Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Xây dựng chỉ thị phân tử nhận dạng và nghiên cứu nhân giống bảo tồn loài Xáo tam phân (Paramignya trimera)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.29 MB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CƠNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ
-----------------------------

Phí Thị Cẩm Miện

XÂY DỰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ NHẬN DẠNG
VÀ NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG BẢO TỒN
LOÀI XÁO TAM PHÂN (Paramignya trimera)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

HÀ NỘI, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CƠNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ
-----------------------------

Phí Thị Cẩm Miện

Xây dựng chỉ thị phân tử nhận dạng và nghiên cứu nhân
giống bảo tồn loài Xáo tam phân (Paramignya trimera)



Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Mã số: 9.42.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Chu Hoàng Hà

Hà Nội, 2021


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................2

2.1.


Mục tiêu tổng quát ...........................................................................................2

2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................2

3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .........................................................................2

3.1.

Ý nghĩa khoa học .............................................................................................2

3.2.

Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................3

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................3

4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

4.2.

Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3


5.

Những đóng góp mới của luận án ....................................................................4

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................5
1.1.

Giới thiệu chung về chi Paramignya ...............................................................5

1.1.1. Đặc điểm sinh học của chi Paramignya ...........................................................5
1.1.2. Một số thành phần hóa học và hoạtt tính sinh học chi Paramignya .................8
1.2.

Cây Xáo tam phân (P. trimera), phân loại, đặc điểm sinh học và hoạt
chất sinh học ...................................................................................................11

1.2.1. Nguồn gốc, phân bố, vị trí phân loại Xáo tam phân ......................................11
1.2.2. Đặc điểm thực vật học của cây Xáo tam phân tại Việt Nam .........................11
1.2.3. Nghiên cứu về hoạt tính sinh dược học của cây Xáo tam phân .....................16
1.3.

Các phương pháp trong nghiên cứu phân loại ở thực vật ..............................20

1.3.1. Các chỉ thị đặc điểm ở thực vật ......................................................................20


iv

1.3.2. DNA barcode và ứng dụng của DNA barcode để nhận dạng và phân

biệt loài ...........................................................................................................25
1.3.3. Ứng dụng chỉ thị phân tử trong xác định quan hệ tiến hóa ............................31
1.3.4. Đánh giá đa dạng di truyền quần thể ở thực vật ............................................34
1.3.5. Các nghiên cứu về hệ thống học, DNA barcodes của các loài thuộc chi
Paramignya và loài P. trimera ........................................................................36
1.4.

Nhân giống loài Xáo tam phân ......................................................................37

1.4.2. Nhân giống Xáo tam phân trong tự nhiên ......................................................49
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......52
2.1.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................52

2.1.1. Vật liệu cho nghiên cứu vị trí phân loại và quan hệ phát sinh của các
mẫu thu thập ...................................................................................................52
2.1.2. Vật liệu cho nghiên cứu nhân nhanh in vitro mẫu Xáo tam phân..................52
2.1.3. Các chỉ thị phân tử DNA................................................................................53
2.2.

Nội dung nghiên cứu ......................................................................................57

2.3.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................57

2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập mẫu và xây dựng bản đồ phân bố ................57
2.3.2. Phương pháp mơ tả hình thái .........................................................................58
2.3.3. Tách chiết và tinh sạch DNA tổng số ............................................................58

2.3.4. PCR nhân các vùng microsatellite bằng các chỉ thị SSR ...............................58
2.3.5. PCR nhân các vùng chỉ thị phân tử ................................................................59
2.3.6. Giải trình tự và đăng ký trình tự.....................................................................59
2.3.7. Phương pháp phân tích dữ liệu trình tự..........................................................60
2.4.

Phương pháp nhân giống in vitro cây Xáo tam phân .....................................66

2.4.1. Phương pháp tạo vật liệu khởi đầu nhân giống in vitro Xáo tam phân .........66
2.4.2. Ảnh hưởng của nền môi trường tới khả năng sinh trưởng Xáo tam phân
trong điều kiện in vitro ...................................................................................67
2.4.3. Nghiên cứu khả năng tạo mô sẹo Xáo tam phân............................................67
2.4.4. Ảnh hưởng của nhóm cytokinins và auxin tới khả năng nhân nhanh Xáo
tam phân .........................................................................................................68
2.4.5. Ảnh hưởng của nhóm auxin tới khả năng hình thành rễ Xáo tam phân ........68
2.4.6. Phương pháp bố trí và xử lý thí nghiệm ........................................................69


v

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................70
3.1.

Khảo sát sự phân bố và đặc điểm hình thái của các mẫu thuộc chi
Paramignya tại Khánh Hòa và Lâm Đồng ....................................................70

3.1.1. Khảo sát thành phần loài và sự phân bố của các mẫu nghiên cứu .................70
3.1.2. Đặc điểm hình thái của các mẫu thuộc chi Paramignya ................................75
3.2.


Tách chiết DNA tổng số, nhận dạng lồi thơng qua chỉ thị barcode .............81

3.3.

Xác định đa dạng di truyền của các mẫu Xáo tam phân dựa vào chỉ thị SSR .....81

3.4.

Nghiên cứu chỉ thị DNA và nhận dạng loài ...................................................86

3.4.1. PCR và xác định trình tự các vùng chỉ thị DNA .............................................86
3.4.2. Nhận dạng lồi dựa vào cơng cụ MEGABLAST ..........................................88
3.5.

Xây dựng chỉ thị DNA để nhận dạng Xáo tam phân P. trimera ....................95

3.5.1. Khảo sát dữ liệu DNA mã vạch của các loài thuộc chi Paramignya .............95
3.5.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu các trình tự thuộc chi Paramignya ...........................95
3.5.3. So sánh các trình tự để nhận dạng và phân biệt Xáo tam phân .....................97
3.5.4. Xây dựng cây tiến hóa giữa các lồi ..............................................................97
3.5.5. Xây dựng chỉ thị phân tử để nhận dạng Xáo tam phân .................................103
3.5.6. Đánh giá chỉ thị phân tử dựa vào phân tích khoảng cách mã vạch ..............108
3.6.

Nhân giống in vitro Xáo tam phân ...............................................................112

3.6.1. Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu nhân giống in vitro Xáo tam phân ..........112
3.6.2. Nghiên cứu xác định môi trường nền phù hợp với nhân nhanh in vitro
Xáo tam phân ...............................................................................................115
3.6.3. Nghiên cứu khả năng tạo mô sẹo Xáo tam phân..........................................116

3.6.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm cytokinins tới khả năng nhân nhanh
Xáo tam phân ...............................................................................................119
KẾT LUẬN .............................................................................................................129
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................131
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ...............................................132
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................133
PHỤ LỤC ................................................................................................................141


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABDG

: Automatic Barcode Gap Discovery

AFLP

: Amplified Fragment Length Polymorphism

BAP

: 6-benzylaminopurine hoặc benzyladenine

BI

: Bayesia interference

CSDL


: Cơ sở dữ liệu

CTAB

: Cetyl trimethyl ammonium bromide

CV

: Coefficient of Variation

DNA

: Deoxyribonucleic acid

IAA

: Acid indoleacetic

IBA

: 3-Indolebutyric acid

ITS

: Internal transcribed spacer

ITS

: Internal transcribed spacer


KC

: Knudson C medium

LSD

: Least significant differential

LSD0.05

: Độ lệch tiêu chuẩn mức ý nghĩa 0.05

matK

: Maturase K

MS

: Murashige & Skoog medium

MSA

: Multiple sequence alignment

NCBI

: National Center for Biotechnology Information

P. trimera


: Paramignya trimera

PCR

: Polemerase Chain Reaction

RAPD

: Random Amplified Polymorphic

rbcL

: Ribulose-1,5-bisphosphate carboxylase

RFLP

: Restriction Fragment Length Polymorphism

SSR

: Simple sequence Repeat

STS

: Silver thiosulfate

TDZ

: Thidiazuron


WPM

: Woody Plant Medium-Lloyd G, Mc Cown B, 1980

α - NAA

: Axit α-naphtyl axetic

2.4 D

: 2.4-Dichlorophenoxyacetic


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Tổng hợp các chỉ thị phân tử sử dụng đối với genome lục lạp .............30

Bảng 2.1.

Bảng mẫu sử dụng tách chiết DNA, phân tích quan hệ phát sinh ........52

Bảng 2.2.

Trình tự mồi SSR sử dụng ....................................................................53

Bảng 2.3.


Trình tự mồi ITS, matK và rbcL ...........................................................56

Bảng 3.1.

Tổng hợp vị trí thu thập các mẫu tại Khánh Hịa và Lâm Đồng ...........70

Bảng 3.2.

Số allen và hệ số PIC của 31 cặp mồi SSR ...........................................83

Bảng 3.3.

Tổng hợp thông tin về DNA barcode của các loài thuộc chi
Paramignya trong hệ thống BOLD .......................................................95

Bảng 3.4.

Tổng hợp các dữ liệu trình tự của các loài thuộc chi Paramignya .......96

Bảng 3.5.

Tổng hợp các vùng trình tự ITS, matK và rbcL của các trình tự ........107

Bảng 3.6.

Khoảng cách trong loài và giữa loài của các dữ liệu trình tự .............108

Bảng 3.7.

Ảnh hưởng của dung dịch nano bạc tới khả năng tạo mẫu sạch

Xáo tam phân ......................................................................................112

Bảng 3.8.

Ảnh hưởng của dung dịch Johnson tới khả năng tạo mẫu sạch
Xáo tam phân ......................................................................................113

Bảng 3.9.

Ảnh hưởng sự kết hợp của dung dịch Johnson và nano bạc tới
khả năng khử trùng tạo mẫu sạch Xáo tam phân ................................114

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của môi trường nền tới sự sinh trưởng, nhân nhanh
Xáo tam phân ......................................................................................116
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của TDZ, IBA và 2.4 D tới khả năng tạo mô sẹo Xáo
tam phân ..............................................................................................117
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của sự phối hợp giữa TDZ, IBA và 2.4D tới sự phát
sinh mô sẹo IBA Xáo tam phân ..........................................................118
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của BA tới khả năng phát sinh chồi Xáo tam phân .........119
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của TDZ tới sự phát sinh chồi Xáo tam phân ..................120
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của nhóm sự kết hợp giữa BA và TDZ tới khả năng
phát sinh chồi Xáo tam phân ...............................................................121
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của sự kết hợp giữa BA và α-NAA tới sự phát sinh
chồi Xáo tam phân ..............................................................................122
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của sự kết hợp giữa BA và IBA tới sự phát sinh chồi
Xáo tam phân ......................................................................................123


viii


Bảng 3.18. Ảnh hưởng của IBA và α-NAA tới khả năng hình thành rễ Xáo
tam phân in vitro .................................................................................124
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của một số loại giá thể tới khả năng sống của cây con
in vitro .................................................................................................125


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Cấu trúc các hợp chất coumarin từ chi Paramignya ...............................9

Hình 1.2.

Hình ảnh cây Xáo tam phân trồng tại khu thí nghiệm Khoa
CNSH, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam .............................................12

Hình 1.3.

Hình ảnh lá Xáo tam phân tại Khánh Hịa, Việt Nam ..........................13

Hình 1.4.

Hình ảnh thân, rễ Xáo tam phân tại Khánh Hịa, Việt Nam .................14

Hình 1.5.

Hình ảnh cụm hoa cây Xáo tam phân tại xã Ninh Vân, Khánh
Hòa ........................................................................................................14


Hình 1.6.

Cấu tạo hình thái lá, hoa Xáo tam phân ................................................15

Hình 1.7.

Hình ảnh quả cây Xáo tam phân thu được tại Khánh Hịa, Việt
Nam .......................................................................................................16

Hình 1.8.

Các phương pháp xây dựng cây tiến hóa ..............................................33

Hình 2.1a. Sơ đồ xây dựng chỉ thị DNA đặc thù ....................................................61
Hình 2.1b. Sơ đồ xây dựng CSDL DNA barcode ...................................................62
Hình 2.2.

Quy trình xác định chỉ thị phân tử DNA barcode .................................63

Hình 3.1.

Bản đồ địa bàn nghiên cứu vị trí thu thập mẫu và tình trạng phân
bố các loài P. trimera và một số loài khác thuộc chi Paramignya .......73

Hình 3.2.

Bản đồ địa bàn nghiên cứu gồm vị trí điểm lấy mẫu và phân bố
của các lồi Xáo tam phân Paramignya trimera ..................................74


Hình 3.3.

Bản đồ địa bàn nghiên cứu gồm vị trí điểm lấy mẫu và phân bố
của các lồi ............................................................................................75

Hình 3.4.

Đặc điểm hình thái của Paramignya trimera (Oliv.) Burkill ...............76

Hình 3.5.

Đa dạng về hình thái lá của cây Xáo tam phân P. trimera (Oliv.)
Burkill ...................................................................................................77

Hình 3.6.

Đặc điểm lá và cành của P. armata var. andamanica King thu
thập tại Khánh Hịa, Việt Nam ..............................................................78

Hình 3.7.

Đặc điểm hình thái của P. monophylla (Lour.) Tanaka ........................79

Hình 3.8.

Đặc điểm hình thái thân, lá của P. scandens.........................................80

Hình 3.9.

Đặc điểm lá của P. rectispinosa thu thập tại Cát Tiên, Lâm Đồng ......80


Hình 3.10. DNA tổng số của các mẫu P.trimera và 4 loài thuộc chi
Paramignya ...........................................................................................81


x

Hình 3.11. Kết quả phân tích đa hình các mẫu Paramignya bằng chỉ thị SSR
của một số cặp mồi điển hình................................................................82
Hình 3.12. Mối quan hệ di truyền của các lồi thuộc chi Paramignya ..................84
Hình 3.13. Ma trận khoảng cách giữa các mẫu phân tích .......................................85
Hình 3.14. Kết quả nhân vùng ITS, matK và rbcL ở các mẫu Paramignya ...........87
Hình 3.15. Kết quả Megablast sử dụng trình tự truy vấn ITS của P. trimera
X1 ..........................................................................................................88
Hình 3.16. Cây quan hệ tiến hóa của P. trimera với các lồi họ hàng ...................90
Hình 3.17. Kết quả Megablast sử dụng trình tự truy vấn matK
của P. trimera X1 ..................................................................................91
Hình 3.18. Cây quan hệ tiến hóa của P. trimera với các lồi họ hàng phân
tích bằng trình tự matK .........................................................................92
Hình 3.19. Kết quả Megablast với trình tự truy vấn rbcL của P. trimera X1 ........93
Hình 3.20. Cây quan hệ tiến hóa của P. trimera với các lồi họ hàng phân
tích bằng trình tự rbcL ..........................................................................94
Hình 3.21a. Mối quan hệ tiến hóa giữa các lồi thuộc chi Paramignya dựa
vào phân tích trình tự ITS sử dụng thuật tốn ML của chương
trình MegaX ..........................................................................................98
Hình 3.21b. Mối quan hệ tiến hóa giữa các lồi thuộc chi Paramignya dựa
vào phân tích trình tự ITS sử dụng chương trình BEAST .....................99
Hình 3.22a. Mối quan hệ tiến hóa giữa các lồi thuộc chi Paramignya dựa
vào phân tích trình tự matK sử dụng thuật tốn ML của chương
trình MegaX ........................................................................................100

Hình 3.22b. Mối quan hệ tiến hóa giữa các lồi thuộc chi Paramignya dựa
vào phân tích trình tự matK sử dụng chương trình BEAST ...............101
Hình 3.23a. Mối quan hệ tiến hóa giữa các lồi thuộc chi Paramignya dựa
vào phân tích trình tự rbcL sử dụng chương trình MegaX .................102
Hình 3.23b. Mối quan hệ tiến hóa giữa các lồi thuộc chi Paramignya dựa
vào phân tích trình tự rbcL sử dụng chương trình BEAST ................103
Hình 3.24. Phân tích các vùng/vị trí nucleotide khác biệt đặc trưng cho P.
trimera trong chuỗi trình tự ITS ..........................................................105


xi

Hình 3.25. Phân tích các vùng/vị trí nucleotide khác biệt đặc trưng
cho P. trimera trong chuỗi trình tự matK............................................106
Hình 3.26. Phân tích các vùng/vị trí nucleotide khác biệt đặc trưng
cho P. trimera trong chuỗi trình tự rbcL ............................................107
Hình 3.27. Biểu đồ khoảng cách Histogram và ranked pairwise giữa các
trình tự bằng chương trình ABGD ......................................................109
Hình 3.28. Hình ảnh mẫu Xáo tam phân sau khử trùng........................................113
Hình 3.29. Kết quả khử trùng bằng dung dịch nano bạc và Johnson 2,5% tới
khả năng tạo mẫu sạch Xáo tam phân .................................................115
Hình 3.30. Ảnh hưởng của môi trường nền tới sự sinh trưởng và nhân nhanh
in vitro Xáo tam phân sau 5 tuần ........................................................116
Hình 3.31. Mơ sẹo được hình thành trong các mơi trường khác nhau sau 12
tuần ni cấy .......................................................................................118
Hình 3.32. Ảnh hưởng của BA và TDZ tới khả năng phát sinh chồi từ đoạn
thân Xáo tam phân sau 8 tuần ni cấy ..............................................121
Hình 3.33. Ảnh hưởng của BA và TDZ tới khả năng phát sinh chồi từ hạt
Xáo tam phân sau 4 tuần ni cấy ......................................................122
Hình 3.34. Ảnh hưởng của BA và IBA tới khả năng phát sinh chồi từ đoạn

thân in vitro sau 8 tuần ni cấy .........................................................124
Hình 3.35. Ảnh hưởng của IBA tới khả năng hình thành rễ Xáo tam phân
in vitro sau 12 tuần ni cấy ..............................................................125
Hình 3.36. Hình ảnh cây con in vitro Xáo tam phân sau ra ngôi 4 tuần trên
giá thể đất : cát vàng ...........................................................................126


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lồi Xáo tam phân có tên khoa học là Paramignya trimera (oliv.) Guill.,
thuộc họ Cam (Rutaceae), phân bố chủ yếu ở tỉnh Khánh Hịa và tỉnh Ninh
Thuận. Theo các tài liệu đã cơng bố, ở Việt Nam có 7 lồi thuộc chi
Paramignya, trong đó P. trimera là cây thân gỗ nhỏ, dạng dây trườn, mọc hoang,
phân bố ở vùng núi đá có độ cao trên 200 m, nơi có khí hậu khơ cằn, lớp đất mặt
mỏng. Xáo tam phân đã được sử dụng nhiều trong đơng y và dân gian như là một
lồi thảo dược để chữa nhiều bệnh về gan, huyết áp và ung thư. Gần đây nhiều
nghiên cứu cho thấy rễ Xáo tam phân chứa nhiều alkaloid, saponin, courmarin và
triterpenoid có tác dụng ức chế viêm gan cấp, gây độc đối với một số dòng tế
bào ung thư. Đặc biệt, dịch chiết Xáo tam phân lại an toàn cho sử dụng trong
thời gian dài.
Rễ Xáo tam phân có tác dụng ức chế nhiều dòng tế bào ung thư, do vậy giá
rễ Xáo tam phân hiện nay rất cao, dẫn đến việc khai thác gần như cạn kiệt ngoài tự
nhiên. Bên cạnh đó, khả năng giao phấn và tần suất đột biến ngẫu nhiên của loài
này cao, kết hợp với hiện tượng sinh sản vơ phối và đa bội nên kiểu hình của cây
Xáo tam phân trong tự nhiên rất đa dạng, mang nhiều đặc điểm giống với các loài
cây khác trong chi Paramignya. Sự tồn tại của các dạng lai có kiểu hình tương tự
dẫn đến khó phân biệt và dễ nhầm lẫn nếu chỉ dựa vào hình thái. Cũng chính vì sự
tồn tại của nhiều kiểu cây như các dạng lai xa giữa các loài gần gũi thuộc chi

Paramignya nên khó nhận biết một cách chính xác để lưu giữ, bảo tồn và nhân
giống lồi cây này, nhằm mục đích phát triển khu vực trồng Xáo tam phân làm
dược liệu. Do đó, u cầu xác định chính xác lồi Xáo tam phân là cần thiết, tạo cơ
sở khoa học để nhận diện lồi chính xác, đồng thời bảo tồn nguồn gen và nhân
giống cây Xáo tam phân. Xuất phát từ những vấn đề khoa học và thực tiễn, nghiên
cứu “Xây dựng chỉ thị phân tử nhận dạng và nghiên cứu nhân giống bảo tồn loài
Xáo tam phân (Paramignya trimera)” hướng tới mục tiêu xây dựng được chỉ thị
phân tử để nhận dạng chính xác lồi Xáo tam phân và nhân giống nhằm bảo tồn và
khai thác hiệu quả giá trị dược liệu của loài này.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được chỉ thị phân tử DNA (mã vạch DNA) phục vụ định danh loài
Xáo tam phân (P. trimera); Xây dựng được quy trình nhân giống in vitro lồi Xáo
tam phân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá sự phân bố đặc điểm hình thái, xây dựng được bản đồ phân bố quần
thể Xáo tam phân và một số loài thuộc chi Paramignya.
- Xác định được mối quan hệ di truyền của quần thể Xáo tam phân bằng chỉ
thị SSR.
- Xác định được chỉ thị phân tử DNA để nhận dạng được lồi Xáo tam phân
P. Trimera.
- Xây dựng được quy trình nhân giống Xáo tam phân P. trimera in vitro thu
thập tại Khánh Hòa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xây dựng được bản đồ phân bố tự nhiên của một số quần thể Xáo tam phân

và một số loài thuộc chi Paramignya trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng.
- Cung cấp thêm dữ liệu trình tự nucleotide của các đoạn gen ITS, matK và
rbcL của loài Xáo tam phân và một số loài thuộc chi Paramignya và đăng ký vào
ngân hàng GenBank (NCBI), qua đó góp phần tạo CSDL để xây dựng DNA mã
vạch nhận dạng và phân biệt loài Xáo tam phân với các lồi có quan hệ gần gũi
trong chi Paramignya và họ cam (Rutaceae).
- Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ đặc điểm hình thái, sự đa dạng về
kiểu gen và kiểu hình của các quần thể Xáo tam phân trong tự nhiên ở tỉnh Khánh
Hòa và Lâm Đồng.
- Xác định được mối quan hệ di truyền của loài Xáo tam phân với một số loài
thuộc chi Paramignya, trên cơ sở đó đã xác định được chỉ thị phân tử cho phép
nhận dạng các loài thuộc chi Paramignya, đồng thời nhận dạng được loài Xáo tam
phân bằng chỉ thị matK. Cung cấp thông tin khoa học về nhân giống loài Xáo tam
phân in vitro.


3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Thông qua việc xây dựng được bản đồ phân bố tự nhiên của loài Xáo tam
phân giúp cho việc quy hoạch, định hướng, phát triển nguồn gen loài Xáo tam phân
hiệu quả.
- Từ dữ liệu về mối quan hệ di truyền và các chỉ thị về DNA barcode cho nhận
dạng loài Xáo tam phân là cơ sở cho cơng tác chọn tạo giống mới lồi Xáo tam
phân.
- Đã xây dựng thành cơng quy trình nhân nhanh giống in vitro cho lồi Xáo
tam phân góp phần sản xuất số lượng lớn cây giống Xáo tam phân chất lượng tốt
phục vụ phát triển vùng dược liệu Xáo tam phân tập trung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Loài Xáo tam phân thu thập tại xã Ninh Vân, Ninh Hòa và Diên Khánh
thuộc tỉnh Khánh Hịa; lồi Xáo tam phân chuẩn được cung cấp bởi viện dược liệu
phối hợp trồng bảo tồn tại công ty TNHH Bá Ninh và một số lồi thuộc chi
Paramignya thu thập tại tỉnh Khánh Hịa và Lâm Đồng.
- Trong nghiên cứu đa dạng di truyền, xác định DNA mã vạch của các loài
thuộc chi Paramignya, đối tượng nghiên cứu là tập hợp các cá thể chi Paramignya
phân bố tự nhiên ở Khánh Hòa và Lâm Đồng, Việt Nam.
- Trong nghiên cứu nhân nhanh in vitro Xáo tam phân, đối tượng nghiên cứu
là loài Xáo tam phân do Viện dược liệu và công ty TNHH Bá Ninh, Khánh Hòa
cung cấp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi chuyên môn:
Phạm vi nghiên cứu chuyên môn của luận án là: (1) Thu thập các quần thể
Xáo tam phân tại Khánh Hòa (Xã Ninh Hòa, Ninh Vân, Diên Khánh, Khánh Hòa và
một số loài thuộc chi Paramignya tại tỉnh Lâm Đồng); (2) Tiến hành phân loại,
đánh giá đa dạng di truyền quần thể P. trimera và một số loài thuộc chi Paramignya
(SSR); (3) Xây dựng bộ chỉ thị DNA barcode để nhận dạng lồi Xáo tam phân có
giá trị dược liệu; (4) Xây dựng quy trình nhân giống in vitro phục vụ cơng tác bảo
tồn lồi Xáo tam phân Khánh Hịa.


4

Địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu, điều tra và thu thập mẫu thực địa được tiến hành ở các vùng có
phân bố các lồi thuộc chi Paramignya tại Khánh Hịa, Lâm Đồng, Việt Nam.
Nghiên cứu về chỉ thị phân tử, xây dựng bộ nhận dạng loài Xáo tam phân
được thực hiện tại các phịng thí nghiệm cơng nghệ tế bào thực vật, Viện Công nghệ
sinh học, Viện Hàn Lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Nghiên cứu về nhân giống và bảo tồn loài Xáo tam phân được thực hiện tại

Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01/12/2017 đến hết tháng 11/2020.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Bổ sung dữ liệu khoa học để nhận dạng đặc điểm hình thái và phân loại lồi
Xáo tam phân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- Đã xây dựng được CSDL về trình tự DNA cho lồi Xáo tam phân và đăng
ký ở ngân hàng gen thế giới, đồng thời bước đầu phát triển chỉ thị DNA làm nền
tảng để phát triển DNA mã vạch. Góp phần tạo cơ sở khoa học để nhận dạng và bảo
tồn nguồn gen loài Xáo tam phân P. trimera.
- Xây dựng thành công quy trình nhân nhanh in vitro Xáo tam phân.


5

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Giới thiệu chung về chi Paramignya

1.1.1. Đặc điểm sinh học của chi Paramignya
1.1.1.1. Sự phân bố và thành phần loài của chi Paramignya trên thế giới và Việt Nam
Chi Paramignya thuộc họ Cam (Rutaceae) gồm khoảng 15 lồi cây thân gỗ
nhỏ, dạng dây leo có nguồn gốc từ phía Nam, đơng nam châu Á và ở miền bắc
nước Úc. Theo phân loại thực vật học trên cơ sở dữ liệu thực vật học
(theplantlist.org), chi Paramignya bao gồm 30 loài. Trong số 30 loài, hiện chỉ có
hai lồi được chấp nhận tên khoa học là P. confertifolia Swingle và P. rectispinosa
W. G.Craib. Cho đến nay, có bốn lồi được nghiên cứu về thành phần hóa học và
tác dụng sinh dược học (P. monophylla, P. griffithii, P. trimera, P. scandens), và
22 loài khác chưa được chấp nhận tên khoa học trên cơ sở dữ liệu này. Theo các dữ

liệu thực vật học do nhiều tổ chức nghiên cứu và các nhà thực vật của vườn Thực
vật Hoàng gia Kew (Anh Quốc) và vườn Thực vật Missouri (Hoa Kỳ), tính đến
năm 2013 có 30 lồi được cho là thuộc chi Paramignya đã được đề cập đến trong
các tài liệu khác nhau [1] gồm:
Paramignya andamanica Tanaka
Paramignya angulata Kurz
Paramignya armata Oliv.
Paramignya beddomei Tanaka
Paramignya blumei Hassk.
Paramignya brassii C.T.White
Paramignya citrifolia Hook.F.
Paramignya citrifolia Oliv.
Paramignya confertifolia Swingle
Paramignya cuspidata (Ridl.) Burkill
Paramignya dubia Koord. & Valeton ex Moll & Janssonius
Paramignya glabra Tanaka
Paramignya grandiflora Oliv.
Paramignya griffithii Hook.F.


6

Paramignya hainanensis Swingle
Paramignya hispida Pierre ex Guillaumin
Paramignya littoralis Miq.
Paramignya lobata Burkill
Paramignya longipedunculata Merr.
Paramignya longispina Hook.F.
Paramignya micrantha Kurz
Paramignya mindanaensis Merr.

Paramignya missionis (Oliv.) Burkill
Paramignya monophylla Wight
Paramignya petelotii Guillaumin
Paramignya rectispinosa Craib
Paramignya ridleyi Burkill
Paramignya scandens Craib
Paramignya surasiana Craib
Paramignya trimera (Oliv.) Burkill
Thực tế, tình trạng phân loại chi Paramignya chưa được thống nhất giữa các
nhà phân loại học thực vật. Gần đây, Zhang D. X. (2008) cho rằng chi Paramignya
có khoảng 15 lồi và phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á và miền Bắc nước Úc [1].
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái chung của các loài thuộc chi Paramignya ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo các tài liệu đã cơng bố cho thấy có 7 loài thuộc chi
Paramignya [2], bao gồm:
- Paramignya armata Oliv. var. andamanica King, 1874 [3] - Cựa gà, Quýt
gai. Mọc ở Đà Nẵng, Khánh Hòa và được trồng ở Nam bộ. Đây là loại cây leo, cao
khoảng 1 - 4 m, có nhánh vàng nhạt, lá có gai ngắn ở nách, cong ra phía sau, dài 6
- 12 mm. Lá dạng màng, dai, ngun, hình bầu dục hay thn trịn ở gốc, tận cùng
là một mũi nhọn hình tam giác nhọn, nhẵn, dài 7,5 - 12,5 cm, rộng 3,5 - 4,5 cm, có
cuống ngắn. Hoa xếp 1 - 2 hoa ở nách các lá. Quả đen hay vàng, hình cầu, mang
bởi một cuống dài 3 - 3,5 cm và có 6 thùy. Mọc thành bụi hoặc gỗ leo, cao 1 - 10
m. Ra hoa tháng 8, quả có thể ăn được. Lá và quả đun sôi uống chữa viêm phế
quản, ho [4].


7

- Paramignya griffithii Hook. F, 1875 [5] - Xáo Griffith, phân bố ở Lâm
Đồng, Khánh Hòa. Là dạng cây tiểu mộc leo, có gai cong, cành mảnh. Lá có phiến
bầu dục kích thước 6 x 3 cm, rộng ở nửa trên, mỏng. Hai mặt nâu nhạt lúc khơ, gân

phụ có 5 - 7 cặp. Cuống dài từ 6 - 10 mm. Hoa có từ 1 - 3 hoa ở nách lá, dài 5 mm,
cọng mảnh; đài 10 hình đĩa, tiểu nhụy 6 - 10, rời nhau chỉ ngắn hơn bao phấn; nỗn
sào có lơng. Trái xanh trịn to 1 cm, thịt quả nhớt.
- Paramignya hispida Pierre ex Guillaum [5, 6] - Cựa gà nhám, phân bố ở
Nghệ An, Quảng Trị, Đồng Nai. Là dạng cây tiểu mộc leo, có gai cong xuống, dài
khoảng 1 cm; nhánh mảnh, lúc non có lơng. Lá có phiến to dài x rộng từ 6 - 10 x 2 4 cm, xoan tròn dài, đáy hình tim; gân phụ khơng rõ, tuyến nhỏ, nhiều; cuống có
lơng, dài 2 cm. Hoa đơn, cọng dài 5 - 6 mm; lá đài 5, có lơng mặt ngồi; cánh hoa
cao 1 cm; tiểu nhụy 10, rời nhau; đĩa mật làm thành thư đài; nỗn sào trịn, khơng
lơng, buồng 5, 2 noãn [7].
- Paramignya monophylla Wight, 1840 [3] - Xáo một hoa, phân bố ở Hà Nội
(Ba Vì cũ). Là cây tiểu mộc leo, có gai cong. Lá thon, to, có kích thước dài x rộng
từ 6 - 7 x 2,5 cm, đầu thon, đáy tù, gân rất mảnh, có tuyến thấy rõ ở mặt dưới;
cuống dài 1 cm, hoa 1 - 2 ở nách lá, cọng ngắn; đài 4 mm, cánh hoa dài 13 mm, bầu
dục hẹp [5].
- Paramignya petelotii Guillaum, 1944 [3] - Xáo petelot, mọc ở Hòa Bình
(Mai Châu). Là dạng cây tiểu mộc leo; cành già xám, bì khẩu nhỏ, nhiều, màu
trắng; gai nhỏ, cong. Lá có phiến bầu dục trịn dài, to với kích thước 10 x 5 cm,
mỏng, lục tươi lúc khô, gân phụ mảnh, vào 10 cặp, cuống 5 - 10 mm. Hoa ở nách lá,
dài 15 mm; đài cao 5-6mm; cánh hoa hẹp; tiểu nhụy 10, dài bằng cánh hoa; dĩa mật;
noãn sào có lơng, 5 buồng [5].
- Paramignya scandens (Griff.) Craib, 1926 [3] - Xáo leo, phân bố ở Hà Nam,
Quảng Trị, Lâm Đồng. Là dạng cây tiểu mộc leo; cánh non có lơng mịn, nâu; gai nhỏ
cong, có lơng. Lá có phiến bầu dục, vào 7 x 3,5 cm, đầu tà hay có đi ngắn, đáy
trịn, gân phụ từ 9 - 11 cặp; cuống dài từ 4 - 6 mm, có lơng mịn. Hoa thường 1 ở nách
lá, cọng 1 cm; lá dài nhỏ, rìa lơng; cánh hoa dài 7 mm; tiểu nhụy 10, bằng nhau, chi
có lơng; nỗn sào có lơng. Trái khơng lơng, xoan, dài đến 1,5 cm [5].
- Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum., 1946 [3] - Xáo tam phân, mọc ở núi
Gị vấp. Là dạng cây có gai dài, hơi cong xuống; cành khơng có lơng. Lá có phiến



8

tròn dài và hẹp, bề ngang 1 - 1,5 cm, lúc khô hai mặt nâu, gân phụ 8 - 10 cặp, cuống
lá ngắn 2 - 3 mm. Chùm hoa ở nách gai; cọng hoa 2 mm; hoa tràng 3, dài 4 mm;
tiểu nhụy 3, tiểu nhị 6, rời nhau noãn sào có 3 buồng 1 nỗn, trái trịn to 15 mm.
Sống theo dạng bụi leo.
Như vậy theo mô tả, chi Paramignya là dạng cây tiểu mộc leo, gai dài
cong, phân bố chủ yếu ở vùng trung trung bộ của Việt Nam. Tuy nhiên một số
loài tương tự như Xáo tam phân thuộc chi Paramignya cịn tìm thấy ở những nơi
khác như Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đà lạt, trong đó lồi Xáo leo đã được tìm thấy
ở Lâm Đồng.
1.1.2. Một số thành phần hóa học và hoạtt tính sinh học chi Paramignya
1.1.2.1. Một số thành phần hóa học của các lồi thuộc chi Paramignya
Hiện nay, có 4 lồi được nghiên cứu về thành phần hóa học ở các mức độ
khác nhau. Trong đó, có 01 lồi ở Sri Lanka (P. monophylla), 01 loài ở Thái Lan (P.
griffithii) và 02 loài ở Việt Nam (P. trimera, P. scandens). Các nhóm hoạt chất
chính thuộc chi này gồm chủ yếu là các coumarin, triterpene, alkaloid và các dẫn
xuất glycoside. Cho đến nay có khoảng 85 hợp chất tự nhiên đã được phân lập ra từ
chi Paramignya, bao gồm 18 coumarin, 15 loại tirucallan và saponin tirucallan, 9
loại alkaloid, 11 loại flavanon và một số hợp chất khác. Các nghiên cứu cũng tiến
hành đánh giá các tác dụng sinh học của các nhóm chất như sau [8].
Coumarin: Các coumarin từ chi Paramignya được tìm thấy nhiều nhất trong
hai loài P. monophylla và P. trimera. Các coumarin của chi Paramignya thường ở
dạng tự do. Cấu trúc hóa học chung của các coumarin này là vịng coumarin hai lần
thế ở vị trí 6, 7 (hình 1.1). Về mặt tác dụng sinh học, các coumarin này có phổ hoạt
tính khá rộng bao gồm hoạt tính gây độc tế bào, kháng viêm, kháng tiểu đường và
chống trầm cảm. Đặc biệt, hợp chất coumarin, ostruthin được phân lập từ loài P.
trimera có nhiều tác dụng sinh học quý như chống ung thư, kháng viêm, giảm tiểu
đường và chống trầm cảm [9-15] .
Tirucallane và saponin tirucallane: Các nghiên cứu hóa sinh thực vật về chi

P.monophylla cho thấy sự xuất hiện của các hợp chất điển hình với cấu trúc
tirucallane và saponin tirucallane, bao gồm 7 tirucallanes được phân lập từ quả, lá
và thân loài P. monophylla [16], tirucallane được phân lập từ thân cây loài P. grithii
và 7 loại saponin tirucallanes từ thân và lá của lồi P. scandens. Trong đó, các


9

saponin tirucallane là lớp chất đặc trưng về mặt hóa học chỉ tìm thấy được ở lồi P.
scandens mà chưa tìm thấy ở các lồi khác thuộc chi Paramignya. Về mặt tác dụng
sinh học, các hợp chất saponin tirucallan này có tác dụng gây độc tế bào và kháng
viêm [2].

Hình 1.1. Cấu trúc các hợp chất coumarin từ chi Paramignya
Alkaloid: Đã phát hiện 9 hợp chất alkacoid, tất cả đều được tìm thấy trong
lồi P. trimera. Các hợp chất đều thể hiện tác dụng ức chế enzym α-glucosidase [2].
Flavonoid: Chi Paramignya hiện có 11 hợp chất flavonoid đã được phân
lập. Các hợp chất flavonoid này được tìm thấy chủ yếu ở thân loài P. grithii và lá
cây loài P. scandens và 5 hợp chất flavonoid được tìm thấy trong thân loài Xáo
tam phân P. trimera [17, 18].
Các hợp chất khác: Các hợp chất khác được tìm thấy trong chi
Paramignya bao gồm các phenol, các chromen và các hợp chất glycosid. Đặc
biệt, các hợp chất phenol được tìm thấy nhiều nhất trong thân rễ loài P. trimera.


10

Về mặt tác dụng sinh học, các hợp chất được chứng minh khả năng ức chế
enzym α-glucosidase [17, 18].
1.1.2.2. Nghiên cứu về hoạt tính sinh học của một số hợp chất có trong chi

Paramignya
Hầu hết dược tính của chi Paramignya được biết đến thơng qua các nghiên
cứu trên lồi P. monophylla, loài này vốn được biết là loài cây thuốc được sử dụng
trong dân gian ở nhiều nước châu Á [19].
Nghiên cứu của Kumar và cs. (1998) cho thấy trong vỏ rễ của lồi này có
chứa các chất 5-methoxy-8,8-dimethyl-10-(7-hydroxy-3,7-dimethylocta-1,5-dien-3yl) pyranocoumarin và 5-hydroxy-8,8-dimethyl-10-(7-hydroxy-3,7-dimethyl octa1,5-dien-3-yl) pyranocoumarin. Các hợp chất này thuộc nhóm coumarin (những dẫn
chất α- pyron có cấu trúc C6-C3) và nhóm hợp chất này có những hoạt tính sinh học,
có tác dụng kháng viêm và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Niyaz (1995)
khi nghiên cứu các hợp chất hóa học của P. monophylla đã phân lập được một số
hợp chất coumarin như poncitrin, nordentatin, 5-hydroxy- và 5-methoxy-8,8dimethyl-10-(3',7'-

dimethylocta-1',6'-dien-3'-yl)-2H,8H-benzo[1,2-b:

5,4-

b']dipyran-2-one [20]. Ngoài ra, quả của P. monophylla chứa flindissone,
deoxyfiindissone và 4 hợp chất tirucalladiene như 3-oxotirucalla-7,24-dien-23-ol, 3oxotirucalla-7,24-diene-21,23- diol cũng như dẫn xuất 3β-hydroxyl có trong lồi
này [21].
Wattanapiromsakul và cs. (2000) khi nghiên cứu vỏ thân cây P. griffithii ở
Thái Lan đã phân lập được 5 hợp chất là: amoradicin, 3’,4’-Dihydroxy-7-methoxy8-(3- methylbut-2-enyl)-furano (4”,5”:6,5)-flavanone, 3’,4’-Dihydroxy-7-methoxy8-(3- methylbut-2-enyl)-2’”-(1-hydroxy-1-methylethyl)-furano-(4”, 5”: 6, 5)flavanone, 3-Oxo-tirucalla-7,24-diene-21-al, 6-(2-Hydroxyethyl)-2,2-dimethyl-2H1-benzo- pyran [18]. Ngoài ra, Wiart (2006) đề cập P. scandens có khả năng sinh
tổng hợp các prenylated flavanone như amoradicin. Cho đến nay, tính chất dược lý
của nó vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, flavonoid có khả năng kháng khuẩn hoặc
gây độc tế bào (cytotoxic). Ở Malaysia, rễ của lồi này sắc uống có tác dụng làm
giảm đau bụng dưới, cịn tồn bộ cây sắc uống để trị bệnh giang mai [22].
Theo Phạm Hoàng Hộ (2003) [5], các loài thuộc chi Paramignya ở Việt Nam
được dùng trong y học cổ truyền như sau:


11


Paramignya armata Oliv. var. andamanica King - Cựa gà, Quýt gai. Lá và
quả đun sôi uống chữa viêm phế quản, ho [4].
P. monophylla Wight - Xáo một hoa, chống siêu khuẩn R.D in vitro, trị bạch
đái hạ [3].
1.2. Cây Xáo tam phân (P. trimera), phân loại, đặc điểm sinh học và hoạt chất
sinh học
1.2.1. Nguồn gốc, phân bố, vị trí phân loại Xáo tam phân
1.2.1.1. Nguồn gốc, phân bố cây Xáo tam phân
Xáo tam phân là cây phân bố chủ yếu ở vùng Nam Á, Đông Nam Á và miền
Bắc nước Úc. Ngồi ra, cịn có ở Ấn Độ, Indonexia, Philippin, Đơng Timor,
Australia. Ở Việt Nam, có ở các tỉnh miền Nam Trung Bộ, như ở Tây Ninh, Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng [5].
1.2.1.2. Vị trí phân loại
Xáo tam phân có tên khoa học là Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum., thuộc
chi Paramignya, họ Cam (Rutaceae).
Tên đồng nghĩa (Synonyms): Atalantia trimera Oliv., 1861; Triphasia
monophylla DC., 1824; Severinia trimera Oliv., Luvunga monophylla (DC.) Mabb.
Tên gọi khác: Cây thần dược, cây rễ mọi, cây rễ lạ, cây thần xạ
Phân loại thực vật [3, 5]:
Ngành: Thực vật hạt kín (Tracheophyta)
Lớp: Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Bộ: Bồ Hịn (Sapindales)
Họ: Cam (Rutaceae)
Chi: Paramignya
Loài: Paramignya trimera
1.2.2. Đặc điểm thực vật học của cây Xáo tam phân tại Việt Nam
1.2.2.1. Đặc điểm hình thái
Xáo tam phân là dạng cây gỗ trườn, có gai, mọc ở nách lá. Lá đơn, mọc cách,
mép lá nguyên, có nhiều tuyến tinh dầu. có gai dài và nhọn, hơi cong xuống hay
ngang, dài 0,4 -1,2 cm, cành không lông. Cụm hoa mọc ở nách lá, hoa lưỡng tính,

màu trắng. Đài ba thuỳ dính nhau ở gốc thành hình chén. Tràng hoa có ba cánh. Bộ
nhị có 6 nhị, chỉ nhị rời nhau, bao phấn thuôn dài. Cuống bầu ngắn, các lá noãn


12

dính nhau hồn tồn, bầu từ 1 - 2 ơ, mỗi ơ một nỗn. Quả mọng, hình cầu hoặc
trứng, khơng có lơng, tép có hình túi mọng nước, vỏ quả dày, điểm tuyến dày đặc,
có từ một đến năm hạt. Hạt to dẹt hai bên, vỏ hạt mỏng, phồng lên (Hình 1.2) [5] .

Hình 1.2. Hình ảnh cây Xáo tam phân trồng tại khu thí nghiệm Khoa CNSH,
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Nguồn: Phí Thị Cẩm Miện, 2018
1.2.2.2. Đặc điểm thân, lá, rễ Xáo tam phân
Đặc điểm lá: Lá Xáo tam phân mọc so le, mọc cách, phiến lá đơn, dày, hình
bầu dục thn hẹp, kích thước dài 8 - 12 cm, rộng 1 - 3 cm; đỉnh lá có khía nhỏ, gốc
lá trịn, mép lá có khía ở phía trên, mép cong xuống dưới; mặt trên xanh đậm, mặt
dưới nhạt và bóng, bên trong có nhiều điểm dầu, có 8 - 10 đôi gân bên; cuống lá dài
khoảng 4 - 8 mm, nhẵn. Lá mọc ở gần gốc có phiến kích thước lớn hơn so với lá ở
đoạn trên thân và cành, đầu lá tù hoặc hơi lõm (Hình 1.3) [5].


13

Phiến lá: dày khoảng 1/3 gân giữa, cấu tạo dị thể bất đối xứng. Biểu bì trên
tế bào to, lớp cutin dày và phẳng; biểu bì dưới tế bào nhỏ, nhiều lỗ khí, lớp cutin
mỏng hơn. Ngay dưới biểu bì trên và ngay trên biểu bì dưới có những tế bào to,
không liên tục, vách dày, chứa một tinh thể. Mô mềm giậu gồm 2 lớp tế bào thuôn
dài, không đều, tế bào lớp trên xen kẽ, ít khi xếp chồng lên tế bào lớp dưới, dưới
mỗi tế bào biểu bì trên có 1 - 2 lớp tế bào mơ mềm giậu, có rất ít tinh thể. Mơ mềm

khuyết dày gấp 3 lần mơ mềm giậu, có những bó libe gỗ của gân phụ, có nhiều tinh
thể hơn. Túi tiết kiểu tiêu ly bào rải rác, thường gần biểu bì. (Hình 1.3) [8] .
Gân giữa hơi lồi ở mặt trên, lồi nhiều ở mặt dưới. Biểu bì trên và biểu bì dưới
có lớp cutin dày và phẳng, khơng có lơng. Mơ mềm vỏ gồm hai vùng: (1) vùng
ngồi gồm 2 - 4 lớp tế bào, ngay dưới biểu bì có các tế bào to không liên tục, vách
dày, bên trong chứa một tinh thể, các tế bào cịn lại kích thước nhỏ, có nhiều lục
lạp; (2) vùng trong là mơ mềm đạo, tế bào to hơn vùng ngồi, hình đa giác tròn,
vách dày. Túi tiết kiểu tiêu ly bào thường ở gần biểu bì, kích thước to, hình trịn
hoặc hơi trịn. Sợi mơ cứng tạo thành hai cung, cung nhỏ ở trên, cung to ở dưới, tế
bào hình đa giác. Mơ dẫn cấu tạo cấp 2, tạo thành vịng gần liên tục với gỗ ở trong
và libe ở ngoài. Libe 1 tế bào hình đa giác, vách uốn lượn, xếp thành cụm. Libe 2 tế
bào hình đa giác, vách uốn lượn, xếp thành dãy xuyên tâm [8].

A

B

Hình 1.3. Hình ảnh lá Xáo tam phân tại Khánh Hịa, Việt Nam
Nguồn: Phí Thị Cẩm Miện, 2018
A: Các dạng mẫu lá Xáo tam phân , B: Các dạng gai cành Xáo tam phân


14

Đặc điểm thân: Gỗ thân Xáo tam phân cứng, màu vàng, vỏ sần sùi, thân và
cành có gai nhọn mọc xung quanh. Rễ màu nâu sẫm hay vàng đậm hơn, lõi rễ màu
vàng ngà, các bộ phận của cây chứa tinh dầu, nhất là ở rễ, mùi thơm dịu rất đặc
trưng (Hình 1.4).

C

Hình 1.4. Hình ảnh thân, rễ Xáo tam phân tại Khánh Hịa, Việt Nam
Nguồn: Phí Thị Cẩm Miện, 2018
A: Hình ảnh thân; B: Hình ảnh cành hoa; C: Hình ảnh rễ
1.2.2.3. Đặc điểm sinh sản và cấu tạo đặc trưng của hoa Xáo tam phân
Xáo tam phân có cụm hoa dạng chùm mọc ở nách lá gồm 2 - 8 hoa. Hoa
màu trắng ngà, hoa mẫu 3, cuống hoa ngắn, nhẵn, có lá bắc, đài tồn tại trên quả,
3 lá đài dính nhau, có tuyến rõ, mép có lông, 3 cánh hoa nhỏ, dài 4 mm, nhị 6,
ngắn hơn cánh hoa, chỉ nhị dày và dẹt, bao phấn hình bầu dục, bầu 2 - 3 ơ, mỗi ơ
chứa 1 nỗn, vịi nhụy dày, có tuyến, đầu nhụy dẹt, có 3 gờ (Hình 1.5) [5].

Hình 1.5. Hình ảnh cụm hoa cây Xáo tam phân tại xã Ninh Vân, Khánh Hịa
Nguồn: Phí Thị Cẩm Miện, 2018


×