Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

de va dap an hsg dia 12 tinh ben tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.78 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH VÀO ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI CẤP QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2009-2010 Môn: ĐỊA LÝ Thời gian: 180 phút (không kể phát đề). Câu 1: (3 điểm) Tính góc chiếu sáng của tia sáng mặt trời lúc 12 giờ trưa vào các ngày: 21 tháng 3; 22 tháng 6; 23 tháng 9; 22 tháng 12 tại các vị trí theo bảng dưới đây: Vĩ độ. Góc chiếu sáng lúc 12 giờ trưa 21/3 22/6 23/9 22/12. Cực Nam Vòng cực Nam Chí tuyến Nam Xích đạo Chí tuyến Bắc Vòng cực Bắc Cực Bắc. Câu 2: (4 điểm) Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam và kết hợp với kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm địa hình, thuỷ văn, đất và thực vật dọc theo lát cắt địa hình từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa Thái Bình. Câu 3: (5 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau và kiến thức đã học: a) Phân tích đặc điểm cơ cấu sử dụng đất của nước ta. b) So sánh cơ cấu sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện trạng sử dụng đất của cả nước và các vùng, năm 2005 (ngàn ha) Trong đó Tổng diện tích CẢ NƯỚC Đồng bằng sông Hồng Trung du, miền núi Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long. 33121,2 1486,2 10155,8 5155,2 3316,7 5466,0 3480,9 4060,4. Đất sản xuất nông nghiệp 9412,2 760,3 1478,3 804,9 583,8 1597,1 1611,9 2575,9. Đất lâm nghiệp 14437,3 123,3 5324,6 2854,0 1459,8 3067,8 1251,6 356,2. Đất chuyên dùng 1401,0 230,5 245,0 194,1 193,8 124,5 193,6 219,5. Đất ở 602,7 116,5 112,6 97,9 54,2 41,6 71,4 108,5. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 4: (4 điểm) Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Địa lý Việt Nam: a) Hoàn thiện sơ đồ về nguồn lao động (ở bên dưới). b) Chứng minh sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của nước ta phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Nguồn lao động. …………. ……. ……. …………. ……. ……. ……. Câu 5: (4 điểm) Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam và kết hợp với kiến thức đã học, giải thích tại sao Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta. _____HẾT_____ Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam – nhà xuất bản Giáo dục.. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH THÀNH LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI CẤP QUỐC GIA LỚP 12THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2009-2010 Môn: ĐỊA LÝ. Câu 1. Tính góc chiếu sáng (3,0đ). Nội dung. Điểm 3,0. Góc chiếu sáng lúc 12 giờ trưa 21/3 22/6 23/9 22/12 Cực Nam 00 Khuất trong tối 00 23027’ Vòng cực Nam 23027’ 00 23027’ 46054’ Chí tuyến Nam 66033’ 43006’ 66033’ 900 0 0 0 Xích đạo 90 66 33’ 90 66033’ 0 0 0 Chí tuyến Bắc 66 33’ 90 66 33’ 43006 Vòng cực Bắc 23027’ 46054’ 23027’ 00 0 0 0 Cực Bắc 0 23 27’ 0 Khuất trong tối * Cách tính điểm: mỗi vị trí sai: - 0,25đ; tổng số điểm bị trừ tối đa: 3,0đ Vĩ độ. 2.. 3.. Đọc lát cắt địa hình từ s.ng. Đồng Văn đến cửa Thái Bình (4,0đ) a) Địa hình: - Hướng thấp dần từ tây bắc về đông nam. - Giáp biên giới V-T: các khối núi đá vôi đồ sộ cao >1500m (Đồng Văn,…) - Ở trung tâm: vùng núi thấp, cao tb 500 – 600m; các dãy núi hình cánh cung (Ngân Sơn, Bắc Sơn,…). - Đồng bằng Bắc Bộ: do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp, rộng, thấp và khá bằng phẳng. b) Thuỷ văn: - Vùng núi ĐB: thượng lưu của các sông, chảy theo hướng vòng cung (Gâm, Cầu, Thương,…)  nước chảy xiết (có giá trị thuỷ điện). - Đồng bằng BB: hệ thống sông Thái Bình  có giá trị thuỷ lợi, giao thông,… c) Đất và thực vật: - Vùng núi ĐB: chủ yếu là đất feralit trên đá vôi và trên các loại đá khác; thực vật là rừng kín thường xanh (vùng núi thấp), rừng cây bụi, (trên núi cao), rừng trên núi đá vôi,… - Đồng bằng BB: chủ yếu là đất phù sa, đất phèn (ô trũng), đất mặn (ven biển); thực vật nông nghiệp là chủ yếu. Cơ cấu sử dụng đất của nước ta (5,0đ) a) Đặc điểm cơ cấu sử dụng đất: - Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ tương đối ít (28,4%); ít có khả năng mở rộng - Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 43,6%  tỉ lệ còn thấp trong điều kiện của một nước chủ yếu là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. - Đất chuyên dụng và đất ở chỉ chiếm 6,0% nhưng có xu hướng tăng lên. 0,5 0,5 0,5 0,5. 0,5 0,5. 0,5. 0,5. 0,5 0,5 0,5. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> do quá trình CNH, HĐH và dân cư ngày càng tăng  ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng đất nông nghiệp. - Đất chưa sử dụng chiếm 22%  đang thu hẹp do khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp. - Vốn đất đai ở các vùng rất khác nhau về quy mô, cơ cấu,…(dẫn chứng số liệu)  Đòi hỏi ở mỗi vùng phải có những chính sách thích hợp (Luật đất đai) để sử dụng và bảo vệ vốn đất đai có hiệu quả. b) So sánh cơ cấu sử dụng đất ở ĐBSH và ĐBSCL: - Cả 2 vùng đều có tỉ lệ đất nông nghiệp lớn  có thế mạnh về sản xuất lương thực, thực phẩm; đặc biệt là ĐBSCL (dẫn chứng số liệu) - Ở cả 2 vùng đều đang đặt ra vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất theo hướng: thâm canh, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hóa cây trồng, phát triển nuôi trồng thủy sản - ĐBSH có tỉ lệ đất chuyên dùng, đất ở chiếm tỉ lệ cao hơn chứng tỏ việc sử dụng đất ở đây chịu sức ép lớn của dân số (dẫn chứng số liệu). 4.. Cơ cấu lao động (4,0đ) a) Hoàn thiện sơ đồ về nguồn lao động:. 0,5 0,5 0,5. 0,75 0,5. 0,75. 2,0. Nguồn lao động Dân số hoạt động kinh tế. DS hoạt động kinh tế thường xuyên. DS hoạt động kinh tế không thường xuyên. Dân số không hoạt động kinh tế. Nội trợ. Học sinhsinh viên. Tình trạng khác. * Cách tính điểm: mỗi vị trí sai: - 0,5đ; tổng số điểm bị trừ tối đa: 2,0đ b) Chứng minh sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của nước ta phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới: - Xu hướng phát triển chung trên thế giới: giảm tỉ trọng lao động khu vực nông- lâm- ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. - Đọc số liệu từ Atlat ĐLVN để chứng minh nước ta cũng có sự thay đổi cơ cấu lao động theo hướng trên (mỗi khu vự kinh tế: 0,5đ) 5.. TP HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta (4,0đ) a) Nêu tình hình sản xuất CN ở TPHCM (đọc từ các ký hiệu bản đồ): - Giá trị sản xuất CN lớn nhất cả nước: >120 nghìn tỉ đồng (giá thực tế năm 2007); chiếm >10% so với cả nước - Cơ cấu ngành đa dạng, trong đó có nhiều ngành công nghệ cao (luyện. 0,5. 1,5. 1,0 1,0. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> kim, điện tử, tin học, hóa chất,…) b) Giải thích: Do có nhiều nhân tố thuận lợi: - Vị trí địa lý: nằm giữa 2 vùng nguyên liệu dồi dào (ĐNB và ĐBSCL); trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đầu mối giao thông vận tải trong nước và quốc tế;… - Nguồn lao động đông, lành nghề; lực lượng tiêu thụ mạnh - Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ phát triển nhất - Thị trường vốn đầu tư trong nước và nước ngoài;… * Ngoài ra còn có các nhân tố khác: tổ chức quản lý, chính sách đầu tư,… (* có thể cho 0,5đ với điều kiện tổng số điểm phần b không quá 2,0đ).. 0,5. 0,5 0,5 0,5. * Lưu ý: -Để đạt được điểm tối đa của từng câu, từng ý, bài làm phải có lập luận, diễn đạt rõ ràng, chính xác, có số liệu dẫn chứng, minh họa. -Giám khảo có thể vận dụng thang điểm trong từng ý, nhưng không được lệch với số điểm quy định của mỗi câu. -----------//-----------. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×