Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa tại xã phong thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 97 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và số liệu trong luận văn là trung thực,
chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thiện luận văn này đều đã được
cảm ơn, các thông tin tham khảo, trích dẫn đều đã được chỉ rõ tác giả và nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thương

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình học và thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ quý báu của quý Thầy, Cô trong Ban giám hiệu Trường Đại học Nông
Lâm Huế, Khoa Tài nguyên đất và Mơi trường nơng nghiệp, Phịng Đào tạo Sau Đại
học của nhà trường. Xin trân trọng gửi tới quý Thầy, Cơ lịng biết ơn chân thành và
tình cảm q mến nhất.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến TS. Nguyễn Hữu Ngữ, người hướng dẫn khoa
học, đã tận tâm giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn HTX thôn Thượng Phong, HTX thôn Đại Phong,
Đảng Ủy UBND xã Phong Thủy, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Lệ
Thủy, Phịng Tài ngun và Mơi trường, đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu,
thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn tới người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã góp ý, giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện đề tài.


Quảng Bình, ngày 20 tháng 05 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thương

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
NƠNG NGHIỆP ..............................................................................................................3
1.1.1. Những chính sách đất đai ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay................................3
1.1.2. Những quan điểm sử dụng đất bền vững ...............................................................8
1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHÍNH SÁCH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ...................12
1.2.1. Cơ sở pháp lý của việc dồn điền đổi thửa ...........................................................12
1.2.2. Vấn đề hạn điền và tích tụ ruộng đất ...................................................................14
1.2.3. Sự cần thiết phải tích tụ và chuyển đổi ruộng đất ...............................................15
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CHỦ TRƯƠNG DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA.................17
1.3.1. Các chủ trương liên quan đến DĐĐT ở một số quốc gia trên thế giới ...............17
1.3.2. Thực trạng và kết quả DĐ ĐT ở Việt Nam .........................................................19
1.4. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ ĐẤT ĐAI VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP .............................23
1.4.1. Ảnh hưởng của việc dồn điền đổi thửa đến công tác quản lý đất đai..................23
1.4.2. Ảnh hưởng của việc dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất

nơng nghiệp ..................................................................................................................25
1.5. MỐI QUAN HỆ CỦA CƠNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA VỚI CÔNG
TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ...............................26
1.5.1. Với quy hoạch sử dụng đất ..................................................................................26
1.5.2. Với công tác quản lý nhà nước đối với đất đai....................................................28
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................30
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................30
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................................................30
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................30
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................30

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập và phân tích, xử lý số liệu .................................30
2.4.3. Phương pháp so sánh ...........................................................................................31
2.4.4. Phương pháp minh họa bằng biểu đồ, bản đồ .....................................................31
2.4.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp .................31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................33
3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÙNG
NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................33
3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên ...........................................................................33
3.1.2. Khái quát điều kiện kinh tế, xã hội của xã Phong Thủy ................................................36
3.1.3. Nhận xét điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Phong Thủy........................40
3.2. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI XÃ PHONG THỦY45
3.2.1. Tổ chức thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn xã Phong Thủy ........................................................................................................43
3.2.2. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước và sau khi dồn điền đổi thửa

của xã Phong Thủy ........................................................................................................46
3.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRƯỚC VÀ SAU DỒN ĐIỀN
ĐỔI THỬA TẠI XÃ PHONG THỦY ..........................................................................52
3.3.1. Đánh giá tình hình quản lý đất đai trước dồn điền đổi thửa tại xã Phong Thủy .52
3.3.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai sau dồn điền đổi thửa tại xã Phong Thủy ....54
3.4. TÁC ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRƯỚC VÀ
SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI XÃ PHONG THUY .............................................56
3.4.1. Tác động của dồn điền đổi thửa đến sự thay đổi hệ thống đồng ruộng...............56
3.4.2. Tác động của dồn điền đổi thửa đến các hệ thống sản xuất nông nghiệp ................60
3.4.3. Hiệu quả dồn điền đổi thửa đến diện tích, năng suất, sản lượng của cây lúa ......61
3.4.4. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước và sau khi dồn điền đổi thửa tại xã
Phong Thủy....................................................................................................................61
3.4.5. Đánh giá chung tác động và hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa đến sản
xuất nông nghiệp ...........................................................................................................67
3.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP SAU KHI THỰC HIỆN CHỦ
TRƯƠNG DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI XÃ PHONG THỦY ....................................69
3.5.1. Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa tại xã
Phong Thủy....................................................................................................................69

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v
3.5.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau
khi đồn điền đổi thửa tại Phong Thủy ...........................................................................72
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................... 78
1. Kết luận......................................................................................................................76
2. Đề nghị ......................................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................78

PHỤ LỤC ......................................................................................................................82

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Viết tắt

Chú giải

CCRĐ

Cải cách ruộng đất

CNH

Cơng nghiệp hóa

CT-TW

Chỉ thị - Trung ương

CT-TTg

Chỉ thị Thủ tướng

CT-UB


Chỉ thị - Ủy ban

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

DT

Diện tích

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

GO

Giá trị sản xuất

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất

HĐH

Hiện đại hoá


HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

IC

Chi phí trung gian

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

KHTS

Khấu hao tài sản

KH-UB

Kế hoạch - Ủy ban

KH-KT

Khoa học kỹ thuật

KT-XH


Kinh tế xã hội

LĐĐ

Luật đất đai



Lao động

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii
MI

Thu nhập hỗn hợp

NTM

Nông thôn mới

NĐ - CP

Nghị định - Chính phủ

NQ - TU

Nghị quyết – Tỉnh ủy


NQ - TW

Nghị quyết - Trung ương

QĐ-HĐBT

Quyết định Hội đồng Bộ trưởng

QĐ-TTg

Quyết định Thủ tướng

QLĐĐ

Quản lý đất đai

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

SXNN

Sản xuất nơng nghiệp

TNMT

Tài ngun mơi trường

TT-BTNMT


Tờ trình- Bộ tài ngun mơi trường

TT-UB

Tờ trình - Ủy ban

VA

Giá trị gia tăng

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 ........................................................................42
Bảng 3.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trước DĐĐT ....................................................47
Bảng 3.3. Cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp sau DĐĐT 2013 .............................................50
Bảng 3.4. Diện tích đất cơng ích trước và sau DĐĐT .........................................................56
Bảng 3.5. Giá đấu thầu bình qn đất cơng ích trước và sau DĐĐT ..................................57
Bảng 3.6. Bình qn diện tích đất sản xuất nơng nghiệp trước và sau DĐĐT trên 1 người
tại các thôn trên địa bàn xã Phong Thủy ............................................................58
Bảng 3.7. Diện tích đất giao thông, thủy lợi nội đồng trước và sau DĐĐT ........................59
Bảng 3.8. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây lúa trước và sau DĐĐT tại xã Phong
Thủy ....................................................................................................................61
Bảng 3.9. Mức đầu tư hình sử dụng đất trồng Lúa trước và sau DĐĐT ............................63

Bảng 3.10. Tính giá trị ngày cơng của một số cây trồng chính trước DĐĐT ......................65
Bảng 3.11. So sánh hiệu qủa sản xuất trên một sào(500 m2)đất Lúa trước và sau DĐĐT .67

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Vị trí 2 thơn của xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy. .........................................33
Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước DĐĐT ...............46
Hình 3.3. Cơ cấu (%) sử dụng đất nơng nghiệp trước DĐĐT .......................................47
Hình 3.4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp sau DĐĐT 2013 ........49
Hình 3.5. Cơ cấu (%) sử dụng đất nông nghiệp sau DĐĐT ..........................................51
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh giá đấu thầu đất cơng ích tại 2 thơn nghiên cứu trước và sau
DĐĐT .............................................................................................................57
Hình 3.7. Biểu đồ so sánh diện tích đất giao thông, thủy lợi tại 2 thôn nghiên cứu trước
và sau DĐĐT ..................................................................................................60

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con
người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó
khơng chỉ là đối tượng lao động mà cịn là tư liệu sản xuất khơng thể thay thế được,
đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản
xuất ra lương thực thực phẩm ni sống con người. Đất đai có giới hạn về không gian

nhưng vô hạn về thời gian sử dụng. Nói như vậy khơng phải là chúng ta có thể sử dụng
một cách bừa bãi, mà phải làm thế nào để sử dụng nó có hiệu quả cao và bền vững mới
thật sự có ý nghĩa.
Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, cải cách ruộng đất luôn là khâu bứt phá
quyết định mọi quan hệ sản xuất và ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình phát triển kinh tế xã
hội của mỗi quốc gia. Những năm trước đây, trong công cuộc cải cách kinh tế nông
nghiệp nông thôn Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt những chính sách
mới về đất đai nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề lương thực của
cả nước, như Chỉ thị số 100CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban bí thư Trung ương Đảng
về cải cách cơng tác khốn, mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động
trong HTX nông nghiệp. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/04/1988 Bộ Chính trị về
đổi mới quản lý kinh tế nơng nghiệp thực hiện khốn đến từng hộ nơng dân. Chính
sách đó đã giúp người nơng dân gắn bó với ruộng đất, hăng say trong sản xuất, tạo đà
cho nền nông nghiệp phát triển. Việc giao đất theo Nghị định số 64/CP ngày
27/09/1993 của Chính phủ cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục
đích sản xuất nơng nghiệp đã tác động tích cực, thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp phát
triển góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã
hội và đổi mới nhanh bộ mặt nơng thôn. Tuy vậy, vấn đề phân chia ruộng đất theo
Nghị định số 64/CP với tư tưởng có gần có xa, có tốt có xấu nên ruộng đất manh mún
phân tán nhiều nơi bộc lộ những tồn tại cản trở sản xuất nơng nghiệp phát triển. Tình
trạng một hộ có nhiều thửa ở nhiều nơi hạn chế khả năng cơ giới hóa và áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nơng nghiệp. Do đó việc cần làm trước
mắt là phải có biện pháp điều chỉnh lại việc sử dụng đất cho phù hợp với điều kiện sản
xuất mới, dồn ruộng đất từ nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, liền khu, liền khoảnh,...
công việc này hết sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa, nó làm cho đất đai được tập trung góp phần làm cho việc quản lý được dễ
dàng hơn, đỡ tốn cơng lao động, chi phí giảm, hình thành nên những cánh đồng mẫu
và áp dụng được cơ giới hóa vào trong nền nơng nghiệp làm cho hiệu quả sản xuất cao
hơn. Để khắc phục sự manh mún ruộng đất, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới,
phát triển kinh tế hộ trong cơ chế kinh tế nhiều thành phần thì việc dồn điền đổi thửa là


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2
việc làm hết sức cần thiết, đảm bảo việc sử dụng đất nông nghiệp lâu dài và hiệu quả,
đồng thời thực hiện tốt việc quản lý đất đai theo Luật định.
Trước tình hình thực tế như trên, tỉnh Quảng Bình đã có chủ trương chỉ đạo việc
dồn điền đổi thửa từ năm 2003. Vấn đề đặt ra ở đây là hiệu quả sử dụng đất và cách
quản lý đất đai sau khi dồn điền đổi thửa đất nơng nghiệp, nó thực sự có hiệu quả hay
khơng? Được sự cho phép của Trường Đại học Nông Lâm Huế, với sự giúp đỡ và
hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Hữu Ngữ, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa tại
xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Việc thực hiện đề tài này nhằm góp phần làm rõ cơ sở khoa học và ý nghĩa thực
tiễn của việc dồn những ruộng đất nhỏ lẻ thành những ô thửa lớn hơn, góp phần đưa ra
những đề xuất tiếp theo trong việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn.
Đồng thời thưc hiện được mục tiêu CNH-HĐH nơng nghiệp nơng thơn, chương trình
nơng thơn mới đến năm 2020 của tỉnh Quảng Bình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa, để
đề xuất được những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
a. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm rõ cơ sở lý luận của việc thực
hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, bổ sung cơ sở thực tiễn để đánh giá hiệu quả sử
dụng đất sau dồn điền đổi thửa. Đồng thời, góp phần hồn thiện quy trình dồn điền đổi
thửa, phục vụ cho cơng cuộc xây dựng cơng nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH)
nơng nghiệp, nơng thơn trên địa bàn xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy nói riêng và các xã

trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm rõ thực trạng sản xuất cũng như hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn nghiên cứu;
Kết quả nghiên cứu của đề tài ngoài việc đóng góp để giải quyết vấn đề thực tiễn
bức xúc đang đặt ra hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho các địa phương
có cùng điều kiện tương tự.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP
1.1.1. Những chính sách đất đai ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay
1.1.1.1. Chính sách quản lý và sử dụng đất đai giai đoạn từ sau 1945 đến 1985
* Giai đoạn 1945 - 1954
Sau ngày đất nước giành được độc lập ngày 02/9/1945, đất nước ta lại bước vào
một cuộc kháng chiến gian khổ kéo dài đến 9 năm từ 1945 đến 1954. Mặc dù vậy,
Chính phủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã xác định cơng tác đất đai có vai
trị vơ cùng quan trọng, nên đã ban hành những sắc lệnh, quy định về lĩnh vực này.
Điều đó được thể hiện sau đây:
Ngày 20/10/1945 Chính phủ ra sắc lệnh giảm tơ 25%; Ngày 26/10/1945 Chính
phủ ra Nghị định giảm thuế 20%; Đến tháng 1/1948 Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành
Trung ương Đảng đã đề ra các chính sách ruộng đất trong thời kỳ kháng chiến, đề ra
các định hướng cơ bản của việc tịch thu ruộng đất của địa chủ để chia cho dân nghèo;
Tháng 2/1949 Chính phủ ra Sắc lệnh tạm cấp ruộng đất của việt gian và chia
ruộng đất của của thực dân Pháp cho dân cày nghèo;
Tháng 3/1952 Chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời về sử dụng đất công điền,

công thổ. Đến thời điểm này số ruộng đất công ở 3.035 xã ở miền Bắc đã chia cho
nơng dân là 184.871 ha, chiếm 77% diện tích đất công điền, công thổ ở các địa
phương[26];
Hội nghị Trung ương lần thứ nǎm (11-1953) và Hội nghị toàn quốc của Đảng
(11-1953) khóa II đã thơng qua bản Cương lĩnh của Đảng về vấn đề ruộng đất. Về mục
đích chung của cuộc vận động cải cách ruộng đất, bản Cương lĩnh nói rõ: "Để cải thiện
đời sống của nơng dân, để đẩy mạnh kháng chiến, đánh đuổi đế quốc Pháp, can thiệp
Mỹ, đánh đổ nguỵ quyền, hồn tồn giải phóng dân tộc. Để giải phóng sức sản xuất ở
nơng thơn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, mở đường cho công thương nghiệp phát
triển, có lợi cho kháng chiến và kiến quốc, cần phải xóa bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất
của đế quốc Pháp ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai
cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, thực hiện khẩu hiệu
người cày có ruộng”; Tháng 12/1953 Quốc hội đã thông qua Luật Cải cách ruộng đất
(CCRĐ); Chính sách về ruộng đất trong thời kỳ này có đặc thù không chỉ gồm những
văn bản pháp luật do chính quyền cách mạng ban hành, mà cịn cả một số văn bản, quy
định của chính quyền cũ khơng trái với nền độc lập của nước Việt Nam và chỉnh thể
dân chủ cộng hoà [26].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4
* Giai đoạn khôi phục kinh tế 1955 - 1957 ở miền Bắc
Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
chấn động địa cầu. Ngay sau thắng lợi một trong những công tác đầu tiên cần được tập
trung thực hiện là lĩnh vực ruộng đất. Điều đó đã được thể hiện qua các quyết định về
chủ trương, chính sách sau đây:
Tháng 9/1954 Bộ Chính trị ra quyết định thực hiện hoàn thành Cải cách ruộng đất
(CCRĐ) và Kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế (1955-1957);
Tháng 5/1955 Quốc hội ban hành 8 chính sách khuyến khích sản xuất nơng nghiệp;

Khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, 140.000 ha ruộng đất bị bỏ hoang
hóa; 200.000 ha khơng có nước tưới. Sau 3 năm phục hồi kinh tế, 85% diện tích ruộng
đất bỏ hoang đã được phục hóa; 3 cơng trình đại thuỷ nơng (Sơng Cầu, Bái Thượng,
Đơ Lương) được khơi phục, 14 cơng trình trung thủy nông được xây dựng, hệ thống đê
sông Hồng, sông Cầu, sông Đáy được gia cố, sản xuất nông nghiệp phục hồi, đời sống
nhân dân được cải thiện [19].
* Giai đoạn hợp tác hóa 1958 - 1960
Sau giai đoạn khôi phục kinh tế để tập hợp được sức mạnh của nơng dân Đảng và
Chính phủ đã tiếp tục có những chủ trương, chính sách về cơng tác đất đai sau đây:
Tháng 8/1955 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa II đã
thơng qua chủ trương xây dựng thí điểm hợp tác xã sản xuất nơng nghiệp;
Tháng 11/1958 Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa II đã
đề ra kế hoạch 3 năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế miền Bắc (1958-1960):
Hợp tác hóa nơng nghiệp là khâu chính trong toàn bộ dây chuyền cải tạo xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc nước ta. Kết quả đến cuối năm 1960 toàn miền Bắc đã căn bản hoàn
thành xây dựng hợp tác xã (HTX) với 41.400 HTX, thu hút 2,4 triệu hộ nông dân với
85,8% số hộ và 76% diện tích ruộng đất tập thể. Đồng thời với xây dựng HTX, trong 2
năm 1957, 1958 Nhà nước đã thành lập 6 tập đồn sản xuất nơng nghiệp, đến cuối năm
1959 đã thành lập 48 nông trường quốc doanh [19].
* Giai đoạn hợp tác hóa, tập thể hóa 1961 - 1985
Quá trình hợp tác hóa nơng nghiệp đã diễn ra nhanh chóng, với sự tập trung cao
độ ruộng đất và các tư liệu sản xuất, lao động; từ HTX bậc thấp chuyển lên HTX bậc
cao, ruộng đất đã được tập thể hóa triệt để, chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất đã được
thiết lập. Trong điều kiện thời chiến HTX nơng nghiệp đã góp phần chi viện sức
người, sức của cho giải phóng miền Nam thống nhất đất nước;
Cuối năm 1974, đầu năm 1975 chủ trương xây dựng cấp huyện và tổ chức lại sản
xuất nông nghiệp được được triển khai mạnh mẽ. Phong trào đã tạo ra “các công trường

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



5
thủ công” làm thủy lợi, khai hoang, lập vùng kinh tế mới, di dân, rời làng với khí thế "dời
non, lấp biển". Mơ hình tập thể hóa nơng nghiệp đã đạt đến đỉnh cao, hồn chỉnh, phân
cơng lao động trong HTX nơng nghiệp theo hướng chun mơn hóa. Vào năm 1975 cả
nước đã có 17.000 HTX, trong đó 90% là HTX bậc cao, số hộ xã viên chiếm 95,6% số hộ
nơng dân miền Bắc, trong đó hộ xã viên HTX bậc cao chiếm 96,4%, bình qn 1 HTX có
diện tích đất canh tác là 115,0 ha, 199 hộ và 337 lao động trong độ tuổi [19];
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV tháng 12 năm 1976 quyết định
đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Chủ trương xây dựng cấp
huyện, hoàn thiện xây dựng HTX quy mơ tồn xã, tổ chức nơng nghiệp sản xuất lớn
được tiếp tục khẳng định: “Tổ chức lại sản xuất nơng nghiệp theo hướng tập trung, xóa
bỏ kiểu tổ chức sản xuất và ăn chia theo đội. Thực hiện việc quản lý, sử dụng ruộng
đất tập trung, thống nhất trên quy mô HTX. Các HTX phân phối lại ruộng đất cho các
đội trên nguyên tắc tiện canh tiện cư với quy mô lớn, tránh phân tán, chia sẻ ruộng đất
manh mún”;
Ngày 13/1/1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 100 về cải
tiến cơng tác khốn, mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động trong HTX
nông nghiệp. Chỉ thị 100 của Ban Bí thư đã tạo cho xã viên được quyền sử dụng đất
trong khuôn khổ rộng rãi hơn, thiết thực và gắn bó hơn với lợi ích của người lao động.
Đây là một mốc son có ý nghĩa về chính sách ruộng đất nơng nghiệp trong thời kỳ này;
Ngày 18/1/1984 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 35 “Về
khuyến khích phát triển kinh tế gia đình”, “Về đất cho phép các hộ gia đình nơng dân
tận dụng mọi nguồn đất đai mà HTX, nông lâm trường chưa sử dụng hết để đưa vào
sản xuất”;
Với các chính sách trên, trong giai đoạn từ 1981 - 1985 sản xuất nơng nghiệp đã có
bước phát triển: Giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp tăng 6%, thu nhập quốc dân trong
nông nghiệp tăng 5,6%, sản lượng lương thực tăng 27%, năng suất lúa tăng 23,8%, diện
tích cây cơng nghiệp tăng 62,1%, đàn bò tăng 33,2%, đàn lợn tăng 22,1% [19].
1.1.1.2. Chính sách quản lý và sử dụng đất đai giai đoạn 1986 - 1992

Chỉ thị 100 của Ban Bí thư đã tạo ra những thuận lợi cho phát triển sản xuất nơng
nghiệp. Tuy nhiên, cơ chế khốn 100 cũng khơng tháo gỡ hết những khó khăn trong
sản xuất nơng nghiệp. Sau đó tăng trưởng trong sản xuất nơng nghiệp bắt đầu giảm,
tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng nông nghiệp từ năm 1986 đến năm 1988 chỉ
2,2% trên năm. Năm 1988, sản xuất lương thực không đáp ứng được nhu cầu dẫn đến
sự thiếu ăn ở 21 tỉnh, thành phố trên miền Bắc; ở miền Nam một loạt các mâu thuẫn
cũng gia tăng trong khu vực nông thôn, đặc biệt là mối quan hệ đất đai bởi sự “cào
bằng” về phân chia và điều chỉnh đất đai. Điều này tất yếu đặt ra yêu cầu một cuộc cải
cách mới trong chính sách đất đai [19];

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6
Để giải quyết những vướng mắc trên, Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 05-04-1988 về
đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (hay cịn gọi Khốn 10) ra đời. Khốn 10 đã đề ra cơ
chế khốn mới, xác định HTX nơng nghiệp là đơn vị chủ quản, hộ gia đình xã viên là đơn
vị kinh tế tự chủ nhận khoán với HTX. Bắt đầu thời kỳ này, các tư liệu sản xuất (máy
móc, trâu, bị, gia súc và cơng cụ khác) được sở hữu dưới hình thức cá thể. Như vậy, lần
đầu tiên kinh tế hộ gia đình được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ. Khoán 10 đã được
người nông dân tiếp nhận với tinh thần phấn khởi, đưa lại chuyển biến rõ rệt, sản xuất
lương thực tăng từ 19,5 triệu tấn năm 1988 lên 21,5 triệu tấn năm 1989, tốc độ tăng
trưởng kinh tế trong nông nghiệp gần 10%. Sản lượng lương thực tăng không những cung
cấp đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra quốc tế. Tuy nhiên, Khoán 10 chưa đề cập
đến quyền sử dụng đất của hộ nông dân và việc xây dựng HTX mới. Riêng ở Miền Nam,
người nông dân được giao lại đất họ đã sở hữu trước năm 1975. Khốn 10 chưa có pháp
luật tương ứng để điều chỉnh dẫn đến một số quyền của người sử dụng đất như cho tặng
hoặc thừa kế chưa được pháp luật thừa nhận; một loạt các vấn đề khác nảy sinh liên quan
đến sản xuất như xây dựng trạm điện, giao thông, thủy lợi,… mà trước đây thuộc trách
nhiệm quản lý của các HTX nông nghiệp [19];

Văn bản đầu tiên về đất đai do Nhà nước ban hành thể hiện tinh thần đổi mới của
Đại hội Đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam khóa VI là Luật Đất đai năm 1987. Luật
này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố VIII, kỳ họp
thứ 2, thơng qua ngày 29 tháng 12 năm 1987. Sau Luật Đất đai năm 1987, Thông tư
liên bộ số 05/TT-LB ngày 18-12-1991 của Bộ Thủy sản và Tổng cục Quản lý ruộng
đất hướng dẫn giao những ao nhỏ, mương rạch trong vườn nằm gọn trong đất thổ cư
cho hộ gia đình; ao lớn, hồ lớn thì giao cho một nhóm hộ gia đình; với những mặt
nước chưa sử dụng có thể giao cho tổ chức, cá nhân;
Ngày 15-7-1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 327/QĐHĐBT về chính sách sử dụng đất đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước
với nội dung cơ bản là lấy hộ gia đình làm đơn vị sản xuất để giao đất với những
điều kiện mở. Nhà nước giành 60% vốn dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng, 40%
còn lại cho hộ gia đình vay khơng tính lãi. Những hộ chuyển vùng đến khu kinh tế
mới được phép chuyển quyền sử dụng đất để lấy tiền làm vốn; đồng thời khuyến
khích các doanh nghiệp, các cơng ty tư nhân bỏ vốn đầu tư dưới hình thức đồn
điền, trang trại [19];
Như vậy, chính sách đất đai thời kỳ đầu đổi mới chủ yếu là: Thể hiện tinh
thần đổi mới nhưng rất thận trọng, thực hiện từng bước chậm, chủ yếu mang tính
thăm dị, thí điểm; Điều chỉnh trong nơng nghiệp và các đơn vị tập thể như nông,
lâm trường, HTX; quyền sử dụng đất ổn định lâu dài của hộ gia đình, cá nhân vẫn
chưa được thừa nhận.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7
1.1.1.3. Chính sách quản lý và sử dụng đất đai giai đoạn 1993 đến nay
Trước những kết quả khả quan của Khoán 100 và Khoán 10, Hội nghị lần thứ 5
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã ra Nghị quyết về tiếp tục đổi mới và
phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Nghị quyết là cơ sở cho việc thông qua Luật Đất
đai, Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa IX ngày 14-71993. Luật Đất đai năm 1993 thực chất là thể chế hóa chính sách đất đai cho phù hợp

với yêu cầu kinh tế - xã hội đặt ra;
Sau khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời, Chính phủ và các Bộ, ngành đã có văn bản
triển khai. Đặc biệt là Nghị định số 64/NĐ-CP của Chính phủ về giao đất cho hộ gia
đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và Nghị
định số 02/NĐ-CP ngày 15-01-1994 về đất lâm nghiệp. Bên cạnh đó, cũng có một loạt
các chính sách liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề đất đai;
Luật Đất đai năm 1993 khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nguyên tắc
giao đất sử dụng ổn định lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân; đồng thời giao
quyền sử dụng đất và các quyền khác như quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho
thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được giao đất sử dụng
ổn định lâu dài (20 năm đối với cây hàng năm, 50 năm đối với cây lâu năm). Việc giao
đất sẽ được tiến hành lại khi hết thời hạn nếu như phù hợp với quy hoạch và người sử
dụng đất thực hiện tốt nghĩa vụ của người sử dụng đất và có nhu cầu tiếp tục sử dụng.
Luật Đất đai cũng quy định mức hạn điền đối với hộ nông dân, cụ thể đối với cây hàng
năm là không quá 2 ha ở miền Bắc và các tỉnh miền Trung; không quá 3 ha đối với các
tỉnh phía Nam; đối với cây lâu năm tối đa là 10 ha đối với các xã vùng đồng bằng và
30 ha đối với vùng trung du và miền núi. Cùng với việc giao đất, các cơ quan có thẩm
quyền cũng đã xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân.
Đến năm 1998, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp cho 71% hộ nông
dân, cuối năm 2000 con số này là trên 90%. Đối với đất rừng ở khu vực trung du và
miền núi, nơi có rất nhiều phong tục tập quán thì việc giao đất phức tạp hơn, quá trình
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn ra chậm hơn và hiện vẫn đang được tiếp
tục thực hiện [18];
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường phát triển kéo theo các quan hệ xã hội trở nên
phức tạp hơn, nhu cầu sử dụng và chuyển quyền sử dụng đất đã làm phát sinh nhiều
vấn đề mà Luật Đất đai năm 1993 chưa thể giải quyết được. Vì vậy, ngày 02-12-1998
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai được ban hành, theo đó người sử
dụng đất được giao thêm 2 quyền nữa đó là quyền cho thuê lại và quyền được góp vốn
đầu tư kinh doanh bằng đất đai [18];
Luật Đất đai tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và ban hành ngày 01-10-2001. Luật

sửa đổi lần này là chú trọng đến khía cạnh kinh tế và vai trị quản lý Nhà nước đối với

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8
đất đai, được thể hiện bởi những quy định về khung giá các loại đất, thuế chuyển
quyền sử dụng đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, thu hồi đất, quy hoạch và kế hoạch
sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Luật Đất đai ngày 26-11-2003 thay thế Luật Đất đai năm 1993 (đã được sửa đổi,
bổ sung năm 1998 và năm 2001) nhằm để phù hợp với nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, Điều 61, Điều 62 và Điều 63 của Luật Đất đai năm 2003 đã
thừa nhận quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;
Như vậy, chính sách đất đai từ năm 1993 đến nay đã thừa nhận quyền sử dụng
đất lâu dài của cá nhân và đảm bảo thực hiện, có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình
hình thực tiễn. Tuy nhiên, cịn thiếu tầm chiến lược, khơng có khả năng dự báo dài
hạn, thay đổi thường xun, mang tính xử lý tình huống;
Tóm lại, tuy cịn những bất cập nhưng những thay đổi trong chính sách đất đai
của Việt Nam đến nay đã góp phần đáng kể trong việc tăng nhanh sản lượng nông
nghiệp và phát triển khu vực nông thôn. Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6,7%/năm
trong suốt giai đoạn 1994 - 1999 và khoảng 4,6% trong giai đoạn 2000 - 2003. An toàn
lương thực quốc gia khơng cịn là vấn đề nghiêm trọng nữa và nghèo đói đang từng
bước được đẩy lùi.
1.1.2. Những quan điểm sử dụng đất bền vững
Khái niệm “Sử dụng đất bền vững” bao hàm sự quản lý thành công các tài
nguyên cho nông nghiệp và phi nông nghiệp để thỏa mãn các nhu cầu đa dạng và thay
đổi của con người trong khi vẫn duy trì hay tăng cường chất lượng của môi trường và
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, phần lớn các hệ thống sử dụng đất nói
chung và các hệ thống sử dụng đất nơng nghiệp nói riêng với nhập lượng thấp, dựa
trên sự khai thác độ phì của đất, thường khơng bền vững. Quản lý của tài nguyên đất

bền vững có nghĩa là sự duy trì sức sản xuất cao trên mỗi đơn vị diện tích trên một cơ
sở liên tục, với sự tăng cường chất lượng đất, và cải thiện các đặc trưng của mơi
trường; Các thuộc tính chính của sử dụng đất bền vững là: Sử dụng các tài nguyên đất
đai trên một cơ sở dài hạn; đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không hủy hoại tiềm năng
tương lai; tăng cường sản xuất trên đầu người; duy trì tăng cường chất lượng môi
trường; phục hồi sức sản xuất và khả năng điều hịa mơi trường của các hệ sinh thái bị
suy thối và nghèo nàn.
Mục tiêu chính của một hệ thống sử dụng đất bền vững là duy trì một sức sản
xuất ở mức cao, duy trì hay cải thiện các thuộc tính mơi trường, cảnh quan, và tăng
cường chất lượng đất. Tính bền vững liên kết mật thiết với chất lượng đất và nó phải
được duy trì hay tăng cường. Các nhập lượng cao là sự đưa thêm các dưỡng liệu và vật
liệu cải thiện tính chất vật lý của đất từ bên ngồi vào đất để, tối thiểu hóa chất thải và
các rũi ro của sự xuống cấp của đất và môi trường. Chất lượng đất phụ thuộc vào một

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9
loạt các tính chất và tiến trình của đất. Tính chất của đất quan trọng đối với chất lượng
của nó là cấu trúc của đất, hàm lượng chất hữu cơ của đất, nước hữu dụng cho thực vật
và dự trữ dưỡng liệu, sự thống khí, vận tốc, cường độ chu chuyễn và biến đổi dưỡng
liệu. Sự hư hỏng chất lượng đất ảnh hưởng lên các tiến trình hỗ trợ sự sống của đất.
Để đảm bảo việc quản lý, khai thác, sử dụng đất đai bền vững, Việt Nam cần phải
xây dựng chiến lược quản lý tài nguyên đất đai dài hạn. Có quan điểm sử dụng đất
theo hướng bền vững. Đó là nhận định chung của các nhà khoa học, chuyên gia và
quản lý của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Việt Nam.
Trước những thách thức lớn mang tính tồn cầu như áp lực gia tăng dân số, tác
động tiêu cực của biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, nguồn nước, sinh thái và an
ninh năng lượng, địi hỏi cơng tác quy hoạch sử dụng đất phải được xây dựng dựa trên
tầm nhìn dài hạn, dự báo hai chiều cả về nhu cầu sử dụng cho các mục đích và những

biến động về diện tích, chất lượng nguồn tài nguyên đất do những tác động thiên nhiên
và con người gây ra.
Trong những năm qua với xu thế cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, quỹ đất đai Việt
Nam được khai thác mạnh mẽ cho các mục đích phi nơng nghiệp. Song nền kinh tế
phát triển nóng, cộng với đầu tư dàn trải do sự thu hút đầu tư “bằng mọi giá” của các
địa phương, các ngành lĩnh vực đua nhau đầu tư sang cả những lĩnh vực khơng phải là
thế mạnh của mình, cơ cấu sử dụng đất của các nhóm đất mất cân đối đã gây ra những
hệ lụy về kinh tế, xã hội và môi trường cần phải sớm được khắc phục.
Thực tế trong những năm qua, đã có hàng trăm ngàn héc ta đất trồng lúa nước bị
chuyển cho các mục đích sử dụng khác. Nhiều diện tích thuộc đồng bằng là dạng “bờ
xôi ruộng mật” đã chuyển sang để phát triển đô thị, khu công nghiệp và các cơ sở phi
nông nghiệp khác. Khi diện tích đất lúa chuyển sang sản xuất phi nơng nghiệp thì khả
năng quay trở lại là rất khó, trong khi quỹ đất để khai hoang, mở rộng diện tích đất
trồng lúa để bù đắp vào diện tích đất lúa đã mất đi lại rất hạn chế và tốn kém.
Trước thực trạng đó, Đảng và nhà nước ta đã có quan điểm chỉ đạo nêu rõ: “Đất
đai được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả cao; bảo
đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước”[2].
Giai đoạn vừa qua, đặc biệt từ khi có Luật Đất đai năm 2003 việc quản lý, sử dụng
đất có nhiều tiến bộ, trong đó có sự đóng góp rất quan trọng của công tác quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất. Thông qua hệ thống quy hoạch sử dụng đất được tổ chức ở bốn cấp
hành chính từ cấp trung ương đến cấp xã. Nhưng cùng với xu thế tồn cầu hóa và hội
nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại, phát triển nền kinh tế thị trường, một
số vấn đề quan trọng đã và đang đặt ra đối với công tác quản lý đất đai trong thời gian tới.
Cụ thể như giải quyết xung đột giữa gia tăng dân số và an ninh lương thực; giữa công

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10

nghiệp hóa, đơ thị hóa dưới tác động của biến đổi khí hậu với việc đảm bảo quỹ đất sản
xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực; quyền sử dụng đất đai; giữa công cụ quản
lý kinh tế và cơng cụ quản lý hành chính; giữa việc đáp ứng nhu cầu hiện tại với việc đảm
bảo khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai... Đề cập về tầm nhìn chiến lược
sử dụng tài nguyên đất của Việt Nam trong thế kỷ 21, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Vũ Năng
Dũng, Hội Khoa học đất Việt Nam cho biết, Việt Nam là một trong những nước có bình
qn diện tích đất tự nhiên và đất sản xuất nơng nghiệp vào loại thấp so với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Bình qn diện tích đất tự nhiên 0,38ha/người, đất nông
nghiệp chỉ vẻn vẹn 1.140m2/người.
Trong tương lai, khi dân số tăng lên thì hai chỉ tiêu này lại càng giảm hơn nữa.
Mặt khác, tất cả các hoạt động kinh tế đều cần đến đất đai, nên đất đai trở thành tài
nguyên vô cùng quý giá, cần được quản lý và sử dụng có hiệu quả nhất cho đất nước
trước mắt cũng như trong tương lai.
Theo đó, Việt Nam cần xây dựng chiến lược sử dụng đất lâu dài, trong mỗi giai đoạn
phát triển kinh tế từ 15-20 năm, hoặc tầm nhìn xa hơn phải xây dựng và phê duyệt được
chiến lược sử dụng đất ở cấp tỉnh và cấp quốc gia, để làm căn cứ cho quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất 10 năm, 5 năm phù hợp với sự phát triển của kinh tế đất nước.
Tiếp tục đầu tư, nghiên cứu đo đạc nắm vững số lượng, chất lượng của từng loại
đất chính; chú trọng cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng cơ sở lưu trữ,
quản lý về đất đai hiện đại phục vụ cho việc khai thác và sử dụng của các ngành kinh
tế; Có kế hoạch khả thi sử dụng đất nhiễm mặn, đất cát, đất khô hạn, đất bị xói mịn,
đất dốc và chống hoang mạc hóa, đất bị ô nhiễm bởi nước thải đô thị, công nghiệp và
chất độc hóa học.
Quan điểm sử dụng đất bền vững thực ra không mới, đã được Đảng ta chỉ đạo
nhất quán qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, rõ nét nhất tại Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX xác định là “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi
đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ mơi trường”. Do đó chính sách pháp luật
đất đai đóng vai trị quan trọng trong việc khai thác tài nguyên đất đai nhằm phát triển
kinh tế xã hội của nước ta. Điều 13 Luật đất đai năm 2003 đã chia đất đai làm ba loại
với tiêu chí phân loại duy nhất đó là căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, đất đai

được chia theo ba phân nhóm:
Nhóm đất nơng nghiệp;
Nhóm đất phi nơng nghiệp;
Nhóm đất chưa sử dụng.
Dưới góc độ chính trị, pháp lý: Đất đai là một bộ phận không thể tách rời của
lãnh thổ quốc gia, nó gắn liền với chủ quyền của một nhà nước. Nhà nước là đại diện

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11
cho chủ quyền quốc gia có quyền và trách nhiệm thực hiện các biện pháp quản lý, bảo
vệ đất đai. Đất nơng nghiệp có vị trí quan trọng và được coi là một trong những đảm
bảo cho sự ổn định an toàn cho tồn tại và phát triển của đất nước.
Dưới góc độ kinh tế - xã hội: Đất là sản phẩm của tự nhiên, đất đai là tài nguyên
thiên nhiên vô cùng quý giá, đất đai vừa là tài nguyên vừa là nguồn lực để phát triển
đất nước. Chính sách đất đai phải bảo đảm hài hịa lợi ích của Nhà nước, người đầu tư
và người sử dụng đất, quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt và là tài sản của người
sử dụng đất, nhất là khi chúng ta cơ bản vẫn là nước nông nghiệp hầu hết bộ phận dân
cư vẫn sinh sống ở nông thôn, sinh kế ổn định chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp có vai
trị quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Ý nghĩa của hoạt động quản lý và sử dụng
đất nông nghiệp; Đồng thời việc bảo vệ đất trồng lúa có ý nghĩa vơ cùng đặc biệt, bảo
vệ đất trồng lúa khơng chỉ có ý nghĩa đảm bảo an ninh lương thực mà cịn là việc duy
trì nền văn minh lúa nước mà dân tộc Việt Nam đã dày cơng xây dựng hàng ngàn năm
mới có. Đây cũng là q trình đấu tranh gay gắt để hài hịa giữa lợi ích trước mắt và
lợi ích lâu dài, giữa lợi ích cục bộ và lợi ích tồn cục, giữa lợi ích kinh tế và lợi ích văn
hóa - xã hội.
Quan điểm việc sử dụng đất nông nghiệp bến vững theo Luật đất đai 2013
Chủ thể trong quan hệ pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp.
Theo quy định tại các Điều 5; 53; 54; 55;56;57 của Luật đất đai năm 2013, chủ

thể sử dụng đất nông nghiệp là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có tham gia trực tiếp
vào q trình sản xuất đất nơng nghiệp, có ý chí độc lập, có quyền và nghĩa vụ nhất
định, bao gồm: tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp, cá nhân, cộng đồng dân
cư sử dụng đất nông nghiệp;
Khách thể trong quan hệ pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp.
Quyền của người sử dụng đất:
Các quyền chung của người sử dụng đất được quy định tại Điều 166 Luật đất đai
năm 2013, ngoài ra, khi trở thành chủ sử dụng đất, người sử dụng đất còn được quyền
cụ thể trong các giao dịch quyền sử dụng đất như: Chuyển đổi; Chuyển nhượng quyền
sử dụng đất; Cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; Tặng cho quyền sử dụng đất;
Thừa kế quyền sử dụng đất; Thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất; góp vốn bằng
quyền sử dụng đất.
Nghĩa vụ của người sử dụng đất
Người sử dụng đất khi sử dụng đất phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
chung theo quy định tại Điều 170 của Luật đất đai năm 2013: sử dụng đất đúng mục
đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều
cao trên khơng, bảo vệ các cơng trình cơng cộng trong lòng đất và tuân theo các quy

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12
định khác của pháp luật, đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế
chấp, bão lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Những nguyên tắc trong sử dụng đất nông nghiệp hiện nay.
Bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Luật đất đai năm 2013 đã ghi nhận nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng
lúa với vai trò an ninh lương thực quốc gia, Nhà nước có chính sách bảo vệ đất chun
trồng lúa nước, hạn chế chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích

phi nơng nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất chuyên
trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung
diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất chuyên trồng lúa nước. Nhà nước có
chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ
hiện đại cho vùng quy hoạch chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao.
Người sử dụng đất chuyên trồng lúa nước có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ
của đất, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng,
ni trồng thủy sản và vào mục đích phi nơng nghiệp nếu khơng được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép. Đồng thời, Nhà nước nghiêm cấm việc mở rộng tuỳ
tiện khu dân cư không theo quy hoạch và không cần thiết đối với nhu cầu của xã hội
trong tình hình hiện nay.
Sử dụng đất nông nghiệp linh hoạt, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
Sử dụng linh hoạt đất nông nghiệp nghĩa là có thể chuyển đổi việc sử dụng đất
vào nhiều mục đích sản xuất khác nhau phù hợp với điều kiện và cơ hội sản xuất khác
nhau nhằm đa dạng hóa cây trồng. Việc sử dụng đất linh hoạt cho phép nơng dân có
thể ứng xử với các tín hiệu thị trường như là giá cả của các yếu tố đầu vào và đầu ra.
Nơng dân sẽ có lợi nhiều khi sử dụng đất linh hoạt và sẽ giúp họ giảm thiểu rủi ro,
đồng thời tiết kiệm chi phí, giảm tổn thất và do đó tăng thu nhập của họ.
Đất đai đối với mỗi quốc gia là có hạn, đặc biệt trong tiến trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp lại. Cùng với đó, việc sử
dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả có là mối quan tâm đặc biệt đối với sự tồn
tại và phát triển của mỗi quốc gia nói chung và đất nước ta nói riêng.
1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHỦ TRƯƠNG DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
1.2.1. Cơ sở pháp lý của việc dồn điền đổi thửa
Việc dồn điền đổi thửa được tiến hành dựa trên cơ sở pháp lý sau đây:
Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề
phát triển nông nghiệp và nông thôn;

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



13
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX số
15-NQ/TW, ngày 18 tháng 3 năm 2002 về đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp, nơng thơn thời kỳ 2001-2012;
Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Nơng
nghiệp, nơng dân, nơng thơn” và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông
thôn mới giai đoạn 2012 - 2020;
Đại hội IX của Đảng đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
nước ta 10 năm (2001 - 2012) trong đó nơng nghiệp, nông thôn được quan tâm đặc biệt.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề gây trở ngại cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp, nơng thơn hiện nay là tình trạng đất đai manh mún, phân tán;
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 12/3/2003 tại hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành
Trung ương Đảng khoá IX về việc tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai
trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nêu rõ: “Khuyến
khích tích tụ đất đai, sớm khắc phục tình trạng đất sản xuất nơng nghiệp manh mún.
Q trình tích tụ đất đai cần có sự chỉ đạo và quản lý của Nhà nước, có quy hoạch, kế
hoạch, có bước đi vững chắc trên từng địa bàn, lĩnh vực, gắn với chương trình phát
triển ngành nghề, tạo việc làm. Tích tụ đất đai thơng qua việc nhận chuyển nhượng và
nhiều biện pháp khác phù hợp với từng thời kỳ, từng vùng”;
Chỉ thị số 22/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thúc đẩy thực
hiện Nghị quyết Trung ương khoá IX về kinh tế tập thể: “Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc dồn điền, đổi thửa trên nguyên tắc tự
nguyện, tự thoả thuận và các bên cùng có lợi, kết hợp tổ chức quy hoạch lại đồng
ruộng, sử dụng đất đai có hiệu quả”;
Quyết định số 68/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá IX về đất đai là: "Điều chỉnh các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện
cho nông dân thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với đất đai như khuyến
khích nơng dân dồn điền đổi thửa; cho phép nông dân sử dụng giá trị quyền sử dụng

đất để góp vốn, liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh”;
Mục đích thực hiện dồn điền đổi thửa nhằm đảm bảo cho các hộ gia đình, cá nhân
có diện tích đất tập trung, khắc phục tình trạng phân tán, manh mún ruộng đất, tăng
thêm diện tích sản xuất, hình thành các vùng chun canh, sản xuất hàng hóa, vùng
ngun liệu tập trung cho cơng nghiệp chế biến, làm cơ sở cho việc áp dụng tiến bộ
khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất nơng nghiệp, thuận tiện cho việc cơ giới hóa,
kiến thiết đồng ruộng, thâm canh tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí đầu tư, hạ giá
thành sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy sản xuất phát
triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, giảm bình

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14
qn số thửa trên hộ gia đình cịn 2 - 3 thửa, nơi thuận lợi dồn thành 1 thửa; hoặc
khuyến khích các hộ gia đình hốn đổi đất liền kề để tập trung sản xuất.
Công tác dồn điền, đổi thửa phải được thực hiện trên cơ sở các hộ nông dân bàn
bạc dân chủ, công khai, đi đôi với sự lãnh đạo chặt chẽ của cấp uỷ Đảng và sự điều
hành đồng bộ của chính quyền địa phương, sự hướng dẫn, định hướng của cán bộ kỹ
thuật, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ. Kết luận số 36/KL-HU ngày 17/2/2012 của Ban
Thường vụ Huyện ủy về chỉ đạo điểm xã Phong Thủy thực hiện công tác dồn điền đổi
thửa, kết hợp xây dựng nông thôn mới.
Nghị quyết số 02/NQ-ĐU ngày 13/3/2012 của BCH Đảng bộ xã Phong Thủy về
việc lãnh đạo thực hiện công tác dồn điền đổi thửa. Trường hợp có điều chỉnh diện tích
ruộng đất cho từng hộ do phương án quy hoạch sử dụng đất vào mục đích khác hoặc
diện tích của hộ đó bất hợp lý thì phải được bàn bạc thống nhất trong nhân dân; Công
tác dồn điền, đổi thửa không ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của người nông dân;
đồng thời đảm bảo ổn định chính trị, đồn kết nội bộ nơng thơn, đảm bảo cơng bằng,
thực hiện tốt các chính sách xã hội.
1.2.2. Vấn đề hạn điền và tích tụ ruộng đất

Hiện nay, vấn đề hạn điền và tích tụ ruộng đất đang trở thành vấn đề cần phải
được quan tâm trong nông nghiệp ở nước ta;
Điều 129 Luật Đất đai 2013 đã đề cập đến Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm,
đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất
nơng nghiệp như sau:
- Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
- Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương khác [18];
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng
cây hàng năm, đất ni trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không
quá 05 héc ta.
- Đối với diện tích đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoài
xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp
tục sử dụng, nếu là đất được giao khơng thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn
mức giao đất nơng nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.
Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất
cho hộ gia đình, cá nhân gửi thơng báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ gia đình, cá
nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


15
- Diện tích đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng,
thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng
quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho th đất khơng tính
vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều này.
Tại khoản 1 mục b Điều 5 Nghị định 64/NĐ - CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ
nêu: “Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm không quá 2 ha” [9].

Để giải quyết mâu thuẫn ban đầu nảy sinh giữa chính sách hạn điền và chủ
trương tích tụ ruộng đất trong q trình CNH, tại kỳ họp thứ I Quốc hội Khóa X, Thủ
tướng Phan Văn Khải đã nhấn mạnh: “Chính sách hạn điền cần được xem xét với điều
kiện đất đai ở các vùng khác nhau, không cản trở bước tiến ban đầu sang nền nông
nghiệp sản xuất lớn; đồng thời ngăn chặn việc cưỡng đoạt ruộng đất của nông dân
nghèo bằng các thủ đoạn chèn ép. Phát triển mạnh mẽ nền nơng nghiệp hàng hóa và
các ngành nghề khác ở nơng thôn để giúp hộ nông dân thiếu đất lập nghiệp mới hoặc
có việc làm và thu nhập...”.
Như vậy, chính sách đất đai của Nhà nước ta hiện nay là thực hiện hạn điền theo
nguyên tắc vừa sử dụng có hiệu quả, vừa khơng để nơng dân bị bần cùng hóa do khơng
có đất để sản xuất, vừa thúc đẩy q trình tích tụ ruộng đất hợp lý theo tiến trình cơng
nghiệp hóa nơng nghiệp.
1.2.3. Sự cần thiết phải tích tụ và chuyển đổi ruộng đất
Về quan điểm, cần xác định tích tụ và chuyển đổi ruộng đất là một quá trình lâu
dài, phải được giải quyết đồng bộ, gắn với q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn.
Về mục tiêu, việc thực hiện tích tụ và chuyển đổi ruộng đất phải quán triệt các
mục tiêu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW khóa X
đã đề ra, gắn với việc thực hiện chương trình quốc gia xây dựng nơng thơn mới.Tích tụ
và chuyển đổi ruộng đất gắn với phân cơng lại lao động trong nông thôn, nông nghiệp
trên cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình. Tích tụ và chuyển đổi ruộng đất thực sự đã tạo
thêm việc làm cho bà con nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế nơng nghiệp, xóa đói,
giảm nghèo và góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Đất đai, quan hệ đất đai là song trùng với sự tồn tại và phát triển xã hội xuyên
suốt mọi thời đại. Bất cứ Nhà nước nào cũng nắm đất đai và quản lý chặt chẽ đất đai
với mục đích củng cố chế độ chính trị và tạo lập nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Khi nắm được chính quyền một trong những nhiệm vụ đầu tiên của các Nhà nước là
phải giải quyết vấn đề đất đai và quan hệ đất đai. Nhiệm vụ đó được giải quyết thơng
qua các cuộc cải cách ruộng đất.


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


16
Hệ thống pháp luật đất đai với các nội dung cơ bản quy định về việc quản lý và
sử dụng đất đai, vai trò quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ của công dân. Pháp luật
đất đai tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó có phát triển nơng
thơn, nơng nghiệp và các quyền lợi của nông dân; các quy định của pháp luật đất đai
cũng liên quan đến vấn đề tích tụ ruộng đất và phát triển kinh tế nông hộ.
Xây dựng các chính sách nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn trong đó ở các hình
thức, mức độ khác nhau hỗ trợ và thúc đẩy việc tích tụ ruộng đất, phát triển kinh tế
nông hộ và phân công lại lao động trong khu vực nông thôn, nông nghiệp.
Sau hơn 20 năm đổi mới, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại
thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam nói chung và nơng nghiệp nói riêng đã hội nhập
sâu, rộng với kinh tế thế giới. Sự hội nhập đã tạo ra nhiều cơ hội mới để phát triển,
song cũng nẩy sinh nhiều thách thức mới cần phải giải quyết để tồn tại và phát triển về
vấn đề kỹ thuật, tổ chức sản xuất, hàng rào thuế quan như:
Không thể chấp nhận một nền nông nghiệp sản xuất manh mún trong khi cả nước
tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường;
Không thể xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia nếu mỗi tỉnh, mỗi hộ nông
dân tiếp tục tự cấp tự túc trên mảnh đất nhỏ bé của mình;
Q trình phân hóa giàu nghèo đang diễn ra gay gắt ở nơng thơn mà một nhóm
nơng dân đang phải gánh chịu;
Nếu trước đây, khi chia lại ruộng để khoán hộ, nơng dân địi hỏi phải có tốt - có
xấu, có xa - có gần, có thấp - có cao, thì ngày nay tư tưởng manh mún, nhỏ hẹp ấy đã
phải nhường cho một ước nguyện mới mang tính thời đại, cần những diện tích rộng
lớn, liền vùng, liền khoảnh để sản xuất hàng hóa;
Ruộng đất 1 hộ khơng chỉ đơn giản dồn từ trên chục mảnh vào vài ba mảnh, mà
chỉ còn 1 đến 2 mảnh. Nếu cứ để ruộng đất manh mún như hiện nay thì khơng bao giờ
có sản xuất hàng hóa và sẽ khơng có tiêu thụ theo hợp đồng. Ruộng đất được tích tụ sẽ

khuyến khích nơng dân, các nhà đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Một khi
các nhà đầu tư nơng nghiệp có thể tích tụ ruộng đất ở quy mơ thích hợp, đóng góp của
họ sẽ khơng chỉ làm thay đổi cung cách sản xuất manh mún mà cịn tạo ra những đổi
mới thật sự ở nơng thơn;
Hiện cả nước có trên 11 triệu hộ nơng dân với gần 70 triệu nhân khẩu, đang nắm
giữ 12,68 triệu ha đất nơng nghiệp, chiếm 57,88% diện tích đất nơng nghiệp cả nước;
57,49% tổng quỹ đất đã giao cho các đối tượng sử dụng; việc cấp giấy chứng nhận đối
với đất sản xuất nơng nghiệp đã hồn thành cơ bản (13,99 triệu giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất với 7,59 triệu ha, đạt 83,8%). Với các điều kiện trên, thị trường quyền sử
dụng đất trong khu vực nông thôn, nông nghiệp là một thị trường tiềm năng. Tuy

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×