BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
TRẦN HOÀI NAM
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC
NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở MỘT
SỐ NƯỚC CHÂU Á - BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG VỚI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ HỌC
HÀ NỘI - NĂM 2021
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................ iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ............................................................................. vi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 6
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................6
1.1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ngồi nước .........................................6
1.1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước .......................................14
1.2. Đánh giá về các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và khoảng trống
nghiên cứu.................................................................................................................16
1.2.1. Đánh giá về các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................16
1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................17
1.2.3. Hướng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................18
1.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ....................................................19
1.3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu .............................................................................19
1.3.2. Mơ hình nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ..............................................20
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................27
1.3.4. Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................31
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP ....................32
2.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................32
2.1.1. Đầu tư và hoạt động đầu tư ..........................................................................32
2.1.2. Đầu tư trực tiếp và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .......................................33
2.1.3. Thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .....................................37
2.2. Các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh
nghiệp ........................................................................................................................38
2.2.1. Các lý thuyết có liên quan đến chủ đề nghiên cứu ......................................38
2.2.2. Những khó khăn, những rủi ro, rào cản có thể nảy sinh trong thực tiễn tiến
hành các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp ...................48
2.2.3. Nhận diện, xác định các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của doanh nghiệp ........................................................................................53
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................63
iii
CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
RA NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á ........64
3.1. Khái quát tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp ở
một số nước châu Á..................................................................................................64
3.1.1. Trường hợp các doanh nghiệp Nhật Bản .....................................................64
3.1.2. Trường hợp các doanh nghiệp Trung Quốc .................................................65
3.1.3. Trường hợp các doanh nghiệp Hàn Quốc ....................................................69
3.2. Các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh
nghiệp ở một số nước châu Á ..................................................................................73
3.2.1. Các yếu tố có tính chất là động cơ, có vai trị kích thích hoạt động đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp .....................................................................73
3.2.2. Các yếu tố có vai trị tạo điều kiện, động lực cho hoạt động ĐTTTRNN của
doanh nghiệp ....................................................................................................... 102
3.2.3. Nhận xét chung về các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của doanh nghiệp ở một số nước châu Á .................................................. 113
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 118
CHƯƠNG 4: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG
VỚI VIỆT NAM ....................................................................................................... 120
4.1. Những bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp ở một số nước châu Á ............... 120
4.1.1. Những bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp có ý định, có nhu cầu và mong
muốn tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và các doanh nghiệp đang
thực hiện các hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài ....................................... 120
4.1.2. Những bài học kinh nghiệm về hoạch định và thực thi chính sách đối với hoạt
động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp ....................................... 127
4.2. Luận giải khả năng vận dụng các bài học kinh nghiệm với Việt Nam ..... 128
4.2.1. Khái quát về hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước
ngoài và những vấn đề đặt ra .............................................................................. 128
4.2.2. Khả năng vận dụng các bài học kinh nghiệm với Việt Nam .................... 133
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ........................................................................................... 143
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 145
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN .......................................................................................................... 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 150
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Việt
Tiếng Anh
ADB
Ngân hàng phát triển Châu Á
Asian Development Bank
AFTA
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
ASEAN Free Trade Area
ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Association of Southeast
Asia Nations
BIT
Hiệp định đầu tư song phương
Bilateral Investment Treaty
BOT
Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
Build - Operate -Transfer
BT
Xây dựng -chuyển giao
Build -Transer
BTO
Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
Build - Transfer - Operate
BVMT
Bảo vệ môi trường
CNTT
Công nghệ thông tin
ĐTTTRNN
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
EU
Liên minh Châu Âu
European Union
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Foreign Direct Investment
FTA
Hiệp định thương mại tự do
Free Trade Agreement
GATS
Hiệp định thương mại mậu dịch tự do
General Agreement on Trade
in Services
GDP
Tổng sản phẩm trong nước
Gross Domestic Product
GI
Đầu tư mới
Greenfield Investment
KHCN
Khoa học công nghệ
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
International Monetary Fund
MAI
Hiệp định đa phương về đầu tư
Multilateral Agreement on
Investment
M&A
Liên minh và sáp nhập
Mergers & Acquisition
NHTM
Ngân hàng thương mại
NICs
Các nước công nghiệp mới
Newly Industrializing
Countries
v
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức
Official Development
Assistance
ODI
Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi
Output Derect Investement
TNC
Cơng ty xun quốc gia
Transnational corporation
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
PPP
Hợp tác cơng - tư
Public Private Partnerships
PVN
Tập đồn Dầu khí Việt Nam
Vietnam Oil and Gas Group
UNCTAD
Diễn đàn của Liên hợp quốc về phát
triển và thương mại
United Nations Conference
on Trade and Development
UNDP
Chương trình phát triển của Liên hợp United Nations Development
quốc
Programme
USD
Đồng đôla Mỹ
VND
Đồng Việt Nam
WB
Ngân hàng thế giới
World Bank
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
World Trade Organization
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
Bảng 2.1: Các yếu tố của mơ hình chiết trung ..............................................................43
Bảng 3.1. Các nội dung hỗ trợ của chính phủ đối với doanh nghiệp Hàn Quốc
ĐTTTRNN.................................................................................................................. 104
Bảng 3.2. Tổng hợp các yếu tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp ở một
số nước châu Á ........................................................................................................... 114
Hình 1.1. Mơ hình nghiên cứu .......................................................................................22
Hình 1.2. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................23
Hình 1.3. Khung phân tích các yếu tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp
ở một số nước châu Á ....................................................................................................24
Hình 1.4. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định về hoạt động ĐTTTRNN
của doanh nghiệp ...........................................................................................................25
Hình 1.5. Khung phân tích nhận diện, xác định các yếu tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN
của doanh nghiệp ...........................................................................................................26
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với các nước đang phát triển ngày nay, việc đẩy mạnh tham gia vào các hoạt
động đầu tư quốc tế là một trong những cách thức phát triển quan trọng. Thông qua các
hoạt động ĐTTTRNN, các doanh nghiệp ở các nước này có cơ hội để tổ chức lại mạng
lưới sản xuất và phân phối ở phạm vi quốc tế, có cơ hội để nâng cao vị thế của doanh
nghiệp và trên hết là có được những khoản lợi nhuận từ nước ngồi.
Ở nhiều nước châu Á trong mấy thập kỷ vừa qua, các hoạt động ĐTTTRNN của
các doanh nghiệp diễn ra rất sôi động và đã mang lại những tác động to lớn cả về kinh
tế - xã hội. Nhiều doanh nghiệp ở khu vực châu Á, nhờ hoạt động ĐTTTRNN đã phát
triển trở thành công ty xuyên quốc gia thực thụ, có những doanh nghiệp đã vươn lên vị
trí hàng đầu khu vực và thậm chí ở tầm hàng đầu thế giới. Điều đó đã thu hút sự quan
tâm nghiên cứu của các học giả, các tổ chức kinh tế quốc tế và cả những nhà lãnh đạo
từ nhiều nước trên thế giới. Mặc dù cũng đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu, cả lý
thuyết và thực nghiệm về chủ đề đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của tuy nhiên vẫn còn
những khoảng trống cần tiếp tục được làm rõ. Thứ nhất, dù đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu lý thuyết về đầu tư nước ngoài đã chỉ ra được lí do dẫn đến hoạt động ĐTTTRNN,
các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi nhưng chưa đủ để
giải thích nhiều trường hợp, nhất là dịng vốn đầu tư ra nước ngồi từ các nước đang
phát triển và các yếu tố ảnh hưởng. Một số cơng trình nghiên cứu thực nghiệm cũng đã
tập trung phân tích những yếu tố ảnh hưởng, đặc điểm và xu hướng của hoạt động
ĐTTTRNN của các nước, trong đó có các nước đang phát triển nhưng chủ yếu mới dừng
lại ở việc kiểm định những vấn đề đã được nêu ra trong các lý thuyết FDI. Về các yếu
tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp cũng đã được đề
cập và phân tích ở một số khía cạnh như động cơ của việc ĐTTTRNN của doanh nghiệp
nhưng nói chung là vẫn chưa được thảo luận nhiều. Thứ hai, với đối tượng hoạt động
ĐTTTRNN của các doanh nghiệp ở các nước châu Á mặc dù cũng đã có khá nhiều cơng
trình nghiên cứu được công bố tập trung luận giải, thảo luận về động cơ, các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động ĐTTTRNN, xu hướng và tác động của ĐTTTRNN của doanh
nghiệp… Tuy nhiên, với sự liên tục gia tăng số lượng dự án và số lượng vốn ĐTTTRNN
từ các nước châu Á, khơng chỉ những nước phát triển mà cịn cả những nước đang, thậm
chí là kém phát triển; sự đa dạng, phong phú về các loại hình và hình thức đầu tư; sự
phát triển rộng khắp về địa bàn đầu tư… đã liên tục đặt ra những câu hỏi, những vấn đề
2
mới cần được nghiên cứu, thảo luận trong đó một trong những câu hỏi nổi bật là những
yếu tố nào thúc đẩy các doanh nghiệp ở các nước châu Á tiến hành các hoạt động
ĐTTTRNN. Thực tế cho thấy, nếu nhìn từ góc độ doanh nghiệp, từ mong muốn, mục
tiêu chiến lược đến bắt tay vào thực hiện hoạt động ĐTTTRNN còn là một khoảng cách
khá lớn, là cả một quá trình bao gồm nhiều khâu, nhiều bước khác nhau và doanh nghiệp
thường sẽ phải thực hiện rất nhiều các hoạt động khác nhau trong các khâu, các bước
đó. Trước khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp sẽ phải xác định mục tiêu chiến lược;
phân tích, đánh giá năng lực, khả năng, nguồn lực của mình; nghiên cứu, phân tích mơi
trường cùng các điều kiện đầu tư ở nước ngồi để lựa chọn và đi đến quyết định. Khi
tiến hành các hoạt động của quá trình đầu tư, doanh nghiệp lại tiếp tục xử lý hàng loạt
các vấn đề khác như xây dựng cơ sở vật chất, tìm kiếm lao động… Trong thực tế cịn
có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp có mong muốn nhưng khơng thể tiến hành
ĐTTTRNN như dự định bởi nhiều lý do khác nhau trong đó có những rào cản mà doanh
nghiệp khơng thể vượt qua. Cũng có những doanh nghiệp thực sự đã tiến hành hoạt động
ĐTTTRNN nhưng sau một thời gian đã phải dừng lại, không tiếp tục thực hiện hoặc vẫn
thực hiện nhưng khơng đạt được kết quả như mong muốn. Những ví dụ điển hình cho
các trường hợp này có thể thấy rõ tại Việt Nam thể hiện ở những dự án FDI của doanh
nghiệp nước ngoài đã được cấp phép nhưng không tiếp tục triển khai hoặc triển khai
chậm hoặc những dự án thu hút FDI tưởng như thành hiện thực nhưng nhà đầu tư nước
ngoài lại lựa chọn một địa điểm khác, ở quốc gia khác để triển khai. Những trường hợp
như vậy hầu như chưa được xét đến trong các nghiên cứu đã được cơng bố. Nói chung,
xung quanh vấn đề các yếu tố có tác dụng “thúc đẩy”, có nghĩa là các yếu tố “kích thích,
tạo điều kiện, động lực” cho hoạt động ĐTTTRNN, phát triển mạnh hơn hoạt động
ĐTTTRNN của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khoảng trống để đi sâu nghiên cứu và làm
rõ. Chỉ với hai vấn đề vừa nêu có thể thấy rằng cần phải tiếp tục có những nghiên cứu
về hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp.
Với Việt Nam, từ khi thực hiện chính sách mở cửa, tích cực tham gia vào các
hoạt động đầu tư quốc tế đến nay đã cho thấy hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh
nghiệp Việt Nam ra nước ngồi đã mang lại những kết quả tích cực, đóng góp quan
trọng vào q trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhưng nhìn lại có thể thấy hoạt
động này đang có những bất cập, hạn chế. Đó là tình trạng một số dự án đầu tư lớn chậm
được triển khai hay một số trường hợp dự án chưa tính tốn hết được các yếu tố rủi ro
cả về quy mô vốn, thị trường cũng như các điều kiện về thủ tục pháp lý, các rào cản về
ngơn ngữ, văn hóa... nên khi thực hiện gặp khó khăn, bị chậm trễ đã ảnh hưởng đến hiệu
quả đầu tư. Hầu hết các dự án ĐTTTRNN của các doanh nghiệp lớn là những dự án
3
mang tính dài hạn, tập trung vào những lĩnh vực có thời gian thu hồi vốn dài (các dự án
này chiếm khoảng 80-85% vốn đầu tư đã chuyển ra nước ngồi), hiệu quả đầu tư lại
chưa lượng hố rõ. Phần lớn các dự án ĐTTTRNN do các tập đồn, cơng ty nhà nước
làm chủ đầu tư chưa bảo đảm cho việc quản lý có hiệu quả nguồn vốn nhà nước, dễ dẫn
đến nguy cơ thất thoát nguồn vốn đầu tư của Nhà nước… Kết quả khảo sát thực tế cũng
cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN có những khó khăn lớn như: thiếu
vốn; cơng nghệ, trình độ quản lý hạn chế, thiếu các chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước
và gặp nhiều rào cản như thiếu hiểu biết pháp luật, tơn giáo, tín ngưỡng nước sở tại, khó
khăn trong tuyển lao động (Nguyễn Thị Nhung, 2017).
Khi Việt Nam hiện nay đã được đánh giá là một quốc gia có mức thu nhập trung
bình và chuyển sang giai đoạn phát triển mới thì việc gia tăng hiệu quả các hoạt động
ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam là vấn đề rất quan trọng. Vì vậy, việc nghiên
cứu làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ĐTTTRNN của doanh nghiệp
nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm đồng thời luận giải khả năng vận dụng với Việt
Nam là hết sức cần thiết.
Đó cũng là lý do nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy
hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp ở một số nước châu
Á – Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam” làm nội dung của luận
án tiến sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích làm rõ các yếu tố thúc đẩy hoạt động
ĐTTTRNN của các doanh nghiệp ở một số nước châu Á để rút ra những bài học kinh
nghiệm, đồng thời luận giải khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm đó với Việt
Nam. Các câu hỏi nghiên cứu chính bao gồm:
- Có những yếu tố nào có vai trò thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của các doanh
nghiệp ở một số nước châu Á?
- Từ kết quả nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của các doanh
nghiệp ở một số nước châu Á có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì? Việt Nam có
thể tham khảo vận dụng những bài học kinh nghiệm nào trong số các bài học kinh
nghiệm đó?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về các yếu
tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp.
4
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian, luận án nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp ở một số nước châu Á, cụ thể là các doanh
nghiệp ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc là những nước tiêu biểu cho sự thành công
trong phát triển kinh tế, vươn hẳn lên về trình độ phát triển so với số đông các nước và
vùng lãnh thổ khác ở châu Á.
Phạm vi về thời gian, luận án nghiên cứu thực trạng các yếu tố thúc đẩy hoạt
động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp ở các nước châu Á lựa chọn từ
khi các doanh nghiệp này bắt đầu thực hiện các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
cho đến thời gian gần đây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dưới giác độ lịch sử kinh tế, tiếp cận chủ đề nghiên cứu
theo cả hai hướng: diễn dịch và quy nạp. Luận án cũng sử dụng đồng thời nhiều cách
tiếp cận khác nhau để nghiên cứu và giải quyết các mục tiêu đề ra, bao gồm tiếp cận hệ
thống, tiếp cận toàn diện, đa chiều, tiếp cận lịch sử cụ thể, tiếp cận liên ngành. Trong
nghiên cứu, đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác, chủ yếu là các phương
pháp nghiên cứu đặc thù của chuyên ngành lịch sử kinh tế, đó là: kết hợp phương pháp
lịch sử và phương pháp lôgic; phương pháp kế thừa; phương pháp tổng hợp; phương
pháp so sánh; phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp phân tích và tổng kết
kinh nghiệm.
5. Những đóng góp của đề tài luận án
Về mặt lý luận: Thứ nhất là tổng quan được các cơng trình nghiên cứu lý thuyết
và nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Thứ hai là đã xây dựng
được khung phân tích xác định các yếu tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của doanh
nghiệp. Thứ ba là đi sâu phân tích các yếu tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của doanh
nghiệp ở một số nước châu Á được lựa chọn để khẳng định các giả thuyết đưa ra, đồng
thời phát hiện bổ sung một số yếu tố khác có vai trị thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của
doanh nghiệp ở các nước châu Á lựa chọn. Thứ tư là rút ra được các bài học kinh nghiệm
cho doanh nghiệp ĐTTTRNN và các bài học kinh nghiệm về hoạch định và thực thi
chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Về mặt thực tiễn: Đề tài luận án đã luận giải khả năng vận dụng những bài học
kinh nghiệm từ kết quả nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của doanh
nghiệp ở một số nước châu Á vào điều kiện Việt Nam để từ đó đề xuất một số khuyến
5
nghị cụ thể về chính sách đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm hướng tới thực hiện
các mục tiêu đề ra đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài được kết cấu thành 4 chương.
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của doanh nghiệp
Chương 3: Các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh
nghiệp ở một số nước châu Á
Chương 4: Những bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ngồi nước
* Các cơng trình nghiên cứu lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một chủ đề nhận được sự quan tâm sâu rộng cả
trên hai phương diện lý luận và thực tiễn nhưng trong thực tế đến những năm 1960, các
lý thuyết về FDI mới được phát triển và cố gắng để tìm hiểu động lực phía sau những
quyết định đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp. Các lý thuyết về FDI ban đầu
được phát triển bởi MacDougall (1958) và sau đó là Kemp (1964). Mặc dù phần nào đã
lý giải nguyên nhân của việc ĐTTTRNN nhưng các lý thuyết này có điểm hạn chế lớn
nhất là dựa trên giả định thị trường cạnh tranh hoàn hảo – điều gần như khơng có trong
thực tiễn. Về sau, các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài cơ bản được dựa trên giả
định thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo. Có thể nêu lên các lý thuyết chính sau:
- Lý thuyết FDI tiếp cận theo tổ chức ngành
Hymer (1970, 1976) đưa ra lý thuyết về tổ chức ngành để giải thích cho xu hướng
FDI của Mỹ. Đáng chú ý là trước đó, khơng có lý thuyết nào về FDI như vậy và cũng
khơng có nhu cầu về mặt nhận thức để coi đầu tư trực tiếp là một trường hợp đặc biệt vì
vậy có thể cho rằng khái niệm FDI bắt đầu phát triển khi có bước đột phá được thực
hiện bởi Hymer. Trong nghiên cứu, Hymer thấy sự cần thiết phải phân biệt giữa đầu tư
tài chính thuần túy (đầu tư danh mục) và đầu tư của các công ty lớn cho mục đích sản
xuất mà tiêu chí phân định ranh giới giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư danh
mục là kiểm soát. Đầu tư trực tiếp cho phép cơng ty kiểm sốt các hoạt động kinh doanh
ở nước ngồi cịn danh mục đầu tư thì không (Ietto-Gillies, 2014).
Theo Hymer, FDI như là một kết quả tự nhiên của sự tăng trưởng và phát triển
của các công ty độc quyền ở Mỹ. Trong những năm 1960, để duy trì trạng thái độc
quyền, một số cơng ty Mỹ đã mở rộng phạm vi hoạt động ra thị trường quốc tế nhằm
khai thác lợi thế so sánh về công nghệ và quản lý mà các công ty trong cùng lĩnh vực tại
các quốc gia khác khơng có được. Nghiên cứu của Hymer đã khởi đầu cho chuỗi nghiên
cứu theo nhánh này mà có thể kể đến như Caves (1974), Dunning (1974), Vaitsos (1976)
và Cohen (1975). Lý thuyết của Hymer cũng chỉ ra rằng hoạt động đầu tư ra nước ngồi
thường gặp khá nhiều rủi ro về ngơn ngữ, văn hóa, hệ thống pháp luật hay thị hiếu khách
7
hàng. Thậm chí một số cơng ty cịn phải đối mặt với những rủi ro về tỷ giá hối đoái. Do
đó, các cơng ty đầu tư ra nước ngồi phải đạt được một sự vượt trội về sức mạnh thị
trường như sở hữu công nghệ tiên tiến, thương hiệu mạnh, v.v. để có thể đảm bảo được
khả năng tạo ra lợi nhuận mà trong đó cơng nghệ là yếu tố quyết định chính (Nayak and
Choudhury, 2014). Một số nghiên cứu khác cũng đưa ra những lập luận ủng hộ quan
điểm của Hymer. Graham and Krugman (1989) cho rằng các lợi thế về sở hữu công
nghệ trong quá khứ của các công ty châu Âu đã dẫn đến sự đầu tư của các công ty này
tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm phản bác lại lý thuyết trên như Robock
and Simmonds (1983) lập luận rằng công ty có lợi thế khơng nhất thiết đi cùng với việc
đầu tư ra nước ngồi mà thay vào đó có thể khai thác lợi thế thông qua xuất khẩu hoặc
cấp giấy phép. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu cũng thường đi kèm với rủi ro sao chép
công nghệ do thiếu đi sự kiểm sốt tại thị trường nước ngồi. Nói chung, có nhiều
nguyên nhân để doanh nghiệp lựa chọn đầu tư ra nước ngồi hoặc xuất khẩu như chính
sách của chính phủ, quy mô thị trường, rủi ro đầu tư, v.v… Lý thuyết của Hymer chỉ
mới nêu được nguyên nhân của việc đầu tư ra nước ngồi, nhưng chưa giải thích được
lý do chọn địa điểm đầu tư và thời điểm đầu tư của doanh nghiệp.
- Lý thuyết FDI dựa trên sức mạnh độc quyền
Lý thuyết của Kindleberger (1969) giải thích rằng nguyên nhân khiến một doanh
nghiệp quyết định đầu tư ra nước ngoài là do sức mạnh độc quyền. Những sản phẩm
mới thường có xu hướng độc quyền, giá thành thấp nên các cơng ty có sản phẩm mới có
xu hướng mở rộng phạm vi sản xuất ra thị trường quốc tế để tận dụng lợi thế về quy mô.
Lý thuyết của Kindleberger là sự mở rộng từ lý thuyết của Hymer.
- Lý thuyết quốc tế hóa FDI
Buckley and Casson (1976, 1985) đã chuyển trọng tâm lý thuyết từ cấp độ quốc
gia sang cấp độ ngành và cấp độ doanh nghiệp, đồng thời giải thích việc đầu tư ra nước
ngồi tập trung vào các yếu tố đầu vào và công nghệ trung gian.
Lý thuyết của Buckley and Casson được xây dựng dựa trên 3 định đề: các doanh
nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện thị trường khơng hồn hảo; thị trường về
cơng nghệ là khơng hồn hảo; và q trình quốc tế hóa thương mại được dẫn dắt bởi các
công ty đa quốc gia. Buckley and Casson (1976) cịn xác định rõ năm loại khơng hồn
hảo của thị trường dẫn đến thương mại quốc tế đó là: sự phối hợp các nguồn lực đòi hỏi
một khoảng thời gian dài; khai thác hiệu quả của sức mạnh thị trường địi hỏi phải định
giá theo hình thức phân biệt giá; độc quyền song phương tạo tình huống thương lượng
khơng ổn định; người mua có thể khơng ước tính chính xác giá của hàng hoá; và can
8
thiệp của chính phủ vào thị trường quốc tế tạo ra động lực chuyển giá. Theo Buckley &
Casson, các tập đoàn xuyên quốc gia thường ưa chuộng đầu tư trực tiếp nước ngồi hơn
so với chuyển giao cơng nghệ do khó định giá chính xác được cơng nghệ và chi phí giao
dịch cao. Đầu tư ra nước ngồi và khơng chuyển giao công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp
giữ được sự vượt trội về công nghệ so với đối thủ cạnh tranh tại các nước sở tại. Cũng
theo Buckley and Casson, một lý do khác khiến cho việc chuyển giao công nghệ gặp
khó khăn là sự khơng tương thích giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp sử dụng, cụ thể là
trước khi một sáng kiến mới về qui trình hay sản phẩm được lan truyền rộng rãi trên thị
trường, những doanh nghiệp sử dụng tiềm năng có rất ít thơng tin về chi phí cũng như
lợi ích của sáng kiến đó và vì thế có thể cho rằng nó gắn liền với rủi ro cao nhưng một
khi doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới này là công ty con của các tập đồn đa quốc
gia thì rủi ro này sẽ giảm.
- Lý thuyết độc quyền nhóm (Oligopolistic theory)
Knickerbocker (1973) từ nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và cạnh tranh trong
những ngành độc quyền nhóm đã cho rằng có 3 động lực để doanh nghiệp đầu tư ra
nước ngoài gồm: tiếp cận thị trường nước ngoài; tận dụng nguồn lực tại các nước sở tại;
và đầu tư để đối phó với chiến lược của đối thủ. Một đặc điểm quan trọng của những
ngành độc quyền nhóm là sự phụ thuộc lẫn nhau của các công ty tham gia. Hoạt động
của một cơng ty có thể gây ảnh hưởng ngay lập tức tới những đối thủ cạnh tranh chính
và buộc những cơng ty này phải có những hành động tương tự ví dụ khi một cơng ty
trong nhóm có hành động giảm giá bán và điều đó có thể làm giảm thị phần của các đối
thủ cạnh tranh nên sẽ buộc các cơng ty khác trong nhóm cũng phải giảm giá tương tự để
duy trì thị phần. Như vậy, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cơng ty trong độc quyền nhóm
dẫn tới các hành vi bắt chước. Các đối thủ cạnh tranh thường bắt chước ngay những gì
mà một cơng ty trong nhóm thực hiện.
- Mơ hình chiết trung (Eclectic Paradigm) của Dunning
Mơ hình chiết trung được phát triển bởi Dunning từ nửa cuối thập niên 1970.
Theo Dunning, lợi thế về địa điểm là những lợi thế từ việc sử dụng các nguồn lực hoặc
tài sản sẵn có gắn liền với một địa điểm cụ thể ở nước ngoài và cũng là những lợi thế có
giá trị khi cơng ty kết hợp chúng với các tài sản riêng có của mình (như các bí quyết
cơng nghệ, marketing hoặc quản lý). Sự kết hợp những tài sản hay nguồn lực gắn với
một địa điểm cụ thể cùng với những tài sản riêng của cơng ty thơng thường địi hỏi cơng
ty phải tiến hành thiết lập cơ sở sản xuất ở nơi có các tài sản hay nguồn lực đó. Để lựa
chọn địa điểm đầu tư, doanh nghiệp quan tâm đến ba lợi thế chủ đạo: i) Lợi thế về sở
hữu, có thể là một sản phẩm hoặc quy trình sản xuất có ưu thế hơn hẳn các doanh nghiệp
9
khác, hoặc cũng có thể là cơng nghệ, kỹ năng quản lý, v.v…; ii) Lợi thế về địa điểm
gồm lợi thế về yếu tố kinh tế xã hội, ví dụ như cấu trúc và quy mô thị trường, môi trường
văn hóa, pháp luật hoặc mơi trường chính trị và thể chế; iii) Lợi thế nội bộ hóa là việc
sản phẩm hoặc quy trình sản xuất được sử dụng trong hệ thống cơng ty mẹ và các cơng
ty con thay vì chuyển giao cơng nghệ cho doanh nghiệp bên ngồi.
Từ sau năm 1972, dù Dunning liên tục công bố những thảo luận mới về chủ đề
này và các kết quả nghiên cứu của ơng có vai trị rất lớn trong việc giải thích hoạt động
ĐTTTRNN nhưng mơ hình chiết trung vẫn bị chỉ trích do nó bao hàm q nhiều biến,
khó bóc tách được động lực đầu tư ra nước ngồi của doanh nghiệp.
- Lý thuyết FDI dựa trên sức mạnh tiền tệ
Mơ hình dựa trên sức mạnh tiền tệ được phát triển bởi Aliber (1970). Tác giả cho
rằng những quốc gia có đồng tiền yếu sẽ thu hút được nhiều vốn FDI hơn. Tuy nhiên,
lý thuyết này chưa giải thích được sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia có đồng tiền
mạnh hoặc giữa quốc gia đang phát triển (có đồng tiền yếu) sang quốc gia phát triển (có
đồng tiền mạnh).
- Lý thuyết FDI liên quan đến thương mại quốc tế
Vernon (1966) đã dựa trên lý thuyết chu kỳ sản phẩm đề giải thích nguyên nhân
thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngồi. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ chuyển
q trình sản xuất hàng hóa ra nước ngồi để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ nhưng
công nghệ, quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, vẫn sẽ được thực hiện trong
nước do cần sử dụng nhiều vốn và nhân lực chất lượng cao. Trong ba giai đoạn của vịng
đời của một sản phẩm quốc tế thì ở giai đoạn sản phẩm chín muồi cơng nghệ sản xuất
sản phẩm mới sẽ được chuyển giao sang các nước phát triển khác để sản xuất với chi
phí thấp hơn (do chi phí nhân cơng rẻ hơn hay một số các yếu tố khác có sẵn hơn ) và
đến giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hóa thì sản xuất lại tiếp tục được chuyển sang các
nước đang phát triển để tận dụng chi phí thấp của các yếu tố sản xuất.
Dựa trên các lý thuyết trên, nhiều học giả đã tiếp tục phát triển các lý thuyết về
FDI. Kojima (1973, 1975, và 1985) đã đưa ra học thuyết về FDI của Nhật Bản. Ông đã
kết hợp các lý thuyết thương mại với các lý thuyết đầu tư trực tiếp nước ngồi để giải
thích hoạt động đầu tư ra nước ngồi của các cơng ty Nhật Bản. Ơng cho rằng hoạt động
đầu tư ra nước ngoài sẽ làm gia tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả trên thị trường
quốc tế cũng như để cải thiện quy trình sản xuất tại các quốc gia giàu tài nguyên. Kojima
xác định tài nguyên, lao động và định hướng thị trường như ba động cơ chính đằng sau
q trình đầu tư quốc tế của một công ty. Mặc dù vậy, lý thuyết của ông khơng giải thích
10
được trường hợp ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Hàn Quốc, Trung Quốc,
và Đài Loan. Helpman (1984) đã phát triển một mơ hình cân bằng tổng thể của thương
mại quốc tế trong đó các tập đồn đa quốc gia (MNCs) đóng một vai trị quan trọng. Lý
thuyết của Helpman tập trung vào một quốc gia có sự tương đồng về trình độ lao động
và mức độ phát triển kinh tế. Khi đó, việc thành lập cơng ty tại nước ngồi sẽ giúp tiết
kiệm các chi phí về vận tải và gia tăng khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài, đồng
thời đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô. Lý thuyết của Helpman cũng chỉ ra rằng có
sự khác biệt về khả năng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong cùng một
ngành. Theo đó, chỉ có các doanh nghiệp có năng suất cao mới có thể đầu tư ra nước
ngồi trong khi các doanh nghiệp có năng suất thấp chỉ có thể hoạt động trong thị trường
nội địa. Nocke and Yeaple (2004) tiếp tục phát triển lý thuyết của Helpman và nghiên
cứu sự khác nhau giữa việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) và thành lập
công ty con. Theo đó, sự khác biệt về chi phí sẽ khiến cho các doanh nghiệp quyết định
thành lập các công ty con (việc thành lập công ty con với mức lợi nhuận đủ đề bù đắp
cho chi phí đầu tư cao) trong khi sự khác biệt về khả năng kinh doanh sẽ khiến cho
doanh nghiệp quyết định mua bán và sáp nhập. Mặc dù vậy, lý thuyết này cũng chưa
giải thích được lý do khiến các quốc gia đang phát triển tiến hành đầu tư sang các nước
phát triển.
Xét một cách tổng thể thì các lý thuyết trên đều nhằm đến mục đích giải thích
nguyên nhân dẫn đến hoạt động ĐTTTRNN ở các khía cạnh khác nhau nhưng các lý
thuyết trên rõ ràng chưa thể giải thích được tất cả các trường hợp.
* Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến hoạt
động ĐTTTRNN
Bên cạnh việc một số lý thuyết về FDI đã nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến
ĐTTTRNN của doanh nghiệp như tổng hợp của Lei and Chen (2011): “Hầu hết các lý
thuyết FDI đều cho rằng các lựa chọn đầu tư ra nước ngồi của một cơng ty đều là do
nỗ lực muốn khai thác lợi thế riêng của cơng ty đó trên các thị trường nước ngoài
(Caves, 1971; Dunning, 1988; Hymer, 1960)”; hay như khẳng định của Dunning (1993,
2000) là có “bốn nhóm động cơ đầu tư trực tiếp nước ngồi: tìm kiếm thị trường, tìm
kiếm hiệu quả, tìm kiếm nguồn lực và tìm kiếm tài sản chiến lược”, nhiều kết quả nghiên
cứu thực nghiệm được công bố đã chỉ ra các cơng ty tham gia vào hoạt động đầu tư nước
ngồi vì rất nhiều lý do như: đáp ứng các nhu cầu của thị trường nước ngoài, bắt chước
đối thủ cạnh tranh, theo sau động thái của khách hàng, tìm kiếm thêm lợi nhuận trên
những tài sản hiện có, tận dụng các cơ hội tăng trưởng mới tại các thị trường nước ngoài
và trả đũa các đối thủ cạnh tranh nước ngoài (Root, 1987); đầu tư trực tiếp nước ngoài
11
có thể được hiểu là một cơ chế để các cơng ty tìm kiếm phát triển các nguồn lực, khả
năng mới hoặc thu được các tài sản chiến lược cần thiết trên cơ sở tồn cầu (Frost, 2001);
khi chi phí lao động tại các quốc gia hiện sản xuất tăng lên, các cơng ty sẽ được khuyến
khích đầu tư vào các nước kém phát triển để giành lại được các lợi thế về chi phí lao
động (Makino et al., 2002); thơng qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các
khu vực này, các cơng ty có thể trao đổi với các công ty khác tại một quốc gia nhận đầu
tư để thu được các nguồn lực bổ sung cần thiết (Behrman, 1974; Dunning, 1993, 2000;
Luo and Tung, 2007) hay như Aykut and Ratha (2004) phân loại các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động ĐTTTRNN thành 3 nhóm yếu tố “kéo”, “đẩy” và “các yếu tố chiến lược”.
Nhìn chung, các nghiên cứu thực nghiệm đều hướng tới khẳng định những vấn đề đã
được nêu ra trong các lý thuyết về FDI, có nghiên cứu cịn chỉ ra cụ thể những yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp như được tổng hợp ở trên.
* Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài
của một số nước châu Á
Ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, nhất là những nền kinh tế cơng nghiệp
hóa mới (NIEs), cùng q trình tăng trưởng kinh tế nhanh trong khoảng thời gian nửa
cuối thế kỷ XX dẫn đến những biến đổi quan trọng trong đời sống kinh tế ở các quốc
gia và vùng lãnh thổ này nhưng cũng dẫn đến tình trạng khan hiếm dần các nguồn lực
tăng trưởng kinh tế, đồng thời nhu cầu mở rộng thị trường và sự biến động của môi
trường kinh doanh quốc tế đã làm nảy sinh nhu cầu ĐTTTRNN và thực tiễn đã cho thấy,
hoạt động ĐTTTRNN của nhiều doanh nghiệp ở các nền kinh tế châu Á có xu hướng
ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Thực tế này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
học giả từ nhiều nước trên thế giới, trong đó cũng có nhiều nghiên cứu về những yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp.
Khi nghiên cứu về ĐTTTRNN của các nước đang phát triển ở châu Á, Kumar
(1995) nhận thấy, trong bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế có những thay đổi điển
hình là xu hướng tồn cầu hóa với sự xuất hiện của nhiều khu vực thương mại tự do, sự
gia tăng bảo hộ của các nước công nghiệp và khi khả năng cạnh tranh quốc tế của một
số nước NICs Đông Á bị ảnh hưởng bởi sự mất giá tiền tệ cùng với xu hướng tăng lương
trong nước thì các doanh nghiệp ở các nước bị ảnh hưởng đã phản ứng lại bằng cách di
chuyển khu vực sản xuất ra nước ngoài để duy trì và tăng cường khả năng cạnh tranh
dựa trên những yếu tố để có được lợi thế như thương hiệu, mạng lưới tiếp thị, nhân sự
và kiến thức. Việc di dời mảng sản xuất sang các nước có mức tiền lương thấp hơn sẽ
giúp mở rộng sản xuất, tạo ra các giá trị gia tăng còn việc đầu tư chiến lược tại các thị
trường lớn có thể giúp ngăn chặn nguy cơ mất thị trường ở các nước công nghiệp phát
12
triển do bảo hộ gia tăng. Kumar khẳng định rằng ĐTTTRNN của các công ty thuộc các
quốc gia đang phát triển được xem như một công cụ để tăng cường khả năng cạnh tranh.
Cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ĐTTTRNN
của một nước châu Á cụ thể có thể kể đến như:
Với trường hợp Hàn Quốc, Moon (2007) chỉ ra những động lực lớn thúc đẩy các
doanh nghiệp Hàn Quốc ĐTTTRNN là nguồn lao động rẻ ở nước ngoài, thị trường trong
nước bão hịa, các chi phí bất lợi và sự cạnh tranh. Nhiều cơng ty Hàn Quốc đã đầu tư
ra nước ngồi để gia tăng hiệu quả cũng như mở rộng thị trường và tìm kiếm tài sản
chiến lược. Kim and Rhee (2009) nghiên cứu ở khía cạnh các xu hướng, các loại hình,
nhân tố quyết định và động cơ ĐTTTRNN của Hàn Quốc dựa trên các yếu tố kinh tế vĩ
mô của nước sở tại trong từng giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau và số liệu chính
thức về ĐTTTRNN của Hàn Quốc từ năm 1994 đến năm 2005 đã góp phần cải thiện
đáng kể cho những nghiên cứu trước đó về ĐTTTRNN của Hàn Quốc bằng việc khẳng
định: ĐTTTRNN của Hàn Quốc có quan hệ chặt chẽ với quy mô tuyệt đối và tương đối
của thị trường nước chủ nhà, khơng liên quan nhiều đến chi phí lao động của nước chủ
nhà, có liên hệ tích cực với tỷ lệ bằng sáng chế ở nước sở tại. Cơng trình của Kim and
Rhee (2009) có 2 điểm mới quan trọng: i) Với động cơ tìm kiếm tài sản chiến lược thì
yếu tố bằng sáng chế là rất quan trọng, điểm này khác với nhiều nghiên cứu trước đó là
đánh giá thấp vai trị của khi thác cơng nghệ. Kết quả này góp phần khẳng định thêm về
động cơ tìm kiếm công nghệ như các nghiên cứu của Kogut and Chang (1991) với
trường hợp một số doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ở Mỹ dưới hình thức liên doanh với
các cơng ty của Mỹ hay nghiên cứu của Chen and Chen (1998) với trường hợp các công
ty Đài Loan khi đầu tư trực tiếp ở Mỹ; ii) Các biến GDP và dân số cho động cơ tìm kiếm
thị trường là khơng phù hợp với các nghiên cứu của Sethi và cộng sự (2003). Nói chung,
cơng trình của Kim and Rhee (2009) đã làm tăng thêm sự đồng thuận với các lý thuyết
về FDI, đồng thời đóng góp vào các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm về quyết định
ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Với trường hợp Malaixia, Ariff and Lopez (2007), thông qua các tài liệu, số liệu
được công bố công khai và bằng chứng thực tế của các công ty Malaysia, nhất là báo
cáo của Ngân hàng Negara Malaysia (BNM), các tác giả đã chỉ ra các yếu tố “đẩy” là
làm tăng lợi ích cho cả cá nhân và tập đồn, tiết kiệm trong nước cao, chi phí lao động
ở Malayxia tương đối cao so với các nước láng giềng trong khu vực, giới hạn thị trường
trong nước, tự do hóa thương mại nói chung, đặc biệt là trong khu vực ASEAN; Các
yếu tố “kéo” là nguồn cung cấp lao động giá rẻ, sự phong phú của tài nguyên, thị trường
lớn, sự gần gũi về mặt địa lý, đặc biệt về thuế và các ưu đãi khác; Yếu tố chiến lược -
13
yếu tố địa lý là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy ĐTTTRNN, đặc biệt là với
các nước phía Nam, bao gồm việc hợp tác kỹ thuật và đầu tư phía Nam. Ariff and Lopez
(2007) kết luận rằng các yếu tố chính thúc đẩy ĐTTTRNN của Malayxia tương tự như
đối với các nước phát triển ngoài ra các nhân tố bổ sung là thương hiệu, công nghệ, tài
sản chiến lược, phân cấp quản lý các hoạt động phân tán rủi ro và nâng cao lợi nhuận.
Với trường hợp Đài Loan, nghiên cứu của Hsu and Liu (2004) khẳng định việc
Đài Loan đầu tư ồ ạt ở Trung Quốc là nhằm sản xuất các hàng hóa trung gian cung cấp
cho các cơng ty Đài Loan có trụ sở tại Trung Quốc chuyên sản xuất các loại hàng hóa
sử dụng nhiều lao động để xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Nhật Bản. Nghiên cứu của
Lei and Chen (2011) với mục tiêu chính là làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa
chọn địa điểm tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Đài Loan ở
Trung Quốc và Việt Nam với ba nhóm yếu tố tác động là lợi thế về quyền sở hữu, các
đặc điểm mối quan hệ mạng lưới và động cơ tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Dựa trên các lập luận của Dunning (1993, 2000) về động cơ ĐTTTRNN của
doanh nghiệp (tìm kiếm thị trường, tìm kiếm hiệu quả, tìm kiếm nguồn lực và tìm kiếm
tài sản chiến lược); của Makino et al. (2002) cho rằng các công ty sẽ được khuyến khích
đầu tư vào các nước kém phát triển để giành lại được các lợi thế về chi phí lao động;
của Behrman (1974), Luo and Tung (2007) cho rằng thơng qua FDI các cơng ty có thể
trao đổi với các công ty khác tại một quốc gia nhận đầu tư để thu được các nguồn lực
bổ sung cần thiết; của Frost (2001) cho rằng đầu tư trực tiếp là một cơ chế để các cơng
ty tìm kiếm phát triển các nguồn lực cũng như khả năng mới hoặc thu được các tài sản
chiến lược cần thiết; của Chen and Chen (1998), Kumar (1998), Luo and Tung (2007),
Makino et al. (2002) cho rằng các công ty ở các nền kinh tế mới được cơng nghiệp hóa
đầu tư tại các quốc gia phát triển nơi có sẵn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực
và các nguồn lực mạng lưới có xu hướng sử dụng FDI để nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình; của Luo và Tung (2007) cho rằng sự hỗ trợ của chính phủ nước sở tại cho sự
phát triển toàn cầu cũng là những nhân tố ảnh đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư tại nước
ngồi của các cơng ty… Lei and Chen (2011) đã kiểm định các giả thuyết đưa ra để đi
đến khẳng định lợi thế về quyền sở hữu đóng vai trò quan trọng tác động đến quyết định
lựa chọn địa điểm đầu tư trực tiếp nước ngồi của một cơng ty; các động cơ tìm kiếm
thị trường, tìm kiếm hiệu quả, tìm kiếm nguồn lực và tìm kiếm chiến lược đều có tác
động đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư. Lei and Chen còn bổ sung thêm yếu tố
các điểm chung về nền tảng văn hóa cũng như các mối quan tâm chính trị cũng có ảnh
hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đài Loan tại Trung Quốc nhưng
vẫn cần được tiếp tục làm rõ.
14
Cũng có khá nhiều nghiên cứu của các tác giả khác về các nhân tố tác động đến
ĐTTTRNN của các doanh nghiệp ở các nước châu Á như các nghiên cứu của Wee
(2007) về các nhân tố tác động chính, các tác động đối với năng lực cạnh tranh, khung
chính sách, các biện pháp hỗ trợ và những trở ngại trong việc ĐTTTRNN của Thái Lan;
nghiên cứu của Masron and Shahbudin (2010) về các nhân tố thúc đẩy ĐTTTRNN của
Malaysia và Thái Lan; nghiên cứu của Qiu and Wu (2001) giải thích sự gia tăng đầu tư
ra nước ngồi của Hồng Kông là do sự phát triển và việc cơ cấu lại nền của công nghiệp
Hồng Kông biểu hiện ở làn sóng đầu tư vào các ngành cơng nghiệp sử dụng nhiều lao
động ở Trung Quốc…
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
Chủ đề ĐTTTRNN cũng đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả
trong nước trong thời gian qua và có thể nêu ra một số nghiên cứu tiêu biểu như:
- Lê Xuân Sang và Hồng Văn Hải (2011) với cơng trình “Policies for outward
investment - World trend, Experience and Implication for Vietnam” đã đi sâu làm rõ
thêm các vấn đề lý luận về ĐTTTRNN theo quan điểm được nêu ra bởi UNCTAD, phân
tích xu hướng vận động của dòng vốn đầu tư quốc tế, rút ra các bài học kinh nghiệm và
luận giải khả năng vận dụng với Việt Nam. Tuy nghiên cứu của các tác giả tập trung
vào vấn đề hoạch định chính sách nhưng đóng góp có thể coi là khá quan trọng của các
tác giả là làm rõ thêm về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ĐTTTRNN của doanh
nghiệp. Theo khái quát của các tác giả, có nhiều nhân tố là động cơ cho hoạt động
ĐTTTRNN, trong đó có những nhân tố “đẩy” và những nhân tố “kéo”. Các nhân tố đẩy
bao gồm: i) sự gia tăng trong chi phí sản xuất, hoặc sự khan hiếm các nguồn lực và đầu
vào; ii) hạn chế trong điều kiện thương mại và thị trường trong nước; iii) cơ hội mới
trong điều kiện kinh doanh tại nước sở tại; và iv) chính sách nhà nước của thúc đẩy và
khuyến khích FDI hướng ra ngoài. “Các nhân tố kéo thường hỗ trợ những yếu tố đẩy”.
Các nước phát triển có thể được hấp dẫn cho đầu tư nhờ vào các thị trường lớn, dễ dàng
thâm nhập vì họ tham gia vào thỏa thuận đa phương (như WTO). Tuy nhiên, việc áp
dụng các biện pháp bảo vệ cao của một số nhóm nước, đặc biệt là các nước phát triển
sẽ làm xuất hiện xu hướng chuyển dịch đầu tư để tránh các chính sách bảo hộ. Đối với
các nước đang phát triển, chi phí đầu vào thấp, và đặc biệt là sự sẵn có của các yếu tố
đầu vào như: tài nguyên, lao động, đang là những nhân tố thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Các tác giả đưa ra nhận định các nhân tố quyết định trên được hỗ trợ bởi 5 động
cơ chính thúc đẩy FDI nói chung là: i) Tìm kiếm, mở rộng thị trường để tăng doanh thu
và lợi nhuận là chiến lược phổ biến nhất của các cơng ty đa quốc gia trong xu thế tồn
cầu hóa; ii) Nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh thông qua việc giảm
15
chi phí, tăng mối liên kết giữa thị trường trong nước và nước ngồi; iii) Tìm kiếm và
khai thác tài ngun thiên nhiên. Nói chung, động cơ tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên
thông qua đầu tư trực tiếp không phải là rất phổ biến trong các công ty đa quốc gia từ
các nước đang phát triển; iv) Tìm kiếm và sở hữu các tài sản từ đó sở hữu và quản lý
công ty, thực hiện các chiến lược của công ty bao gồm cả chiến lược cạnh tranh; v) Đầu
tư vì lý do chính trị hoặc vì lợi ích chiến lược của quốc gia chiến lược thực hiện dưới
danh nghĩa chính phủ.
- Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Hải Đăng (2013) “Đầu tư của các
doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngồi trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế” đã
nghiên cứu khá toàn diện về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt
Nam. Tuy vậy, tác giả cũng chỉ tập trung đánh giá khái quát thực trạng ĐTTTRNN của
doanh nghiệp Việt Nam, chỉ ra những lợi ích của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, những
hạn chế trong hoạt động ĐTTTRNN và những nguyên nhân của chúng để từ đó đề xuất
các nhóm giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao
hiệu quả ĐTTTRNN của các doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước đối với hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam. Cơng trình nghiên
cứu của tác giả nói chung đã thể hiện rõ được bức tranh tồn cảnh về hoạt động
ĐTTTRNN của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2013.
- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Ngọc Mai (2018) “Đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của Việt Nam: Nhân tố tác động và hàm ý chính sách” nghiên cứu các nhân tố
trong nước tác động đến dòng vốn ĐTTTRNN của Việt Nam để đưa ra các hàm ý chính
sách đẩy mạnh ĐTTTRNN. Tác giả đã phân tích một số nhân tố tác động đến dòng vốn
đầu tư ra nước ngồi của Việt Nam như: thương mại, chính sách của chính phủ, điều
kiện kinh doanh của Việt Nam. Điểm quan trọng là tác giả cũng đã phân tích định lượng
được mối quan hệ ĐTTTRNN của Việt Nam và một số nhân tố đầu tư trực tiếp vào
trong nước, xuất khẩu, GDP và sự mở cửa nền kinh tế. Từ kết quả phân tích, tác giả luận
án đã đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN.
- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Nhung (2017) “Vai trò của nhà nước với hoạt
động ĐTTTRNN của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” đã vận dụng lý thuyết “đàn nhạn”
và “lộ trình phát triển đầu tư” để giải thích hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam trong
thời gian qua, trong đó tập trung vào xác định và phân tích vai trị của nhà nước với hoạt
động này ở các nội dung có tác động trực tiếp đến hoạt động ĐTTTRNN. Dựa trên kết
quả điều tra và phân tích định lượng, tác giả đã đánh giá ảnh hưởng, mức độ tác động
của các yếu tố cấu thành vai trò nhà nước với ĐTTTRNN của doanh nghiệp Việt Nam.
16
Trong cơng trình nghiên cứu của mình, tác giả cũng đã đề xuất một số nhóm giải pháp
nhằm phát huy những vai trị đó của nhà nước trong thời gian tới.
- Ngồi ra cịn một số nghiên cứu ở các khía cạnh cụ thể như về các giải pháp
thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN có cơng trình của các tác giả Nguyễn Hữu
Hiểu (2000); Đinh Trọng Thịnh và cộng sự (2006). Về kinh nghiệm các nước về
ĐTTTRNN có cơng trình của Nguyễn Văn Thắng (2010)....
1.2. Đánh giá về các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và khoảng
trống nghiên cứu
1.2.1. Đánh giá về các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nói chung, cho đến nay, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về đầu tư trực
tiếp nước ngồi, trong đó có hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp.
Thứ nhất, các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài về cơ bản đã chỉ ra những
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp và một số nghiên cứu đã
quy các yếu tố này về các nhóm nhân tố “kéo” và các nhân tố “đẩy”. Các nghiên cứu
nước ngoài về ĐTTTRNN của các doanh nghiệp ở các nước châu Á đều đi đến khẳng
định các nhân tố chính thúc đẩy hoạt động này bao gồm tìm kiếm thị trường, tìm kiếm
hiệu quả, tìm kiếm nguồn lực và tìm kiếm tài sản chiến lược tuy từng trường hợp các
công ty với quy mô khác nhau, kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau và ở các nước khác
nhau cũng có những điểm khác nhau. Điều này góp phần củng cố thêm cho các lý thuyết
về ĐTTTRNN đã được giới nghiên cứu thừa nhận và sử dụng như là khung lý thuyết để
nghiên cứu từng trường hợp cụ thể. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng đã góp phần
kiểm chứng, củng cố thêm các lý thuyết này, nhất là những nghiên cứu thực nghiệm
được thực hiện nhằm giải thích lý do các doanh nghiệp ĐTTTRNN và chỉ ra các “động
cơ” thúc đẩy doanh nghiệp ĐTTTRNN ít nhiều cũng được nghiên cứu ở một vài quốc
gia cụ thể.
Tuy nhiên, như nhận định của Ietto-Gillies (2014) các nghiên cứu lý về FDI chủ
yếu mới chỉ tiếp cận ở giác độ kinh tế trong khi thực tế có nhiều điểm khác nhau về nội
dung và phương pháp nghiên cứu của các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà nghiên cứu
về kinh doanh, giữa phương pháp tĩnh và phương pháp động, vấn đề hiệu quả với các
yếu tố chiến lược, vấn đề chiến lược đối với các đối thủ cạnh tranh và chiến lược đối
với các thành phần khác trong hệ thống như lao động, chính phủ và nhà cung cấp,
phương pháp tiếp cận đa ngành với đơn ngành. Nói cách khác, nếu khơng đặt các doanh
nghiệp trong các bối cảnh lịch sử mà nó hoạt động, không xem xét theo cách tiếp cận
liên ngành thì chưa đủ khả năng giải thích nhiều vấn đề liên quan đến FDI. Đáng chú ý
17
là phần lớn các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố mới chủ yếu dừng lại ở việc giải thích
về động cơ của hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp mà chưa đi sâu vào phân tích
cụ thể các yếu tố có tác dụng “kích thích, tạo điều kiện, động lực” cho hoạt động
ĐTTTRNN, hay phát triển mạnh hơn hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp.
Thứ hai, các nghiên cứu trong nước về chủ đề này, ngồi kết quả chính là tổng
hợp, hệ thống hóa lại các vấn đề lý thuyết về ĐTTTRNN của doanh nghiệp, xem xét,
luận giải một số yếu tác động đến ĐTTTRNN nhưng vẫn cịn có những hạn chế và cần
tiếp tục được làm rõ. Như cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nhung vẫn còn
một số hạn chế mà chính tác giả đã tự chỉ ra, đặc biệt là chưa tiếp cận nghiên cứu vai
trò của nhà nước ở khía cạnh thúc đẩy ĐTTTRNN xuất phát từ nhu cầu cụ thể của các
doanh nghiệp. Điểm hạn chế trong cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc
Mai (2018) chưa bàn luận sâu về các nhân tố kéo – nhân tố từ phía nước tiếp nhận đầu
tư tác động đến hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như một
số nhân tố khác có vai trị thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN như tác động của các hiệp
định thương mại và đầu tư của Việt Nam đã ký kết với các nước, chính sách thuế, chi
phí nhân cơng, các điều kiện kinh doanh khác...
1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu
Những lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngồi, những cơng trình nghiên cứu
thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp ở
nhiều nước châu Á được công bố dù đã giúp giải thích về lý do ĐTTTRNN của các
doanh nghiệp, chỉ ra được động cơ dẫn dắt hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp ở
một số nước châu Á điển hình như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… nhưng nếu đi
sâu phân tích từng trường hợp doanh nghiệp cụ thể có thể lại có những nhận định khác
nhau. Câu hỏi đặt ra là, với cùng bối cảnh, cùng động cơ tương tự như vậy nhưng mức
độ hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp khác nhau lại khác nhau. Có những
doanh nghiệp liên tục mở rộng, phát triển các hoạt động ĐTTTRNN và lớn mạnh thành
các công ty xuyên quốc gia thực thụ trong khi nhiều doanh nghiệp khác lại không như
vậy? Thực tế cũng có những doanh nghiệp đã thất bại khi tiến hành ĐTTTRNN.
Thực tiễn hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp cho thấy có “động cơ”
khơng đồng nghĩa với việc sẽ biến ngay thành các hành động trong thực tiễn. Từ động
cơ đến hành động thực tiễn là cả một quá trình. Trước khi thực hiện một hoạt động đầu
tư kinh doanh nào đó, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng sẽ phải đều nghiên cứu, đánh
giá cụ thể về khả năng cụ thể của mình, xem xét thực lực của doanh nghiệp liệu có thể
thực hiện thành cơng hoạt động đó hay khơng, đồng thời cịn phải nghiên cứu, xem xét
18
hàng loạt các vấn đề khác liên quan đến môi trường kinh doanh ở nơi dự định đầu tư
như khả năng huy động các nguồn lực phục vụ sản xuất; đặc điểm, tập quán, thói quen
của người lao động bản xứ; nhu cầu, thị hiếu, đặc điểm của người tiêu dùng; dung lượng
thị trường; mơi trường luật pháp, chính sách; số lượng và sức mạnh của các đối thủ cạnh
tranh… Thường thì doanh nghiệp sẽ chỉ quyết định thực hiện các hoạt động đầu tư khi
hội tụ được nhiều yếu tố có lợi cho doanh nghiệp.
ĐTTTRNN là một q trình bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Từ động cơ, từ
mục tiêu, mong muốn đến hành động ĐTTTRNN trong thực tiễn bao gồm nhiều khâu,
nhiều bước khác nhau. Mỗi khâu, mỗi bước lại bao hàm những hành động cụ thể khác
nhau và mỗi hành động đó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Ngồi những
yếu tố từ chính doanh nghiệp cịn có nhiều yếu tố tác động từ bên ngồi. Đặc biệt, khi
ĐTTTRNN, một mơi trường đầu tư có thể có những điểm rất khác với mơi trường đầu
tư trong nước và có thể xuất hiện những rào cản đối với hoạt động đầu tư của doanh
nghiệp. Thực tế, có những doanh nghiệp đã tìm cách vượt qua được những rào cản đó
và tiếp tục thực hiện các hoạt động tiếp theo của quá trình đầu tư và cũng có những
doanh nghiệp khơng thể vượt qua những rào cản đó và khơng tiếp tục thực hiện các hoạt
động đầu tư. Từ động cơ ĐTTTRNN biến thành thực tiễn hoạt động ĐTTTRNN của
doanh nghiệp, đặc biệt là khi nhìn ở góc độ doanh nghiệp đầu tư, rõ ràng cịn có những
yếu tố đóng vai trị “kích thích, tạo điều kiện, động lực”. Hiện tượng các doanh nghiệp
phát triển mạnh hơn hoạt động ĐTTTRNN và lý do đằng sau hiện tượng này cũng không
được nghiên cứu nhiều. Đây là những khoảng trống nghiên cứu về chủ đề này cần tiếp
tục được làm rõ và cũng là trong những mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
1.2.3. Hướng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Từ khoảng trống nghiên cứu được phân tích ở phần trên, hướng nghiên cứu và
cũng là mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định, phân tích và làm rõ các yếu tố có tác
dụng “kích thích, tạo điều kiện, động lực” cho hoạt động ĐTTTRNN, phát triển mạnh
hơn hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp ở một số nước châu Á, đồng thời rút ra
những bài học kinh nghiệm đồng thời luận giải khả năng vận dụng với Việt Nam.
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đó, các câu hỏi nghiên cứu cụ thể là:
i) Những yếu tố nào có vai trị thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của các doanh
nghiệp ở một số nước châu Á được lựa chọn nghiên cứu, cụ thể những yếu tố đóng vai
trị là động cơ, vai trị kích thích hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp và những yếu
tố có vai trị “tạo điều kiện, động lực” cho hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp.
19
ii) Từ phân tích các yếu tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp
ở một số nước châu Á lựa chọn đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì?
iii) Việt Nam có thể tham khảo vận dụng những bài học kinh nghiệm nào trong
số những bài học kinh nghiệm đó? Cụ thể những gợi ý chính sách cho Việt Nam trong
hoạch định và thực hiện chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngồi trong bối cảnh hiện
nay gồm những nội dung gì?
1.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dưới giác độ lịch sử kinh tế và tiếp cận chủ đề nghiên
cứu theo cả hai hướng: diễn dịch và quy nạp.
- Theo phương pháp diễn dịch: Từ các lý thuyết, từ các giải thích mang tầm khái
quát, từ những giả định cơ bản sẽ suy ra các giả định hoặc giả thiết. Phương pháp tiếp
cận này sẽ được áp dụng trong việc xác định, chỉ ra các yếu tố có vai trị thúc đẩy hoạt
động ĐTTTRNN của doanh nghiệp. Cụ thể, dựa trên các khái niệm cơ bản và đặc điểm
của FDI, các vấn đề lý thuyết về FDI, về doanh nghiệp, về các TNC để từ đó xác định
các yếu tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp.
- Theo phương pháp quy nạp: Từ những quan sát thực tế, từ những tài liệu, dữ
liệu, thông tin thu thập được về một loại sự kiện, hiện tượng nào đó để khái quát hóa
thành các giả định, giả thiết. Phương pháp tiếp cận này sẽ được sử dụng trong q trình
tìm hiểu, phân tích các yếu tố có vai trị thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của doanh
nghiệp ở một số nước châu Á lựa chọn. Tác giả sẽ thực hiện thu thập tư liệu dùng để
phân tích, đánh giá và tổng hợp các yếu tố có thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của doanh
nghiệp ở một số nước châu Á từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và luận giải khả
năng vận dụng một số bài học kinh nghiệm đó với Việt Nam.
Trong nghiên cứu, luận án sử dụng đồng thời nhiều cách tiếp cận khác nhau để
nghiên cứu và giải quyết các mục tiêu đề ra. Đó là:
Tiếp cận hệ thống: Việc tiếp cận hệ thống nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc
xem xét các yếu tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp trong một thể
thống nhất và mối quan hệ giữa các yếu tố này theo từng thời kỳ cụ thể và đặc biệt là
tồn bộ q trình đi đến quyết định đầu tư ra nước ngoài và mở rộng, phát triển hoạt
động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài.
Tiếp cận toàn diện, đa chiều: Đề tài sẽ nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy hoạt động
ĐTTTRNN của doanh nghiệp ở một số nước châu Á lựa chọn dưới những góc nhìn của