Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De thi thu dai hoc 2013 mon Hoa hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.13 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN: HÓA HỌC Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................. Cho biết: H = 1, C=12, N= 14, O =16, Na = 23, Mg =24, Al = 27, S= 32, Ca = 40, Cr= 52, Ni= 59, Cu =64 , Ag =108, Ba= 137, Pb= 207, Br =80, P =31, Fe =56, Cl =35,5. Câu 1: Hấp thụ hoàn toàn V lit CO2 (đktc) vào bình đựng 200ml dung dịch NaOH 1M và Na 2CO3 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,9 gam chất rắn khan. Giá trị V là A. 2,24 B. 3,36 C. 5,6 D. 1,12 Câu 2: X, Y là 2 nguyên tố kim loại cùng một phân nhóm chính (nhóm A). Biết Z X < ZY và ZX + ZY = 32. Kết luận nào sau đây là đúng đối với X, Y? A. X, Y đều có 2 electron lớp ngoài cùng B. Tính lim loại của X > Y . C. Bán kính nguyên tử của X > Y. D. Năng lượng ion hóa I1 của X < Y Câu 3: Cho Cacbon (C) lần lượt tác dụng với Al, H 2O, CuO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, KClO3, CO2 ở điều kiện thích hợp. Số phản ứng mà trong đó C đóng vai trò là chất khử? A. 6. B. 5. C. 4. D. 7. Câu 4: Tiến hành các thí nghiệm sau : (1) Thuỷ phân tinh bột thu được hợp chất A. (2) Lên men giấm ancol etylic thu được hợp chất hữu cơ B. (3) Hyđrat hoá etylen thu được hợp chất hữu cơ D. (4) Hấp thụ C2H2 vào dung dịch HgSO4 ở 800C thu được hợp chất hữu cơ E. Chọn sơ đồ phản ứng đúng biểu diễn mối liên hệ giữa các chất trên. Biết mỗi mũi tên là một phản ứng A. D → E → B → A B. A → D → B → E C. E → B → A → D D. A → D → E → B Câu 5: Cho các monome sau: stiren, toluen, metyl axetat, vinyl axetat, metyl metacrylat, metyl acrylat, propilen, benzen, axit etanoic, axit ε-aminocaproic. Số monome tham gia phản ứng trùng hợp là A. 8. B. 7. C. 5. D. 6. Câu 6: Có bao nhiêu đồng phân mạch hở ứng với CTPT C 4H8O tác dụng với H2 (Ni, toC) tạo ra butan-1-ol. A. 1 B. 3 C. 6 D. 4  O2 du, t 0.  H 2O.  a lit dd NaOH 0,1M.  dd Z Câu 7: Cho sơ đồ: Photpho (a gam)     X    dd Y       Chất tan trong dung dịch Z gồm: A. Na3PO4 và NaHPO4. B. Na3PO4 và NaOH. C. Na2HPO4 và NaH2PO4. D. NaH2PO4 và H3PO4. Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn 44,1 gam hỗn hợp X gồm AgNO 3 và KNO3 thu được hỗn hợp khí Y. Trộn Y với a mol NO2 rồi cho toàn bộ vào nước chỉ thu được 6 lít dung dịch (chứa một chất tan duy nhất) có pH = 1. Giá trị của a là: A. 0,5. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4. Câu 9: Trộn 100ml dung dịch CH3COOC2H5 1M với 100ml dung dịch NaOH. Sau 15 phút nồng độ của CH3COOC2H5 còn lại là 0,2M. Tốc độ trung bình của phản ứng trong 15 phút là A. 0,0533 mol/lít.phút B. 0,033 mol/lít.phút C. 0,02 mol/lít.phút D. 0,0133 mol/lít.phút Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm RCOOH, C 2H3COOH, và (COOH)2 thu được m gam H2O và 15,68 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 25,3 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO 3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2.Giá trị của m là A. 10,8 gam. B. 7,2 gam. C. 16,2 gam. D. 8,1gam. Câu 11: Cho 47 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đi qua Al 2O3, nhiệt độ, thu được hỗn hợp Y gồm 3 ete, 0,27 mol 2 olefin, 0,33 mol 2 ancol dư và 0,42 mol nước. Biết rằng hiệu suất tách nước tạo olefin đối với mỗi ancol đề như nhau và số mol các ete là bằng nhau. Ancol có khối lượng phân tử lớn trong X là: A. C3H7OH. B. C4H9OH. C. C5H11OH. D. C6H13OH. Câu 12: Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C 7H8 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên? A. 2. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 13: Trung hoà 5,4 gam X gồm CH3COOH, CH2=CHCOOH, C6H5OH và C6H5COOH cần dung Vml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 6,94 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị V là.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. 669,6. B. 700,0. C. 334,8. D. 350,0. Câu 14: Nung m gam gồm Al và FexOy trong điều kiện không có không khí cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Trộn đều X, chia X thành 2 phần. Phần 1 (có khối lượng 14,49 gam) hòa tan hết trong dung dịch HNO3 dư thu được 0,165 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Phần 2 tác dụng hết với dung dịch NaOH nhiệt độ thấy giải phóng 0,015 mol H2 và còn lại 2,52 gam chất rắn. Công thức sắt oxit và giá trị m là: A. Fe2O3 ; 19,32. B. Fe3O4 ; 28,98. C. Fe2O3 ; 28,98. D. Fe3O4 ; 19,32. Câu 15: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn A. Kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá. B. Sắt đóng vai trò catot và bị oxi hoá. C. Sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá. D. Kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá. Câu 16: Cho X + Cu(OH)2/OH- →dung dịch Y xanh lam. Dung dịch Y đun nóng → kết tủa Z đỏ gạch Trong tất cả các chất: glucozơ, saccarozơ, mantozơ, fructozơ, tinh bột, andehit axetic, glixerol số chất X thoả mãn là. A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 17: Trong các phát biểu sau: (1) Giống như H2SO4, H2CrO4 cũng rất bền. (2) Crom tan trong dung dịch HCl dư tạo ra dung dịch CrCl 3. (3) Ion CrO42- có màu vàng, ion Cr2O72- có màu da cam nên các dung dịch Na 2CrO4 và K2Cr2O7 có màu tương ứng. (4) Muối Cr (III) có cả tính oxi hóa và tính khử. (5) Cr2O3 cũng như CrO3 tan dễ dàng trong dung dịch kiềm loãng. Các phát biểu đúng là: A. (1) và (3). B. (3) và (4). C. (2), (4) và (5). D. (3), (4) và (5). Câu 18: Cho m gam Al tác dụng với dung dịch HCl 18,25% vừa đủ thu được dung dịch A và khí H2. Thêm m gam Na vào dung dịch A thu được 3,51 gam kết tủa. Khối lượng của dung dịch A là: A. 71,76 gam B. 70,84 gam C. 74,86 gam D. 72,105 gam Câu 19: Nhận định nào sau đây đúng? A. Các nguyên tố có 2 electron lớp ngoài cùng đều ở nhóm IIA hoặc IIB B. Các nguyên tố ở nhóm VIIIA đều có 8 electron lớp ngoài cùng C. Các nguyên tố có 6 electron hóa trị đều ở nhóm VIB D. Các nguyên tố có 9 electron hóa trị đều ở nhóm VIIIB Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O) được dùng để bó bột, đúc tượng. B. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh. C. Thành phần chính của quặng đolomit là CaCO3.MgCO3. D. Các kim loại kiềm đều có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối. Câu 21: Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau: A. Phenol là chất rắn kết tinh ở điều kiện thường B. Nhiệt độ sôi của ankanol cao hơn so với ankanal có phân tử khối tương đương. C. Metylamin là chất lỏng có mùi khai, tương tự như amoniac. D. Etylamin dễ tan trong H2O Câu 22: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Đốt dây sắt trong khí clo dư. (2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi). (3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng. (4) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư. (5) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl (loãng, dư). Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (III)? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 23: Hoà tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H 2SO4 loãng thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Cu, NaOH, Br 2, AgNO3, KMnO4, MgSO4, Mg(NO3)2, Al? A. 5. B. 6. C. 8. D. 7. Câu 24: Điện phân dung dịch CuCl 2 bằng điện cực trơ, sau một thời gian thu được m gam Cu ở catot và một lượng khí X duy nhất ở anot. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH 0,1M (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa 1,065 gam chất tan. Giá trị của m là: A. 0,64. B. 1,28. C. 0,32. D. 0,16.  . Câu 25: Cho cân bằng hóa học sau: N2 (khí) + 3H2 (khí)  2NH3 (khí) ; H < 0. Với các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ; (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng;.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> (3) hạ nhiệt độ; (4) dùng thêm chất xúc tác bột Fe; (5) giảm nồng độ NH3; (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Số biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? A. 5. B. 3. C. 6. D. 4. Câu 26: Hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỷ khối so với H2 bằng 28. Lấy 4,48 lit hỗn hợp X (đktc) cho đi qua bình đựng V2O5 nung nóng. Hỗn hợp thu được lội qua dung dịch Ba(OH) 2 dư thấy có 33,19 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng oxh SO2 là A. 25% B. 60% C. 75% D. 40% Câu 27: Cho các phản ứng : (1) O3 + dung dịch KI (2) F2+ H2O ( 3) KClO3 (rắn) + HCl đặc (4) SO2 + dung dịch H2S (5) Cl2 + dung dịch H2S (6) NH3(dư) + Cl2 (7) NaNO2 ( bão hoà) +NH4Cl (bão hoà) (8) NO2 + NaOH (dd) Số phản ứng tạo ra đơn chất là. A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 28: Cho dãy các chất: benzyl axetat, vinyl axetat, metyl fomat, anlyl clorua, phenyl fomat, isopropyl clorua, triolein. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là: A. 4 B. 6 C. 5 D. 3 Câu 29: Cho từ từ dung dịch HCl có pH = 1 vào dung dịch chứa 5,25 gam hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kiềm kế tiếp nhau đến khi có 0,015 mol khí thoát ra thì dừng lại. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư sinh ra 3 gam kết tủa. Công thức 2 muối và thể tích dung dịch HCl đã dùng là A. Na2CO3 và K2CO3 ; 0,30 lít B. Na2CO3 và K2CO3 ; 0,60 lít C. Li2CO3 và Na2CO3 ; 0,30 lít D. Li2CO3 và Na2CO3 ; 0,60 lít Câu 30: Oxi hóa 15,0 gam 1 anđehit đơn chức thu được 21,4 gam hỗn hợp X gồm axit và anđehit dư. Cho hỗn hợp X tác dụng với lượng dư AgNO 3 trong dung dịch NH3 đun nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là: A. 43,2 gam. B. 129,6 gam. C. 64,8 gam. D. 21,6 gam. Câu 31: Trong các loại polime sau. (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) Len, (4) Tơ enang, (5) tơ visco, (6) nilon 6.6 , (7) tơ axetat. Số tơ có nguồn gốc xenlulozơ là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 32: Hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3, Al2O3. Cho 20,7 gam X vào dung dịch NaOH đặc (dư), sau khi kết thúc phản ứng thu được 8,0 gam chất rắn và dung dịch Y. Cho Br 2 dư vào Y thu được dung dịch Z. Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z thu được 25,3 gam kết tủa. Khối lượng Al 2O3 trong 20,7 gam X là: A. 7,6 gam. B. 10,2 gam. C. 12,7 gam. D. 5,1 gam. Câu 33: Chọn nhận xét đúng? A. Nhiệt độ sôi của CH3COOC2H5 < CH3CH2CH2COOH < CH3(CH2)3OH. B. Giống như xà phòng, chất giặt rửa tổng hợp không thể giặt rửa trong nước cứng. C. Ngày nay xà phòng còn được sản xuất từ ankan. D. Mỡ bị ôi là do là do liên kết C-C của gốc axit béo bị oxi hóa chậm bởi oxi trong không khí. Câu 34: Cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na 2CO3 thu được V lít khí CO2. Ngược lại, cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa a mol Na 2CO3 vào dung dịch chứa b mol HCl thu được 2V lít khí CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa a và b là: A. a = 0,75b. B. a = 0,35b. C. a = 0,8b. D. a = 0,5b. Câu 35: Cho 15,84 gam este no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 30ml dung dịch MOH 20% (d=1,2g/ml) với M là kim loại kiềm. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn X. Đốt cháy hoàn toàn X thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO 2, H2O và 9,54 gam M2CO3. Kim loại M và công thức cấu tạo của este ban đầu là : A. Na và HCOO-C2H5. B. Na và CH3COOC2H5. C. K và HCOO-CH3. D. K và CH3COOCH3. Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol triglixerit X ta thu được 250,8 gam CO 2 và 90 gam H2O. Mặt khác 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br 2 1M. Giá trị của V là: A. 0,4. B. 0,5. C. 0,7. D. 0,3. Câu 37: Hỗn hợp bột X gồm BaCO 3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A 1. Cho A1 vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C1. Cho khí CO dư qua bình chứa C1 nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa: A. 2 đơn chất và 2 hợp chất B. 1 đơn chất và 2 hợp chất. C. 2 đơn chất và 1 hợp chất D. 3 đơn chất Câu 38: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Aminoaxit là những chất rắn kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt. B. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng lưỡng cực H 3N+-CH2-COO-..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> C. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin. D. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. Câu 39: Cho 0.1 mol chất X (CH 6O3N2) tác dụng với dd chứa 0.2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quì tím ẩm và dd Y. Cô cạn dd Y thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là: A. 15 gam. B. 8,5 gam. C. 12,5 gam. D. 21,8 gam. +¿ 2− + Câu 40: Dung dịch X chứa 0,025 mol CO ❑3 ; 0,1 mol Na ; 0,3 mol Cl , còn lại là ion NH ❑¿ . Cho 4 270 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2 M vào dung dịch X và đun nóng nhẹ. Hỏi tổng khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH)2 giảm bao nhiêu gam? Giả sử nước bay hơi không đáng kể. A. 6,761 gam. B. 4,215 gam. C. 5,269 gam. D. 7,015 gam. Câu 41: Chất hữu cơ X mạch hở, không chứa liên kết (-O-O-) và có công thức phân tử là C 3H6On. Biết X chỉ chứa một loại nhóm chức. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là A. 4 B. 6 C. 5 D. 3 Câu 42: Có các nhận đinh sau: (1) Có thể điều chế anđehit fomic bằng phản oxi hóa metanol. (2) Có thể điều chế ancol etylic bằng phản ứng hiđrat hóa etilen. (3) Glucozơ và saccarozơ đều tham gia phản ứng tráng gương. (4) Không thể nhận biết etanal và axit acrylic bằng nước brom. Số nhận đinh đúng là A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 43: Thủy phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ khí CO 2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 850 gam kết tủa. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn là 85%. Giá trị của m là: A. 810,0. B. 688,5. C. 952,9 D. 476,5. Câu 44: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 thu được 0,2 mol Ag. Mặt khác, thủy phân m gam hỗn hợp X một thời gian (hiệu suất thủy phân mỗi chất đều là 80%) thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 0,168 mol Ag. Thành phần %về khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp là: A. 55%. B. 45%. C. 40%. D. 60%. Câu 45: Chọn nhận xét sai? A. Phân bón nitrophotka là hỗn hợp của 2 muối K 2HPO4 và NH4NO3. B. CO, CO2, SO2, H2S, oxit NOx, CFC (clorofluorocacbon) đều là các chất gây ô nhiễm không khí. C. Ở nhiệt độ cao silic tác dụng với Mg, Ca, Fe tạo thành silixua kim loại. D. Amphetanin, ancol etylic, nicotin, cafein, mophin là những chất có tác dụng gây kích thích thần kinh. Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm: etan, propan, propilen, propin, axetilen thì thu được số mol H2O ít hơn số mol CO 2 0,02 mol. Mặt khác 0,1 mol hỗn hợp X có thể làm mất màu tối đa m gam dung dịch Br2 16%. Giá trị của m là: A. 120. B. 100. C. 60. D. 180. Câu 47: Để trung hoà m gam hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cần dung 100ml dung dịch NaOH 0,3 M. Mặt khác đốt cháy m gam X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng P2O5, bình (2) đựng dung dịch KOH dư thấy khối lượng bình (1) tăng a gam, bình (2) tăng (3,64+ a) gam. Thành phần % về khối lượng của axit có nguyên tử cacbon nhỏ hơn trong X là A. 66,67% B. 69,86% C. 30,14% D. 33,33% Câu 48: Cho 27 gam hỗn hợp X gồm: axit axetic, 2-hiđroxyl etanal, propan-2-ol phản ứng với Na dư sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít (đktc). Giá trị của V là: A. 10,08. B. 8,96. C. 5,04. D. 6,72. Câu 49: Cho các dung dịch sau NaOH, NaHCO3, BaCl2, Na2CO3, NaHSO4. Nếu trộn các dung dịch với nhau theo từng đôi một thì tổng số cặp có thể xảy ra là. A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 50: Có dung dịch X gồm (KI và một ít hồ tinh bột). Cho lần lượt từng chất sau: O 3, Cl2, H2O2, FeCl3, HCl tác dụng với dung dịch X. Số chất làm dung dịch X chuyển sang màu xanh là A. 3 B. 2 C. 5 D. 4 ----------- HẾT ----------.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×