Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Môn GDCD lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.5 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THCS ĐỐNG ĐA. CÂU HỎI ÔN TẬP GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 (TỪ 28/3 ĐẾN 4/4/2020) PHẦN I: LÝ THUYẾT Câu 1: Thế nào là chí công vô tư? Hãy nêu ví dụ về một việc làm thể hiện chí công vô tư? Câu 2: Theo em, học sinh cần rèn luyện như thế nào để trở thành người có tính tự chủ cao ? Hãy nêu cách rèn luyện của em. Câu 3: Vì sao con người cần phải biết tự chủ? Câu 4: Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào ? Câu 5: Theo em, vì sao dân chủ phải đi đôi với kỷ luật ? Câu 6: Theo em, lòng yêu hoà bình thể hiện như thế nào trong cuộc sống hằng ngày? Câu 7: Hãy nêu 2 biểu hiện năng động, sáng tạo và 2 biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo trong học tập của học sinh. PHẦN II: BÀI TẬP Bài 1: Bàn về khả năng sáng tạo của mỗi người, Bùi nói : “Sáng tạo là một phẩm chất không phải ai cũng có, cũng không phải rèn luyện mà có được, đó là do bẩm sinh. Cũng như trong học tập, có phải ai cũng sáng tạo được đâu, như tớ sức học trung bình thì mãi cũng chỉ là trung bình, có cố gắng cũng thế thôi !” Em có tán thành ý kiến của Bùi không ? Vì sao ? Bài 2: Hiện nay, đa số các bạn trẻ không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo, dân ca .... - Hãy nêu suy nghĩ của em trước biểu hiện đó. - Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc? Bài 3: Có ý kiến cho rằng học sinh không nên hợp tác với nhau trong học tập, vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? Bài 4: Hôm đó, ở trường THCS thành phố H. xảy ra một sự việc đáng buồn. Mấy bạn nữ lớp 9B đánh hội đồng bạn T chỉ vì lí do “trông thấy ghét”. Đáng buồn hơn nữa là một số bạn chứng kiến cảnh đó chỉ đứng xem, không ai can ngăn hay có ý kiến gì. - Em có tán thành những hành vi trên không ? Vì sao ? - Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ có thái độ như thế nào và sẽ làm gì ?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bài 5: Duy là một học sinh hay gây gổ đánh nhau, cãi nhau với các bạn trong lớp, trong trường. Em hãy nhận xét hành vi của Duy. Em sẽ góp ý cho Duy như thế nào? Bài 6: Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ phải là người luôn luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Bài 7: Lan và Hoà là đôi bạn thân. Hôm nay Lan là cờ đỏ, Lan đi kiểm tra sự chuẩn bị bài tập của các bạn. Hoà làm thiếu bài tập, nhưng Lan lại báo cáo với lớp là Hoà làm bài đủ. Em hãy nhận xét hành vi của Lan. Nếu là Lan, em sẽ cư xử như thế nào? Bài 8: Có ý kiến cho rằng chỉ người lớn, nhất là những người có chức có quyền mới phải rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, học sinh còn nhỏ không có điều kiện để rèn luyện phẩm chất đó. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?. Làm đề tham khảo thi vào 10 (40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan) KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn thi: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1. Người giải quyết công việc theo lẽ phải, công bằng, không thiên vị, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân là việc làm thể hiện phẩm chất A. năng động sáng tạo. B. dân chủ, kỉ luật. C. lịch sự, tế nhị. D. chí công vô tư. Câu 2. Người có tính tự chủ là người: A. biết tự điều chỉnh hành vi của mình. B. luôn hoang mang trong tình huống khó khăn. C. tức giận, bực dọc khi gặp việc không hài lòng. D. thường nóng nảy, vội vàng trước mọi chuyện..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 3. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào được miễn giảm thuế? A. Thu nhập thấp. B. Quen biết với nhân viên thuế vụ. C. Cán bộ, công nhân viên về hưu kinh doanh. D. Cán bộ, công chức có thu nhập cao. Câu 4. Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh? A. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì. B. Buôn bán phải theo đúng số lượng, mặt hàng đã kê khai. C. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật. D. Không kinh doanh lĩnh vực nhà nước cấm. Câu 5. Hoạt động sản xuất dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là A. kinh doanh. B. đầu cơ. C. buôn bán. D. tổ chức kinh doanh. Câu 6. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Vi phạm pháp luật. B. Thực hiện pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Trách nhiệm pháp lý. Câu 7. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật? A. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện. B. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. C. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện. D. Hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Câu 8. Theo quy định của pháp luật nước ta, chủ thể nào dưới đây có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội? A. Tất cả mọi công dân. B. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước. C. Chỉ công dân đủ 21 tuổi trở lên. D. Chỉ người đứng đầu nhà nước. Câu 9. Anh K đi xe máy không đội mũ bảo hiểm và vượt đèn đỏ. Trường hợp này, anh K đã A. vi phạm pháp luật hành chính. B. vi phạm pháp luật hình sự..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> C. vi phạm pháp luật dân sự. D. vi phạm pháp luật kỉ luật. Câu 10. Hà 16 tuổi, học hết lớp 9, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Hà muốn có việc làm để giúp đỡ bố mẹ. Theo em, Hà có thể tìm việc bằng cách nào trong các cách sau đây? A. Nhận hàng của các cơ sở sản xuất về làm gia công. B. Xin vào biên chế, làm việc tại các cơ quan nhà nước. C. Vay tiền ngân hàng để lập cơ sở sản xuất và thuê thêm lao động. D. Xin làm hợp đồng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Câu 11. Theo quy định của pháp luật, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội vừa là quyền vừa là A. trách nhiệm của công dân đối với nhà nước và xã hội. B. nhiệm vụ bắt buộc của mọi công dân. C. khát vọng cao đẹp của mọi công dân. D. nhu cầu của công dân đối với nhà nước và xã hội. Câu 12. Dấu hiệu nào sau đây là một trong những căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật? A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. B. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện. C. Hành vi do người trên 18 tuổi thực hiện. D. Hành vi do người trên 16 đến 18 tuổi thực hiện. Câu 13. Theo quy định của pháp luật ngành nghề nào dưới đây bị cấm kinh doanh? A. Kinh doanh vũ khí, quân trang quân dụng. B. Kinh doanh bất động sản. C. Kinh doanh hóa mỹ phẩm. D. Kinh doanh quần áo. Câu 14. Nhà nước thu thuế nhằm mục đích A. để chi tiêu vào những công việc chung của đất nước. B. để giảm bớt chênh lệch giàu nghèo. C. để mọi ngành cùng phát triển như nhau. D. để đảm bảo công bằng cho mọi người. Câu 15. Công dân có quyền tự do kinh doanh theo A. quy định của pháp luật. B. khả năng của bản thân. C. quy định của thị trường. D. sở thích của bản thân..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 16. Trong giấy phép kinh doanh của bà H có 8 loại hàng, nhưng ban quản lí thị trường kiểm tra thấy trong cửa hàng của bà có tới 12 mặt hàng. Như vậy bà H đã vi phạm pháp luật A. hành chính. B. hình sự C. dân sự D. kỉ luật Câu 17. Hôn nhân là liên kết được xây dựng trên cơ sở A. bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật thừa nhận. B. do cha mẹ chọn lựa và sắp đặt. C. chỉ cần một bên ưng thuận. D. không cần pháp luật thừa nhận. Câu 18. Độ tuổi quy định được phép kết hôn đối với nữ ở nước ta là từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên? A. 18. B. 19. C. 20. D. 21. Câu 19. Độ tuổi quy định được phép kết hôn đối với nam ở nước ta là từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên? A. 20. B. 21. C. 18. D. 19. Câu 20. Do cần tiền tiêu xài nên bạn N (là học sinh lớp 9) nhận lời vận chuyển một gói hàng lớn để lấy tiền. Trên đường đi mua hàng, N bị các chú công an kiểm tra và phát hiện gói hàng đó là ma túy tổng hợp. Hành vi của N là vi phạm nào dưới đây? A. Hình sự. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Kỉ luật. Câu 21. Hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện? A. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn bị thương nặng. B. Em H bị tâm thần nên lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền. C. Chị C bị trầm cảm nên đã gây ra thương tích cho người lạ qua đường. D. Anh K trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng xóm..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 22. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi phạm tội của công dân A. đủ 18 tuổi trở lên. B. đủ 16 tuổi trở lên. C. đủ 14 tuổi trở lên. D. không phân biệt độ tuổi. Câu 23. Ông B là viên chức đã nghỉ hưu. Ông mở cửa hàng kinh doanh điện máy. Ông cho rằng mình là viên chức đã nghỉ hưu nên không cần phải đăng kí xin giấy phép kinh doanh. Các con có nhắc phải xin phép kinh doanh nhưng ông không nghe. Nếu là ông B, em sẽ làm gì để tiếp tục được công việc? A. Đăng kí kinh doanh. B. Không cần đăng kí. C. Cho con đi đăng kí. D. Nhượng lại cửa hàng cho người khác. Câu 24. B là sinh viên mới ra trường nên chưa có việc làm. Bạn thường bán quần áo với số lượng lớn qua mạng. Khi chi cục thuế thông báo thì bạn cho rằng mình không mở cửa hàng nên không phải nộp thuế. Nếu là B, em sẽ A. nộp thuế đầy đủ. B. kiên quyết không nộp. C. kê khai với số lượng ít để giảm trừ thuế. D. không bán hàng online nữa. Câu 25. Quan hệ vợ chồng được hình thành trên cơ sở tình yêu chân chính và được A. pháp luật thừa nhận. B. bạn bè ủng hộ. C. chính quyền địa phương công nhận. D. gia đình bảo đảm. Câu 26. Nội dung nào sau đây không phải là vấn đề mang tính toàn cầu ? A. Dịch bệnh. C. Ô nhiễm môi trường. B. Bùng nổ dân số. D. Mâu thuẫn tôn giáo. Câu 27. Trong quá trình hợp tác với các quốc gia khác, Việt Nam luôn dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn là thực hiện nguyên tắc nào sau đây của hợp tác ? A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. C. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. D. Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình. Câu 28. Quan điểm nào dưới đây là đúng khi nói về truyền thống dân tộc ? A. Truyền thống dân tộc chỉ có giá trị văn hóa, không có giá trị kinh tế, xã hội..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> B. Truyền thống dân tộc không liên quan đến cá nhân nên không cần phải quan tâm. C. Truyền thống dân tộc là những gì xưa cũ, không phù hợp với xã hội hiện đại nên loại bỏ. D. Truyền thống dân tộc có ý nghĩa quan trọng với cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Câu 29. Bạn X và Q từ chối làm đề cương chung với A và H để chuẩn bị cho kì thi học kì sắp tới với lí do làm như vậy sẽ không nắm hết kiến thức và việc làm đề cương chung có thể làm A và H lười biếng, sinh ra tính ỷ lại. Những ai trong tình huống trên hiểu sai về hợp tác ? A. X và A. B. X và Q. C. Q và H. D. A và H. Câu 30. Ngày mai là Lễ tổng kết năm học, chia tay mái trường THCS, các bạn nữ trong lớp đề nghị lớp trưởng tổ chức buổi họp để lấy ý kiến sẽ xin cô giáo chủ nhiệm cho mặc đồng phục áo dài trắng. Đa số các bạn đều tán thành thì Linh lại phát biểu ý kiến không tán thành vì cho rằng mặc áo dài trắng là lạc hậu, bí bách, khó chịu. Theo em, bạn lớp trưởng nên nói như thế nào sau khi nghe ý kiến của Linh ? A. Tớ cũng tán thành ý kiến của Linh vì mặc áo dài rất nóng bức, nhất là trong ngày hè. B. Tớ thì thế nào cũng được vì tớ không thích mặc áo dài nhưng nếu tất cả cùng mặc thì tớ sẽ mặc. C. Tớ thấy mặc đồng phục áo dài rất đẹp và ý nghĩa. Đó là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam nên mặc trong dịp này là rất phù hợp. D. Tớ thích mặc áo dài vì chụp ảnh rất đẹp, chỉ bạn nào xấu mới không thích mặc áo dài. Câu 31. Người luôn tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là người A. năng động. C. nhanh nhẹn. B. chăm chỉ. D. linh hoạt. Câu 32. Người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác …nhằm đạt kết quả cao là người A. thông minh. B. quyết đoán. C. cần cù, chăm chỉ. D. năng động, sáng tạo. Câu 33. Người có tính năng động, sáng tạo thường thể hiện ở việc làm nào dưới đây? A. Phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. B. Dao động trước khó khăn, thử thách. C. Chủ động, linh hoạt trong mọi hoạt động. D. Thụ động trong giải quyết công việc..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Câu 34. Anh P cướp giật túi xách của người đi đường là vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hình sự. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật. Câu 35. Em hãy chọn ứng xử phù hợp trong tình huống: Em rất muốn tìm hiểu về rô-bốt và mong muốn được tham dự cuộc thi sáng tạo rô-bốt trong tương lai. Tuy nhiên, một số bạn nói làm rô-bốt là rất khó và để chế tạo rô-bốt sẽ rất tốn kém, một cá nhân không thể làm được. A. Em sẽ bỏ mong muốn đó vì khó trở thành hiện thực. B. Em sẽ chỉ nghiên cứu cách chế tạo để biết. C. Em sẽ nhờ người làm rô-bốt cho mình để tham gia cuộc thi. D. Em sẽ tự tìm hiểu về cách chế tạo và nhờ bố mẹ, thầy cô giáo hỗ trợ, giúp đỡ làm rô-bốt. Câu 36. Tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể. B. Lao động tự giác và sáng tạo. C. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. D. Năng động, sáng tạo. Câu 37. Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật dân sự? A. Điều khiển xe mô tô ngược đường một chiều. B. Lấn chiếm hành lang giao thông. C. Buôn bán thuốc nổ trái pháp luật. D. Giao hàng không đúng theo thỏa thuận. Câu 38. Hành vi nào dưới đây thể hiện làm việc không có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Bạn A thường tranh thủ thời gian để vừa học tập tốt, vừa giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình. B. Trong giờ kiểm tra, chưa đọc kĩ đề bài, B đã vội làm ngay. C. Sinh viên D bảo vệ luận án trước thời hạn và đạt kết quả xuất sắc. D. Chị M đang là sinh viên đại học, vừa dành thời gian đi làm thêm để phụ giúp gia đình, vừa chăm chỉ học tập nên học kì nào chị cũng nhận được học bổng của trường. Câu 39. Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định A. quyền tự do của công dân. B. trách nhiệm pháp lý. C. quyền kinh doanh của công dân. D. nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp. Câu 40. Gia đình ông T chuyên sản xuất và cung cấp rau xanh cho một số cửa hàng trong thành phố. Gần đây, có một người bạn của ông ở làng bên cũng có kinh nghiệm trồng rau xanh nhiều năm đến chơi và mang sang cho ông T một.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> loại thuốc kích thích (không rõ nguồn gốc) và khuyên ông nên sử dụng để có thể giúp rau phát triển rất nhanh, tăng năng suất, rút ngắn thời gian chăm sóc, vừa xanh tốt mà lại không bị sâu bệnh. Ông T nên làm gì là đúng đắn trong tình huống này? A. Nghe lời khuyên của người bạn đó và sử dụng thuốc kích thích giúp rau xanh tốt, tăng năng suất. B. Vừa sử dụng cho nhà mình, vừa giới thiệu cho mọi người cùng sử dụng. C. Từ chối và khuyên người bạn đó không nên dùng chất kích thích tăng trưởng cho rau vì nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. D. Dùng liều lượng ít để phun vào rau vì cho rằng làm như vậy thì không gây nguy hại gì..

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×