Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tài liệu Đánh giá tình hình và định hướng phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.13 KB, 28 trang )

Đánh giá tình hình và định hướng phát triển
Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam

In bài này Gửi bài viết này cho bạn bè
(Thứ Tư, 07/02/2007-10:53 AM)
Tại Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ hai về “Nghiên cứu phát triển
và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông” năm 2004
(ICT.rda 04), Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, GS.TSKH. Đỗ
Trung Tá đã có bài phát biểu quan trọng đánh giá tình hình phát triển
Công nghệ thông tin- truyền thông (CNTT-TT) của Việt Nam và trên
thế giới đồng thời đưa ra định hướng phát triển cũng như hướng
nghiên cứu CNTT-TT trong thời gian tiếp theo của Việt Nam. Ban
biên tập Tạp chí BCVT&CNTT trân trọng giới thiệu những nội dung
chính của bài phát biểu này.

LTS: Tại Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ hai về “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông” năm 2004 (ICT.rda 04), Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông,
GS.TSKH. Đỗ Trung Tá đã có bài phát biểu quan trọng đánh giá tình hình phát triển Công nghệ
thông tin- truyền thông (CNTT-TT) của Việt Nam và trên thế giới đồng thời đưa ra định hướng
phát triển cũng như hướng nghiên cứu CNTT-TT trong thời gian tiếp theo của Việt Nam. Ban biên
tập Tạp chí BCVT&CNTT trân trọng giới thiệu những nội dung chính của bài phát biểu này.
l. Sự phát triển CNTT-TT trên thế giới
CNTT-TT, mạng Internet đã làm cho khoảng cách trên thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé. Tri thức
và thông tin không biên giới sẽ đưa hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành
hoạt động mang tính toàn cầu. Sự hội tụ công nghệ viễn thông - tin học - truyền thông quảng bá
đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu và dẫn đến sự hình thành những loại hình dịch vụ
mới, tạo ra khả năng mới và cách tiếp cận mới đối với phát triển kinh tế xã hội.
Cuộc cách mạng thông tin cùng với quá trình toàn cầu hóa đang ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh
vực trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, đưa xã hội loài người chuyển mạnh từ xã hội công
nghiệp sang xã hội thông tin, từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, ở đó năng lực cạnh tranh
phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sáng tạo, thu thập, lưu trữ, xử lý và trao đổi thông tin.


Xu thế biến đổi to lớn đó đang đặt ra cho mọi quốc gia những cơ hội và thách thức hết sức to lớn.
Nắm bắt cơ hội, với ý chí và quyết tâm cao, có sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng và Chính phủ chúng
ta có thể tận dụng tiềm năng CNTT-TT để chuyển dịch nhanh cơ cấu nhân lực và cơ cấu kinh tế xã
hội theo hướng xây dựng một xã hội thông tin, kinh tế dựa trên tri thức, góp phần quan trọng rút
ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước.
Về vấn đề này, GS.TSKH Seungtaik Yang - cố vấn CNTT-TT của Bộ Bưu chính, Viễn thông cũng
đã khuyến nghị Việt Nam: ''CNTT-TT phải được hiểu như một cơ sở hạ tầng của tất cả các công
nghệ trong thế kỷ 2l cũng như máy móc có vai trò như vậy trong thế kỷ 20. Trong thế kỷ 21, điều
tất yếu là tất cả các ngành phải chấp nhận CNTT-TT như là phương tiện chính để đảm bảo hiệu
quả, năng suất và tính cạnh tranh. Do đó, ứng dụng CNTT vào các ngành là điều cốt yếu và là vấn
đề cấp bách phải làm càng sớm càng tốt. Không có bất kỳ một lý do nào để trì hoãn...''
CNTT-TT phải trở thành nhân tố chủ chốt góp phần giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tổ
chức tạo ra năng suất và hiệu quả trong các doanh nghiệp, làm giầu những ý tưởng mới và phát
Phát triển Nông nghiệp.
Hơn 20 năm đổi mới, thành tựu rõ rệt nhất của nông nghiệp Việt Nam là tạo ra và duy trì một quá trình sản
xuất tăng trưởng với tốc độ nhanh, ổn định trong một thời gian dài. Tuy nhiên, hiện nay, áp lực dân số tăng
mỗi năm 1 triệu người, diện tích đất trồng lúa hằng năm giảm từ 40 đến 50 nghìn héc-ta, cộng với sự biến
đổi khí hậu toàn cầu làm nước biển sẽ dâng cao ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng,
đang đặt nông nghiệp nước ta trước những thách thức mới, nếu không sớm giải quyết tốt, đồng bộ những
bất cập trong nông nghiệp.
1 - Bước chuyển của nông nghiệp Việt Nam
Trong thời kỳ đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt những thành tựu nổi bật, duy trì tốc độ tăng trưởng
đều và ổn định, thể hiện được lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế
giới. Nông nghiệp đã thực sự trở thành chỗ dựa nền tảng cho công nghiệp và dịch vụ, góp phần quan
trọng vào việc bảo đảm ổn định xã hội ở nước ta.
Trong giai đoạn từ năm 1986 đến 2003, năng suất các loại nông sản đã có mức tăng đáng kể. Cụ thể là:
năng suất lúa tăng từ 2,81 tấn/ha lên 5,20 tấn/ha (gấp 1,85 lần); ngô từ 1,42 tấn/ha tăng lên 3,97 tấn/ha
(gấp 2,79 lần); sắn từ 9,16 tấn/ha tăng lên 14,53 tấn/ha (gấp 1,8 lần), lạc từ 0,94 tấn/ha tăng đến 1,74
tấn/ha (gấp 2,2 lần). Đặc biệt, có một số cây trồng cho năng suất bình quân tăng trên 2 lần trong thời gian
gần 20 năm như hồ tiêu, cao su, cà phê, bông. Riêng năng suất cây điều tăng hơn 2 lần trong vòng 4 năm

(2001 - 2004). So với năm 1986, năng suất nông sản năm 2008 đã tăng gấp nhiều lần. Việt Nam là nước
xuất khẩu hồ tiêu, hạt điều thứ nhất thế giới, xuất khẩu gạo, cà phê đứng thứ nhì thế giới; chiếm lĩnh và
khẳng định vị trí trên thị trường thế giới về thanh long, hạt điều; có thứ hạng cao trong xuất khẩu cá ba sa,
cá tra, tôm, cao su, chè.
Không chỉ tăng về sản lượng, chất lượng các mặt hàng nông sản cũng đang được nâng lên. Nhiều năm
qua, chúng ta đã tạo ra được bộ giống cây trồng phong phú, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của sản
xuất ở các vùng sinh thái, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh của nông
sản Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước. Nhiều giống cây trồng được bắt đầu nghiên cứu một
cách hệ thống, tính xã hội hóa của ngành giống cây trồng được phát huy tốt. Chính những nông dân sản
xuất giỏi đã tham gia tích cực để có được bộ địa chỉ sưu tập cây đầu dòng, cùng với cán bộ khoa học tâm
huyết đã tạo ra những giống cây ghép có chất lượng không thua kém các nước trong khu vực như: nhãn
Hưng Yên, Sơn La, Yên Bái với các dòng PH-M99-1-1, PH-M99-2-1, HC4, nhãn xuồng cơm vàng
VT20NXCV; xoài cát Hòa Lộc CT1, C6; xoài cát Chu CD2; sầu riêng Chín Hóa S1BL, sầu riêng Ri 6 S2VL;
bưởi Năm Roi BN25; măng cụt BDMC2, BTMC3, BTMC4, BTMC6. Riêng cây điều, nhờ giống mới cải tiến
(31% diện tích), năng suất bình quân cả nước tăng từ 0,3 tấn hạt/ha lên 1,1 tấn hạt/ha. Hạt giống ngô lai
đã tự lực được 60% từ giống ngô lai trong nước là sự cố gắng rất lớn của ngành. Chúng ta đã xuất khẩu
được hạt giống ngô lai.
Đối với gạo - một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, với phương châm “muốn đẩy mạnh
xuất khẩu gạo trước hết phải có giống tốt”, trong những năm gần đây, công nghệ hạt giống được quan tâm
nghiên cứu và đã có nhiều tiến bộ. Sản lượng và chất lượng gạo của Việt Nam, vì thế, đã có những bước
cải tiến đáng kể. Mặc dù diện tích gieo trồng lúa trong những năm gần đây mỗi năm một giảm (trung bình
mỗi năm giảm khoảng 40 ngàn - 50 ngàn ha) do chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp và đất nông nghiệp
được thu hồi để làm đường, làm nhà... phục vụ công nghiệp, nhưng sản lượng lúa của Việt Nam vẫn tiếp
tục tăng đều qua từng năm, mỗi năm sản lượng lúa tăng trung bình 600 ngàn - 700 ngàn tấn. Việc nghiên
cứu tạo nhiều giống lúa lai ngắn ngày, phù hợp với điều kiện đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã mang
lại năng suất, chất lượng cao. Chiến lược thành công nhất của ĐBSCL trong 20 năm qua là tạo được
giống lúa cực sớm nên đã “bội thu” nhờ diện tích lúa vụ hè - thu tăng lên 1,4 triệu - 1,5 triệu ha và năng
suất tăng từ 2 tấn lên 10 tấn. Nông nghiệp ĐBSCL đã đóng góp 50% sản lượng cho an ninh lương thực
quốc gia và chiếm tới 80% sản lượng gạo phục vụ xuất khẩu.
Tiêu chí chất lượng gạo cũng ngày càng được chú trọng. Đây là một thành công trong xuất khẩu gạo của

năm 2007. Trước đây, mỗi tấn gạo xuất khẩu cùng cấp hạng của Việt Nam thấp hơn Thái Lan 20 USD - 40
USD, làm thiệt cho chúng ta khoảng 80 triệu USD, nhưng nay, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học vào chọn tạo
giống, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã tạo ra được những giống lúa chất lượng cao, giảm sự
chênh lệch này xuống còn 2 USD - 5 USD, thậm chí có thời điểm bằng 0. Điều này thể hiện những bước
tiến vượt bậc trong công nghệ hạt giống.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công nghệ giống cây trồng, việc ứng dụng khoa học - công
nghệ, thực hiện tốt công tác thủy lợi làm tiền đề để các giống lúa thích nghi phát triển, tạo ra đột phá thật
sự to lớn về sản lượng lúa ở những vùng mục tiêu cũng là những yếu tố quan trọng dẫn đến những kết
quả khả quan trong phát triển nông nghiệp ở nước ta.
2 - Những thách thức đối với nông nghiệp nước ta
Trước hết, nhận thức về vai trò của nông nghiệp chưa tương xứng với sự đóng góp quan trọng của lĩnh
vực này đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Dường như công nghiệp và dịch vụ chưa
coi thị trường nông thôn nói chung, và ĐBSCL nói riêng là địa bàn ưu tiên phục vụ, chưa trở thành “đầu
máy kéo” nông nghiệp đi lên như quy luật chung của một nền kinh tế phát triển lành mạnh, dẫn đến khoảng
cách kinh tế giữa nông thôn và thành thị ngày một giãn ra.
Thứ hai, diện tích lúa canh tác mỗi năm mỗi giảm, trong khi năng suất lao động nông nghiệp rất thấp, cơ
cấu kinh tế nông thôn ít thay đổi. Nông nghiệp chiếm 68% tỷ trọng kinh tế nông thôn, đóng góp 79% cơ cấu
kinh tế hộ nông dân, trong đó trồng trọt chiếm 50%. Quá trình chuyển lao động ra khỏi nông nghiệp, nông
thôn ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng diễn ra rất chậm. Mức đầu tư cho nông nghiệp hằng năm
đạt chưa tới 10% ngân sách nhà nước.
Thứ ba, các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa phát triển, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn cao.
Nông nghiệp thiếu máy móc thiết bị, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y... Dịch vụ hỗ trợ như tín
dụng, vận tải, kho bãi, viễn thông tăng trưởng chậm, giao thông nông thôn chỉ được phân bổ 5% kinh phí.
Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp chỉ đáp ứng nhu cầu 25% thị trường trong nước. Công
nghệ sau thu hoạch chưa phát triển, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch của lúa từ 12% đến 14%, rau quả: 30%
là rất lớn
(1)
. Sản xuất phân đạm trong nước chỉ đáp ứng 30% - 40% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu. Trong
năm 1998 - 2003, tỷ trọng của ngành dịch vụ tài chính tín dụng hầu như không thay đổi, các hoạt động
phục vụ thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp như vận tải, kho bãi, viễn thông... tăng trưởng chậm 2% về tỷ

trọng và 6% về tốc độ
(2)
.
Thứ tư, tính tự phát trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân còn lớn, trong khi sự định hướng, hỗ
trợ, tư vấn rõ ràng của Nhà nước, chính quyền địa phương thiếu. Đó thật sự là những mối lo ngại khi để
“người nông dân tư duy trên mảnh đất của mình”. Thói quen “phường hội”, nặng về lợi trước mắt dẫn đến
chỗ người dân phá lúa chuyển sang làm thủy sản tràn lan, khiến tương lai ruộng lúa bấp bênh hơn bao giờ
hết. Hiện nay, số nông dân đạt trình độ sản xuất giỏi ở nước ta chỉ chiếm khoảng 10%, trung bình 20%,
còn lại là yếu kém. Điều đáng ngại nhất là nguồn lao động nông nghiệp qua đào tạo chỉ chiếm 24%, ở khu
vực nông thôn - nơi trực tiếp sản xuất lại chỉ có 13%.
Thứ năm, việc đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ chưa tương xứng với yêu cầu của sự
nghiệp phát triển nông nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc
tế (IFPRI), trong giai đoạn 1985 - 1990 tác động của khoa học - công nghệ đóng góp 63% mức tăng sản
lượng lúa Việt Nam, giai đoạn 1991-1995 phần đóng góp này còn 29,2%, và đến năm 2000 là 22,8%. Phân
tích hàm sản xuất với các yếu tố có liên quan cho thấy, trong giai đoạn 1985 - 1989, yếu tố công nghệ
đóng góp đến 55,5% phần tăng sản lượng nông nghiệp; giai đoạn 1990 - 1999, tuy có rất nhiều chính sách
cởi mở nhưng công nghệ chỉ đóng góp thêm 5,4% vào phần tăng sản lượng nông nghiệp. Mức đầu tư vốn
ngân sách nhà nước cho nông nghiệp chỉ ở mức khiêm tốn từ 5% đến 6%/năm, đạt khoảng 5% tổng giá trị
sản xuất nông nghiệp, 1,5% tổng sản phẩm quốc nội trong giai đoạn 1992 - 2002. Trong khi đó, tại các
quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, mức đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho nông nghiệp là
16%, các nước khác ở Đông - Nam Á khoảng 8% - 9%
(3)
.
Thứ sáu, sự hạn chế trong nghiên cứu giống cây trồng dẫn đến khả năng cạnh tranh về phẩm chất nông
sản của một số giống cây trồng còn kém; công nghệ hạt giống chưa tiếp cận đầy đủ với trình độ cao của
thế giới; một vài loài cây trồng chưa được chủ động lai tạo giống trong nước, phải nhập hạt giống rất tốn
kém (thí dụ cà chua, cải bắp). Một số chương trình lai tạo giống thiếu các bước nghiên cứu cơ bản, thiếu
định hướng và chưa tiếp cận với trình độ của thế giới.
Đối với gạo xuất khẩu, vấn đề tối quan trọng là chất lượng phải đáp ứng nhu cầu “2 trong 1” - vừa “cao
sản” lại vừa “đặc sản”, làm sao cho cây lúa ĐBSCL “hội nhập” mà vẫn giữ “bản sắc” riêng, “cao sản”

nhưng vẫn phải giữ chất “đặc sản”, ra thế giới song vẫn còn “hương đồng, gió nội” của Việt Nam.
Với cây ăn quả, theo tổng hợp chung, trồng cây ăn quả sẽ mang lại hiệu quả gấp 2 đến 6 lần so với trồng
lúa. Những nhà vườn biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật có thể đạt doanh thu cao hơn, thậm chí gấp 10 lần so
với trồng lúa. Tuy nhiên, trồng cây ăn quả cần nhiều kỹ năng trong thâm canh. Hiện nay, cây ăn quả đã bắt
đầu tiếp cận với nội dung xây dựng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) ở quy mô VietGAP và GlobalGAP
như xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, vú sữa Lò Rèn, thanh long Bình Thuận. Do kinh tế
hợp tác chưa phát triển khiến các nông hộ nhỏ bé không nắm bắt được thông tin thị trường, khả năng
cạnh tranh yếu, tiếp cận thị trường khoa học - công nghệ thấp, chịu nhiều thua thiệt trong kinh tế thị trường
(hiện cả nước có khoảng 8.000 hợp tác xã nông nghiệp). Thực tế, những nhà vườn nhờ áp dụng kỹ thuật
đã tạo ra quả trái mùa mang lại hiệu quả vườn rất cao, những cây trồng mới như mít cao sản, mận Thái do
số lượng vườn ít, giống mới, người trồng không nhiều, cung thấp hơn cầu càng làm cho nhà vườn đạt lợi
nhuận cao.
Thứ bảy, đời sống của người nông dân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn nghèo. Dù chúng ta đã đạt
được nhiều thành quả về xuất khẩu lúa gạo, nhưng nông dân trồng lúa vẫn là những người nghèo cả về
đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Mặc dù sản lượng lương thực mỗi năm lại tăng hơn một triệu tấn,
nhưng thu nhập của người trồng lúa thì vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu. Năm 2005, mức tiêu dùng của
người phi nông nghiệp so với của nông dân cách nhau 2,6 lần.
Thứ tám, công tác bảo vệ thực vật và thú y, công tác khuyến nông, đặc biệt đối với khuyến nông cơ sở
chưa được đầu tư đúng mức. Trung bình một cán bộ khuyến nông Việt Nam phải phụ trách khoảng 3.650
nông hộ, trong khi đó, ở Phi-lip-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, tỷ lệ này là 1/500 hoặc 1/700 chi phí khuyến
nông cho một nông hộ ở nước ta chỉ vào khoảng 8.500 đồng, còn ở Thái Lan: từ 40 USD đến 60 USD
(4)
.
Tình trạng sử dụng hóa chất tràn lan hiện nay cũng rất đáng báo động, là nguy cơ dẫn đến đất bị thoái
hóa, bạc màu. Trong khi đó, các công ty tư nhân của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chế phẩm sinh học
lại rất yếu, nhiều sản phẩm nhập từ nước ngoài đã quá thời hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng trên thế
giới.
Nhiều loại dịch bệnh như dịch rầy nâu, đạo ôn trên lúa, bệnh lở mồm long móng, heo tai xanh, cúm gia
cầm đang đặt nông nghiệp Việt Nam trước những thách thức vô cùng to lớn. Theo khuyến cáo của các
chuyên gia nông nghiệp, nếu 10% diện tích vụ sản xuất chính bị nhiễm bệnh thì Việt Nam sẽ phải ngưng

xuất khẩu gạo để bảo đảm an ninh lương thực và nếu tỷ lệ đó vượt quá 30% thì chúng ta sẽ phải nhập
khẩu gạo.
Thứ chín, khan hiếm nước tưới phục vụ cho nông nghiệp. Sự thay đổi khí quyển với hiệu ứng nhà kính,
nhiệt độ địa cầu ấm dần lên làm băng tan ở hai cực sẽ tạo ngập lụt ở các vùng đất thấp (như đồng bằng
sông Cửu Long). Lũ lụt và xâm nhập mặn sẽ trở thành vấn đề lớn trong nhiều năm sau. Với tầm quan
trọng như vậy, người ta đã hoạch định thứ tự ưu tiên trong đầu tư nghiên cứu tính chống chịu khô hạn,
mặn trên toàn thế giới trong lĩnh vực cải tiến giống cây trồng, sau đó là tính chống chịu lạnh, chống chịu
ngập úng, chống chịu đất có vấn đề (a-xít, thiếu lân, độ độc sắt, độ độc nhôm, thiếu kẽm, ma-nhê, măng-
gan và một số chất vi lượng khác như đồng,...). Nước phục vụ nông nghiệp chiếm 70% nguồn nước phục
vụ dân sinh. Hiện nay, mức bảo đảm nước trung bình cho một người trong một năm sẽ giảm từ 12.800 m
3
vào năm 1990 xuống còn 8.500 m
3
vào năm 2020. Theo Hội Nước quốc tế (IWRA), tiêu chuẩn công nhận
quốc gia có mức bảo đảm nước cho một người thấp hơn 4.000 m
3
/năm được xem như thiếu nước và dưới
2.000 m3/năm thuộc loại hiếm nước. Tổng lượng nước phục vụ tưới trong nông nghiệp của Việt Nam 41
km
3
năm 1985, tăng lên 46,9 km
3
năm 1999 và 60 km
3
năm 2000. Lượng nước cần dùng cho mùa khô sẽ
tăng lên 90 km
3
vào năm 2010, chiếm 54% tổng lượng nước có thể cung cấp. Các dự án quốc tế về nông
nghiệp thuộc hệ thống Tổ chức Tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) đã nhấn mạnh đến
giống cây trồng chống chịu khô hạn, nước sạch cho nông thôn, đô thị, phải xem những nội dung này là một

ưu tiên đặc biệt. Sự thoái hóa đất, hiện tượng sa mạc hóa sẽ là mối quan tâm đặc biệt cho khu vực duyên
hải Trung Bộ, Đông Nam Bộ và một phần Tây Nguyên.
3 - Để nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển
Mục tiêu mà nông nghiệp của nước ta cần hướng đến là một nền nông nghiệp chất lượng cao với các loại
nông sản thỏa mãn yêu cầu hội nhập, phục vụ nội tiêu, xuất khẩu, có sức cạnh tranh tốt. Muốn vậy, chúng
ta cần chú trọng một số vấn đề sau:
- Nông nghiệp chuyển hướng phát triển theo chiều sâu, trên cơ sở phát triển khoa học nông nghiệp, những
tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin trong lựa chọn và
tạo giống; bảo vệ cây trồng, vật nuôi; bảo vệ môi trường sinh thái. Việc thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ thực
vật, Pháp lệnh Thú y cần được triển khai sâu rộng để sản xuất nông nghiệp tiếp cận với mục tiêu phát triển
bền vững.
- Nhà nước sớm quy hoạch và xác định rõ, quy định cụ thể tỉnh nào tập trung làm nông nghiệp, tỉnh nào
phát triển công nghiệp. ĐBSCL đã được xác định là một trong 7 vùng kinh tế quan trọng; nên cần có sự
phân bổ đầu tư hợp lý, để phát huy tối đa lợi thế về sản xuất nông nghiệp của Việt Nam trong chặng
đường sắp tới. Khu vực này cần phải bảo đảm an toàn lương thực và tăng khả năng cạnh tranh về chất
lượng nông sản để gia tăng thu nhập cho người trồng lúa. Mục tiêu cụ thể của vùng là phát triển giống lúa
có năng suất cao và giống có phẩm chất gạo ngon nhằm đáp ứng thị hiếu cho thị trường nội địa và xuất
khẩu. Tại khu vực này, việc sản xuất cần được tổ chức lại, xây dựng một phương thức quản lý tổng hợp,
đa ngành, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, cho phép tập trung ruộng đất theo hướng sản xuất nông
nghiệp quy mô lớn đáp ứng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Hiện tại, một số tỉnh, thành trong khu
vực ĐBSCL đã xây dựng định hướng phát triển công nghệ cao (CNC). CNC đã và đang được ứng dụng
trong nghiên cứu, sản xuất rau, hoa, quả ở nhiều địa phương, đơn vị vùng ĐBSCL.
Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam ứng dụng CNC trong chọn giống cây ăn quả chất lượng cao.
- Thực hiện trí thức hóa nông dân qua chương trình giáo dục và khuyến nông. Nông dân trồng lúa bằng tri
thức chứ không chỉ bằng kinh nghiệm. Với mục đích tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp CNC đúng
nghĩa, phù hợp với tình hình thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cần có những công nhân nông
nghiệp lành nghề. Công tác giáo dục ở nông thôn cần được cải tiến, công nghệ thông tin cần đến được với
nông dân, nhất là In-tơ-nét để nông dân được thụ hưởng nhiều hơn lợi ích của hiện tượng “bùng nổ” thông
tin toàn cầu; Nhà nước hỗ trợ chính sách và giúp đỡ đào tạo để nông dân có tri thức, từ đó có những
quyết định đúng đắn và sẽ được hưởng lợi trên chính thửa ruộng của mình...

- Xây dựng thương hiệu cho ngành gạo Việt Nam. Muốn nâng cao sức cạnh tranh của gạo nước ta tại các
thị trường (thế giới) cao cấp, chúng ta phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo giá trị cao cho hạt gạo xuất
khẩu, qua đó nâng cao thu nhập, đời sống cho bà con nông dân; xem xét lại diện tích gieo trồng và điều
chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng; cải tiến kỹ thuật sản xuất gạo phù hợp hơn khi
hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu của các siêu thị trong quá trình công nghiệp hóa; phát triển thủy lợi
nông thôn mạnh hơn nữa, nhất là cơ giới hóa khâu sản xuất và đẩy nhanh tốc độ thu hoạch.
- Đổi mới tổ chức hợp tác xã (HTX), xem HTX là tổ chức kinh tế phục vụ lợi ích, quyền lợi của nông dân,
bên cạnh đó, phải xây dựng khu nông nghiệp CNC với các tiểu khu có chức năng rõ ràng; phát triển theo
hướng xã hội hóa từ thấp đến cao, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, Nhà nước chỉ điều tiết
bằng chính sách, pháp luật.
Tóm lại, nhiệm vụ chính của ngành nông nghiệp trong quá trình thực hiện chính sách nông nghiệp, nông
dân, nông thôn là đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp để phát triển bền vững, bảo đảm an ninh lương
thực. Cần chú trọng khai thác tối đa lợi thế so sánh, khắc phục, vượt qua điều kiện bất lợi của tự nhiên,
đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, kết hợp giữa phương pháp sản xuất truyền thống với
công nghệ sinh học, tăng cường hợp tác giữa các nhà khoa học với nhiều chuyên ngành khác nhau, phát
huy sức mạnh xã hội hóa, hoàn thiện không ngừng pháp lý để nông nghiệp thực sự phát triển phục vụ yêu
cầu của đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế./.
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ
NƯỚC
1. Các tư tưởng chỉ đạo, chủ trương và nhiệm vụ phát triển giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đã được xác định trong các văn kiện của Đảng:
- Về mục tiêu giáo dục: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức,
có tính tổ chức và kỷ luật, có ý thức cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại,
có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp và có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Về quan điểm chỉ đạo: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục là sự nghiệp của toàn
Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã
hội hóa, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.

- Các nhiệm vụ trọng tâm là: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; phát triển quy mô giáo
dục cả đại trà và mũi nhọn trên cơ sở đảm bảo chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào
tạo với sử dụng; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và xây
dựng xã hội học tập.
2. Quốc hội khoá X đã thông qua Luật Giáo dục, Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết 41/2000/QH10 về thực hiện phổ cập trung học cơ sở
(THCS) với mục tiêu là :
- Đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) và phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH,
HĐH đất nước, phù hợp với thực tế Việt Nam, tiếp cận trình độ các nước trong khu vực và trên thế
giới.
- Vào năm 2010 tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn quốc gia về phổ cập
THCS.
3. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và các chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 9 và các nghị quyết của Trung ương đã cụ thể hóa các chủ
trương của Đảng và Quốc hội về phát triển giáo dục thành các nhiệm vụ, giải pháp và nêu một số
chỉ tiêu cụ thể để tổ chức thực hiện (xin xem Phụ lục 1).
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC CẤP HỌC, BẬC HỌC
1. Giáo dục mầm non
Bước đầu khôi phục và phát triển giáo dục mầm non sau một thời gian dài gặp khó khăn ở nhiều
địa phương. Số xã “trắng” về cơ sở giáo dục mầm non giảm rõ rệt. Năm học 2003-2004 đã có gần
2,6 triệu trẻ em theo học ở hơn 10.000 cơ sở giáo dục mầm non, số trẻ 5 tuổi học mẫu giáo chiếm
90% số trẻ trong độ tuổi. Tuy vậy, tỷ lệ trẻ ra lớp mẫu giáo ở các vùng khó khăn còn thấp, như ở
đồng bằng sông Cửu Long mới đạt 42,7%.
Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non có tiến bộ, song còn thấp
và chưa đồng đều giữa các vùng. Một số nơi đã đưa việc dạy chữ vào lớp mẫu giáo 5 tuổi là không
phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ.
Quyết định 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện chế độ, chính sách hỗ trợ giáo viên và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đối với giáo dục mầm
non ở các vùng khó khăn. Trở ngại lớn nhất hiện nay là, đội ngũ giáo viên mầm non còn thiếu so

với định mức, nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn; phòng học và đồ dùng dạy học còn rất thiếu thốn.
2. Giáo dục phổ thông
Trong 5 năm qua, số lượng học sinh ở bậc trung học tiếp tục tăng, ở bậc tiểu học giảm dần và đi
vào ổn định. Tổng số học sinh phổ thông năm học 2003-2004 là 17,6 triệu (xin xem Phụ lục 2).
Đáng chú ý là tốc độ tăng số lượng học sinh ở miền núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
cao hơn các vùng khác, thể hiện những cố gắng khắc phục tình trạng chênh lệch về phát triển giáo
dục giữa các vùng, miền.
Số lượng trường phổ thông tăng mạnh ở tất cả các cấp, bậc học và ở hầu hết các vùng, miền (xin
xem Phụ lục 3), ở các vùng khó khăn đang triển khai tích cực việc xóa phòng học tranh tre và kiên
cố hóa trường, lớp. Công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS chuyển biến còn
chậm.
Khối lượng kiến thức cơ bản của học sinh phổ thông hiện nay lớn hơn và rộng hơn so với trước
đây, nhất là về các môn khoa học tự nhiên, toán, tin học, ngoại ngữ. Chương trình ở một số môn
học đã tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực. Học sinh Việt Nam đi du học đều được vào thẳng
các cấp học tương đương, phần lớn lưu học sinh đều học tốt. Việc đào tạo học sinh giỏi có nhiều
thành tích và được các nước đánh giá cao; nhiều học sinh Việt Nam đạt giải cao trong các kỳ thi
quốc tế.
Tuy nhiên, kiến thức xã hội, kỹ năng thực hành và vận dụng kiến thức, tính linh hoạt, độc lập và
sáng tạo của đa số học sinh còn yếu. Có sự chênh lệch khá rõ về trình độ học sinh giữa các vùng,
miền. Học sinh phổ thông, nhất là ở thành phố, phải học tập căng thẳng, ngay từ bậc tiểu học do
phải chịu nhiều áp lực của các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh vào đại học (ĐH). Đa số học
sinh có cố gắng chăm chỉ học tập và rèn luyện, song vẫn còn một bộ phận, nhất là học sinh THPT,
còn có thái độ thiếu trung thực trong học tập; một số rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.
Số lượng giáo viên và tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tăng đáng kể trong 5 năm qua (xin xem Phụ lục 4).
Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên phổ thông hiện vẫn ở trong tình trạng “vừa thiếu, vừa thừa”; thiếu
giáo viên THPT, THCS ở các vùng khó khăn, thiếu giáo viên âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, công
nghệ, tin học...và thiếu cán bộ về thiết bị, hướng dẫn thực hành, phụ trách thư viện. Ở một số tỉnh
miền núi và miền Tây Nam Bộ còn một tỷ lệ khá cao giáo viên tiểu học lớn tuổi có trình độ thấp so
với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Đa số giáo viên chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy
học. Một bộ phận giáo viên còn thiếu gương mẫu, thậm chí sa sút về đạo đức nghề nghiệp.

Cơ sở vật chất đã được tăng cường so với trước. Trong vòng 3 năm qua đã có thêm 40.000 phòng
học, trong đó tỷ lệ phòng học cấp 4 và kiên cố đã tăng từ 84,3% lên 89,3%. Sách cho thư viện và
thiết bị dạy học trong trường phổ thông đã được bổ sung đáng kể. Tuy vậy, phần lớn các trường
hiện nay chưa có phòng bảo quản thiết bị, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, nhất là ở miền núi
và nông thôn. Việc thực hiện học 2 buổi/ngày ở phổ thông, trước hết ở tiểu học còn chậm do thiếu
phòng học, giáo viên và kinh phí trả lương cho giáo viên. Việc xây dựng trường phổ thông đạt
chuẩn quốc gia còn chậm và gặp nhiều khó khăn, thiếu phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm và
đặc biệt là thiếu diện tích đất.
Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội, chương trình tiểu học và THCS đã chính thức
được ban hành; SGK mới đã được triển khai đại trà ở 6 khối lớp: lớp 1, 2, 3 và lớp 6, 7, 8 trên toàn
quốc đúng mục tiêu và tiến độ đã đề ra. SGK mới đã tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trong khu
vực, được đa số giáo viên và học sinh chấp nhận, bước đầu góp phần thay đổi cách dạy, cách học,
cách đánh giá trong nhà trường.
Tuy nhiên, có những phần trong một số cuốn SGK mới ở tiểu học và THCS còn nặng và khó, có
chỗ còn sai sót. Bên cạnh đó, cần rút kinh nghiệm về quy trình tổ chức và cách huy động các nhà
giáo, nhà khoa học tham gia vào các khâu biên soạn, thẩm định chương trình, SGK. Việc chuẩn bị
điều kiện triển khai đại trà còn thiếu đồng bộ giữa đổi mới chương trình, SGK, cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học và đặc biệt là bồi dưỡng giáo viên. Ở THPT, việc thí điểm phân ban chỉ mới tiến hành
được một năm, song còn có ý kiến đề nghị xem xét lại cách tổ chức phân ban để bảo đảm mục
đích và hiệu quả.
3. Giáo dục nghề nghiệp
Dạy nghề đã được phục hồi sau nhiều năm suy giảm. Năm 2003 quy mô tuyển sinh dạy nghề dài
hạn và ngắn hạn đã tăng hơn 2 lần, tuyển sinh THCN tăng 1,67 lần so với năm 1998, đưa tổng số
học sinh học nghề và THCN lên 1,5 triệu. Dạy nghề ngắn hạn và dạy nghề cho nông dân được mở
rộng. Số trường dạy nghề và trường THCN tăng (xin xem Phụ lục 3).
Đến nay hầu hết các tỉnh đều có trường dạy nghề, bước đầu phát triển các trường dạy nghề thuộc
một số ngành kinh tế mũi nhọn. Mặc dù vậy, quy mô dạy nghề dài hạn và THCN còn thấp so với
yêu cầu của thị trường lao động. Cơ cấu ngành nghề đào tạo còn mất cân đối. Mạng lưới cơ sở
giáo dục nghề nghiệp phân bố chưa hợp lý, còn tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các vùng
kinh tế trọng điểm.

Kiến thức, kỹ năng của học sinh ở một số trường được đầu tư, trang bị tốt như trường cao đẳng
công nghiệp 4 và một số trường thuộc ngành dầu khí, bưu chính viễn thông ... tương đương trình
độ tiên tiến trong khu vực. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng đại trà của giáo dục nghề nghiệp còn
thấp, đặc biệt là về kỹ năng thực hành và tác phong công nghiệp. Xã hội và các cấp, các ngành
chưa thực sự coi trọng giáo dục nghề nghiệp, nhiều học sinh chỉ coi trường dạy nghề, trường
THCN là nơi trú chân để chờ thi vào ĐH, cao đẳng (CĐ).
Một số chương trình, tài liệu dạy nghề đã được xây dựng theo phương pháp mới phù hợp với quy
trình và công nghệ sản xuất hiện đại. Ở THCN, chương trình khung đang được xây dựng. Tuy vậy,
tình trạng chung là thiếu giáo trình, giáo trình hiện có chưa bảo đảm liên thông giữa các cấp và các
ngành đào tạo. Danh mục ngành nghề chưa được bổ sung, hoàn chỉnh. Hệ thống chuẩn đào tạo
nghề chưa được ban hành.
Đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề và THCN tăng chậm (xin xem Phụ lục 4), tỷ lệ học sinh/
giáo viên còn cao so với quy định . Đa số giáo viên còn hạn chế về kỹ năng thực hành, khả năng
tiếp cận với công nghệ mới và phương pháp dạy học tiên tiến. Tỷ lệ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn
còn thấp, vào khoảng 69%.
Ngoài một số ít trường dạy nghề đang được tập trung đầu tư, xây dựng, còn phần lớn đều thiếu
kinh phí, kể cả kinh phí mua thiết bị, nguyên liệu, vật liệu phục vụ việc thực hành của học sinh.
4. Giáo dục đại học và sau đại học

×