Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tham luan Trien khai NVNH bac TH 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.93 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2011-2012 VÀ</b>
<b>TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012-2013 </b>


<b> BẬC TIÊU HỌC - SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HÀ TĨNH.</b>
Người trình bày: Hồ Thái Thương


Đơn vị: Trường Tiểu học Thạch Lạc - Thạch Hà.
Kính thưa các thầy giáo, cơ giáo là lãnh đạo ngành.


Kính thưa các thầy giáo, cơ giáo là hiệu trưởng các trường tiểu học trong tỉnh!
Thưa tồn thể hội nghị!


Hơm nay, tơi vơ cùng vui mừng và phấn khởi vì lần đầu tiên được tham dự hội
nghị triển khai nhiệm vụ năm học bậc Tiểu học cấp tỉnh. Tôi cũng hết sức vinh dự
được phát biểu tham luận trước hội nghị. Lời đầu tiên, cho phép tôi thay mặt cho
tập thể cán bộ giáo viên và học sinh trường TH Thạch Lạc- Thạch Hà xin gửi tới
Quý vị đại biểu, các thầy giáo cơ giáo và tồn thể hội nghị lời kính chúc sức khoẻ,
chúc hội nghị thành công tốt đẹp.


Kính thưa quý vị đại biểu, thưa hội nghị! Chúng tơi hồn tồn đồng tình với bản
Báo cáo Tổng kết năm học 2011-2012 và Dự thảo Phương hướng nhiệm vụ năm
học 2012-2013 mà hội nghị vừa thông qua. Để minh hoạ thêm những thành tích nổi
bật đã đạt được của bậc học tỉnh nhà trong năm học qua, tôi xin nêu thêm một vài
hoạt động của trường TH Thạch Lạc trong phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, góp
phần làm sinh động thêm nội dung của báo cáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

múa hát dân ca, quyên góp tài trợ gia đình chính sách, các học sinh nghèo trong
trường và cả ngồi tỉnh. Thành cơng nhât là trường chúng tơi đã kết hợp với Đồn
Biên phòng 164- huyện Lộc Hà, tổ chức giao lưu tuyên truyền với chủ đề: Tôi yêu
Biển - Đảo Việt Nam.



Kính thưa quý vị đại biểu! Hướng về biển - đảo thân yêu, sau hơn 15 ngày phát
động, toàn trường đã sưu tầm được 400 tranh, ảnh và gần 100 bài thơ, bản nhạc,
các bài viết về chủ quyền biển đảo. Trường cũng đã tổ chức thi vẽ về biển đảo, viết
thư cho người thân đang làm nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ biển đảo. Chương trình “
Tơi u Biển - Đảo Việt Nam” là món q thành kính để thể hiện tình yêu với Tổ
quốc cao cả của cán bộ giáo viên - học sinh nhà trường, là món quà tri ân những
người làm nhiệm vụ bảo vệ biển - đảo, những ngư dân khơng quản khó khăn nguy
hiểm ngày đêm bám trụ biển khơng chỉ mưu sinh mà nó còn khẳng định chủ quyền
biển đảo của Tổ quốc.


Hưởng ứng cuộc bầu chọn Vịnh Hạ Long, trường chúng tôi đã chỉ đạo và tổ
chức cho tất cả cán bộ giáo viên - học sinh lớp 3,4,5 nhắn tin qua điện thoại hoặc
bầu chọn qua internet, kết quả có hơn 1000 lượt bình chọn. Hưởng ứng lời kêu gọi
của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhắn tin ủng hộ chương trình " <i><b>Tấm lưới</b></i>
<i><b>nghĩa tình"</b></i> và hưởng ứng sáng kiến của Trung ương Đồn nhắn tin “ Góp đá xây
<i><b>Trường Sa”, đến thời điểm 20/11 đã có 104 tin nhắn của cán bộ giáo viên ước tính</b></i>
khoảng 1.500.000đ.


Chương trình Tơi u Biển - Đảo Việt Nam với 3 phần: Biển - Đảo Việt Nam
trong thư tịch cổ Việt Nam và Trung Hoa; Những cột mốc chủ quyền trên biển đảo
Việt Nam; Biển – Đảo hôm nay. Kết hợp với các nội dung: Giao lưu, đối thoại với
đồn trưởng đồn biên phòng ..., với chủ tịch xã, với các cựu chiến binh đã từng công
tác ở biển- đảo. Giao lưu trực tuyến với chiến sĩ ở đảo Trường Sa. Đọc và bình một
số bài văn, thơ hay trong chương trình Tiểu học viết về biển – đảo. Tặng quà cho
cán bộ, giáo viên và học sinh có chồng, bố đang là bộ đội ở biển- đảo, học sinh
nghèo vùng biển. Phát động phong trào quyên góp, ủng hộ chương trình “Góp đá
xây Trường Sa” và “Tấm lưới nghĩa tình.”


Chương trình đã nhận được sự tài trợ của các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp
và các nhà hảo tâm với số tiền 20.000.000 đồng, 40 suất quà, mỗi suất 100.000


đồng và 2 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo vùng biển. Chương trình cũng đã qun
góp được 2.400.000 đồng ủng hộ chương trình " Tấm lưới nghĩa tình" và chương
trình " Góp đá xây Trường Sa". Đây chính là những minh chứng thuyết phục nhất
cho sự thành cơng của chương trình ngoại khố giáo dục ngồi giờ lên lớp với chủ
đề “ Tơi u Biển – Đảo Việt Nam”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

học thủ công, kĩ thuật và mĩ thuật. Kết thúc buổi lễ chúng tôi đã nhận được hơn
10.000.000 đồng từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ, trong đó có 4.000.000
đồng từ sản phẩm của các em.


Kính thưa hội nghị!


Học sinh đến trường không chỉ học tập các môn học mà còn được tham gia vào
các hoạt động tập thể nói chung. Hoạt động học tập và hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp là hai mặt quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng
phát triển trong tồn bộ q trình phát triển chung của trẻ. Mặt khác, học sinh Tiểu
học là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên, sống bằng tình cảm. Vì thế, hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp lại càng cần thiết và quan trọng nhằm giúp trẻ làm quen với các
hoạt động, tích luỹ dần dần những kinh nghiệm thực tiễn của cuộc sống, đồng thời
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng đáp ứng những nhu cầu, quyền lợi của
trẻ. Và qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, học sinh sẽ được cung cấp
thêm về vốn sống và vốn hiểu biết về xã hội.


Qua tình hình thực tế quản lí và giảng dạy ở trường Tiểu học Thạch Lạc, tơi
thấy hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp đã góp phần quan trọng trong việc hình
thành và phát triển nhân cách tồn diện của học sinh. Thông qua hoạt động này,
học sinh được hiểu biết thêm về tình hình của xã hội và tăng thêm tình yêu quê
hương đất nước. Với cách tiếp cận này sẽ không làm nặng nề, quá tải thêm nội
dung các môn học và hoạt động giáo dục mà ngược lại còn làm cho các giờ học và
hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng hơn, thiết thực hơn và bổ ích hơn đối với học


sinh. Chính vì vậy mà hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động thực
sự quan trọng và cần thiết trong việc rèn luyện, giáo dục kĩ năng sống cho các em.
Kính thưa hội nghị! Từ thành cơng và ý nghĩa trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất
kiến nghị: Hiện nay, kiến thức về chủ quyền Biển-Đảo, môi trường biển của học
sinh nói riêng và nhân dân nói chung đang cịn rất hạn chế, chương trình sách giáo
khoa các cấp học cũng chưa đề cập nhiều về vấn đề này. Để thực hiện chủ trương
của Bộ Chính trị về việc tuyên truyền chủ quyền biển đảo, ngành giáo dục cần chủ
động phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp về
chủ quyền biển – đảo cho học sinh, từng bước trang bị cho thế hệ trẻ những kiến
thức về chủ quyền biển đảo, bồi dưỡng tình yêu biển đảo để " Những chủ nhân
tương lai" có những ứng xử phù hợp với vận mệnh của đất nước và những thách
thức của thời đại.


Qua đây chúng tôi cũng nhận thấy rằng ngành cần tiếp tục tham mưu phối hợp với
các tổ chức chính trị xã hội khác cùng chung tay, góp sức xây dựng nội dung, hỗ
trợ kinh phí nhằm khuyến khích, động viên các nhà trường tích cực đổi mới và đa
dạng hố các hoạt động ngoại khố, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp để
chuyển tải kiến thức mang tính hàn lâm, bác học từ sách giáo khoa một cách
“mềm” hơn vào thế giới tâm hồn lung linh đầy sắc màu của mỗi học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Kính thưa quý vị đại biểu! Kính thưa hội nghị!


Đối với hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp nói riêng và
hoạt động dạy và học nói chung, ngồi yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
thì vai trị của người thầy ln đứng ở vị trí số 1. Người thầy giỏi, tâm huyết ắt sẽ
có trị giỏi, trị ngoan. Như một nhà giáo dục học đã nói: Người thầy giỏi là người
biết hướng học sinh tự tìm ra chân lí chứ khơng phải làm cho học sinh hiểu chân lí.
Bởi vậy bố trí giáo viên đủ về số lượng, cân đối về bộ môn, đồng đều về chất lượng
là hết sức cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Từ thực tiễn của việc
thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 của trường chúng tôi và sau khi nghiên cứu


dự thảo Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012 và Phương hướng nhiệm vụ
2012-2013, chúng tơi có thêm một vài đề xuất như sau:


1. Việc tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng ở buổi hai vẫn cịn gặp khó khăn. Học
sinh được học theo nhu cầu, theo năng khiếu, sở trường nhưng năng lực giảng dạy
của giáo viên còn hạn chế. Cơ sở vật chất chưa đồng bộ. Buổi sáng học sinh học
lớp khác, buổi chiều học lớp khác, sách vở lại phải bỏ lại tại lớp buổi sáng nên việc
quản lí đồ dùng, sách vở của học sinh rất khó khăn, dễ lẫn lộn, dễ thất lạc. Đây là
vấn đề dễ hiểu vì tâm lí các em hiếu động, tị mị, thích khám phá. Và cũng chính vì
thế mà giáo viên ngại phân chia học sinh, ngại đổi lớp. Chưa nói đến số lượng các
đối tượng khơng cân bằng, có đối tượng khơng đủ chỗ ngồi, có đối tượng số lượng
ít, trong đó có những em học cịn yếu nhưng tâm lí khơng muốn mình bị xếp vào
nhóm yếu, đối tượng này thường hay nghỉ học hoặc không thích học. Bởi vậy, cần
tiếp tục giao quyền chủ động cho hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch dạy
học buổi hai trên cơ sở thực tiễn của đơn vị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

4. Theo kế hoạch năm học 2012-2013, Sở sẽ tổ chức thi cán bộ quản lí giỏi các
cấp, dự kiến thi cán bộ quản lí giỏi cấp tỉnh vào tháng 2/2013. Đây thực sự là một
điểm mới của ngành nhằm nhắc nhở đội ngũ quản lí phải thường xuyên học tập, rèn
luyện để nâng cao năng lực quản lí để đáp ứng với sự phát triển của xã hội. Theo
tơi, quản lí giỏi là một khái niệm rộng. Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã
hội. Một người quản lí giỏi phải hội tụ nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố Thiên thời
-Địa lợi - Nhân hoà. Thiết nghĩ, để đánh giá một quản lí giỏi thì đã có bốn tiêu
chuẩn trong bộ đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn Hiệu phó. Khơng nên tổ chức
thi để giảm áp lực cho Cán bộ quản lí hoặc đã thi thì nên thi viết và phải thi cả chứ
không chỉ chọn một số người. Hoặc là để đánh giá đúng năng lực của người quản lí
nhằm động viên và tơn vinh những người quản lí giỏi, nên chăng Sở Giáo dục
-Đào tạo cần thay đổi hình thức khác phù hợp hơn, nhẹ nhàng hơn mà khơng làm sai
lệch mục đích, ý nghĩa của cuộc thi.



5. Ở cơ sở, các trang thiết bị hiện đại còn nhiều thiếu thốn, việc thay đổi bàn ghế
theo tiêu chuẩn mới là rất khó khăn, mỗi bộ bàn nghế giá từ 1.300.000 đ
-1.600.000đ thì các em ở vùng nơng thơn, vùng có thu nhập thấp thì khơng thể mua
được. Bởi vậy, kính đề nghị Sở Giáo dục - Đào tạo tiếp tục hỗ trợ cho các trường,
đặc biệt là các trường ở vùng đặc biệt khó khăn như vùng ven biển bãi ngang, vùng
miền núi.


Trên đây là một số ý kiến của tôi về một số giải pháp để góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy và giáo dục nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của ngành. Nếu
có điểm nào chưa phù hợp kính mong hội nghị lượng thứ. Cuối cùng, một lần nữa,
xin kính chúc các thầy cơ giáo và tồn thể hội nghị sức khỏe, an khang. Chúc bậc
học tiểu học của ngành giáo dục tỉnh nhà, trong năm học 2012-2013 sẽ gặt hái được
nhiều thành công hơn nữa, xứng đáng là con chim đầu đàn trong phong trào giáo
dục toàn quốc.


Xin chân thành cảm ơn.


</div>

<!--links-->

×