Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BAI DU THI TIM HIEU PHU NU BINH DUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.59 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI DỰ THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ PHONG TRÀO,NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI PHỤ NỮ TỈNH NHIỆM KỲ VÀ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐBPNTQ LẦN THỨ XI  Câu 1: Anh, chị hãy cho biết chủ đề Đại hội đại biểu Hội LHPN tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ IX (2011 – 2016) là gì? Đại họi diễn ra vào thời gian nào, có bao nhiêu đại biểu chính thức. Đại hội diễn ra vào thời gian nào, có bao nhiêu đại biểu chính thức. Đại hội bầu ra BCH nhiệm kỳ IX gồm bao nhiêu đồng chí. Kể tên Chủ tịch, phó chủ tịch? Trả lời: - Chủ đề Đại hội nhiệm kỳ IX ( 2011 – 2016 ) là: Phụ nữ Bình Dương đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, phát triển, thực hiện bình đẳng giới, góp phần xây dựng Bình Dương ngày càng giàu đẹp - Đại hội diễn ra trong 2 ngày 20 và 21 tháng 10 năm 2011 có 250 đại biểu chính thức tham gia - BCH nhiệm kỳ ( 2011 – 2016 ) gồm 47 đồng chí + Chủ tịch:: Đoàn Thị Diệu Hiền + Phó chủ tịch: Nguyễn Thị Phượng, Đặng Thị Mộng Huyền, Trần Thị Mười Bảy Câu 2: Anh, chị hãy cho biết Nghị quyết Đại hội Đại biểu Hội LHPN tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ IX (2011 – 2016) đề ra bao nhiêu vấn đề ưu tiên? Nêu cụ thể từng vấn đề ưu tiên đó? Trình bày mục tiêu, các chỉ tiêu chủ yếu, những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ IX (2011 – 2016). Trả lời: - Nghị quyết đề ra 4 vấn đề ưu tiên là: 1 – Tập trung công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội và công tác cán bộ nữ chuẩn bị nguồn nhân sự tham mưu cho các ngành các cấp trong việc quy hoạch, đề bạt cán bộ nhằm tăng tỉ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý 2- Mở rộng loại hình tập hợp phụ nữ trên địa bàn dân cư và trong các doanh nghiệp tư nhân 3- Vận động hội viên, phụ nữ tích cực thực hiện nếp sống văn minh đô thị và xây dựng nông thôn mới 4 – Thí điểm xây dựng dịch vụ gia đình và nhóm trẻ * 6 nhiệm vụ trong tâm: 1. Tạo sự chuyển biến trong giáo dục phẩm chất, đạo đức, nâng cao trình độ, học lực về mọi mặt của phụ nữ đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Thực hiện tốt vai trò đại diễn, tham gia xây dựng phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách phát triển kinh tế xã hội và bình đẳng giới; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em 3. Vận động phụ nữ phát huy vai trò tích cực, chủ động xây dựng gia đình “ No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” 4. Nâng cao hiệu quả hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, công tác giảm nghèo, cải thiện môi trường 5. Chú trọng công tác củng cố, phát triển tổ chức Hội đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động 6. Tăng cường công tác đối ngoại nhân dân, tích cực tham gia tốt công tác quốc phòng an ninh Câu 3: Anh (chị) cho biết phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” được phát động trong giai đoạn nào. Nêu những nội dung chính và kết quả thực hiện phong trào? Trả lời: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động phong trào “ Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN” giai đoạn ( 1977 – 1987 ) với khẩu hiệu “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà, thực hiện nam nữ bình đẳng” gồm 4 nội dung: 1 . Thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm 2. Phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu 3. Tổ chức gia đình tốt, nuôi dạy con theo 5 điều Bác Hồ dạy 4. Đoàn kết học tập, thương yêu giúp nhau tiến bộ * Kết quả thực hiện phong trào: 1. Thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm: Thường xuyên phát động chị em khai hoang, tăng vụ, chủ yếu trồng cây lương thực để giải quyết tình trạng thiếu lương thực trong tỉnh . Bên cạnh đó, phát động phong trào chế biến màu thủ công tại gia đình để sử dụng vào bữa ăn hằng ngày thay gạo: sơ chế khao mì bằng xắt lát phơi khô, làm phân hữu cơ, làm thủy lơi, chị em đã ủ 23.882 tấn phân hữu cơ ( 22.907 tấn phân chuồng, 964 tấn phân xanh và 12 tấn phân bắc), 13 ngàn giạ tro, đóng góp 4 vạn 104 ngày công lao động để làm thủy lợi, riêng phụ nữ Thị xã, Tân Uyên, Thận An đã tham gia 3.869 ngày công thủy lợi Về chăn nuôi: Phát động phong trào “ mỗi người 5 gà, mỗi nhà 1-2 heo” đã được đông đảo tầng lớp phụ nữ tham gia tích cự c Từ 8/3/ 1978 Phụ nữ chính thức gửi tiền tiết kiệm . Năm 1979 hưởng ứng chủ trương của Mặt trận Tổ Quốc, phong trào tiết kiệm trong phụ nữ đã hình thành . Tổng kết có 13.379 chị em thực hiện gửi tiền tiết kiệm với số tiền 1.023 triệu đồng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2. Phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu: Chị em vận động hàng vạn lượt người thân của gia đình đi làm nghĩa vụ biên giới, đóng góp hàng vạn ngày công tham gia tuyến phòng thủ biên giới . Vận động 1.841.992 bàn chông sắt, 7.763 cột sắt, 104.924 mét kẽm gai, vận động 64 tấn gạo, tiền bác và thực phẩm với giá trị 78.228 đồng để chăm lo đời sống lực lượng nghĩa vụ ở biên giới . Chị em các xã biên giới vừa sản xuất vừa bảo vệ biên giới, bảo vệ thôn xóm. Xây dựng thành công tuyến biên giới góp phần to lớn vào cuộc bảo vệ toàn vẹn biên cương Tây nam tổ quốc, giải phóng Cam pu chia khỏi họa diệt chủng của bọn Khmer đỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc lao động xây dựng đất nước Cùng với thắng lợi trên, trong nội địa, thực hiện kế hoạch phòng chống bạo loạn, truy quét tội phạm, chị em đã tham gia phát động quần chúng để nâng cao ý thức cảnh giác, chống bọn phản động nội địa góp phần phát hiện 1781 vụ trong đó 64 vụ có liên quan về an ninh chính tri, 1.300 vụ trộm, 20 vụ cướp và 393 vụ tệ nạn xã hội . Các chị còn tham gia phong trào dân quân tự vệ, phòng gia bảo mật để bảo vệ cơ quan, xã ấp. Tiêu biểu nhất là đội dân quân mang tên Lê Thị Hồng Chiêm của Chánh Mỹ với 190 chị em 3. Tổ chức gia đình tốt, nuôi dạy con theo 5 điều Bác Hồ dạy Nhằm giúp chị em trong cơ quan, nhà máy yên tâm công tác . Hội Phụ nữ Tỉnh đề nghị tiếp quản Trường Trung Dung xây dựng Nhà trẻ đầu tiên của Tỉnh là Nhà trẻ 8/3. Đến năm 1985 có 473 nhà, nhóm trẻ với 2.474 cô nuôi dạy trẻ cho trên 11 nghìn cháu. Năm 1979, ngoài các trường MG thuộc các khu vực thị xã, thị trấn, khu vực đông dân cư đã có 1 số xã có trường MG thu hút 13.231 cháu đến lớp cùng với số trẻ nhà trẻ đã chiếm tỉ lệ 16,8% dân số lúc bấy giờ. Đến năm 1983 toàn Tỉnh đã có 480 lớp MG thu hút 13.995 cháu theo học Hưởng ứng phong trào “ Trồng 1 cây, nuôi 1 con” chị em đã trồng trên 27 ngàn cây ăn trái, nuôi hàng trăm con gà đẻ . Phong trào “ Nuôi con khỏe, dạy con ngoan” cũng được chị em hưởng ứng nhiệt tình, góp phần đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước . Hàng vạn cháu được bình chọn “ Cháu ngoan Bác Hồ” tham gia Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ cấp Tỉnh Phong trào chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em: Các cấp Hội Phụ nữ đã phối hợp góp công góp sức cùng y tế xây dựng 18 trạm xá, 8 phòng sanh ở các xã. Hội tiến hành cùng ngành y tế vận động sinh đẻ có kế hoạch với mục tiêu mỗi gia đình chỉ có 2 con . Phát động chị em đi khám và điều trị phụ khoa, theo dõi quản lý thai nghén để điều trị kịp thời . Kết quả trong 10 năm chị em thực hiện các biện pháp tránh thai ngày càng nhiều: Năm 1979 có 3.000 chị em sử dụng biện pháp tránh thai thì năm 1981 có hơn 9.000 người và 1983 lên đến 35.092 chị em thực hiện góp phần giảm tỉ lệ tăng dân số của Tỉnh từ 3,4% xuống còn 2,2% . Số chị em được khám và điều trị các bệnh phụ khoa năm 1981 là 70.351 người trong đó có 13.397 người được điều trị ; năm 1983 có 77.470 chị em được khám và điều trị.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em: Hội Phụ nữ đã phối hợp với ngành Tư pháp phát hành 5 ngàn tài liệu, tổ chức học tập cho 483 ngàn chị em . Các cấp hội xây dựng Tổ hòa giải tham gia giáo dục, giải quyết trên 1.000 mâu thuẩn gia đình . Điển hình như ở Tổ hòa giải An Thanh ( Thuận An) 4. Đoàn kết học tập, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ: * Phong trào bình dân học vụ, học bổ túc văn hóa: Hàng vạn chị em phụ nữ ở thành thị và nông thôn đã tích cực tham gia phong trào xóa mù chữ. Hưởng ứng phong trào văn hóa mới, chị em đã phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp nhau về ngày giờ công, giúp đỡ những gia đình neo đơn, có chồng con đang phục vụ biên giới, làm nhiệm vụ quốc tế campuchia……Ngoài ra Hội còn vận động đóng góp hàng chục triệu đồng cho đồng bào bị lũ lụt ở miền Tây Nam Bộ, miền Trung …..thực hiện ăn chín, uống chín; thực hiện xây dựng 3 công trình phúc lợi ( cầu tiêu, nhà tắm, giếng nước) để đảm bảo sức khỏe cộng đồng Câu 4: Anh (chị) cho biết từ khi thành lập đến nay Hội LHPN tỉnh Bình Dương trải qua bao nhiêu kỳ Đại hội. Cho biết tên Chủ tịch, Phó chủ tịch qua các thời kỳ (từ năm 1975 – 2005)? Hãy nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm qua các kỳ Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh trong 10 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn (1977 – 1987). Trả lời: Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh bình Dương đã trải qua 9 kỳ Đại hội Chủ tịch, Phó Chủ tịch qua các thời kỳ ( 1975 - 2005 ) Sau 30/4/ 1975 tổ chức phụ nữ giữ nguyên theo đơn vị hành chánh tỉnh Tỉnh Thủ Dầu Một: Hội trưởng là Bà Nguyễn Thị Rẽ Tỉnh Bình phước: Hội trưởng là Bà Trần Thị Ký Năm 1976 Tỉnh Thủ Dầu một và Tỉnh Bình phước sát nhập thành tỉnh sông Bé BCH lâm thời: Hội trưởng là Bà Nguyễn Thị Liên Hội phó là Bà Trần Thị Ký Năm 1977 – 1979 Đại hội phụ nữ lần thứ I: Lưu Hồng Thoại – Hội trưởng Trần Thị Ký – Hội phó Trần Thị Hữu – Hội phó Năm 1979 – 1983 Đại hội phụ nữ lần thứ II: Trần Thị Ký – Hội trưởng Nguyễn Thị Hồng Vân – Hội phó TT Lê Thị Được – Hội phó Năm 1983 – 1987 Đại hội phụ nữ lần thứ III:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Nguyễn Thị Én – Hội trưởng Nguyễn Thị Nhung – Hội phó TT Huỳnh Nga – Hội phó Năm 1987 – 1992 Đại hội phụ nữ lần thứ IV: Nguyễn Thị Hồng Vân – Hội trưởng Nguyễn Thị Đào – hội phó TT Nguyễn Thị Nhung – Hội phó Năm 1992 – 1997 Đại hội phụ nữ lần thứ V: Nguyễn Thị Hồng Vân – Chủ tịch Nguyễn Thị Đào – PCT Thường trực Nguyễn Thị Nhung – Phó Chủ tịch Năm 1997 – 2001 Đại hội phụ nữ lần thứ VI: Nguyễn Thị Nhung – Chủ Đoàn Thị Diệu Hiền - PCT T . Nguyễn Thị The – Phó Chủ tịch Năm 2001 – 2006 Đại hội phụ nữ lần thứ VII: Nguyễn Thị Nhung – Chủ tịch năm 2003 chuyển công tác Ban Dân vận Đoàn Thị Diệu Hiền – thay thế Đ/c Nhung năm 2003 Nguyễn Thị The – Phó chủ tịch ( năm 2004 chuyển sang Chữ thập đỏ) Phan Thị hậu – Phó Chủ tịch ( năm 2004 ) Nguyễn Thị Phượng – Phó Chủ tịch ( năm 2004 ) Trần Thị Liên – Phó Chủ tịch ( năm 2005 ) Trong 10 năm xây dựng và bảo vệ tổ quốc thời kỳ 1977 – 1987, Hội đã trải qua 3 nhiệm kỳ đại hội . Đây là thời kỳ cùng cả nước phong trào phụ nữ vượt qua nhiều khó khăn, thử thách: tình trạng đói kém, thiếu thốn sau chiến tranh cùng với tình hình sâu rầy phá hoại mùa màng, đối phó với chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, chiến tranh xâm lược của Bắc Kinh biên giới phía Bắc …….Chính trong gian khổ, phong trào phụ nữ đã phát huy phẩm chất: “chịu thương, chịu khó” “ trung hậu, đảm đang”, tổ chức Hội phụ nữ Tỉnh không ngừng phát triển Đại hội lần thứ I ( nhiệm kỳ 1977 – 1979) vào năm 1977 tại Trường cán bộ nông nghiệp ( Hòa Lợi – Bến Cát ) có 127 đại biểu về dự . Nhiệm vụ trọng tâm là: Vận động phong trào lao động sản xuất, chăn nuôi, tiết kiệm; tích cực tham gia phong trào làm ăn tập thể; triển khai cuộc vận động định canh, định cư vùng đồng bào dân tộc, đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới; tích cực xây dựng phòng chống biên giới, tham gia phong trào bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự xã hội ; tham gia giải quyết chăm lo quyền lợi và đời sống phụ nữ và trẻ em; xây dựng tổ chức Hội và phát triển hội viên Liên hiệp Đại hội lần II ( 1980 – 1983 ):.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Nhiệm vụ trọng tâm là: Phát động phong trào lao động sản xuất, tiết kiệm; tập trung sản xuất lương thực, chế biến nông sản; Nâng cao tinh thần tự giác cách mạng với tư thế sẵn sàng chống lại âm mưu và hành động xâm lược của nhà cầm quyền Bắc Kinh ; Phát động và tổ chức phong trào đấu tranh khắc phục những mặt tiêu cực trong các hoạt động kinh tế - xã hội, nhất là tệ nạn ăn cắp, hối lộ và ức hiếp quần chúng nhân dân * Đại hội lần thứ III ( 1983 – 1987 ) từ ngày 26 đến 28 / 10/ 1983 . Nhiệm vụ trọng tâm là: Tiếp tục thực hiện phong trào người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vận động phong trào làm ăn tập thể; tập trung chăm lo và giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi, đời sống phụ nữ và trẻ em; Xây dựng và củng cố Hội, nâng cao chất lượng lãnh đạo, hoạt động của cơ sở; phát triển hội viên đều khắp, gắn tổ chức với các tổ chức kinh tế - xã hội khác Câu 5: Anh (chị) nêu nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chấp hành, Ban thường vụ của Hội LHPN cấp cơ sở và những điều kiện để trở thành hội viên, quyền, nhiệm vụ của Hội viên quy định trong Điều lệ Hội LHPN Việt Nam? Hãy cho biết những điểm mới được sửa đổi, bổ sung trong Điều lệ Hội LHPN Việt Nam năm 2012? Trả lời: * Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành Nắm tình hình đời sống, tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của hội viên phụ nữ, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội Liên hiệp phụ nữ cấp trên Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết đại hội, nghị quyết Ban chấp hành hội cùng cấp và hội cấp trên Tham gia góp ý xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án và giám sát việc thực hiện; phát hiện và có biện pháp giải quyết kịp thời khi quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ bị vi phạm Công nhận hội viên, tuyên truyền, vận động và tổ chức cho hội viên thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của hội viên theo quy định của Điều lệ Bầu ban thường vụ trong số ủy viên Ban Chấp hành cùng cấp; bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch trong số ủy viên Ban Thường vụ cùng cấp Ban Chấp hành họp 3 tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường * Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thường vụ 1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành; triệu tập và chuẩn bị nội dung họp Ban Chấp hành 2. Quản lý, phát triển hội viên; xây dựng, quản lý quỹ hội; thu, chi, trích nộp hội phí và sử dụng các nguồn thu đảm bảo đúng quy định của pháp luật và quy định của tổ chức hội.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3. Ban Thường vụ một tháng họp 1 lần, khi cần có thể họp bất thường * Điều kiện trở thành hội viên: Phụ nữ Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi làm việc, nơi cư trú, tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia tổ chức Hội thì được công nhận là hội viên * Quyền của hội viên: 1. Được dân chủ thảo luận và biểu quyết chủ trương, nhiệm vụ công tác Hội; được góp ý, đề đạt nguyện vọng với tổ chức Hội ; được tham gia hoạt động, sinh hoạt Hội tại nơi cư trú và nơi làm việc 2. Được Hội hướng dẫn, giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng 3. Được ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan lãnh đạo của hội theo quy định * Nhiệm vụ của hội viên: 1. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân 2. Chấp hành Điều lệ Hội, tích cực tham gia sinh hoạt và các hoạt động Hội, đóng hội phí theo quy định của Điều lệ 3. Học tập nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt, giữ gìn uy tín và xây dựng tổ chức hội vững mạnh 4. Đoàn kết, giúp nhau trong công tác, học tập, lao động, đời sống, xây dựng gia đình hạnh phúc, phấn đấu thực hiện bình đẳng giới * Những điểm mới trong Điều lệ Hội LHPN Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2012: Tăng 1 Chương so với Điều lệ hiện hành do tách chương công tác kiểm tra, khen thưởng, kỉ luật thành 2 chương: Chương công tác kiểm tra và chương khen thưởng, kỉ luật Tăng 3 điều so với Điều lệ hiện hành là: 01 điều quy định riêng về cơ quan lãnh đạo Hội các cấp ( Điều 11 ) 01 Điều quy định riêng về cách thức bầu cử và điều kiện trúng cử ( Điều 15 ) Tách khoản 3,4,5 Điều 13 Điều lệ hiện hành thành 02 Điều lệ về bầu bổ sung và chỉ định Ban chấp hành, Đoàn chủ tịch, Ban Thường vụ, Chủ tịch, phó Chủ tịch * Phần mở đầu: Bổ sung quy định “ Hội LHPN Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị của Đảng ….” Để khẳng định vai trò, sứ mệnh to lớn của tổ chức Hội *Về chức năng của Hội ( Điều 1 ): Bổ sung nội dung giáo dục “ chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng,phẩm chất đạo đức, lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vận động các tầng lớp phụ nữ chủ động, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; chăm lo cải thiện đời sống vật.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> chất, tinh thần cho phụ nữ” để thực hiện chức năng của các đoàn thể theo tinh thần cương lĩnh xây dựng đất nước * Về điều kiện trở thành hội viên: ( Điều 3 ) Thay từ “ kết nạp” bằng từ “ công nhận”, quy định thủ tục trở thành hội viện thật đơn giản, dễ thực hiện * Về đối tượng hội viên nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động và nữ thanh niên ( Điều 4 ): bổ sung nhóm đối tượng hội viên là nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động là lực lượng nòng cốt trong phong trào phụ nữ. Bổ sung quy định về hội viên là nữ thanh niên, là lực lượng xung kích trong phong trào phụ nữ * Về hệ thống tổ chức Hội các cấp: Quy định “cơ quan chuyên trách Hội cấp TW, tỉnh, huyện là cơ quan tham mưu giúp việc cho Ban chấp hành, Đoàn chủ tịch hoặc Ban Thường vụ cùng cấp” nhằm tạo cơ sở pháp lý trong hệ thống của hệ thống Hội * Về chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch và phó chủ tịch ( Điều 16) . Điều lệ sửa đổi quy định chỉ định chính thức, không chỉ định lâm thời đối với các chức danh ban chấp hành, Ban thường vụ, các chức danh chủ chốt. Sửa đổi quy định về nhiệm kỳ hoạt động của Ban chấp hành, Ban Thường vụ, các chức danh chủ chốt được chỉ định không nhất thiết phải đủ 5 năm * Về quy định mức đóng tiền hội phí ( điều 24 ): Nâng mức hội phí từ 500 đ lên 1000 đ/ 1 hội viên/ tháng tạo nguồn kinh phí cho Hội hoạt động * Về thẩm quyền Hướng dẫn thi hành Điều lệ hội ( điều 25 ): Nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn của Ban chấp hành và hiệu lực pháp lý của văn bản Hướng dẫn thi hành Điều lệ, Dự thảo Điều lệ Hội sửa đổi bổ sung gia thẩm quyền Hướng dẫn thi hành cho Ban Chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam Câu 6: Anh (chị) nêu mục tiêu, các chỉ tiêu chủ yếu trong nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI nhiệm kỳ (2012 – 2017) của Hội LHPN Việt Nam và những giải pháp thực hiện? Trả lời: Mục tiêu: Đoàn kết, vận động phụ nữ phát huy nội lực, chủ động, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc; xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt nam yêu nước, có sức khỏe, có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới 8 chỉ tiêu phát triển nhiệm kỳ 2012 – 2017 là: 80% trở lên phụ nữ được Hội tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và giáo dục phẩm chất đạo đức thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 100% gia đình hội viên được tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện cuộc vận động “ xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” trong đó 70% trở lên hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “ 5 không, 3 sạch” Cuối nhiệm kỳ, ít nhất 700.000 chủ hộ nghèo là phụ nữ được vay vốn và được Hội giúp đỡ, trong đó ít nhất 400.000 hộ thoát nghèo, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 10.000 mái ấm tình thương, vận động hội viên tiết kiệm tạo nguồn vốn phát triển sản xuất đạt 5.000 tỷ đồng Tư vấn, giới thiệu và tạo việc làm cho 100.000 lao động nữ, đào tạo nghề cho 50.000 lao động nữ, trong đó 70% có việc làm sau học nghề Đề xuất được ít nhất 5 chính sách về các lĩnh vực hỗ trợ gia đình, hỗ trợ nhóm phụ nữ đặc thù, phát triển nguồn nhân lực nữ và cán bộ nữ Hàng năm, 100% Hội LHPN cấp tỉnh giám sát ít nhất 2 chính sách; 100% Hội LHPN cấp Huyện, 80% cơ sở hội giám sát ít nhất 01 chính sách có liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới 100% cán bộ chủ chốt cấp tỉnh đạt chuẩn chức danh theo quy định; 90% trở lên cán bộ chủ chốt cấp Huyện và Chủ tịch Hội Liên Hiệp phụ nữ cấp cơ sở đạt chuẩn chức danh về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị Tỷ lệ thu hút hội viên đạt ít nhất 75% trong tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên 3 khâu đột phá: Tạo chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững Xây dựng cơ chế quy định trách nhiệm của Hội trong công tác cán bộ nữ và chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp, đạc biệt là cấp TW và cơ sở Những giải pháp thực hiện: - Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, giáo dục, truyền thông của Hội - Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp - Cải tiến công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý trong hệ thống Hội, khắc phục biểu hiện hành chính hóa, hình thức - Đầu tư cho công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và phản biện xã hội phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng cấp Hội - Mở rộng, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp và vận động nguồn lực.. Câu 7: Cho biết những điểm tâm huyết của anh (chị) đối với hoạt động Hội và phong trào phụ nữ tỉnh Bình Dương trong thời gian qua. Nêu những ý tưởng hoặc giải pháp của anh (chi) nhằm thực hiện thắng lợi Nghị.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> quyết Đại hội phụ nữ tỉnh nhiệm kỳ IX (2011-2016) và phong trào phụ nữ tỉnh trong thời gian tới? Tham gia phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các phong trào, cuộc vận động do các cấp, các ngành phát động. + Đoàn kết, Vận động phụ nữ phát huy nội lực, chủ động, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. + Xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa. Cần xây dựng Phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, các tầng lớp phụ nữ đã hăng hái tham gia phong trào thi đua yêu nước, tích cực học tập, kiên trì, bền bỉ phấn đấu, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, đóng góp hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế, giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội cần tiếp tục tổ chức và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, các cuộc vận động để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ, lôi cuốn đông đảo chị em tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như chủ động giải quyết những vấn đề của chính phụ nữ; phát động nhiều phong trào thiết thực, vận động chị em tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Cùng với sự phát triển của đất nước, trình độ, năng lực, vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng lên người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động trong tất cả mọi công việc trong nghề, trong xã hội. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu công tác phụ nữ trong tình hình mới; tổ chức lãnh đạo cũng như xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể để tạo bước chuyển biến rõ rệt về hiệu quả công tác phụ nữ ở từng ngành, địa phương, đơn vị. quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội Các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan thông tin đại chúng cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; chú trọng tuyên truyền gương phụ nữ điển hình tiên tiến.. Cần xây dựng Phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, các tầng lớp phụ nữ đã hăng hái tham gia phong trào thi đua yêu nước, tích cực học tập, kiên trì, bền bỉ phấn đấu, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, đóng góp hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế, giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều tâm huyết nhất của mình muốn góp ý kiến với BCH Hội LHPN : đơn vị, cấp xã, huyện, tỉnh để góp phần xây dựng Phụ nữ tỉnh Bình Dương đoàn kết, bình đẳng, đổi mới và phát triển, góp phần xây dựng tỉnh Bình Dương ngày càng giàu mạnh + Tham gia phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các phong trào, cuộc vận động do các cấp, các ngành phát động. + Đoàn kết, Vận động phụ nữ phát huy nội lực, chủ động, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. + Xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> + Thực hành tiết kiệm, phát triển sản xuất và giảm nghèo. ---------------***---------------. phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, các tầng lớp phụ nữ hăng hái tham gia phong trào thi đua yêu nước, tích cực học tập, kiên trì, bền bỉ phấn đấu, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, đóng góp hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế, giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với sự phát triển của đất nước, trình độ, năng lực, vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng lên; đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ từng bước được cải thiện.. phong trào phụ nữ và Hội Phụ nữ để có những biện pháp cụ thể, đưa những quan điểm, tư tưởng, chủ trương của Đảng vào cuộc sống. Hội cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục các tầng lớp phụ nữ, các giới phụ nữ hưởng ứng thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy sức mạnh, thế mạnh của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực; đồng thời chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ. Hội cần tiếp tục tổ chức và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, các cuộc vận động để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ, lôi cuốn đông đảo chị em tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như chủ động giải quyết những vấn đề của chính phụ nữ; phát động nhiều phong trào thiết thực, vận động chị em tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn. Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và từng gia đình. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu công tác phụ nữ trong tình hình mới; tổ chức lãnh đạo cũng như xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể để tạo bước chuyển biến rõ rệt về hiệu quả công tác phụ nữ ở từng ngành, địa phương, đơn vị; quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội. Các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan thông tin đại chúng cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giới và.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; chú trọng tuyên truyền gương phụ nữ điển hình tiên tiến; lên án, đấu tranh chống tư tưởng coi thường phụ nữ, các hành vi phân biệt, đối xử, xâm hại, xúc phạm tới nhân phẩm phụ nữ. Thường xuyên quan tâm đến việc phát triển, giới thiệu những cán bộ nữ xuất sắc vào đảng, vào những vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị để tỷ lệ cán bộ nữ tăng về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ nữ không ngừng phấn đấu, rèn luyện, phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác hiện nay. Các cấp Ủy Đảng cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để các cấp Hội hoạt động có hiệu quả; Cần quy định trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ, Đảng đoàn, Ban Thường vụ, tổ chức Nữ công các cấp được tham gia ở khâu nào trong quy trình công tác cán bộ để phát huy vai trò thực chất của các tổ chức này Có chế độ chính sách phù hợp cho cán bộ nữ, nhất là cán bộ nữ ở cơ sở, để thu hút được nguồn cán bộ đã qua đào tạo về công tác tại địa phương, bảo vệ hợp pháp quyền và lợi ích chính đáng của chị em phụ nữ..

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×