Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

De cuong On tap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.62 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÀI LIỆU ƠN TẬP MƠN ĐỊA LÍ LỚP 12</b>


<b>I.PHẦN LÝ THUYẾT</b>


<b>BÀI MỞ ĐẦU</b>



<i><b>Câu 1: Nền kinh tế - xã hội thế giới và khu vực phát triển theo xu hướng nào ?</b></i>


- Nền kinh tế - xã hội thế giới có xu hướng quốc tế hố và xu hướng đó ngày càng
thể hiện rõ rệt. Vì muốn tăng tiềm lực kinh tế, mỗi nước cần phải mở rộng sự liên kết với
các nước khác.


-Ở Đông Nam Á, nền kinh tế của nhiều nước phát triển khá nhanh do nắm bắt
được thời cơ thuận lợi và nhạy cảm với tình hình thế giới. Hơn nữa, tình hình chính trị
trong khu vực có nhiều chuyển biến, các nước từ chỗ đối đầu chuyển sang đối thoại và
hợp tác.


<i><b>Câu 2:Sự đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta thể hiện ở những điểm chủ yếu nào ?</b></i>
<i><b>Công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta phát triển theo những xu hướng nào</b></i>
<i><b>? Hãy nêu một số kết quả của công cuộc đổi mới.</b></i>


<i>- Sự đổi mới nền kinh tế - xã hội:</i>


+ Xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp.
+ Xây dựng cơ cấu kinh tế năng động.


+ Sử dụng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


<i>- Công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta:</i>


Công cuộc đổi mới nển kinh tế - xã hội ở nước ta manh nha từ năm 1979, tới giữa
năm 1988 đã có những chuyển biến bước đầu, đang tiếp tục định hình và phát triển theo 3


xu thế:


+ Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.


+ Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.


+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với thế giới.


<i>- Một số kết quả bước đầu của năm 1992 so với năm 1976:</i>


+ Tổng sản phẩm xã hội tăng 2,2 lần.
+ Tổng thu nhập quốc dân tăng 1,9 lần.
+ Giá trị sản lượng công nghiệp tăng 2,7 lần.


+ Giá trị sản lượng nông nghiệp tăng 1,9 lần (riêng sản lượng lương thực quy ra
thóc năm 1992 đạt 24 triện tấn, năm 1998 đạt 32 triệu tấn)


<i><b>Câu 3: Hãy trình bày những khó khăn nói chung của nền kinh tế - xã hội và khó khăn</b></i>
<i><b>nói riêng của cơ sở vật chất – kĩ thuật ở nước ta.</b></i>


<i>- Những khó khăn của nền kinh tế - xã hội ở nước ta:</i>


Nhìn chung, đất nước ta chưa thốt khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội:
+ Sản xuất xã hội tăng chậm, trong khi dân số lại tăng nhanh.


+ Thu nhập quốc dân chưa đủ bù đắp cho tiêu dùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế do lịch sử để lại còn ở mức
nghiêm trọng.



+ Kết cấu hạ tầng chưa đủ sức phục vụ cho việc phát triển đất nước.


- Cơ sở vật chất – kĩ thuật chưa đủ mạnh để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay và sau này.


+Trừ một số cơ sở công nghiệp mới xây dựng, nhìn chung trình độ kĩ thuật
và cơng nghệ nước ta còn lạc hậu. Sự thiếu đồng bộ giữa các ngành và trong từng ngành
còn phổ biến. Kết cấu hạ tầng còn thấp kém.


+ Phân bố cơ sở vật chất kĩ thuật không đồng đều: tập trung và phát triển ở
đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ (đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh). Trong khi đó Tây
Bắc, Tây Ngun cơ sở vật chất – kĩ thuật và kết cấu hạ tầng cón rất hạn chế


<b>VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN</b>



<i><b>Câu 4:Vị trí địa lí nước ta có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ?</b></i>


Vị trí của một nước có ảnh hưởng quan trọng đến việc phát triển kinh tế - xã hội
của nước đó. Nếu biết phát huy những thế mạnh của vị trí địa lí và biết cách khắc phục
những hạn chế của nó, thì vị trí địa lí sẽ thực sự trở thành một nguồn lực quan trọng.


<i>- Vị trí địa lí nước ta cị nhiều thuận lợi như:</i>


+ Lãnh thổ nước ta gồm 2 bộ phận rõ rệt: phần đất liền hình chữ S với diện tích
330.991km2<sub> và phần biển rộng gấp nhiều lần so với đất liền, tạo điều kiện thuận lợi để</sub>
phát triển những ngành kinh tế có liên quan đến biển.


+ Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khơng những có nguồn nhiệt
lớn mà cịn có nguồn nước dồi dào, nên không bị khô hạn như các miền cùng vĩ độ khác


(Xahara, Tây Á). Do đó, thực vật nhiệt đới phát triển, cây cối xanh tốt quanh năm, quanh
năm có thu hoạch.


+ Nằm ở gần trung tâm vùng Đông Nam Á, nước ta vừa gắn với lục địa, vừa thông
với đại dương, có thềm lục địa rộng lớn; tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta phát triển cả
giao thông đường bộ và giao thông đường biển với nhiều nước và các châu lục trên thế
giới.


+ Việt Nam nằm ở khu vực phát triển năng động, đó là khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương, trong đó có các nước mới cơng nghiệp hố ở Đơng Nam Á.


- Vị trí địa lí nước ta cũng có những khó khăn:


+ Đường biên giới trên đất liền và trên biển dài, do đó việc bảo vệ chủ quyền vùng
đất, vùng trời, vùng biển nước ta rất quan trọng.


+ Đất nước kéo dài theo chiều Bắc – Nam, việc giao thông xuyên Việt tốn kém và
có khó khăn.


+ Nước ta nằm ở khu vực hay có thiên tai, đặc biệt là bão, lụt, ...


<i><b>Câu 5: Hãy chứng minh nước tá có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong</b></i>
<i><b>phú ?</b></i>


<i>a. Tài nguyên đất:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Ở Trung du và miền núi có các loại đất pheralit: vàng đỏ ở vành đai thấp, vàng
nâu ở vành đai cao, đất xám trên phù sa cổ. Các loại đất này thích hợp với các cây cơng
nghiệo dài ngày, cây ăn quả và thích hợp với việc trồng rừng. Có những vùng tập trung
đất đỏ badan ở Tân Nguyên, Đông Nam Bộ và đất xám ở Đông Nam Bộ thuận lợi cho


việc phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung, quy mô lớn.


<i>b.Tài nguyên khí hậu:</i>


Với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nước ta có nhiệt độ trung bình năm trên 230<sub>C</sub>
với lượng mưa trên 1500mm, rất thuận lợi để phát triển một nền nơng nghiệp nhiệt đới.
Khí hậu nước ta lại có sự phân hoá theo hướng Bắc – Nam, theo độ cao và theo mùa, nên
một số vùng cịn có cả những cây trồng cận xích đạo, cận chí tuyến; ở ngay đồng đằng
sông Hồng và đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh về mùa đơng vẫn có thể trồng được
những cây rau ôn đới như xu hào, bắp cải, cà chua, ...


<i>c. Tài nguyên nước:</i>


Mật độ sông dày đặc, trung bình dọc bờ biển cứ 20km lại có một cửa sông; nên
tổng lượng nước sông của chúng ta rất lớn (900 tỉ m3<sub>), nhưng phân bố không đều trong</sub>
năm, lượng nước mùa lũ chiếm 70 – 90% cả năm (mùa cạn lượng nước chỉ có từ 10 –
30% cả năm); trữ lượng thuỷ năm rất lớn trên 30 triệu KW.


<i>d. Tài nguyên sinh vật</i>:


Phong phú về số lượng và lồi, có cả thực động vật trên cạn, ven biển và ngồi khơi như:
- Có 12.000 lồi thực vật bậc cao và 650 loài rong biển, ..


- Gần 300 loài thú, 200 loài cá nước ngọt, 2000 loài cá biển, 70 lồi tơm, ..


<i>e. Tài ngun khống sản:</i>


Đã biết gần 300 mỏ, các mỏ khoáng sản của chúng ta phong phú về chủng loại, có
cả khống sản năng lượng, khoáng sản kim loại đen, khoáng sản kim loại màu, khống
sản phi kim loại.



<i><b>Câu 6: Hãy trình bày về nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta:</b></i>
<i><b>a.Khoáng sản năng lượng</b></i>


<i><b>b.khoáng sản kim loại</b></i>


<i><b>c.khoáng sản việt liệu xây dựng</b></i>
<i><b>d.Khoáng sản phi kim loại</b></i>


Tài nguyên khoáng sản nước ta tương đối phong phú về chủng loại, có cả khống sản
năng lượng, cả khống sản kim loại đen và kim loại màu, khoáng sản vật liệu xây dựng,
khoáng sản phi kim loại.


<b>a. Khoáng sản năng lượng:</b>


- Than: Có đầu đủ các loại:


+ Than angtraxit: Mỏ trữ lượng lớn ở Quảng Ninh.
+ Than nâu: Mỏ có trữ lượng lớn ở Lạng Sơn.
+ Than bùn: Mỏ có trữ lượng lớn ở Cà Mau.
+ Than mỡ: Ít, có trữ lượng nhỏ ở Thái Ngun.
- Dầu khí:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Các mỏ dầu có trữ lượng lớn với các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng ở
Vũng Tàu (trên thềm lục địa phía Nam).


<b>b. Khống sản kim loại:</b>


- Kim loại đen:



+ Sắt: Mỏ có trữ lượng lớn ở n Bái, Hà Tĩnh, ...
+ Crơm: Mỏ có trữ lượng lớn ở Cổ Định - Thanh Hố
+ Mangan: Mỏ có trữ lượng lớn ở Nghệ An, Cao Bằng


+ Titan: Mỏ có trữ lượng lớn ở Thái Nguyên, ven biển miền Trung.
- Kim loại màu:


+ Đồng: Mỏ có trữ lượng lớn ở Lào Cai, Sơn La


+ Vàng: Mỏ có trữ lượng trung bình ở Bồng Miêu - Quảng Nam, CB
+ Thiếc: Mỏ có trữ lượng lớn ở Cao Bằng, Tuyên Quang, Nghệ An
+ Chì - Kẽm: Mỏ có trữ lượng lớn ở Tun Quang


+ Bơ xít: Mỏ có trữ lượng lớn ở Cao Bằng, Lạng Sơn và nhiều tỉnh ở
Tây Nguyên


<b>c. Các mỏ vật liệu xây dựng:</b>


+ Đá vôi để làm xi măng: Mỏ có trữ lượng lớn nằm ở miền Bắc (Hải Phịng, Ninh
Bình, Thanh Hố, Nghệ An); miền Nam có ở Hà Tiên.


+ Đất sét để làm xi măng: Các tỉnh có trữ lượng lớn cũng trùng với những tỉnh có
mỏ đá vơi.


<b>d. Khống sản phi kim loại:</b>


+ Apatit: Mỏ có trữ lượng lớn ở Lào Cai


+ Phốt pho: Chỉ có mỏ có trữ lượng nhỏ ở Hà Tĩnh
+ Pirit: Mỏ có trữ lượng lớn ở Phú Thọ



+ Graphit: Các mỏ có trữ lượng lớn ở Yên Bái, Quảng Nam


<i>Để khỏi phải ghi nhớ máy móc quá nhiều, học thuộc lòng các mỏ, tên các địa</i>
<i>phương, học sinh nên sử dụng ATLAT Địa lí Việt Nam với bản đồ “Địa chất - khoáng</i>
<i>sản” ) và đối chiếu với một số bản đồ khác (khi cần xác định tên địa phương) để làm bài.</i>
<i><b>Câu 7: Chứng minh rằng vấn để khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí ở</b></i>
<i><b>nước ta hiện nay có y nghĩa rất cấp bách. Cần phải làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên</b></i>
<i><b>thiên nhiên ơ nước ta ?</b></i>


Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản trong việc xây dựng
và phát triển kinh tế - xã hội.


- Vần đề <i>khai thác hợp lí tài nguyên</i> thiên nhiên ở nước ta đang là vấn đề cấp bách


<i>bởi vì:</i>


+ Nhiều lồi tài nguyên đang bị suy giảm do khai thác bừa bãi, quá mức và do hậu
quả của chiến tranh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

cùng với sự săn bắt bừa bãi, nhiều loài thực động vật quý hiếm đang có nguy cơ truyệt
chủng.


- <i>Để bảo vệ</i> nguồn tài nguyên thiên nhiên, nước <i>ta cần phải:</i>


+ Có chiến lược sử dụng tài nguyên.


+ Tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp của nhà nước về quản lý tài nguyên;
ngăn chặn việc khai thác bừa bãi, khai thác q mức tài ngun.



+ Nâng cao trình độ cơng nghệ khai thác để tránh lãng phí tài nguyên và
giảm chi phí khác.


+ Sử dụng hợp lí, đi đơi với bảo vệ và tái tạo tài nguyên.


<i><b>Câu 8: Nguồn lao động của nước ta hiện nay có những mặt mạnh và những mặt tồn</b></i>
<i><b>tại nào?</b></i>


<b>Gợi ý làm bài</b>
<i><b>-Những mặt mạnh của nguồn lao động:</b></i>


+ Nguồn lao động dồi dào: hiện có hơn 30 triệu lao động, hằng năm lại bổ
xung thêm trên 1 triệu lao động trẻ, nên quá trình cơng nghiệp khơng lo
thiếu lao động.


+ Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, nhiều kinh nghiệm sản xuất
nơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ
thuật.


+ Đội ngũ lao động có chuyên môn kĩ thuật được đào tạo ngày càng nhiều;
Hiện nay có gần 5 triệu người, trong đó số người có trình độ từ cao đẳng và
đại học trở lên chiếm 23%.


<i><b>-Những mặt tồn tại cảu nguồn lao động</b></i>:


+ Từ một nước nông nghiệp đi lên, người lao động nước ta cịn thiếu tác
phong cơng nghiệp.


+ So với u cầu cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế hiện nay, đội
ngũ cán bộ kho học – kĩ thuật và cơng nhân có tay nghề cao cịn ít.



+ Lực lượng lao động phân bố khơng đều, tạp trung ở vùng đồng bằng, vùng
núi và trung du giàu tài nguyên nhưng lại thiếu lao động.


+ Lực lượng lao động có chun mơ kĩ thuật tập trung chủ yếu ở đồng bằng
sông Hồng và Đông Nam Bộ; Nhất là ở các thành phố lớn như: Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh.


+ Phân cơng lao động trong các nghành kinh tế chậm chuyển biến; so với
năm 1979 cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân đã thay đổi
đáng kể theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lao động nơng-lâm-ngư
nghiệp chỉ cịn 63,5%, lao động công nghiệp và xây dựng đã chiếm 11,9%,
lao động trong khu vực dịch vụ đã tăng mạnh, chiếm 24,6% lực lượng lao
động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM</b>



<i><b>Câu 9: Tại sao nói: “ Việc làm đang là một vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta</b></i>
<i><b>hiện nay” ? Chúng ta đã làm gì để giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí sức lao động?</b></i>


<b>Gợi ý làm bài</b>
<i>-Việc làm đang là một vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt</i>


+Năm 1998 có 9,4 triệu người thiếu việc làm, mỗi năm lại có thêm hơn 1 triệu
người đến tuổi lao động cần phải giải quyết công ăn việc làm.


+Tỉ lệ trung bình người chưa có việc làm trong tổng số việc làm của nước ta là
2,1%.


+Giải quyết việc làm không chỉ đảm bảo được đời sống nhân dân, mà còn gốp


phần quan trọng vào việc ổn định trật tự xã hội.


<i>-Nhà nước và nhân dân đã có nhiều biện pháp xử dụng hợp lí nguồn lao động và giải</i>
<i>quết việc làm:</i>


+Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng để vừa tạo thêm việc làm,
vừa sử dụng hợp lí và khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng. Ví dụ: Tây Ngun và
Đơng Nam Bộ đã tiếp nhận hàng chục vạn người từ động bằng sông Hồng và duyên hải
Miền Trung đến xây dựng vùng kinh tế mới.


+ Phát triển nền kihn tế hàng hóa nhiều thành phần.


+Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn; kinh tế hộ gia đình được chú
trọng. Nền nơng nghiệp tự cấp tự túc dần chnr sang nền nơng nghiệp hàng hóa. Các
nghề thủ công truyền thống, các hoạt động dịch vụ ở nông thôn được khôi phục và phát
triển.


+Ở các đô thị, phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ quy mô nhỏ, sử
dụng kĩ thuật tinh xảo, thu hut nhiều lao động và thu hồi vốn nhanh.


+ Mở các trường dạy nghề, lập ra các trung tâm giới thiệu việc làm v.v…


<b>THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ</b>



<i><b>Câu 10: Hãy cho biết những nguyên nhân khiến cho sự tăng trưởng kinh tế của nước</b></i>
<i><b>ta mấy chục năm qua không ổn định?</b></i>


<b>Gợi ý làm bài</b>


-Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp mang nặng tính nơng nghiệp tự túc tự


cấp, năgn suất thấp. Công nghiệp chủ yếu là khai thác, cơ khí nhỏ và chủ yếu là sữa chữa.
-Những cuộc chiến tranh khiến cho các cơ sở kinh tế bị phá hoại mạnh, nền kinh tế
tăng trưởng chậm ( Một phần là do dồn sức người và sức của cho tiền tuyến). Sau một
cuộc chiến tranh lại phải giành thời gian khơi phục kinh tế.


-Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ và cơ chế quản lí hành chính bao cấp
được duy trì quá lâu. Điều này đã làm trở ngại cho sự phát triển kinh tế.


-Một thời gian dài trước đây những sự cân đối lớn trong nền kinh tế của đất nước
được đảm bảo bằng viện trợ và vay nợ nước ngoài; khi thống nhất đất nước, các nguồn
viện trợ cho nền kinh tế bao cấp đã bị cắt giảm…


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

-Những khó khăn đó cũng làm nảy sinh tâm lí và các biện pháp nóng vội với mong
muốn đưa nước ta mau chóng thốt ra khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, nhưng kết quả lại
làm hạn chế sự phát triển kinh tế.


<i><b>Câu 11: Dựa vào bảng thống kê “ Chỉ số phát triển tổng sản lượng thời kì 1980-1990”</b></i>


Cơng nghiệp 208,2 Nơng nghiệp 154,3
Nhóm A


Nhóm B 181,2224,6 Trồng trọtChăn nuôi 146,7183,7


<b>Hãy:</b>


<i><b>- Nhận xét sự tăng trưởng của các nhóm ngành cơng nghiệp: A và B. Giải thích</b></i>
<i><b>vì sao có sự tăng trưởng khác nhau giữa các nhóm ngành.</b></i>


<i><b>- Nhận xét sự tăng trưởng của các ngành nơng nghiệp: Trồng trọt và chăn ni.</b></i>
<i><b>Giải thích sự tăng trưởng của các nghành chăn nuôi.</b></i>



<b>Gợi ý làm bài</b>
<b>a)Phần cơng nghiệp:</b>


<i>-Nhận xét:</i>


+ Cả hai nhóm đề tăng ( dẫn chứng ).


+ Nhóm B tăng trưởng nhanh hơn nhóm A.


<i>-Giải thích:</i>


Nhóm B tăng nhanh hơn vì:


+ Được tăng cường đầu tư để nhanh chóng tích lũy vốn ban đầu.


+ Sử dụng nguông nguyên liệu phong phú từ nông, lâm, thủy sản và nguồn
lao động dồi dào.


+ Sản phẩm phù hợp với thị trường, có chất lượng cao.


<b>b)Phần nông nghiệp</b>
<i><b>-</b></i> <i>Nhận xét:</i>


+ Cả trồng trọt và chăn nuôi đề tăng ( dẫn chứng ).


+ Chăn nuôi tưng trưởng nhanh hơn trồng trọt ( dẫn chứng ).


<i><b>-</b></i> <i>Giải thích</i>



Chăn ni tăng nhanh hơn trồng trọt vì:


+ Được chú trọng phát triển, đang từng bước trở thành nghành chính trong
nơng nghiệp.


+ Nhờ cơ sở lương thực ổn định và phát triển nên tạo điều kiện thúc đẩy chăn
ni phát triển.


<i><b>Câu 12: Hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế nước ta.</b></i>
<b>Gợi ý làm bài</b>


-Trong nơng nghiệp đang hình thành và phát triển vùng nơng nghiệp hàng hóa có
năng suất cao: Trung du Bắc Bộ, Tây nguyên, Đông nam bộ chuyên canh cây công
nghiệp, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sơng Cửu Long chun mơn hóa về lương
thực thực phẩm…


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

-Trong cơng nghiệp đang hình thành một số cụm cơng nghiệp có cơ cấu nghàng hợp lí
hơn, có mối liên hệ kinh tế - kĩ thuật chặt chẽ giữa các xí nghiệp, cụm cơng nghiệp như:
Thái Ngun - Việt Trì - Lâm Thao - Lào cai; Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh; TP Hồ
Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu,.


-Đã nổi lên một số vùng kinh tế năng động như: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam
Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng này cũng như các thành phố lớn trong vùng
( đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh) có vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ cấu lãnh
thổ nền kinh tế cả nước.


-Đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương
- Hải Phòng - Quảng Ninh) vùng kinh tế trọng điểm phía nam ( Tp Hồ Chí Minh - Bình
Dương - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu) và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa
thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Ngãi).



<b>SỬ DỤNG VỐN ĐẤT</b>


<b>Câu 13: Qua bảng só liệu dưới đây:</b>


Năm 1940 1960 1970 1983 1990
Diện tích bình quân 0,2 ha 0,16 ha 0,15 ha 0,13 ha 0,1 ha


<b>Hãy:</b>


<i><b>- Nhận xét về sự thay đổi diện tích đất nơng nghiệp bình qn theo đầu người ở</b></i>
<i><b>nước ta?</b></i>


<b>-</b> <i><b>Cho biết nguyên nhân của sự thay đổi đó.</b></i>
<b>Gợi ý làm bài</b>


<b>-</b> <i>Nhận xét:</i> diện tích đất nơng nghiệp bình quân theo đầu người giảm dần.


<i><b>-</b></i> <i>Nguyên nhân:</i>


+ Dân số tăng nhanh.


+ Diện tích đất chuyên dùng ngày càng tăng, đất chuyên dùng chủ yếu lấy từ
đất nông nghiệp.


<i><b>Câu 14: Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để sử dụng hợp lí vốn đất ở các vùng khác</b></i>
<i><b>nhau ở nước ta.</b></i>


<b>Gợi ý làm bài</b>
<b>a) Vùng đồng bằng:</b>



<i><b>-</b></i> <i>Đồng bằng sơng Hồng:</i>


+ Đât ít, đơng dân, đất nơng nghiệp bình quân theo đầu người thấp nhất tỏng
cả nước (chỉ có 0,06 ha); khả năng tăng diện tích đất nơng nghiệp rất hạn
chế; do đó cần phải thâm canh, tưng vụ.


+ Mở rộng diện tích mặt nước để ni trồng thủy sản.


+ Cần quy hoạch sử dụng hợp lí đất chuyên dùng để hạn chế tới mức tối đa
việc chuyển đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng.


<i><b>-</b></i> <i>Đồng bằng sông Cửu Long</i>


+ Quá nữa diện tích mới trồng cây một vụ và cịn nhiều diện tích có thể khai
hoang được, do đó cần mở rộng diện tích đất nơng nghiệp bằng cách khai
hoang, tăng vụ với những cơng trình thủy lợi để cải tạo đất phèn, đất mặn.
+ Cải tạo đất ven biển để nuôi trồng thủy sản.


<b>-</b> <i>Đồng bằng duyên hải Miền Trung</i>:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

+ Do có mùa khơ kéo dài và sâu sắc, nên cần có các cơng trình thủy lợi để
giải quyết nước tưới nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất và mở rộng diện
tích.


<b>b) Trung du và miền núi:</b>


<b>-</b> Phát triển các cùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, đồng thời
với việc phát triển công nghiệp chế biến.


<b>VẤN ĐỀ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM</b>




<i><b>Câu 15: Hãy trình bày: Tình hình phát triển lương thực, thực phẩm ở nước ta,</b></i>
<i><b>nguyên nhân phát triển, những tồn tại và cách khắc phục.</b></i>


<b>Gợi ý làm bài</b>


Tình hình sản xuất lương thực, thực phẩm ở nước ta thời gian vừa qua đã đạt được những
thành tựu khá vững chắc.


<i><b>-</b></i> <i>Sản xuất lương thực:</i>


+ Sản xuất lương thực quy ra thóc đã vượt 30 triệu tấn, trong đó riêng thóc là
27 triệu tấn. Bình qn lương thực quy ra thóc đạt 359kg/người, trong đó
riêng thóc là 310kg/người. Liên tục từ năm 1989 đến nay, Việt Nam là một
trong 3 nước sản xuất lương thực nhiều nhất thế giới.


+ Ngun nhân: diện tích gieo trồng hằng năm khơng ngừng được mở rộng,
phát triển thủy lợi và đưa giống mới vào gieo trồng, thâm canh tăng năng
suất…


+ Tồn tại: thiếu phân bón, thuốc trừ sâu, thiếu vốn…


<i><b>-</b></i> <i>Sản xuất thực phẩm:</i>


Nhìn chung đều tăng, đặc biệt là chăn ni.


<b>-</b> Ngành chăn nuôi (cung cấp thịt, sữa, trứng) tăng trưởng nhanh hơn ngành trồng
trọt và đã chiếm ¼ giá trị sản lượng nông nghiệp. Sở dĩ tăng nhanh là do sản xuất
lương thực phát triển vững chắc và nhà nước chú trọng đưa chăn ni lên thành
nghành sản xuất chính.



<i><b>Câu 16: Hãy trình bày hai vùng sản xuất lương thực, thực phẩm quan trọng của nước</b></i>
<i><b>ta (đồng bằng sông Cửu Long và đông bằng sông Hồng) và nêu các thế mạnh để phát</b></i>
<i><b>triển lương thực, thực phẩm của các vùng khác.</b></i>


<b>Gợi ý làm bài</b>


<b>-</b> <i><b>Hai vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm:</b></i>


+ <i>Đồng bằng sông Cửu Long</i>: là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm
quan trọng <i><b>số một</b></i> của cả nước. Ở đây tập tủng hơn 50% sản lượng lương
thực cả nước. Vùng biển có các ngư trường lớn, có triển vọng cả về ni
trồng và đánh bắt thủy sản.


+ <i>Đồng bằng sông Hồng</i> là vùng trọng điểm <i><b>thứ hai</b></i>, thế mạnh của vùng là
sản xuất lúa, lợm, gia cầm và cá…


<b>-</b> Thế mạnh để phát triển lương thực thực phẩm ở các vùng khác:


+ <i>Trung du và miền núi phía Bắc:</i> Hoa màu, lương thực, chăn ni trâu bị.
+ <i>Dun hải miền Trung:</i> chăn ni trâu bị, đánh bắt thủy sản.


+ <i>Tây ngun</i>: chăn ni bị lấy thịt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>Có thể tham khảo ATLAT Địa Lí Việt Nam trang 12 ( Bảng đồ lâm, ngư nghiệp) để nêu</i>
<i>lên các thế mạnh chủ yếu của các vùng).</i>


<b>VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP</b>



<i><b>Câu 17: Vai trị của cây cơng nghiệp ở nước ta? Tình hình phát triển các loại cây</b></i>


<i><b>cơng nghiệp trong thời gian qua ? để phát triển cây công nghiệp chúng ta cần phải</b></i>
<i><b>giải quyết những vấn đề gì?</b></i>


<b>Gợi ý làm bài</b>
<b>- Vai trị của cây cơng nghiệp:</b>


+ Cung cấp ngun liệu cho cây công nghiệp và xuất khẩu.
+ Đáp ứng một phần nhu cầu ăn, mặc, sinh hoạt cho nhân dân.


+ Góp phần giải quyết cơng ăn việc làm và phân bố lại dân cư, lao động
trong cả nước.


<b>- Tình hình phát triển :</b>


+ Được chú ý phát triển nên tăng cả về diện tích năng xuất và sản lượng (nêu
dẫn chứng.


+ Hiện nay giá trị sản xuất của công nghiệp đã chiếm tỷ lệ 19% giá trị sản
xuất nganh trồng trọt v 15% giá trị sản xuất nông nghiệp.


<i>- Để phát triển mạnh cây công nghiệp chúng ta cần phải khắc phục những khkó</i>
<i>khăn chủ yếu sau:</i>


+ Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho nhân dân ở các vùng sản xuất cây
công nghiệp.


+ phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cây công nghiệp.


+ Tăng cường cở sở hạ tầng (đặc biệt là chất lượng giao thông ) cho các vùng
sản xuất cây công nghiệp lâu năm.



<i>Chú ý: để tránh phải ghi nhớ máy móc các số liệu , có thể sử dụng biểu đồ diện tích và</i>
<i>sản lượng cây cơng nghiệp ở trang 11 của ATLAT Địa lí Việt Nam bằng cách: cộng số</i>
<i>liệu về diện tích cũng như số liệu sản lượng của các cây lâu năm và các cây hàng năm để</i>
<i>có tổng giá trị sản lượng cây công nghiệp của từng năm.</i>


<i><b>Câu 18: Hãy trình bày sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm (dài ngày ) chủ</b></i>
<i><b>yếu ở nước ta (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa).</b></i>


<b>Gợi ý làm bài</b>


- <i>Cây công nghiệp lâunăm</i> chủ yếu của nước ta là <i>chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa</i>.


<i>-</i> Phân bố sản xuất các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu:


<i>+</i> <i>Chè</i>: trồng nhiều ở trung du miền níu phía Bắc, Bắc Trung Bộ , Tây
Nguyên.


<i>+</i> <i>Cà phê</i>: trồng niều trên miền đất đỏ Tây Nguyên, Nghệ An, Đông Nam Bộ.
<i>+</i> <i>Cao su</i> : trồng nhiêu trên dất xám Đông Nam Bộ , Tây Nguyên, Quảng


Bình, Quảng Trị.


<i>+</i> <i>Hồ tiêu</i>: trồng nhiều ở Tây Nguyên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i><b>Chú ý</b><b> :</b><b> để tránh phải ghi nhớ máy móc có thể sử dụng các trang ATLAT địa lý Việt Nam</b></i>
<i>: 17, 18, 19,20 để tìm thấy sự phân bố các cây : chè, cao su, hồ tiêu, dừa.</i>


<i><b>Câu 19: Hãy nêu điều kiện phát triển và các sản phẩm chính của các vùng chun</b></i>
<i><b>canh cây cơng nghiệp đã và đang hình thành ở nước ta ?</b></i>



<b>Gợi ý làm bài</b>


<i><b>a. Các vùng chun canh cây cơng nghiệp có quy mô lớn.</b></i>


- <i>Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh tập trung cây công nghiệp lớn nhất</i> nước ta :
+ Có nhiều diều kiện tự nhiên thuận lợi : phần lớn là đất xám (phù sa cổ) xen


lẫn đất đỏ badan) màu mỡ; khí hậu cận xích đạo (khí hậu nhiệt đoéi nóng
quanh năm).


+ Có nhiều điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi: nguồn nhân lực dồi dào,
nhiều cơ sở chế biến, có nhiều chương trình hợp tác đầu tư nước ngồi .
+ Các cây trồng chính : cao su, đậu tương, mía, lạc, thuốc lá, cà phê.


- <i>Tây Nguyên là vùng chuyên canh lớn thứ hai</i> cả nước: có đất đỏ ba dan (dất
pheralit trên đá ba dan) màu mỡ ; khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo
với mùa kho và mưa rõ rệt (khí hậu nhiệt đới có mùa đơng ấm); sản phẩm chính :
cà phê, cao su, chè, hồ tiêu.


- <i>Trung du miền núi phía Bắc </i>: chủ yếu là đất pheralit phát triển trên đá phiến, đá gơ
nai; khí hậu nhiệt đới có mùa đơng lạnh (có mùa đơng lạnh và lạnh vừa), sản phẩm
chính : chè, thuốc lá, hồi.


<i><b>b. Các vùng chuyên canh quy mô nhỏ:</b></i>


- <i>Bắc Trung Bộ</i> : lạc, cà phê.


- <i>Đồng bằng sông Cửu Long</i>: cây công nghiệp hàng năm ( dừa, mía, lạc) xen với
lúa.



- <i>Đồng bằng sơng Hồng </i>: cây cơng nghiệp hàng năm (lạc, mía…)xen với lúa.


<i><b>Có thể sử dụng các trang của ATLAT Địa lí Việt Nam sau đây để làm bài: </b></i>


- <i>Phần tự nhiên các vùng.</i>


+ Sử dụng Bản đồ “Đất, Thực vật và Động vật” trang 6 để nêu các loại đất
chính của vùng chuyên canh lớn.


+ Sử dụng bản đồ “Khí hậu” trang 5 để nêu đặc diểm khí hậu các vùng .


<i>- Phần kinh tế - xã hội:</i>


Sử dụng các trang ATLAT 17, 18, 19, 20 để nhận định cơ sở hạ tầng và nêu các sản
phẩm ( các cây công nghiệp chủ yếu) của từng vùng.


<b>NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP</b>



<i><b>Câu 20: Hãy cho biết cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đã có chuyển biến như thế</b></i>
<i><b>nào? Trình bày ưu thế của các ngành công nghiệp trọng điểm và những điều kiện</b></i>
<i><b>thuận lợi để phát triển những ngành này. Nêu những phương hướng cơ bản để hoàn</b></i>
<i><b>thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.</b></i>


<b>Gợi ý làm bài</b>
<i><b>- Những chuyển biến ngành công nghiệp nước ta:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

tư, sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, có chất lượng cao. Nhưng từ đầu
thập kỷ 90 trở lại đây, mặc dù các ngành nhóm B vẩn chiếm tỉ trọng lớn
trong cơ cấu cơng nghiệp nhưng các ngành nhóm A đã tăng dần ti trọng.


+ Hình thành một số ngành trọng điểm: công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ


sản; sản xuất hàng tiêu dùng; cơ khí điện tử; dầu khí.


<b>-</b> <i>Ưu thế của các ngành cơng nghiệp trọng điểm:</i> có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu
quả kinh tế cao. Tác động mạnh tới các ngành kinh tế khác.


<i><b>-</b></i> <i>Điều kiện thuận lợi dể phát triển những ngành công nghiệp trọng điểm:</i>


+ Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản: nguyên liệu tại chổ
phong phú; có thị trường tiêu thụ.


+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: nguồn lao động dồi dào, thị trường
tiêu thụ lớn.


+ Cơng nghiệp dấu khí: có triển vọng phát triển mạnh về dầu mỏ, khí đốt.
+ Cơ khí điện tử: nhu cầu lớn trong tiêu dùng (hàng dân dụng) và sản xuất (tự


động hoá sản xuất).


<i><b>-</b></i> <i><b>Phương hướng cơ bản để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:</b></i>


+ Xây dựng cơ cấu ngành linh hoạt (phù hợp với nền kinh tế đất nước; thích
ứng với nền kinh tế bên ngoài).


+ Đẩy mạnh việc phát triểncác ngành công nghiệp trọng điểm.


+ Đầu tư theo chiều sâu để đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng
sản phẩm.



<i><b>Câu 21: nhận xét tình hình phân hố lảnh thổ công nghiệp ở nước ta. Tại sao lại có</b></i>
<i><b>sự phân hố đó, hướng cải thiện chúng ra sao?</b></i>


<b>Gợi ý làm bài</b>
<i><b>Hoạt động công nghiệp tập trung trên một số lảnh thổ:</b></i>


- Hoạt động công nghiệp tập trung <i>cao nhất ở đồng bằng sông Hồng</i> và các


<i>vùng phụ cận. Từ Hà Nội</i> hoạt động công nghiệp <i>toả theo các hướng chính</i>


với các cụm cơng nghiệpcó hướng chun mơn hố khác nhau:
- Hải Phịng – TP Hạ Long – Cẩm Phả: cơ khí, khai thác than.
- Đáp Cầu – Bắc Giang: phân hoá học, vật liệu xây dựng.
- Đơng Anh – Thái Ngun: luyện kim, cơ khí.


- Việt Trì – Lâm Thao – Phú Thọ: hố chất giấy.
- Hà Đơng – Hồ Bình: thuỷ điện.


- Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hố: dệt, xi măng, điện.


- Đơng Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long<i>:</i> hinh thành dải công nghiệpvới
các trung tâm công nghiệp là thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hồ, Vũng Tàu.
Các ngành chun mơn hố: luyện kim cơ khí, khai thác dầu mỏ, hố chất,
sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ chơi trẻ em.


- Duyên hải miền Trung<i>:</i> có hai trung tâm công nghiệp, lớn là Huế và Đà
Nẵng. Các ngành chuyên mơn hố: điện, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng,
thực phẩm.


- <i><b>Có sự phân hố thành lảnh thổ cơng nghiệp như trên vì </b></i>ở những vùng tập trung


cơng nghiệp thường có các điều kiện khác nhau để phát triển cơng nghiệp như:


+ Tài nguyên thiên nhiên có sẳn (thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Thái
Nguyên).


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

+ Kết cấu hạ tầng (đường giao thông, điện…): các thành phố lớn.


+ Vị trí địa lý thuận lợi (nằm ở ngã ba sơng, gần biển như: Việt Trì, Hải
Phịng, Đà Nẵng)


<i><b>- Hướng cải thiện sự phân bố công nghiệp: </b></i>


+ Trang thiết bị lại về mặt công nghiệp các trung tâm công nghịêp hiện
có.


+ Xây dựng các trung tâm, cụm cơng nghiệp mới.


+ Tăng dần tỷ trọng, giá trị sản lượng của các tỉnh phía Bắcvà miền Trung
trong tổng giá trị sản lượngcơng nghiệp tồn quốc.


Học sinh có thể sử dụng bản đồ “ Cơng nghiệp chung” trang 13 ATLAT Địa lí Việt Nam
để làm phần nội dung “ Hoạt động công nghiệp tập trung trên một số lảnh thổ” theo dàn ý
sau:


- Ở đồng bằng sông Hồng: từ Hà Nội hoạt động cơng nghiệp toả theo các hướng chính
( nêu tên và các hướng chun mơn hố của những trung tâm trên từng hướng)


+ Hướng Đông.
+ Hướng Tây Bắc.
+ Hướng Đông Bắc.


+ Hướng Tây.
+ Hướng Bắc.
+ Hướng Nam.


+ Ơ Đông Nam Bộ: nêu tên ba trung tâm lớn và hướng chuyên mơn hố
của các trung tâm này.


+ Ơ Dun hải miền Trung: nêu tên của hai trung tâm lớn và hướng
chun mơn hố của chúng.


<i><b>Câu 22. Hãy trình bày về hai trung tâm cơng nghiệpHà Nội và thành phố Hồ Chí</b></i>
<i><b>Minh. Giải thich vì sao hoạt động công nghiệp của hai trung tâm này lại phát triển</b></i>
<i><b>mạnh.</b></i>


<b>Gợi ý làm bài</b>


<i><b>Trung tâm công nghiệp Hà Nội</b></i>: Với vị trí là thủ đơ, Hà Nội là một trung tâm
cơng nghiệp quan trọng có sức thu hút trực tiếp đối với các lãnh thổ lân cận.


Cơ cấu ngành cơng nghiệp của Hà Nội khá đa dạng, trong đó có một số ngành phát triển
lâu đời và mang tính chất truyền thống.Sự chun mơn hóa của trung tâm cơng nghiệp
này tập trung vào các ngành cơng nghiệp cơ khí,chế biến lương thực thực phẩm, dệt, điện
tử.


<i><b>Trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh</b></i> là trung tâm cơng nghiệp lớn
nhất trong toàn quốc. Do những ưu thế về vị trí địa lí, về lực lượng lao động có kĩ thuật
và kết cấu hạ tầng, có cảng sơng với năng lực bốc dỡ khá lớn, nền công nghiệp của thành
phố phát triển mạnh với một hệ thống ngành công nghiệp khá hồn chỉnh .Các ngành
chun mơn hóa chủ yếu là dệt, may mặc,chế biến lương thực thực thực phẩm,hóa chất,
điện tử,cơ khí đồ chơi trẻ em....Phần lớn các xí nghiệp có quy mơ trung bình nằm phân


tán giữa các khu vực đơng dân, các xí nghiệp ln chủ yếu tập trung ở Tân Cảng, Thủ
Đức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i><b>Câu 23. Kinh tế đối ngoại bao gồm những hoat động nào? Hãy trình bày những</b></i>
<i><b>chuyển biến và tồn tại trong hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta.</b></i>


<b>Gợi ý làm bài</b>
<i><b>a. Kinh tế đối ngoại bao gồm các hoạt động:</b></i>


- Ngoại thương (xuất, nhập khẩu).
- Hợp tác quốc tế về đầu tư và lao động.


- Du lịch quốc tế và các dịch vụ thu ngoại tệ khác.


<i><b>b.Những chuyển biến trong hoạt động kinh tế đối ngoại</b></i>.
- Hoạt động xuất, nhập khẩu.


+ Cán cân xuất, nhập khẩu của nước ta đang tiến dần đến sự cân đối.
Ví dụ: - Năm 1988 tỉ lệ nhập khẩu khoảng 73% trong cơ cấu xuất nhập
khẩu. Năm 1990 tỉ lệ nhập khẩu chỉ cịn 54%.


+ Thị trường bn bán được mở rộng theo hướng đa phương hoá (tỉ lệ
xuất nhâp khẩu với các nhóm nước đang phát triển và nhóm nước tư bản
ngày càng tăng, quan hệ với nhiều công tyvà tổ chúc phi chính phủ).


+ Đổi mới về cơ chế quản lý trong hoạt đọng xuất nhập khẩu.


+ Mở rộng quền hoạt động kinh tế đối ngoại cho các ngành và các địa
phương.



+ Xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung, bao cấp chuyển sang hạch toán kinh
doanh.


+ Tăng cường quản lý thống nhất của nhà nước bằng pháp luật.


- Hợp tác và đầu tư nước ngoài vào nước ta mới chỉ thật sự bắt đầu từ 1985,
nhưng dã thu được những kết quả khả quan.


Ví dụ: Năm 1991 tổng số vốn của các dự án đầu tư nước ngồi vào Việt Nam
đả trên 2,5 tỉ đơla Mỹ.


- Hợp tác quốc tế về lao động đã góp phần giải quyết viêc làm, đào tạo, dạy nghề
cho hàng chục vạn lao động và tăng nguồn ngoại tệ cho nhà nước.


- Các hoạt đọng du lịch quốc tế và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác tuy có
phát triển, nhưng phần lớn còn ở dạng tiềm năng.


<i><b>c.Những tồn tại:</b></i>


-Giữa xuất và nhập khẩu ln ln có sự mất cân đối (nhập siêu là chính).


-Hàng nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất, hàng xuât khẩu chủ yếu là các sản
phẩm thô (mới qua sơ chế, chưa chế biến).


-Các hoạt động khác còn bị hạn chế hiệu quả chưa cao.


<b>ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG</b>



<i><b>Câu 24: Trình bày tình hình dân số ở ĐBSH. Nêu nguyên nhân,hậu quả và biện pháp</b></i>
<i><b>giải quyết vấn đề dân số ở ĐBSH ?</b></i>



<b>Gợi ý làm bài</b>
<i><b>a)Tình hình dân số:</b></i>


Dân số đơng ,mật độ dân số cao 1180 người/km2<sub> ( gấp 5 lần so với cả nước,3 lần</sub>
so với ĐBSCL,…) là nơi đất chật người đơng( bình quân đất tự nhiên trên đầu người chỉ
bằng 1/5 so với cả nứơc.


<i><b>b)Nguyên nhân:</b></i>


Đây là nơi:


-Được khai thác lâu đời


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

-Thiên nhiên thuận lợi cho quá trình sinh hoạt và cư trú
-Tâm lí thích đơng con …


<i><b>c)Hậu quả:</b></i>


Sức ép dân số lên nhiều mặt của kinh tế - xã hội.


-Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp ( bằng ½ cả nước).


-Bình qn lương thực trên đầu người thấp hơn bình quân của cả nước


-Dân số vẫn cứ tiếp tục tăng như hiện nay khó đảm bảo nhu cầu lương thực , thực phẩm.
-Sản xuất khơng đáp ứng đủ nhu cầu tích lũy và nâng cao đời sống nhân dân.


-Nhiều vấn đề đặt ra về nhà ở, việc làm, y tế, giáo dục….



<i><b>d)Biện pháp giải quyết:</b></i>


- Giảm tỷ lệ sinh


-Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước.
-Lự chọn cơ cấu kinh tế hợp lí, tạo việc làm tại chỗ.


-Áp dụng khoa học kĩ thuật thâm canh tăng năng suất và sản lượng lương thực thực
phẩm…


<i><b>Câu 25: Trình bày tình hình phân bố dân cư ở ĐBSH và giải thích?.</b></i>
<b>Gợi ý làm bài</b>


<i><b>a)Tình hình phân bố dân cư:</b></i>


-Dân cư phân bố không đều


-Những nơi dân cư tập trung đông nhất là: Hà Nội ( 2883 ng/km2<sub>), Thái</sub>
Bình(1183ng/km2<sub>), Hải Phịng(1053 người/km</sub>2<sub>).</sub>


-Những nơi dân cư thưa thớt: chủ yếu thuộc khu vực rìa phía bắc và đơng bắc
đồng bằng.


<i><b>b)Giải thích:</b></i>


-Dân cư đơng đúc là những nơi:


+Có hoạt động cơng nghiệp, dịch vụ… phát triển( thành phố, thị xã… ).


+Những vùng thâm canh lúa nước phát triển ( Thái Bình, Nam Định…) địi hỏi


nhiều lao động, điều kiệ tự nhiên thuận lợi hơn.


-Những nơi thưa dân thì ngược lại.


<i><b>Câu 26:Trình bày những thuận lợi và trở ngại chính trong việc giải quyết vấn đề</b></i>
<i><b>lương thực, thực phẩm ở ĐBSH, hướng khắc phục những khâu cịn yếu?</b></i>


<b>Gợi ý làm bài:</b>
<b>a)Thuận lợi</b>:


<i>-Về tự nhiên:</i>


+Vị trí địa lí


+Đất đai: được phù sa của sơng Hồng và sơng Thái Bình bồi đắp nên khá màu
mỡ.Đất phù sa không đựơc bồi đắp hàng năm(trong đê) chiếm diện tích lớn nhất và là đất
trồng lúa chính của đồng bằng, số diện tích đất chua sử dụng cịn hơn 2 vạn ha.


+Mạng lưới ao hồ sơng ngịi dày đặc là nguồn cung cấp nước thường xuyên cho
đồng ruộng và là nơi ni trồng thủy sản.


+Khí hậu có hai mùa: một mùa nóng và một mùa lạnh nên có thể trồng được cả
cây xứ nóng và các loại rau xứ lạnh.


+Có nguồn lợi về hải sản tự nhiên.


+Có nhiều khả năng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, hải sản…


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

+Nhân dâc có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước, trình độ thâm canh cao nhất cả
nước.



+Chính sách mới của nhà nước(giao đất, khoán sản phẩm) đã khuyến khích nơng
dân tích cực tăng gia sản xuất.


+Có nhiều trung tân nghiên cứu lai tạo giống, cơ sở công nghiệp chế biến
+Hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh..


<i><b>b)Trở ngại và hướng giải quyết:</b></i>


-Bình qn diện tích đất canh tác trên đầu người thấp nhất trong cả nước lại đang
bị thu hẹp do xây dựng các khhu công nghiệp, nhà ở, đường giao thơng…Do đó cần phải
khai thác thêm số đất chưa sử dụng , đồng thời đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, phải
tính tốn kĩ và quy hoạch cụ thể khi sử sụng đất nông nghiệp vào các mục đích khác.


-Đối với trồng trọt có hiện tượng thừa nước vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa
khô nên phải xây dựng và củng cố hệ thống thủy lợi.


-Dân số đơng và tăng nhanh làm cho bình qn lương thực cịn thấp so với mức
bình qn của cả nước do đó ngồi biện pháp chuyển cư thì cần thực hiện kế họch hóa
gia đình để giảm tỷ lệ sinh.


-Việc phát triển chăn ni cịn chư xứng với tiềm năng do cơ sở thức ăn cho chăn
nuôi, giống và kĩ thuật cịn hạn chế.Vì vậy cần phải giải quyết tốt vấn đề thức ăn cho
chăn nuôi, chọn giống tốt, áp dụng khoa học kĩ thuật và mở rộng quy mô nuôi trồng
thủy,hải sản.


<b>ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG</b>



<i><b>Câu 27: Trình bày đặc điểm và sự phân bố của các loại đất ở ĐBSCL và đề xuất các</b></i>
<i><b>biện pháp để sử dụng, cải tạo đất ở đây để phát triển nông nghiệp. Giải thích tại sao</b></i>


<i><b>nơi đây có nhiều đất phèn, đất mặn?</b></i>


<b>Gợi ý làm bài:</b>
<i><b>a)Đặc điểm và sự phân bố các loại đất:</b></i>


Đất của ĐBSCL chủ yếu là đất phù sa.Căn cứ vào tính chất của đất có thể phân làm 3 loại
chính:


-Đất phù sa ngọt ven sơng Tiền và sơng Hậu là đất tốt nhất, rất thích hợp với việc
trồng lúa.


-Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất, phân bố thành các vùng tập trung( Đồng Tháp
Mười,Cần Thơ, Hà Tiên).


-Đất mặn phân bố ở cực nam Cà Mau, dun hải Gị Cơng, Bến Tre..


<i><b>b)Biện pháp sử dụng và cải tạo đất:</b></i>


-Biện pháp hàng đầu là làm tốt khâu thủy lợi nhằm đảm bảo có đủ nước ngọt để
thau chua rửa mặn.


-Lựa chọn cơ cấu kinh tế thích hợp: vùng đất tốt và đã cải tạo thì trồng lúa, cây ăn
quả, vùng đất mặn có thể trồng rừng ngập mặn(sú,vẹt, đước),cói…kết hợp với nuôi thủy
sản…


-Phát triển công nghiệp chế biến


-Tạo ra các giống lúa có thể chịu được phèn,mặn trong điều kiện nước tưới bình
thừơng…



<i><b>c)Giải thích:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i><b>Câu 28: Điều kiện tự nhiên ĐBSCL có những thuận lợi, khó khăn gì trong việc phát</b></i>
<i><b>triển kinh tế? Hướng khắc phục.</b></i>


<b>Gợi ý:</b>
<i><b>a) Thuận lợi:</b></i>


- Đất: là nơi có diện tích đất nơng nghiệp lớn nhất so với các vùng khác, hàng năm
được phù sa sông Cửu Long bồi đắp thêm nên khá màu mỡ.


- Khí hậu: nóng quanh năm, ít chịu tai biến do khí hậu gây ra, thuận lợi cho việc trồng
trọt, nhất là trồng lúa.


- Sơng ngịi: có các hệ thống sơng ngịi chằng chịt; đó là nguồn cung cấp nước để thau
chua rửa mặn, cung cấp thủy sản và là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường
thủy, nuôi trồng thủy sản.


- Thực động vật: nhiều rừng ngập mặn và rừng tràm, có nhiều loại chim, thú…


- Động vật biển: có hàng trăm bãi cá với nhiều loại hải sản quý; chiếm 54% trữ lượng
cá biển của cả nước.


- Khoáng sản: chủ yếu là than bùn, vật liệu xây dựng, ngồi khơi có dầu khí.


<i><b>b) Khó khăn:</b></i>


- Đất phèn và đất mặn chiếm quá nửa diện tích đất.


- Mùa khơ sâu sắc và kéo dài, thêm vào đó là sự xâm nhập sâu vào đất liền của nước


mặn làm cho tính chất chua mặn của đất càng tăng nếu khơng có biện pháp cải tạo.


<b>Câu 29: Dựa vào bảng số liệu năm 1996 dưới đây:</b>


Sản xuất


lương thực ĐBSCL Cả nước Sản xuấtthực phẩm ĐBSCL Cả nước
- Diện tích


cây lương
thực (nghìn
ha)


- Sản lượng
lương thực
quy thóc
(nghìn tấn)
- Diện tích
lúa cả năm
(nghìn ha)
- Sản lượng
lúa cả năm
(nghìn tấn)
- Bình quân
lương thực
(kg/người)
3.488,2
13.990,1
3.442,7
13.818,8


854,3
8.217,5
29.217,9
7.003,8
26.396,7
387,7


- Sản lượng
thủy sản
(tấn)


- Sản lượng
cá biển
(tấn)


- Sản lượng
thủy sản
nuôi (tấn)
- Sản lượng
tôm ni
(tấn)
889.625
338.790
285.926
39.625
1.701.002
808.226
432.038
49.749



<i><b>a.Hãy so sánh các chỉ tiêu có trong bảng của ĐBSCL so với cả nước, từ đó rút ra</b></i>
<i><b>kết luận về vai trò của ĐBSCL trong việc sản xuất lương thực, thực phẩm.</b></i>


<i><b>b.So sánh diện tích và sản lượng lúa với diện tích và sản lượng lương thực của</b></i>
<i><b>ĐBSCL, từ đó rút ra kết luận về vai trị của lúa ở đồng bằng này.</b></i>


<b>Gợi ý:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

+ ĐBSCL chiếm 42,4% diện tích cây lương thực, 47,9% sản lượng lương thực; 49,1%
diện tích lúa cả năm, 52,3% sản lượng lúa, 52,3% sản lượng thủy sản, 41,9% sản lượng
cá biển, 67,5% sản lượng thủy sản nuôi, 79,7% sản lượng tôm ni của cả nước.


+ Bình qn lương thực theo đầu người của ĐBSCL gấp 2,2 lần bình quân lương thực
theo đầu người của cả nước.


- Kết luận: ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm hàng đầu của cả nước, việc
sản xuất lương thực, thực phẩm ở đây không chỉ có ý nghĩa trong vùng mà cịn có ý nghĩa
trong toàn quốc.


<i><b>b) Về sản xuất lúa ở ĐBSCL:</b></i> Lúa chiếm 98,7% cả về diện tích và sản lượng lương
thực của đồng bằng. Lúa là cây lương thực chủ yếu của ĐBSCL.


<b>DUN HẢI MIỀM TRUNG</b>



<i><b>Câu 30: Vì sao có thể nói: Duyên hải miền Trung có nhiều thuận lợi cho việc xây</b></i>
<i><b>dựng kinh tế với cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp đặc thù song cũng khơng ít khó</b></i>
<i><b>khăn, thử thách?</b></i>


<b>Gợi ý:</b>



Duyên hải miền Trung có lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang. Trên một bề ngang hẹp đó, tỉnh
nào cũng có biển, đồng bằng hẹp, vùng đồi chuyển tiếp và vùng núi ở phía Tây.


<i><b>a) Thuận lợi:</b></i>
<i>- Vùng núi:</i>


+ Rừng có diện tích và trữ lượng đứng thứ 2 sau Tây Nguyên, trong rừng có nhiều gõ
quý (lim, sến, táu, lát hoa…), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.


<i>-Vùng đồi trước núi</i> có nhiều đồng cỏ để phát triển chăn ni gia súc lớn, có khả năng
trồng cây công nghiệp lâu năm.


-<i>Vùng đồng bằng:</i> đất đai phần lớn là đất pha cát, thuận lợi cho trồng các cây cơng
nghiệp hàng năm: lạc, mía, thuốc lá nhưng khơng thật thuận lợi cho trồng lúa.


- <i>Vùng biển:</i> có nhiều cá tôm và các hải sản quý (nhất là vùng biển Nam Trung Bộ)
như: cá thu, cá ngừ, cá trích, cá nục, tơm hùm, tơm he…; bờ biển dài với nhiều vũng,
vịnh, đầm, phá…thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy,hải sản.


<i><b>b) Khó khăn và thử thách:</b></i>


- Thường xuyên chịu thiên tai và là vùng bị tàn phá nặng nề nhất trong chiến tranh
chống Mĩ.


- Rừng giàu chỉ còn tập trung chủ yếu ở vùng sâu.
- Cơ sở năng lượng vừa ít, vừa nhỏ bé.


- Mạng lưới cơng nghiệp cịn mỏng và ít, cơng nghiệp chế biến chưa tương xứng với
tiềm năng.



- Các tuyến đường giao thơng vốn đã ít lại đang bị xuống cấp nghiêm trọng (ở các
tuyến theo hướng Đơng – Tây).


<i><b>Câu 31: Trình bày vị trí và tình hình phát triển của ngành thủy, hải sản của vùng</b></i>
<i><b>duyên hải miền Trung.</b></i>


<b>Gợi ý:</b>


-Biển miền Trung, đặc biệt là biển cực Nam Trung Bộ có nhiều bãi tơm, bãi cá; tập
trung nhiều tôm, cá và các hải sản khác.


-Chỉ riêng các tỉnh thuộc cực Nam Trung Bộ, sản lượng thủy sản hàng năm là 120 –
150 nghìn tấn (trong đó có nhiều loại cá và hải sản quý) có nhiều tỉnh có sản lượng cá
biển vào loại cao của cả nước như Bình Thuận, Khánh Hịa, Bình Định, Quảng Ngãi,
Quảng Nam…


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

-Mặc dù bờ biển miền Trung dài và có nhiều vũng, đầm, phá thuận lợi cho việc ni
trồng thủy sản, nhưng cịn ít được đầu tư, khia thác.


-Trong tương lai, ngành thủy sản ở đây sẽ có vai trị to lớn hơn nhằm giải quyết thực
phẩm cho vùng và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa.


<b>TRUNG DU VÀ MIỀM NÚI PHÍA BẮC</b>



<i><b>Câu 32: Hãy trình bày các thế mạnh ở trung du và miền núi phía Bắc trong việc phát</b></i>
<i><b>triển kinh tế.</b></i>


<b>Gợi ý:</b>


<i><b>a) Có thế mạnh nhất về khai thác khoáng sản và thủy điện.</b></i>


<i><b>* Về khống sản:</b></i>


<i>- Khu Đơng Bắc:</i>


+ Than: tập trung chủ yếu ở khu Đông Bắc (Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên).
+ Sắt: Thái Nguyên, Yên Bái.


+ Thiếc – bôxit: Cao Bằng.
+ Kẽm – chì: Bắc Cạn.


<i>- Khu Tây Bắc :</i>


+ Đồng – Ni ken: Sơn La.
+ Đồng – Vàng: Lai Châu.
+ Apatit: Lào Cai.


* Về thủy điện: Chỉ riêng trữ năng thủy điện của hệ thống sông Hồng (11 triệu kW),
chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước.


<i><b>b) Thế mạnh để phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau và cây ăn quả cận</b></i>
<i><b>nhiệt và ôn đới.</b></i>


<i>- Điều kiện :</i>


+ Mùa đông khá lạnh (Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc ) nên có thế mạnh để phát triển các
cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ơn đới.


+ Có nhiều loại đất và độ cao địa hình khác nhau, thích hợp với nhiều loại cây.


- Cây cơng nghiệp: chè có diện tích lớn nhất nước, với các vùng chè nổi tiêng như: Phú


Thọ, Thái Nguyên,Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.


- Cây dược liệu, các cây ăn quả: tam thất, đương quy,đỗ trọng, hồi, mận, đào… trồng
nhiều ở vùng biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn và vùng núi Hồng Liên Sơn.


- Sản xuất rau mùa đơng và hạt giống quanh năm ở Sapa.


<i><b>c) Thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc. </b></i>


- Điều kiện: có nhiều diện tích đồng cỏ (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang ), nhưng các
đồng cỏ thường khơng lớn.


- Bị sữa ni tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).
- Trâu bò thịt nuôi nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang …


<i><b>Câu 33: Hãy trình bày ý nghĩa kinh tế , chính trị , xã hội của việc phát huy các thế</b></i>
<i><b>mạnh của vùng trung du và miền núi phía Bắc ?</b></i>


<i><b>Gợi ý:</b></i>


- Trung du và miền núi phía Bắc có nhiều dân tộc ít người cư trú ( Tày , Nùng , Thái ,
Mường , Dao , Mông … ). Việc phát huy các thế mạnh về kinh tế ở đây sẽ dần dần xóa
bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển mọi mặt giữa miền ngược và miền xuôi .


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- Thức tỉnh được thế mạnh về tài nguyên , thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển .
- Giải quyết lao động , đặc biệt là số lao động ở các đồng bằng .


<b>TÂY NGUYÊN</b>



<i><b>Câu 34: Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có thuận lợi và khó khăn gì đối với</b></i>


<i><b>sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên?</b></i>


<b>Gợi ý:</b>
<i><b>- Điều kiện tự nhiên :</b></i>


+ Tây Nguyên tuy không giáp biển , nhưng lại giáp Hạ Lào và giáp Đông Bắc
Campuchia , nên Tây Ngun có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và xây dựng
kinh tế .


+ Có các cao nguyên đất đỏ bazan màu mỡ , rộng lớn , rất thuận lợi cho việc hình
thành các vùng chun canh cây cơng nghiệp với quy mô lớn .


+ Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài .
Về mùa khô , mực nước ngầm hạ thấp , nên việc làm thủy lợi vừa khó khăn , vừa tốn kém
.


+ Có các cao nguyên xếp tầng với các độ cao khác nhau . Các cao nguyên thấp có
khí hậu khơ , nóng thích hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới như : cà phê , cao su , hồ
tiêu . Các cao nguyên trên 1000m có khí hậu mát mẻ , thích hợp với các cây có nguồn
gốc cận nhiệt đới ( ơn đới ) như chè .


+ Có tỷ lệ diện tích rừng và khả năng khai thác gỗ nhiều nhất so với các vùng
khác .


+ Trữ năng thủy điện dồi dào .


+ Khoáng sản nghèo , chỉ có bơxit nhưng trữ lượng rất lớn .


<i><b>- Về điều kiện kinh tế - xã hội :</b></i>



+ Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người với truyền thống văn hóa độc đáo,
nhưng là vùng thưa dân nhất nước ta .


+ Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm đã thu hút hàng
vạn lao động từ các nơi khác nhau của đất nước , do đó cũng tạo nên những tập quán
sản xuất mới cho đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên .


+ Bên cạnh các nông trường , việc phát triển rộng rãi mơ hình kinh tế vườn đã
góp phần ổn định diện tích cây cơng nghiệp lâu năm , nhất là diện tích cây mới trồng .
+ Các nông trường , các vùng chuyên canh , các vùng kinh tế mới đều nằm dọc
các tuyến đường 14 và các tuyến ngang nối Tây Nguyên với đồng bằng duyên hải, do
đó cần phải nâng cấp mạng lưới giao thông .


+ Công nghiệp chế biến sản phẩm của các cây công nghiệp cịn nhỏ bé , vì vậy
việc đẩy mạnh khâu chế biến cùng với việc thu hút sự hợp tác của nước ngoài vào
Tây Nguyên cũng là yêu cầu cấp bách .


<i><b>Câu 35: Tại sao trong việc khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên cần phải chú</b></i>
<i><b>trọng khai thác đi đôi với bảo vệ và tu bổ vốn rừng ?</b></i>


<b>Gợi ý:</b>


<i>Khai thác rừng cần đi đôi với bảo vệ và tu bổ rừng vì:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Diện tích rừng ở đây lớn nhất so với các vùng khác , sản lượng gỗ có thể khai thác
chiếm 52% của cả nước .


- Cần phải khai thác có kế hoạch, hợp lí, đi đơi với tu bổ và trồng rừng mới .Trước mắt
cần phải chặn đứng nạn phá rừng ,vì hậu quả trước hết của nạn phá rừng là sự mất cân
bằng nước về mùa khô làm hạ thấp mực nước ngầm và sự xói mịn đất , rất nguy hiểm


cho cây trồng và cho sinh hoạt của nhân dân.


<b>ĐÔNG NAM BỘ</b>



<i><b>Câu 36: Thế nào là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu? Ở vùng Đông Nam Bộ, khai</b></i>
<i><b>thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp cần theo phương hướng nào?</b></i>


<b>Gợi ý:</b>


<i>-Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là</i>: nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở
tăng cường đầu tư khoa học – kĩ thuật, vốn…để vừa tăng thêm sản phẩm xã hội, thu nhập
quốc dân, vừa bảo vệ mơi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên.


<i><b>-Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp:</b></i>


+ Tăng cường cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc; mặc dù mạng
lưới giao thông vận tải với đầu mối giao thông là thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển
tốt, nhưng đến nay với việc phát triển nhiều ngành công nghiệp và làm ra nhiều hàng xuất
khẩu có giá trị sản lượng đứng đầu cả nước, với sự đầu tư của nước ngồi ngày càng
nhiều hơn…giao thơng vận tải và thơng tin liên lạc cần được nâng cấp và hoàn thiện hơn
để đáp ứng những yêu cầu mới của vùng.


+ Cải thiện cơ sở năng lượng của vùng. Trong vùng có nhiều cơ sở sản xuất, nhiều
trung tâm công nghiệp quan trọng, do đó cần phải giải quyết tốt vấn đề năng lượng để tạo
điều kiện phát huy tốt những tiềm năng cơng nghiệp ở đây. Trong vùng đã có đường dây
cao áp xuyên Việt chạy qua, có nhà máy thủy điện Trị An (400.000 kW) trên sơng Đồng
Nai. Cơng trình thủy điện thác Mơ (150.000 kW) trên sông Bé đang được xây dựng, cơng
trình thủy điện Hàm Thuận (360.000 kW) trên sông La Ngà nếu được xây dựng theo dự
kiến, sẽ bổ sung nguồn năng lượng đáng kể cho vùng.



+ Ngoài những ngành cơng nghiệp mũi nhọn đã có, trong tương lai sẽ đầu tư xây
dựng một số ngành mũi nhọn mới như cơng nghiệp hóa dầu…


<i><b>Câu 37: Chứng minh rằng việc xây dựng các cơng trình thủy lợi lớn có ý nghĩa hàng</b></i>
<i><b>đầu trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.</b></i>


<b>Gợi ý:</b>


Nhiều công trình thủy lợi đã xây dựng .Cơng trình thủy lợi Dầu Tiếng trên thượng lưu
sơng Sài Gịn (Tây Ninh) là cơng trình thủy lợi lớn nhất của nước ta hiện nay. Hồ Dầu
Tiếng rộng 270 km2<sub>, chứa 1,5 tỉ m</sub>3<sub> bảo đảm nước tưới tưới tiêu cho hơn 170 nghìn ha đất</sub>
thường xuyên bị thiếu nước về mùa khô của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi .Việc giải
quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc
sông Đồng Nai và sông La Ngà cũng được thực hiện kêtd hợp với việc xây dựng các
cơng trình thủy điện trên sơng Bé, sơng Đồng Nai và sơng La Ngà. Nhờ đó, diện tích đất
trồng trọt tăng lên, hệ số sử dụng dất trồng cây hàng năm cũng tăng và khả năng bảo đảm
lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn.


<i><b>Câu 35: Phát triển tổng hợp kinh tế biển ở miền Đông Nam Bộ bao gồm việc phát</b></i>
<i><b>triển những ngành nào? Nói rõ những ngành sẽ phát triển mạnh và tác động của</b></i>
<i><b>ngành này đối với bộ mặt kinh tế của vùng.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển bao gồm việc khai thác khoáng sản ở vùng thềm lục
địa, khai thác tài nguyên sinh vật biển, du lịch biển và giao thông biển.


-Trong công nghiệp sẽ xuất hiện ngành lọc dầu, hóa dầu, kèm theo là các ngành
dịch vụ, khai thác dầu khí…sẽ làm thay đổi một cách lớn lao cơ cấu kinh tế và cả sự phân
hóa lãnh thổ của vùng; vị trí của vùng trong sự phân công lao động theo lãnh thổ của cả
nước sẽ được nâng cao. Du lịch được phát triển ở Vũng Tàu sẽ thu được nhiều ngoại tệ
và trở một ngành quan trọng trong nền kinh tế của vùng. Việc khai thác tài nguyên sinh


vật biển của vùng sẽ làm xuất hiện công nghiệp đánh cá và đánh bắt hải sản, công nghiệp
chế biến hải sản…


<b>II.PHẦN BÀI TẬP</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×