BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN QUY MÔ
QUỐC GIA THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1605/QĐ-TTg NGÀY 27/8/2010 CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Ngày 24/3/2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số
813/BTTTT -ƯDCNTT đề nghị các Bộ, ngành được giao chủ trì triển khai các Dự
án quy mô quốc gia theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, đồng thời báo cáo tiến độ triển khai của các
dự án này. Đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhận được báo cáo của
19/28 Bộ, cơ quan ngang Bộ về tình hình triển khai 36/56 dự án. Căn cứ các báo
cáo nhận được, sau đây là một số đánh giá chung về tình hình triển khai các dự án:
1. Đánh giá chung tình hình triển khai các dự án
Mục tiêu, nội dung của các dự án:
Các dự án ứng dụng CNTT trong Quyết định 1605/QĐ-TTg đều là các dự án
có quy mô lớn, được triển khai trên phạm vi toàn quốc, trên hầu hết các lĩnh vực
kinh tế - xã hội như: Giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, tài chính, xây
dựng, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa – xã hội, kiểm
toán, ngân hàng, tòa án,…. Các dự án này tập trung vào xây dựng các cơ sở dữ liệu
quốc gia, xây dựng các hệ thống thông tin lớn như: CSDL quốc gia về thủ tục hành
chính trên Internet, về cán bộ, công chức, viên chức, về kinh tế công nghiệp và
thương mại, về tài nguyên và môi trường, về tài chính, về dân cư, giáo dục và đào
tạo…; xây dựng các HTTT về quản lý và hiện đại hóa ngân hàng, hải quan, quản lý
các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, Văn hóa – Xã hội, quản lý án
hình sự, tài chính tích hợp, y tế… Mục tiêu và nội dung của các dự án này đã bám
sát theo các mục tiêu, nội dung ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà
nước được nêu tại Quyết định số 1605/QĐ-TTg. Các dự án này sau khi triển khai
sẽ đưa ứng dụng CNTT vào các khâu của quản lý hành chính, góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân và doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ hành chính một cách nhanh chóng,
thuận tiện nhất, đồng thời góp phần hoàn thiện hạ tầng cơ sở, tạo nền tảng phục vụ
công tác xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam giai đoạn tiếp theo.
1
Quy mô đầu tư của các dự án:
Các dự án quy mô quốc gia đều được triển khai trên diện rộng, liên quan
đến nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội nên kinh phí đầu tư của các dự
án tương đối lớn. Kinh phí triển khai các dự án này được Ngân sách trung ương
bảo đảm, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại phần lớn các dự án chưa được bố trí
kinh phí hoặc kinh phí được bố trí chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư của dự án.
Theo như các báo cáo, hiện tại có 29/36 dự án đã xác định được tổng mức đầu tư
hoặc dự kiến tổng mức đầu tư, trong đó 9/29 dự án đã được bố trí kinh phí với số
tiền là 233,4 tỷ VNĐ, cụ thể các dự án đã được bố trí kinh phí như: dự án Xây
dựng CSDL quốc gia kinh tế Công nghiệp và Thương mại; dự án Xây dựng CSDL
quốc gia về Tài nguyên và Môi trường; dự án Hệ thống thông tin quản lý và hiện
đại hóa ngân hàng; dự án Xây dựng và triển khai hệ thống nộp tờ khai thuế qua
mạng Internet. Số kinh phí đã được bố trí để triển khai các dự án là rất nhỏ so với
tổng mức đầu tư hoặc dự kiến tổng mức đầu tư. Bên cạnh đó, một số dự án đến
thời điểm hiện tại vẫn chưa được xác định hoặc chưa được phê duyệt.
Tiến độ triển khai của các dự án:
Đến thời điểm hiện tại, đa số các dự án bị chậm tiến độ, chủ yếu vẫn trong
giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Cụ thể:
- 5/36 dự án hiện tại vẫn chưa được triển khai, cụ thể là: dự án Mạng thông
tin kinh tế hóa ngành Tài nguyên và Môi trường – hiện chưa đưa vào Kế hoạch
năm 2011; dự án Nâng cao năng lực cho HNDVN, xây dựng các điểm khai thác
ứng dụng CNTT trong hội viên, nông dân; dự án Trung tâm kết nối, liên thông các
hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương; dự án Đầu tư trang thiết bị ứng
dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước; dự án Hỗ trợ nhân rộng mô hình
ứng dụng công nghệ thông tin điển hình cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, cấp quận, huyện.
- 23/36 dự án đang thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư. Công việc chủ
yếu đang làm: xây dựng đề cương dự án, kế hoạch triển khai sơ bộ và khái toán
kinh phí thực hiện; Tiến hành các thủ tục trình Lãnh đạo phê duyệt Quyết định
chuẩn bị đầu tư dự án; Tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích số liệu; Chuẩn bị
thành lập Ban Quản lý dự án.
2
- 8/36 dự án đang thực hiện đầu tư, một số dự án đã được đưa vào triển khai
thí điểm tại một số tỉnh/thành phố trên cả nước. Công việc chính đang làm là: Tư
vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, triển khai các gói thầu như tư vấn
lập thiết kế cơ sở, thiết kế thi công, thẩm định thiết kế, thẩm định dự toán, đưa dự
án vào triển khai thí điểm như các dự án Xây dựng CSDL quốc gia kinh tế Công
nghiệp và Thương mại; dự án Xây dựng CSDL quốc gia về Tài nguyên và Môi
trường; dự án Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng; dự án Hệ
thống thông tin điện tử Văn hóa – Xã hội; dự án Xây dựng và triển khai hệ thống
nộp tờ khai thuế qua mạng Internet; dự án Triển khai thủ tục hải quan điện tử
(TTHQĐT); dự án Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ; dự án
Hệ thống quản lý thông tin đầu tư nước ngoài.
Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án:
Các cơ quan đã gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai các dự án
trên do phạm vi triển khai rộng, liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực.
Một số khó khăn chung như:
- Tiến độ giao vốn chậm chưa đáp ứng được tiến độ triển khai kế hoạch dự
án.
- Trong quá trình quản lý đầu tư các dự án CNTT còn gặp nhiều lúng túng
trong việc áp dụng các văn bản quản lý hiện hành.
- Các cơ quan chủ đầu tư còn hạn chế về năng lực, kinh nghiệm triển khai
các dự án ứng dụng CNTT quy mô quốc gia.
- Thiếu sự phối hợp, đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá
trình triển khai dự án.
- Trình độ về CNTT cũng như ứng dụng CNTT của các cán bộ, công chức
còn hạn chế, nguồn lực cho triển khai các dự án còn thiếu và yếu.
Đề xuất, kiến nghị:
Trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị của các cơ quan và đánh giá chung về tình
hình triển khai các dự án quy mô quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông xin đề
xuất như sau:
- Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ TT&TT,...) xây dựng cơ chế đảm bảo bố trí kinh phí cho các dự án
3
quy mô gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án theo đúng kế
hoạch.
- Cần xây dựng các chương trình tuyên truyền về ý nghĩa, hiệu quả, sự tiện dụng
của các dịch vụ điện tử để người dân, doanh nghiệp hiểu và tích cực tham gia.
- Cần tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn các nghiệp vụ chuyên môn về
triển khai các dự án ứng dụng CNTT như công tác lập dự án, giám sát, kiểm tra,
nghiệm thu dự án….
4