vụ hệ sinh thái rừng ở Lâm Đồng của Thạc sĩ Lê Quang Nghiệp, Chi
Cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Lâm Đồng, một số kết quả chính của DVMTR tại
Lâm Đồng được tổng kết như sau:
Đã làm chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành và người dân trên địa
bàn; góp phần quan trọng trong việc giữ rừng, tạo điều kiện phát triển các ngành, các
lĩnh vực khác như: giảm khí thải nhà kính, hạn chế lũ lụt, phát triển thủy lợi, thủy điện,
du lịch, nuôi cá nước lạnh, v.v…; Mơ hình thí điểm tại Lâm Đồng được dư luận các tổ
chức quốc tế quan tâm và ủng hộ.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



×