Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Huong dan cong tac GDTH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.82 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 1183 / SGDĐT- CTHSSV. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bình Dương, ngày 21 tháng 8 năm 2012. V/v: Hướng dẫn thực hiện công tác GDTC, GDQP-AN năm học 2012 – 2013. Kính gửi: - Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố; - Các Trường trung học phổ thông. Căn cứ Chỉ thị số 2737/CT – BGDĐT ngày 27/07/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012-2013; Căn cứ công văn số 4791/BGDĐT – GDQP ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDQP – AN năm học 2012 – 2013, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương hướng dẫn cụ thể công tác Giáo dục thể chất, GDQP–AN cho các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố và các trường THPT thực hiện trong năm học 2012-2013 như sau: A. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM: 1. Triển khai thực hiện Nghị quyết 08 – NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020”, Chỉ thị số 21 – CT/TU ngày 14/06/2012 của Tỉnh ủy Bình Dương “về việc thực hiện Nghị quyết 08 – NQ/TW của Bộ Chính trị trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, Chỉ thị 133/TTg và Chỉ thị 274/TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác TDTT trong giai đoạn mới, đặc biệt chú trọng công tác giáo dục thể chất và các hoạt động thể thao trong nhà trường các cấp. 2. Tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản về công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học: Quyết định số 14/2001/QĐ - BGD&ĐT về việc ban hành Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học, Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực HSSV, Quyết định số 72/2008/QĐ-BGD về việc ban hành Quy định tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá cho học sinh, sinh viên. 3. Tiếp tục quán triệt Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới, Chỉ thị số 57/2007/CT-BGDĐT ngày 04/10/2007 của Bộ GD&ĐT về tăng cường công tác GDQP-AN trong ngành giáo dục. Triển khai thực hiện Nghị định 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về GDQP-AN. Tổ chức thực hiện có hiệu quả giáo trình, sách giáo khoa theo chương trình GDQP-AN ban hành năm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2007 cho các cấp học. Quan tâm đổi mới phương pháp dạy học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của môn học. 4. Các đơn vị Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường THPT cần phải tập trung để tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng GDTC và GDQP-AN nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện. B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ: I. Công tác Giáo dục thể chất: 1. Giảng dạy nội khóa: 1.1. Tất cả các trường phổ thông đều phải dạy đầy đủ và có chất lượng 2 tiết thể dục/ tuần theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kể cả các trường ngoài công lập; không cắt xén, bỏ bớt giờ học thể dục của học sinh. 1.2. Tiếp tục thực hiện tốt những qui định về việc tổ chức giảng dạy môn thể dục như sau: - Thực hiện bố trí giờ học thể dục trái buổi với các môn học khác để đảm bảo thời gian, chất lượng giờ học thể dục và không ảnh hưởng tới các môn học khác. - Đối với giáo viên lên lớp giờ thể dục phải mặc trang phục huấn luyện TDTT đã được cấp theo tiêu chuẩn, học sinh phải bảo đảm đồng phục thể dục khi học tập (quần, áo, giày, vớ). - Đối với các trường do điều kiện sân bãi chật hẹp có thể tổ chức dạy ở nơi khác (như sân vận động, bãi đất trống …) nhưng Ban giám hiệu phải thường xuyên theo dõi và giáo viên dạy lớp phải ghi sổ đầu bài đầy đủ, đúng quy định. - Được phép tổ chức lớp học nam riêng, nữ riêng (ghép lớp) nhưng phải đảm bảo tiết học không quá 50 học sinh/lớp, không dạy thể dục ở các tiết 4,5 của buổi sáng và tiết 1,2 của buổi chiều. 1.3. Việc thực hiện chương trình: - Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình, thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh. - Thực hiện việc giảng dạy theo kế hoạch chung của Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Không được tự ý thay đổi nội dung chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, có khó khăn trong việc thực hiện phải xin ý kiến Sở Giáo dục và Đào tạo. Nếu do điều kiện sân bãi không đáp ứng được cùng lúc một nội dung của nhiều lớp thì có thể thay đổi thứ tự nội dung, phân môn giảng dạy nhưng phải thông qua tổ chuyên môn và được sự đồng ý của Ban giám hiệu. - Phần học môn tự chọn các trường có thể chọn các môn thể thao: Cờ vua, Bóng bàn, Cầu lông, Đá cầu, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Bơi lội, Điền kinh và các môn Võ thuật, khuyến khích việc đưa môn võ Vovinam vào tập luyện. Tập trung vào các môn theo khả năng chuyên sâu của giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất của trường. Kế hoạch dạy môn tự chọn phải được thông qua tổ chuyên môn giáo.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> dục thể chất và Ban giám hiệu, môn tự chọn phải thực hiện đúng theo yêu cầu của Bộ (môn tự chọn phải được học suốt cấp học). - Tổ trưởng tổ chuyên môn giáo dục thể chất phải chịu trách nhiệm việc tổ chức dạy môn tự chọn trước Ban giám hiệu và Sở Giáo dục và Đào tạo. - Giáo viên dạy lớp phải chú ý đến phương án bảo hộ, đảm bảo an toàn trong giảng dạy và tập luyện các môn thể thao tự chọn cho học sinh. - Khuyến khích các trường dạy môn Bơi lội, tuy nhiên khi triển khai thực hiện công tác giảng dạy phải có văn bản báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo về: Giáo trình, phương án cứu hộ, cứu đuối, tiêu chuẩn, kích thước, độ sâu của hồ bơi, giáo viên đứng lớp, để Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét trước khi tiến hành giảng dạy và tập luyện. 1.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thực hiện theo Quy chế hiện hành, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình cho các trường THCS và THPT. 1.5. Hình thức đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (không đánh giá bằng cho điểm, sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét). Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra theo hai mức: - Đạt yêu cầu (Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau: + Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. + Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại. - Kết quả xếp loại trung bình môn học thể dục được lấy để tham gia xếp loại học lực mỗi học kỳ và cả năm học (theo quy định hiện hành). 1.6. Hồ sơ, giáo án, công tác dự giờ và thao giảng: - Hồ sơ, giáo án (cá nhân, tổ chuyên môn) phải đảm bảo theo quy định hiện hành. - Các trường phải tổ chức dự giờ, thao giảng của giáo viên môn Thể dục nhằm nâng cao trình độ sư phạm, rút kinh nghiệm về chuyên môn, cải tiến phương pháp giảng dạy (nhất là đối với giáo viên kiêm nhiệm, chưa có nghiệp vụ sư phạm và giáo viên mới ra trường). 1.7. Việc áp dụng tiêu chuẩn, đánh giá thể lực HSSV: Việc kiểm tra cuối các phân môn nếu môn nào có trong QĐ số 53/2008/QĐBGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ GDĐT thì áp dụng theo bảng tiêu chuẩn để nhận xét đánh giá, nếu môn nào không có trong chương trình thì giáo viên phải hướng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> dẫn cho học sinh tập luyện và tiến hành kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo ( tinh thần là bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học ). 2. Cơ sở vật chất: Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị có kế hoạch tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng, bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất để đảm bảo tốt cho việc giảng dạy và tập luyện thể dục thể thao (bể bơi, nhà tập, sân tập, trang thiết bị tập luyện). Trích phần kinh phí theo Thông tư 30/TT – LB liên Bộ Giáo dục và Đào tạo – Tài chính để đảm bảo được yêu cầu về cơ sở vật chất tối thiểu cho hoạt động thể dục thể thao mà Sở Giáo dục và Đào tạo đã đề ra. 3. Hoạt động ngoại khóa: 3.1. Tổ chức các Câu lạc bộ và chuẩn bị lực lượng: Các trường cần phải thành lập các CLB TDTT một môn, nhiều môn trong nhà trường. Có kế hoạch chuẩn bị lực lượng để tham dự HKPĐ cấp huyện, thị xã, thành phố; Đại hội thể dục, thể thao cấp tỉnh và các giải thể thao cấp toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. 3.2. Giảng dạy ngoại khóa: Các trường đảm bảo tối thiểu một tuần 2 tiết học ngoại khoá có hướng dẫn của giáo viên TDTT. Đối với các trường có giáo viên thể dục dạy không hết số tiết quy định (17 tiết/ tuần đối với THPT và 19 tiết/ tuần đối với THCS), Ban giám hiệu có trách nhiệm bố trí dạy ngoại khoá cho đủ tiết quy định. 3.3. Các mốc thời gian chính tổ chức các hoạt động TDTT năm học: 3.3.1. Yêu cầu: Các đơn vị tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động, sự kiện thể dục, thể thao trong năm học. 3.3.2. Cấp cơ sở: (trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Phòng Giáo dục và Đào tạo). - Tổ chức Hội Khỏe Phù Đổng cấp Trường, cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố (đối với cấp huyện, thị xã, thành phố phải tổ chức đầy đủ các môn thi đấu như cấp tỉnh). - Thời gian tổ chức HKPĐ cấp cơ sở từ tháng 10/2012 đến tháng 11/2012. - Nếu cần có thể đề nghị hỗ trợ chuyên môn từ Sở Giáo dục và Đào tạo. 3.3.3. Cấp tỉnh: 1/ Giáo viên: Tổ chức Giải Bóng chuyền giáo viên truyền thống (dự kiến tháng 11/2012). 2/ Học sinh: - Tổ chức Đại hội thể dục, thể thao học sinh cấp tỉnh (dự kiến tháng 01/2013 đến tháng 3/2013), các môn thi đấu: 1. Điền kinh, 2. Bơi lội, 3. Bóng bàn, 4. Bóng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> chuyền, 5. Bóng đá, 6. Cầu lông, 7. Đá cầu, 8. Thể dục, 9. Taekwondo, 10. Karatedo, 11. Judo. 3.3.4. Cấp quốc gia: - Tham dự Hội thi Thể thao học sinh khuyết tật toàn quốc lần thứ V – 2013. - Tham dự Giải bóng đá Hội khỏe Phù Đổng học sinh tiểu học và THCS Cúp Milo – 2013. - Tham dự Giải Bơi lội, Bóng rổ học sinh toàn quốc năm 2013. - Tham dự Giải Điền kinh học sinh toàn quốc năm 2013. - Tham dự Giải Bóng bàn, Cầu lông học sinh toàn quốc năm 2013. - Tham dự Giải vô địch Taekwondo học sinh toàn quốc lần thứ IV- 2013. - Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cử thành viên tham gia đội tuyển Judo ngành giáo dục tham dự các giải Judo toàn quốc do ngành TDTT tổ chức. * Các hoạt động quốc tế : - Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cử thành viên tham dự Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ V – 2013 tại Việt Nam. 4. Tổ chuyên môn nghiệp vụ Giáo dục thể chất: Củng cố và thay đổi nhân sự tổ chuyên môn nghiệp vụ Giáo dục thể chất, mục đích phát huy có hiệu quả việc thực hiện yêu cầu đổi mới của nhiệm vụ năm học. 5. Tổ chức lớp bồi dưỡng hè cho giáo viên dạy môn thể dục năm học 2012 2013. - Thành phần tham dự: Toàn thể giáo viên TDTT các trường THPT, chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố; giáo viên TDTT cấp tiểu học, THCS. - Thời gian dự kiến: từ ngày 29/8/2012 đến 31/8/2012. - Địa điểm: Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và bồi dưỡng nghiệp vụ, Trường THPT Võ Minh Đức. II. Công tác GDQP – AN đối với các trường THPT: 1. Việc thực hiện chương trình: - Thực hiện chương trình GDQP – AN theo Quyết định số 79/2007/QĐBGDĐT ngày 21/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDQP – AN năm học 2012 – 2013 ngày 26/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học GDQP – AN, ban hành theo Quyết định số 69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2007 và Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT ban hành theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Hình thức, nội dung dạy học:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Các trường tổ chức dạy môn GDQP – AN theo hình thức: - Học rải theo phân phối chương trình. - Khối 12: chỉ dạy trong học kỳ I, 2 tiết/ lớp/ tuần. - Khối 10,11: dạy rải cả năm học 1 tiết/ lớp/ tuần. Giáo viên sử dụng sách hướng dẫn dạy học GDQP – AN cấp THPT để biên soạn bài giảng, yêu cầu bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình, bổ sung kiến thức mới về Điều lệnh đội ngũ, thực hiện thống nhất từ năm học 2012-2013, yêu cầu giáo viên cập nhật kiến thức biển, đảo trong tài liệu vào bài giảng “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” thuộc lớp 11. Mở rộng giáo dục chính khóa và tuyên truyền ngoại khóa cho học sinh về tiềm năng biển, đảo và nhiệm vụ của các thế hệ công dân Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo; đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ quốc. Khuyến khích giáo viên soạn giảng, thiết kế bài học bằng ứng dụng công nghệ thông tin trong các chủ đề (bài giảng) lý thuyết. 3. Kiểm tra, đánh giá kết quả môn học: Nếu dạy trong 1 học kỳ thì điểm trung bình môn của học kỳ: Tính vào ĐTB các môn học của học kỳ 1, vừa tính vào ĐTB các môn học của HK2 và cả năm (Khối 12). Nếu dạy trong 2 học kỳ thì tính điểm như các môn học khác. Số lượng cột điểm kiểm tra theo qui định, nếu dạy cả năm số lần kiểm tra qui định cho môn 1 tiết/ tuần. Nếu dạy trong 1 học kỳ, số lần kiểm tra qui định cho môn 2 tiết/ tuần. Việc ghi điểm vào sổ và học bạ: điểm kiểm tra, điểm trung bình môn GDQPAN được ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm và học bạ của học sinh. 4. Hoạt động ngoại khóa: + Cấp cơ sở: Yêu cầu các trường THPT trong tỉnh tổ chức Hội thao QP – AN cấp trường, thời gian: tháng 10/2012, chuẩn bị lực lượng học sinh tham dự cấp tỉnh. + Cấp tỉnh: Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ CHQS tỉnh tổ chức Hội thao QP – AN học sinh cấp tỉnh (dự kiến tháng 12/2012). 5. Giáo viên: - Lập kế hoạch triển khai thực hiện đề án chương trình đào tạo giáo viên quốc phòng – an ninh cho các trường THPT. 6. Tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên giảng dạy môn học GDQP – AN năm học 2012 - 2013: - Nội dung:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Triển khai Điều lệnh đội ngũ mới. + Thiết kế bài giảng bằng công nghệ thông tin. + Triển khai bộ đề thi 1025 câu hỏi môn GDQP – AN cấp THPT, với mã nguồn mở tạo điều kiện cho giáo viên bổ sung thư viện câu hỏi và bố trí nội dung thi thích hợp trong học kỳ, năm học. + Triển khai tài liệu tập huấn “Biển, đại dương và chủ quyền biển, đảo Việt Nam”. - Thành phần tham dự: toàn thể giáo viên đang giảng dạy môn GDQP – AN. - Thời gian: tháng 9/2012. - Địa điểm: Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và bồi dưỡng nghiệp vụ. C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố; các Trường TH, THCS, THPT cần bám sát nhiệm vụ năm học 2012 – 2013 xây dựng kế hoạch và triển khai có hiệu quả các nội dung tại đơn vị mình. Hướng dẫn này được phổ biến đến tất cả các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố; các trường, giáo viên, cán bộ công chức toàn ngành để quán triệt và thực hiện. Nơi nhận: - Như trên; - Vụ CTHSSV (để báo cáo); - Vụ GDQP (để báo cáo); - UBND tỉnh (để báo cáo); - Bộ CHQS tỉnh (để phối hợp); - Ban Giám đốc Sở GDĐT; - Website Sở GDĐT; - Lưu: VT, CTHSSV, Dg55.. GIÁM ĐỐC ( Đã ký). Dương Thế Phương.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×