Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIEU LUAN Vai tro cua tri tue cam xuc trong doisong ca nhan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.75 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>A. MỞ ĐẦU</b>
<b>1. Lý do chọn đề tài</b>


Trong cuộc sống, cảm xúc cũng có những giá trị nhất định, cảm xúc tích
cực giúp bạn xoa dịu sự sợ hãi, ngờ vực, là động lực cho bạn phát triển, đẩy lùi
nhưng khó khăn, tạo dựng niềm tin trong cuộc sống. Nhưng cảm xúc cũng là tác
nhân gây ra khơng ít trở ngại cho bạn. Cảm xúc có thể đánh lạc hướng chú ý của
bạn khỏi những vấn đề chính yếu. Khi cảm xúc bị xáo trộn, bạn sẽ bỏ ngoài tai
mọi lý lẽ? Bạn sẽ nhận tất cả lỗi về phần mình? Bạn sẽ im lặng trong cơn tức
giận đang bùng lên trong người. Và rút cuộc, mọi nỗ lực của bạn phải nhường
chỗ cho cái tôi cố hữu đó. Cảm xúc có thể làm hỏng đi mọi mối quan hệ, chúng
là chướng ngại vật làm giảm khả năng hành xử khôn ngoan của bạn. Một khi
cảm xúc tiêu cực trỗi dậy, chúng có thể che mờ cả lí trí, khi tức giận bạn có thể
mất kiểm sốt bản thân và có những hành động khơng đúng mực, cảm xúc có
thể khiến bạn bị lợi dụng.


Bạn có khả năng giao tiếp tốt. Trong mọi tình huống, bạn ln biết cách
ứng xử khéo léo để không cảm thấy bị xúc phạm hoặc bực bội. Thậm chí ngay
cả khi chúng ta khơng tìm ra giải pháp cho vấn đề, họ cũng làm chúng ta thấy
lạc quan và có thêm niềm tin. Bạn cũng có thể là những bậc thầy trong việc điều
khiển cảm xúc. Khi phải làm việc với áp lực, bạn khơng cáu giận mà có khả
năng nhìn thấy vấn đề và bình tĩnh tìm ra giải pháp. Bạn là người có khả năng
đưa ra quyết định đúng đắn và biết khi nào có khả năng tin vào trực giác của
mình, sẵn sàng thừa nhận nhược điểm và tiếp thu những lời phê bình để phát
triển bản thân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Như vậy yếu tố cảm xúc là một yếu tố quan trọng để giúp bạn thành công
trong cuộc sống, quản lý được chính bản thân là kỹ năng quan trọng của con
người.


Để nắm rõ vai trò của trí tuệ cảm xúc trong đời sống, hình thành trí tuệ


cảm xúc và hồn thiện được chỉ số của trí tuệ cảm xúc. Đó là lý do thúc đẩy tơi
chọn đề tài nghiên cứu này.


<b>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.</b>
<i><b>a. Mục đích nghiên cứu</b></i>


Đề tài nghiên cứu vai trị của trí tuệ cảm xúc.
<i><b>b. Nhiệm vụ nghiên cứu</b></i>


Tìm hiểu những lý luận liên quan đến vai trò của trí tuệ cảm xúc, vai trị
của trí tuệ cảm xúc trong đời sống cá nhân. Đề xuất ý kiến để phát triển chỉ số trí
tuệ cảm xúc.


<b>3. Giới hạn của đề tài</b>


Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của trí tuệ cảm xúc trong đời sống cá
nhân và đề xuất một số ý kiến để phát triển chỉ số của trí tuệ cảm xúc.


<b>4. Phương pháp nghiên cứu</b>


Để nghiên cứu đề tài này tôi đã dùng phương pháp nghiên cứu lý luận như
đọc, phân tích, quan sát, trị chuyện, đánh giá, khái quát, tổng quát và lý luận.
<b>5. Đóng góp của đề tài</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>B. NỘI DUNG</b>
<b>I. Khái niệm trí tuệ cảm xúc</b>


<b>1. Định nghĩa trí tuệ cảm xúc</b>


Trước tiên chúng ta cần phải hiểu một cách khái quát cảm xúc. Vậy cảm xúc là


gì? Theo nhận định của hai nhà tâm lý học Fehr và Russell thì ‘’ cảm xúc là thứ mà tấc
cả mọi người đều biết nhưng không thể định nghĩa được’’. Về ngữ nghĩa, cảm xúc có
thể được coi là sự trải nghiệm của cảm giác. Bạn chỉ cảm nhận được cảm xúc chứ
không nghĩ ra nó. Khi nghe một lời nói, khi chứng kiến một hành động có ý nghĩa đối
với bản thân, các cảm xúc của bạn sẽ lập tức hiện ra đồng thời xuất hiện những suy
nghĩ tương đồng, những thay đổi về mặt sinh lý và cảm giác thôi thúc muốn được làm
một điều gì đó. Ví dụ như, khi nghe tin cô giáo thông báo bạn được nhận học bổng thì
một cảm xúc hiện ra ngay đó là sự sung sướng, vui vẻ và ngay lập tức bạn muốn gọi
điện thông báo cho cha mẹ bạn. Bạn không thể triệt tiêu cảm xúc bởi nó là sự tự nhiên,
gắn bó với phản xạ khơng có điều kiện và những yếu tố gọi là có bản năng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>2. Đặc điểm</b>


Trí tuệ cảm xúc đánh giá về khả năng thấu hiểu cảm xúc của một người.
So với trí thơng minh (IQ), thì trí tuệ cảm xúc ớn hơn rất nhiều về phạm vi tác
động và ảnh hưởng. Trí thơng minh đơn thuần chỉ bó hẹp trong tư duy tốn học,
logic, ngoại ngữ… cịn trí tuệ cảm xúc bao trùm khả năng hiểu bản thân và hiểu
người khác. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách thì chỉ số của trí
tuệ cảm xúc có thể được hồn thiện hơn. Theo Daniel Goleman, trí tuệ cảm xúc
bao gồm năm đặc điểm:


- Hiểu rõ chính mình: Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc
của mình nên khơng bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời, họ rất nghiêm khắc
khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh của mình để từ đó phát huy
hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng
sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc.


- Kiểm sốt bản thân: Những người có khả năng kiểm sốt bản thân
thường khơng để mình nổi giận hoặc nảy sinh lòng ghen tỵ thái quá, và họ cũng
không ra những quyết định ngẫu hứng, bất cẩn, mà ln suy nghĩ khi hành động.


Nhờ biết kiểm sốt bản thân, họ ln suy nghĩ chín chắn, thích ứng tốt với sự
thay đổi, chính trực và biết nói ‘‘khơng’’ khi cần thiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Kĩ năng giao tiếp: Những người giỏi giao tiếp thường có khả năng làm
việc nhóm tốt. Họ quan tâm đến việc giúp người khác phát triển và làm việc
hiệu quả hơn là thành công của chính mình. Họ biết cách tranh luận hiệu quả và
là những bậc thầy trong việc thiết lập và duy trì quan hệ xã hội.


<b>3. Cấu trúc của trí tuệ cảm xúc</b>


Có khá nhiều ý kiến về cấu trúc của trí tuệ cảm xúc. Salovay tập hợp
những hình thức trí tuệ cá nhân do Gardner đề xướng vào một định nghĩa cơ sở
về trí tuệ cảm xúc mà ông phân thành năm lĩnh vực chính :


- Sự hiểu biết về các xúc cảm : Ý thức về bản thân, tức là có thể nhận biết
các xúc cảm của mình, là cơ sở của trí tuệ cảm xúc.


- Làm chủ các cảm xúc của mình : Năng lực làm cho những tình cảm của
mình thích nghi với mỗi hồn cảnh phụ thuộc vào ý thức bản thân.


- Tự thúc đẩy : Chúng ta thấy cần phải hướng dẫn các xúc cảm của minh
để tập trung chú ý, tự kiềm chế và thúc đẩy. Sự kiểm soát các xúc cảm của mình,
tức là có thể trì hỗn sự thỏa mãn những ham muốn của mình và đè nén những
xung lực- là cơ sở của mọi sự hoàn thiện.


- Nhận biết các cảm xúc của người khác : Đó là sự đồng cảm, một năng
lực khác dựa vào ý thức về bản thân là yếu tố căn bản của trí tuệ quan hệ cá
nhân


- Làm chủ mối quan hệ với xã hội : Biết giữ những mối quan hệ tốt với


người khác là một sự thành công trong việc điều khiển các cảm xúc của mình.


Nhà tâm lý học Goleman lại đưa ra cấu trúc trí tuệ cảm xúc gồm hai thành
phần cơ bản là năng lực cá nhân và năng lực xã hội. Năng lực cá nhân bao gồm
khả năng tự biết mình và tự kiểm sốt. Năng lực xã hội gồm khả năng nhận biết
các quan hệ xã hội và quản lý điều khiển chúng.


<b>II. Vai trị của trí tuệ cảm xúc trong đời sống con người</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>1. Vai trị của trí tuệ trong cuộc sống</b>


Trí tuệ cảm xúc quyết định phần lớn tình hình của một hoạt động giao
tiếp đối với tất cả mọi người trong tất cả mơi trường giao tiếp. Cảm xúc tích cực
đóng vai trị vơ cùng quan trọng, đó là yếu tố giúp bạn hứng thú với các hành
động trong hoạt động học tập.


Ví dụ: Bạn cảm thấy mơn học Tâm lý học đại cương rất khó hiểu, bạn
thấy chán nản và khơng muốn học, tuy nhiên thầy giáo dạy môn ấy là người rất
vui tính và bạn cảm thấy có thiện cảm. Nếu bạn biết cảm xúc tích cực của mình
với thầy giáo, nếu bạn biết dùng cảm xúc ấy làm động lực để học tập thì lúc đó
bạn đã có trí tuệ cảm xúc.


Với bạn bè, việc bạn làm chủ cảm xúc của mình như thế nào cũng quyết
định khơng chỉ tới số lượng mà cịn có cả chất lượng các mối quan hệ đó. Những
mối quan hệ bền vững thường được xây dựng trên nền tảng hiểu biết lẫn nhau
giữa hai bên.


Ví dụ: Như trong những mối quan hệ mới, bạn nhận thấy bạn của mình là
người rất tốt, bạn có thể học tập được nhiều điều ở người ấy. Tuy nhiên, sự thể
hiện cảm xúc như thế nào để họ khơng nghĩ rằng mình đang bị lợi dụng hoặc


dựa dẫm. Trong gia đình, dù mọi người hiểu nhau nhưng khơng phải ai cũng
thân thiết với nhau, chính sự quan tâm của bạn, sự biểu lộ cảm xúc của bạn với
những người anh em là nhân tố quan trọng để gắn chặt tình cảm gia đình. Sự
thấu hiểu cảm xúc của người khác cho phép bạn có thể làm được nhiều hơn việc
nói chuyện một cách hời hợt với những người mình quan tâm. Trí tuệ cảm xúc
của bố mẹ, anh chị và người lớn có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ nhỏ. Có rất nhiều nghiên cứu cho biết, trong gia đình nếu
những ơng bố, bà mẹ ln qt nạt và nóng nảy thì trẻ nhỏ trong gia đình ln
sống trong cảm giác sợ sệt, lo lắng, cảm thấy không an tồn trong chính gia đình
của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

của tồn nhân loại đều trên cơ sở hịa bình, đàm phán. Những người có trí tuệ
cảm xúc biết cách thể hiện tình cảm của mình phù hợp với hồn cảnh, có khả
năng điều khiển nó. Khả năng thích nghi của họ cho phép hoạt động tốt hơn. Sự
phân biệt được cảm xúc của người khác là điều cơ bản trong mối quan hệ với
mọi người; mà người nắm bắt được cảm xúc của mình đồng thời biết kiềm chế
nó, sẽ hiểu được cảm xúc của người khác tốt hơn. Khả năng này được gọi là sự
đồng cảm. Một tính chất quan trọng nữa của trí tuệ cảm xúc là khả năng tập
trung tình cảm vào những mục đích mà họ muốn đạt được. Tình cảm là sự đồng
cảm, giúp họ nhưng khơng có nghĩa bỏ qua lý trí. Người có trí tuệ cảm xúc biết
giữ cân bằng giữa tình cảm và lý trí. Trí tuệ cảm xúc giúp bạn làm chủ lý trí của
mình, trong hồn cảnh nào thì bộc lộ cảm xúc và bộc lộ ở những mức độ như thế
nào; khi nào thì phải kìm giữ nó trong lịng…


Ví dụ: Như bạn là “lính mới”, tuổi trẻ nhưng được sắp xếp ở một vị trí mà
tương đối nhiều người lớn tuổi không được và bạn biết rằng có nhiều lời bàn
khơng hay về điều đó. Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao sẽ biết làm chủ cảm
xúc của mình, khơng nóng giận và cố gắng tìm hiểu cảm xúc ở những người cịn
lại. Việc giải quyết đàm tiếu một cách thông minh không chỉ giúp bạn thấy vui
vẻ, quan hệ thuận lợi với đồng nghiệp mà cần giải thích vì sao bạn lại có vị trí


cao như vậy.


Câu chuyện sau sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về vai trò của cảm xúc trong
đàm phán trên chính trường:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Jimmy Carter đã bỏ khơng ít thời gian và cơng sức cho tiến trình hịa bình này,
nên ơng hồn tồn có lý do để thể hiện sự thất vọng của mình. Như một biện
pháp cứng rắn nhằm vãn hồi tình thế, Tổng thống Carter đã gửi đến Thủ tướng
Begin lời cảnh báo buộc phía Israel phải chấp nhận đề xuất của ông nếu không
muốn gánh chịu hậu quả. Nhưng cùng lúc, Tổng thống Carter cũng nhận ra rằng
nếu gây áp lực thì Thủ tướng Begin có thể trở mặt, quay lưng lại với tiến trình
đàm phán và có thể khiến cho mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đại trở nên
xấu đi. Hiểu được điều này, Tổng thống Carter đã có một của chỉ khiến Begin
vơ cùng xúc động. Trước đó, Thủ tướng Begin đã hỏi xin những bức hình chụp
ba nhà lãnh đạo có chữ ký riêng của từng người để làm quà tặng cho những đứa
cháu mình. Jimmy Carter đã khéo léo đề tên của những đứa trẻ trên mỗi bức ảnh
rồi trao chúng cho Thủ tướng Begin. Cầm những tấm ảnh trên tay, đôi môi
người đứng đầu nhà nước Israel đã run lên vì xúc động khi đọc thành tiếng từng
cái tên thân thương ấy. Sau đó tiến trình đàm phán đã chuyển sang một trang
mới khi cuộc trò chuyện giữa Carter và Begin xoay qunah những vấn đề riêng tư
và cả quan điểm của họ về chiến tranh. Đến cuối ngày, Begin, Sudat và Carter
đã cùng đặt bút ký vào Hịa ước Trại David.


Cuộc trị chuyện có tính khai thơng giữa Tổng thống Carter và Thủ tướng
Begin đã không thể diễn ra như mong đợi nếu như giữa họ không hiện hữu một
mối quan hệ tốt đẹp. Thủ tướng Begin đã trình bày một cách thẳng thắn, khơng
úp mở hay né tránh với Tổng thống Carter những vấn đề khó khăn về phía mình.
Những cảm xúc tích cực đã làm nền tảng cho cuộc trị chuyện diễn ra trong bầu
khơng khí hết sức thoải mái, ngay cả khi đề cập đến các vấn đề khác biệt nghiêm
trọng tưởng chừng như khơng thể hịa hợp được.



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

trong thân thể và lúc đó thân thể phát ra một tập hợp tín hiệu một cách tự động.
Ví dụ: Như bạn bị lạc đường ở một khu vực vô cùng vắng vẻ. Lúc này,
mọi suy nghĩ đều vơ ích, thì hãy nhắm mắt lại và nghe theo cảm xúc, chắc chắn
rằng bạn sẽ thốt ra khỏi nơi đó. Một người kể lại rằng: Hơm ấy anh ta đi trên
đường thì gặp bão tuyết, mọi thứ trở nên mờ mịt trước mắt, vì quá sợ hãi nên
anh đã dừng xe lại và đứng n tại đó. Một lúc sau khi bão tan thì anh ta thấy có
một xe cứu hộ đang đến để giúp đỡ hai chiếc xe phía trước đâm vào nhau. Nếu
như khơng vì cảm giác sợ hãi mà đứng lại, nếu anh ta tiếp tục đi thì chắc chắn sẽ
bị đâm vào hai chiếc xe kia.


Hoặc khi bạn bất ngờ bị người khác tấn công. Ngay lập tức bạn sẽ
nghiêng người để né tránh và hơ hốn những người xung quanh nhằm tìm kiếm
sự trợ giúp.


Trí tuệ cảm xúc cịn có vai trò đối với sức khỏe của mỗi cá nhân. Việc
kiềm chế cảm xúc làm cho bạn bình tĩnh hơn và tránh được một số bệnh do xúc
động quá mạnh. Ví dụ như nóng giận quá mức dễ dẫn đến tai biến mạch máu
não, buồn phiền quá dễ dẫn đến trầm cảm.. Việc nhận biết cảm xúc của mình và
điều chỉnh chúng một cách hợp lý trong cuộc sống sẽ giúp bạn cảm thấy thoải
mái hơn và tránh được bệnh tật.


<b>2. Vai trị của trí tuệ cảm xúc trong hành động</b>


Cảm xúc ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động thường ngày. Theo Daniel
Goleman thì các cảm xúc chỉ đạo trí tuệ, thậm chí nó cịn mạnh hơn khả năng
logic- tốn. Trong thực tiễn, cảm xúc tham gia vào hoạt động trí tuệ ở cả hai
phương diện:


<i><b>a. Trí tuệ cảm xúc định hướng cho hành động</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

định hành động. Bạn sẽ khơng bao giờ làm một việc mà khơng có cảm xuất chi phối
dù việc đó có hay khơng có mục đích. Ví dụ bạn muốn đi chơi thì có thể là do cảm
giác hưng phấn, vui vẻ hoặc chán nản, cô đơn. Khi chán nản bạn muốn đi tới một chỗ
nào đấy đơng người, cảnh đẹp dễ nhìn ngắm cuộc sống… Cảm xúc làm người định
hướng cho hành động cịn thể hiện ở việc nó ảnh hưởng đến phương thức, mức độ,
tính chất và thời gian… của hành động. Bạn thấy vui trước kết quả thi của mình nhưng
bạn thân của bạn lại có kết quả thấp hơn nhiều so với bạn thì sự đồng cảm với nỗi
buồn của bạn ấy làm bạn không vui cười trước mặt bạn ấy một cách vơ tư được. Trí
tuệ cảm xúc có vai trò giúp bạn hành động một cách phù hợp trong từng hồn cảnh.


<i><b>b. Trí tuệ cảm xúc hình thành nên hành động </b></i>


Sự tác động qua lại giữa chủ thể với hồn cảnh mà trong đó cảm xúc là
động lực của ứng xử còn tri giác, vận động và trí tuệ là sự cấu trúc hóa của các
ứng xử đó. G.Piagie quan niệm mỗi ứng xử bao gồm hai mặt, mặt mang năng
lượng và mặt nhận thức . Theo L.X.Vưgotxki, trong tư duy ngôn ngữ, ý không
phải là điểm tận cùng của q trình mà đằng sau nó phải là su hướng, cảm xúc,
nhu cầu.


Cảm xúc là nhân tố mang năng lượng cho ứng xử, thể hiện ở điều kiện
ban đầu của mỗi ứng xử. Bất cứ một ứng xử nào cũng bắt nguồn từ cảm xúc.
Nếu khơng có sự tác động và chi phối của cảm xúc thi sẽ không tồn tại ứng xử.
Ngay cả những ứng xử theo thói quen thì nó cũng xuất phát từ những cảm xúc
khác nhau, nhưng vì chúng ta làm di, làm lại trở thành ‛‛thói quen” nên ta
thường khơng nhận ra.


Ví dụ : Như thói quen vào qn kem mỗi khi buồn. Trong hành động này,
chính cảm giác buồn đã dẫn đường cho bạn bước vào quán kem, thế nhưng nó
diễn ra nhiều lần nên bạn khơng để ý và quan tâm đến lý do vì sao mỗi lần cảm


thấy buồn mình lại vào qn kem nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

đó phát sinh ra một hành động nhất định. Ví dụ, hơm nay bạn cảm thấy rất vui, vì thế
bạn muốn quan tâm đến mọi người. Hoặc như khi bạn thấy một người bạn đột nhiên
im lặng, không vui vẻ hoạt bát như mọi ngày, một cảm xúc tò mò xuất hiện trong
người bạn, đó là sự quan tâm được hình thành và bạn quyết định lại hỏi thăm cậu ấy.
Trí tuệ cảm xúc không những là nguồn gốc của việc nảy sinh tình cảm, xuất hiện hành
động mà nó cịn hướng đạo cho hành động. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn vai trị này của
trí tuệ cảm xúc ở phần tiếp theo.


<i><b>c. Trí tuệ cảm xúc là động lực thúc đẩy hoặc kim hãm hành động</b></i>


Cảm xúc tích cực có thể là hành động to lớn cho hành động và suy nghĩ của bạn
và ngược lại. Mọi hoạt động của chúng ta không thuần không chỉ do bộ não điều khiển
mà cịn có sự chỉ đạo của cảm xúc. Những hoạt động đó có thể là sự hứng thú, vui vẻ
hoặc là chán nản, miễn cưỡng. Chính bởi vậy, trí tuệ cảm xúc có vai trị rất lớn đối với
hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Không phải tất cả mọi thứ chúng ta đều muốn
làm và làm tốt. Thế nên, có sự điều chỉnh cảm xúc mới có thể giúp chúng ta cân bằng
trong việc sinh hoạt nói chung, trong học tập, làm việc, giải trí… nói riêng.


Ví dụ : Như, bạn bị bạn bè trong lớp chê cười vì làm sai một bài tập rất cơ bản
và bạn cảm thấy rất xấu hổ, từ đó bạn quyết tâm học giỏi mơn này. Chính cảm giác
xấu hổ đã làm động lực để bạn học tập. Cảm giác e ngại làm bạn không dám đứng đậy
phát biểu trước lớp là một sự kìm hãm trong học tập. Sự thúc đẩy hay kìm hãm một
hành động của cảm xúc có thể là tích cực hay tiêu cực, chính bởi vậy cần phải có vai
trị của trí tuệ cảm xúc. Sự thấu hiểu cảm xúc và điều chỉnh nó sẽ giúp bạn rất nhiều
trong cuộc sống. Không chỉ thấu hiểu cảm xúc của mình, sự đồng cảm với cảm xúc
của người khác cũng làm bạn cảm thấy vấn đề trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Một
người bạn của bạn bỗng nhiên cư xử rất lạ, nhưng bạn có thể hiểu được lý do và tấc
nhiên là hiểu lầm giữa hai người sẽ không xảy ra.



<b>III. Một số đề xuất để phát triển chỉ số trí tuệ cảm xúc</b>


Trí tuệ cảm xúc có vai trị to lớn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Do đó,
chúng ta cần phải hình thành trí tuệ cảm xúc và phát triển chỉ số của trí tuệ cảm
xúc để thành cơng hơn trong cuộc sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Đánh giá đúng những cảm xúc của bản thân, tìm hiểu những nguyên
nhân của những cảm xúc đó đồng thời xem các biểu hiện của nó trong cuộc
sống.


- Đánh giá bản thân bằng việc quan sát những ảnh hưởng do bạn gây ra
như thế nào rồi rút ra những kinh nghiệm cho mình.


- Mở rộng mối quan hệ của mình, tiếp xúc thật nhiều người để tạo cơ hội
tìm hiểu lẫn nhau để cảm xúc của bạn trở nên phong phú hơn, nắm được cảm
xúc khác nhau dễ hơn.


- Rèn luyện kỹ năng nghe, nghe kiên nhẫn, nghe có suy nghĩ và nghe có
chọn lọc.


- Đặt bản thân vào vị trí của người khác trước khi phán xét về họ, phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc.


- Học hỏi những người trải nghiệm nhiều trong cuộc sống, hãy chú ý cách
họ xử sự.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>C. KẾT LUẬN</b>


Trí tuệ cảm xúc có vai trị quan trọng trong đời sống và hoạt động thực


tiễn của cá nhân. Nó khơng chỉ là một yếu tố quan trọng hình thành nên hành
động mà nó cịn là động lực thúc đẩy hay kiềm hãm hành động. Trí tuệ cảm xúc
định hướng cho hành động, dẫn đường cho suy nghĩ và tránh được những vấn đề
về sinh lý.


Như vậy, bạn phải hình thành nên trí tuệ cảm xúc để có thể ý thức là có
thể nhận biết được xúc cảm của mình. Có năng lực làm cho những tình cảm của
mình thích nghi với mọi hồn cảnh phụ thuộc vào ý thức bản thân. Có khả năng
kiểm sốt các xúc cảm của mình. Có thể trì hỗn sự thỏa mãn những ham muốn
của mình và đè nén những xung lực. Nhận biết được các cảm xúc của người
khác, biết giữ các mối quan hệ tốt với xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>D. TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


1. Tâm lý học Đại cương - Nguyễn Quang Uẩn, Trường Đại học Luật Hà
Nội, NXB Cơng An Nhân Dân.


2. Giáo trình Tâm lý học Đại cương – Nguyễn Quang Uẩn, NXB ĐH Sư
Phạm, 2005


3. Daniel Goleman, “Trí tuệ cảm xúc”, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội
2007.


4. Roger Fisher, Daniel Goleman; Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc; NXB
Trẻ.


5. Dale Camegie; Đắc nhân tâm; NXB Trẻ.
6. Một số website:


 />




/>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>E. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>MỤC LỤC</b>


<b>A. MỞ ĐẦU</b>...1


<b>1. Lý do chọn đề tài</b>...1


<b>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.</b>...2


<i><b>a. Mục đích nghiên cứu</b>...2</i>


<i><b>b. Nhiệm vụ nghiên cứu</b>...2</i>


<b>3. Giới hạn của đề tài</b>...2


<b>4. Phương pháp nghiên cứu</b>...2


<b>5. Đóng góp của đề tài</b>...2


<b>B. NỘI DUNG</b>...3


<b>I. Khái niệm trí tuệ cảm xúc</b>...3


<b>1. Định nghĩa trí tuệ cảm xúc</b> 3
<b>2. Đặc điểm</b> 4
<b>3. Cấu trúc của trí tuệ cảm xúc</b> 5
<b>II. Vai trị của trí tuệ cảm xúc trong đời sống con người</b>...5



<b>1. Vai trị của trí tuệ trong cuộc sống</b> 6
<b>2. Vai trị của trí tuệ cảm xúc trong hành động</b> 9
<i><b>a. Trí tuệ cảm xúc định hướng cho hành động</b>...9</i>


<i><b>b. Trí tuệ cảm xúc hình thành nên hành động</b>...10</i>


<i><b>c. Trí tuệ cảm xúc là động lực thúc đẩy hoặc kim hãm hành động</b>...11</i>


<b>III. Một số đề xuất để phát triển chỉ số trí tuệ cảm xúc</b>...11


<b>C. KẾT LUẬN</b>...13


<b>D. TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>...14


</div>

<!--links-->
<a href=' /><a href=' /> Môn quản trị học Ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc trong đàm phán.doc
  • 17
  • 2
  • 3
  • ×