Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.37 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT PHÙ YÊN. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG THCS MƯỜNG CƠI. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN: LỊCH SỬ 8 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) A. Phần Lịch sử thế giới (12 điểm): Câu 1 (2 điểm): Bằng kiến thức đã học trong chương trình Lịch sử lớp 8. Em hiểu thế nào là Cách mạng tư sản, Cách mạng vô sản? Câu 2 (4 điểm): Vì sao nói Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới? Câu 3 (6 điểm): Hãy trình bày hiểu biết của mình về những tiến bộ của khoa học- kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX? Theo em những tiến bộ khoa học-kĩ thuật đó đã tác động như thế nào đến cuộc sống, môi trường, tương lai của nhân loại? Em hiểu như thế nào về câu nói của nhà khoa học A. Nô-ben: “Tôi hy vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”? B. Phần Lịch sử Việt Nam (8 điểm): Câu 4 (8 điểm): Trình bày những nét chính về quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ 1858 đến 1885. Qua đó em hãy nêu thái độ của nhân dân ta và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong quá trình Pháp xâm lược nước ta? Hết.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN: LỊCH SỬ 8. Câu. 1. 2. 3. Nội dung - Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản. - Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, nhằm dùng bạo lực cách mạng lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản lập nên chế độ XHCN. * Bộ máy Hội đồng Công xã: Cơ quan cao nhất của nhà nước là Hội đồng Công xã, vừa ban bố pháp luật vừa lập ra các uỷ ban pháp luật: Uỷ ban Đối ngoại; Uỷ ban An ninh xã hội; Uỷ ban Tư pháp; Uỷ ban Quân sự; Uỷ ban Lương thực; Uỷ ban Công tác xã hội; Uỷ ban giáo dục; Uỷ ban Thương nghiệp; Uỷ ban Tài chính * Nói Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới vì: Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã đã phần nào đảm bảo quyền lợi của nhân dân, cụ thể: - Chính trị: Tách nhà thờ ra khỏi nhà nước, giải tán quân đội và cảnh sát cũ. Thành lập lực vũ trang và an ninh nhân dân. - Kinh tế: Giao quyền làm chủ nhà máy xí nghiệp cho công nhân, quy định tiền lương tối thiểu và chế độ lao động ( giảm làm vào ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân) - Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, miễn học phí. Như vậy có thể thấy từ tổ chức bộ máy Công xã cho đến Sắc lệnh ban ra có tính chất tiến bộ hơn so với các chế độ trước đó ở Pháp. Nó đã phần nào đảm bảo quyền lợi cho nhân dân lúc bấy giờ. Vì vậy có thể khẳng định Công xã Pa- ri là nhà nước kiểu mới. - Sự phát triển của khoa học- kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX: Bước vào thế kỉ XX, trên đà tiến của cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học – kĩ thuật: Trong lĩnh vực vật lí, sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là thuyết tương đối của nhà bác học Đức (An-be Anhxtanh) đã mang lại một dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại khi xét lại các khái niệm vật lí về không gian và thời gian, có thể nói các phát minh lớn về vật lí học của thế kỉ XX, từ năng lượng nguyên tử đến lade, bán dẫn …đều có liên quan đến thuyết này. Nhân loại tự hào về những phát minh trong lĩnh vực Hoá học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất (Hải dương học, Khí tượng học) đều đạt được những thành tựu to lớn Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX đã. Điểm 1. 1 1,5. 0.5 0.5 0.5 1. 0.5 1. 0.5.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 4. được đưa vào sử dụng như điện tín, điện thoại, ra đa, hàng không với phim có tiếng nói và phim màu… - Có thể nhận thấy rất rõ, sự phát triển của khoa học - kĩ thuật mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người, nhưng mặt khác chính những thành tựu khoa học cũng được sử dụng cho những mục đích chính trị, quân sự như sản xuất vũ khí, các trang thiết bị phục vụ chiến tranh, đã và đang gây ra những thảm hoạ cho nhân loại: Bom nguyên tử được dùng làm vũ khí tối tân trong hai cuộc chiến tranh thế giới (1914- 1918 và 1939-1945) khiến hàng trăm triệu người thiệt mạng, bị thương, rất nhiều thành phố làng mạc bị phá huỷ. Cùng với sự chết chóc là sự tàn phá, huỷ diệt môi trường sống, huỷ diệt con người bởi chất độc hoá học (chất độc da cam) mà hơn ai hết nhân dân Việt Nam ta chính là nạn nhân các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mĩ. Bởi vậy tất cả chúng ta cùng chung sức chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình… - Điều mà A.Nô-ben nói chính là thông điệp hãy sử dụng những thành tựu khoa học theo phương diện, mục đích tích cực làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn… * HS trình bày được những nét chính về quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ 1858- 1885. - Ngày 1 tháng 9 năm 1858 Pháp tấn công Đà Nẵng, nhân dân tích cực ủng hộ đội quân của triều đình chống Pháp. - Do thái độ nhuân nhượng, thoả hiệp của Triều đình Huế, nên Pháp lấn tới buộc triều đình phải kí những hiệp ước có lợi cho thực dân Pháp nhượng 3 tỉnh miền Đông rồi 3 tỉnh miền Tây. - Nhiều cuộc đấu tranh của nhân Nam Kì liên tiếp nổ ra như khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Trung Trực... - Phong trào đấu tranh của các nhà văn, nhà thơ cũng diễn ra mạnh mẽ * Thái độ của nhân dân ta và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm lược của Pháp: - Về phía Nhà Nguyễn: trước sự xâm lược của thực dân Pháp thời kì đầu có một số hành động tích cực chống Pháp nhưng không kiên quyết, nên trượt dài trong sai lầm, hèn nhát, nhu nhược và đi đến đầu hàng thực dân Pháp (kí các Hiệp ước Pa-tơ-nốt, Hiệp ước Hác-măng) -> Việc nước ta rơi vào tay Pháp trách nhiệm hoàn toàn thuộc về nhà Nguyễn, nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về sai lầm của mình. - Về phía nhân dân: ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược đã kiên quyết đấu tranh chống Pháp, tích cực ủng hộ đội quân của Nguyễn Tri Phương ở Đà Nẵng. Khi Pháp đánh vào Gia Định, nhân dân đấu tranh quyết liệt dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Trung Trực, Trương Định….. 1. 2. 1. 1 1 1 1. 2. 2.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>