Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Nghiep vu giao nhan hang khong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240 KB, 27 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>NỘI DUNG TRÌNH BÀY Trang. I.. II.. Lời nói đầu............................................................................... Khái quát về vận tải hàng không............................................... 3 4. 1. Đặc điểm vận tải hàng không............................................................... 4. 2. Đối tượng vận tải hàng không.............................................................. 5. 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không................................... 5. 4. Cước hàng không.................................................................................. 6. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất – nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không.................................................................... 9 1. Chứng từ vận tải hàng không................................................................ 9. 2. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất – nhập khẩu bằng đường. III.. hàng không............................................................................................ 16. 2.1. Quy trình xuất khẩu hàng hóa...................................................................... 16. 2.2. Quy trình nhận hàng nhập khẩu................................................................... 19. Những nhân tố ảnh hưởng hoạt động giao nhận hàng không và một số đề xuất nâng cao hiệu quả trong quy trình giao nhận hàng hóa xuất – nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không............ 21 1. Những nhân tố ảnh hưởng hoạt động giao nhận hàng không............... 21. 1.1. Nhân tố khách quan..................................................................................... 21. 1.2. Nhân tố chủ quan......................................................................................... 23. 2. Một số đề xuất nâng cao nghiệp vụ hàng không................................... 24. Kết luận..................................................................................... 26 Tài liệu tham khảo.................................................................... 27 Phụ lục...................................................................................... 28.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ---------LỜI MỞ ĐẦU Vận tải hàng không là ngành mũi nhọn đại diện cho nhóm phương thức vận tải tiên tiến, hiện đại, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành vận tải cũng như sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước. Vận tải đẩy nhanh quá trình trao đổi giao lưu hàng hoá giữa các khu vực và trên phạm vi thế giới. Trong những năm gần đây với chính sách mở cửa và đổi mới kinh tế, cùng với các ngành kinh tế khác, ngành vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng đã có những bước tiến nhảy vọt. Mạng lưới vận tải hàng không được phủ kín, nhiều đường bay quốc tế được mở rộng và nâng cấp. Nhờ đó khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường không đã tăng lên đáng kể, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước ngày càng tăng nhanh, thị trường được mở rộng, thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Điều đó chứng tỏ, hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không mặc dù còn rất non trẻ nhưng nó giữ vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế giữa các quốc gia. Tuy vậy, hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không còn có đặc điểm rất đa dạng và phức tạp với bộ chứng từ bao gồm nhiều loại chứng từ khác nhau nên còn nhiều hạn chế như: bộ chứng từ dễ bị sai sót, thời gian làm thủ tục còn mất nhiều thời gian. Vì vậy, việc hiểu rõ quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không cũng như những chứng từ liên quan là rất cần thiết hiện nay. Do đó, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài “NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT – NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG” nhằm giới thiệu khái quát chung về ngành vận tải hàng, quy trình giao nhận hàng xuất - nhập khẩu bằng đường hàng không cũng như giới thiệu những chứng từ liên quan. Nội dung chính của bài tiểu luận gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu khái quát về vận tải hàng không Phần 2: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất - nhập khẩu bằng đường hàng không. Phần 3: Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng không và một số đề xuất nâng cao hiệu quả trong quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ---------NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT VỀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG: Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đóng một vai trò rất quan trọng trong buôn bán quốc tế. Càng ngày càng có nhiều hàng hóa được vận chuyển bằng phương thức vận tải hàng không. Số hàng hóa này chủ yếu được luân chuyển qua các đại lý hàng không (là người đại diện cho người gửi hàng và cả cho hãng hàng không). Mạng lưới hàng không bao phủ khắp địa cầu và hoạt động rất nhộn nhịp. Các đại lý hàng không cũng tạo thành một mạng lưới tương tự ở khắp các sân bay, các thành phố và đảm nhận hơn 9/10 số lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không. Số còn lại rất ít là được gửi thẳng, không qua đại lý vì một số lý do đặc biệt nào đó. Với một quốc gia phát triển thì chỉ tiêu về ngành hàng không là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng bởi: nó đánh giá được năng lực quản lý của Nhà nước, trình độ kỹ thuật, khả năng kinh tế của quốc gia đó cũng như lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường hàng không so với các phương tiện vận tải khác như thế nào. 1. Ðặc điểm của vận tải hàng không: Vận tải hàng không là một ngành vận tải non trẻ nhất. Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, vận tải hàng không mới bắt đầu phát triển và nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà ngành vận tải hàng không ngày càng phát triển nhanh chóng. Trước đây, nó chủ yếu phục vụ chuyên chở hành khách, ngày nay vận tải hàng không đã được sử dụng rộng rãi vào chuyên chở hàng hóa trong phạm vi nội địa cũng như quốc tế. Sở dĩ vận tải hàng không phát triển vì nó đáp ứng được các yêu cầu của nền kinh tế thế giới hiện nay:  Trước hết, vận tải hàng không nhạy cảm về thời gian, hoàn toàn thích hợp vớithời đại phát triển như vũ bão về tin học.  Các tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là các đường thẳng nối hai điểm vận tải với nhau.  Tốc độ của vận tải hàng không cao, tốc độ khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh.  Vận tải hàng không an toàn hơn so với các phương tiện vận tải khác.  Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao.  Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn so với các phương thức vận tải khác.  Vận tải hàng không đơn giản hoá về về chứng từ thủ tục so với các phương thức vận tải khác..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bên cạnh ưu điểm trên, vận tải hàng không cũng có những hạn chế sau:  Cước vận tải hàng không cao.  Vận tải hàng không không phù hợp với vận chuyển hàng hoá kồng kềnh, hàng hoá có khối lượng lớn hoặc có giá trị thấp.  Vận tải hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đào tạo nhân lực phục vụ. 2. Đối tượng vận tải hàng không:  Airmail: Thư từ, bưu phẩm, đồ vật lưu niệm…  Express: Chứng từ, tài liệu, sách báo, tạp chí, hàng cứu trợ khẩn cấp…  Airfreight: bao gồm các loại hàng hóa khác như vàng bạc, bạch kim, kim cương, đá quý, đồ trang sức, tiền, séc, thẻ tín dụng, hàng dễ hư hỏng (Thực phẩm, hoa quả tươi…), hàng phục vụ lễ hội, hàng dự hội chợ, triễn lãm, hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng súc vật sống….  Các lô hàng nhỏ.  Hàng hoá đòi hỏi giao ngay, an toàn và chính xác.  Hàng hoá có giá trị cao.  Hàng hoá có cự ly vận chuyển dài. 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không: 3.1. Cảng hàng không (airport) Theo luật hàng không dân dụng Việt Nam thì cảng hàng không là một tổ hợp công trình bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình mặt đất khác cần thiết được sử dụng phục vụ cho máy bay đi và đến, thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng không. Sân bay là một phần xác định trên mặt đất hoặc trên mặt nước được xây dựng để bảo đảm cho máy bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển. Sân bay bao gồm toàn bộ diện tích trên mặt đất cùng với cơ sở hạ tầng gồm một hay nhiều đường băng, nhà kho, kho hàng, phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách. Cảng hàng không có các khu vực làm hàng xuất, hàng nhập và hàng chuyển tải. 3.2. Máy bay. Máy bay là công cụ chuyên chở của vận tải hàng không. Máy bay có nhiều loại: Loại chuyên chở hành khách cũng có thể nhận chuyên chở hàng dưới boong. Loại chuyên chở hàng và loại chở kết hợp cả khách cả hàng. 3.2.1. Máy bay chở khách (Passenger Aircraft) Là loại chuyên dùng để chở hành khách, tuy nhiên cũng có thể chở hàng và được chở ở khoang bụng dưới (lower deck), trong khi hành khách được chở ở khoang chính. 3.2.2. Máy bay chở hàng (All cargo Aircraft) Máy bay chở hàng là một máy bay cánh cố định được thiết kế hay chuyển đổi để mang hàng hóa hơn là để chở hành khách. Đây là những máy bay không có tính năng chở hành khách, và nói chung những máy bay này có một hoặc nhiều cửa lớn để chất và bốc dỡ hàng hóa. Máy bay chuyên chở có thể được sử dụng trong các hãng hàng không dân sự để chở hàng hoặc hành khách, hay trong các lực lượng quân sự, hay các cá nhân của các nước riêng lẻ. Tuy nhiên, đa số hàng hóa được chứa trên các container ULD đặc biệt trong những khoang hàng của máy bay chở khách..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Máy bay được thiết kế để chở hàng hóa và nó có một số đặc tính để phân biệtvới máy bay chở khách truyền thống: một thân máy bay rất lớn, cánh dài và đặt cao cho phép khu vực hàng hóa đặt gần nền, các lốp lớn cho phép nó hạ cánh tại những vị trí chưa được chuyển bị trước, và một cánh đuôi đặt cao giúp hàng hóa được đưa vào hoặc lấy ra trực tiếp khỏi máy bay. Loại này chuyên dùng để chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn, kích thước cồng kềnh. Nhược điểm là chi phí hoạt động của nó rất lớn, do vậy chi phí hoạt động chủyếu do các hãng hàng không có cơ sở công nghiệp và kinh tế mạnh sử dụng. 3.2.3. Máy bay chở kết hợp (Mixed / Combination Aircraft). Loại này có thể chở cả hành khách và hàng hóa trên boong chính và khoangbụng máy bay, tạo ra sự cơ động cho việc điều chỉnh khả năng chở hàng và hànhkhách phù hợp với nhu cầu vận chuyển. 3.3. Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng. Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng ở cảng hàng không cũng đa dạng và phong phú. Có các trang thiết bị xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá trong sân bay, có trang thiết bị xếp dỡ hàng hoá theo đơn vị. Ngoài ra còn có các trang thiết bị riêng lẻ như pallet máy bay, container máy bay, container đa phương thức...  Xe vận chuyển (container, pallet)  Xe nâng hàng  Thiết bị nâng hạ (container/ pallet)  Băng chuyền (conveyor/ belt)  Giá đỡ (dolly) 4. Cước hàng không: 4.1. Khái niệm: Cước (charge) là số tiền phải trả cho việc chuyên chở một lô hàng và các dịch vụ có liên quan đến vận chuyển. Mức cước hay giá cước (rate) là số tiền mà người vận chuyển thu trên một khối lượng đơn vị hàng hoá vận chuyển. Mức cước áp dụng là mức ghi trong biểu cước hàng hoá có hiệu lực vào ngày phát hành vận đơn. 4.2. Cơ sở tính cước Hàng hoá chuyên chở có thể phải chịu cước theo trọng lượng nhỏ và nặng, theo thể tích hay dung tích chiếm chỗ trên máy bay đối với hàng hoá nhẹ và cồnh kềnh, theo trị giá đối với những loại hàng hoá có giá trị cao trên một đơn vị thể tích hay trọng lượng. Tuy nhiên cước hàng hoá không được nhỏ hơn cước tối thiểu. Cước phí trong vận tải hàng không được quy định trong các biểu cước thống nhất. IATA đã có quy định về quy tắc, thể lệ tính cước và cho ấn hành trong biểu cước hàng không, viết tắt là TACT (The Air Cargo Tariff), gồm 3 cuốn: - Quy tắc TACT (TACT rules), mỗi năm 2 cuốn - Cước TACT, gồm 2 cuốn, 2 tháng ban hành một cuốn: gồm cước toàn thế giới, trừ Bắc Mỹ và cước Bắc Mỹ gồm cước đi, đến và cước nội địa Mỹ và Canada. 4.3. Các loại cước 4.3.1. Cước hàng bách hoá (GCR - General Cargo Rate) Là cước áp dụng cho hàng bách hoá thông thường vận chuyển giữa hai điểm. Cước này được giảm nếu khối lượng hàng hoá gửi tăng lên. Cước hàng bách hoá được chia làm hai loại:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ðối với hàng bách hoá từ 45 kg trở xuóng thì áp dụng cước hàng bách hoá thông thường (GCR-N: normal general cargo rate)  Ðối với những lô hàng từ 45 kg trở lên thì áp dụng cước bách hoá theo số lượng (GCR-Q: quanlity general cargo rate). Thông thường, cước hàng bách hoá được chia thành các mức khác nhau: từ 45 kg trở xuống; 45 kg đến 100 kg; 100 kg đến 250 kg; 250 kg dến 500 kg; 500 kg đến 1000 kg; 1000 đến 2000 kg... Cước hàng bách hoá được coi là cước cơ bản, dùng làm cơ sở để tính cước cho những mặt hàng không có cước riêng. 4.3.2. Cước tối thiểu (M-minimum rate) Là cước mà thấp hơn thế thì các hãng hàng không coi là không kinh tế đối với việc vận chuyển một lô hàng, thậm chí một kiện rất nhỏ. Trong thực tế, cước tính cho một lô hàng thường bằng hay lớn hơn mức cước tối thiểu. Cước tối thiểu phụ thuộc vào các quy định của IATA. 4.3.3. Cước hàng đặc biệt (SCR-specific cargo rate) Thường thấp hơn cước hàng bách hoá và áp dụng cho hàng hoá đặc biệt trên những đường bay nhất định. Mục đích chính của cước đặc biệt là để chào cho người gửi hàng giá cạnh tranh, nhằm tiết kiệm cho người gửi hàng bằng đường hàng không và cho phép sử dụng tối ưu khả năng chuyên chở của hãng hàng không. Trọng lượng hàng tối thiểu để áp dụng cước đặc biệt là 100 kg, có nước áp dụng trọng lượng tối thiểu dưới 100 kg. Theo IATA, những loại hàng hoá áp dụng cước đặc biệt được chia thành 9 nhóm lớn là:  Nhóm 1: Súc sản và rau quả, ký hiệu 0001-0999  Nhóm 2: Ðộng vật sống và động vật phi súc sản, hoa quả, 2000-2999  Nhóm 3: Kim loại và các loại sản phẩm kim loại trừ máy móc, xe vận tải và sản phẩm điện tử, 3000-3999  Nhóm 4: Máy móc, xe vận tải và sản phẩm điện tử, 4000-4999  Nhóm 5: Các khoáng vật phi kim loại và sản pảhm của chúng, 5000-5999  Nhóm 6: Hoá chất và các sản phâmt hoá chất, 6000-6999  Nhóm 7: Các sản phẩm gỗ, cao su, sậy, giấy, 7000-7999  Nhóm 8: Các dụng cụ, thiết bị chính xác, nghiên cứu khoa học, 8000-8999 Các nhóm lớn lại được chia thành các nhóm nhỏ hơn. 4.3.4. Cước phân loại hàng (class rate) Ðược áp dụng đối với những loại hàng hoá không có cước riêng, nó thường được tính theo phần trăm tăng hoặc giảm trên cước hàng hoá bách hoá, áp dụng đối với những loại hàng hoá nhất định trong những khu vực nhất định. Các loại hàng hoá chính áp dụng loại cước này:  Ðộng vật sống: giá cước đối với động vật sống được tính bằng 150% so với cước hàng hoá thông thường. Thức ăn và bao gói cũng được chia vào khối lượng tính cước của lô hàng.  Hàng trị giá cao như vàng bạc, đồ trang sức được tính bằng 200% cước hàng bách hoá thông thường.  Sách báo, tạp chí, thiết bị và sách báo cho người mù được tính bằng 50% cước hàng bách hoá thông thường. .

<span class='text_page_counter'>(7)</span>  . Hành lý được gửi như hàng hoá (baggage shipped as cargo): Cước được tính bằng 50% cước hàng bách hoá thông thường. Hài cốt (human remains) và giác mạc loại nước (dehydrated corneas): được miễn phí ở hầu hết các khu vực trên thế giới.... 4.3.5. Cước tính cho mọi loại hàng (FAK-freight all kinds) Là cước tính như nhau cho mọi loại hàng xếp trong container, nếu nó chiếm trọng lượng hay thể tích như nhau. Cước này có ưa điểm là đơn giản khi tính, nhưng lại không công bằng, loại hàng có giá trị thấp cũng bị tính cước như hàng có giá trị cao, ví dụ: cước tính cho một tấn cát cũng như tính cho một tấn vàng. 4.3.6. Cước ULD (ULD rate) Là cước tính cho hàng hoá chuyên chở trong các ULD được thiết kế theo tiêu chuẩn của IATA. Thông thường, cước này thấp hơn cước hàng rời và khi tính cước không phân biệt số lượng, chủng loại hàng hoá mà chỉ căn cứ vào số lượng, chủng loại ULD. Số ULD càng lớn thì cước càng giảm. 4.3.7. Cước hàng chậm Cước này áp dụng cho những lô hàng không cần chở gấp và có thể chờ cho đến khi có chỗ xếp hàng trên máy bay. Cước hàng chậm thấp hơn cước hàng không thông thường do các hãng hàng không khuyến khích gửi hàng chậm để họ chủ động hơn cho việc sắp xếp chuyên chở. 4.3.8. Cước hàng thống nhất (unifined cargo rate) Cước này được áp dụng khi hàng hoá được chuyên chở qua nhiều chặng khác nhau. Người chuyên chở chỉ áp dụng một loại giá cước cho tất cả các chặng. Cước này có thể thấp hơn tổng số tiền cước mà chủ hàng phải trả cho tất cả những người chuyên chở riêng biệt, nếu người chủ hàng tự thuê nhiều người chuyên chở khác nhau, không thông qua một người chuyên chở duy nhất. 4.3.9. Cước hàng gửi nhanh (priority rate) Cước này được gọi là cước ưu tiên, áp dụng cho những lô hàng được yêu cầu gửi gấp trong vòng 3 tiếng kể từ khi giao hàng cho người chuyên chở. Cước gửi nhanh thường bằng 130% đến 140% cước hàng bách hoá thông thường. 4.3.10. Cước hàng nhóm (group rate) Cước này áp dụng đối với khách hàng có hàng gửi thường xuyên trong các container hay pallet, thường là đại lý hay người giao nhận hàng không. Tại hội nghị Athens năm 1969, IATA cho phép các hãng hàg không thuộc IATA được giảm cước tối đa là 30% so với cước hàng bách hoá thông thường cho đại lý và người giao nhận hàng không. Ðiều này cho phép các hãng hàng không được giảm cước nhưng trách sự cạnh tranh không lành mạnh do giảm cước quá mức cho phép..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> II. QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT - NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG: 1. Chứng từ vận tải hàng không: Dưới đây là những chứng từ hàng không quan trọng không thể thiếu trong nghiệp vụ hàng không:. 1.1.. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa.. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là sự thoả thuận giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hoá đến địa điểm đến và trả hàng hoá cho người có quyền nhận; người thuê vận chuyển có nghĩa vụ thanh toán cước phí vận chuyển. Người vận chuyển là tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển thương mại bằng đường hàng không.Vận đơn hàng không, các thoả thuận khác bằng văn bản giữa hai bên, Điều lệ vận chuyển, bảng giá cước vận chuyển là tài liệu của hợp đồng vận chuyển hàng hóa (Theo điều 128 Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006).. 1.2.. Vận đơn hàng không (Airway bill).. 1.2.1. Khái niệm: Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB) là chức từ vận chuyển hàng hoá và bằng chứng của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển (Luật Hàng Không dân dụng Việt Nam ngày 4 tháng 1 năm 1992). Vận đơn hàng không bao gồm một số chức năng như sau:  Là bằng chứng của một hợp đòng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên chở và người gửi hàng.  Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng.  Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không  Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá.  Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở hàng hoá. Không giống như vận tải đường biển, trong vận tải hàng không, người ta không sử dụng vận đơn có thể giao dịch dược, hay nói cách khác vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá như vận đơn đường biển thông thường. Nguyên nhân của điều này là do tốc độ vận tải hàng không rất cao, hành trình của máy bay thường kết thúc và hàng hoá được giao ngay ở nơi đến một khoảng thời gian dài trước khi có thể gửi chứng từ hàng không từ người xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới ngân hàng của người xuất khẩu để rồi ngân hàng của người nhập khẩu gửi cho người nhập khẩu. Vì những lý do trên mà vận đơn hàng không thường không có chức năng sở hữu hàng hoá. Vận đơn hàng không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể do người khác không phải do hãng hàng không ban hành. 1.2.2. Phân loại vận đơn: - Căn cứ vào người phát hành, vận đơn được chia làm hai loại:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>  Vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill): Vận đơn này do hãng hàng không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở (issuing carrier indentification).  Vận đơn trung lập (Neutral airway bill): Loại vận đơn này do người khác chứ không phải do người chuyên chở phát hành hành, trên vận đơn không có biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở. Vận đơn này thường do đại lý của người chuyên chở hay người giao nhận phát hành. - Căn cứ vào việc gom hàng, vận đơn được chia làm hai loại:  Vận đơn chủ (Master Airway bill-MAWB): Là vận đơn do người chuyên chở hàng không cấp cho người gom hàng có vận đơn nhận hàng ở sân bay đích. Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng không và người gom hàng và làm chứng từ giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người gom hàng.  Vận đơn của người gom hàng (House airway bill-HAWB): Là vận đơn do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hoá giữa người gom hàng với các chủ hàng lẻ. Nhìn chung, chúng ta có thể hình dung quá trình gom hàng trong lĩnh vực hàng không như sau: Chủ hàng lẻ do có ít hàng, không gửi trực tiếp cho người chuyên chở mà gửi thông qua người gom hàng, người gom hàng khi nhận được hàng lẽ của các chủ hàng lẽ thì cung cấp cho chủ hàng vận đơn gom hàng như là một biên lai nhận hàng và để các chủ hàng lẽ dùng để nhận hàng từ người gom hàng ở nơi hàng đến. Sau khi tập hợp được từ các chủ hàng lẻ, người gom hàng đi thuê máy bay và giao cho người chuyên chở hàng không với số lượng lớn (giao nguyên). Người chuyên chở hàng không khi nhận hàng từ người gom hàng sẽ cấp cho người gom hàng vận đơn chủ như là một biên lai nhận hàng và để người gom hàng nhận hàng từ người chuyên chở ở sân bay đích. Tại sân bay đích, người gom hàng dùng vận đơn chủ để nhận hàng từ người chuyên chở hàng không, sau đó chia lẻ hàng, giao cho từng người chủ hàng lẻ và thu hồi vận đơn gom hàng mà chính mình phát hành khi nhận hàng ở đầu đi. 1.2.3. Nội dung của vận đơn hàng không: Vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA (IATA standard form). Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó bao gồm 3 bản gốc (các bản chính) và các bản phụ. Mỗi bản vận đơn bao gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của các mặt vận đơn giống hệt nhau nếu không kể đến màu sắc và những ghi chú ở phía dưới khác nhau, ví dụ bản gốc số 1 thì ghi chú ở phía dưới là “bản gốc số 1 dành cho người chuyên chở phát hành vận đơn”, còn bản số 4 thì lại ghi là “bản số 4, dùng làm biên lai giao hàng”. Mặt sau của bản vận đơn khác nhau, ở những bản phụ mặt sau để trống, ở các bản gốc là các quy định có liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không. - Nội dung mặt trước vận đơn Mặt trước của vận đơn bao gồm các cột mục để trống để người lập vận đơn điền những thông tin cần thiết khi lập vận đơn. Theo mẫu tiêu chuẩn của IATA, những cột mục đó là:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Số vận đơn (AWB number) + Sân bay xuất phát (Airport of departure) + Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (issuing carriers name and address) + Tham chiếu tới các bản gốc (Reference to originals) + Tham chiếu tới các điều kiện của hợp đồng (Reference to conditions of contract) + Người chủ hàng (Shipper) + Người nhận hàng (Consignee) + Ðại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent) + Tuyến đường (Routine) + Thông tin thanh toán (Accounting information) + Tiền tệ (Currency) + Mã thanh toán cước (Charges codes) + Cước phí và chi phí (Charges) + Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage) + Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs) + Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance) + Thông tin làm hàng (Handing information) + Số kiện (Number of pieces) + Các chi phí khác (Other charges) + Cước và chi phí trả trước (Prepaid) + Cước và chi phí trả sau (Collect) + Ô ký xác nhận của người gửi hàng ( Shipper of certification box) + Ô dành cho người chuyên chở (Carrier of excution box) + Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến (For carrier of use only at destination) + Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở (Collect charges in destination currency, for carrier of use only). - Nội dung mặt sau vận đơn Trong bộ vận đơn gồm nhiều bản, chỉ có ba bản gốc và một số bản copy có những quy định về vận chuyển ở mặt sau. Mặt hai của vận đơn hàng không bao gồm hai nội dung chính:  Thông báo liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở: Tại mục này, người chuyên chở thông báo số tiền lớn nhất mà họ phải bồi thường trong trường hợp hàng hoá bị tổn thất trong quá trình chuyên chở, tức là thông báo giới hạn trách nhiệm của mình. Giới han trách nhiêm của người chuyên chở được quy định ở đây là giới hạn được quy định trong các công ước, quy tắc quốc tế hoặc luật quốc gia về hàng không dân dụng.  Các điều kiện hợp đồng Nội dung này bao gồm nhiều điều khoản khác nhau liên quan đến vận chuyển lô hàng được ghi ở mặt trước. Các nội dung đó thường là: + Các định nghĩa, như định nghĩa về người chuyên chở, định nghĩa về công ước Vac-sa-va 1929, định nghĩa về vận chuyển, điểm dừng thoả thuận... + Thời hạn trách nhiệm chuyên chở của người chuyên chở hàng không + Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở hàng không.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> + Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng không + Cước phí của hàng hoá chuyên chở + Trọng lượng tính cước của hàng hoá chuyên chở + Thời hạn thông báo tổn thất + Thời hạn khiếu nại người chuyên chở + Luật áp dụng. Những quy định này thường phù hợp với quy định của các công ước quốc tế về hàng không như Công ước Vac-sa-va 1929 và các nghị định thư sửa đổi công ước như Nghị định thư Hague 1955, Nghị định thư Montreal... 1.2.4. Lập và phân phối vận đơn:  Trách nhiệm lập vận đơn Công ước Vac-sa-va 1929, điều 5 và điều 6 quy định như sau: ở mỗi người chuyên chở có quyền yêu cầu người gửi hàng lập và giao cho mình một chứng từ gọi là giấy gửi hàng hàng không (đến Nghị định thư Hague 1955 đổi tên là vận đơn hàng không), mỗi người gửi hàng có quyền yêu cầu người chuyên chở chấp nhận chứng từ này. Người gửi hàng phải lập giấy gửi hàng hàng không thành 3 bản gốc và trao cùng với hàng hoá. Bản thứ nhất ghi dành cho người chuyên chở và do người gửi hàng ký. Bản thứ hai dành cho người nhận hàng do người gửi hàng cùng người chuyên chở cùng ký và gửi kèm cùng hàng hoá. Bản thứ ba do người chuyên chở ký và người chuyên chở giao cho người nhận hàng sau khi nhận hàng để chở. Người chuyên chở sẽ ký vào vận đơn vào lúc nhận hàng. Chữ ký của người chuyên chở có thể đóng dấu, chữ ký của người gửi hàng có thể ký hoặc đóng dấu. Theo yêu cầu của người gửi hàng, nếu người chuyên chở lập giấy gửi hàng thì người vận chuyển được coi là làm như vậy để thay thế cho người gửi hàng. Trừ phi có chứng cứ ngược lại. Như vậy, theo công ước Vac-sa-va 1929 thì người gửi hàng có trách nhiệm lập vận đơn. Người gửi hàng phải có trách nhiệm về sự chính xác của các chi tiết và những tuyên bố có liên quan tới hàng hoá mà anh ta đã ghi trên vận đơn. Người gửi hàng phải có trách nhiệm đối với tất cả những thiệt hại mà người chuyên chở hay bất kỳ người nào khác phải chịu do những tuyên bố có liên quan đến hàng hoá được ghi trên vận đơn không chính xác, không hoàn chỉnh, không đúng quy tắc dù vận đơn được người gửi hàng hay bất kỳ người nào thay mặt người gửi hàng, kể cả người chuyên chở hay đại lý của người chuyên chở được người gửi hàng uỷ quyền lập vận đơn. Mặt khác, người gửi hàng đã ký vận đơn thì người gửi hàng đã xác nhận rằng anh ta đồng ý với những điều kiện của hợp đồng vận chuyển được ghi ở mặt sau của vận đơn.  Phân phối vận đơn Khi phát hành vận đơn cho một lô hàng, người ta phát hành vận đơn gồm nhiều bản khác nhau. Bộ vận đơn có thể gồm từ 8 đến 14 bản, thông thường là 9 bản, trong đó bao giờ cũng gồm ba bản gốc, hay còn gọi là các bản chính (orginal), còn lại là các bản phụ (copy), được đánh số từ 4 đến 14. Vận đơn được phân phối như sau:  Bản gốc số 3 dành cho người gửi hàng, dùng để làm bằng chứng của việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở và làm bằng chứng của hợp đồng chuyên chở. Bản này có chữ ký của cả người chuyên chở và người gửi hàng.  Bản số 9, dành đại lý, bản này được người đại lý hay người chuyên chở phát hành giữ lại..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> .  .     . Bản gốc số 1, dành cho người chuyên chở, màu xanh lá cây, được người chuyên chở phát hành vận đơn giữ lại nhằm mục đích thanh toán và để dùng làm bằng chứng của hợp đồng vận chuyển. Bản này có chữ ký của người gửi hàng. Bản gốc số 2, dành cho người nhận hàg, màu hồng, được gửi cùng lô hàng tới nơi đến cuối cùng và giao cho người nhận khi giao hàng. Bản số 4, là biên lai giao hàng, có sẵn ở nơi đến cuối cùng. Bản này có chữ ký của người nhận hàng và được người chuyên chở cuối cùng giữ lại để làm biên lai giao hàng và làm bằng chứng là người chuyên chở đã hoàn thành hợp đồng chuyên chở. Bản số 5, dành cho sân bay đến, có sẵn ở sân bay đến. Bản số 6, dành cho người chuyên chở thứ 3, dùng khi hàng được chuyên chở tại sân bay thứ 3. Bản số 7, dành cho người chuyên chở thứ 2, dùng khi hàng được chuyển tải tại sân bay thứ 2. Bản số 8, dành cho người chuyên chở thứ 1, được bộ phận chuyển hàng hoá của người chuyên chở đầu tiên giữ lại khi làm hàng. Bản số 10 đến 14, là những bản chỉ dùng cho chuyên chở khi cần thiết.. 1.3.. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice). Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn. Trong hóa đơn phải nêu được đặc điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải... Hóa đơn thường được lập làm nhiều bản, để dùng trong nhiều việc khác nhau: xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế.v.v.... 1.4.. Phiếu đóng gói (packing list) Ðây là bản khai chi tiết về hàng hoá của người gửi hàng, nhiều khi người ta dùng phiếu đóng gói thay bản kê khai chi tiết. Nội dung chính của bản khai chi tiết: + Tên và địa chỉ của người gửi hàng; + Tên hàng; + Ký mã hiệu của hàng; + Số kiện hàng; + Trọng lượng toàn bộ; + Trọng lượng tịnh; + Kích thước của hàng hoá; + Ô tả hàng hoá; + Chữ ký của người lập.. 1.5.. Giấy chứng nhận xuất xứ: (C/O).

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Là chứng từ ghi nơi sản xuất của hàng hoá do người xuất khẩu kê khai, ký và được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận (ở Việt Nam là Phòng thương mại và công nghiệp hoặc Phòng XNK Bộ Công Thương). Giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm chững nội dung chủ yếu sau: + Tên và địa chỉ của người gửi hàng; + Tên và địa chỉ của người nhận hàng; + Phương tiện và tuyến vận tải; + Mục đích sử dụng chính thức; + Số thứ tự của lô hàng; + Mã và số hiệu bao bì; + Tên hàng và mô tả hàng hoá; + Số lượng hàng hoá; + Trọng lượng hàng hoá; + Số và ngày của hoá đơn thương mại; + Cam đoan của người xuất khẩu về hàng hoá; + Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền. 1.6. Bản lược khai hàng hóa (Air-cargo manifest). Là một bản kê khai tóm tắt về hàng hoá chuyên chở. Lược khai hàng hoá do người giao nhận lập khi hàng có nhiều lô hàng lẻ gửi chung một vận đơn (trường hợp gom hàng). Lược khai hàng hoá bao gồm những nội dung chính sau: + Tên, địa chỉ người gửi; + Tên, địa chỉ người nhận; + Số thứ tự của vận đơn; + Tên hàng; + Ký mã hiệu; + Trọng lượng; + Số kiện hàng của từng vận đơn; + Nơi đi; + Nơi đến. 1.7. Thư chỉ dẫn của người gửi hàng (shipper’s letter of instruction) Được in sẵn thành mẫu và bao gồm những nội dung chính sau: + Tên và địa chỉ của người gửi hàng (shipper name/Address/Tel No.) + Người nhận hàng (Consignee Name/Address/ Tel No.) + Thông báo (Notify) + Số hiệu chuyến bay, Ngày (Flight No./Date) + Lộ trình (Routing) + Phương pháp thanh toán cước phí (Term of Payment) + Chủng loại hàng (Nature of Goods) + Tổng số kiện (Total Pieces) + Tổng trọng lượng (Gross Weight) + Kích thước (Dimension) + Trọng lượng tính cước (Chargeable Weight) + Hướng dẫn phục vụ (Handling Information).

<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Thời điểm cân hàng (Time of Acceptance): bắt đầu, kết thúc + Người tiếp nhận. (Accepted by). 1.8.. Giấy phép xuất nhập khẩu: (tùy loại mặt hàng yêu cầu) Giấy phép xuất nhập khẩu do cơ quan quản lý xuất nhập khẩu của một nước cấp, ở Việt Nam là Bộ Thương mại. Giấy phép xuất nhập khẩu của Việt Nam có hai loại chính:  Loại một là giấy phép mẹ, tức loại giấy phép cấp cho doanh nghiệp được phép xuất hay nhập một khối lượng hay trị giá hàng trong một năm.  Loại 2 là giấy phép con, được cấp cho từng chuyến hàng một, giấy phép con còn gọi là giấy phép chuyến, loại 2 được sử dụng phổ biến hơn. Giấy phép xuất nhập khẩu gồm những nội dung chủ yếu sau: + Tên, địa chỉ của người xuất nhập; + Số giấy phép; Ngày cấp; + Thời hạn hiệu lực; + Cơ sở cấp giấy phép; + Loại hình kinh doanh; + Cửa khẩu nhập; + Hợp đồng số; + Ngày; + Dạng hợp đồng; + Chi tiết về vận tải; + Ðiều kiện và địa chỉ giao hàng; + Thời hạn giao hàng; + Phương thức thanh toán + Ðồng tiền thanh toán; + Tên hàng, chủng loại bao kiện, tên và đặc điểm hàng hoá; + Ký mã hiệu hàng hoá; + Số lượng hàng hoá; + Ðơn giá; + Trị giá; + Người và ngày xin cấp giấy phép; + Xác nhận của hải quan; + Cơ quan duyệt cấp giấy phép ký tên, đóng dấu. 1.9. Tờ khai hàng hoá XNK ( tờ khai hải quan) Là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo, xuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia. 1.10. Và một số chứng từ liên quan khác như:  Phiếu thông báo hàng đến (Cargo Arrival Report Form)  Thông báo hàng đến (Notice of Arrival)  Phiếu giao tài liệu (Document Release Form)  Chứng từ bảo hiểm: Đơn bảo hiểm (Insurance policy) và Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate)..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh. Và các chứng từ liên quan theo yêu cầu của theo yêu cầu của hợp đồng ngoại thương. 2. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất - nhập khẩu bằng đường hàng không:  . Người gửi hàng/ người xuất khẩu (Shipper). Đại lý giao nhận (Air Agent/Freight Forwarder/Consolidator). Người nhận hàng/người nhập khẩu (Consignee). Đại lý giao nhận tại Cảng đến (Air Agent at destination). Hãng Hàng không (Airline). Cảng Hàng không (nơi đi) (Departure Airport). Cảng Hàng không (nơi đến) (destination airport). Sơ đồ: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất – nhập khẩu bằng đường hàng không.. Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không đã được quốc tế hoá về những quy định thủ tục, trình tự, chứng từ do tính chất quốc tế của vận tải hàng không. Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không có thể tạm chia thành 2 phần:  Quy trình xuất khẩu hàng hóa.  Quy trình nhập khẩu hàng hóa. 2.1. Quy trình xuất khẩu hàng hóa: Bước 1: Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, người xuất khẩu tiến hành chuẩn bị hàng hoá và lập một số một số chứng từ cần thiết về hàng hoá để giao hàng cho hãng hàng không. Nhưng trên thực tế, hầu hết các hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện thông qua người Giao nhận (Forwarder) - nhân vật trung gian giữa người Xuất khẩu và người Nhập khẩu. Người Xuất khẩu uỷ thác cho người giao nhận hay đại lý hàng không bằng một hợp đồng uỷ thác giao nhận. Người giao nhận hay đại lý này phải được hãng vận chuyển chỉ định và cho phép khai thác hàng hoá. Ví dụ: một số đại lí giao nhận hàng không:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Hiện tại, các hãng hàng không trong nước chỉ thực hiện vận chuyển hành khách và hàng hóa kết hợp như là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Indochina Airlines, VietJet Air... Thị trường chuyển phát nhanh ở Việt Nam tăng trưởng cao và hiện nay, Việt Nam đã thu hút gần một chục hãng hàng không chuyên chở hàng hóa nước ngoài mở đường bay tới Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đó là các hãng Hong Kong Airlines, Cathay Pacific, Korean Air, China Airlines,… Thông thường, các nhà xuất khẩu thường ủy thác cho các công ty giao nhận để thực hiện nghĩa vụ của mình, chẳng hạn như Vinalink Logistics, Yusen Logistics, Trimax Logistics, … Dưới đây mô tả các hoạt động xuất khẩu được thực hiện giữa người Xuất khẩu và đại lý giao nhận:  Người xuất khẩu giao hàng cho đại lý giao nhận kèm với thư chỉ dẫn của người gửi hàng để đại lý giao nhận giao hàng cho hãng vận chuyển và lập vận đơn. Thư chỉ dẫn (FIATA-forwarding instruction) của người gửi hàng được in sẵn thành mẫu và bao gồm những nội dung chính sau: + Tên và địa chỉ của người gửi hàng; + Nơi hàng đến và tuyến đường vận chuyển; + Số kiện; Trọng lượng; + Kích thước của hàng; + Ðặc điểm và số lượng hàng hoá; + Giá trị hàng; + Phương pháp thanh toán cước phí; + Ký mã hiệu hàng hoá; + Có hay không mua bảo hiểm cho hàng hoá; + Liệt kê các chứng từ gửi kèm.  Đại lý giao nhận sẽ cấp cho người xuất khẩu giấy chứng nhận đã nhận hàng của đại lý giao nhận (FCR - forwarder’s certificate of receipt). Ðây là sự thừa nhận chính thức của đại lý giao nhận là họ đã nhận hàng. FCR gồm những nội dung chính sau: + Tên, địa chỉ của người uỷ thác; + Tên, địa chỉ của người nhận hàng; + Ký mã hiệu và số hiệu hàng hoá; + Số lượng kiện và cách đóng gói; + Tên hàng; + Trọng lượng cả bì; + Thể tích; + Nơi và ngày phát hành giấy chứng nhận.  Đại lý giao nhận sẽ cấp giấy chứng nhận vận chuyển của đại lý giao nhận (FTC-forwarder’s certifficate of transport), nếu đại lý giao nhận có trách nhiệm giao hàng tại đích. (giấy chứng nhận này không bắt buộc (option)) Nội dung chính của FTC gồm: + Tên địa chỉ của người uỷ thác; +Tên và địa chỉ của người nhận hàng; + Ðịa chỉ thông báo; + Phương tiện vận chuyển; + Từ….qua….; + Nơi hàng đến; + Tên hàng;.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> + Ký mã và số hiệu hàng hoá; + Trọng lượng cả bì; + Thể tích; + Bảo hiểm; + Cước phí và kinh phí trả cho; + Nơi và ngày phát hành chứng từ.  Đại lý giao nhận sẽ cấp biên lai kho hàng cho người xuất khẩu (FWRforwarder’s warehouse receipt) nếu hàng được lưu tại kho của đại lý giao nhận trước khi gửi cho hãng hàng không. FWR gồm những nội dung chính sau: + Tên và người cung cấp hàng; + Tên người gửi vào kho; + Tên thủ kho; + Tên kho; + Phương tiện vận tải; + Tên hàng; + Trọng lượng cả bì; + Tình trạng bên ngoài của hàng hoá khi nhận và ai nhận; + Mã và số hiệu hàng hoá; + Số hiệu và bao bì. + Bảo hiểm; + Nơi và ngày phát hành FWR. => Trên cơ sở uỷ thác của người xuất khẩu, đại lý giao nhận tiến hành tập hợp, lập chứng từ và giao hàng cho hãng Hàng không.  Phiếu đặt chỗ (booking note) theo mẫu với các nội dung chính: tên người gửi, tên người nhận, bên thông báo, mô tả hàng hóa số lượng, trọng lượng, thể tích, tên sân bay đi, tên sân bay đến, cước phí và thanh toán.  Hợp đồng mua bán hàng: 01 bản chính (đối với hàng hóa xuất khẩu biên giới thì không phải nộp);  Hoá đơn thương mại: 01 bản chính.  Bản kê chi tiết hàng hóa (Phiếu đóng gói): 01 bản chính  Bản lược khai hàng hóa: 01 bản chính  Giấy phép xuất khẩu (đối với mặt hàng thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện, tùy mặt hàng): 01 bản chính  Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (nếu nhận uỷ thác xuất khẩu): 01 bản chính  Bản định mức sử dụng nguyên liệu của mã hàng (nếu là hàng gia công, sản xuất xuất khẩu và chỉ nộp một lần đầu xuất khẩu): 1 bản chính.  Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): 01 bản chính  Và các chứng từ cần thiết khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Đại lý giao nhận sẽ giao lại bản gốc số 3 cho người gửi hàng (MWAB hoặc HAWB) cùng thông báo thuế và thu tiền cước cùng các khoản chi phí cần thiết có liên quan. Bước 2: Đại lý giao nhận giao hàng và chứng từ liên quan cho Hãng hàng không (đại lý hàng không). Hãng hàng không thực hiện các công việc sau:  Hãng Hàng không phát hành cho công ty giao nhận Airwaybill.  Công ty giao nhận thanh toán cước phí gửi hàng cho hãng Hàng không..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Thực hiện chuyên chở hàng hóa một cách an toàn để giao hàng cho đại lý tại Cảng đến. Bước 3: Cảng Hàng Không sẽ thực hiện công việc sau:  Thực hiện công tác tiếp nhận, kiểm tra hàng hóa, lưu kho, bảo quản hàng hóa.  Giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho đại lý giao nhận tại nơi đến.  Hàng hóa sẽ được soi chiếu an ninh hàng không bởi nhà chức trách Cụm cảng.  Cảng hàng không giao hàng cho Hãng hàng không để xuất hàng bay qua nơi nhận. Bước 4: Chủ hàng thông báo cho người nhận về việc gửi hàng. Nội dung của thông báo gồm: số HAWB/MAWB; người gửi, người nhận, tên hàng, số lượng, trọng lượng, thể tích, tên sân bay đi, tên sân bay đến, ngày khởi hành (ETD), ngày dự kiến đến (ETA)… Ví dụ: Sau đây là ví dụ về hướng dẫn gửi hàng xuất khẩu của công ty TRIMAX (TRIMAX Logistics Services) được thực hiện tại cảng hàng không Tân Sơn Nhất (Tan Son Nhat Cargo Service) (Chủ hàng đã ủy quyền cho đại lý giao nhận làm thủ tục giao nhận và thanh toán mọi chi phí ) . CÁC BƯỚC THỦ TỤC: Thủ tục Hải quan . . Thủ tục đưa hàng vào kho. xuất hàng đi. Thủ tục Hải quan: o Đại lý giao nhận tiến hành làm các thủ tục Hải quan theo quy định, hướng dẫn của Hải quan. o Hải quan đóng dấu, xác nhận đã làm thủ tục Hải quan. Thủ tục đưa hàng vào kho: o Đại lý giao nhận xuất trình Hướng dẫn gửi hàng đã điền đầy đủ các thông tin (phần dành cho khách hàng) cho nhân viên tiếp nhận hàng của Tan Son Nhat Cargo Service. o Đại lý giao nhận và nhân viên của Tan Son Nhat Cargo Service cân đo, kiểm đếm, kiểm tra và bảo đảm kiện hàng phải dán đầy đủ nhãn, mác, bao bì chắc chắn. o Nhân viên của Tan Son Nhat Cargo Service sẽ xác nhận là đã tiếp nhận hàng vào kho. o Khách hàng thanh toán phí phụ tại kho của Tan Son Nhat Cargo Service. o Khách hàng xuất trình phiếu gửi hàng (màu xanh) cho Hải quan giám sát xác nhận (đã có chữ kí của nhân viên Tan Son Nhat Cargo Service). o Trình phiếu gửi hàng (màu xanh) có xác nhận của Hải quan cho an ninh Tan Son Nhat Cargo Service soi hàng. o Trình phiếu gửi hàng cho hãng hàng không xuất không vận đơn (màu trắng)..  Xuất hàng đi.. 2.2.. Quy trình nhận hàng nhập khẩu:.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> * Nếu chỉ có trách nhiệm giao hàng cho người nhập khẩu tại kho hay trạm giao nhận hàng hoá của sân bay thì sau khi nhận được thông báo đã đến của hãng vận chuyển cấp vận đơn (theo quy định của công ước Vac-sa-va thì người chuyên chở có trách nhiệm thông báo ngay cho người nhận hàng, người giao nhận, đại lý ở nước nhập khẩu khi hàng hoá được vận chuyển để họ đi nhận hàng) thì: + Người giao nhận trực tiếp lên sân bay nhận bộ hồ sơ gửi kèm theo hàng hoá ( đã trình bày ở phần giao hàng xuất khẩu) + Sau khi thu hồi bản vận đơn gốc số 2, người giao nhận cùng người nhập khẩu làm các thủ tục nhận hàng ở sân bay. + Nếu người giao nhận là đại lý gom hàng thì phải nhận lô hàng nguyên bằng vận đơn chủ sau đó chia hàng và giao cho các chủ hàng lẻ và thu hồi lại vận đơn gom hàng. * Nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàng đến đích, thì ngoài việc thu hồi các bản số 2 của vận đơn chủ hoặc vận đơn gom hàng, người giao nhận còn phải yêu cầu người nhập khẩu cung cấp các chứng từ sau: + Giấy phép nhập khẩu + Bản kê khai chi tiết hàng hoá + Hợp đồng mua bán ngoại thương + Chứng từ xuất xứ + Hoá đơn thương mại + Lược khai hàng nếu gửi hàng theo HAWB + Tờ khai hàng nhập khẩu + Giấy chứng nhận phẩm chất + Và các giấy tờ cần thiết khác.  Người giao nhận tiến hành nhận hàng từ hãng vận chuyển, thanh toán mọi khoản cước thu sau, làm thủ tục và nộp lệ phí với cảng hàng không, thông quan cho hàng hoá.  Giao hàng cho người nhập khẩu tại kho của người nhập khẩu cùng giấy tờ hải quan và thông báo thuế.  Người nhập khẩu nhận hàng và thanh toán các chi phí mà người giao nhận đã nộp cùng phí giao nhận cho người giao nhận. Ví dụ: Sau đây là quy trình nhận hàng nhập khẩu/ hàng quốc tế tại cty TRIMAX (TRIMAX Logistics Services): CÁC BƯỚC THỦ TỤC: Thủ tục nhận hàng . Thanh toán. Thủ tục hải quan. Nhận hàng tại kho. Thủ tục nhận hàng: Đại lý giao nhận xuất trình: o Xuất trình vận đơn (nếu có), các giấy tờ liên quan đến lô hàng o Giấy báo nhận hàng (nếu có): Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng. o Giấy uỷ quyền (trong trường hợp nhận thay). o Giấy giới thiệu (nếu là cơ quan)..

<span class='text_page_counter'>(20)</span>  . .  . o Nhân viên thủ tục của cảng hàng không tiếp nhận các giấy tờ liên quan, in phiếu xuất kho và thu tiền. Thanh toán: Đại lý giao nhận thanh toán các loại phí dịch vụ và phí lưu kho (nếu có), nhận vận đơn, phiếu xuất kho, hoá đơn và sang làm thủ tục Hải quan. Thủ tục Hải quan: o Khách hàng làm thủ tục theo sự hướng dẫn của Hải quan. o Hải quan đóng dấu xác nhận để làm thủ tục vào phiếu xuất kho. Nhận hàng tại kho: o Khách hàng xuất trình cho Hải quan giám sát kho:  Không vận đơn  Phiếu xuất kho đã đóng dấu xác nhận làm thủ tục của Hải quan. o Quý khách xuất trình cho nhân viên trả hàng:  Không vận đơn  Phiếu xuất kho Trường hợp với hàng hoá miễn kiểm hoá Hải quan: Khách hàng nhận ngay lô hàng. Trường hợp hàng hoá phải kiểm hoá Hải quan: Khách hàng làm thủ tục cho lô hàng tại khu vực Kiểm hoá Hải quan.. III.. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG KHÔNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG:. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng không: Hoạt động giao nhận hàng hoá xuất - nhập khẩu bằng đường hàng không giống như bất kỳ một hình thức kinh doanh dịch vụ nào chịu sự tác động của nhiều nhân tố; đặc biệt là những nhân tố khách quan như môi trường luật pháp, môi trường chính trị, thời tiết, đặc điểm của hàng hoá. 1.. 1.1. Những nhân tố khách quan: 1.1.1. Môi trường luật pháp: Phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau. Nên môi trường luật pháp ở đây cần được hiểu là môi trường luật pháp không chỉ của quốc gia hàng hoá được gửi đi mà còn của quốc gia hàng hoá đi qua, quốc gia hàng hoá được gửi đến và luật pháp quốc tế. Bất kỳ một sự thay đổi nào ở một trong những môi trường luật pháp nói trên như sự ban hành, phê duyệt một thông tư hay nghị định của Chính phủ ở một trong những quốc gia kể trên; hay sự phê chuẩn, thông qua một Công ước quốc tế cũng sẽ có tác dụng hạn chế hay thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu. Các bộ luật của các quốc gia cũng như các Công ước quốc tế không chỉ quy định về khái niệm, phạm vi hoạt động mà quan trọng hơn nó quy định rất rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của những người tham gia vào lĩnh vực giao nhận. Cho nên, việc hiểu biết về những nguồn luật khác nhau, đặc biệt là của những quốc gia khác sẽ giúp người giao nhận tiến hành công việc một cách hiệu quả nhất. Năm 1992, Chính phủ Việt Nam đã ban hành luật hàng không dân dụng và các văn bản có liên quan khác xác định môi trường pháp lý cho ngành hàng không dân dụng Việt.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Nam. Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam là cơ quan quản lý, chịu trách nhiệm với các hoạt động có liên quan tới vận tải hàng không. Quan hệ giữa các hãng hàng không khác nhau của các quốc gia dựa trên các hiệp định song phương được ký kết giữa hai Chính phủ mà đại diện thường là Cục Hàng không Dân dụng của các quốc gia. Tính cho đến nay, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam đã chính thức ký hiệp định chuyên chở hàng không tới 53 quốc gia và lãnh thổ. Việc ký kết các hiệp định nhằm trao đổi thương quyền (quyền được chuyên chở hành khách, hàng hoá và bưu kiện giữa các quốc gia), tải cung ứng, chỉ định các hãng hàng không khai thác dự trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với các công ước quốc tế về hàng không dân dụng, có tính đến nhân tố về địa lý, kinh tế, chính trị và nhu cầu. Việc Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua sửa đổi vào cuối năm 1996 cũng đưa ra những điều kiện thuận lợi, hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho ngành hàng không phát triển theo. 1.1.2. Môi trường chính trị, xã hội: Sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia đó phát triển mà còn là một trong những yếu tố để các quốc gia khác và thương nhân người nước ngoài giao dịch và hợp tác với quốc gia đó. Những biến động trong môi trường chính trị, xã hội ở những quốc gia có liên quan trong hoạt động giao nhận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không. Chẳng hạn như ở một quốc gia có xảy ra xung đột vũ trang thì sẽ không thể tiến hành nhận và giao hàng cho hãng hàng không (nếu đó là nước gửi hàng) hoặc giao và nhận hàng đến tay người nhận hàng (nếu đó là nước nhận hàng) hoặc máy bay phải thay đổi lộ trình (nếu đó là nước đi qua),... Những biến động về chính trị, xã hội sẽ là cơ sở để xây dựng những trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận cũng như người chuyên chở. 1.1.3. Môi trường công nghệ: Sự đổi mới ngày càng nhanh về mặt công nghệ trong vận tải hàng không đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không, giảm chi phí khai thác, tác động đến ghế suất của các hãng hàng không trên thế giới và xuất hiện nhu cầu tài trợ để mua máy bay mới. Hiệu quả đạt được như trên trước hết là nhờ vào sự phát triển của động cơ phản lực. Ngày nay, ngày càng nhiều máy bay thế hệ mới ra đời hiện đại hơn nhiều so với các máy bay thế hệ cũ trước đó. Những máy bay này có chỉ số kinh tế kỹ thuật tốt nhất, tiện sử dụng cho người lái, tạo được sự tin cậy ngày càng cao của khách hàng với những đòi hỏi ngày càng cao. Việc áp dụng những vật liệu mới trong chế tạo máy bay, cải tiến cách thức thiết kế khoang hành khách, giảm tiếng ồn khi vận hành máy bay, tiết kiệm nhiên liệu... cùng với việc áp dụng công nghệ tin học mới trong việc chế tạo, khai thác và bảo dưỡng máy bay đã đưa lại cho ngành vận tải hàng không một bộ mặt mới trong ngành vận tải thế giới. Cùng với những bước tiến lịch sử của ngành hàng không thế giới, hàng không Việt Nam cũng đang từng bước đổi mới để hoàn thiện mình và hoà nhập với hàng không khu vực và thế giới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực giao nhận hàng không còn non trẻ. 1.1.4. Thời tiết : Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và quá trình chuyên chở hàng hoá bằng đường hàng không. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ làm hàng và thời gian giao nhận.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> hàng hoá. Ngoài ra, quá trình chuyên chở trên không cũng chịu nhiều tác động của yếu tố thời tiết có thể gây thiệt hại hoàn toàn cho chuyến bay hoặc làm chậm việc giao hàng, làm phát sinh hậu quả kinh tế cho các bên có liên quan. Do những tác động trên mà thời tiết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hoá, và là một trong những nguyên nhân gây ra những tranh chấp. Nó cũng là cơ sở để xây dựng trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận. 1.1.5. Đặc điểm của hàng hoá: Mỗi loại hàng hoá lại có những đặc điểm riêng của nó. Ví dụ như hàng nông sản là loại hàng mau hỏng, dễ biến đổi chất lượng còn hàng máy móc, thiết bị lại thường cồng kềnh, khối lượng và kích cỡ lớn,... Chính những đặc điểm riêng này của hàng hoá sẽ quy định cách bao gói, xếp dỡ, chằng buộc hàng hoá sao cho đúng quy cách, phù hợp với từng loại hàng để nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hoá trong quá trình giao nhận và chuyên chở hàng hoá. Bên cạnh đó, mỗi loại hàng hoá khác nhau với những đặc điểm riêng biệt sẽ đòi hỏi những loại chứng từ khác nhau để chứng nhận về phẩm chất, chất lượng của chúng. Tuỳ theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc theo bộ chứng từ thanh toán được quy định trong L/C mà người giao nhận sẽ phải chuẩn bị các loại chứng từ cho phù hợp.. 1.2.. Những nhân tố chủ quan: Hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không cũng chịu tác động của nhiều nhân tố chủ quan; trong đó phải kể đến những nhân tố như: cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc; nguồn vốn đầu tư; trình độ người tổ chức điều hành, tham gia quy trình. 1.2.1. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc: Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận bao gồm như văn phòng, kho hàng, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hoá,... Để tham gia hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, nhất là trong điều kiện container hoá như hiện nay, người giao nhận cần có một cơ sở hạ tầng với những trang thiết bị và máy móc hiện đại để phục vụ cho việc gom hàng, chuẩn bị và kiểm tra hàng. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, người giao nhận đã có thể quản lý mọi hoạt động của mình và những thông tin về khách hàng, hàng hoá qua hệ thống máy tính và sử dụng hệ thống truyền dữ liệu điện tử (EDI). Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại người giao nhận sẽ ngày càng tiếp cận gần hơn với nhu cầu của khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài. 1.2.2. Lượng vốn đầu tư: Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, máy móc thiếu hoàn chỉnh và không đầy đủ sẽ gây khó khăn và trở ngại cho quá trình giao nhận hàng hoá. Tuy nhiên, để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng và sở hữu những trang thiết bị hiện đại, người giao nhận cần một lượng vốn đầu tư rất lớn. Song không phải lúc nào người giao nhận cũng có khả năng tài chính dồi dào. Cho nên với nguồn tài chính hạn hẹp người giao nhận sẽ phải tính toán chu đáo để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật một cách hiệu quả bên cạnh việc đi thuê hoặc liên doanh đồng sở hữu với các doanh nghiệp khác những máy móc và trang thiết bị chuyên dụng. 1.2.3. Trình độ người tổ chức điều hành, tham gia quy trình:.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không là trình độ của người tổ chức điều hành cũng như người trực tiếp tham gia quy trình. Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hoá có diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhất để đưa hàng hoá đến nơi khách hàng yêu cầu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của những người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quy trình. Nếu người tham gia quy trình có sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì sẽ xử lý thông tin thu được trong khoảng thời gian nhanh nhất. Không những thế chất lượng của hàng hoá cũng sẽ được đảm bảo do đã có kinh nghiệm làm hàng với nhiều loại hàng hoá khác nhau.Vì thế, trình độ của người tham gia quy trình bao giờ cũng được chú ý trước tiên, nó là một trong những nhân tố có tính quyết định đến chất lượng quy trình nghiệp vụ giao nhận và đem lại uy tín, niềm tin của khách hàng. 2. Một số đề xuất nâng cao nghiệp vụ hàng không:. 2.1. -. Biện pháp thị trường: Mở rộng mạng lưới hàng không trên khắp châu lục, tìm kiếm thị trường mới để giao dịch thương mại. Hợp tác mở trụ sở đại lý giao nhận hàng không tại nhiều nước trên thế giới. Mở rộng, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ hàng không và phi hàng không để thu hút thêm nhiều khách hàng. Xu thế tất yếu là tự do hoá thương mại và hội nhập quốc tế ngành hàng không. Tự do hoá sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng môi trường cạnh tranh và khả năng hợp tác giữa các hãng hàng không, thúc đẩy các sân bay phải đa dạng, nâng cao chất lượng các dịch vụ hàng không và phi hàng không, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ phục vụ hoạt động khai thác của các hãng hàng không cũng cần tạo điều kiện dễ dàng hơn để ngày càng nhiều hãng hàng không muốn thiết lập đường bay đến Việt Nam hoặc sử dụng các sân bay của Việt Nam như điểm trung chuyển của hãng.. 2.2.. Đầu tư nâng cấp xây dựng kết cấu hạ tầng:. -. Đầu tư nâng cấp, xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng hàng không địa phương nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của thị trường hàng không.. -. Đầu tư trang bị máy bay hiện đại, các thiết bị nâng đỡ, kho hàng,…phục vụ cho công tác giao nhận hàng không.. -. Xây dựng sân bay phải xem xét vị trí địa lý, tập trung vào một số vùng buôn bán ngoại thương phát triển như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh để khai thác tối đa hiệu quả, chứ không xây dựng rộng khắp, manh mún.. 2.3.. Về tổ chức quản lí:.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> -. -. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên đồng bộ có trình độ, đủ năng lực để làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại và điều hành sản xuất kinh doanh. Tiến trình hội nhập và công cuộc phát triển đòi hỏi phải huy động và sử dụng được tổng lực các nguồn lực, trong đó đặc biệt là yếu tố nội lực. Trong các yếu tố nội lực, thì yếu tố con người là nhân tố quyết định sự phát triển mạnh mẽ và bền vững, bảo đảm khả năng cạnh tranh trong tương lai. Do đó, chúng ta cần tập trung thực hiện công tác qui hoạch, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên theo các chương trình đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài các chương trình học tập trong nước, Cụm cảng đã ký hợp đồng huấn luyện đào tạo, gửi cán bộ công nhân viên đi học tập tại nước ngoài, có điều kiện tiếp cận và học hỏi công nghệ, khoa học tiên tiến, phục vụ đơn vị. Tổ chức quản lí chặt chẽ các khâu của quy trình, làm đúng và đủ thủ tục, không quan liêu, chậm trễ ở bất kì khâu nào sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình. Nâng cao trách nhiệm cho nhân viên giao nhận, nhân viên thuộc ngành hàng không.. 2.4. -. -. Tranh thủ đầu tư và trợ giúp kỹ thuật nước ngoài:. Nhằm tiếp thu công nghệ tiên tiến thế giới, ngành hàng không đã tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn được trang thiết bị có công nghệ phù hợp, tạo năng suất hiệu quả chất lượng sản phẩm như trang thiết bị phục vụ công tác chỉ huy điều hành bay, trang thiết bị phục vụ hành khách, trang thiết bị phục vụ mặt đất... v.v. Các trang thiết bị đều có công suất đồng bộ, đảm bảo yêu cầu chất lượng dịch vụ, phục vụ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị một cách hiệu quả. Đặc biệt trong quá trình mua sắm, ngành luôn chú trọng việc chuyển giao công nghệ thông qua các điều kiện ràng buộc hợp đồng. Người bán luôn có trách nhiệm tổ chức huấn luyện đào tạo đội ngũ nhân viên, cán bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, đảm bảo cho Cụm cảng Miền Nam vận hành, sửa chữa, bảo trì tốt hệ thống trang thiết bị của người bán. Bên cạnh đó cũng cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước: Nhà nước có những thay đổi về mặt chính sách, thủ tục để giúp ngành vận tải hàng không phát triển, thoát khỏi cơ chế cứng nhắc hiện nay (đó là mâu thuẫn giữa việc đưa ra những chính sách không phù hợp với tình hình hiện nay)..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> ---------KẾT LUẬN. Ra đời sau những phương thức vận tải khác, song đến nay vận tải hàng không đóng vai trò rất quan trọng trong vận tải quốc tế, rút ngắn khoảng cách giữa mọi quốc gia, thúc đẩy không chỉ kinh tế các nước nói riêng mà cả kinh tế thế giới nói chung phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Cách đây khoảng 30 năm, chưa ai nghĩ rằng hàng không lại trở nên dễ dàng, tiện lợi và đa dạng như bây giờ; xu hướng của vận tải hàng không ngày nay là cải thiện và phát triển nhanh nhất để trở nên phổ biến và hữu dụng hơn với mọi thành phần xã hội. Thông qua việc nghiên cứu về nghiệp vụ giao nhận hàng không, mong rằng nhóm chúng tôi có thể cung cấp thêm cho các bạn có một cái nhìn khái quát về các yếu tố đặc thù của ngành vận tải hàng không, quy trình và những thủ tục cần thiết khi gửi hàng xuất khẩu và nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không. Bài tiểu luận “NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT – NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG” thể hiện tinh thần gắn bó và sự nỗ lực hợp tác hết mình của các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu của nhóm chưa có nhiều, mặt khác, sự hạn chế về tài liệu và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này nên nhóm chưa tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện tiểu luận. Chúng tôi mong Thầy và các bạn thông cảm! Xin chân thành cảm ơn!.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> ---------TÀI LIỆU THAM KHẢO.  Sách: 1. Sách “Vận tải và Bảo hiểm ngoại thương” - Thạc sĩ Thân Tôn Trọng Tín. 2. Sách “Vận tải và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu” - PGS. TS. Hoàng Văn Châu - NXB Khoa Học và Kỹ Thuật năm 1999..  Nguồn Internet: 1. Web: TASADUYENHAI – “Thông tin ngành nghề giao nhận vận chuyển. hàng hóa hàng không” < 2. Web: xepso.com – “Những nhân tố ảnh hưởng đến họat động giao nhận hàng không” - <

<span class='text_page_counter'>(27)</span> ---------PHỤ LỤC  MỘT SỐ CHỨNG TỪ XUẤT - NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG.

<span class='text_page_counter'>(28)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×