Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BAO CAO XAY DUNG TRUONG CHUAN THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.5 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS BIÊN GIỚI Số:. /BC-THCS BG. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Biên Giới, ngày .... tháng .... năm 2012. BÁO CÁO QUÁ TRÌNH PHẤN ĐẤU VÀ KẾT QUẢ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Năm 2012 Căn cứ Thông tư số 06/2010/TT-BGD&ĐT ngày 26 tháng 2 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia. Căn cứ Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Được sự chỉ đạo của Sở Giáo dục – Đào tạo Tây Ninh và Phòng Giáo dục – Đào tạo Châu Thành, sự quan tâm của Đảng ủy, UBND các cấp. Tập thể đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trường trung học cơ sở Biên Giới đã quyết tâm nỗ lực phấn đấu trong những năm qua để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2012. Trường đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia, lập kế hoạch trong từng giai đoạn và tiến hành kiểm tra đánh giá tình hình thực tế của trường trong 3 năm học qua đối chiếu với các tiêu chuẩn qui định, nay nhà trường xin báo cáo kết quả thực hiện như sau: A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: Biên Giới là xã vùng sâu biên giới nằm phía đông của huyện, cách trung tâm huyện khoảng 21km, Đông và Nam giáp xã Hòa Thạnh, Tây giáp nước bạn Campuchia, Bắc giáp xã Phước Vinh. Trong xã có 4 ấp (ấp Bến Cầu, ấp Tân Long, ấp Tân Định và ấp Rạch Tre), kinh tế nhân dân sống chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước là chính; ngoài ra còn có chăn nuôi và buôn bán nhỏ. Đường giao thông nông thôn còn khó khăn (nhất là ấp Rạch Tre) nên kinh tế còn nghèo. Nhìn chung, kinh tế chưa phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ phải làm thuê, làm mướn, làm ăn ở xa. Trường được thành lập theo Quyết định số 466/2001/QĐ-UB ngày 01 tháng 8 năm 2001 của UBND huyện Châu Thành với tên “Trường THCS Biên Giới”,.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> nhà trường được đặt ở trung tâm văn hóa của địa phương với nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh theo mục tiêu đào tạo của bậc phổ thông trung học cơ sở. Trong những năm qua trường đã có những cố gắng phấn đấu để đáp ứng với yêu cầu của trường đạt chuẩn quốc gia trong giai đọan 2001-2010. Nhà trường phấn đấu theo 5 tiêu chuẩn về: tổ chức bộ máy nhà trường, đội ngũ CB-GV-NV, chất lượng giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất và công tác xã hội hoá giáo dục. Cụ thể quá trình phấn đấu để thực hiện các tiêu chuẩn xin được tóm tắt như sau: 1-Thuận lợi: - Được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo Phòng GD&ĐT Châu Thành, sự lãnh đạo hỗ trợ và tạo điều kiện của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, các ban ngành đoàn thể của xã Biên Giới, nhất là sự quan tâm hỗ trợ nhiệt tình của Ban đại diện cha mẹ học sinh. - Được sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ trường học. - Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, có tinh thần học hỏi, nhiệt tình, đoàn kết cao. - Được sự quan tâm của các cấp xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ việc dạy và học theo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia. 2-Khó khăn - Điều kiện sinh sống của đa số bộ phận nhân dân chủ yếu bằng nông nghiệp nên còn nhiều khó khăn. - Một bộ phận nhân dân ý thức về việc học của con em còn hạn chế, chăm lo cho việc học của con em chưa sâu sát, thường xuyên, còn tư tưởng khoán trắng cho nhà trường. Từ đặc điểm tình hình trên, trường THCS Biên Giới tiến hành đánh giá theo 5 tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia, cụ thể như sau: B. QUÁ TRÌNH VÀ KẾT QUẢ PHẤN ĐẤU: I. TIÊU CHUẨN 1: TỔ CHỨC NHÀ TRƯỜNG Đây là tiêu chuẩn có tầm quan trọng đặc biệt làm cơ sở để thực hiện các tiêu chuẩn khác và các hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường. 1/. Tiêu chí 1: lớp học a/. Có đủ các khối lớp của cấp học: Trường có đủ các khối lớp theo quy định của trường THCS, bao gồm khối 6,7,8,9. b/. Tổng số lớp hiện có: 08 lớp, bình quân 32 học sinh/lớp. c/. Mỗi lớp không quá 45 học sinh cụ thể như sau: * Năm học 2009 – 2010: Tổng số học sinh 234/ 08 lớp + Khối 6: 2 lớp, số học sinh: 67; bình quân 33 học sinh/ 1 lớp + Khối 7: 2 lớp, số học sinh: 53; bình quân 27 học sinh/ 1 lớp.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Khối 8: 2 lớp, số học sinh: 65; bình quân 32 học sinh/ 1 lớp + Khối 9: 2 lớp, số học sinh: 49; bình quân 25 học sinh/ 1 lớp Bình quân 29 học sinh/ 1 lớp. * Năm học 2010 – 2011: tổng số học sinh 234/ 08 lớp + Khối 6: 2 lớp, số học sinh 64, bình quân 32 học sinh/ 1 lớp + Khối 7: 2 lớp, số học sinh 67, bình quân 33 học sinh/ 1 lớp + Khối 8: 2 lớp, số học sinh 46, bình quân 23 học sinh/ 1 lớp + Khối 9: 2 lớp, số học sinh 57, bình quân 28 học sinh/ 1 lớp Bình quân 29 học sinh/ 1 lớp. * Năm học 2011 – 2012: tổng số học sinh 232/ 08 lớp + Khối 6: 2 lớp, số học sinh 69, bình quân 34 học sinh/ 1 lớp + Khối 7: 2 lớp, số học sinh 59, bình quân 29 học sinh/ 1 lớp + Khối 8: 2 lớp, số học sinh 61, bình quân 30 học sinh/ 1 lớp + Khối 9: 2 lớp, số học sinh 43, bình quân 21 học sinh/ 1 lớp Bình quân 29 học sinh/ 1 lớp. *Năm học 2012-2013: Tổng số học sinh 252/ 08 lớp. + Khối 6: 2 lớp, số học sinh 76, bình quân 38 học sinh/ 1 lớp + Khối 7: 2 lớp, số học sinh 67, bình quân 34 học sinh/ 1 lớp + Khối 8: 2 lớp, số học sinh 54, bình quân 27 học sinh/ 1 lớp + Khối 9: 2 lớp, số học sinh 55, bình quân 28 học sinh/ 1 lớp Bình quân 32 học sinh/ 1 lớp. 2/. Tiêu chí 2: Tổ chuyên môn Trường có 2 tổ chuyên môn: Tổ Tự nhiên (9 GV); tổ Xã hội (9 GV); các tổ chuyên môn sinh hoạt có nề nếp, chất lượng sinh hoạt được cải tiến theo yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục, trong đó tập trung đổi mới phương pháp dạy-học. Trong mỗi năm học, mỗi tổ chuyên môn đều có thực hiện 2 chuyên đề nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy- học dưới nhiều hình thức: xây dựng chuyên đề, tổ chức thi giảng, hội giảng, viết và vận dụng các đề tài, giải pháp khoa học, sáng kiến kinh nghiệm điển hình tiên tiến. Tập thể GV tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đa số trên chuẩn. Cụ thể: - GVTTGD: 18/27 người, trong đó: + ĐHSP: 15 người/8 nữ. + CĐSP: 3 người/1 nữ. - Giáo viên Thể dục : 02 giáo viên đều đạt trình độ đại học sư phạm. - Giáo viên âm nhạc: 01 đạt trình độ đại học sư phạm..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Giáo viên Mỹ thuật có: 1 trình độ ĐHSP, 1 CĐSP. a/. Các tổ chuyên môn được thành lập và hoạt động theo đúng chức năng quy định của Điều lệ Trường trung học cơ sở, tổ chuyên môn họp đầy đủ: 2 lần/ tháng. b/. Tổng số chuyên đề đã thực hiện trong năm học 2011-2012 là 4 chuyên đề (Mỗi tổ thực hiện 2 chuyên đề). Các chuyên đề tập trung nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp, có lưu trữ nội dung các chuyên đề. Cụ thể trong năm học 20112012 gồm các chuyên đề như sau: 1- Sử dụng phương pháp dạy học phân hoá dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng trong môn Ngữ văn ở trường THCS. 2- Ứng dụng CNTT trong dạy học môn Giáo dục công dân. 3- Giáo dục đạo đức học sinh thông qua giảng dạy môn Hóa học. 4-Phương pháp dạy học tích cực môn Toán cấp THCS. c/. Công tác học tập, bồi dưỡng giáo viên luôn được nhà trường chú trọng. Tổ chức cho GV dự giờ rút kinh nghiệm trong đơn vị bảo đảm đủ số tiết quy định. Đặc biệt trường có phong trào tự học nâng cao trình độ rất mạnh, có 15/18 GVTTGD có trình độ Đại học- tỉ lệ: 88,3%. - Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên: 100% GV tham gia học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III. Ngoài ra mỗi GV đều có kế hoạch tự học: tin học, ngoại ngữ, cách soạn và dạy bằng giáo án điện tử nhằm thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. 3/. Tiêu chí 3: Tổ văn phòng a/. Tổ văn phòng gồm: 01 Kế toán - Văn thư, 01 y tế, 01 Bảo vệ, 01 thư viện và 1 nhân viên được thành lập theo quy định trường trung học. b/. Quản lý hệ thống hồ sơ sổ sách nhà trường: Trường thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách, gồm: - Sổ đăng bộ. - Sổ đầu bài. - Sổ Gọi tên ghi điểm. - Học bạ học sinh. - Sổ cấp phát bằng, chứng chỉ. - Sổ lưu công văn đi và đến. - Sổ khen thưởng - kỷ luật học sinh. - Sổ quản lý tài sản, sổ quản lý tài chính. - Sổ theo dõi phổ cập. - Sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến. - Sổ họp BGH, Liên tịch. -Sổ nghị quyết,.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Sổ nhật ký BGH -Sổ họp chủ nhiệm hàng tuần. -Hồ sơ thi đua. -Hồ sơ kiểm tra, đánh giá CBCC. -Hô sơ theo dõi công văn đến và công văn đi. -Hồ sơ quản lý thư viện. Tất cả các loại hồ sơ sổ sách đảm bảo ghi chép, cập nhật đầy đủ các nội dung theo quy định và theo dõi kiểm tra thường xuyên. Nhân viên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không có CB-GV-NV bị kỷ luật. 4/. Tiêu chí 4: Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường Căn cứ Điều lệ trường phổ thông, Luật Giáo dục: Nhà trường thành lập Hội đồng trường, các hội đồng khác và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo đúng Điều lệ trường Trung học và các quy định hiện hành. Các Hội đồng làm việc có kế hoạch, nề nếp, đạt hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nề nếp, kỷ cương của nhà trường và có hồ sơ lưu trữ. Cụ thể như sau: * Các Hội đồng: - Hội đồng trường: Hoạt động theo Điều lệ trường phổ thông. - Hội đồng thi đua khen thưởng: gồm 08 thành viên (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Đoàn Thanh niên, Tổng phụ trách, 2 tổ trưởng chuyên môn, thư ký hội đồng). - Hội đồng kỷ luật: Do Hiệu trưởng làm Chủ tịch và các thành viên gồm: Phó Hiệu trưởng, Đoàn Thanh niên, Tổng phụ trách, Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên chủ nhiệm và Ban đại diện cha mẹ học sinh. * Thành lập các Ban: - Ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp gồm: Hiệu trưởng, Tổng phụ trách và 8 giáo viên chủ nhiệm. - Ban thanh tra nhân dân: Do Hội nghị CBCCVC bầu ra gồm: Trưởng ban và 02 Ủy viên. - Ban đại diện cha mẹ học sinh: (nhiệm kỳ là 1 năm) gồm: 01 Trưởng ban, 01 Phó ban, 06 Ủy viên. Vào đầu mỗi năm học tổ chức Đại hội Cha mẹ học sinh thông qua báo cáo tổng kết hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong năm học qua và phương hướng hoạt động năm học mới và bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban đại diện CMHS có truyền thống gắn kết chặt chẽ với nhà trường, hàng tháng họp với BGH trường để giúp trường thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra như: giáo dục học sinh thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường; vận.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> động học sinh bỏ học trở lại lớp; vận động các nhà hảo tâm, các đơn vị ủng hộ tiền, vật phẩm để hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của nhà trường 5/. Tiêu chí 5: Tổ chức Đảng và các đoàn thể a/. Tổ chức Đảng: Chi bộ trường THCS Biên Giới được thành lập theo Quyết định số 04-QĐĐU ngày 14 tháng 3 năm 2003 của Đảng ủy xã Biên Giới. Hàng năm chi bộ đều thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên trong nhà trường, chi bộ hiện có 12 đảng viên chính thức tỉ lệ 44,4%. Chi bộ thực hiện tốt Điều lệ Đảng quy định, tất cả đảng viên có ý thức phấn đấu và tinh thần kỷ luật cao, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chi bộ lãnh đạo hoạt động toàn diện của nhà trường, đề ra các chủ trương phù hợp định hướng phát triển nhà trường theo đúng tinh thần đổi mới, xây dựng đảng viên làm nòng cốt trong các phong trào thi đua, xác định rõ đây là hạt nhân trong nhà trường. Nhiều năm liền luôn đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh. b/. Các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường: - Công đoàn nhà trường có 27/27 đoàn viên công đoàn, tỉ lệ 100%. Công đoàn hoạt động đúng theo Điều lệ Công đoàn, thực hiện tốt các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Hai không”; “Mỗi thầy , cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; tích cực xây dựng phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Nổi bật là phong trào thi đua “Dạy tốt- học tốt”; “ Giỏi việc trường, đảm việc nhà” thực hiện “Dân chủ Kỉ cương –Tình thương –Trách nhiệm”. Vì vậy, số giáo viên tham gia và đạt Hội giảng Giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh ngày càng cao. Công đoàn luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, hoàn thành tốt kế hoạch hàng năm đề ra và không có trường hợp nào vi phạm quy chế chuyên môn, vi phạm kỷ luật. Công đoàn còn tích cực vận động CB-GV-NV tham gia tốt về học tập chính trị, các chuyên đề về đạo đức Hồ Chí Minh, các Luật đã phổ biến và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ là tổ ấm đoàn kết, có nhiều biện pháp hỗ trợ đời sống tinh thần, vật chất của CB-GV-NV như bảo lãnh GV vay vốn ngân hàng bằng quỹ lương để cải thiện đời sống; thăm hỏi, động viên khi đau ốm, lúc gặp khó khăn; hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn khi tham gia các phong trào do ngành tổ chức.... Công đoàn đạt Công đoàn vững mạnh nhiều năm liền. - Chi đoàn là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động của nhà trường, nhất là hoạt động giáo dục ngoài giờ, chi đoàn có 6 đoàn viên (không có đoàn viên học sinh) trong tuổi Đoàn đạt tỷ lệ 100% . Trong 3 năm học qua Chi đoàn luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong đó, nổi bật là các hoạt động giáo dục trật tự an toàn giao thông, tích cực hỗ trợ Liên Đội trong các phong trào thi đua, hội thi, hội diễn, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; các phong trào vận động quyên góp, ủng hộ... Chi đoàn còn tham gia phối hợp chặt chẽ với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở địa phương (xã Đoàn) về các hoạt động xã hội, mít tinh tuyên truyền các.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> cuộc vận động theo sự chỉ đạo của chính quyền, của ngành... góp phần cùng với địa phương trong nhiều công trình như xây dựng ấp văn hóa, tổ chức các ngày lễ lớn ở địa phương... Chi đoàn đạt Chi đoàn vững mạnh nhiều năm liền. - Liên đội là lực lượng đông đảo, có 8 Chi đội với nhiều hoạt động phong phú đa dạng góp phần giáo dục tư tưởng, hành vi đạo đức cho học sinh. Trong ba năm qua liên đội tham gia nhiều phong trào thi đua do các cấp, các ngành phát động và đạt những kết quả tốt (Tuyên truyền, vận động ATGT). Đặc biệt nổi bật là phong trào: giúp bạn nghèo vượt khó, phong trào Đền ơn đáp nghĩa, phong trào “Vì người nghèo”… , giúp bạn nghèo về tập sách hơn 400 quyển tập, 100 cây viết, 130 đầu sách. Mua tăm ủng hộ người mù: 440 bịt/ trị giá: 440.000đ, mua thước ủng hộ người khuyết tật trị giá: 590.000đ.. Vì bạn nghèo: 1.290.000đ . Xây dựng quỹ tình nghĩa Đoàn: 2.518.000đ. Tặng 12 suất học bổng cho đội viên có thành tích xuất sắc. Những việc làm trên đã khẳng định truyền thống tương thân tương ái rất có tác dụng trong nhà trường. Ngoài ra Liên đội còn tặng quà cho các anh Bộ đội hàng năm nhân ngày 22/12, ngày thành lập Quân đội Việt Nam. Từ đó đã giáo dục được truyền thống uống nước nhớ nguồn cho các em. Liên đội đạt liên đội mạnh cấp tỉnh nhiều năm liền. Có giấy xác nhận và quyết định khen thưởng của Tỉnh, Huyện đoàn). Kết luận: Đạt tiêu chuẩn 1 II. TIÊU CHUẨN 2: CÁN BỘ QUẢN LÝ- GIÁO VIÊN VÀ NHÂN VIÊN: Nhà trường đã từng bước ổn định và nâng cao trình độ đội ngũ CBGVNV về nhiều mặt . 1/. Tiêu chí 1: Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng Các đ/c trong BGH đều được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, tốt nghiệp ĐHSP. a/ Hiệu trưởng: Lại Thị Ngọc Lợi- Đảng viên-năm sinh: 31/01/1966. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp Đại học sư phạm, chuyên ngành: Ngữ văn tốt nghiệp năm 1997. - Trình độ quản lý: Đạt chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý và công chức nhà nước. - Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp lý luận chính trị tốt nghiệp năm 2007. - Thời gian công tác: Năm vào ngành 1986 đã công tác được 26 năm, trong đó tham gia quản lý 11 năm. - Hàng năm được lãnh đạo ngành đánh giá xếp loại Hiệu trưởng theo chuẩn Hiệu trưởng được quy định tại Thông tư 29/2009/TT-BGD-ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, xếp loại: khá..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> b/ Phó Hiệu trưởng: Võ Thanh Tân-Đảng viên-sinh năm 1981 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp Đại học sư phạm, chuyên ngành: Anh Văn tốt nghiệp năm 2011. - Trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp lý luận chính trị tốt nghiệp năm 2012. - Thời gian công tác: Năm vào ngành 2002 được 10 năm công tác, tham gia quản lý 1 năm. - Đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và Lao động tiên tiến nhiều năm liền. *BGH có thâm niên giảng dạy nhiều năm, có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu trong tập thể, ủng hộ sự nghiệp đổi mới, có ý chí vượt khó khăn lãnh đạo tập thể CB- GV- NV nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ. c/ Việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường: - Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng tổ chức triển khai và thực hiện tốt quy chế dân chủ trường học: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn xây dựng quy chế dân chủ trường học, triển khai, phổ biến rộng rãi trong cán bộ - công chức để đóng góp điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện và thống nhất thực hiện; đồng thời văn bản được niêm yết công khai trong phòng hội đồng. Nhà trường phát huy dân chủ trên nhiều lĩnh vực như: phân công lao động, xây dựng kế hoạch hoạt động, thi đua (biểu điểm thi đua được hội đồng giáo viên góp ý đi đến thống nhất mới thực hiện), khen thưởng, tài chính, tuyển sinh, nâng lương, kiểm tra nội bộ, các chế độ ưu đãi, phụ cấp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội . . . - Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng trong công tác được tập thể giáo viên và quần chúng nhân dân tín nhiệm. Luôn thực hiện đúng quy chế dân chủ, thực hiện tốt Nghị quyết hội nghị CB - CC và phối hợp chặt chẽ giữa công đoàn, quan tâm chỉ đạo sát sao với đoàn thể trong nhà trường, triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ. 2/. Tiêu chí 2: Tập thể giáo viên - Có đầy đủ giáo viên các bộ môn theo quy định (giáo viên trực tiếp giảng dạy 18/ 8 lớp, tỉ lệ bố trí 2,25. Tất cả giáo viên đều đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn: 15/18 giáo viên (83,3 %). - Trong 3 năm học qua giáo viên đạt các danh hiệu như sau:. Năm học. GV TTGD. 2009-2010 2010-2011 2011-2012. 17 19 19. Đạt Hội giảng Huyện Trường SL Tỷ lệ % 17 12 70,6 19 14 73,7 19 13 68,4. CSTĐ CS. CSTĐ tỉnh. 13 13 12. 3 1.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Tất cả giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, 100% giáo viên được xếp loại khá, giỏi theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, không có giáo viên xếp loại yếu về chuyên môn và đạo đức.Cụ thể như sau: *Giáo viên: Năm học TSGV Phẩm chất đạo đức Chuẩn nghề nghiệp Tốt Tỷ lệ Khá Tỷ lệ Giỏi Tỷ lệ Khá Tỷ lệ 2009-2010 17 17 100% 12 70,6% 5 20,4% 2010-2011 19 19 100% 19 100% 2011-2012 19 19 100% 19 100% *Ban giám hiệu: luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được lãnh đạo Phòng Giáo dục-Đào tạo xếp loại từ khá trở lên.Cụ thể: +Hiệu trưởng: năm 2009-2010 và năm 2010-2011 được xếp loại khá; năm 2011-2012 được xếp loại xuất sắc. +Phó hiệu trưởng: Từ năm học 2009-2010 đến năm 2011-2012 được xếp loại xuất sắc. - Trường có đủ giáo viên ở các bộ môn ( kể cả Âm nhạc và Mỹ thuật) tổng số GVTTGD 18 GV, tỉ lệ bố trí 2,25. Hiện nay có 16,7% GVTTGD đạt chuẩn đào tạo CĐSP và 83,3% GV TTGD trên chuẩn đào tạo. Cụ thể: Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 18 giáo viên /9 giáo viên nữ, trong đó: + Trên chuẩn: 15 giáo viên/ 8 giáo viên nữ - Tỷ lệ 83,3%. + Đạt chuẩn: 3 giáo viên / 1 giáo viên nữ - Tỷ lệ 16,7%. + Giáo viên Thể dục có 2 giáo viên đều đạt trình độ đại học. + Giáo viên âm nhạc 1 giáo viên (trình độ đại học). + Giáo viên Mỹ thuật có 2 giáo viên (01 trình độ đại học). - Việc nâng cao về trình độ đào tạo là cơ sở để GV nhà trường giảng dạy tốt hơn, mỗi GV nhà trường đều tiếp tục tự bồi dưỡng về nhiều mặt (đặc biệt là tin học) để ngày càng hoàn thiện mình làm tốt hơn vai trò người GV trong một xã hội phát triển.Về trình độ ngoại ngữ chứng chỉ A có 13/18 giáo viên tỷ lệ 72,2%; chứng chỉ B: 4/18 giáo viên tỷ lệ 22,2%; chứng chỉ C: 1 giáo viên tỷ lệ 0,6%. Trình độ tin học: chứng chỉ A: 15/18 giáo viên tỷ lệ 83,3%; chứng chỉ B: 2/18 giáo viên tỷ lệ 11,1%; chứng chỉ C: 1 giáo viên tỷ lệ 0,6%. - Tập thể GV nhà trường tích cực tham gia các phong trào thi đua và xem đây là động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Năm học 2012- 2013 đăng ký 5 CSTĐ tỉnh (18,5%), 12 CSTĐCS (44,5%), 10 đăng ký LĐTT(37%)..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Có nhân viên chuyên trách thư viện được đào tạo chính quy, và giáo viên kiêm nhiệm thiết bị dạy học được tập huấn nghiệp vụ ngắn hạn, nhân viên thư viện, GV kiêm nhiệm thiết bị tích cực trong công tác, thực hiện đầy đủ hồ sơ sổ sách theo quy định, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thư viện trường trong các năm liền đều đạt thư viện xuất sắc. 3/. Tiêu chí 3: - Trường có các giáo viên phụ trách phòng bộ môn, nhân viên phụ trách bộ phận hành chính đều đạt trình độ chuẩn: + Có 01 nhân viên Kế toán - Văn thư tốt nghiệp Trung cấp hạch toán - kế toán (đang học Đại học Tài chính- kế toán) + Có 01 nhân viên y tế - tốt nghiệp trung cấp y tế. + Có 01 cán bộ thư viện - (Giáo viên - tốt nghiệp Cao Đẳng sư phạm - ngành Thư viện). + Có 01 cán bộ thiết bị - (Giáo viên - tốt nghiệp Cao Đẳng sư phạm – ngành Mỹ thuật - GDCD) + Có 01 giáo viên kiêm nhiệm phụ trách phòng vi tính. + Có 01 giáo viên kiêm nhiệm phụ trách phòng lab. + Có 01 giáo viên kiêm nhiệm phụ trách phòng Thí nghiệm - thực hành môn Hóa học. + Có 01 giáo viên kiêm nhiệm phụ trách phòng Thí nghiệm - thực hành môn Sinh học. + Có 01 giáo viên kiêm nhiệm phụ trách phòng Thí nghiệm - thực hành môn Vật lý. + Có 01 giáo viên kiêm nhiệm phụ trách phòng Thí nghiệm- thực hành môn Công nghệ. * Giáo viên và viên chức phụ trách các công việc luôn hoàn thành nhiệm vụ. Kết luận: Đạt tiêu chuẩn 2. III. TIÊU CHUẨN 3: CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 1/. Tiêu chí 1: Tỉ lệ học sinh bỏ học TSHS Chuyển NĂM HỌC đến Đầu năm 2009-2010 2010-2011 2011-2012. 236 235 234. / 01 /. Học lại. Chuyển đi. / / /. / / 01. TSHS cuối năm 234 234 232. Bỏ học. Tỷ lệ %. 02 02 01. 0,9 0,9 0,4.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Tỉ lệ học sinh bỏ học hàng năm đều không vượt quá 1%. Trong đó năm có tỉ lệ HS bỏ học cao nhất 0.9%.Tỷ lệ học sinh lưu ban cụ thể ở các năm học như sau: +Năm học 2009-2010: Tỷ lệ lưu ban 4,3%. +Năm học 2010-2011: tỷ lệ lưu ban: 0%. +Năm học 2011-2012: Tỷ lệ lưu ban 3%. 2/. Tiêu chí 2: Chất lượng giáo dục * Học lực cuối năm (chưa ôn tập thi lại trong hè) Năm học Năm học Năm học Xếp loại 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012 SL. Tỷ lệ (%). SL. Tỷ lệ (%). SL. Tỷ lệ (%). Giỏi 18/234 7,7 17/234 7,3 18/232 7,8 Khá 85/234 36,3 82/234 35,0 82/232 35,3 Trung bình 121/234 51,7 128/234 54,7 125/232 53,9 Yếu 10/234 4,3 7/234 3,0 7/232 3,0 Kém Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi hàng năm đều đạt từ 42% trở lên. Tuy nhiên hàng năm đều còn học sinh xếp loại yếu về học lực. Tỷ lệ học sinh đạt từ trung bình trở lên: - Năm học 2009 - 2010: 224/234; tỷ lệ 95,7 %. - Năm học 2010 - 2011: 227/234; tỷ lệ 97,0 %. - Năm học 2011 - 2012: 225/232; tỷ lệ 97,0 %. Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng hàng năm đạt từ 95,7% trở lên. * Phong trào thi học sinh giỏi đạt được một số thành tích nhất định trong ba năm qua: +Năm học 2009-2010 : Có 4 học sinh giỏi vòng huyện. +Năm học 2010-2011: có 3 học sinh giỏi vòng huyện. +Năm học: 2011-2012: Có 3 học sinh giỏi vòng huyện ( ở các môn: Sinh, Hóa, Sử). +Năm hoc 2012-2013: Có 1 học sinh giỏi vòng huyện môn Ngữ văn được tiếp tục bồi dưỡng tham gia vòng tỉnh..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> * Hạnh kiểm:. Xếp loại. Năm học 2009 - 2010 SL Tỷ lệ (%) 180/234 76,9 54/234 23,1. Năm học 2010 - 2011 SL Tỷ lệ (%) 188/234 80,4 46/234 19,6. Năm học 2011 - 2012 SL Tỷ lệ (%) 166/232 71,6 61/232 26,2 5/232 2,2. Tốt Khá Trung bình Yếu Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt hàng năm đều đạt từ 97,8% trở lên. Không có học sinh yếu về hạnh kiểm. 3/. Tiêu chí 3: Các hoạt động giáo dục a/. Giáo dục thể chất: - Dạy đủ số tiết Thể dục theo quy định (thực hiện đúng theo chỉ đạo của ngành: dạy trái buổi và học sinh thực hiện đồng phục khi học thể dục). - Giữ vững nếp thể dục buổi sáng và giữa giờ. - Hàng năm khám sức khỏe định kỳ cho học sinh ít nhất 1 lần/ năm. - Sinh hoạt giáo dục giới tính cho học sinh. - Hàng năm đều tham gia Hội khỏe Phù Đổng do ngành tổ chức, đạt kết quả cao trong Hội khỏe phù đổng vòng huyện (2009-2010 đạt 3 giải ở các môn điền kinh, năm học 2010-2011 đạt 4 giải ở các môn điền kinh, năm học 2011-2012 đạt 11 giải ở các môn bóng đá nữ, bóng đá nam, bóng chuyền nữ, bóng chuyền nam và các môn điền kinh, năm học 2012-2013 đạt 5 giải ở môn bóng đá và bóng chuyền nữ và các môn điền kinh) , vòng tỉnh ( đạt huy chương vàng năm 2010-2011, đạt huy chương đồng 2011-2012 ở các môn điền kinh). b/. Xây dựng trường học thân thiện: Trường đã thực hiện Kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo đúng sự chỉ đạo của ngành bắt đầu từ năm học 2008-2009, năm học 2009-2010 và tiếp tục những năm tiếp theo với nhiều hình thức phong phú lôi cuốn được học sinh như: tổ chức trò chơi dân gian, hội diễn văn nghệ, về nguồn... Qua nhiều năm thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được Sở GD&ĐT công nhận và xếp loại xuất sắc về tiêu chuẩn “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2010-2011. Đặc biệt trong nhiều năm qua trường không có bạo lực học đường xảy ra. c/. Giáo dục thẩm mỹ: - Trường đã dạy đủ các khối lớp môn mỹ thuật và thực hiện đủ số tiết theo quy định..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Tổ chức giáo dục nếp sống văn minh lành mạnh, giáo dục đạo đức cho học sinh (thông qua sinh hoạt đầu tuần và hoạt động ngoài giờ lên lớp). - Giáo dục tốt kỹ năng thực hành và hướng nghiệp cho học sinh. Chú trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục hành vi ứng xử giao tiếp có văn hóa cho học sinh, giáo dục cho học sinh cảm nhận và đánh giá cái đẹp trong lối sống. Trong đợt thi vẽ với chủ đề “Trẻ em với an toàn giao thông” vòng tỉnh đạt 2 giải: 01 giải ba và 01 giải khuyến khích. d/. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Thực hiện đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm hàng tháng của ngành với nhiều hình thức và quy mô phù hợp với từng chủ điểm tháng. Ngoài ra, còn tổ chức nhiều hoạt động chuyên đề khác như: sinh hoạt an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục dân số, giáo dục môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng điện, giáo dục kỹ năng sống... - Hàng năm nhà trường đều tổ chức sinh hoạt tập thể thông qua các trò chơi dân gian và hội thi các giải bóng đá, bóng chuyền mừng Đảng, mừng xuân … - Nhìn chung, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở đơn vị thực hiện sôi nổi, hấp dẫn tạo được sự thu hút và tham gia đông đảo của HS, giúp các em tự tin trong sinh hoạt cộng đồng, phát triển nhân cách toàn diện. Từ đó giúp trường đạt được các tiêu chuẩn về “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, kéo giảm tỉ lệ HS bỏ học giúp trường đạt chỉ tiêu về duy trì sĩ số trong nhiều năm qua. e/. Giáo dục kỹ năng thực hành hướng nghiệp: - Đảm bảo đầy đủ chương trình môn công nghệ. - Đảm bảo đầy đủ chương trình môn hướng nghiệp, phân luồng đối với học sinh lớp 9 sau khi tốt nghiệp THCS tham gia học trung cấp nghề. - Hiện trong năm học 2011-2012 43 học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đều vào học lớp 10 ở các trường TPPT Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Thụ. - Nhà trường tổ chức đầy đủ các tiết thực hành Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ,… 4/. Tiêu chí 4: Công tác phổ cập giáo dục THCS Có đầy đủ các loại sổ phổ cập giáo dục THCS, THPT theo quy định. Phân công cụ thể giáo viên phụ trách địa bàn chịu trách nhiệm vận động học sinh ra lớp, cập nhật hồ sơ phổ cập hàng năm, xã Biên Giới đã đạt chuẩn phổ cập THCS vào năm 2006 và tiếp tục duy trì cho đến nay với tỷ lệ đạt chuẩn ngày càng cao: năm 2011 số trẻ trong độ tuổi phổ cập tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ 78,9%, năm 2012 đạt tỷ lệ 79,3% và dự báo năm 2013 đạt tỷ lệ 82,5%. 5/. Tiêu chí 5: - Trong năm học 2009-2010 trường đã được Trung tâm tin học viễn thông Tây Ninh mở lớp tập huấn cho CB-GV-NV các nội dung sau: + Phần mền Văn phòng điện tử (TIC-OFFICE)..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Chương trình quản lý trường học (VNPT-SCHOOL). + Phần mềm sổ liên lạc điện tử. Từ đó đến nay trường khai thác có hiệu quả Tic-offic, VNPT-school, Smas. - Trường được trang bị một phòng học vi tính (25 máy) đã kết nối mạng Internet đưa vào giảng dạy tin học cho HS từ lớp 6 đến lớp 9 ( nhưng chưa thực hiện do điện yếu ). Ngoài ra cũng được trang bị các máy chiếu, laptop phục vụ tốt cho việc giảng dạy của giáo viên. - Nhà trường đã kết nối mạng Internet cho máy tính của Ban giám hiệu, phòng làm việc và phòng Tin học để cập nhật thông tin của Phòng và Sở; báo cáo lên cấp trên qua mạng. -Trong 3 năm học qua giáo viên đã ứng dụng CNTT thông qua dạy giáo án điện tử có hiệu quả, hàng năm số tiết thực hiện khoảng 200tiết; trang web của trường tại địa chỉ cũng được chú trọng và phát huy, giáo viên đều đăng ký thành viên và đưa bài giảng, tư liệu, đề thi thường xuyên lên trang web, hướng dẩn học sinh truy cập đề ôn lại bài. - 100% cán bộ quản lý, giáo viên đều sử dụng được máy vi tính trong công tác giảng dạy. Kết luận: Đạt tiêu chuẩn 3. IV. TIÊU CHUẨN 4: CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ: 1/. Khuôn viên trường: Khuôn viên nhà trường là một khu riêng biệt, có biển trường, tường rào, cổng trường kiên cố. Các khu trong nhà trường được bố trí hợp lí, khang trang, sạch đẹp. Tổng diện tích trường là 12.000 m 2, bao gồm diện tích sử dụng cho phòng học và các công trình khác, diện tích bình quân/ học sinh là: 51.7 m2/ học sinh, vượt so với quy định. 2/. Cơ sở vật chất theo qui định tại điều lệ trường trung học: a. Khu phòng học, phòng bộ môn: - Trường có 12 phòng học (diện tích 49,28 m 2 /1 phòng học), bố trí cho mỗi lớp 1 phòng, bàn ghế học sinh và giáo viên, bảng đúng qui cách, được trang bị quạt điện, đèn đảm bảo thoáng mát, đầy đủ ánh sáng đảm bảo cho việc dạy và học. - Các phòng học bộ môn gồm: + Phòng Tin học : 72,96m2 + Phòng Lab : 72,96m2 + Phòng thực hành môn Vật Lý : 97,28m2 + Phòng thực hành môn Hóa Học : 97,28m2.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> + Phòng thực hành môn Sinh Vật : 97,28m2 + Phòng thực hành môn Công nghệ: 72,96m2 + Phòng nghe nhìn + Bộ môn chung : 49,28m2 + Phòng họp Tổ Tự nhiên: 24,32m2 +Phòng họp Tổ Xã hội: 24,32m2 +Phòng Đoàn Đội: 24,32m2 b. Khu phục vụ học tập: + Thư viện + phòng đọc của học sinh và giáo viên : 73,6m2 + Kho thiết bị : 49,28m2 + Phòng thi đấu đa năng : 500m2. +Phòng Âm nhạc: : 49,28m2 - Nhà trường có 4 máy tính, 2 máy photocopy phục vụ cho công tác quản lý và hành chính. c. Khu Văn phòng: + Phòng Hiệu trưởng : 24,32m2. + Phòng Phó hiệu trưởng : 24,32m2 . + Phòng hành chánh : 24,32 m2 + Phòng Công đòan : 24,32 m2 + Phòng nghỉ GV : 24,32m2. + Phòng Hội đồng sư phạm : 49,28m2. + Phòng thường trực : 9m2. + Phòng y tế : 24,32m2 + Phòng truyền thống Đoàn, Đội : 49,28m2. d. Khu sân chơi: Khu vực sân chơi, bãi tập tổng diện tích: 10.729 m 2. Khu sân chơi xây lát gạch diện tích khoảng 8000 m2 sạch thoáng, đảm bảo vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh sinh hoạt vui chơi, sân trường được trồng cây xanh, cây kiểng tạo bóng mát và vẽ mỹ quan cho trường học, sân trường được trồng cỏ khuôn viên riêng biệt diện tích khoảng 2.729 m2. e. Khu vệ sinh: - Có 02 nhà vệ sinh dành cho CB-GV-NV. - Có 02 nhà vệ sinh dành cho học sinh nam và học sinh nữ. - Khu vệ sinh không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường. - Ngoài ra còn có khu tiêu hủy rác, đốt rác riêng biệt được bố trí cách xa khu làm việc và học tập đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. f. Nhà để xe:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Có nhà để xe dành cho giáo viên và nhà để xe học sinh riêng biệt, đảm bảo an toàn. g. Hệ thống nước: Có 1 bồn chứa nước 2000 lít (bơm từ giếng khoan) và 02 hệ thống nước sạch hợp vệ sinh đảm bảo phục cho sinh hoạt của nhà trường. Hệ thống cấp thoát nước được đảm bảo. h. Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Trường được trang bị 5 bình chữa cháy cá nhân phục vụ cho công tác chữa cháy. 3/. Hệ thống công nghệ thông tin: - Nhà trường đã kết nối mạng Internet cho máy tính của BGH để cập nhật kịp thời thông tin của Phòng, Sở và báo cáo lên cấp trên qua mạng, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường. - Nhà trường bố trí lắp 1 phòng sử dụng máy chiếu cố định để giáo viên dạy trình chiếu giáo án điện tử. Kết luận: Đạt tiêu chuẩn 4. V. TIÊU CHUẨN 5: CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Đây là một công tác quan trọng giúp nhà trường phát huy được sức mạnh của nhân dân góp phần vào sự nghiệp giáo dục. Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, các đoàn thể, tổ chức ở địa phương đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục. Cụ thể như: 1. Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể, tổ chức ở địa phuơng đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục địa phương: Nhà trường tham mưu với chính quyền địa phương xã, huyện ưu tiên ngân sách đầu tư vào việc xây dựng công trình đạt chuẩn quốc gia: gắn 01 bình điện hạ thế cung cấp đủ điện cho các phòng chức năng hoạt động, đo đạc lại diện tích đất tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập dự án xây dựng trường sở, chỉ đạo ban ngành đoàn thể phối hợp với nhà trường vận động học sinh bỏ học ra lớp luôn đảm bảo tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm dưới 2% . - Nhà trường làm tốt công tác tham mưu cho Đảng uỷ và chính quyền địa phương về công tác phát triển, phổ cập giáo dục và giáo dục toàn diện đối với học sinh. - Phối hợp với ban quản lý ấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, Hội liên hiệp phụ nữ xã Vận động 4 học sinh bỏ học ra lớp..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> -Nhà trường phối hợp với công an tỉnh tuyên truyền phòng chống tội phạm và phòng chống ma tuý được 01 cuộc với 232 lượt học sinh tham dự; phối hợp với công an huyện tuyên truyền luật ATGT 2 cuộc với 484 lượt người tham dự; phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã Biên Giới tuyên truyền phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em 1 cuộc với 232 lượt học sinh tham dự; phối hợp với Y tế xã tuyên truyền phòng chống bệnh HIV/AIDS một cuộc với 76 lượt học sinh tham dự; phối hợp Xã Đoàn, cựu chiến binh xã tuyên truyền hình ảnh cao đẹp của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, tinh thần yêu nước của học sinh-sinh viên Việt Nam. Bên cạnh đó, trường còn phối hợp với công an xã Biên Giới làm tốt công tác đảm bảo an toàn trật tự trường học. 2/. Ban đại diện Cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo đúng quy chế hiện hành, hoạt động có hiệu quả trong việc kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục học sinh. Hàng năm, vào đầu năm học trường tổ chức đại hội cha mẹ học sinh thông qua đại hội phụ huynh học sinh bầu Ban Đại diện cha mẹ học sinh gồm 8 thành viên( 01 trưởng ban, 01 phó ban và 06 uỷ viên).Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2011-2012 là ông Nguyễn Văn Cường, ngụ tại ấp Bến Cầu, năm học 2012-2013 là ông Dương Hồng Hà ngụ tại ấp Bến Cầu..Trong các năm học qua, Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn tích cực hoạt động,kề vai sát cánh với nhà trường , tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường làm tốt công tác giảng dạy giáo dục học sinh có hiệu quả: -Thống nhất với nhà trường trong việc thu quỹ hội hỗ trợ cho công tác học tập và khen thưởng của học sinh: năm học 2009-2010 đuợc 1.890.000 đồng; năm học: 2010-2011 được 3.900.000 đồng; năm học 2011-2012 được 7.100.000 đồng. -Thống nhất việc thu tiền thuê người lau dọn sạch sẽ nhà vệ sinh học sinh với mức thu 50.000 đồng/ học sinh/năm đã cải thiện tốt môi trường vệ sinh cho học sinh tạo cho các em có nơi giải quyết sinh hoạt thoải mái, hợp vệ sinh. -Vận động các mạnh thường quân hỗ trợ tiền xe đua rước học sinh tham gia các cuộc thi học sinh giỏi, hội khoẻ Phù Đổng vòng huyện : 2.500.000 đồng; -Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp cùng địa phương vận động kinh phí từ các đơn vị kinh doanh và các nhà hảo tâm ở địa phương, các mạnh thường quân, hội chữ thập đỏ, hội khuyến học về vật lực và tài lực hỗ trợ học sinh trong hoc tập trong 3 năm: 92.360.000 đồng. 3/. Mối quan hệ và thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, phòng ngừa đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường. - Thông qua các cuộc họp CMHS vào đầu năm, cuối HKI, và cuối năm; các cuộc họp hàng tháng với Ban đại diện CMHS, nhà trường kịp thời thông báo các.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành, các chính sách đãi ngộ đối với HS, báo cáo việc học tập ở trường của HS để CMHS nắm, đồng thời CMHS thông tin lại để nhà trường nắm được việc học tập và rèn luyện của từng HS ở nhà để thống nhất biện pháp phối hợp giáo dục từng HS. - Ngoài ra, trường còn thực hiện tốt việc liên lạc giữa nhà trường và gia đình thông qua sổ liên lạc, trong năm học 2012-2013 trường đưa sổ liên lạc điện tử vào sử dụng trong học kỳ II. Mỗi năm học nhà trường liên lạc với gia đình 4 lần vào từng thời điểm sau khi kiểm tra chất lượng giữa HKI, cuối HKI, giữa HKII và cuối HKII. Đồng thời nếu phát hiện có vấn đề đột xuất về học tập hoặc đạo đức của HS hoặc cần sự hỗ trợ của CMHS thì GVCN hoặc BGH trực tiếp mời bằng thư mời riêng. -Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên liên lạc với nhà trường, tham gia cùng nhà trường và ban ngành đoàn thể vận động học sinh bỏ học ra lớp được 4 học sinh; nhắc nhở, giáo dục học sinh không vi phạm luật an toàn giao thông . - Trong 03 năm học vừa qua trường chưa phát hiện các hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội xảy ra trong nhà trường. 4/.Vận động hợp lý và có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và điều kiện nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường: Chi hội khuyến học của trường tích cực hoạt động phối kết hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, vận động mọi người chung tay góp sức xây dựng vật chất cho trường ngày càng khang trang. Đầu năm học 2012-2013, chi hội đã vận động cha mẹ học sinh đóng góp tiền bạc để trang trí phòng học và các phòng chức năng được 8.660.000 đồng, các mạnh thường quân đóng góp trong 3 năm qua 18.100.000 đồng đầu tư vào việc tu bổ, xây dựng cơ sở vật chất từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy để tập trung xây dựng trường chuẩn quốc gia đã đạt được như ngày hôm nay. 5/. Việc thực hiện các qui định về công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, các nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo đúng qui định hiện hành. Nhà trường thực hiện đúng các qui định về công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, các nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ theo đúng qui định hiện hành thông qua các hình thức: thông qua Hội đồng sư phạm ở buổi họp hội đồng sư phạm, niêm yết ở phòng hội đồng giáo viên, báo cáo với phụ huynh học sinh hàng tháng, cuối HKI và cuối năm học. Đánh giá chung, công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường có nhiều khởi sắc, tạo nguồn động viên, khích lệ cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Kết luận: Đạt tiêu chuẩn 5.. C/. ĐÁNH GIÁ CHUNG : Trường THCS Biên Giới xét thấy đơn vị đã đạt 5 tiêu chuẩn của quy chế công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư số 06/2010/TTBGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có được những thành tích hôm nay, là kết quả của sức mạnh tổng hợp từ nhiều phía. Trước hết là sự nỗ lực phấn đấu và lòng quyết tâm của tập thể CB-GVNV, học sinh nhà trường, dưới sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo Ngành, lãnh đạo địa phương cùng với sự tận tình của các bậc cha mẹ học sinh hết lòng vì sự nghiệp giáo dục. Nhà trường chân thành ghi nhận tất cả những đóng góp quý báu của mọi người với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc. Qua quá trình phấn đấu liên tục để trường đạt chuẩn quốc gia, nhà trường rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích: Muốn tranh thủ được sự chỉ đạo kịp thời của các cấp Lãnh đạo, huy động được của sức mạnh cộng đồng, đòi hỏi nhà trường phải luôn chủ động tìm hướng đi đúng đắn, thực hiện tốt công tác chuyên môn, chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của cấp trên, nhạy bén trong sự nghiệp đổi mới của Ngành và của đất nước. Tiếp thu chỉ đạo, vận dụng và tổ chức thực hiện có hiệu quả, biết dựa vào dân, lấy dân làm gốc đó là yếu tố quyết định chất lượng thành công. Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết nội bộ chung sức chung lòng phấn đấu không ngừng của tập thể CB-GV-NV: “Tất cả vì học sinh thân yêu” sẽ tạo nên uy tín của nhà trường với nhân dân, là nhân tố quan trọng để làm nên thành tích . Tuy nhiên tập thể thầy cô giáo và học sinh nhà trường cũng nhận thức một cách sâu sắc rằng đạt được chuẩn quốc gia chỉ là bước khởi đầu, vì “ làm nên thành tích là khó, nhưng giữ được thành tích còn khó hơn nhiều”, tập thể CB-GV-NV nhà trường quyết tâm giữ vững những thành tích đã đạt được và kiên trì phấn đấu bước tiếp trên con đường vì một nền giáo dục tiến bộ đáp ứng với yêu cầu thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chung tay xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh và hiện đại. D/.HƯỚNG PHẤN ĐẤU DUY TRÌ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC: Để củng cố các tiêu chuẩn những năm tiếp theo, nhà trường xác định một số phương hướng chính như sau: 1/ Coi trọng yêu cầu nâng cao chất lượng của cả 5 tiêu chuẩn, từng bước hoàn thiện để tiến tới mô hình trường chuẩn quốc gia..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 2/ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục đạo đức học sinh, thực hiện có hiệu quả yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, coi đây là động lực thúc đẩy tiến trình chuyển biến về chất lượng. 3/ Cải tiến công tác quản lý và đổi mới các phương thức hoạt động của nhà trường theo hướng khoa học, hiện đại, hiệu quả.Sử dụng có hiệu quả Đồ dùng dạy học được trang bị. 4/ Coi trọng các mối quan hệ liên kết giữa nhà trường và xã hội, thực hiện phương châm xã hội hóa giáo dục một cách toàn diện góp phần xây dựng nhà trường ngày càng hoàn thiện. 5/ Đẩy mạnh phong trào thi đua trong giáo viên, nhất là công tác hội giảng vòng huyện, tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng của học sinh. 6/ Quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các khối lớp, bồi dưỡng lâu dài từ lớp 6 để tạo nguồn vững chắc cho phong trào thi học sinh giỏi của khối lớp 9. Trên đây là báo cáo tóm tắt quá trình phấn đấu đạt chuẩn quốc gia của Trường THCS Biên Giới. Trân trọng báo cáo. Nơi nhận:. HIỆU TRƯỞNG. - UBND huyện Châu Thành; - Sở Giáo dục và Đào tạo; - Phòng Giáo dục và Đào tạo; - Lưu.. Lại Thị Ngọc Lợi.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×