Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường đất trồng chè và đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng theo hướng bền vững tại vùng chè đặc sản tân cương thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

ĐÀO TIẾN HUÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG ĐẤT TRỒNG CHÈ VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG THEO HƢỚNG
BỀN VỮNG TẠI VÙNG CHÈ ĐẶC SẢN TÂN CƢƠNG, THÀNH
PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------ĐÀO TIẾN HUÂN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG ĐẤT TRỒNG CHÈ VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG THEO HƢỚNG
BỀN VỮNG TẠI VÙNG CHÈ ĐẶC SẢN TÂN CƢƠNG, THÀNH
PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành:
Mã số:

Khoa học môi trƣờng
60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:



TS. NGÔ VĂN GIỚI

Hà Nội - năm 2014


LỜI CẢM ƠN

Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Ngô
Văn Giới - Trƣờng Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã giúp tôi
định hƣớng nghiên cứu, xây dựng ý tƣởng và tận tình hƣớng dẫn tơi trong
thời gian nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể thầy cô
giáo Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc
gia Hà Nội đã truyền thụ những kiến thức q báu cho tơi trong suốt q
trình học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trƣờng,
lãnh đạo Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trƣờng đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tơi có thể hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn
bên tôi suốt chặng đƣờng tôi đi, động viên, hỗ trợ và giúp đỡ tôi để hoàn
thành bản luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2014
Học viên

Đào Tiến Huân



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... 1
MỤC LỤC ..................................................................................................... 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ 6
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... 7
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................... 3
1.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ................................................. 3
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................... 3
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 8
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực nghiên cứu ........ 14
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên ................ 14
1.2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng chè đặc sản Tân
Cương .................................................................................................. 20
CHƠNG 2 - ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 23
2.1. Đối tƣơng nghiên cứu ...................................................................... 23
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 23
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................. 23
2.3.1. Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu, số liệu ........................ 23
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu ngồi hiện trường và phân tích trong
phịng thí nghiệm: ............................................................................... 24
2.3.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá số liệu:............ 25
CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................. 26
3.1. Hiện trạng môi trƣờng đất tại khu vực nghiên cứu .......................... 26
3.1.1. Hiện trạng một số thông số vật lý của đất tại khu vực nghiên
cứu ....................................................................................................... 26



3.1.2. Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất tại khu vực nghiên
cứu ....................................................................................................... 28
3.1.3 Hàm lượng một số thông số dinh dưỡng đất tại khu vực nghiên
cứu ....................................................................................................... 32
3.1.4. Hiện trạng một số nhóm vi sinh vật trong đất tại khu vực nghiên
cứu ....................................................................................................... 37
3.2. Kết quả nghiên cứu năng suất chè tại khu vực nghiên cứu ............. 40
3.3. Các giải pháp quản lý và sử dụng đất trong canh tác chè theo hƣớng
bền vững .................................................................................................. 41
3.3.1 Nhóm giải pháp quản lý ............................................................. 41
3.3.2 Nhóm giải pháp kỹ thuật ............................................................ 42
3.3.3. Sử dụng phương pháp tưới hợp lý............................................. 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 52
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

DẠNG VIẾT

DẠNG ĐẦY ĐỦ

TẮT

1

KLN


Kim loại nặng

2

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

3

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

4

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

5

VSV

Vi sinh vật

6

KHKT NLN


Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp

7

PT

Phúc Trìu

8

PX

Phúc Xuân

9

TC

Tân Cƣơng

10

MĐPT

Mẫu đất Phúc Trìu

11

MĐPX


Mẫu đất Phúc Xuân

12

MĐTC

Mẫu đất Tân Cƣơng

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tỷ lệ cấp hạt sét vật lý và cát vật lý trong mẫu đất khu vực
nghiên cứu ................................................................................................... 27
Bảng 3.2: Hàm lƣợng kim loại nặng trong đất tại khu vực nghiên cứu
(ppm) ........................................................................................................... 28
Bảng 3.3: Hàm lƣợng một số chất dinh dƣỡng dạng tổng số và dễ tiêu trong
đất tại khu vực nghiên cứu .......................................................................... 33


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Cây guột (Gleichenia linearis Clarke) và cách tủ gốc chè .......... 43
Hình 3.2: Một số lồi thiên địch sử dụng trên cây chè ............................... 46
Hình 3.3: Một số loại thuốc trừ sâu sinh học áp dụng trên cây chè ............ 48
Hình 3.4: Sử dụng bả sinh học và bẫy vật lý trên nƣơng chè ..................... 49
Hình 3.5: Sử dụng tƣới phun mƣa cho cây chè ........................................... 50


MỞ ĐẦU
Xƣa nay, nói đến trà Việt, ngƣời ta nghĩ ngay đến trà Thái Nguyên.

Mặc dù diện tích trồng chè chỉ đứng thứ 2 cả nƣớc, nhƣng Thái Nguyên
nằm trong vùng chè lâu đời của Việt Nam, với sản phẩm chè có hƣơng vị
đặc trƣng mà khơng nơi nào khác có đƣợc. Từ rất lâu, chè Thái Ngun đã
đƣợc tơn vinh là “đệ nhất danh trà” của đất nƣớc.
Thái Nguyên khơng chỉ có tiềm năng phát triển kinh tế cơng nghiệp
mà cịn có điều kiện cho cây chè phát triển và chè đã thực sự trở thành một
sản phẩm mang tính đặc thù của vùng đất Thái Nguyên. Khác với các vùng
đất trồng chè khác của đất nƣớc, chè Thái Nguyên đã trở thành một thƣơng
hiệu nổi tiếng đƣợc ngƣời tiêu dùng đánh giá cao. Đất Thái Nguyên, đặc
biệt là vùng chè đặc sản Tân Cƣơng đƣợc coi là một trong những vùng
cung cấp những loại chè ngon nổi tiếng. Tân Cƣơng Thái Nguyên và vùng
chè đặc sản, nổi tiếng khơng chỉ trong nƣớc mà cịn đã có mặt ở nhiều thị
trƣờng khó tính nhƣ Mỹ, Nhật, Pháp, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn độ, Cộng
hòa Séc, một số nƣớc Trung Đơng... Sở dĩ ở Tân Cƣơng có những loại chè
ngon cũng bởi một phần chất đất ở đây đƣợc trời phú cho tƣơi tốt và có
“duyên” với cây chè.
Với truyền thống canh tác đã diễn ra từ rất lâu khoảng trên 50 năm vì
vậy chất lƣợng đất và chè nơi đây đang có dấu hiệu suy giảm. Trong q
trình thâm canh ngƣời dân thƣờng sử dụng các loại phân bón hóa học,
thuốc bảo vệ thực vật… để đảm bảo và duy trì năng suất của cây chè, do
hoạt động này diễn ra trong thời gian dài sẽ có tác động rất lớn tới môi
trƣờng và đặc biệt là môi trƣờng đất cũng nhƣ ảnh hƣởng tới chất lƣợng
của sản phẩm chè.
Hiện tại, có rất ít các nghiên cứu đánh giá một cách tổng hợp về hiện
trạng môi trƣờng đất ở đây và nhằm đánh giá hiện trạng tổng thể môi

1


trƣờng đất vùng đặc sản chè Tân Cƣơng và xây dựng các giải pháp quản lý

và sử dụng đất trong canh tác chè theo hƣớng bền vững (VietGAP).
Xuất phát từ thực trạng đó, tác giả tiến hành thực hiện đề tài “Đánh
giá hiện trạng môi trường đất trồng chè và đề xuất các giải pháp quản lý,
sử dụng theo hướng bền vững tại vùng chè đặc sản Tân Cương, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”
Đề tài đƣợc thực hiện với các mục tiêu chính sau:
- Đánh giá hiện trạng mơi trƣờng đất trồng chè tại vùng chè đặc sản
Tân Cƣơng.
- Xây dựng các giải pháp quản lý và sử dụng đất trong canh tác chè
theo hƣớng bền vững.

2


CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi
Trong sản xuất nơng nghiệp, mơi trƣờng đất có tốt thì hiệu quả sản
xuất mới cao.
Lịch sử của q trình sử dụng đất đã chứng minh điều đó. Để hình
thành đất có độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nơng nghiệp phải trải qua
hàng nghìn, hàng vạn năm. Điều này khuyến cáo cho mọi ngƣời khi sử dụng
đất canh tác nơng nghiệp dù có tạo ra sản phẩm tốt, cho hiệu quả kinh tế cao
cũng phải cân nhắc để khơng bị chi phối bởi lợi ích trƣớc mắt, mà quên yếu
tố phát triển bền vững lâu dài.
Đối với miền đồi núi, việc mất sức sản xuất của đất gị đồi do xói mịn
và thối hóa đất là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất do con ngƣời
gây ra (Dregne, 1992). Mất rừng, hiệu ứng nhà kính, lũ lụt gia tăng, thiếu
nƣớc tƣới và nƣớc sinh hoạt, hiệu quả sử dụng đất dốc giảm đang là tiêu
điểm cho những nghiên cứu hiện nay về quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo

vệ bền vững môi trƣờng đất miền núi.
Trong 3 thập kỷ qua, nhiều nƣớc tiên tiến trên thế giới đã tập trung
nghiên cứu phƣơng thức tiếp cận sinh thái (hay nông nghiệp bảo tồn –
Conservation Agriculture) trong sử dụng đất dốc để phát triển bền vững
môi trƣờng sản xuất nông lâm nghiệp, phục hồi môi trƣờng đất các vùng đã
suy giảm. Những nội dung cơ bản của cách tiếp cận này là không làm đất
hoặc làm đất tối thiểu, ln duy trì lớp che phủ đất bằng vật liệu hữu cơ
(che phủ bằng xác thực vật khô, bằng lớp thực vật sống, luân canh và xen
canh), hạn chế sử dụng phân khống, hóa chất bảo vệ thực vật, tăng cƣờng
sử dụng phân vi sinh, hữu cơ vi sinh cũng nhƣ các chế phẩm sinh học, sử
dụng phân bón trung – vi lƣợng qua lá, có chế độ tƣới tiêu hợp lý. Những
3


kỹ thuật này đã giúp tăng năng suất cây trồng, đa dạng hố thu nhập, tăng
độ phì, phục hồi mơi trƣờng đất và bảo vệ đất khỏi xói mịn. Những kết quả
nghiên cứu của Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nơng nghiệp vì sự
phát triển (CIRAD) của Pháp trong lĩnh vực này, đứng đầu là Lucien
Seguy, Francis Forest, v.v... đã đƣợc triển khai áp dụng trên phạm vi toàn
cầu, đi đầu là các nƣớc Mỹ La Tinh và Bắc Mỹ. Tiếp sau là các nƣớc châu
Phi và châu Âu. Ở châu Á, Ấn Độ là nƣớc đi đầu với diện tích áp dụng 1,8
triệu ha. Theo Rolf Derpsch (2005), các kỹ thuật canh tác bảo tồn đã đƣợc
áp dụng diện tích 95 triệu ha trên tồn thế giới, đứng đầu là Mỹ (25 tr. ha),
sau đó là Brasil (24 tr. ha), Argetina (18 tr. ha), Canada (12 tr. ha), Úc (9 tr.
ha) và Paraguay (1,9 tr. ha). Các biện pháp này đã hạn chế tối đa lƣợng đất
bị mất đi do xói mịn và tăng đáng kể hàm lƣợng hữu cơ trong đất, trong
khi giảm công làm đất, giảm đầu tƣ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Chè (Thea sinensis) là cây công nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt đới, họ
chè (Theaceae), lá dùng để pha nƣớc uống (còn gọi là trà). Cho đến nay,
chè đƣợc sản xuất ở 39 nƣớc thuộc cả 5 châu lục, trong đó châu Á có 17

nƣớc (Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh,
Iran, Việt Nam, Malaysia, Philipines, Nepal, Triều Tiên, Pakistan,
Afganistan, Azerbaijan, Campuchia, Nhật Bản), châu Phi có 15 nƣớc
(Kenya, Malawi, Uganda, Tanzania, Mozambic, Ruanda, Zaire, Nam Phi,
Congo, Cameroon, Burundi, Maroc, Algerie, Zimbabwe, Maustius), châu
Mỹ (Nam Mỹ) có 4 nƣớc (Argentina, Brazil, Peru, Ecuado), châu Âu: 03
nƣớc (Georgia, Azerbhaijan, Russian Fed), châu Đại dƣơng: 2 nƣớc
(Australia, Papua New Guinea). Các nƣớc sản xuất chính theo thứ tự là: Ấn
Độ, Trung Quốc, Kenya, Srilanka, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Nhật
Bản, tám nƣớc này chiếm 88 % tổng sản lƣợng. Mƣời nƣớc sản xuất hàng
đầu đã chi phối hơn 90% tổng sản lƣợng chè toàn thế giới.

4


Trong q trình nghiên cứu về thối hóa mơi trƣờng đất ở các vùng
chè nổi tiếng trên thế giới, Uexkull và Mutert E, (1995) chỉ ra rằng chúng
đều có các đặc điểm: Độ pH thấp (đất chua); Dung tích hấp thu thấp;
Nghèo các chất dinh dƣỡng cả tổng số và dễ tiêu; Độ no bazơ thấp; Độc tố
nhôm, sắt nhiều; Mức cố định lân cao; Hoạt động của sinh vật và vi sinh
vật thấp; Thành phần sét chứa nhiều các khoáng kém hoạt động bề mặt; Đất
chai cứng và bị nén chặt; Khả năng giữ nƣớc và chất dinh dƣỡng kém.
Ngƣời ta cũng biết rằng lý tính đất trồng chè có vai trị đặc biệt quan
trọng trong canh tác chè trên đất dốc, nhất là các nƣơng chè già cũ, có tuổi
đời trên 50 năm. Q trình đi lại, chăm sóc và cạn kiệt chất hữu cơ đã làm
cho đất chặt cứng, không thuận lợi cho cây chè sinh trƣởng và phát triển, vì
vậy, các biện pháp cải tạo lý tính đất, làm tăng khả năng giữ nƣớc và lƣu
thơng chất dinh dƣỡng của đất chè đƣợc coi là bƣớc quan trọng đầu tiên sau
đó mới đến cải tạo hóa tính và sinh học tính của đất trồng chè.
Q trình khai hoang trồng mới chè đã phá vỡ hầu hết thực bì trên bề

mặt đất. Qua 4 năm từ lúc khai hoang trồng mới đến hết giai đoạn kiến thiết
cơ bản đất bị lộ thiên, dƣới ảnh hƣởng trực tiếp của điều kiện khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm, sự tổn thất về chất hữu cơ càng rõ rệt. Chuyển sang giai đoạn
kinh doanh, chế độ canh tác hiện hành đã làm giảm đáng kể lƣợng mùn
trong đất. Phân tích đất tại điểm cố định sau khi trồng chè cho thấy: Hàm
lƣợng mùn của đất hoang là 2,83%, sau 7 năm trồng chè còn 2,09%, sau 11
năm trồng chè giảm 0,73%, sau 20 năm trồng chè còn 0,61%, sau 30 năm
trồng chè còn 0,54%, sau 50 trồng chè chỉ còn 0,51%.
Ngƣời trồng chè ở Sri Lanca và Inđơnêxia nhận thấy bón quá nhiều
phân hóa học đã làm suy giảm nghiệm trọng chất lƣợng môi trƣờng đất
trồng chè.
Các điều tra nông học của F. Roule cho thấy trong quy trình canh tác
với cây chè ở châu Âu, để chống suy thối mơi trƣờng đất, ngƣời Châu Âu
5


thƣờng hay cày vùi phân xanh ở đồi trồng chè lâu năm nhằm tạo lƣợng
phân hữu cơ. Trong cơng trình nghiên cứu: “Nông nghiệp Nhiệt đới”,
Angladette khuyến cáo nông dân tận dụng nguồn phân xanh tại chỗ để sản
xuất phân hữu cơ bón cho chè. Điều này làm tăng dự trữ mùn cho đất, tăng
độ xốp, khả năng hút nƣớc, khả năng đệm của đất và số lƣợng vi sinh vật
trong đất, giúp cải thiện môi trƣờng đất trồng chè. Khoa học gia ngƣời Nhật
Bản Ogushi Takashi cũng khuyên nông dân trồng chè của mình nên tận
dụng nguồn phế phụ phẩm nơng nghiệp làm phân bón hữu cơ cho cây chè
để tăng hàm lƣợng mùn trong đất.
Năm 1988, Jha, D.K và cộng sự phối trộn nấm cộng sinh Mycorrhiza
với phân bón hữu cơ sản xuất từ rơm rạ (thành phân bón hữu cơ vi sinh) và
bón cho chè tại Ấn Độ nhận thấy tỷ lệ bệnh trên chè giảm 12%, năng suất
tăng 13%, đặc biệt những vùng khô hạn năng suất tăng 18% so với đối
chứng. Từ năm 1992 - 1997, Quỹ Kellogg, W. K tài trợ thử nghiệm bón

phân hữu cơ đƣợc bổ sung thêm một số loài vi sinh vật có ích thuộc 2 chi:
Bacillus, Pseudomonas có khả năng phân giải lân, kali tại 2 vùng trồng chè
trọng điểm của Srilanca và nhận thấy năng suất chè tăng 9 – 14% so với đối
chứng có bón phân hữu cơ và tăng 17% so với đối chứng không sử dụng 2
loại phân bón này. Kết quả thí nghiệm của Christian Bruns và Christian
Schüler (2000) cũng cho thấy nếu phân hữu cơ (làm từ phân ngƣời, gia súc
và cây xanh) có bổ sung thêm Bacillus Subtilus, Lactobaccillus
Rhammossus, Bacillus Polymyxa bón cho chè thì chất hịa tan trong chè
tăng từ 47,31% (chỉ bón phân hữu cơ) lên 51,01% (bón phân hữu cơ vi
sinh). Phil Renfrow và Jim Evans (2000) thí nghiệm so sánh giữa hiệu lực
phân bón hữu cơ và phân bón hữu cơ vi sinh (đƣợc bổ sung nấm cộng sinh
vùng rễ mycorrhiza) cho chè vùng Pritchard nhận thấy sử dụng phân bón
hữu cơ vi sinh cho hiệu quả hơn hẳn so với phân bón hữu cơ. Kết quả tổng
kết chƣơng trình: “Sử dụng phân bón hữu cơ và phân bón hữu cơ vi sinh
cho nơng nghiệp hữu cơ” của Philippines (2003) ghi nhận hiệu quả tăng
6


năng suất chè trong các cơng thức có dùng phân bón hữu cơ hơn là chỉ sử
dụng phân bón hữu cơ không. Điều này mở ra hƣớng phục hồi môi trƣờng
đất tại các nƣơng chè già cỗi. Các thực nghiệm của Karthikeyan và cộng sự
(2005) ở vùng Assam - Ấn Độ, Vân Nam – Trung Quốc, Java – Inđonêsia
khẳng định hiệu quả phối trộn giữa phân bón hữu cơ với Mycorrhiza,
Trichoderma (tạo phân hữu cơ vi sinh) làm tăng năng suất chè 12 - 16% so
với chỉ sử dụng riêng phân hữu cơ.
Các nhà khoa học Ixaren là những ngƣời đầu tiên đƣa hệ thống tƣới
tiết kiệm áp dụng cho các nƣơng chè ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản. Sử
dụng hệ thống tƣới tiết kiệm tránh đƣợc xói mịn đất, tiết kiệm nƣớc tƣới,
hạn chế sự ô nhiễm asen cho đất trồng chè.
Trung Quốc là nƣớc có diện tích chè lớn nhất thế giới, năm 2010,

tổng diện tích chè của Trung Quốc là 1.106.933 ha, tổng sản lƣợng 683.324
tấn, gồm có 498.057 tấn chè xanh, 67.608 tấn chè Ơ long, 47.294 tấn chè
đen, 22.558 tấn chè bánh và 47.807 tấn các loại chè khác. Trong những
năm của thập kỷ 90, Trung Quốc đã phải trả giá đắt cho sản phẩm chè
khơng an tồn, do sử dụng q lớn thuốc trừ sâu, phân hố học và khơng
quan tâm đến ngăn ngừa ô nhiễm của vùng sản xuất. Nhiều vùng chè đặc
sản, nổi tiếng của Trung Quốc nhƣ: Triết Giang (chè Long Tĩnh), An Huy
(chè Hồng Trà), Phúc Kiến (chè Thiết Quan Âm), Vân Nam (chè Hồng
Trần), Giang Tơ (chè Bích la Xuân)…bị suy giảm năng suất nghiêm trọng,
môi trƣờng đất bị hủy hoại, đất mất sức sản xuất. Từ năm 2000 trở đi, nhiều
tỉnh đã thực hiện mạnh chƣơng trình khôi phục chất lƣợng môi trƣờng đất,
áp dụng các tiến bộ khoa học về phân bón, thuốc trừ sâu sinh học, sử dụng
nƣớc tƣới hợp lý, có chế độ che phủ đất, kiểm sốt chất lƣợng nƣớc tƣới,
khơng khí, hàm lƣợng kim loại nặng trong đất, trong chè, và dƣ lƣợng
thuốc trừ sâu trong sản phẩm chè... nhằm phục hồi môi trƣờng đất trồng
chè. Một số đã thành công, nhƣ vùng trồng chè Phổ Nhĩ của tỉnh Vân Nam.

7


Nhật Bản cũng có nhiều vùng chè nổi tiếng, chất lƣợng cao và hầu
hết là trồng trên đất dốc thuộc Kanaguwa, Shiga, Migazaki, Shizuoka. Tuy
nhiên, phổ biến ở Nhật Bản là sản xuất chè an toàn dựa trên sự đồng bộ về
các giải pháp kỹ thuật nhƣ cơ giới hoá, giống, phân bón, bảo vệ thực vật,
thu hoạch bảo quản chế biến. Điều này mặc dù giúp duy trì năng suất trong
một thời gian khá dài nhƣng chất lƣợng chè lại có xu thế suy giảm theo
từng năm thu hoạch. Nguy cơ mất dần uy tín thƣơng hiệu trà Đạo của Nhật
Bản vì vậy vào năm 1986, chính phủ Nhật Bản ra quy định yêu cầu các
vùng sản xuất đang sở hữu thƣơng hiệu chè nổi tiếng phải xây dựng hệ
thống quản lý phân bón, thuốc trừ sâu chặt chẽ thông qua Hiệp hội nông

nghiệp của các địa phƣơng, xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn khoa học từ
khơng khí, nƣớc, đất, dƣ lƣợng kim loại nặng, dƣ lƣợng thuốc trừ sâu trong
đất, trong chè, chọn vùng và quy hoạch, xây dựng vùng sinh thái, kỹ thuật
quản lý vùng chè.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam cũng là một trong những nƣớc có lịch sử trồng chè lâu đời.
Hiện nay, cả nƣớc có khoảng 120.000 ha chè, tuy nhiên năng suất, chất
lƣợng chè của nƣớc ta còn thấp so với các nƣớc trên thế giới. Trên khắp các
vùng trồng chè của cả nƣớc chúng ta thấy rằng những chỗ đất tốt, có độ dốc
thích hợp đã đƣợc trồng chè, những diện tích quy hoạch trồng chè cịn lại ở
vùng trung du miền núi hầu hết là đất bạc màu, mới phá bỏ cây trồng trƣớc,
hoặc trồng lại 2-3 chu kỳ do vậy khi trồng chè phải tiến hành cải tạo đất, áp
dụng các biên pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Các nghiên cứu về đất trồng chè và cây chè ở Việt Nam trƣớc năm
1954 rất ít đƣợc thực hiện, ngoại trừ một vài cơng trình của các học giả
ngƣời Pháp.
Sau khi hịa bình lập lại (1954), nông dân trồng chè xanh uống lá
tƣơi ở Anh Sơn (Nghệ An) đã có tập quán cắt Guột (cỏ Tế - Gleichenia
8


linearis) từ các vùng đồi xung quanh tủ đất chống đƣợc xói mịn, giữ đƣợc
độ ẩm nên tăng đƣợc năng suất chè, sau một số năm áp dụng đã phục hồi
đƣợc cơ bản các nƣơng chè trồng 20 trƣớc đây.
Trại thí nghiệm chè Phú Hộ khi thực hiện thí nghiệm tủ cỏ tế đồi chè
tăng sản (1957 – 1958) nhằm cải thiện môi trƣờng đất rút ra 4 điểm tốt về
tác dụng tủ đất chè: Giữ đất ẩm lâu sau mỗi trận mƣa; Giảm đƣợc rất nhiều
cỏ dại mọc trên nƣơng chè; Bảo vệ lớp đất mầu trên bề mặt, tăng đƣợc hàm
lƣợng mùn, tăng độ tơi xốp của đất; Cản đƣợc giọt mƣa xói thẳng xuống
đất, khơng làm trơi đất.

Lê Sỹ Nhƣợng (Trại thí nghiệm chè thí nghiệm Phú Hộ, 1958)
nghiên cứu tác dụng và kỹ thuật phủ cỏ tế nhằm khôi phục môi trƣờng đất
trồng chè già trồng từ năm 1930 theo kinh nghiệm vùng chè Nghệ An nhận
thấy giảm đƣợc cỏ dại, tăng đƣợc độ ẩm đất chè, bảo vệ đất chống trôi
màu, tăng nhanh sản lƣợng chè già.
Trƣờng Trung học Sơng Lơ tiến hành thí nghiệm tủ đất trồng chè
bằng các vật liệu hữu cơ có sẵn mà chƣa qua xử lý thành phân bón hữu cơ
ở Nông trƣờng Tân Trào và Tháng Mƣời (1960) nhằm nâng cao chất lƣợng
môi trƣờng đất cho kết quả: Hàm lƣợng nƣớc trong đất ổn định, trữ lƣợng
nƣớc ở mùa hạn cao, biên độ nhiệt trong đất ở tầng rễ hoạt động nhỏ hơn,
hàm lƣợng mùn tăng rõ rệt. Chè mọc khỏe, nhiều lá, tán to, bộ rễ phát triển,
diệp lục tăng. Tủ dày 10cm, sản lƣợng chè tăng 15,6%; Tủ đất dày 20cm
sản lƣợng chè tăng 19,6%. Nông trƣờng Mộc Châu tủ đất chè bằng cỏ
Tranh (Imperata cylindrica) năng suất chè tăng 46% so với không tủ.
Nguyễn Hữu Phiệt (1966 – 1967) sử dụng tế, guột, rơm rạ, cành lá
chè không qua xử lý tủ cho đất trồng chè kinh doanh trên đất phiến thạch
và phù sa cổ tại Nơng trƣờng Quốc doanh Tân Trào và trại thí nghiệm của
Trƣờng Trung cấp Nông lâm Tuyên Quang cho thấy độ ẩm đất trồng chè
tầng 0 – 30 cm có tủ cỏ tăng hơn so với đối chứng là 4,57 – 5,56 % ở đất
9


diệp thạch và 6,50% ở đất phù sa cổ; nhiệt độ đất trồng chè có tủ tầng đất
mặt 10cm và tầng đất 30cm thấp và ổn định nên lợi cho hoạt động vi sinh
vật thể hiện bằng lƣợng CO2 đo đƣợc; hàm lƣợng mùn và đạm dễ tiêu đất
chè có tủ gốc sau 5 tháng đều tăng hơn so đối chứng; cây chè non có tủ gốc
có tốc độ sinh trƣởng gấp 2 lần so đối chứng; Tại Tân Trào, Tuyên Quang
cây chè có tủ gốc đã góp phần tăng năng suất chè lên trên 25 tấn búp/ha
[12].
Từ năm 1968 – 1975, Trại Thực nghiệm chè Phú Hộ tiến hành thực

nghiệm phân bón trên 8000 m2 chè sản xuất kinh doanh, giống chè Trung
Du 8 – 15 tuổi tại Phú Hộ, Hợp tác xã Đồng Tâm (Ninh Dân, Thanh Ba,
Phú Thọ) và Nơng trƣờng Chè Vân Lĩnh, khơng bón phân chuồng mà thay
vào bón ép xanh, cành lá chè đốn hàng năm vào tháng 1, cộng với 800kg
sunfat đạm và 100kg clorua kali. Kết quả làm năng suất bình quân trong 8
năm đạt 8000kg búp chè/ha. Bón ép xanh cành lá già và cỏ Stilô cũng làm
năng suất chè tăng 13,9 – 24,2%. Độ xốp đất tăng 5%, độ mịn (0 – 20cm)
tăng 0,3% ở khu ép xanh bằng cành lá chè già. Độ xốp đất tăng 8,7% và
mùn tăng 0,84 – 3,87% ở khu ép xanh bằng cỏ Stilô. Tốt nhất là ép xanh
bằng ½ cỏ Stilơ + ½ cành lá chè già, sản lƣợng chè tăng 3,19 – 16,4%, độ
ẩm tăng 3 – 5%. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Phân hữu cơ vi sinh (phân ủ,
cành lá chè già đốn hàng năm) đều có hiệu lực tăng năng suất chè đáng kể
và cải thiện lý hóa tính đất chè rõ rệt. Cành lá chè đốn tốt hơn cây phân
xanh trồng xen giữa hàng chè.
Mặc dù vậy Lê Đình Uynh (1972) cũng cảnh báo: Bên cạnh tác dụng
giữ ẩm tăng độ xốp tầng đất mặt, biện pháp tủ đất bằng các vật liệu hữu cơ
mà chƣa qua xử lý làm cho rễ hút bị tổn thƣơng, ảnh hƣởng xấu đến năng
suất chè.
Trong giai đoạn 1974 – 1977, Trại thí nghiệm chè Phú Hộ kết hợp
với Bộ mơn Vật lý đất, Viện Thổ nhƣỡng Nơng hóa tiến hành thí nghiệm ở

10


Gò Trại cũ, Phú Hộ với nƣơng chè hạt Trung Du trồng năm 1960 cho thấy
khi để có mọc tự nhiên độ ẩm cũng cao hơn đối chứng 1 – 3%, đạt 60 –
70% sức chứa ẩm đồng ruộng.
Cũng trong những năm 1970, các Nông trƣờng Quốc doanh Mộc
Châu, Sông Cầu và Chí Linh phát động phong trào tủ cỏ tế cho chè kinh
doanh. Kết quả tác dụng rất tốt, chống đƣợc xói mịn, cỏ dại, tăng đƣợc

chất mùn cho đất, và tăng đƣợc sản lƣợng búp ở Mộc Châu đạt 146,6% so
đối chứng không tủ.
Nguyễn Thị Dần – Viện Nơng hóa Thổ nhƣỡng, Võ Thị Tố Nga –
Trại thí nghiệm chè Phú Hộ - (1974 – 1977) sử dụng biện pháp chống hạn
cho chè đông xuân (tháng 11 – tháng 4) bằng cách để cỏ mọc tự nhiên hoặc
trồng cỏ Stilô giữa hàng sông, với giống chè Trung du gieo hạt 14 tuổi, trên
đất feralit phiến thạch vàng đỏ Gò Trại cũ. Kết quả cho thấy độ ẩm đất chè
vụ đơng xn và sản lƣợng chè có tủ đều tăng [3].
Kết quả thực nghiệm ở Bảo Lộc, Lâm Đồng (1980 – 1983) cho thấy
cỏ tế, guột khi qua ủ sẽ có tác dụng tăng độ mùn cho đất cao hơn so với
không tủ (sử dụng trực tiếp).
Bên cạnh việc sử dụng tế guột, rơm rạ, bồm cẫng thì phần sinh khối
chè đốn hàng năm cũng là một nguồn cung cấp hữu cơ quan trong trong
quá trình canh tác chè. Kết quả nghiên cứu ở Phú Hộ năm 1981 – 1984 cho
thấy tổng sinh khối phần đốn hàng năm ở nƣơng chè kinh doanh phu thuộc
vào loại hình năng suất. Để sử dụng có hiệu quả lƣợng cành lá đốn hàng
năm (1981 – 1987) ở Phú Hộ đã triển khai nghiên cứu nội dung này trên
chè kinh doanh tuổi 7 – 12 kết quả cho thấy làm tăng đáng kể hàm lƣợng
mùn trong đất.
Viện Nghiên cứu chè (nay là Trung tâm nghiên cứu chè, Viện Khoa
học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc) năm 1996 -1997 đã sử
dụng toàn bộ cành lá chè đốn hàng năm, cây cỏ dại quanh đồi và trên
11


nƣơng chè kinh doanh ủ với vôi, supe lân cải thiện tốt chế độ mùn và năng
suất chè tăng 8 – 10%.
Ở trại chè Phú Hộ, kết quả nghiên cứu 1996 - 1997 cho thấy: Cứ hai
hàng chè đào rãnh rộng 25cm, sâu 25 cm vào trung tuần tháng 12 hàng năm
rồi bỏ phân chuồng (nếu có), nguyên liệu đốn chè cuối vụ, cỏ dại đƣa vào

rãnh, vùi toàn bộ lân, bón magie 20kg/ha, lấp đất phía gốc chè cao hơn giữa
hàng 5 – 7cm, năm sau đào rãnh ở hàng bên cạnh theo chu kỳ luân phiên 2
năm đã làm tăng đáng kể khả năng giữ ẩm của đồi chè kinh doanh, nƣơng
chè đủ ẩm cho thu hoạch búp ở cả những tháng khô hạn.
Lê Tất Khƣơng (1997) nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng
suất, chất lƣợng chè vụ đông xuân ở Bắc Thái, kết quả cho thấy, sản lƣợng
chè có tủ bằng các chất hữu cơ có sẵn (rơm rạ, bồm, cẫng), tƣới nƣớc và tủ
+ tƣới nƣớc, của 3 tháng 10, 11, 12 tăng tƣơng ứng từ 17 đến 110%. Tỷ
trọng vụ chè đông xuân so cả năm, của đối chứng đốn ngày 25/12 không
tƣới ủ là 22,9%, có tƣới là 32,2%; đốn 25/02 có tƣới là 37,0%; đốn 25/04
có tƣới là 56,7%… Đốn chè vào tháng 4 năm sau có tƣới + ủ, sản lƣợng
chè đông xuân thu trong 3 tháng 10, 11, 12 cao nhất đạt 2.271kg/ha so với
đối chứng đạt 210,7%. Hiệu quả kinh tế lớn nhất vì ché bán trƣớc tết với
giá cao nên lãi lớn [9].
Tổng kết nghiên cứu và thực tiễn giữ ẩm – tƣới nƣớc cho chè giai
đoạn: 1945 – 1999, kinh nghiệm, Lê Thị Nhung và cộng sự (2000) rút ra
kết luận [11]:
Đối với chè kiến thiết cơ bản: Tƣới chè đảm bảo đƣợc mật độ đông
đặc và đồng đều của diện tích trồng mới; đó là tiền đề của năng suất cao và
chất lƣợng tốt. Đối với chè kinh doanh sản xuất, nhất là các đồi chè già cỗi:
Tủ chè có tác dụng tốt giữ ẩm, giảm nhiệt độ đất vƣờn chè, chống xói mịn
và tăng năng suất chè là biện pháp phổ cập áp dụng rộng rãi, với nguyên
liệu tủ nhƣ cây cỏ dại, rác thị trấn, phế liệu thực vật…
12


Tổng kết kinh nghiệm khi nghiên cứu, áp dụng các biện pháp che
phủ đất phục vụ phát triển môi trƣờng nơng nghiệp bền vững vùng cao, Hà
Đình Tuấn, Lê Quốc Doanh và cộng sự (2006) nhận thấy chúng có tác
dụng: Tăng năng suất cây trồng, bảo vệ đất khỏi xói mòn, giữ ẩm cho đất,

khống chế cỏ dại, cải thiện độ phì nhiêu của đất, tăng cƣờng hoạt tính sinh
học của đất [16].
Nghiên cứu ảnh hƣởng của kỹ thuật tủ rác, tƣới nƣớc đến năng suất,
chất lƣợng, hiệu quả sản xuất chè an toàn tại Thái Nguyên 2 tác giả Nguyễn
Văn Tồn và Nguyễn Thị Ngọc Bình (2006) ghi nhận: Tủ rác có cả tƣới
nƣớc là một biện pháp tốt nhất để tăng năng suất, chất lƣợng búp chè.
Trong điều kiện khơng có tƣới nƣớc có thể sử dụng rác tủ cũng là một biện
pháp đem lại hiệu quả cao. Trần Thị Thu Huyền, Đặng Văn Minh (2007)
khẳng định hiệu quả của sử dụng vật liệu hữu cơ tới độ ẩm, độ xốp, hàm
lƣợng mùn và giun đất [7].
Năm 2003, Nguyễn Văn Sức và cộng sự bắt đầu tiến hành thử
nghiệm đánh giá hiệu quả của 3 loại phân bón hữu cơ vi sinh là: Cầu Diễn,
Fitohocmon và Sông Gianh. Kết quả thử nghiệm cho thấy việc thay thế
30% lƣợng phân khoáng bằng phân hữu cơ vi sinh cho hiệu quả tốt nhất.
Nguyễn Thị Ngọc Bình (2011) thử nghiệm Phân lân hữu cơ vi sinh
Sông Gianh cho cây chè Trung Du trồng tại Tân Cƣơng, Thái Nguyên cho
thấy khi thay thế 50% theo giá trị đầu tƣ phân bón hóa học băng phân hữu
cơ vi sinh cho hiệu quả kinh tế cao nhất [2].
Qua những kết quả nêu trên ta thấy: Các biện pháp tủ đất, bón phân
hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh đã có tác dụng tích cực đến việc giữ ẩm, tăng
hàm lƣợng dinh dƣỡng trong đất. Nhƣ vậy đây sẽ là một trong các giải
pháp tích cực để giải quyết vấn đề thiếu nƣớc và dinh dƣỡng đang tồn tại
hiện nay trong nông nghiệp trồng chè.

13


Tóm lại các nghiên cứu trong và ngồi nƣớc đều chỉ ra rằng: Nếu
canh tác chè nhiều năm và quá lạm dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu
hóa học sẽ làm cho đất bị chua hóa, độ phì nhiêu và sức sản xuất của đất sẽ

giảm. Việc sử dụng các vật liệu che, tủ cho đất trồng chè, kết hợp với sử
dụng phân bón vi sinh là một trong những giải pháp đƣợc ghi nhận là đã
làm cho năng suất tăng đáng kể và cải thiện đƣợc độ phì của đất.
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên
a. Vị trí địa lý:
Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc
bộ, phía Nam giáp Thủ đơ Hà Nội, Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía đơng giáp
các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tun Quang, Phú
Thọ. Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 3526,2 km2 dân số trung bình đến
31/12/2009 là 1.127.430 nghìn ngƣời. Thái Nguyên là một trong những
trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục y tế của Việt Nam nói chung, của vùng
trung du miền Đơng Bắc nói riêng. Đây là một trong những vùng chè nổi
tiếng của cả nƣớc, một trung tâm cơng nghiệp gang thép của phía bắc, cửa
ngõ giao lƣu kinh tế - xã hội giữa trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ.
Sự giao lƣu đƣợc thực hiện thông qua hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt,
đƣờng sơng hình dẻ quạt mà thành phố Thái Ngun là đầu nút. Tọa độ địa
lý nằm 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông.
Thái Nguyên là nơi tụ hội các nên văn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt
động văn hoá, giáo dục của vùng núi phía Bắc rộng lớn. Với 7 trƣờng Đại
Học, trên 20 trƣờng cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ
thuật. Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học
và giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc Vị trí địa lý của tỉnh
đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lƣu kinh tế với các tỉnh,

14


thành phố trong vùng, trong cả nƣớc cũng nhƣ với nƣớc ngoài trong thời kỳ
hội nhập và phát triển kinh tế.

b. Khí hậu:
Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu
của tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào mùa nóng (mƣa nhiều) từ tháng 5 đến tháng
10, nhiệt độ trung bình khoảng 23-280C và lƣợng mƣa trong mùa này
chiếm tới 90% lƣợng mƣa cả năm. Mùa đơng có khí hậu lạnh (mƣa ít) từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song do có sự khác biệt rõ nét ở độ cao và
địa hình, địa thế nên trên địa bàn Thái Nguyên hình thành các cụm tiểu
vùng khí hậu khác nhau. Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo
nên sự đa dạng, phong phú về các tập đoàn cây trồng, vật ni. Đặc biệt tại
Thái Ngun, chúng ta có thể tìm thấy cả cây trồng, vật ni có nguồn gốc
nhiệt đới, á nhiệt đới và ơn đới. Đây chính là cơ sở cho sự da dạng hóa cơ
cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sinh thái
của tỉnh.
c. Điều kiện địa hình:
- Là một tỉnh miền núi, Thái Nguyên có độ cao trung bình so với mặt
biển khoảng 200 - 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông. Tỉnh Thái Nguyên đƣợc bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân
Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1592m.
- Về kiểu địa hình, đại mạo đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt:
+ Vùng địa hình vùng núi: Bao gồm nhiều dẫy núi cao ở phía Bắc
chạy theo hƣớng Bắc – Nam và Tây Bắc – Đông Nam. Các dãy núi kéo dài
theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Vùng này tập trung ở các huyện Đại Từ,
Định Hóa và một phần của huyện Phú Lƣơng. Đây là vùng có địa hình cao

15


chia cắt phức tạp do quá trình castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500 1000m, độ dốc thƣờng từ 25o-35o.
+ Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi

cao phía Bắc và vùng đồi gị đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sơng Cầu
và đƣờng quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú
Lƣơng. Địa hình gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo
thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng. Độ cao trung bình từ 100300m, độ dốc thƣờng từ 15o-25o.
+ Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: Bao gồm vùng đồi thấp và đồng
bằng phía Nam tỉnh. Địa hình tƣơng đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc
thoải là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ
n, thị xã Sơng Cơng và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam
huyện Đồng Hỷ, Phú Lƣơng. Độ cao trung bình từ 30-50m, độ dốc thƣờng
<10 độ.
d. Tài nguyên khoáng sản:
Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khống Đơng Bắc – Việt Nam,
thuộc vành đai sinh khống Thái Bình Dƣơng. Là một tỉnh có nguồn tài
ngun khống sản rất phong phú về chủng loại và trữ lƣợng, trong đó có
nhiều loại có ý nghĩa đối với cả nƣớc nhƣ mỏ sắt, mỏ than (đặc biệt là than
mỡ). Dƣới đây là một số khống sản có lợi thế so sánh của tỉnh và các loại
khống sản có ý nghĩa trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho phát triển
ngành nghề nông thôn:
- Than mỡ: Trữ lƣợng tiềm năng khoảng trên 15 triệu tấn, chất lƣợng
tƣơng đối tốt, trong đó trữ lƣợng tìm kiếm thăm dị khoảng 8,5 triệu tấn.
- Than đá: trữ lƣợng tìm kiếm và thăm dị khoảng trên 90 triệu tấn,
phân bố tập trung ở mỏ Khánh Hòa, Núi Hồng, Cao Ngạn.

16


- Sắt: Hiện đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 47 mỏ và
điểm quặng, trữ lƣợng trên 50 triệu tấn.
- Đất sét: Sét xi măng có trữ lƣợng khá lớn (khoảng 84,6 triệu tấn)
phân bố ở Cúc Đƣờng, Khe Mo.

- Đá vôi xây dựng: Trữ lƣợng khá lớn (khoảng 10 tỷ tấn). Tập trung
ở khu núi Voi, La Giàng, La Hiên khoảng 222 triệu tấn.
e. Tài nguyên đất:
Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy đất
đai của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi (chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự
nhiên). Do sự chi phối của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong
hóa nhanh, mạnh, triệt để, đồng thời cũng đã bị thối hóa, rửa trơi, xói mịn
mạnh một khi mất cân bằng sinh thái. Do tính đa dạng của nền địa chất và
địa hình đã tạo ra nhiều loại đất có các đặc điểm đặc trƣng khác nhau.
Dƣới đây là một số loại đất chính của tỉnh:
- Đất phù sa: Diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên.
Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu dọc Sông Cầu, Sông Công và các
sơng suối trên địa bàn tỉnh, trong đó có 3.961 ha đất phù sa đƣợc bồi hằng
năm ven sông thuộc huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, thị xã Sông Công và thành
phố Thái Nguyên. Đất phù sa của tỉnh thƣờng có thành phần cơ giới trung
bình, đất ít chua, hàm lƣợng dinh dƣỡng khá, rất thích hợp cho phát triển
các loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô,
đậu đỗ, rau mầu).
- Đất bạc màu: Diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự
nhiên. Loại đất này phân bố ở các huyện phía nam tỉnh. Đất bằng hiện đã
đƣợc sử dụng vào sản xuất nơng nghiệp.
- Đất dốc tụ: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích tự nhiên.
Loại đất này đƣợc hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng

17


×