Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

TÀI LIỆU HƯỚNG dẫn CÁCH NHẬN DẠNG và vẽ BIỂU đồ địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.8 KB, 25 trang )

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN DẠNG VÀ VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ
Biểu đồ có thể hiểu một cách khái qt: “Biểu đồ, thực chất là một hình vẽ có tính trực quan cao cho
phép mơ tả: Động thái phát triển của một hiện tượng địa lý; Thể hiện qui mơ, độ lớn của một đại
lượng nào đó; So sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng; Thể hiện tỉ lệ cơ cấu thành phần
của một (hoặc nhiều tổng thể) có cùng một đại lượng; Thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu các
thành phần qua một số năm...”
Biểu đồ chính là hình ảnh thu nhỏ về một mảng kiến thức được khái qt hố bằng một hình vẽ cụ
thể; khi quan sát trên biểu đồ ta có thể thấy được sự thay đổi của sự vật hiện tượng địa lý, hay sự
phát triển của một ngành, một vùng lãnh thổ nào đó theo thời gian hoặc khơng gian; đây chính là
các bài học về lý thuyết trên cơ sở thực hành.
Biểu đồ được sử dụng rộng rãi trong từng bài học cụ thể, trong các kỳ thi học kỳ, cuối cấp, thi tốt
nghiệp ở các trường phổ thơng. Trong các kì thi tuyển sinh vào Đại học và Cao đẳng trong cả nước,
Bộ Giáo dục – Đào tạo lại đặc biệt chú trọng đến phần kỹ năng địa lý, trong đề thi bào giờ cũng có
một câu hỏi về kĩ năng biểu đồ, thang điểm cho phần này thường chiếm 30% - 35% tổng số điểm bài
thi, nhưng để đạt điểm cao của phần thực hành lại rất thấp. Nguyên nhân chính là do ở các trường
phổ thông thiếu một tài liệu hướng dẫn cụ thể, chi tiết về kỹ thuật thể hiện biểu đồ; đã vậy trong
một số tài liệu, khi trình bày các loại biểu đồ, đơi lúc đơi nơi cũng chưa có sự nhất quán về những qui
tắc thể hiện biểu đồ, điều này đã gây hạn chế không nhỏ đối với giáo viên địa lý giảng dạy ở bậc phổ
thông và càng gây khó khăn hơn đối với việc học tập của học sinh.
Để giải quyết tình trạng trên, chúng tơi trình bày tóm tắt một số vấn đề về kỹ năng địa lý (biểu đồ,
phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam…). Trong đó đi sâu hơn vào việc trình bày cách các dạng
biểu đồ thường gặp theo một qui trình thống nhất, dễ hiểu, sát với chương trình, phù hợp với trình
độ nhận thức của học sinh. Phần nội dung, chúng tơi trình bày hai phần chính:
Phần thứ nhất: Kỹ năng địa lý, bao gồm biểu đồ - kỹ năng thể hiện; Phân tích bảng số liệu thống kê và
vẽ lược đồ Việt Nam…
Phần thứ hai: Các bài tập thực hành, các bài tập thực hành học sinh sẽ tự giải quyết khi đã hiểu được
kĩ năng thể hiện các biểu đồ đã trình bày ở trên.

PHẦN THỨ NHẤT: KĨ NĂNG BIỂU ĐỒ, PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU, VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM VÀ ĐỌC
ATLAT ĐỊA LÍ
A. BIỂU ĐỒ - KĨ THUẬT THỂ HIỆN


I. BIỂU ĐỒ
1. Hệ thống các biểu đồ và phân loại.


Biểu đồ địa lý rất đa dạng, ta thường gặp trong các tài liệu sách báo trình bày về các lĩnh vực kinh tế
hay trong các phòng triển lãm; Cách thể hiện biểu đồ có thể khác nhau, ví dụ trong các phịng triển
lãm, người ta thường cách điệu hóa chúng dưới dạng không gian ba chiều, nhưng vẫn thể hiện được
tính chất khách quan về mặt khoa học. Đối với khoa học Địa lí, chúng ta cũng gặp khá đầy đủ các
dạng biểu đồ khác nhau trong lĩnh vực địa lí tự nhiên (biểu đồ về khí hậu, khí tượng, thuỷ văn…) hay
trong địa lý kinh tế - xã hội (biểu đồ về dân cư – dân tộc, tình hình phát triển kinh tế của các ngành,
các vùng…), cách thể hiện cũng đa dạng tùy thuộc vào yêu cầu của bài viết, hay một cơng trình
nghiên cứu khoa học cụ thể.
Để có thể dễ dàng phân biết được các loại biểu đồ, ta có thể tạm xếp biểu đồ thành 2 nhóm với 7
loại biểu đồ và khoảng 20 dạng khác nhau tùy theo cách thể hiện
● Nhóm 1. Hệ thống các biểu đồ thể hiện qui mô và động thái phát triển, có các dạng biểu đồ sau:
- Biểu đồ đường biểu diễn:
▪ Yêu cầu thể hiện tiến trình động thái phát triển của các hiện tượng theo chuỗi thời gian.
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một đường biểu diễn; Biểu đồ nhiều đường biểu diễn (có cùng
một đại lượng); Biểu đồ có nhiều đường biểu diễn (có 2 đại lượng khác nhau); Biểu đồ chỉ số phát
triển
- Biểu đồ hình cột:
▪ Yêu cầu thể hiện về qui mô khối lượng của một đại lượng, so sánh tương quan về độ lớn giữa các
đại lượng.
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một dãy cột đơn; Biểu đồ có 2, 3,... cột gộp nhóm (cùng một đại
lượng); Biểu đồ có 2, 3,...cột gộp nhóm (nhưng có hai hay nhiều đại lượng khác nhau); Biểu đồ nhiều
đối tượng trong một thời điểm; Biểu đồ thanh ngang; Tháp dân số (dạng đặc biệt)
- Biểu đồ kết hợp cột và đường.
▪ Yêu cầu thể hiện động lực phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng.
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ cột và đường (có 2 đại lượng khác nhau); Biểu đồ cột và đường
có 3 đại lượng (nhưng phải có 2 đại lượng phải cùng chung một đơn vị tính).

● Nhóm 2. Hệ thống các biểu đồ cơ cấu, có các dạng biểu đồ sau:
- Biểu đồ hình trịn.
▪ u cầu thể hiện: Cơ cấu thành phần của một tổng thể; Qui mơ của đối tượng cần trình bày.
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một hình trịn; 2, 3 biểu đồ hình trịn (kích thước bằng nhau); 2,
3 biểu đồ hình trịn (kích thước khác nhau); Biểu đồ cặp 2 nửa hình trịn; Biểu đồ hình vành khăn.


- Biểu đồ cột chồng.
▪ Yêu cầu thể hiện qui mô và cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng thể.
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một cột chồng; Biểu đồ 2, 3 cột chồng (cùng một đại lượng).
- Biểu đồ miền.
▪ Yêu cầu thể hiện đồng thời cả hai mặt cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng qua nhiều thời
điểm.
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ miền “chồng nối tiếp”; Biểu đồ miền “chồng từ gốc toạ độ”.
- Biểu đồ 100 ô vuông. Chủ yếu dùng để thể hiện cơ cấu đối tượng. Loại này cũng có các dạng biểu
đồ một hay nhiều ô vuông (cùng một đại lượng).
2. Kỹ năng lựa chọn biểu đồ.
2.1. Yêu cầu chung.
Để thể hiện tốt biểu đồ, cần phải có kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất; kỹ năng tính tốn, xử
lý số liệu (ví dụ, tính giá trị cơ cấu (%), tính tỉ lệ về chỉ số phát triển, tính bán kính hình trịn...); kỹ
năng vẽ biểu đồ (chính xác, đúng, đẹp...); kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ; kỹ năng sử dụng các
dụng cụ vẽ kỹ thuật (máy tính cá nhân, bút, thước...)
2.2. Cách thể hiện.
a. Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất. Câu hỏi trong các bài tập thực hành về kĩ năng biểu đồ thường
có 3 phần: Lời dẫn (đặt vấn đề); Bảng số liệu thống kê; Lời kết (yêu cầu cần làm)
● Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề). Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau:
- Dạng lời dẫn có chỉ định. Ví dụ: “Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình trịn thể hiện cơ cấu sử dụng
… năm...”. Như vậy, ta có thể xác định ngay được biểu đồ cần thể hiện.
- Dạng lời dẫn kín. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau... Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất.... thể hiện…. & cho
nhận xét)”. Như vậy, bảng số liệu không đưa ra một gợi ý nào, muốn xác định được biểu đồ cần vẽ, ta

chuyển xuống nghiên cứu các thành phần sau của câu hỏi. Với dạng bài tập có lời dẫn kín thì bao giờ
ở phần cuối “trong câu kết” cũng gợi ý cho chúng ta nên vẽ biểu đồ gì.
- Dạng lời dẫn mở. Ví dụ: “Cho bảng số liệu... Hãy vẽ biểu đồ sản lượng công nghiệp nước ta phân
theo các vùng kinh tế năm...)”. Như vậy, trong câu hỏi đã có gợi ý ngầm là vẽ một loại biểu đồ nhất
định. Với dạng ”lời dẫn mở“ cần chú ý vào một số từ gợi mở trong câu hỏi. Ví dụ:
+ Khi vẽ biểu đồ đường biểu diễn: Thường có những từ gợi mở đi kèm như “tăng trưởng”, “biến
động”, “phát triển”, “qua các năm từ... đến...”. Ví dụ: Tốc độ tăng dân số của nước ta qua các năm...;
Tình hình biến động về sản lượng lương thực...; Tốc độ phát triển của nền kinh tế.... v.v.


+ Khi vẽ biểu đồ hình cột: Thường có các từ gợi mở như: ”Khối lượng”, “Sản lượng”, “Diện tích” từ
năm... đến năm...”, hay “Qua các thời kỳ...”. Ví dụ: Khối lượng hàng hoá vận chuyển...; Sản lượng
lương thực của …; Diện tích trồng cây cơng nghiệp...
+ Khi vẽ biểu đồ cơ cấu: Thường có các từ gợi mở “Cơ cấu”, “Phân theo”, “Trong đó”, “Bao gồm”,
“Chia ra”, “Chia theo...”. Ví dụ: Giá trị ngành sản lượng cơng nghiệp phân theo...; Hàng hoá vận
chuyển theo loại đường...; Cơ cấu tổng giá trị xuất - nhập khẩu...
● Căn cứ vào trong bảng số liệu thống kê: Việc nghiên cứu đặc điểm của bảng số liệu để chọn vẽ biểu
đồ thích hợp, cần lưu ý:
- Nếu bảng số liệu đưa ra dãy số liệu: Tỉ lệ (%), hay giá trị tuyệt đối phát triển theo một chuỗi thời
gian (có ít nhất là từ 4 thời điểm trở lên). Nên chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn.
- Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về qui mô, khối lượng của một (hay nhiều) đối tượng biến động theo
một số thời điểm (hay theo các thời kỳ). Nên chọn biểu đồ hình cột đơn.
- Trong trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại lượng khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ. Ví dụ:
diện tích (ha), năng suất (tạ/ha) của một vùng nào đó theo chuỗi thời gian. Chọn biểu đồ kết hợp.
- Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau (tấn, mét, ha...) diễn biến
theo thời gian. Chọn biểu đồ chỉ số.
- Trong trường hợp bảng số liệu trình bày theo dạng phân ra từng thành phần. Ví dụ: tổng số, chia ra:
nông - lâm – ngư; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ. Với bảng số liệu này ta chọn biểu đồ cơ cấu, có
thể là hình trịn; cột chồng; hay biểu đồ miền. Cần lưu ý:
▪ Nếu vẽ biểu đồ hình trịn: Điều kiện là số liệu các thành phần khi tính tốn phải bằng 100% tổng.

▪ Nếu vẽ biểu đồ cột chồng: Khi một tổng thể có quá nhiều thành phần, nếu vẽ biểu đồ hình trịn thì
các góc cạnh hình quạt sẽ quá hẹp, trường hợp này nên chuyển sang vẽ biểu đồ cột chồng (theo đại
lượng tương đối (%) cho dễ thể hiện.
▪ Nếu vẽ biểu đồ miền: Khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua từ 4 thời điểm trở lên (trường
hợp này không nên vẽ hình trịn).
● Căn cứ vào lời kết của câu hỏi.
Có nhiều trường hợp, nội dung lời kết của câu hỏi chính là gợi ý cho vẽ một loại biểu đồ cụ thể nào
đó. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau… Anh (chị) hãy vẽ biểu đồ thích hợp... Nhận xét về sự chuyển dịch
cơ cấu… và giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó”. Như vậy, trong lời kết của câu hỏi đã
ngầm cho ta biết nên chọn loại biểu đồ (thuộc nhóm biểu đồ cơ cấu) là thích hợp.
b. Kỹ thuật tính tốn, xử lý các số liệu để vẽ biểu đồ. Đối với một số loại biểu đồ (đặc biệt là biểu đồ
cơ cấu), cần phải tính tốn và xử lý số liệu như sau:
● Tính tỉ lệ cơ cấu (%) của từng thành phần trong một tổng thể. Có 2 trường hợp xảy ra


- Trường hợp (1): Nếu bảng thống kê có cột tổng. Ta chỉ cần tính theo cơng thức:
Tỉ lệ cơ cấu (%) của (A) =
Số liệu tuyệt đối của (thành phần A)
x 100
Tổng số
- Trường hợp (2): Nếu bảng số liệu khơng có cột tổng, ta phải cộng số liệu giá trị của từng thành
phần ra (tổng) rồi tính như trường hợp (1).
● Tính qui đổi tỉ lệ (%) của từng thành phần ra độ góc hình quạt để vẽ biểu đồ hình trịn. Chỉ cần suy
luận: Tồn bộ tổng thể = 100% phủ kín hình trịn (3600), như vậy 1% = 3,60. Để tìm ra độ góc của các
thành phần cần vẽ, ta lấy số tỉ lệ giá trị (%) của từng thành phần nhân với 3,60 (không cần trình bày
từng phép tính qui đổi ra độ vào bài làm)
● Tính bán kính các vịng trịn. Có 2 trường hợp xảy ra:
- Trường hợp (1). Nếu số liệu của các tổng thể cho là (%). Ta vẽ các hình trịn có bán kính bằng nhau,
vì khơng có cơ sở để so sánh vẽ biểu đồ lớn nhỏ khác nhau.
- Trường hợp (2). Nếu số liệu của các tổng thể cho là giá trị tuyệt đối (lớn, nhỏ khác nhau), ta phải vẽ

các biểu đồ có bán kính khác nhau. Ví dụ: Giá trị sản lượng cơng nghiệp của năm (B) gấp 2,4 lần năm
(A), thì diện tích biểu đồ (B) cũng sẽ lớn gấp 2,4 lần biểu đồ (A); Hay bán kính của biểu đồ (B) sẽ
bằng: 1,54 lần bán kính biểu đồ (A).
Lưu ý trường hợp thứ (2) chỉ tính tương quan cụ thể bán kính của hai biểu đồ khi mà hai biểu đồ này
sử dụng cùng một thước đo giá trị, ví dụ: GDP của hai năm khác nhau nhưng cùng được tính theo
một giá so sánh; Hay sản lượng của các ngành tính theo hiện vật như tấn, triệu mét,...; Hay hiện
trạng sử dụng đất cùng tính bằng triệu ha, ha,...)
● Tính chỉ số phát triển. Có 2 trường hợp xảy ra:
- Trường hợp (1):
Nếu bảng số liệu về tình hình phát triển của ngành kinh tế nào đó trải qua ít nhất là từ 4 thời điểm
với 2 đối tượng khác nhau), yêu cầu tính chỉ số phát triển (%).
Cách tính: Đặt giá trị đại lượng của năm đầu tiên trong bảng số liệu thống kê thành năm đối chứng =
100%. Tính cho giá trị của những năm tiếp theo: Giá trị của năm tiếp theo (chia) cho giá trị của năm
đối chứng, rồi (nhân) với 100 sẽ thành tỉ lệ phát triển (%) so với năm đối chứng; Số đó được gọi là
chỉ số phát triển.
- Trường hợp (2): Nếu bảng thống kê có nhiều đối tượng đã có sẵn chỉ số tính theo năm xuất phát. Ta
chỉ cần vẽ các đường biểu diễn cùng bắt đầu ở năm xuất phát và từ mốc 100% trên trục đứng.


● Một số trường hợp cần xử lý, tính tốn khác.
- Tính năng suất cây trồng: Năng suất =
Sản lượng
(đơn vị: tạ/ha)
Diện tích
- Tính giá trị xuất khẩu & nhập khẩu:
▪ Tổng giá trị xuất, nhập khẩu: = Giá trị xuất khẩu + Giá trị nhập khẩu.
▪ Cán cân xuất nhập khẩu: = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu. Nếu xuất > nhập: Cán cân XNK
dương ( + ) xuất siêu. Nếu xuất < nhập: Cán cân XNK âm ( - ) nhập siêu).
▪ Tỉ lệ xuất nhập khẩu =
Giá trị xuất khẩu

x 100
Giá trị nhập khẩu
- Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: Gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất sinh – Tỉ suất tử
c. Nhận xét và phân tích biểu đồ.
● Khi phân tích biểu đồ: dựa vào số liệu trong bảng thống kê và biểu đồ đã vẽ. Nhận xét phải có số
liệu để dẫn chứng, khơng nhận xét chung chung. Giải thích nguyên nhân, phải dựa vào kiến thức của
các bài đã học.
- Lưu ý khi nhận xét, phân tích biểu đồ:
▪ Đọc kỹ câu hỏi để nắm yêu cầu và phạm vi cần nhận xét, phân tích. Cần tìm ra mối liên hệ (hay tính
qui luật nào đó) giữa các số liệu. Khơng được bỏ sót các dữ kiện cần phục vụ cho nhận xét, phân tích.
▪ Trước tiên cần nhận xét, phân tích các số liệu có tầm khái qt chung, sau đó phân tích các số liệu
thành phần; Tìm mối quan hệ so sánh giữa các con số theo hàng ngang; Tìm mối quan hệ so sánh các
con số theo hàng dọc; Tìm giá trị nhỏ nhất (thấp nhất), lớn nhất & trung bình (đặc biệt chú ý đến
những số liệu hoặc hình nét đường, cột…trên biểu đồ thể hiện sự đột biến tăng hay giảm).
▪ Cần có kỹ năng tính tỉ lệ (%), hoặc tính ra số lần tăng (hay giảm) để chứng minh cụ thể ý kiến nhận
xét, phân tích.
- Phần nhận xét, phân tích biểu đồ, thường có 2 nhóm ý:


▪ Những ý nhận xét về diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu: dựa vào biểu đồ đã vẽ & bảng số
liệu đã cho để nhận xét.
▪ Giải thích nguyên nhân của các diễn biến (hoặc mối quan hệ) đó: dựa vào những kiến thức đã học
để g.thích ngun nhân.
● Sử dụng ngơn ngữ trong lời nhận xét, phân tích biểu đồ.
- Trong các loại biểu đồ cơ cấu: số liệu đã được qui thành các tỉ lệ (%). Khi nhận xét phải dùng từ “tỷ
trọng” trong cơ cấu để so sánh nhận xét. Ví dụ, nhận xét biểu đồ cơ cấu giá trị các ngành kinh tế ta
qua một số năm. Không được ghi: ”Giá trị của ngành nơng – lâm - ngư có xu hướng tăng hay giảm”.
Mà phải ghi: “Tỉ trọng giá trị của ngành nơng – lâm - ngư có xu hướng tăng hay giảm”.
- Khi nhận xét về trạng thái phát triển của các đối tượng trên biểu đồ. Cần sử dụng những từ ngữ
phù hợp. Ví dụ:

▪ Về trạng thái tăng: Ta dùng những từ nhận xét theo từng cấp độ như: “Tăng”; “Tăng mạnh”; “Tăng
nhanh”; “Tăng đột biến”; “Tăng liên tục”,… Kèm theo với các từ đó, bao giờ cũng phải có số liệu dẫn
chứng cụ thể tăng bao nhiêu (triệu tấn, tỉ đồng, triệu người; Hay tăng bao nhiêu (%), bao nhiêu
lần?).v.v.
▪ Về trạng thái giảm: Cần dùng những từ sau: “Giảm”; “Giảm ít”; “Giảm mạnh”; “Giảm nhanh”;
“Giảm chậm”; “Giảm đột biến” Kèm theo cũng là những con số dẫn chứng cụ thể. (triệu tấn; tỉ đồng,
triệu dân; Hay giảm bao nhiêu (%); Giảm bao nhiêu lần?).v.v.
▪ Về nhận xét tổng quát: Cần dùng các từ diễn đạt sự phát triển như:”Phát triển nhanh”; “Phát triển
chậm”; ”Phát triển ổn định”; “Phát triển khơng ổn định”; ”Phát triển đều”; ”Có sự chệnh lệch giữa
các vùng”.v.v.
▪ Những từ ngữ thể hiện phải: Ngắn, gọn, rõ ràng, có cấp độ; Lập luận phải hợp lý sát với yêu cầu...
3. Một số gợi ý khi lựa chọn và vẽ các biểu đồ
3.1. Đối với các biểu đồ: Hình cột; Đường biểu diễn (đồ thị); Biểu đồ kết hợp (cột và đường); Biểu
đồ miền. Chú ý:
▪ Trục giá trị (Y) thường là trục đứng:
Phải có mốc giá trị cao hơn giá trị cao nhất trong chuỗi số liệu. Phải có mũi tên chỉ chiều tăng lên của
giá trị. Phải ghi danh số ở đầu cột hay dọc theo cột (ví dụ: tấn, triệu, % ,..). Phải ghi rõ gốc tọa độ, có
trường hợp ta có thể chọn gốc tọa độ khác (0), nếu có chiều âm (-) thì phải ghi rõ.
▪ Trục định loại (X) thường là trục ngang:
Phải ghi rõ danh số (ví dụ: năm, nhóm tuổi.v.v.). Trường hợp trục ngang (X) thể hiện các mốc thời
gian (năm). Đối với các biểu đồ đường biểu diễn, miền, kết hợp đường và cột, phải chia các mốc trên
trục ngang (X) tương ứng với các mốc thời gian. Riêng đối với các biểu đồ hình cột, điều này không


có tính chất bắt buộc, nhưng vẫn có thể chia khoảng cách đúng với bảng số liệu để ta dễ dàng quan
sát được cả hai mặt qui mô và động thái phát triển. Phải ghi các số liệu lên đầu cột (đối với các biểu
đồ cột đơn).
Trong trường hợp của biểu đồ cột đơn, nếu có sự chênh lệch quá lớn về giá trị của một vài cột (lớn
nhất) và các cột cịn lại. Ta có thể dùng thủ pháp là vẽ trục (Y) gián đoạn ở chỗ trên giá trị cao nhất
của các cột còn lại. Như vậy, các cột có giá trị lớn nhất sẽ được vẽ thành cột gián đoạn, như vậy biểu

đồ vừa đảm bảo tính khoa học và thẩm mĩ.
▪ Biểu đồ phải có phần chú giải và tên biểu đồ. Nên thiết kế ký hiệu chú giải trước khi vẽ các biểu đồ
thể hiện các đối tượng khác nhau. Tên biểu đồ có thể ghi ở trên, hoặc dưới biểu đồ
3.2. Đối với biểu đồ hình trịn: Cần chú ý:
▪ Thiết kế chú giải trước khi vẽ các hình quạt thể hiện các phần của đối tượng. Trật tự vẽ các hình
quạt phải theo đúng trật tự được trình bày ở bảng chú giải.
▪ Nếu vẽ từ 2 biểu đồ trở lên: Phải thống nhất qui tắc vẽ, vẽ hình quạt thứ nhất lấy từ tia 12 giờ (như
mặt đồng hồ), rồi vẽ tiếp cho hình quạt thứ 2, 3... thuận chiều kim đồng hồ. Trường hợp vẽ biểu đồ
cặp hai nửa hình trịn thì trật tự vẽ có khác đi một chút. Đối với nửa hình trịn trên ta vẽ hình quạt
thứ nhất bắt đầu từ tia 9 giờ, rồi vẽ tiếp cho thành phần thứ 2, 3 ... thuận chiều kim đồng hồ; đối với
nửa hình trịn dưới ta cũng vẽ hình quạt thứ nhất từ tia 9 giờ và vẽ cho thành phần còn lại nhưng
ngược chiều kim đồng hồ
▪ Nếu bảng số liệu cho là cơ cấu (%): thì vẽ các biểu đồ có kích thước bằng nhau (vì khơng có cơ sở
để vẽ các biểu đồ có kích thước lớn, nhỏ khác nhau).
▪ Nếu bảng số liệu thể hiện là giá trị tuyệt đối: thì phải vẽ các biểu đồ có kích thước khác nhau một
cách tương ứng. u cầu phải tính được bán kính cho mỗi vịng trịn.
▪ Biểu đồ phải có: phần chú giải, tên biểu đồ (ở trên hoặc ở dưới biểu đồ đã vẽ).
3.3. Đối với biểu đồ hình vng (100 ơ vng ).
Thường được dùng thể hiện cơ cấu. Nhưng nói chung biểu đồ này ít dùng, vì khi vẽ tốn thời gian, tốn
diện tích thể hiện, khả năng truyền đạt thơng tin có hạn, khi thể hiện phần lẻ không uyển chuyển
bằng biểu đồ hình trịn. Các qui ước khác giống như vẽ biểu đồ hình trịn.
3.4. Khi lựa chọn và vẽ các loại biểu đồ cần lưu ý:
Các loại biểu đồ có thể sử dụng thay thế cho nhau tùy theo đặc trưng của các số liệu và yêu cầu của
nội dung. Khi lựa chọn các loại biểu đồ thích hợp, cần hiểu rõ những ưu điểm, hạn chế cũng như khả
năng biểu diễn của từng loại biểu đồ. Cần tránh mang định kiến về các loại biểu đồ, học sinh dễ
nhầm lẫn khi số liệu cho là (%) không nhất thiết phải vẽ biểu đồ hình trịn. Ví dụ, bảng số liệu cho tỉ
suất sinh, tỉ suất tử qua năm (đơn vị tính %). Yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất tỉ suất sinh, tỉ suất


tử và gia tăng dân số tự nhiên; trường hợp này khơng thể vẽ biểu đồ hình trịn được, mà chuyển

sang vẽ biểu đồ miền chồng từ gốc tọa độ.
Việc lựa chọn, vẽ biểu đồ phụ thuộc vào đặc điểm của chuỗi số liệu. Ví dụ, trong tổng thể có các
thành phần chiếm tỉ trọng quá nhỏ (hoặc quá nhiều thành phần) như cơ cấu giá trị sản lượng của 19
nhóm ngành CN nước ta thì rất khó vẽ biểu đồ hình trịn; Hoặc u cầu thể hiện sự thay đổi cơ cấu
GDP của nước ta trải qua ít nhất là 4 năm (thời điểm) thì việc vẽ biểu đồ hình trịn chưa hẳn là giải
pháp tốt nhất.
Mục đích phân tích: Cần lựa chọn một số cách tổ hợp các chỉ tiêu, đan cắt các chỉ tiêu. Sau đó chọn
cách tổ hợp nào là tốt nhất thể hiện được ý đồ lý thuyết.

II. KĨ THUẬT THỂ HIỆN BIỂU ĐỒ

Nhóm 1. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUI MÔ, ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN
1. BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG BIỂU DIỄN
1.1. Đặc điểm chung. Biểu đồ này dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo chuỗi
thời gian, không dùng để thể hiện sự biến động theo không gian hay theo các thời kỳ (giai đoạn). Các
mốc thời gian thường là các thời điểm xác định (tháng, năm...).
1.2. Các biểu đồ thường gặp:
- Biểu đồ có 1 đường biểu diễn (thể hiện tiến trình phát triển của 1 đối tượng). Biểu đồ có 2 - 3
đường biểu diễn (thể hiện các đối tượng có cùng một đại lượng). Cả 2 dạng trên đều được thể hiện
trên một hệ trục toạ độ, có 1 trục đứng thể hiện mốc giá trị và 1 trục ngang thể hiện mốc thời gian.
- Biểu đồ có 2 đường biểu diễn của 2 đại lượng khác nhau. Biểu đồ này dùng 2 trục đứng thể hiện giá
trị của 2 đại lượng khác nhau, khi thể hiện có thể phân chia các mốc giá trị ở mỗi trục đứng bằng
nhau hoặc khác nhau tuỳ theo chuỗi số liệu. Mục đích là để khi trình bày biểu đồ đẹp - đảm bảo tính
mỹ quan...
- Biểu đồ đường (dạng chỉ số phát triển). Thường dùng thể hiện nhiều đối tượng với nhiều đại lượng
khác nhau. Các đường biểu diễn đều xuất phát từ mốc 100%. Biểu đồ có trục giá trị, hằng số là (%).
1.3. Qui trình thể hiện biểu đồ đường. Cần tuân thủ theo qui trình và qui tắc sau:
* Bước 1: Nghiên cứu kỹ câu hỏi để xác định dạng biểu đồ thích hợp (xem trong mục cách lựa chọn
và vẽ biểu đồ đã trình bày ở phần trước).
* Bước 2. Kẻ trục toạ độ. Cần chú ý:



Trục đứng (ghi mốc giá trị), trục ngang (ghi mốc thời gian). Chọn độ lớn của các trục hợp lý, đảm bảo
tính mỹ thuật, dễ quan sát (đặc biệt là khi các đường biểu diễn quá xít nhau). Nếu xảy ra trường hợp
các đại lượng có giá trị quá lớn, quá lẻ (hoặc có từ 3 đại lượng trở lên...). Nên chuyển các đại lượng
tuyệt đối thành đại lượng tương đối (%) để vẽ. Trong trường hợp này, biểu đồ chí có 1 trục đứng và
1 trục ngang. Ở đầu các trục đứng phải ghi danh số (ví dụ: triệu ha, triệu tấn, triệu người, tỉ USD ...).
Ở đầu trục ngang ghi danh số (ví dụ: năm). Ở 2 đầu cột phải có chiều mũi tên chỉ chiều tăng lên của
giá trị và thời gian ( ).
Trên trục ngang (X) phải chia các mốc thời gian phù hợp với tỉ lệ khoảng cách các năm. Trên trục
đứng (Y), phải ghi mốc giá trị cao hơn mốc giá trị cao nhất của chuỗi số liệu. Phải ghi rõ gốc toạ độ
(gốc tọa độ có thể là (0), cũng có trường hợp gốc tọa độ khác (0), nếu có chiều âm (-) thì phải ghi rõ.
Với dạng biểu đồ có 2 đại lượng khác nhau: Kẻ 2 trục (Y) và (Y’) đứng ở 2 mốc thời gian đầu và cuối.
* Bước 3: Xác định các đỉnh: Căn cứ vào số liệu, đối chiếu với các mốc trên trục (Y) và (X) để xác định
toạ độ các đỉnh. Nếu là biểu đồ có từ 2 đường trở lên thì các đỉnh nên vẽ theo ký hiệu khác nhau (ví
dụ: ●, ♦, ○). Ghi số liệu trên các đỉnh. Kẻ các đoạn thẳng nối các đỉnh để thành đường biểu diễn.
* Bước 4: Hoàn thiện phần vẽ: Lập bảng chú giải (nên có khung). Ghi tên biểu đồ (ở trên, hoặc dưới),
tên biểu đồ phải ghi rõ 3 thành phần: “Biểu đồ thể hiện vấn đề gì? ở đâu? thời gian nào?”
* Bước 5: Phân tích và nhận xét (xem trong nội dung đã trình bày ở phần trước)
1.4. Tiêu chí đánh giá.
(1) Chọn đúng biểu đồ thích hợp nhất. (2) Trục toạ độ phải phân chia các mốc chuẩn xác. Các mốc ở
cột ngang phải phù hợp với tỉ lệ khoảng cách thời gian các năm của bảng số liệu. Phải ghi hằng số ở
đầu 2 trục. Có chiều mũi tên chỉ hướng phát triển ở đầu 2 trục. (3) Đường biểu diễn: Có đường chiều
dọc, đường chiếu giá trị ngang các đỉnh (có thể theo ngang các vạch mốc trục (Y). Ghi số liệu giá trị
trên các đỉnh. Có ký hiệu phân biệt các đỉnh và các đường (trường hợp có 2 đường). (4) Có bảng chú
giải. (5) Ghi đầy đủ tên của biểu đồ. (6) Nhận xét - phân tích đủ, sát ý và chuẩn xác. (7) Hình vẽ và
chữ viết đẹp.
2. BIỂU ĐỒ HÌNH CỘT.
2.1. Đặc điểm: Biểu đồ hình cột được dùng để thể hiện sự khác biệt về qui mô khối lượng của một
(hay một số) đối tượng nào đó; Thể hiện tương quan về độ lớn về các đại lượng. Các cột đơn thể

hiện các đại lượng khác nhau (có thể đặt cạnh nhau), ta có biểu đồ cột - gộp nhóm.
2.2. Các dạng biểu đồ thường gặp: (7 dạng)
▪ Biểu đồ cột đơn thể hiện qui mô khối lượng qua các thời điểm khác nhau (năm)
▪ Biểu đồ cột đơn thể hiện qui mô khối lượng qua các thời kỳ
▪ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm của một số đối tượng có cùng một đại lượng, trải qua một số thời điểm
(hay các thời kỳ)


▪ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm của nhiều đối tượng có 2 đại lượng khác nhau diễn ra ở một số thời
điểm (hay trải qua một số thời kỳ)
▪ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm của nhiều đối tượng có cùng một đại lượng tại một thời điểm
▪ Biểu đồ thanh ngang: Đây là dạng đặc biệt của biểu đồ cột, khi ta xoay trục giá trị Y (hàm số) thành
trục ngang. Còn trục định loại X (đối số) là trục đứng. Trường hợp này cũng có thể vẽ biểu đồ thanh
ngang (đơn, chồng) như đối với biểu đồ cột
▪ Tháp tuổi (đây là một dạng đặc biệt của biểu đồ thanh ngang).
2.3. Qui trình thể hiện:
▪ Bước 1: Nghiên cứu kỹ câu hỏi để chọn đúng biểu đồ cần vẽ. Đối với biểu đồ hình cột, thường có
chủ đề thể hiện (khối lượng, qui mơ, diện tích, dân số ...) tại những thời điểm nhất định hay từng
thời kỳ.
▪ Bước 2: Kẻ hệ trục toạ độ. Lưu ý:
Chọn kích thước phù hợp với khổ giấy. Chọn chiều cao (Y) & chiều ngang (X) không chênh lệch nhau
quá lớn để biểu đồ đảm bảo tính mỹ thuật. Trên trục ngang (X): Chia các mốc tương ứng với khoảng
cách các năm trong bảng số liệu.
Tuy nhiên, trong 2 trường hợp sau, các mốc thời gian chia đều nhau, đó là: (1) Biểu đồ có quá nhiều
thời điểm và các năm lại cách xa nhau. (2) Đối tượng diễn biến theo giai đoạn (thời kỳ) chứ không
phải là theo các (năm). Vẽ cột thứ nhất (mốc đầu tiên) khơng được dính liền vào trục đứng (Y).
▪ Bước 3: Dựng các cột. Cần đảm bảo theo qui tắc sau:
- Chia các mốc giá trị ở trục đứng (Y) và kẻ các đường đối chiếu ngang (mờ) để vẽ chính xác độ cao
các cột
- Cột dựng thẳng đứng tại các điểm mốc thời gian trên trục (X)

- Chiều ngang của các cột phải bằng nhau (không vẽ cột quá mảnh, hoặc quá to ngang)
- Trong trường hợp của biểu đồ cột đơn, nếu có sự chênh lệch quá lớn về giá trị (giữa cột cao nhất và
thấp nhất), ta có thể dùng thủ pháp là vẽ cột gián đoạn ở chỗ trên giá trị cao nhất của các cột còn lại
(các cột lớn sẽ vẽ thành cột gián đoạn)
- Vẽ ký hiệu cho các cột (ký hiệu phải đúng với phần chú giải)
- Ghi số liệu trên đỉnh các cột (ghi ngang hoặc dọc tuỳ số lượng các cột)
- Lưu ý không vẽ các đường nối các đỉnh cột với nhau.
▪ Bước 4:


- Phần chú giải (có thể đóng khung).
- Phải ghi tên biểu đồ, tên biểu đồ phải thể hiện đủ 3 ý: biểu đồ về vấn đề gì? ở đâu? thời kỳ nào?
2.4. Phần nhận xét. Cần chú ý:
- Nhận xét và so sánh về qui mơ, khối lượng (ít - nhiều, tăng - giảm, nhịp độ tăng...).
- Phần phân tích, nêu nguyên nhân (vận dụng kiến thức đã học, nên trình bày ngắn, gọn, rõ, sát ý)
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá. (7 tiêu chí)
(1) Chọn đứng dạng biểu đồ thích hợp nhất . (2) Vẽ hệ - trục toạ độ: Phân chia mốc giá trị chuẩn xác;
Các mốc ở trục ngang (X) phù hợp với tỉ lệ khoảng cách các năm; Có chiều mũi tên và ghi danh số ở
đầu mũi tên của 2 đầu cột. (3) Các cột đơn: Có số đo chính xác; Ghi số liệu giá trị ở đỉnh các cột; Có
đường chiếu ngang ở các mốc giá trị trên trục (Y); Có ký hiệu cho từng loại cột (nếu là cột đơn - gộp
nhóm). (4) Phải có bảng chú giải. (5) Có ghi đầy đủ ý - tên của biểu đồ. (6) Phần nhận xét, phân tích
đủ ý - chuẩn xác. (7) Trình bày sạch - đẹp cả về hình vẽ và chữ viết.

3. BIỂU ĐỒ KẾT HỢP (cột và đường.)
3.1. Đặc điểm chung.
Loại biểu đồ này khá phổ biến, ta thường gặp trong chương trình Địa lý tự nhiên, đó là các biểu đồ
khí hậu: Các cột thể hiện lượng mưa theo tháng, còn đường biểu diễn thể hiện biến trình nhiệt độ
năm). Trong chương trình Địa lý kinh tế xã hội, các biểu đồ thường gặp: Biểu đồ thể hiện biến động
của diện tích và năng suất (hay sản lượng) của một loại cây trồng nào đó... Loại biểu đồ này ta dùng 2
trục đứng (Y) và (Y’) cho 2 chuỗi số liệu thể hiện 2 đối tượng khác nhau. Biểu đồ thường có 1 cột (thể

hiện tương quan độ lớn giữa các đại lượng), và 1 đường (thể hiện động lực phát triển) qua các thời
điểm.
3.2. Qui trình thể hiện:
Có thể sử dụng biểu đồ kết hợp (cột và đường) để thể hiện 2 hay nhiều đối tượng khác nhau. Ví dụ,
trên cùng một hệ trục tọa độ có thể biểu diễn cả diện tích và năng suất của 2 loại cây trồng khác
nhau theo cùng một thước đo (diện tích và năng suất lúa từng vụ). Tuy nhiên, trường hợp này khơng
phổ biến lắm vì có thể làm ảnh hưởng đến tính trực quan của biểu đồ. Do trên biểu đồ có (cả cột và
đường biểu diễn) nên trên trục ngang cần chú ý khoảng cách của các vạch phải tương ứng với tỉ lệ
các khoảng thời gian. Chọn thang của 2 trục (Y và Y') cho thích hợp, đảm bảo biểu đồ dễ đọc và đẹp.
Ghi số liệu cho cả 2 đối tượng trên đỉnh các cột và đỉnh các đoạn của đường.

Nhóm 2. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU


4. BIỂU ĐỒ HÌNH TRỊN .
4.1. Đặc điểm chung.
Dùng để thể hiện quy mơ (ứng với kích thước của biểu đồ) và cơ cấu (khi các thành phần cộng lại
=100%) của hiện tượng cần trình bày. Biểu đồ này được thực hiện qua tỉ lệ giá trị đại lượng tương
đối (%) và chỉ thực hiện được khi giá trị các thành phần cộng lại = 100%, ta có 1% 3,60. Tuy nhiên,
khi vẽ biểu đồ này rất khó sử dụng thước đo độ để vẽ chính xác đến từng độ. Vì thế, cách vẽ nhanh
là chia hình trịn thành 4 phần bằng nhau (mỗi cung 900 ứng với 25%), và từ đó ước lượng chia cho
từng thành phần (có thể chia nhỏ hơn).
Trên thực tế, biểu đồ cơ cấu có một số biểu đồ như hình trịn, miền, cột chồng, hình vng, các biểu
đồ này có thể thay thế nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của các số liệu và yêu cầu của đề bài. Vì vậy, cần
lưu ý các trường hợp sau:
(1) Nếu (một tổng thể) có tỉ lệ (các thành phần) là đại lượng tương đối diễn ra từ 1 đến 3 thời điểm,
ta sẽ sử dụng loại biểu đồ hình trịn để thể hiện.
(2) Nếu bảng số liệu cho các đối tượng có giá trị tuyệt đối (hay tương đối) diễn ra từ 4 thời điểm), vẽ
biểu đồ miền là thích hợp hơn.
(3) Nếu trong (tổng thể) có những thành phần chiếm tỉ trọng quá nhỏ (hoặc trong tổng thể có q

nhiều cơ cấu thành phần). Ví dụ: cơ cấu giá trị tổng SLCN của 19 ngành cơng nghiệp nước ta. Trường
hợp này khó vẽ biểu đồ hình trịn, nên chuyển sang vẽ biểu đồ cột chồng (lưu ý: chọn chiều cao của
cột cho phù hợp).
4.2. Qui trình thể hiện.
a. Xử lý số liệu. Phải biết cách xử lý một số trường hợp sau: Tính tốn chuyển từ giá trị tuyệt đối
sang giá trị tỉ lệ cơ cấu (%). Tính qui đổi tỉ lệ (%) ra độ góc hình quạt ( 1% ~ 3.60). Tính bán kính cho
mỗi hình trịn, khi các tổng thể có giá trị đại lượng tuyệt đối khác nhau. Tuỳ theo đặc điểm của bảng
số liệu ở đề bài mà ta cần phải xử lý bằng 1, 2 hay cả 3 phép tính trên (qui tắc tính tốn đã trình bày
ở phần trước)
b. Qui trình thể hiện
▪ Bước 1: Nghiên cứu đề bài. Chú ý đặc điểm của chuỗi số liệu để xác định, lựa chọn biểu đồ, cần vẽ
bao nhiêu hình trịn? vẽ các hình trịn bằng nhau hay lớn nhỏ khác nhau)?.
▪ Bước 2: Thực hiện các phép tính cần thiết. Chú ý, phải ghi vào bài làm các phép tính về bán kính và
bảng xử lý số liệu (%). Riêng phần tính qui đổi (%) ra độ góc hình quạt chỉ cần ghi ra giấy nháp để
dùng khi vẽ bằng thước đo độ.
▪ Bước 3: Vạch đường tròn của biểu đồ. Cần sử dụng compa vạch đường tròn bằng nét mực thanh
mảnh (có thể dùng bút chì). Nên bố trí cho cân xứng với trang giấy. Nếu phải vẽ tới 2, 3 hình trịn (to
- nhỏ) khác nhau, thì tâm của 2, 3 hình trịn phải đặt trên một đường thẳng ngang.


▪ Bước 4: Tiến hành vẽ các thành phần cơ cấu (hình quạt) trong biểu đồ cần áp dụng theo qui trình
và qui tắc: Sử dụng thước đo độ để vẽ cho chính xác. Trình tự thao tác là vẽ từ tia 12 giờ (theo chiều
kim đồng hồ). Vẽ thành phần thứ nhất xong, kẻ vạch hoặc chấm cho phần này và vẽ ngay chú giải,
tiếp tục như vậy cho các thành phần tiếp theo. Khi kẻ các vạch hình quạt để phân biệt các thành
phần của cơ cấu, đối với các hình quạt có diện tích lớn (kẻ thưa), diện tích nhỏ (kẻ đậm dần), như
vậy biểu đồ sẽ đỡ gây cảm giác nặng nề và tiết kiệm thời gian (cũng có thể áp dụng cho các biểu đồ
cột chồng hay biểu đồ miền). Trong một số trường hợp, có thể vẽ thêm một vịng trịn đồng tâm để
ghi số liệu về giá trị. Khi đó ta có Biểu đồ hình vành khăn.
▪ Bước 5: Hồn chỉnh phần vẽ biểu đồ. Cần thực hiện đủ 4 động tác:
- Ghi tỉ lệ giá trị cơ cấu (%) cho từng thành phần lên hình quạt tương ứng (khơng ghi giá trị độ góc

hình quạt)
- Dưới mỗi biểu đồ: ghi năm, hoặc ngành hay vùng...
- Lập bảng chú giải, vẽ kí hiệu các thành phần (có thể là hình quạt, hình chữ nhật) nhỏ - đều nhau, có
vạch đánh dấu giống như trình bày trên biểu đồ
- Ghi tên biểu đồ (nội dung phải đủ ý - rõ chủ đề.)
c. Nhận xét và phân tích. Nội dung nhận xét bao gồm các ý chính sau: So sánh tỉ trọng giá trị các
thành phần trong một tổng thể. So sánh tỉ trọng giá trị của từng thành phần qua các thời điểm. Nhận
xét sự chuyển dịch cơ cấu, tìm ra xu hướng phát triển, sự thay đổi vị trí các thành phần trong cơ cấu
qua thời gian. Nội dung phần phân tích: Chủ yếu tìm ra nguyên nhân của các hiện tượng trên.
4.3. Tiêu chí đánh giá
(1) Chọn đúng dạng biểu đồ thích hợp nhất. (2) Vẽ chính xác theo số liệu đã qua xử lý: Đúng kích
thước bán kính các hình trịn. Đúng độ góc các hình quạt. Vẽ lần lượt và đúng theo thứ tự các góc
trên các biểu đồ. (3) Thể hiện cơ cấu: Có ghi chú tỉ lệ (%) trên các góc hình quạt. Vạch ký hiệu phân
biệt các thành phần. (4) Dưới các biểu đồ: Phải ghi thời điểm (năm, vùng, hay miền...). (5) Ghi đầy đủ
tên biểu đồ. 6) Phải có bảng chú giải. (7) Vẽ và viết chữ đẹp - rõ.
@. Dạng một biểu đồ cặp 2 nửa vịng trịn
Biểu đồ cặp 2 nửa hình trịn là một dạng của biểu đồ cơ cấu, dùng để thể hiện 2 đối tượng có 2 hoạt
động độc lập, nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Dạng biểu đồ này có 2 nửa hình trịn úp vào
nhau (cung tâm), nửa hình trịn trên (úp xuống), nửa hình tròn dưới (ngửa lên).
▪ Kỹ thuật thể hiện. Để tiến hành vẽ loại biểu đồ này cần tuân thủ một số qui tắc sau:
▪ Bước 1: Xử lý số liệu. Tính tốn chuyển các số liệu tuyệt đối thành số liệu tương đối (%). Qui đổi tỉ
lệ (%) ra góc hình quạt trong nửa hình trịn: 100% = 1800, suy ra 1% = 1,800. Căn cứ vào các tổng giá
trị để tính các bán kính cho mỗi nửa hình trịn.


▪ Bước 2: Vẽ 2 nửa hình trịn theo kết quả đã tính bán kính.
▪ Bước 3: Vẽ cơ cấu hình quạt cho mỗi nửa hình trịn: Với nửa hình trịn phía trên: Thao tác từ điểm
số 9 giờ (trên mặt đồng hồ) và tiến hành vẽ thuận chiều kim đồng hồ. Với nửa hình trịn phía dưới,
cũng thao tác từ điểm số 9 giờ, nhưng vẽ ngược chiều kim đồng hồ. Cần thiết kế trước về ký hiệu
cho các hình quạt. Căn cứ vào đó, vẽ xong hình quạt nào cần vạch luôn ký hiệu để tránh nhầm lẫn.

▪ Bước 4: Hoàn chỉnh phần vẽ. Ghi số liệu tỉ lệ (%) cho từng hình quạt. Chú ý: vẽ 2 nửa hình trịn đủ
lớn để thực hiện được việc ghi này cho dễ dàng. Phần chú giải gồm: Chú giải nửa hình trịn trên và
nửa hình trịn dưới.; Chú giải ký hiệu các hình quạt trong biểu đồ; Ghi đầy đủ tên biểu đồ; Dưới mỗi
cặp biểu đồ ghi năm
▪ Bước 5: Phần nhận xét. Với dạng biểu đồ này thường đòi hỏi nội dung nhận xét: So sánh giá trị của
2 nửa hình trịn (trên và dưới) để rút ra nhận xét. So sánh giá trị giữa các nửa hình trịn trên với
nhau. So sánh giá trị giữa các nửa hình trịn dưới với nhau. Nhận xét so sánh tỷ trọng các thành phần
trong cơ cấu trong mỗi nửa hình trịn. Giải thích các hiện tượng trên và nêu nguyên nhân.

@. Dạng biểu đồ hình vành khăn
Đây là dạng biểu đồ hình trịn mà ở tâm hình trịn ta vẽ thêm một hình trịn nhỏ và ghi giá trị tổng
của nó. Dạng biểu đồ này cũng áp dụng cho các trường hợp vẽ 2 hay 3 biểu đồ có bán kính khác
nhau. Cách tính bán kính và xử lý số liệu cũng giống như dạng biểu đồ hình trịn (đã trình bày ở phần
trước)
5. BIỂU ĐỒ CỘT CHỒNG
5.1. Đặc điểm. Biểu đồ cột chồng là một loại trong hệ thống các biểu đồ cơ cấu, dùng để thể hiện cơ
cấu của các thành phần trong một tổng thể và để so sánh qui mô, khối lượng của các tổng thể đó
diễn ra theo thời gian. Biểu đồ cột chồng rất dễ thể hiện một tổng thể mà trong tổng thể đó có nhiều
- hoặc có một vài thành phần quá nhỏ.
5.2. Các loại biểu đồ cột chồng. Biểu đồ hình cột chồng nối tiếp là kiểu biểu đồ mà các thành phần
được chồng xếp nối tiếp lên nhau theo thứ tự trong lịng cột. Ví dụ: sản lượng lúa chiêm xuân, chồng
tiếp sản lượng lúa hè thu, rồi chồng tiếp sản lượng lúa mùa. Như vậy, các cột có chiều cao phản ánh
sản lượng lúa của 3 vụ cộng lại. Biểu đồ hình cột chồng nối tiếp cũng có các dạng sau:
- Chồng vẽ theo đại lượng tuyệt đối. Trường hợp này, nếu vẽ theo biểu đồ cột chồng liên tiếp, ta có
thể quan sát được cả quy mơ & cơ cấu. Nếu chuỗi số liệu theo thời gian, ta có thể quan sát được
động thái của hiện tượng theo thời gian. Nếu chuỗi số liệu theo không gian (vùng, tỉnh...), ta quan
sát được sự biến đổi của hiện tượng trên không gian.
- Biểu đồ cột chồng vẽ theo đại lượng tương đối: Trường hợp này cho phép ta quan sát được cơ cấu
và sự thay đổi cơ cấu theo thời gian (hoặc không gian.)



5.3. Qui trình thể hiện:
● Bước 1: Dựng một hệ trục toạ độ như vẽ biểu đồ hình cột. Nếu có 2 (hoặc 3 cột), cần chú ý để
khoảng cách các cột vừa phải cho dễ quan sát và phân biệt. Độ rộng của các cột hợp lý để thể hiện
các thành phần bên trong.
● Bước 2: Nếu tổng thể có giá trị tuyệt đối khác nhau, phải vẽ các cột có diện tích khác nhau. Có 2
trường hợp xảy ra:
- Trường hợp (1): Nếu vẽ biểu đồ theo đại lượng đã qui đổi ra tỉ lệ cơ cấu (%), thì chiều rộng các cột
khác nhau theo qui tắc tính diện tích hình chữ nhật.
- Trường hợp (2): Nếu vẽ biểu đồ theo đại lượng tuyệt đối, thì chiều rộng của các cột bằng nhau, còn
chiều cao khác nhau. Thành phần chồng đầu tiên phải theo thứ tự từ gốc toạ độ. Căn cứ vào thứ tự,
chồng nối tiếp các thành phần cịn lại.
● Bước 3: Thể hiện chính xác cơ cấu thành phần các cột, tuỳ theo yêu cầu vẽ biểu đồ cột chồng nối
tiếp hay chồng từ gốc toạ độ. Phải ghi ký hiệu cho từng thành phần trong biểu đồ và ghi chú số liệu
mỗi thành phần (nếu thành phần trong biểu đồ nhỏ quá, có thể ghi ở bên biểu đồ).
● Bước 4: Ghi chú giải và tên biểu đồ.
● Bước 5: Phần nhận xét.
Chú ý phân tích - so sánh tỉ lệ về cơ cấu của các thành phần theo chiều dọc (giữa các thành phần với
nhau, và theo chiều ngang (động thái theo thời gian của từng thành phần). So sánh động thái phát
triển về qui mô, khối lượng của đối tượng theo thời gian và khơng gian.
5.4. Tiêu chí đánh giá.
(1) Chọn đúng loại biểu đồ. (2) Vẽ đúng qui tắc về hệ - trục toạ độ. (3) Vẽ biểu đồ chính xác theo số
liệu. Có ký hiệu phân biệt các thành phần. Có ghi chú số liệu cho từng thành phần và tổng thể. (4) Có
bảng chú giải cho biểu đồ. (5) Dưới mỗi cột phải ghi rõ năm (nếu bảng số liệu diễn biến theo thời
gian). (6) Ghi đầy đủ tên biểu đồ. (7) Vẽ và chữ viết đẹp.
6. BIỂU ĐỒ MIỀN.
6.1. Đặc điểm chung.
Biểu đồ miền thuộc hệ thống biểu đồ cơ cấu được sử dụng khá phổ biến, để thể hiện cả 2 mặt (cơ
cấu và động thái phát triển) theo chuỗi thời gian và phải có từ 4 thời điểm trở lên của ít nhất là 2 đối
tượng.

Cần lưu ý, sẽ rất dễ nhầm lẫn khi lựa chọn, vẽ giữa biểu đồ hình trịn và biểu đồ miền. Khi vẽ biểu đồ
hình trịn, điều kiện là khi đối tượng đó trải qua từ 1 - 3 năm; Cịn đối với biểu đồ miền thì chuỗi số
liệu thời gian phải từ 4 năm. Trong biểu đồ miền, các đường biểu diễn chính là ranh giới diện tích
của các thành phần hợp thành. Nếu đối tượng chỉ có 2 thành phần, thì chỉ cần kẻ đường biểu diễn


của thành phần thứ nhất để làm ranh giới. Nếu đối tượng có tới 3 thành phần, thì phải phân chia
ranh giới bằng 2 đường biểu diễn (2 đường biểu diễn của thành phần thứ nhất và thứ 2), miền còn
lại trong biểu đồ là phạm vi của thành phần thứ 3.
Có 2 cách thể hiện của biểu đồ miền:
(1) Chồng nối tiếp. Ví dụ: Biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP qua các năm, ta chồng thứ
tự: N – L - N đến CN - XD và dịch vụ ở trên cùng. Trong trường hợp này cịn có thêm một dạng biểu
đồ thể hiện tỉ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu.
(2) Chồng từ gốc toạ độ: Các đường biểu diễn đều cùng xuất phát từ gốc toạ độ, “xem trong bài tập”
6.2. Qui trình thể hiện.
▪ Bước 1: Nếu bảng số liệu cho là số liệu tuyệt đối, cần xử lý sang số liệu tương đối (%).
▪ Bước 2: Kẻ khung hệ toạ độ, bao gồm: Đường trục ngang thể hiện thời gian, được chia mốc phù
hợp với tỉ lệ khoảng cách các năm. Ở trên mốc thời gian (đầu và cuối) của trục ngang ta dựng 2 trục
đứng có mốc từ 0 - 100 và ghi danh số (%). Nối đỉnh 2 cột đứng (ngang mốc 100) thành đường “trần”
để khép kín khơng gian của biểu đồ miền. Trên trục ngang, (có thể) vẽ các đường bằng nét mờ các
trục đứng trên các mốc thời điểm (trục thời điểm).
▪ Bước 3: Từ chiều cao (theo mốc giá trị) và trục thời điểm, ta kẻ đường biểu diễn cho thành phần
thứ nhất và tạo được miền cho thành phần thứ nhất. Căn cứ vào tỉ lệ giá trị cơ cấu của thành phần
thứ hai, ta kẻ đường biểu diễn của thành phần này tạo nên “miền” của thành phần thứ 2 được
chồng lên “miền” của thành phần thứ nhất. Nếu đối tượng có 3 thành phần, thì “miền” cịn lại tất
nhiên là “miền” của thành phần thứ 3.
▪ Bước 4: Vạch ký hiệu phân biệt các miền. Ghi số liệu giá trị cơ cấu tại các thời điểm của từng thành
phần (trên trục thời gian của từng đối tượng). Ghi tên thành phần của từng miền (có thể trình bày
riêng ra phần chú giải). Ghi tên biểu đồ.
@. Dạng biểu đồ chồng miền chồng từ gốc toạ độ (dạng đặc biệt). Biểu đồ này thường được sử dụng

để nêu một cách trực quan (hiệu số giữa hai thành phần), từ đó thể hiện được nội dung cần diễn đạt
(xem trong bài tập minh hoạ).
Các bước tiến hành.
▪ Bước 1 và 2: Tiến hành giống như cách vẽ của biểu đồ “chồng nối tiếp”.
▪ Bước 3:
Vẽ “miền” của thành phần thứ nhất từ gốc toạ độ (%). Ranh giới là đường biểu diễn giá trị tương đối
của thành phần thứ nhất.


Vẽ tiếp đường biểu diễn của thành phần thứ 2, cũng xuất phát từ gốc toạ độ (%), tạo nên ranh giới
và “miền” của thành phần thứ 2. Hai “miền” sẽ phủ lên nhau và hiệu số của 2 “miền” cho ta thấy giá
trị tương đối của “miền” cần tìm.
▪ Bước 4: Ghi ký hiệu và chú thích số liệu trên các miền, ghi tên biểu đồ
7. BIỂU ĐỒ HÌNH VNG (100 ơ vng)
7.1. Đặc điểm chung. Biểu đồ ơ vuông được cấu tạo bởi 100 ô vuông nhỏ bằng nhau (mỗi ô
vuông ~ 1%) tạo thành một tổng thể. Biểu đồ này cũng thuộc nhóm biểu đồ cơ cấu , dạng biểu đồ
này ít phổ biến vì có những hạn chế nhất định như vẽ tốn thời gian, khả năng chuyển tải thơng tin
hạn chế, chỉ thích hợp với các tỉ lệ chẵn, nếu có các số thập phân lẻ khó thể hiện, vì phải tiếp tục
phân chia ơ vng nhỏ.
7.2. Qui trình thể hiện. Kẻ 1 hình vng có kích thước phù hợp với khn giấy, chia thành 100 ô
vuông nhỏ bằng nhau. Căn cứ vào giá trị của từng thành phần, vẽ lần lượt hết thành phần thứ nhất
đến thành phần tiếp theo. Cách thao tác nên vẽ từ trên xuống dưới; từ trái sang phải, (không tuỳ
tiện vẽ không theo một nguyên tắc thống nhất nào). Sau khi đã phân chia được diện tích các ơ vuông
theo giá trị của từng thành phần. Lưu ý, thành phần nào nhỏ có ít ơ vng dùng nét kẻ đậm và
ngược lại. Ghi giá trị của từng thành phần trên biểu đồ. Dưới biểu đồ ghi năm ... Ghi chú giải và ghi
tên biểu đồ.
7.3. Tiêu chuẩn đánh giá.
(1) Vẽ chuẩn xác 100 ô vuông nhỏ bằng nhau trong một ô vuông lớn (tổng thể).
(2) Phân định khu vực cho từng thành phần chính xác và theo qui tắc nhất quán vẽ từ trên xuống
dưới và từ trái qua phải. (3) Vạch ký hiệu rõ ràng cho từng thành phần. (4) Có chú thích số liệu giá trị

của các thành phần trên biểu đồ. (5) Có bảng chú giải biểu đồ, dưới biểu đồ ghi rõ năm. (6) Có đầy
đủ tên biểu đồ. (7) Vẽ và viết chữ đẹp.
B. PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU.
1. Ngun tắc chung:
Khơng được bỏ sót các dữ kiện. Bởi vì: Các dữ kiện khi được đưa ra đều có chọn lọc, có ý đồ trước
đều gắn liền với nội dung của bài học trong giáo trình. Nếu bỏ sót các dữ kiện, sẽ dẫn đến các cách
cắt nghĩa sai, sót. Nếu bảng số liệu cho trước là các số liệu tuyệt đối (ví dụ: triệu tấn, tỉ mét, tỉ
kw/h ...), thì nên tính tốn ra một đại lượng tương đối (%), như vậy bảng số liệu đã được khái quát
hoá ở một mức độ nhất định, từ đó ta có thể dễ dàng nhận biết những thay đổi (tăng, giảm, những
đột biến,…) của chuỗi số liệu cả theo hàng ngang và hàng dọc. Nhưng khi phân tích phải sử dụng linh
hoạt cả chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối (%).
2. Cách phân tích:
● Nên phân tích từ các số liệu có tầm khái qt cao đến các số liệu chi tiết.


Trước hết, phân tích từ các số liệu phản ánh đặc tính chung của một tập hợp số liệu trước, rồi phân
tích các số liệu chi tiết về một thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của tập hợp các đối tượng,
hiện tượng địa lý được trình bày trong bảng. Ví dụ: Bảng số liệu thể hiện tình hình phát triển kinh tế
của một ngành, hay khu vực kinh tế của một lãnh thổ. Trước hết, ta phân tích số liệu trung bình của
tồn ngành đó hay của các khu vực kinh tế của cả nước; Tìm các giá trị cực đại, cực tiểu; Nhận xét về
tính chất biến động của chuỗi số liệu; Gộp nhóm các đối tượng cần xét theo những cách nhất định;
ví dụ gộp các đối tượng khảo sát theo các nhóm chỉ tiêu (cao, trung bình, thấp...).
● Phân tích mối quan hệ giữa các số liệu.
- Phân tích số liệu theo cột dọc và theo hàng ngang. Các số liệu theo cột thường là thể hiện cơ cấu
thành phần; còn các số liệu theo hàng ngang thường thể hiện qua chuỗi thời gian (năm, thời kỳ,…).
Khi phân tích, ta tìm các quan hệ so sánh giữa các số liệu theo cột và theo hàng.
+ Phân tích các số liệu theo cột là để biết mối quan hệ giữa các ngành, hay khu vực kinh tế nào đó; vị
trí của ngành hay khu vực KTế trong nền KTế chung của cả nước; tình hình tăng/giảm của chúng theo
thời gian.
+ Phân tích các số liệu theo hàng ngang là để biết sự thay đổi của một thành phần nào đó theo chuỗi

thời gian (tăng/giảm, tốc độ tăng/giảm,…)
- Lưu ý, nếu bảng số liệu cho trước là các số liệu tuyệt đối, thì cần tính tốn ra một đại lượng tương
đối (ví dụ, bảng số liệu cho trước là các chỉ tiêu về diện tích, sản lượng hay số dân), thì cần phải tính
thêm năng suất (tạ/ha), bình quân lương thực theo đầu người (kg/người), tốc độ tăng giảm về diện
tích, số dân. Mục đích là để biết ngành nào chiếm ưu thế và sự thay đổi vị trí ở những thời điểm sau
cả về cơ cấu và giá trị tuyệt đối…
● Trong khi phân tích, tổng hợp các dữ kiện địa lí, cần đặt ra các câu hỏi để giải đáp?
Các câu hỏi đặt ra đòi hỏi học sinh phải biết huy động cả các kiến thức đã học trong sách giáo khoa
để làm sáng tỏ bảng số liệu. Các câu hỏi có thể là: Do đâu mà có sự phát triển như vậy? Điều này
diễn ra ở đâu? Hiện tượng này có nguyên nhân và hậu quả như thế nào? Trong tương lai nó sẽ phát
triển như thế nào?.v.v. Như vậy, cách phân tích bảng số liệu thường rất đa dạng, tuỳ theo yêu cầu
của từng loại bài tập cụ thể, mà ta vận dụng các cách phân tích khác nhau, nhưng nên tuân thủ theo
những qui tắc chung đã trình bày thì bài làm mới hoàn chỉnh theo yêu cầu.
C. VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM - ĐỌC ATLAT ĐỊA LÍ
1. Yêu cầu chung.
Vẽ lược đồ Việt Nam tương đối chính xác, xác định được chính xác một số đối tượng địa lý trên lược
đồ đây là yêu cầu rất cần thiết để học sinh học tập tốt các bài học địa lý Việt Nam. Nội dung lược đồ
phải thể hiện được rõ: Đường biên giới, đường bờ biển, một số sông lớn và một số đảo, quần đảo
như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long, hay các đảo lớn như đảo Phú Quốc, quần đảo Hoàng Sa và


Trường Sa, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan… Điền trên lược đồ một số địa danh quan trọng như thủ đơ Hà
Nội, TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh…
2. Vẽ lược đồ.
Đối với học sinh, việc nhớ được một cách khái quát hình dáng lãnh thổ của đất nước là điều rất cần
thiết. Đặc biệt trong phần Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam là phải nắm được sự phân bố của các tài
nguyên chính, hiện trạng phát triển, sự phân bố của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế trên lãnh
thổ.
Khung lược đồ nên kẻ theo lưới ô vuông 40 ô (5 x 8). Đây cũng chính là lưới kinh - vĩ tuyến phù hợp
với kinh tuyến từ 1020Đ - 1100Đ, các vĩ tuyến từ 80B - 240B mà phần lãnh thổ nước ta nằm trên đó.

Tuỳ theo khổ giấy có thể vẽ lược đồ Việt Nam với các kích thước khác nhau dựa trên lưới ô vuông đã
xác định. Trên cơ sở hình vẽ, ta đánh dấu các điểm khống chế quan trọng với tỉ lệ 1/2, 1/3, 1/4 so với
một số cạnh ô vuông (xem trên lược đồ). Ví dụ: Đỉnh Khoan La San nằm ở trên đường kinh tuyến
1020Đ và trên điểm khống chế 1/4 (giữa vĩ độ 220B-240B từ dưới lên), Móng Cái nằm trên đường
kinh tuyến 1080Đ tại điểm khống chế 1/4 (giữa vĩ độ 200B và 220B từ trên xuống), TP Đà Nẵng nằm
ở khoảng vĩ độ 160B, đảo Phú Quốc nằm trên kinh tuyến 1040Đ. Khi đã vẽ thành thạo khung lược
đồ, thì chỉ cần định vị các điểm khống chế, nối các điểm đó lại với nhau ta được khung lược đồ
tương đối chính xác cả về hình dáng và hệ thống kinh vĩ tuyến. Các đường cong (lên xuống) giữa các
điểm đã định vị để thể hiện cho chính xác.
● Các bước tiến hành:
* Kẻ khung ơ vuông: vẽ 40 ô vuông, đánh số thứ tự từ A, B, C, D, E, F (xem trong lược đồ). Xác định
các điểm và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ (phần đất liền).
Cụ thể:
- Vẽ đoạn 1: từ điểm cực Tây (xã Sìn Thầu, Điện Biên) đến TP Lào Cai.
- Vẽ đoạn 2: từ TP Lào Cai đến xã Lũng Cú, Hà Giang (điểm cực Bắc).
- Vẽ đoạn 3: từ Lũng Cú đến Móng Cái (Quảng Ninh).
- Vẽ đoạn 4: từ Móng cái đến phía nam Đồng bằng sơng Hồng.
- Vẽ đoạn 5: từ phía nam ĐBS Hồng đến phía nam Hồnh Sơn (đoạn này bờ biển ăn lan ra biển).
- Vẽ đoạn 6: từ nam Hoành Sơn đến nam Trung Bộ (Đà Nẵng ở góc ơ vng D4).
- Vẽ đoạn 7: từ nam Trung Bộ đến mũi Cà Mau.
- Vẽ đoạn 8: từ bờ biển mũi Cà Mau đến TP Rạch Giá và từ Rạch Giá đến Hà Tiên.
- Vẽ đoạn 9: biên giới giữa Đông Nam Bộ với Cămpuchia
- Vẽ đoạn 10: biên giới Tây Nguyên, Q.Nam với CPC & Lào.


- Vẽ đoạn 11: biên giới từ nam Thừa Thiên - Huế tới cực tây Nghệ An và Lào.
- Vẽ đoạn 12: biên giới phía tây của Thanh Hóa với Lào.
- Vẽ đoạn 13: phần còn lại của biên giới phía nam Sơn La, tây Điện Biên với Lào.
* Vẽ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (đây là đảo san hơ - kí hiệu đảo san hơ). Quần đảo Hồng Sa
(ở ơ E4). Quần đảo Trường Sa ở xa hơn bên ngồi khung lược đồ (phải đóng khung ở góc phải phía

dưới lược đồ đề thể hiện)
* Vẽ các sơng chính. Điền lên lược đồ các thành phố, thị xã quan trọng theo yêu cầu...
● Trình bày nội dung trong lược đồ:
- Thiết kế phần chú giải trước: Các đối tượng khi thiết kế trong phần chú giải phải phù hợp với những
ký hiệu đã qui định thống nhất (tham khảo nội dung chú giải trong các bản đồ). Tuỳ nội dung của bài
tập mà thiết kế phần chú giải cho phù hợp. Ví dụ: Lược đồ khống sản, nên dùng ký hiệu hình học.
Lược đồ vùng phân bố, nên dùng ký hiệu nét chấm khoanh cho từng vùng phân bố. Lược đồ mật độ
dân cư, nên dùng nét gạch đậm, nhạt cho từng thang mật độ .v.v. Nếu vẽ bản đồ - biểu đồ đối với
một số bài tập trong chương trình địa lí KT - XH, cách ghi chú giải (tham khảo thêm trong atlat VN).
- Tiêu chuẩn đánh giá: Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của từng bài tập, các đối tượng được trình bày có
thể khác nhau. Nhưng khung lược đồ Việt Nam áp dụng chung cho tất cả các bài tập đều phải có đầy
đủ, đúng những nội dung sau:
+ Vẽ hình dáng lãnh thổ phải tương đối chính xác theo hệ thống kinh - vĩ tuyến. Đường biên giới
quốc gia phải vẽ nét rời; đường biển vẽ nét liền.
Khung lược đồ Việt Nam
+ Có một số hệ thống sơng chính, ví dụ: S.Hồng, S.Cửu Long, S.Đồng Nai, .v.v.
+ Trình bày một số địa danh quan trọng (thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh ..)
+ Thể hiện trên lược đồ một số đảo và QĐ chính (Trường Sa, Hồng Sa…), vịnh Bắc Bộ, Thái Lan.
+ Ghi tên các địa danh, lưu ý đầu chữ không được húc vào đối tượng (phải ghi ở bên trái, bên phải,
hoặc ở trên đối tượng). Tên thành phố lớn ghi chữ in (có chân). Tên sơng ghi chữ nghiêng,.v.v.
+ Các đối tượng trình bày trên lược đồ đúng với nội dung ở phần chú giải. Phải ghi tên lược đồ ở trên
(hoặc ở dưới). - Lược đồ phải tương đối đẹp, sạch sẽ, khơng tẩy xố ...
3. Một số phương pháp thể hiện bản đồ, các lược đồ trong SGK địa lý và At lat địa lý Việt Nam
Trong SGK địa lý thường có các lược đồ, các lược đồ đó có thể đơn giản hay phức tạp, nhưng đều có
một điểm chung khi biên soạn các lược đồ. Những thông tin phụ, rườm rà đã được lược bỏ, chỉ để
lại những thông tin quan trọng nhất, gắn với nội dung bài học. Học kết hợp với sử dụng lược đồ là


cách học rất tốt để học sinh nhanh chóng hiểu và nắm chắc bản chất của vấn đề. Muốn làm tốt các
bài tập về điền các nội dung lên lược đồ, cần phải nắm được một số phương pháp thể hiện bản đồ

đã sử dụng trong các lược đồ ở sách SGK địa lý. Một số phương pháp thể hiện bản đồ mà học sinh có
thể vận dụng.
▪ Phương pháp đường đẳng trị: phương pháp này có một số biến thể như các đường bình độ và
phân tầng độ cao. Trong At lat địa lý Việt Nam ta có thể gặp ở các bản đồ địa hình (đường đẳng cao
và đẳng sâu); bản đồ khí hậu (đường đẳng nhiệt, đẳng vũ,…).
▪ Phương pháp khu phân bố: thể hiện các khu vực phân bố một hiện tượng nào đó, thường dùng
trong các bản đồ phân bố dân cư, dân tộc; bản đồ phân bố cây trồng, vật nuôi; bản đồ ngành lâm
nghiệp (các khu khai thác gỗ); bản đồ ngành thuỷ sản (bãi cá, tôm, các ngư trường,…). Với dạng bản
đồ này, nếu các khu phân bố được phân định rõ ràng thì người ta vạch các đường ranh giới cụ thể
của khu phân bố, còn nếu khu phân bố thể hiện chưa thật rõ ràng thì người ta vạch bằng các nét
vạch, các chấm mà khơng có ranh giới rõ ràng, cũng có khi người ta thể hiện bằng các ký hiệu thích
hợp ở nơi phân bố hiện tượng. Phương pháp khu phân bố thường gặp trong các lược đồ về vùng
chuyên canh cây công nghiệp, lược đồ các vùng sản xuất lương thực - thực phẩm, lược đồ phân bố
ngành chăn nuôi và ngành thuỷ sản, hay ở một vài lược đồ khác về vùng.
▪ Phương pháp nền chất lượng: phương pháp này thể hiện khoanh vi có chất lượng khác nhau. Nếu
khơng tinh ý, chúng ta có thể bị nhầm lẫn với phương pháp khu phân bố. Phương pháp nền chất
lượng hay được dùng trong các bản đồ thổ nhưỡng (phân ra các loại đất khác nhau); bản đồ rừng,
tức là các loại rừng khác nhau (phân ra các loại rừng giàu, trung bình, rừng nghèo, rừng lá rộng, rừng
lá kim…); bản đồ nông nghiệp chung (các vùng nơng nghiệp chun mơn hố,…). Với phương pháp
này, ta dễ dàng nhận biết ở trong bảng chú giải, các đặc trưng được mơ tả khá chí tiết và tổng hợp.
▪ Phương pháp ký hiệu: phương pháp này hay dùng trong các bản đồ cần định vị chính xác sự phân
bố của hiện tượng, ví dụ bản đồ khống sản thể hiện các mỏ, bản đồ công nghiệp thể hiện các trung
tâm công nghiệp, bản đồ mạng lưới điểm dân cư thể hiện các thành phố, thị xã, thị trấn hay các
điểm dân cư nông thôn… Các ký hiệu được phân biệt về hình dáng, màu sắc, qui mơ… Trong bản đồ
cơng nghiệp, các trung tâm cơng nghiệp cịn được phân biệt về cơ cấu các ngành chủ yếu.
▪ Phương pháp thể hiện theo đường: phương pháp này rất phổ biến để thể hiện mạng lưới giao
thông vận tải và cả các luồng vận chuyển trên các tuyến đường. Phương pháp này cũng sử dụng
được trong bản đồ ngoại thương thể hiện mối quan hệ về thị trường, hay trong bản đồ về các luồng
di cư,… Khi đó người ta gọi là phương pháp đường chuyển động.
▪ Phương pháp bản đồ - biểu đồ (còn gọi là phương pháp bản đồ thống kê): điều rất dễ nhận biết của

phương pháp này là các chỉ tiêu thống kê bao giờ cũng gắn với các đơn vị hành chính (quốc gia, tỉnh,
…). Thường người ta dùng nền màu (nét gạch) với sắc độ đậm nhạt khác nhau để thể hiện các đại
lượng tương đối. Ví dụ như mật độ dân số, tỉ lệ người biết đọc biết viết, tỉ lệ người thất nghiệp,
thiếu việc làm… Kết hợp với nền màu này, người ta còn dùng các biểu đồ đặt trong phạm vi lãnh thổ
để thể hiện qui mô, cơ cấu, diễn biến cấu trúc của hiện tượng… Trong các SGK Địa lý (ví dụ, SGK Địa
lý lớp 10) có lược đồ phân bố khai thác quặng sắt và đúc thép trên thế giới, với các ký hiệu sản lượng


khai thác quặng sắt là hình tam giác đều và sản lượng thép là hình vng. Nếu nhìn vào, ta có thể
nhầm đây là phương pháp ký hiệu (các ký hiệu đó giống như ký hiệu khống sản) nhưng thực chất
đây là bản đồ - biểu đồ. Các hoa gió trong bản đồ khí hậu là dạng biểu đồ đặc biệt.
Như vậy, khi đọc các lược đồ hay các bản đồ trong At lat địa lý, nên hiểu và phân biệt các phương
pháp thể hiện, các phương pháp nhìn bề ngồi có vẻ giống nhau, nhưng về bản chất là khác nhau. Ví
dụ: trong bản đồ đất, thực - động vật dùng phương pháp nền chất lượng; ở bản đồ Dân cư – dân tộc,
sự phân bố các dân tộc lại được thể hiện bằng phương pháp khu phân bố; điểm dễ nhận thấy ở đây
là các khu phân bố có thể chồng lên nhau, nhưng khơng xảy ra đối với phương pháp nền chất lượng.
Hay trong các bản đồ Nông nghiệp, bản đồ Kinh tế các vùng, các ký hiệu đầu gia súc gia cầm giống
như phương pháp ký hiệu; nhưng thực chất đây là phương pháp khu phân bố đã được khái quát hoá
cao độ… Hoặc trong các bản đồ phân vùng (phân khu địa lý động vật, các miền tự nhiên…), sử dụng
phương pháp nền chất lượng. Các bản đồ thể hiện cường độ của hiện tượng (mật độ dân số, tỉ lệ
diện tích gieo trồng lúa so với diện tích cây lương thực, số lượng gia súc gia cầm tính trên đầu
người… mặc dù cũng dùng các nền màu, nhưng lại là các bản đồ - biểu đồ diễn tả các chi tiết thống
kê. Như vậy, trong một lược đồ hay bản đồ có thể sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau

4. Đọc và phân tích Atlat địa lý
a. Yêu cầu chung. Atlat địa lý là cuốn sách giáo khoa thứ hai đối với học sinh trong khi học địa lý.
Cuốn sách Atlat này có thể sử dụng cho nhiều đối tượng học sinh từ Trung học cơ sở đến phổ thông
Trung học và cả đối với sinh viên địa lý ở các trường cao đẳng, đại học. Khi khai thác Atlat, không thể
chỉ dựa trên kiến thức có thể khai thác trực tiếp từ các bản đồ, mà cần phải bổ sung bằng các kiến
thức rút ra từ sách giáo khoa để cập nhật kiến thức, phân tích, tổng hợp. Muốn đọc và phân tích tốt

Atlat, cần phải:
- Nắm được các phương pháp thể hiện bản đồ sử dụng trong Atlat.
- Nắm được các ký hiệu trong bảng chú giải bản đồ.
- Nắm được mục đích, u cầu khi đọc Atlat để tìm kiếm và rút ra các thông tin cần thiết
- Biết huy động các kiến thức đã học trong sách giáo khoa vào việc cắt nghĩa sự phát triển và phân bố
của các hiện tượng địa lý cần tìm hiểu qua Atlat Biết đọc Atlat theo một trình tự khoa học
b. Đọc bản đồ, hoặc át lát địa lí
● Trước hết, phải đọc bảng chú giải: đây có thể coi là chìa khố để hiểu nội dung được thể hiện
trong bản đồ, mặt khác còn rút ra được các kiến thức nhất định có tính chất tổng qt. Ví dụ:
* Khi đọc bản đồ Địa chất – khoáng sản: Đầu tiên phải đọc phần chú giải, các kí hiệu về các hệ đá cho
ta thấy nước ta có lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài, vì có các tuổi Ngun sinh cách đây hơn 2600
triệu năm đến các trầm tích Đệ Tứ cách đây 1,5 – 2,0 triệu năm… Đọc chú giải các loại khoáng sản sẽ


cho thấy rõ đặc điểm của khoáng sản nước ta phong phú về chủng loại, đa dạng về loại hình… có đủ
các loại khống sản từ khống sản năng lượng, kim loại đen, kim loại màu, đến các loại khoáng sản
làm vật liệu xây dựng và phi kim loại, trong đó lại chia ra nhiều loại khống sản chủ yếu. Quan sát các
kí hiệu về khống sản trên bản đồ sẽ cho thấy mức độ tập trung của nguồn tài nguyên này rất khác
nhau giữa các vùng lãnh thổ.
* Đối với các bản đồ về khí hậu – khí tượng…, cũng tương tự vậy, đầu tiên phải đọc phần chú giải để
phân biệt các kí hiệu thể hiện trên bản đồ về nhiệt độ, lượng mưa, chế độ gió, hướng gió, tần suất
gió. Từ đó sẽ cho ta thấy ngay đặc điểm về sự phân hoá đa dạng về các vùng, miền khí hậu. Ví dụ, ở
nước ta chia làm 4 vùng khí hậu: (1) vùng khí hậu nhiệt đới có mùa đơng lạnh, (2) Vùng khí hậu nhiệt
đới có mùa đơng lạnh vừa, (3) Vùng khí hậu nhiệt đới có mùa đơng ấm, (4) Vùng khí hậu nhiệt đới
nóng quanh năm…
* Đọc chú giải bản đồ Đất, thực vật cũng cho thấy rõ đặc điểm của tài nguyên đất ở nước ta là phong
phú với hai nhóm đất chính là đất phù sa và đất feralit, ngồi ra cịn có các loại đất khác. Trong các
nhóm đất lại chia ra thành các loại đất khác nhau (đất feralít, đất xám bạc màu, đất phù sa, đất phèn,
đất mặn…)
* Khi đọc bản đồ phân bố dân cư: Trên bản đồ thường dùng kí hiệu nền chất lượng với mức độ đậm

nhạt khác nhau; các kí hiệu thể hiện qui mơ dân số giữa các khu vực trong cả nước. Nếu không đọc
phần chú giải trước, ta sẽ không hiểu được mức độ đậm nhạt trên bản đồ thể hiện cái gì, tại sao lại
trình bày các kí hiệu lớn nhỏ khác nhau. Đọc kĩ phần chú giải và quan sát trên bản đồ ta sẽ thấy mật
độ dân cư thường thưa dần từ đồng bằng ven biển lên trung du và miền núi. Các kí hiệu trên bản đồ
thể hiện qui mơ dân số trung bình tại địa phương đó. Từ đó cho ta thấy tồn cảnh bức tranh phân bố
dân cư của cả nước.
● Đọc bản đồ phải tuân thủ theo một qui tắc nhất định, đi từ nhận định khái quát đến chi tiết.
Ví dụ: Đọc bản đồ khí hậu, sau khi đã phát hiện ra các vùng khí hậu, ta sẽ đọc các đặc trưng về nhiệt,
về chế độ mưa tại các trạm khí tượng, từ đó có thể rút ra kết luận chung về chế độ nhiệt, ẩm và
lượng mưa của từng vùng khí hậu, sự phân hố theo mùa tại vùng đó. Hay khi đọc bản đồ Công
nghiệp chung, cần phát hiện được qui luật phân bố công nghiệp của nước ta: Các trung tâm cơng
nghiệp lớn và trung bình phân bố tập trung ở ĐB sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ và rải rác
ở các tỉnh thuộc vùng DH miền Trung. Các trung tâm cơng nghiệp lớn thường có cơ cấu ngành đa
dạng, các trung tâm cơng nghiệp nhỏ thì cơ cấu ngành đơn giản hơn, thậm chí chỉ có một, hoặc hai
ngành chủ yếu. Các điểm cơng nghiệp có khi chỉ có một hoặc hai ngành cơng nghiệp. Sau đó, đi sâu
vào phân tích một số trung tâm cơng nghiệp, cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp này… Lí
giải tại sao các trung tâm cơng nghiệp có cơ cấu ngành công nghiệp khác nhau.
c. Đọc một số bản đồ về kinh tế - xã hội. Thông thường, khi phân tích vấn đề về kinh tế - xã hội của
một lãnh thổ (vùng) hay một ngành nào đó trên cơ sở đọc và phân tích bản đồ hoặc át lát. Trước hết,
học sinh phải căn cứ vào kiến thức đã học về những vấn đề có liên quan để định hướng phân tích
bản đồ hoặc át lát, phải chọn ra được những bản đồ chính và bản đồ bổ sung.


● Trước tiên, là phân tích vị trí địa lí. Vị trí địa lí trên bản đồ được thể hiện ở toạ độ địa lí, đối với
một quốc gia (hay vùng) vị trí này được xác định bằng các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đơng và cực
Tây; cịn đối với một số đối tượng theo điểm (như thành phố, trạm khí tượng…), thì ngồi hệ thống
kinh vĩ độ, cần xem xét thêm độ cao (ví dụ: Trạm khí tượng Hà Nội ở vĩ độ 21001’B, kinh độ 105048’Đ
và ở độ cao 5 mét so với mực nước biển). Vị trí địa lí tự nhiên thể hiện ở quan hệ khơng gian giữa
các đối tượng địa lí tự nhiên. Từ vị trí địa lí này, học sinh phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với sự
phân hố khí hậu. Sau khi đã phân tích vị trí địa lí về tự nhiên, học sinh sẽ phân tích vị trí địa lí kinh

tế, ở góc độ kinh tế thì vị trí địa lí thường thể hiện ở mức độ thuận lợi hay hạn chế trong việc trao
đổi giao lưu nội vùng, ngoài vùng và với khu vực hay quốc tế; ảnh hưởng của các điều kiện địa hình,
điều kiện cơ sở hạ tầng giao thơng vận tải.
● Sau đó, đi vào phân tích các nguồn lực phát triển. Các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội bao
gồm tài nguyên thiên nhiên, dân cư – lao động, cơ sở vật chất – kĩ thuật và đường lối chính sách. Cần
biết lựa chọn các bản đồ tương ứng (bản đồ địa hình, địa chất – khống sản, bản đồ thổ nhưỡng,
thực - động vật, bản đồ dân cư – dân tộc và bản đồ về các ngành (công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vận tải,…). Dựa vào các bản đồ tương ứng ta phân tích các nguồn lực để phát triển, khi phân
tích cần chú ý quan hệ khơng gian giữa các yếu tố đọc được từ các bản đồ riêng lẻ (ta thường gọi là
chồng xếp bản đồ). Các bản đồ kinh tế tương ứng sẽ cho ta thấy hiện trạng phân bố của các ngành
kinh tế (ngành hay vùng). Trong các bản đồ kinh tế thường có các biểu đồ đi kèm, chính các biểu đồ
này cho ta thấy cơ cấu và động thái phát triển của toàn ngành hay vùng nào đó.
Như vậy, với một dạng bài tập thực hành đọc bản đồ theo một chủ đề cho trước, thì khi đọc ta nên
tuân thủ theo một qui tắc nhất định, như vậy bài viết sẽ thể hiện một cách cô đọng nhất, ngắn gọn,
đầy đủ các ý mà khơng sợ bị bỏ sót hoặc q rườm rà.


×