Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Hiện trạng và định hướng phát triển công nghệ thông tin tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.22 KB, 7 trang )

HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TỈNH NGHỆ AN
Thạc sỹ Hồ Quang Thành
Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông Nghệ An
I. Hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Nghệ An
1. Khái quát chung:
Tỉnh Nghệ An có diện tích 16.480 km
2
(là tỉnh có diện tích lớn nhất cả
nước), có dân số trên 3 triệu người. Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân đạt 10,52%, lương thực bình quân đạt trên 1 triệu tấn/năm. Tổng
thu ngân sách trên địa bàn năm 2005 đạt trên 1.770 tỷ đồng (là một trong 15
tỉnh có thu ngân sách lớn). Hạ tầng kinh tế xã hội, giao thông, thông tin liên
lạc phát triển nhanh và rộng khắp, đời sống nhân dân ngày càng được nâng
cao.
2. Chủ trương, chính sách ứng dụng và phát triển CNTT và truyền
thông:
Thực hiện chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về
“Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tỉnh uỷ Nghệ An đã có Thông báo số 738-
TB/TU ngày 25/12/2000 về Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về định
hướng phát triển CNTT giai đoạn 2001-2005 tỉnh Nghệ An; UBND tỉnh có
Chỉ thị số 06/2001/CT.UB ngày 19/02/2001 về việc ứng dụng và phát triển
CNTT trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001-2005. Và nhiều quyết định
khác phê duyệt các đề án Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước tỉnh Nghệ
An (Đề án 112); Đề án Tin học hoạt động các cơ quan Đảng Tỉnh uỷ Nghệ An
giai đoạn 2003-2005 (Đề án 47); Đề án phát triển CNTT phục vụ phát triển
Kinh tế xã hội và sản xuất kinh doanh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2003-2007 (Đề
án 17),...
Các chủ trương, chính sách của tỉnh về ứng dụng và phát triển CNTT
đã được các cấp, các ngành, các doanh nghiệp tích cực triển khai ứng dụng


vào các hoạt động lãnh đạo, điều hành, quản lý và phát triển sản xuất kinh
doanh, bước đầu thu được một số kết quả đáng khích lệ.
3. Kết quả phát triển Hạ tầng CNTT-TT:
Việc phát triển Hạ tầng Viễn thông, CNTT và Internet tỉnh Nghệ An
thời gian qua đã có bước phát triển mạnh mẽ: hệ thống thiết bị, công nghệ
chuyển mạch, truyền dẫn được đổi mới cơ bản, hiện đại, ngang tầm với các
nước trong khu vực đáp ứng nhu cầu truyền dẫn số liệu tốc độ cao, băng
thông rộng; mật độ thuê bao điện thoại đạt 13 máy/100 dân; 100% số xã có
A10
1
điện thoại; tốc độ thuê bao Internet tăng nhanh, hiện có 1.424 thuê bao ADSL
tương đương với 14.240 thuê bao Internet quy đổi; hiện nay, tại trung tâm
19/19 huyện, thành, thị đã có đường truyền ADSL.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có sự tham gia đầu tư của hầu hết các doanh
nghiệp Bưu chính, Viễn thông được Nhà nước cấp phép, triển khai dịch vụ
như: VNPT, EVN-Telecom, Viettel, Sài Gòn Postel, HN Telecom... Đầu tư
cho phát triển hạ tầng Viễn thông 5 năm qua ước đạt trên 1.200 tỷ đồng, trong
đó VNPT khoảng 1.000 tỷ VN đồng.
Từ các chủ trương đúng đắn của tỉnh, bằng nhiều nguồn vốn đầu tư
khác nhau, hiện tại toàn tỉnh đã có hơn 90.000 máy tính, đạt tỷ lệ 3 máy
tính/100 dân, trong đó số máy tính của các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ
chức sự nghiệp chiếm tỷ lệ khá: 44,3% CBCC cấp huyện và 61% CBCC cấp
tỉnh được trang bị máy tính, toàn tỉnh có hơn 30 trang web của các cơ quan
quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các địa phương, doanh nghiệp; một số
huyện như Anh Sơn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn đã triển khai nối mạng tới cấp xã...
Nhìn chung, hạ tầng CNTT-TT ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu ứng
dụng và phát triển CNTT của các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và nhân
dân.
4. Kết quả ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực:
a. Trong các hoạt động lãnh đạo, quản lý:

Kết quả của đề án 112, 47 đã trang bị được một hệ thống hàng trăm
máy chủ và hàng ngàn máy trạm, hàng trăm mạng LAN cho các cơ quan cấp
huyện, tỉnh, tạo một cơ sở hạ tầng ban đầu cho các đơn vị ứng dụng CNTT:
một số sở, ngành, địa phương đã ứng dụng thành công các phần mềm dùng
chung như: Hệ thống thông tin tổng hợp Kinh tế xã hội, phần mềm quản lý
văn bản, hồ sơ công việc, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu Đảng viên,... Bước
đầu đã phục vụ khá tốt nhu cầu khai thác công báo Chính phủ, cơ sở dữ liệu
văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, CSDL về đất đai, quản lý đăng ký kinh
doanh, quản lý cán bộ, Đảng viên,...
Website Nghệ An (www.nghean.gov.vn) từng bước được nâng cấp, đổi
mới cơ bản về nội dung, cấu trúc, giao diện và đặc biệt là cơ chế cập nhật
thông tin, liên kết với nhiều trang web khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp và nhân dân trong và ngoài nước tìm hiểu văn hoá, xã hội của
Nghệ An nhằm thu hút đầu tư và phục vụ tốt nhất công cuộc cải cách hành
chính Nhà nước.
Các ngành Lao động Thương binh xã hội, Tài chính, Y tế,... đã ứng
dụng các phần mềm quản lý chuyên môn trong hoạt động tác nghiệp của mình
ngày càng có hiệu quả.
b. Ứng dụng CNTT trong SXKD:
A10
2
- Việc ứng dụng CNTT phục vụ trong các lĩnh vực Ngân hàng, Kho
bạc, Hải quan có những bước tiến vượt bậc: hệ thống giao dịch một cửa, hệ
thống thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng, những phần mềm ứng dụng
tin học trong thanh toán liên kho bạc thông qua các đường truyền riêng trực
tiếp tốc độ cao đã giúp cho việc thanh toán nhanh chóng, chính xác và an
toàn, rút ngắn thời gian thanh toán, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tiền tệ trong
lưu thông, giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt, an toàn trong giao dịch; các
chương trình quản lý thuế, quản lý ấn chỉ thuế, chương trình quản lý thu thuế
theo cơ chế tự thu, tự nộp của ngành thuế đã góp phần tăng thu, cải tiến quá

trình quản lý, nâng cao hiệu quả thu thuế,...
Việc ứng dụng CNTT trong quản lý sản xuất kinh doanh 5 năm qua đã
đạt được nhiều thành tích đáng kể: Bưu điện Nghệ An nhờ kiên quyết ứng
dụng CNTT đã xây dựng được hệ thống hơn 400 máy tính, hàng trăm thiết bị
tin học khác cho các Bưu cục và các Đài Viễn thông. Nhờ vậy, đã phát triển
được nhiều dịch vụ giá trị gia tăng, ứng dụng nhiều phần mềm: phần mềm tự
động tính cước ghi sê, phần mềm tự động chiết khấu bưu điện phí phục vụ
khuyến mại, phần mềm quản lý mạng cáp,... đã giúp cho ngành Bưu điện tin
học hoá hầu hết các lĩnh vực sản xuất; Hệ thống thiết bị và phần mềm tính
tiền điện của ngành Điện lực nâng cao đáng kể hiệu quả hoạt động của ngành,
giảm lực lượng lao động trực tiếp; các nhà máy công nghiệp như: Nhà máy
đường Nghệ An Tate&Lyle, nhà máy đường Sông Con, nhà máy xi măng
Hoàng Mai, Công ty dệt kim Hoàng Thị Loan và nhiều doanh nghiệp công
nghiệp khác đã ứng dụng CNTT vào quản lý và điều hành sản xuất, góp phần
nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, quảng bá thương hiệu,
nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường... (các phần mềm quản lý
nông vụ - Nhà máy đường Sông Con giảm đáng kể chi phí sản xuất, tiết kiệm
nguyên liệu, phần mềm điều khiển của nhà máy xi măng Hoàng Mai, nâng
cao chất lượng Klinke, nâng cao hiệu suất, năng suất).
Trang thông tin điện tử Nghệ An (www.nghean.gov.vn) được đưa lên
mạng từ năm 2001 và tiếp đó là các trang web của Thành phố Vinh, Thị xã
Cửa Lò, huyện Nam Đàn, huyện Diễn Châu, Sở Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Thương mại... đã cung cấp những chủ trương, chính sách thu hút đầu
tư, quảng bá thương hiệu, đem lại lợi ích nhất định thúc đẩy sản xuất phát
triển.
5. Kết quả phát triển Công nghiệp CNTT:
Trong tỉnh hiện có trên 70 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
CNTT, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị máy tính và thiết bị tin
học khác, quy mô nhỏ lẻ, các hoạt động chủ yếu là lắp ráp máy tính thủ công,
tổ chức thi công xây lắp hệ thống mạng... Có khoảng 10% doanh nghiệp có

hoạt động liên quan đến việc sản xuất gia công phần mềm ứng dụng, quy mô
nhỏ, sản phẩm hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng tỉnh Nghệ An.
A10
3
6. Kết quả đào tạo nguồn nhân lực CNTT:
Nghệ An là tỉnh có nhiều tiềm năng về đào tạo nguồn nhân lực cho ứng
dụng và phát triển CNTT: Khoa CNTT trường Đại học với hơn 2.400 sinh
viên, hàng năm cho ra trường 500 kỹ sư, cử nhân CNTT; trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Vinh, trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An hàng năm cũng cho
ra trường khoảng 200 cử nhân CNTT. Phần lớn các sinh viên CNTT là người
của 3 tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh, khi ra trường chủ yếu phục vụ ở khu vực Bắc
Trung bộ; bên cạnh đó Trung tâm CNTT Nghệ An, Trung tâm đào tạo tin học
Sara, trường Công nhân Việt – Hàn, Trung tâm đào tạo Aptech Nghệ An và
nhiều trung tâm khác hàng năm đào tạo từ 3.500-4000 học viên là cán bộ
công chức, học sinh, sinh viên, góp phần đáng kể trong việc nâng cao trình độ
tin học cho địa phương; nhiều trường PTTH, các trung tâm giáo dục thường
xuyên của ngành giáo dục và đào tạo đã đưa Tin học vào giảng dạy trong nhà
trường.
7. Nghiên cứu khoa học và công nghệ về ứng dụng và phát triển CNTT:
Tỉnh Nghệ An sớm quan tâm đến việc nghiên cứu, triển khai các đề tài,
đề án hỗ trợ việc ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn. Chương trình
khoa học công nghệ về ứng dụng và phát triển CNTT là một trong 9 chương
trình KHCN trọng điểm của tỉnh; giai đoạn 2001-2005 đã triển khai nghiên
cứu được 13 đề tài, đề án ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý Nhà
nước, doanh nghiệp, trong các lĩnh vực Thuế, Xây dựng, Giáo dục đào tạo,
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Y tế,...
8. Những tồn tại, thách thức và nguyên nhân:
a. Tồn tại, thách thức:
Tuy đạt được một số kết quả đáng khích lệ, song so với yêu cầu của
thực tiễn, với mặt bằng chung của các địa phương khác trong cả nước thì việc

ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Nghệ An còn ở mức khiêm tốn:
- Ứng dụng CNTT vào quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành còn
hạn chế, chưa có sự phối hợp giữa cải cách hành chính với ứng dụng CNTT.
- Hạ tầng CNTT còn thiếu về số lượng và không đồng bộ.
- Hệ thống CSDL còn manh mún, thiếu tập trung, mức độ chia sẻ chưa
cao.
- Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT còn hạn chế.
- Công tác quản lý Nhà nước về CNTT còn bất cập.
- Đầu tư cho phát triển Công nghiệp CNTT còn nhỏ lẻ, phân tán, kém
hiệu quả; đầu tư cho đào tạo CNTT chưa được quan tâm đúng mức.
- Ứng dụng CNTT vào sản xuất kinh doanh chưa sâu rộng.
A10
4
b. Nguyên nhân:
- Nhận thức của một số lãnh đạo và công chức của các cấp, các ngành
về vị trí, vai trò của CNTT chưa đúng mức.
- Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo, dân số phân tán, diện tích rộng, do
vậy phát triển hạ tầng gặp nhiều khó khăn.
- Cơ chế, chính sách ứng dụng và phát triển CNTT chưa cụ thể, chưa
hấp dẫn và chưa đồng bộ, chưa tạo được môi trường thuận lợi thúc đẩy ứng
dụng CNTT trong các lĩnh vực.
- Đầu tư cho ứng dụng CNTT chủ yếu dựa vào ngân sách Trung ương,
ngân sách đối ứng của tỉnh còn ít và phân tán.
- Thiếu quy hoạch tổng thể và một lộ trình khoa học trong việc ứng
dụng và phát triển CNTT.
II. Định hướng ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Nghệ An đến năm
2020:
Để thực hiện thắng lợi Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị, Chiến lược
Quốc gia về CNTT, đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Nghệ
An đồng bộ với sự phát triển chung của đất nước; đưa CNTT trở thành động

lực phát triển kinh tế xã hội, góp phần đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy CNH-HĐH, cần phải tập trung thực hiện tốt
một số nội dung sau:
1. Quan điểm phát triển:
CNTT là động lực, là công cụ quan trọng hàng đầu thúc đẩy CNH-
HĐH, ứng dụng CNTT gắn với quá trình đổi mới và bám sát các mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội, được lồng ghép trong các hoạt động chính trị, kinh tế
xã hội; Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông bảo
đảm công nghệ hiện đại, quản lý, khai thác hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội của địa phương và khu vực; Coi phát triển nguồn nhân lực
về CNTT là yếu tốt quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT của
địa phương; Chú trọng phát triển Công nghiệp CNTT bao gồm cả công
nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung và dịch vụ
CNTT.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:
- Về hạ tầng CNTT: đạt 28 thuê bao điện thoại/100 dân, Internet băng
rộng ADSL tới 100% các cơ quan huyện; Internet tới 100% các xã; 100% các
cơ quan trong hệ thống chính trị, trường học, cơ sở Y tế có mạng LAN kết nối
Internet.
- Về ứng dụng CNTT: 90-100% đơn vị cập nhật, tra cứu được các văn
bản quy phạm pháp luật qua mạng, triển khai đồng bộ các phần mềm dùng
A10
5

×