Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia đang phát triển Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.35 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ YẾN NHI

SỰ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
ĐANG PHÁT TRIỂN ĐÔNG NAM Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ YẾN NHI

SỰ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
ĐANG PHÁT TRIỂN ĐƠNG NAM Á
Chun ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Mối quan hệ giữa phát triển tài chính
và tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia đang phát triển Đơng Nam Á” là cơng
trình nghiên cứu của riêng tơi, có sự hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là
PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Trang
Những số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, được chỉ rõ nguồn
trích dẫn. Kết quả trong luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên
cứu nào từ trước đến nay.
TP.HCM, ngày……tháng…… năm 2018


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ................................................................................... 1
1.1.

Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................. 2

1.3.


Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3

1.5.

Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 3

1.6.

Bố cục đề tài ................................................................................................. 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT .......................................................... 5
2.1.

Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính ....................... 5

2.1.1.

Tăng trưởng kinh tế .............................................................................. 5

2.1.1.1.

Các khái niệm .................................................................................... 5

2.1.1.2.


Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế.......................................................... 6

2.1.2.

Phát triển tài chính ............................................................................... 8

2.1.2.1.

Các khái niệm .................................................................................... 8

2.1.2.2.

Đo lường phát triển tài chính ............................................................ 8

2.2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ nhân quả
giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ........................................... 10
2.2.1.

Cơ sở lý thuyết..................................................................................... 10

2.2.2. Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ nhân quả giữa phát triển
tài chính và tăng trưởng kinh tế ..................................................................... 12
2.2.2.1.

Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................. 14

2.2.2.2.

Các nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 19



CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 20
3.1.

Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................. 20

3.2.

Mơ hình và các biến nghiên cứu ............................................................ 21

3.2.1.

Trình bày mơ hình và các biến nghiên cứu ........................................ 21

3.2.2.

Các kiểm định thực hiện trong mơ hình ............................................ 22

3.2.2.1.

Kiểm định nghiệm đơn vị ................................................................ 23

3.2.2.2.

Kiểm định đồng liên kết................................................................... 24

3.2.2.3.

Mơ hình hiệu chỉnh sai số ................................................................ 25


3.2.2.4.

Kiểm định nhân quả Granger ......................................................... 25

3.2.2.5.

Kiểm định tính vững ........................................................................ 26

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN......................... 27
4.1.

Thống kê mô tả .......................................................................................... 27

4.2.

Kiểm định tính dừng ................................................................................. 29

4.3.

Chọn độ trễ tối ưu cho các biến trong mơ hình ........................................ 30

4.4.

Kiểm định đồng liên kết và mối quan hệ dài hạn ..................................... 31

4.5.

Kết quả ước lượng mơ hình hiệu chỉnh sai số .......................................... 34

4.6.


Kiểm định nhân quả Granger ................................................................... 36

4.7.

Kiểm định tính vững .................................................................................. 37

4.8.

Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................... 38

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 40
5.1.

Kết luận ...................................................................................................... 40

5.2.

Kiến nghị .................................................................................................... 41

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

M1: Tổng lượng tiền mặt do Ngân hàng Trung ương phát hàng đang được lưu thơng
(Tiền cơ sở, tiền hẹp, tiền có thể chi tiêu ngay lập tức) + Tiền mà các ngân hàng
thương mại gửi tại Ngân hàng trung ương.
M2: Tổng các khoản tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng tại ngân hàng trung ương

và tiền giấy cũng như tiền kim loại trong lưu thơng, các khoản tiền có thể sử dụng
làm phương tiện thanh tốn, các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
ADF: Kiểm định Augmented Dickey – Fuller
ARDL: Mơ hình tự hồi quy phân phối trễ (Autoregressive Distributed Lag)
OLS: Phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary least square method)
ECM: Mơ hình hiệu chỉnh sai số (Error correction model)
VAR: Mơ hình vectơ tự hồi quy (Vector Autoregression)
IFS: Thống kê tài chính quốc tế (International Financial Statistics)
IMF: Qũy tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các nghiên cứu ủng hộ Supply-leading (F

Y) ................................... 15

Bảng 2.2: Các nghiên cứu ủng hộ Demand-following (Y

F) ............................. 16

Bảng 2.3: Các nghiên cứu ủng hộ quan hệ nhân quả hai chiều (Y ↔ F) ................. 18
Bảng 2.4: Các nghiên cứu không ủng hộ tồn tại mối quan hệ nhân quả (Y ⇏ F, F ⇏
Y) .......................................................................................................................... 18
Bảng 4.1: Thống kê mô tả dữ liệu các biến ở Việt Nam ......................................... 27
Bảng 4.2: Hệ số tương quan giữa các biến ở Việt Nam .......................................... 28
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định tính dừng ................................................................. 29
Bảng 4.4: Kết quả lựa chọn độ trễ.......................................................................... 30
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mơ hình hiệu chỉnh sai số khơng giới hạn, trường hợp
Việt Nam. .............................................................................................................. 31

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định đồng liên kết, trường hợp Việt Nam. ........................ 32
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định đồng liên kết. ........................................................... 33
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng dài hạn. .................................................................... 33
Bảng 4.9: Kết quả ước lượng ECM, trường hợp Việt Nam. ................................... 35
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định nhân quả Granger theo phương pháp Toda
Yamamoto ............................................................................................................. 36
Bảng 4.11: Kết quả ước lượng mơ hình hiệu chỉnh sai số khơng giới hạn – MƠ
HÌNH 2, trường hợp Việt Nam. ............................................................................. 37
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định nhân quả Granger theo phương pháp Toda
Yamamoto, MƠ HÌNH 2, trường hợp Việt Nam. ................................................... 38


TĨM TẮT

Bài nghiên cứu áp dụng mơ hình ARDL đồng liên kết do Peseran và Smith
(1998), Peseran và cộng sự (2001) phát triển, nhằm tìm hiểu sự tồn tại của mối
tương quan giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn ở Việt
Nam và các nước đang phát triển khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2005 –
2017. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp Toda Yamamoto (1995) để kiểm
chứng mối quan hệ nhân quả Granger giữa hai đối tượng nghiên cứu trên.
Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa phát triển tài
chính đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, tuy nhiên mối quan hệ này là ngược
chiều đối với biến cung tiền M2/GDP và cùng chiều đối với biến tỷ lệ tín dụng
trong nước tới khu vực tư nhân được cung cấp bởi ngân hàng/GDP. Ngoài ra, quan
hệ nhân quả hai chiều cũng xảy ra ở Indonesia, Malaysia, Philippines, tuy nhiên chỉ
có quan hệ nhân quả một chiều từ phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở Thái
Lan. Từ đó, tác giả so sánh kết quả nghiên cứu ở Việt Nam với các nước đang phát
triển trong khu vực để đưa ra những kiến nghị chính sách quan trọng.



1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống tài chính là một sự tương tác phức tạp của nhiều thành phần tài
chính, nơi mà cả các trung gian tài chính và thị trường tài chính có mối liên hệ tới
tăng trưởng kinh tế (Levine, 2005). Mặc dù, mối quan hệ này đã được thừa nhận
trong các lý thuyết gần đây, nhưng trong lịch sử quan điểm này đã không được chú
trọng cho đến khi Schumpeter (1911) khẳng định rằng các trung gian tài chính đóng
góp vào tiến bộ khoa học và phát triển kinh tế bằng cách huy động vốn, tạo môi
trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất - thương mại, quản lý rủi ro, đánh giá
quản lý dự án.
Các nghiên cứu lý thuyết về mối quan hệ giữa phát triển của lĩnh vực tài chính
và tăng trưởng kinh tế bắt đầu bởi Bagehot (1873). Bagehot (1873) nhấn mạnh khả
năng di chuyển vốn rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Levine (1997) đã chứng
minh rằng lĩnh vực tài chính có tác động đến tăng trưởng kinh tế bằng cách tích lũy
vốn và phát triển cơng nghệ bằng mơ hình tăng trưởng nội sinh. Trong khi đó nhiều
nghiên cứu thực nghiệm như Goldsmith (1969) và King and Levine (1993) chỉ ra có
mối tương quan cao giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính. Mặt khác,
Robinson (1952) và Lucas (1988) mâu thuẫn với Bagehot và Schumpeter. Robinson
(1952) đã khẳng định tăng trưởng kinh tế dẫn đến phát triển tài chính. Lucas (1988)
cho rằng các nhà kinh tế nhấn mạnh ảnh hưởng của phát triển ngành tài chính đến
tăng trưởng kinh tế.
Triển vọng phát triển mạnh mẽ về kinh tế của các quốc gia khu vực Đông
Nam Á đã nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Diễn đàn Kinh tế
Thế giới (WEF) dự báo đến năm 2020, khu vực này sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ
5 thế giới. Nhiều nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã
lọt vào top các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu, như Philippines hay
Việt Nam, với tốc độ hơn 6% mỗi năm. Hơn hai thập kỷ gần đây, các nước trong



2

khu vực đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể, lĩnh vực tài chính của họ
cũng đã phát triển trong quá trình mở rộng kinh tế.
Trong các thập kỷ gần đây đã có nhiều nghiên cứu đã kiểm tra mối quan hệ
giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu
cho các nước và các khu vực khác nhau đưa ra các quan điểm khác nhau về tác
động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ cũng như tác
động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế vẫn là một vấn đề gây
nhiều tranh luận. Hiểu rõ tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng sẽ
giúp các nhà hoạch định chính sách có những định hướng rõ ràng hơn trong chính
sách phát triển của mỗi quốc gia và khu vực. Do đó, tác giả thực hiện đề tài: “Mối
quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia đang
phát triển Đông Nam Á”, bao gồm các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái
Lan và Việt Nam. Luận văn này sẽ cung cấp hàm ý chính sách quan trọng đối với
các nhà làm chính sách trong khu vực và cho phép họ đánh giá chi phí và lợi ích
gắn liền với tự do hóa và phát triển hệ thống tài chính.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là tìm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế và sự tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng
kinh tế.
Câu hỏi nghiên cứu gồm:
- Có tồn tại quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
khơng?
- Phát triển tài chính có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế?
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu thu thập dữ liệu chuỗi thời gian, sử dụng mô hình tự hồi quy
phân phối trễ ARDL (Autoregressive Distributed Lag) và phương pháp kiểm định
nhân quả Toda Yamamoto.

Mô tả cụ thể và chi tiết cho phương pháp nghiên cứu được trình bày ở Chương
3.


3

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế; tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang
phát triển khu vực Đông Nam Á.
Phạm vi nghiên cứu: luận văn được tiến hành trên mẫu gồm 5 quốc gia đang
phát triển ở Đông Nam Á, gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt
Nam trong giai đoạn quý 1 năm 2005 đến quý 4 năm 2017. Việc chọn các quốc gia
được xác định dựa trên sự tương đồng về tốc độ tăng trưởng kinh tế với Việt Nam.
Từ đó, sự so sánh kết quả nghiên cứu của Việt Nam với các nước này mang tính
khái qt và hợp lý hơn.
1.5. Đóng góp của đề tài
Thứ nhất, luận văn này nghiên cứu trường hợp cụ thể của các nền kinh tế đang
phát triển ở Đơng Nam Á, trong đó có Việt nam, đây là một khu vực kinh tế ngày
càng phát triển và hội nhập vào thị trường toàn cầu. Bài nghiên cứu này áp dụng mơ
hình hồi quy chuỗi thời gian riêng cho từng quốc gia, kiểm định mối quan hệ trên ở
Việt Nam để củng cố thêm cho các nghiên cứu trước, đồng thời kiểm định ở các
nước đang phát triển trong khu vực để chúng ta có cái nhìn khái qt và mang tính
so sánh. Từ đó, bài nghiên cứu sẽ cung cấp các bằng chứng hữu ích cho các nhà làm
chính sách trong khu vực và giúp họ có những định hướng rõ ràng hơn trong chính
sách phát triển của mỗi quốc gia và khu vực.
Thứ hai, ngoài phương pháp đo lường truyền thống của phát triển tài chính là
tỷ lệ cung tiền M2/GDP, tác giả sử dụng phương pháp đo lường khác là tỷ lệ cung
tiền M2 trừ đi lượng tiền mặt lưu thông/GDP để cho phép so sánh kết quả nghiên
cứu nhằm đảm bảo kết quả tin cậy. Phương pháp đo lường mới này đã được sử

dụng bởi một số tác giả nước ngoài (Demetriades và Hussein, 1996; Abu-Bader và
Abu-Qam, 2008) và cho ra kết quả có ý nghĩa thống kê cao, tuy nhiên chưa được áp
dụng trong nghiên cứu ở Việt Nam.
Thứ ba, dữ liệu của các biến số là dữ liệu chuỗi thời gian, được thu thập theo
quý trong giai đoạn từ quý 1 năm 2005 đến quý 4 năm 2017. Đối với dữ liệu của


4

các quý trong năm 2017 chưa được cập nhật trên trang web của IMF, tác giả thu
thập trực tiếp từ trang web của cơ quan thống kê ở mỗi nước. Việc mở rộng mẫu
quan sát đến năm 2017 có thể giúp bài nghiên cứu cập nhật đầy đủ các thay đổi về
kinh tế - tài chính của các quốc gia và đưa ra những nhận định mang tính khái quát
tốt hơn so với những nghiên cứu trước đây.
1.6. Bố cục đề tài
Ngoài chương mở đầu giới thiệu và danh mục tài liệu tham khảo, bài nghiên
cứu được kết cấu thàng 4 chương:
Chương 2: Giới thiệu khung phân tích, các nghiên cứu trước đây về mối quan
hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, cùng phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu và dữ liệu;
Chương 4: Các kết quả thực nghiệm và thảo luận;
Chương 5: Nêu ra các kết luận và hàm ý chính sách.


5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Chương 2 sẽ trình bày các lý thuyết nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế để làm rõ các cơ chế tác động. Tiếp theo,
tác giả tổng hợp các bằng chứng thực nghiệm của các nghiên cứu trước đã nghiên

cứu mối quan hệ này.
2.1. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
2.1.1.1.

Các khái niệm

Trong kinh tế học, tăng trưởng kinh tế chính là sự tăng lên về thu nhập của
một nước theo thời gian. Sự tăng lên theo số tuyệt đối thể hiện quy mơ tăng trưởng,
cịn sự tăng lên theo tỷ lệ thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm qua các mốc
thời gian.
Để phản ánh sự tăng trưởng kinh tế, người ta thường dùng hai chỉ tiêu là tổng
sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân:
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): là một chỉ tiêu kinh tế đo lường tổng giá trị
hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
trong thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đây là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất bên trong lãnh thổ quốc gia, bất kể người sản xuất thuộc quốc tịch
nào.
GDP được tính như sau:
‫ ܥ = ܲܦܩ‬+ ‫ ܫ‬+ ‫ ܩ‬+ ܰܺ

(1)

Trong đó:
C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế
I là đầu tư của các nhà đầu tư
G là tổng chi tiêu của chính phủ
NX là xuất khẩu rịng của nền kinh tế. NX = xuất khẩu – nhập khẩu.
+ Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): là một chỉ tiêu kinh tế đo lường tổng giá trị
hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà quốc gia đó sản xuất trong một thời kỳ (thường



6

là một năm) bằng các yếu tố sản xuất của chính mình. Đây là tổng giá trị hàng hóa
và dịch vụ do những người có cùng quốc tịch tạo ra, bất kể hoạt động sản xuất kinh
doanh được tiến hành bên trong hay bên ngồi quốc gia đó.
Trong luận văn này, tác giả sử dụng tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc
nội để tính tốn tốc độ tăng trưởng kinh tế.
2.1.1.2.

Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế

Trong quá trình phát triển của kinh tế học, các nhà kinh tế học đã dùng các lý
thuyết kinh tế để giải thích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế:
Quan điểm của trường phái cổ điển:



Hai nhà kinh tế học thuộc trường phái cổ điển là Adam Smith và David
Ricardo là những nhà kinh tế học đầu tiên đưa ra những lý luận mang tính hệ thống
về tăng trưởng kinh tế. Adam Smith đã đưa ra các học thuyết về “Gía trị lao động”,
“Bàn tay vơ hình”. Theo ơng, nguồn gốc của tăng trưởng là từ lao động. Sự tăng về
số lượng đội ngũ người lao động và năng suất của họ chính là yếu tố hình thành nên
sự tăng trưởng.
Kế thừa những tư tưởng của A. Smith, Ricardo đã hoàn thiện và phát triển
những lý thuyết trên. Ông cho rằng ngành quan trọng nhất là sản xuất nơng nghiệp,
do đó các yếu tố đầu vào của tăng trưởng kinh tế là vốn, lao động và đất đai. Trong
ba yếu tố này, đất đai là yếu tố quan trọng nhất. Khi mở rộng sản xuất nông nghiệp,
người ta sẽ phải sản xuất ở những mảnh đất kém màu mỡ hơn, dẫn đến năng suất

lao động giảm sút, gây ra sự tăng giá lương thực. Khi đó, tiền lương danh nghĩa của
cơng nhân cũng tăng lên, làm lợi nhuận của nhà tư bản giảm xuống. Các nhà tư bản
khơng cịn động cơ để sản xuất, làm cho tăng trưởng kinh tế bị hãm lại.
Tóm lại, lập luận của Ricardo là đất đai quyết định chi phí sản xuất lương
thực, dẫn đến quyết định lợi nhuận của nhà tư bản, lợi nhuận ảnh hưởng đến tích lũy
tư bản và điều đó tác động đến tăng trưởng. Do đó, đất đai là giới hạn của sự tăng
trưởng


Quan điểm của trường phái Tân cố điển:


7

Trong mơ hình tân cổ điển, các nhà kinh tế bác bỏ quan điểm của các nhà kinh
tế học cổ điển cho rằng trong các ngành sản xuất nhất định, những tỷ lệ kết hợp của
lao động và vốn là không thay đổi. Họ cho rằng các yếu tố đầu vào có thể kết hợp
theo nhiều tỷ lệ khác nhau. Theo đó, việc lựa chọn cơng nghệ phù hợp nhằm kết
hợp có hiệu quả nhất các yếu tố đầu vào để cho năng suất cao sẽ tạo ra sự gia tăng
về sản phẩm. Hay nói cách khác quan điểm này đề cao vai trò của tiến bộ kỹ thuật
trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế.


Quan điểm của Keynes:
Ơng cho rằng tiêu dùng là yếu tố quan trọng để xác định sản lượng. Theo ơng,

sự trì trệ trong hoạt động kinh tế có nguyên nhân từ việc giảm xu hướng tiêu dùng
của hộ gia đình khi thu nhập của họ tăng lên. Để đạt được ổn định và tăng trưởng
trong dài hạn thì cần phải có sự thúc đẩy đầu tư và tăng hiệu suất của tư bản so với
lãi suất.

Mặc khác, Keynes đề cao vai trò to lớn của chính phủ trong việc tạo động lực
cho nền kinh tế bằng các gói kích cầu đầu tư quy mơ lớn, ổn định kinh tế vĩ mô
nhằm tạo môi trường ổn định cho sản xuất, đồng thời thực hiện chính sách tiền tệ
mở rộng, lạm phát cao nhằm mở rộng khối lượng tiền tệ trong lưu thơng.
• Quan điểm của kinh tế học hiện đại:
Việc áp dụng chính sách của Keynes đã giúp các nước thoát ra khỏi khủng
hoảng. Tuy nhiên, quá lạm dụng vao trò của nhà nước đã một phần làm cho nền
kinh tế thiếu đi sự linh hoạt của thị trường. Do đó, sự xích lại dần nhau của hai
trường phái kinh tế đang là xu hướng chung của các lý thuyết kinh tế hiện đại, với
tiêu biểu là mơ hình nền kinh tế hỗn hợp.
Quan điểm về sự cân bằng của kinh tế học hiện đại là điểm giao nhau của tổng
mức cung và tổng mức cầu hàng hóa. Mức cân bằng này thường khơng đạt mức
tiềm năng, mà ở dưới mức sản lượng tiềm năng, trong điều kiện nền kinh tế hoạt
động bình thường, có thất nghiệp và lạm phát.


8

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại có cùng quan điểm với mơ hình kinh tế
tân cổ điển là các yếu tố đầu vào của sản xuất là lao động, vốn, tài nguyên thiên
nhiên, khoa học công nghệ được dùng để xác định tổng mức cung của nền kinh tế.
Ngoài ra, lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cho rằng thị trường chức năng
điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Trên thị trường, tổng cung và tổng cầu tác động
lẫn nhau và giải quyết các vấn đề về thu nhập thực, việc làm – thất nghiệp, giá cả –
lạm phát. Mặt khác, chiều hướng phát triển kinh tế của các nước thế giới là nhà
nước ngày càng giữ chức năng quan trọng trong đời sống kinh tế. Việc phát triển
nền kinh tế thị trường cần phải có sự tham gia của chính phủ để đảm bảo cơ chế thị
trường được hoạt động tốt và tránh được những khuyết tật vốn có.
2.1.2. Phát triển tài chính
2.1.2.1.


Các khái niệm

Adnan (2011) chỉ ra rằng phát triển tài chính là các yếu tố, chính sách và thể
chế nhằm tạo ra các thị trường và trung gian tài chính hiệu quả cũng như khả năng
tiếp cận vốn và các dịch vụ tài chính sâu rộng.
Theo Levine (2005), chức năng của hệ thống tài chính là giảm thiểu những chi
phí giao dịch và chi phí thơng tin làm cản trở các hoạt động kinh tế. Một hệ thống
tài chính phát triển tốt và hiệu quả sẽ có khả năng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế
thông qua việc sử dụng các nguồn lực một cách hữu ích và phân bổ chúng một cách
hiệu quả. Đồng thời, sự phát triển tài chính thơng qua việc tăng tiết kiệm và đầu tư,
đẩy mạnh tích lũy vốn, từ đó thúc đẩy tăng trường kinh tế của quốc gia.
2.1.2.2.

Đo lường phát triển tài chính

Để lượng hóa mức độ phát triển tài chính, World Bank (2014c) đưa ra khoảng
100 chỉ số khác nhau, nhưng được phân loại thành 4 nhóm, bao gồm: Độ sâu tài
chính (Financial Depth), Khả năng tiếp cận tài chính (Financial Access), Hiệu quả
(Efficiency) và Tính ổn định (Stabilization). Trong thực tế, tỷ số giữa dư nợ tín
dụng, dư nợ huy động hay cung tiền M2 so với GDP là các chỉ tiêu phổ biến để đo
lường phát triển tài chính.


9

Tuy nhiên, phát triển tài chính khơng nhất thiết phải được đo lường bằng
những chỉ số phức tạp, mà nó thường được đo lường một cách truyền thống bằng
các chỉ số định lượng dựa trên cung tiền và tổng tín dụng. Mặc dù các chỉ số này
không cho phép tiếp cận một cách chính xác sự phát triển tài chính của một quốc

gia, đó là những chỉ số duy nhất có thể tiếp cận được trong các nghiên cứu về tiền tệ
được sử dụng trong các thống kê của IMF, đặc biệt là cho các nước đang phát triển.
Tác giả Al-Yousif (2002) trong bài nghiên cứu của mình đã đưa ra các biện
pháp đo lường sự phát triển tài chính dựa trên các chỉ số về hoạt động, quy mô và
mức độ phát triển của hệ thống tài chính. Các chỉ tiêu này đo lường hoạt động của
các trung gian tài chính và hiệu quả của khu vực tài chính. Để đo lường hoạt động
của các trung gian tài chính, tác giả đã sử dụng tỷ lệ tiền trong lưu thông chia cho
cơ sở tiền (M1). Tỷ lệ này thấp cho thấy các tổ chức tài chính được đa dạng hóa tốt
và sử dụng tốt các phương thức thanh tốn không dùng tiền mặt. Để đo lường quy
mô của khu vực tài chính, tác giả sử dụng tỷ lệ cung tiền M2 chia cho GDP, thường
được dùng để đo lường mức độ tiền tệ hóa trong nền kinh tế.
Tác giả Levine (1997) đã sử dụng tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân (Private
Credit ration) để đo lường hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tín dụng khu vực tư
nhân là giá trị các khoản tín dụng ngân hàng cấp cho khu vực tư nhân, không bao
gồm các khoản tín dụng cấp cho khu vực cơng (gồm cơ quan nhà nước ở trung
ương và địa phương, cũng như các doanh nghiệp công). Mặt khác, theo King và
Levine (1993b), M1/GDP khơng có mối liên hệ chặt chẽ với mức độ tăng trưởng
kinh tế.
Nhìn chung các nghiên cứu trước đây, các phương pháp đo lường mức độ phát
triển tài chính thường bao gồm đo lường quy mô và mức độ phát triển của trung
gian tài chính. Theo đó, các biện pháp được đưa ra để đo lường thường mang tính
kế thừa các nghiên cứu trước nên khá phù hợp và tương đồng. Dựa trên những
nghiên cứu nêu trên, luận văn sử dụng hai phương pháp đo lường mức độ phát triển
tài chính theo truyền thống đó là tỷ lệ cung tiền M2 chia cho GDP để đo lường quy
mô của khu vực tài chính và tỷ lệ tín dụng trong nước tới khu vực tư nhân được


10

cung cấp bởi ngân hàng chia cho GDP để đo lường sự phát triển của các trung gian

tài chính.
2.2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ nhân quả
giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
2.2.1. Cơ sở lý thuyết
Nhằm tìm hiểu về vai trị của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế,
các nhà kinh tế học đã đưa ra nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế. Schumpeter (1911) đã nhấn mạnh vai trị của các dịch
vụ tài chính trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. McKinnon (1973) và Shaw
(1973) cũng đã đề cập đến vai trò quan trọng của các trung gian tài chính trong việc
kích thích phát triển kinh tế. Trong khi đó, một số tác giả khác (như Adams, 1819;
Robinson, 1952; Hicks, 1969, Demetriades và Hussein, 1996) lại khơng tin rằng tài
chính tác động tích cực tăng trưởng kinh tế, mà họ cho là phát triển tài chính theo
sau tăng trưởng kinh tế. Những tác giả này đã dựa trên lập luận rằng tăng trưởng
kinh tế sẽ làm tăng nhu cầu về các công cụ tài chính mới, từ đó làm cho tài chính
phát triển.
Patrick (1966) đã nêu lên mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế. Vấn đề ông đưa ra ở đây là phát triển tài chính là kết
quả của tăng trưởng kinh tế (hiện tượng cầu đẩy) hay ngược lại phát triển tài chính
dẫn đến tăng trưởng kinh tế (hiện tượng cung kéo). Theo Patrick, trong thực tế
dường như có sự tác động qua lại giữa hiện tượng cầu đẩy và hiện tượng cung kéo.
Đây chính là nguyên nhân tạo ra sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển
tài chính.
Mặt khác của Christopoulos và Tsionas (2004) đã tiến hành khảo sát mối quan
hệ dài hạn giữa độ sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế. Kết quả ủng hộ cho giả
thuyết có một mối quan hệ cân bằng duy nhất giữa độ sâu tài chính, tăng trưởng và
các biến phụ thuộc. Mối quan hệ đồng liên hết duy nhất này ngụ ý rằng chỉ có quan
hệ nhân quả một chiều từ độ sâu tài chính đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,
một số nhà nghiên cứu khác cho rằng tăng trưởng kinh tế làm phát sinh nhu cầu



11

ngày càng cao đối với các cơng cụ tài chính mới, từ đó tạo ra một sự mở rộng và
phát triển trong lĩnh vực tài chính, Gurley and Shaw (1967).
Các bài nghiên cứu chủ yếu dựa trên nền tảng các mơ hình tăng trưởng như:
mơ hình Harrod – Domar, mơ hình Solow, mơ hình tăng trưởng nội sinh.
• Mơ hình Harrod – Domar:
Mơ hình Harrod-Domar được xây dựng cho một nền kinh tế khép kín cho thấy
vai trị của tiết kiệm trong việc thúc đẩy gia tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP).
Để có đủ vốn cung cấp cho việc mở rộng đầu tư, nền kinh tế cần phải gia tăng tiết
kiệm.
Mơ hình tăng trưởng cổ điển Harrod-Domar được mở rộng cho những nền
kinh tế mở bởi Kennedy (1966), với vai trò của tiết kiệm tương tự. Một nghiên cứu
dựa trên mơ hình cổ điển rất phổ biến là Schumpeter (1911), đã ủng hộ luận điểm
các trung gian tài chính thơng qua hoạt động tài chính như là nhận tiền gửi tiết
kiệm, đánh giá dự án, giám sát rủi ro…đóng vai trị quan trọng trong việc cải tiến
cơng nghệ và phát triển kinh tế.
• Mơ hình Solow
Phát triển dựa trên mơ hình Harrod-Domar, Solow (1956) đã giới thiệu mơ
hình tăng trưởng Solow (Tân cổ điển). Cũng như mơ hình Harrod-Domar, mơ hình
tăng trưởng Solow cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tiết kiệm và vốn đầu tư
trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Solow cho rằng năng suất của nền kinh tế
có thể được mở rộng nếu xã hội tích lũy một phần nguồn lực của họ và đầu tư cho
tương lai.
Một đóng góp khác cho mơ hình tăng trưởng tân cổ điển là Goldsmith (1969),
chỉ ra cách mà các cơng cụ tài chính ngắn hạn chuyển hóa thành dài hạn và cách mà
các cơng cụ tài chính dài hạn tác động đến tăng trưởng kinh tế. Cách tiếp cận này
được phát triển dựa trên mơ hình Harrod-Domar. Goldsmith (1969) cho rằng tính
thanh khoản được hình thành trong hệ thống tài chính nếu có dư thừa người tiết
kiệm (những người tiết kiệm nhiều hơn là đầu tư) và người đi vay (những người đầu



12

tư nhiều hơn là tiết kiệm), từ đó sự dư thừa sẽ được chuyển đến nhà đầu tư thông
qua các cơng cụ tài chính.
• Mơ hình tăng trưởng nội sinh
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh của Lucas (1988) trình bày tác động của phát
triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển trong dài hạn,
mối quan hệ này phát sinh từ các dịch vụ tài chính khu vực như việc tích lũy vốn và
cải tiến cơng nghệ.
Khác với mơ hình Solow, mơ hình tăng trưởng nội sinh cho rằng yếu tố công
nghệ và các yếu tố ngoại sinh khác là nhân tố chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế.
Mơ hình này khẳng định các trung gian tài chính có khả năng ảnh hưởng đến q
trình tạo lập và phát triển, những cải tiến có được thông qua các hoạt động nghiên
cứu tốn kém chỉ được áp dụng khi có sẵn các nguồn vốn từ bên ngồi thơng qua hệ
thống tài chính.
Valverde và cơng sự (2007), bằng mơ hình tăng trưởng nội sinh đã chứng
minh hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế như
thế nào. Mơ hình tăng trưởng mới của Greenwood và Jovanovic (1990) cho rằng
tăng cường tích lũy vốn có thể khuyến khích tăng trưởng kinh tế nhanh hơn. Khi
doanh nghiệp và nhà kinh doanh cần vốn, các trung gian tài chính có thể cung cấp
những thơng tin quan trọng, từ đó giảm được chi phí xác minh và giám sát những
cơng ty này.
Diamond (1984) cũng ủng hộ trung gian tài chính có thể giám sát hiệu quả
những người đi vay và nắm giữ các danh mục đầu tư đa dạng để có thể duy trì sự an
tồn cho những người gửi tiền. Điều này sẽ giúp giảm thiểu chi phí thơng tin bất
cân xứng và chi phí giao dịch và tăng tính hiệu quả của đầu tư.
Luận văn này dựa vào nền tảng lý thuyết của mơ hình tăng trưởng nội sinh để
đánh giá sự ảnh hưởng của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt

Nam và các nước đang phát triển Đông Nam Á.
2.2.2. Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ nhân quả giữa phát
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế


13

Những nghiên cứu về mối tương quan giữa phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế đã được thực hiện từ những năm đầu thế kỷ 20. Nhìn chung, những kết quả
trước đây về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có thể chia
làm 4 xu hướng sau:
Thứ nhất, quan điểm về cung kéo (supply-leading) cho rằng phát triển tài
chính có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Theo quan điểm này, các trung
gian tài chính ảnh hưởng đến tăng trưởng thơng qua hai kênh: một là tăng tính hiệu
quả của tích lũy vốn dẫn đến tăng năng suất biên của vốn, hai là tăng quy mô tiết
kiệm và nâng cao hiệu quả đầu tư. Một trung gian tài chính hoạt động tốt sẽ giúp
phân bổ nguồn lực hiệu quả từ nơi dư thừa đến nơi thiếu vốn, từ đó thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. “Phát triển tài chính bao gồm các cải tiến trong việc (i) cung cấp
thông tin đầy đủ về các dự án tiềm năng, (ii) giám sát đầu tư và thực hiện quản trị
doanh nghiệp, (iii) thương mại, đa dạng hóa và quản trị rủi ro, (iv) huy động tiết
kiệm và (v) trao đổi hàng hóa dịch vụ. Mỗi chức năng tài chính trên có thể ảnh
hưởng đến quyết định tiết kiệm và đầu tư, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.”
(Levine, 2004).
Thứ hai, quan điểm về cầu đẩy (demand-following) cho rằng tăng trưởng kinh
tế làm cho tài chính phát triển. Theo quan điểm này, khi nền kinh tế thực mở rộng,
nhu cầu về các công cụ tài chính mới tăng lên và do đó ngành tài chính phản ứng
hiệu quả với nhu cầu vày.
Thứ ba, giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ nhân
quả hai chiều (bidirectional causality hoặc feedback causality). Từ quan điểm này,
một lĩnh vực tài chính hoạt động hiệu quả có thể tạo điều kiện cho kinh tế phát triển

thông qua việc tăng cường ứng dụng công nghệ mới và giới thiệu các cải tiến về sản
phẩm dịch vụ, từ đó làm tăng nhu cầu về các dịch vụ tài chính mới. Khi trung gian
tài chính phản ứng với những yêu cầu này, những thay đổi sẽ thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế (Majid, 2007).
Thứ tư, giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế khơng tồn tại mối
quan hệ nhân quả (independent hypothesis). Giả thuyết này được đưa ra bởi Robert


14

Lucas (người đoạt giải Nobel kinh tế) vàn năm 1988. Ông cho rằng “các nhà kinh tế
học đã quá đề cao vai trị của các yếu tố tài chính đối với tăng trưởng kinh tế”.
2.2.2.1.

Các nghiên cứu nước ngoài

King and Levine (1993a) đã sử dụng số liệu xuyên quốc gia để phân tích tác
động của phát triển hệ thống tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở 80 quốc gia và
vùng lãnh thổ từ 1960-1989. Bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất 3 giai đoạn
(3SLS), tác giả phát hiện mối quan hệ dương và có ý nghĩa thống kê cao giữa mức
độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và mức độ phát triển tài chính. Mối quan
hệ dương này được lý giải là do phát triển tài chính dẫn đến tăng lợi nhuận thông
qua việc cung cấp ba dịch vụ: đo lường khả năng sinh lợi của các dự án đầu tư bằng
việc thu thập các thông tin, huy động các nguồn tiền tiết kiệm để cung cấp cho đầu
tư phát triển, đa dạng hóa rủi ro cho danh mục đầu tư.
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu bảng đã được áp dụng trong nghiên cứu của
Levine và các cộng sự (2000) và chứng minh tác động của phát triển trung gian tài
chính lên tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu thực nghiệm này tiến hành trên mẫu gồm
71 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1960-1995 sử dụng 2 phương pháp tiếp cận kinh
tế: ước lượng GMM (General Method of Moments) và ước lượng biến cơng cụ

chéo. Theo đó, các thành phần ngoại sinh của phát triển trung gian tài chính có mối
quan hệ tích cực với tăng trưởng kinh tế.
Hassan và cộng sự (2011) đã nghiên cứu thực nghiệm với mẫu 168 quốc gia
trong giai đoạn 1980-2007, đã chỉ ra được vai trị của phát triển tài chính cũng như
các yếu tố khác như chi tiêu chính phủ, thương mại, lạm phát… đối với tăng trưởng
kinh tế. Các tác giả đã thực hiện mơ hình chuỗi thời gian nhiều chiều khác nhau
trong khung phân tích VAR, phân tách sai số dự báo và kiểm định nhân quả
Granger về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. GDP ban
đầu thấp liên kết với một tốc độ tăng trưởng cao hơn, sau khi kiểm soát các biến
khu vực tài chính và khu vực sản xuất, kết luận này phù hợp với nghiên cứu của
Bekaert và cộng sự (2005) và Barro (1997). Tác giả đã chứng minh mối quan hệ dài


15

hạn giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, tương tự với kết quả nghiên cứu
của King và Levine (1993a); Levine và công sự (2000).
Bittencourt (2011) đã nghiên cứu thực nghiệm để xem phát triển tài chính có
thực sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như lý thuyết Schumpeter đã nêu. Tác giả sử
dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng thời gian của bốn quốc gia Mỹ Latinh
trong giai đoạn từ 1980 đến 2007. Kết quả nghiên cứu công nhận lý thuyết
Schumpeter là đúng. Sự phát triển tài chính có tác động tích cực tới tăng trưởng
kinh tế.
Abida và cộng sự (2015) đã xem xét mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế ở ba nước Bắc Phi (Tunisia, Morocco và Ai Cập) trong
giai đoạn 1980-2012. Bằng phương pháp hồi quy GMM để ước lượng mơ hình dữ
liệu bảng, bài nghiên cứu đã tìm thấy sự tác động tích cực giữa hai yếu tố này.
Bảng 2.1: Các nghiên cứu ủng hộ Supply-leading (F
Tác giả


Quốc gia

Giai đoạn

King and
Levine
(1993a)

80 quốc gia

1960-1989

Levine và
các cộng sự
(2000)

71 quốc gia

1960-1995

Hassan và
cộng sự
(2011)

168 quốc
gia

1980-2007

Bittencourt

(2011)

4 quốc gia
Mỹ Latinh

1980-2007

Abida và
cộng sự
(2015)

3 quốc gia
Bắc Phi

1980-2012

Phương pháp

Y)

Biến số
GDP, Tỷ lệ
Bình phương
tiền gửi, tỷ lệ
nhỏ nhất 3 giai
tín dụng, đầu
đoạn (3SLS)

GDP, Nợ
GMM, biến

thanh khoản,
cơng cụ chéo
tín dụng tư
nhân
GDP, M3,
Tín dụng nội
địa, tiết
VAR, Granger
kiệm, chi
tiêu CP, lạm
phát
GDP, M2,
POLS, FE,
đầu tư, độ
RC, FE-IV
mở kinh tế
GDP, nợ
GMM
thanh khoản,
tín dụng nội

Quan hệ
F

Y

F

Y


F

Y

F

Y

F

Y


16

địa
Nguồn: tác giả tự tổng hợp.
Demetrides và Hussein (1996) đã phát hiện mối quan hệ nhân quả giữa phát
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế bằng ứng dụng mơ hình VAR và mơ hình hiệu
chỉnh sai số ECM cho mẫu dữ liệu chuỗi thời gian của 16 nước được chọn lọc theo
tiêu chí dân số năm 1990 lớn hơn 1 triệu người và có đủ dữ liệu của ít nhất 27 quan
sát liên tục. Tác giả đã dùng hai biến số phản ánh phát triển tài chính là tỷ lệ tiền gửi
ngân hàng/ GDP và tỷ lệ cho vay bởi ngân hàng/ GDP. Kết quả cho thấy đa số các
bằng chứng ủng hộ mối quan hệ nhân quả hai chiều, và một vài bằng chứng cho
thấy tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến phát triển tài chính.
Odhiambo (2004) đã xem xét mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính
và tăng trưởng kinh tế bằng các phương pháp: mơ hình hiệu chỉnh sai số, kiểm định
nhân quả Granger, trên dữ liệu chuỗi thời gian của Nam Phi từ 1968 đến 2000. Kết
quả thực nghiệm đã bác bỏ mối quan hệ nhân quả hai chiều và kết luận chỉ có tăng
trưởng kinh tế dẫn đến sự phát triển của lĩnh vực tài chính.

Waqabaca (2004) đã thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa phát triển tài chính
và tăng trưởng kinh tế ở Fiji, sử dụng các biến đại diện cho tài chính như tỷ lệ tài
sản tài chính/GDP, tỷ lệ tín dụng tư nhân/GDP. Kết quả thực nghiệm chứng minh
mối quan hệ nhân quả trong ngắn hạn theo hướng từ tăng trưởng kinh tế đến phát
triển tài chính. Bài nghiên cứu ủng hộ luận điểm các hệ thống tài chính ít phức tạp
sẽ có xu hướng thiên về nguồn cầu phụ thuộc.
Carby và các công sự (2012) đã tiến hành nghiên cứu theo quan điểm cung
kéo và cầu đẩy của Patrick tại Barbados trong giai đoạn 1946-2011 và 3 giai đoạn
ngắn bằng mơ hình VECM. Kết quả đã ủng hộ giả thuyết cầu đẩy khi cho thấy tăng
trưởng kinh tế ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển thị trường tài chính trong ngắn
hạn và xảy ra mối quan hệ hai chiều giữa hai biến số này trong dài hạn.
Bảng 2.2: Các nghiên cứu ủng hộ Demand-following (Y
Tác giả
Demetrides

Quốc gia
16 quốc

Phương
pháp
>=27 quan sát Johansen,
Giai đoạn

F)
Biến số

GDP, tỷ lệ tiền

Quan hệ
Y


F


17

và Hussein,
(1996)
Odhiambo
(2004)
Waqabaca
(2004)
Carby và
các công sự
(2012)

gia

VAR, ECM

Nam Phi

1968-2000

ECM,
Granger

Fiji

1970-2000


bVAR

1946-2011

VECM,
VAR,
Granger

Barbados

gửi và cho vay
Y↔F
bởi ngân hàng
GDP, M2,
Y F
currency ratio
Tỷ lệ tài sản tài
chính/GDP, tỷ
Y F
lệ tín dụng tư
nhân/GDP.
tỷ lệ M2/GDP,
Y F
tỷ lệ tổng tín
Y↔F
dụng/GDP
(dài hạn)
Nguồn: tác giả tự tổng hợp.


Nghiên cứu của Luintel và Khan (1999) thu thập dữ liệu của 10 quốc gia kém
phát triển để nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
thơng qua mơ hình vector tự hồi quy VAR. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối
quan hệ nhân quả hai chiều trong dài hạn ở tất cả 10 quốc gia.
Al-Yousif (2002) nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế với dữ liệu 30 quốc gia đang phát triển bằng phương pháp kiểm định
nhân quả Granger và mơ hình hiệu chỉnh sai số ECM. Kết quả nghiên cứu thực
nghiệm cho thấy những bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ nhân quả hai chiều.
Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm ra một vài bằng chứng ủng hộ cho giả thiết “cung
kéo”, “cầu đẩy” và khơng có mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố. Ngoài ra, kết
quả nghiên cứu cũng hàm ý cho rằng mối quan hệ phụ thuộc vào đặc điểm của quốc
gia và việc lựa chọn yếu tố phản ánh phát triển tài chính. Điều này dẫn đến một thực
tế là các quốc gia có chính sách và hệ thống tài chính khác nhau sẽ có mức độ phát
triển tài chính khác nhau. Kết quả này cũng phù hợp với World Bank (1993) cho
rằng các chính sách kinh tế là đặc trưng của mỗi quốc gia và hiệu quả của chúng tùy
thuộc vào các tổ chức thực thi chính sách đó.
Yucel (2009) nghiên cứu mối quan hệ này ở Thổ Nhĩ Kỳ cho giai đoạn 19892007. Tác giả sử dụng kiểm định đồng liên kết Johansen and Juselius và kiểm định
nhân quả Granger và tìm thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa phát triển tài
chính, độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế.


×