Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước đến cây lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.94 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHAN VĂN PHƯỚC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG KALI,
LƯU HUỲNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI ĐẾN CÂY LẠC
TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

HUẾ - 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHAN VĂN PHƯỚC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG KALI,
LƯU HUỲNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI ĐẾN CÂY LẠC
TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 8.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HỒNG THỊ THÁI HỊA


HUẾ - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Thành phố Huế, ngày

tháng 7 năm 2018

Tác giả

Phan Văn Phước


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, thực tập và hồn thành Luận văn này, tơi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình, q báu của thầy cơ, bạn bè và người thân. Nhân đây tơi xin
bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:
 Cơ giáo PGS.TS. Hồng Thị Thái Hịa, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành Luận văn.
 Tơi xin chân thành cảm ơn ThS. Đỗ Thành Nhân-Viện KHKT Duyên hải nam

trung Bộ, chính quyền địa phương xã Bình Trung, HTX Tứ Sơn life, huyện Thăng
Bình và bà con nơng dân tại đây đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt đề
tài của mình.
 Tơi xin chân thành cảm ơn các cơ quan: Sở Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm
Khuyến nông Quảng Nam đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện và thu thập các thông tin
cần thiết để phục vụ cho Luận văn này.
 Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã góp
ý, giúp đỡ, chia sẽ và động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện
đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do kiến thức và năng lực còn nhiều hạn chế nên
khơng thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy mong q thầy, cơ giáo và anh chị đồng
nghiệp đóng góp ý kiến bổ sung để Luận văn được hoàn thiện hơn.

Thành phố Huế, ngày

tháng 7 năm 2018

Tác giả

Phan Văn Phước


iii
TĨM TẮT

 Mục đích của đề tài
Xác định được liều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước hợp lý cho
cho cây lạctrên đất cát biển tỉnh Quảng Nam.
 Phương pháp nghiên cứu
- Địa điểm: Thí nghiệm được triển khai tại xã Bình Trung, huyện Thăng Bình, tỉnh

Quảng Nam.
- Bố trí thí nghiệm:Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô lớn, ô nhỏ (split plot)
trong đó biện pháp tưới được bố trí thí nghiệm trong ơ lớn và ơ nhỏ là phân bón K và
S, với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ơ thí nghiệm nhỏ là 10 m 2, ơ thí nghiệm lớn là 40
m2.Mật độ 33 cây/m2.
 Kết quả nghiên cứu
- Về thời gian sinh trưởng: Liều lượng K, S và phương pháp tưới khác nhau có
ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của cây nhưng sự tác động này là không lớn, dao
động từ 104 - 106 ngày.
- Diện tích lá và chỉ số diện tích lá: Chỉ tiêu này đạt giá trị cao nhất khi bón ở
mức 90 kg K2O + 30 kg S và phương pháp tưới mini-pan, diện tích lá đạt 94,17
dm 2lá/cây (hình thành quả), cịn chỉ số diện tích lá đạt 3,14 m2 lá/m đất(hình thành
quả).
- Số lượng và khối lượng nốt sần: Ảnh hưởng của liều lượng phân K, S và
phương pháp tưới đến chỉ tiêu này là rất rõ. Đạt cao nhất ở cơng thức T2P2(khi bón 90
kg K2O + 30 kg S có tưới mini-pan),số lượng và khối lượng nốt sần đạt 219,67 nốt
sần/cây với khối lượng 1,20 g/cây.
- Chỉ tiêu về hoa: Liều lượng K, S và phương pháp tưới khơng có ảnh hưởng
nhiều đến thời gian ra hoa, nhưng khi khơng bón K hoặc S thì đã giảm tổng số hoa và
tỷ lệ hoa hữu hiệu lên rõ rệt, tỷ lệ hoa hữu hiệu đạt cao nhất ở công thức T2P2 khi áp
dụng tưới mini-pan (52,14%).
- Sinh khối tươi và khô: Chỉ tiêu này đạt giá trị cao nhất ở cơng thức T2P2(khi
bón 90 kg K2O + 30 kg S và áp dụng tưới mini-pan) đạt tại giai đoạn thu hoạch
là310,22 (tạ/ha) và104,96 (tạ/ha).
- Về năng suất; Năng suất thực thu cao nhất ở công thức T2P2 đạt 47,17 tạ/ha,
cao hơn 11,34% (5,53 tạ/ha) so với tưới theo nông dân.
- Về hiệu quả kinh tế: Lợi nhuận cao nhất ở công thức T2P2 là 66,348 triệu
đồng/ha. Hiệu quả kinh tế ở các công thức tưới theo mini-pan đều cao hơn so với tưới



iv
truyền thống nông dân.
- Về hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong cây: Liều lượng kali và lưu
huỳnh trong cùng một biện pháp tưới có ảnh hưởng đến hàm lượng các ngun tố
trong cây. Cơng thức bón 90 kg K20/ha + 30 kg S/ha có hàm lượng kali và lưu huỳnh
tổng số trong cây cao nhất.
- Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong đất: Các công thức khác nhau có
ảnh hưởng đến tính chất hóa học của đất trước và sau thí nghiệm, mức bón 90 kg
K2O/ha + 30 kg S/ha có hàm lượng kali tổng số, kali trao đổi và hàm lượng lưu huỳnh
cao hơn so với các cơng thức cịn lại.
- Hiệu quả sử dụng nước tưới: Các phương pháp tưới khác nhau có ảnh hưởng
đến lượng nước sử dụng. Tưới theo minipan thì lượng nước sử dụng ít nhất và cho
hiệu quả sử dụng nước cao nhất ở công thức T2P2 là 2,25 kg quả lạc/m3nước.
 2. Kiến nghị
Dựa vào kết quả thu được trong nghiên cứu thì trên đât cát biển tại xã Bình
Trung, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam và các địa phương có điều kiện đất đai,
khí hậu tương đồng có thể áp dụng cơng thức bón phân ở mức 90 kg K + 30 kg S và
tưới nước theo mini-pan trên nền bón 8 tấn phân chuồng, 40 kg N, 90 kg P2O5/ha và
500 kg vôi sẽ cho năng suất, hiệu quả kinh tế và tính chất đất tốt nhất.


v
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... x
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 3
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................... 4
1.1.1. Khái quát về cây lạc ........................................................................................... 4
1.1.2. Sơ lược về đất cát biển ....................................................................................... 9
1.1.3. Vai trò của K, S đối với cây lạc ........................................................................ 11
1.1.4. Vai trò của nước đối với cây lạc ....................................................................... 13
1.1.5. Bón phân cân đối cho cây lạc ........................................................................... 15
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 15
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới .................................................................. 15
1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam ................................................................... 17
1.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Nam ............................................................... 20
1.3. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ..................................... 21


vi
1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 21
1.3.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................ 25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU ........ 30
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 30
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 30

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 31
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 31
2.3.1. Cơng thức và phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng ................................. 31
2.3.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ..................................................................... 32
2.3.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm .................................................... 35
2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................ 36
2.4. DIỄN BIẾN THỜI TIẾT KHÍ HẬU TRONG THỜI GIAN THÍ NGHIỆM......... 36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 38
3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG K, S VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI ĐẾN
THỜI GIAN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LẠC QUA CÁC GIAI ĐOẠN................. 38
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG K, S VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI ĐẾN
DIỆN TÍCH LÁ VÀ CHỈ SỐ DIỆN TÍCH LÁ .......................................................... 40
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG K, S VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI ĐẾN SỐ
LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG NỐT SẦN CỦA CÂY LẠC ........................................ 43
3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG K, S VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI ĐẾN ĐẶC
TÍNH RA HOA CỦA CÂY LẠC .............................................................................. 46
3.5. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG KALI, LƯU HUỲNH VÀ PHƯƠNG PHÁP
TƯỚI ĐẾN KHỐI LƯỢNG TƯƠI, KHÔ CỦA CÂY LẠC QUA CÁC GIAI ĐOẠN 48
3.6. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG K, S VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI ĐẾN
NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT CỦA LẠC ............. 52
3.7. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG K, S VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI ĐẾN
HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT LẠC .................................................... 56
3.8. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG K, S VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI ĐẾN
HÀM LƯỢNG K VÀ S TRONG THÂN LÁ CÂY LẠC ........................................... 58


vii
3.9. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG K, S VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI ĐẾN
HÀM LƯỢNG KALI VÀ LƯU HUỲNH TRONG ĐẤT .......................................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 61

1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 61
2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 63


viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACIAR
CV
Đ/C
ĐX
EC
FAO
ICARDA
K
LLL
LSD
N
NIAPP
NSLT
NSTT
P
PTNT
P100
P1
P2
P3
P4
QCVN

QTKT
RCBD
S
TCN
TCVN
TT
TB
TBNN
TN
T1
T2
WTO

: Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia.
: Hệ số biến động
: Đối chứng
: Đông Xuân
: Độ dẫn điện
: Food and Agriculture Organization - Tổ chức Nông Lương Thế giới
: International Center for Agricultural Research in the Dry Areas
Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp vùng khô hạn quốc tế
: Phân Kali
: lần lặp lại
: Lest signficant diference (Chênh lệch nhỏ nhất)
: Phân Đạm
: National Institute of Agricultural Planning and Projection - Trung tâm
Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia.
: Năng suất lý thuyết
: Năng suất thực thu
: Phân Lân

: Phát triển nông thôn
: Trọng lượng 100 hạt
: Đối chứng 1
: Nền, 90 K, 30 S
: Nền, 90 K
: Nền, 30 S
: Quy chuẩn Việt Nam
: Quy trình kỹ thuật
: Randomized Complete Block designSES – Khối hoàn toàn ngẫu nhiên
: lưu huỳnh
: Tiêu chuẩn ngành
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Thứ tự
: Trung bình
: Trung bình nhiều năm
: Thí nghiệm
: Tưới nơng dâ
: Tưới mini-pan
: World Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế giới


ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong thân lá lạc và một số loại thức ăn chăn nuôi
khác ............................................................................................................................. 6
Bảng 1.2. Thành phần dinh dưỡng cám gạo và cám vỏ quả lạc .................................... 6
Bảng 1.3. Dinh dưỡng khoáng được cây lạc hấp thụ qua các giai đoạn tăng trưởng ..... 9
Bảng 1.4. Nhu cầu tưới nước của cây lạc vụ Xuân tại Nam Định ............................... 14
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới (2012 – 2016) ..................................... 16
Bảng 1.6. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế giới ........... 16

Bảng 1.7. Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam ...................... 19
Bảng 1.8. Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Quảng Nam từ năm 2012 - 2016 ................... 20
Bảng 1.9. Nhu cầu nước của cây lạc qua các thời kỳ .................................................. 24
Bảng 1.10. Các thời kỳ khủng hoảng nước của cây lạc .............................................. 25
Bảng 1.11. Ảnh hưởng của độ ẩm đến năng suất lạc xuân .......................................... 28
Bảng 2.1. Một số tính chất đất trước thí nghiệm ......................................................... 30
Bảng 2.2. Kết hợp các cơng thức thí nghiệm .............................................................. 31
Bảng 2.3. Thời điểm tưới và lượng nước tưới cho cây lạc trên đất cát ........................ 32
Bảng 2.4. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đơng xn 2017-2018 ................................. 37
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng K, S và phương pháp tưới nước đến thời gian
sinh trưởng của cây lạc qua các thời kỳ ...................................................................... 38
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng K, S và phương pháp tưới đến diện tích lá và chỉ
số lá của cây lạc ......................................................................................................... 41
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân K, S và phương pháp tưới đến số lượng và
khối lượng nốt sần qua các giai đoạn ......................................................................... 44
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đếnthời gian ra hoa, tổng số
hoa và tỷ lệ hoa hữu hiệu của cây lạc ......................................................................... 47
Bảng 3.5. Khối lượng tươi, khô của lạc qua các giai đoạn phát triển .......................... 49
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali và lưu huỳnh và phương pháp tưới đến
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của lạc ................................................... 52
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của liều lượng kali, lưu huỳnh đến hiệu quả kinh tế của cây lạc
qua các cơng thức thí nghiệm ..................................................................................... 56
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến hàm lượng K và S trong
cây lạc sau thu hoạch ................................................................................................. 58
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến hàm lượng kali và lưu
huỳnh trong đất sau thí nghiệm .................................................................................. 59


x
DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 2.1. Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam ...................... 19
Hình 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng K, S và phương pháp tưới nước đến thời gian
sinh trưởng của cây lạc qua các thời kỳ ...................................................................... 39
Hình 3.2. Diện tích lá qua các thời kỳ ........................................................................ 42
Hình 3.3. Số lượng và khối lượng nốt sần qua các thời kỳ ......................................... 45
Hình 3.4. Tổng số hoa trên cây và tỷ lệ hoa hữu hiệu ở các cơng thức ....................... 48
Hình 3.5. Khối lượng tươi của cây lạc qua các thời kỳ ở các cơng thức thí nghiệm .... 51
Hình 3.6. Tổng số quả và số quả chắc của cây lạc ...................................................... 54
Hình 3.7. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của lạc tại các mức bón K, S và
phương pháp tưới ...................................................................................................... 55
Hình 3.8. Hiệu quả kinh tế của các cơng thức thí nghiệm .......................................... 58


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Lạc là cây hằng niên, thích hợp và phát triển tốt trên các loại đất có sa cấu nhẹ,
tơi xốp, thống khí, đất có nhiều cát, thịt pha cát và ít thành phần sét (Nguyễn Bảo Vệ
và Trần Kim Ba, 2005).
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung BộViệt Namcó bờ
biển dài trên 125km. Với tổng diện tích tự nhiên là 1.040.683 ha được hình thành từ 9
loại đất khác nhau, gồm các cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa
biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mịn trơ sỏi đá...
Trong đó, nhóm đất phù sa ven sơng là nhóm quan trọng nhất trong phát triển cây
lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi
thuận lợi cho việc trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Nhóm đất cát
ven biển ngồi được khai thác cho mục đích ni trồng thủy sản cịn chưa được sử
dụng chiếm diện tích lớn.

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và
mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm
26,40 C, mùa đơng nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 20 0C. Độ ẩm trung
bình trong khơng khí đạt 87%. Lượng mưa trung bình 2.070 mm, nhưng phân bố
khơng đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa
tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; có tổng số giờ nắng
trung bình năm là 2.068 giờ [50]. Với điều kiện khí hậu, thời tiết như trên, thuận lợi
cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng, phát triển, trong đó có cây lạc.
Theo NIAPP (2003) nhóm đất cát biển có tổng diện tích hơn 442.570 ha, có mặt
trên 120 huyện, 28 tỉnh, chiếm khoảng 1,61% diện tích tự nhiên của cả nước. Trong
đó, khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ có 264.981 ha. Đất cát biển có thành phần vật
lý rất nhẹ và đặc điểm nơng hóa học của đất là rất nghèo mùn, rất nghèo lân, đạm
nghèo và kali nghèo (Phan Liêu, 1981). Đất cát ven biển ở Quảng Nam cơ bản là cát,
có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn. Do đó, khả năng giữ dinh dưỡng của đất cát
ven biển là rất thấp. Do vậy, để tăng hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp lâu dài trên đất
cát ven biển, cần lựa chọn các loại cây họ đậu trong cơ cấu hàng năm là rất cần thiết.
Cây lạc là một trong những cây họ đậu có giá trị kinh tế cao có thể trồng trên
nhiều loại đất, địa hình khác nhau và là cây trồng truyền thống của nông dân Quảng
Nam, có diện tích đứng thứ 3 sau cây lúa và cây ngơ. Hiện tồn tỉnh có khoảng 10.270
ha gieo trồng lạc, là một tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất khu vực Duyên Hải Nam
trung Bộ. Tiềm năng diện tích lạc của Quảng Nam cịn có thể mở rộng hơn nữa nhờ


2
công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang được đẩy mạnh (theo số liệu của Viện cây
lương thực, thực phẩm thì riêng Quảng Nam diện tích cây lạc có thể phát triển trên
20.000 ha). Tuy nhiên, năng suất bình quân đạt thấp trung bình đạt 19,63 tạ/ha (theo
niên giám thống kê Quảng Nam, 2016) thấp hơn trung bình chung của cả nước.
Lạc cũng giống như các loại cây trồng khác, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng
suất lạc tại Quảng Nam thấp là do áp dụng các biện pháp kỹ thuật chưa hợp lý, trong

đó có việc sử dụng phân bón và chưa áp dụng các biện pháp tưới nước. Lượng phân
bón cho cây lạc phần lớn tùy thuộc vào khả năng đầu tư của các nơng hộ, nhìn chung
bón phân cịn chưa cân đối và chưa thực sự hợp lý. Các cơ quan chuyên môn của tỉnh
Quảng Nam đã đưa ra quy trình bón phân cho cây lạc phần lớn dựa vào kinh nghiệm
và quy trình chung của Bộ nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn, chưa có những
nghiên cứu cụ thể để có cơ sở khoa học chắc chắn. Hơn nữa, quy trình bón phân được
phổ biến thống nhất chung cho toàn tỉnh, chưa xem xét cụ thể riêng cho từng điều kiện
đất đai, vùng sinh thái, điều kiện canh tác và các yếu tố khác. Kèm theo đó chưa có các
giải pháp tưới nước tiết kiệm cho cây lạc, nông dân ở một số vùng tưới theo phương
pháp truyền thống là dùng dây để tưới nước từ giếng khoan. Chính vì vậy, đã ảnh
hưởng lớn đến năng suất lạc của tỉnh Quảng Nam. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sản
xuất lạc trên đất cát ven biển tại tỉnh Quảng Nam cần nghiên cứu một chế độ phân bón
cân đối bao gồm cả các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng đối với cây lạc và
phương pháp tưới nước tiết kiệm là cần thiết.
Kết quả nghiên cứu của dự án “Các hệ thống trồng trọt và chăn nuôi bền vững
và mang lại lợi nhuận cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam” do tổ chức
ACIAR tài trợ được thực hiện từ năm 2009 đến năm 2013 đã kết luận, trên đất cát
vùng Duyên hải Nam Trung bộ,thiếu hụt nguyên tố kalinăng suất lạc sẽ giảm 14,9335,23%, khơng bón lưu huỳnh năng suất giảm 12,71-23,60%.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của liều lượngkali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước đến cây
lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Nam”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Xác định được liều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước hợp lý cho
cho câylạctrên đất cát biển tỉnh Quảng Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được ảnh hưởng của liều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới
nước đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc.



3
- Xác định ảnh hưởng củaliều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước
đến hiệu quả kinh tế và một số tính chất hóa học đất cát biển trong sản xuất lạc.
- Đề xuất được liều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tươi nước thích hợp
nhằm tăng năng suất lạc, hiệu quả kinh tế và cải thiện tính chất đất trồng lạc tại
tỉnhQuảng Nam.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc xây dựng cơ sở khoa học trong việc
áp dụng và xác định tổ hợp phân bón hợp lý cũng như các phương pháp tưới nước phù
hợp cho cây lạc tại địa phương.
- Là cơ sở dữ liệu để tham khảo cho các công tác nghiên cứu và phát triển, tăng
năng suất cây lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài đã đánh giá được ảnh hưởng và vai trò của các nguyên tố K, S và
phương pháp tưới nước vào quá trình sinh trưởng, phát triển và cấu thành năng suất
cho cây lạc.
- Góp phần vào cơng tác bổ sung hồn thiện quy trình bón phân, xác định
phương pháp tưới nước nhằm tăng năng suất cho cây lạc trên đất cát biển Quảng Nam.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Khái quát về cây lạc
1.1.1.1. Nguồn gốc
Lạc (Arachis hypogaea L.) hay còn gọi với nhiều tên gọi khác như đậu phộng,
lạc hoa sinh (Hán Việt)…là loại cây thuộc một chi của phân họ đậu (Faboideae), với

khoảng 70 lồi thực vật có hoa sống một năm hoặc lâu năm và có nguồn gốc từ khu
vực Trung và Nam Mỹ.
Nguồn gốc cây lạc ở Nam Mỹ được khẳng định khi SKiê (E.G.1877) tìm thấy
lạc trong ngôi mộ cổ An Côn ở bờ biển gần LiMa, thủ đô PêRu. Người ta đã phát hiện
ở đây nhiều ngơi mộ có chứa những xác ướp đặt ngồi, xung quanh là những vại bằng
đất nung đựng nhiều loại thực phẩm khác nhau, còn được bảo vệ tốt. Trong đó có
nhiều vại dựng quả lạc. Những mẫu vật về lạc phát hiện ở AnCơn có liên quan với văn
hố trước AnCôn được xác định vào khoảng 750-500 năm trước cơng ngun. Theo
tài liệu của Engen thì lạc tìm thấy ở (Las Haldas) thuộc thời kỳ trước đồ gốm cách đây
khoảng 3800 năm.
Ở Việt Nam, cây lạc du nhập vào nước ta từ khi nào thì chưa được xác minh rõ
ràng. Vào thế kỷ XIX ghi nhận những người châu Âu vào Việt Nam nhưng cũng
khơng có cuốn sách nào viết về cây lạc, trong sách “Văn đài loại ngữ” của Lê Q Đơn
cũng chưa đề cập đến loại cây này. Nếu căn cứ vào tên gọi mà xét đoán thì danh từ
“Lạc” có thể do từ Hán “Lạc hoa sinh” mà người Trung Quốc gọi là lạc mà ra. Như
vậy, cây lạc có thể được du nhập vào nước ta từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 17 18. (Dẫn theo Hồ Đình Hải, 2014)[17].
Lạc dễ trồng và thích ứng rộng với các vùng sinh thái khác nhau, từ ôn đới đến
nhiệt đới. Cây lạc trồng phân bố rất rộng từ 400 vĩ bắc đến 400 vĩ nam, cao hơn 1000m
so với mặt nước biển. Trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng phân bố trồng lạc
theo vùng sinh thái khác nhau.
1.1.1.2. Vai trò của cây lạc
Cây lạc là cây cơng nghiệp ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao, là một trong những
cây lấy dầu có giá trị nhất trên thế giới và là cây trồng có thế mạnh trong việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả cho người sản xuất. Hạt lạc chứa khoảng 50%
lipit và 25% protein, là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến dầu và
khô dầu (D.J Allen and J.M lennes (1998). Đặc biệt, hạt lạc là thực phẩm giàu dinh


5
dưỡng có chứa lipit (40 – 60%), protein (26 - 34%), gluxit (6 - 22%), chất xơ (2 4,5%), vitamin P và nhiều loại vitamin có giá trị khác bổ sung dinh dưỡng cho con

người [10].
- Vai trò thực phẩm:
Lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, lạc là nguồn cung cấp
thức ăn giàu về dầu Lipit và Protein, thành phần sinh hố của lạc có thể thay đổi
phụ thuộc vào giống, dinh dưỡng, nước tưới, vào sự biến động các điều kiện khí
hậu giữa các năm, vào vị trí của hạt ở quả, các yếu tố khơng bình thường như: Sâu
bệnh hại và phương pháp phân tích khác nhau cũng ảnh hưởng đến thành phần sinh
hố của hạt lạc.
Do hạt lạc có hàm lượng dầu cao, nên năng lượng cung cấp rất lớn như: cứ
100g hạt lạc cung cấp 590 calo, trong khi đó 100g hạt đậu tương cung cấp 411 calo,
100g thịt lợn nạt cung cấp 286 calo, trứng vịt 189 calo …. Do giá trị dinh dưỡng cao
như vậy nên từ lâu đời người ta đã sử dụng như một nguồn thực phẩm quan trọng. Sử
dụng trực tiếp như ép dầu, khô dầu chế biến thành nước chấm và thực phẩm khác.
Ngày nay công nghệ chế biến thực phẩm phát triển người ta chế biến thành nhiều mặt
hàng khác như kẹo lạc, bơ lạc, rút dầu, phomat lạc, sữa lạc …. [36]
- Vai trị trong cơng nghiệp:
Hạt lạc được dùng trong cơng nghiệp ép dầu. Dầu lạc làm nguyên liệu cho công
nghiệp thực phẩm như làm bánh kẹo, làm bơ, nước chấm, mì ăn liền, sữa hộp đặc,…
và làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến xà phòng, chất tẩy rửa. Dầu lạc tinh
khiết dùng trong y học (thẩm mỹ học) và trong nghề tiểu thủ cơng nghiệp, trong mỹ
nghệ [6].
Ngồi ra dầu lạc cịn làm ngun liệu cho các ngành cơng nghiệp khác như xi
mực in, chất dẻo, làm dung môi cho thuốc Bảo vệ thực vật … Khơ dầu lạc cịn được
dùng làm thức ăn cho người và chăn nuôi gia súc, gia cầm. [36]
- Vai trị trong nơng nghiệp:
* Vai trị trong chăn ni: Sản phẩm phụ của lạc được sử dụng nhiều trong
nơng nghiệp, vì vậy đã nâng cao giá trị về nhiều mặt khi sản xuất lạc. Sau khi ép
100kg lạc sẽ thu được từ 30 – 35kg dầu các loại và 65 – 70kg khô dầu. Khô dầu lạc có
thành phần dinh dưỡng tương đối cao, đứng thứ 3 trên thế giới trong các loại khô dầu
thực vật (sau khô dầu đậu tương và bông). Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong khơ

dầu cịn khá cao nên dùng làm thức ăn trong chăn nuôi rất tốt. Các nghiên cứu bổ sung
khô dầu trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm đều làm tăng trọng nhanh cho lợn và
tăng sản lượng trứng gà, vịt. Thân, lá lạc có năng suất từ 5-10 tấn/ha chất xanh (sau
thu hoạch quả) có thể dùng trong chăn ni đại gia súc.


6
Cám vỏ quả lạc: Vỏ quả lạc chiếm 25 – 30% trọng lượng quả. Trong chế biến
thực phẩm chúng ta thường chỉ sử dụng phần hạt, phần vỏ có thể nghiền thành cám
phục vụ cho chăn nuôi.
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong thân lá lạc và một số loại thức ăn chăn
ni khác
Đơn vị tính: % trọng lượng khơ
Loại thức ăn

Chất khơ (%) Protein (%)

Chất xơ (%)

Khống tổng số

Thân lá lạc ủ chua

22,26

15,31

25,35

5,27


Cỏ tự nhiên

24,1

10,8

27,4

12,83

Bột sắn

89,1

3,27

7,31

2,45

Rơm ủ urê

49,34

10,45

41,72

18,97


(Nguồn: Báo cáo khoa học của Đỗ Thị Thanh Vân và cs, 2007).
Bên cạnh thân lá, vỏ lạc cũng là một trong những sản phẩm phụ được tận dụng
để sản xuất thức ăn chăn nuôi, chúng chiếm 25 - 35% trọng lượng quả. Vỏ lạc có thành
phần dinh dưỡng cao tương đương với cám gạo, nghiền vỏ lạc ra thành cám sử dụng
trong chăn nuôi rất tốt.
Bảng 1.2. Thành phần dinh dưỡng cám gạo và cám vỏ quả lạc
Đơn vị tính: % trọng lượng khô
Protein

Lipit

Gluxit

Loại cám
Tổng số

Dễ tiêu

Tổng số

Dễ tiêu

Tổng số

Dễ tiêu

Cám gạo

3,7


0,4

1,4

0,9

32,3

11,3

Cám vỏ quả lạc

4,2

2,9

2,6

1,8

18,5

7,2

(Nguồn: Đỗ Thành Nhân, 2010)
* Vai trò trong trồng trọt:
Lạc là cây trồng rất có ý nghĩa đối với nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước
nghèo vùng nhiệt đới. Ngoài các giá trị kinh tế như ép dầu, công nghệ chế biến, công
nghiệp và thức ăn chăn ni, lạc cịn có giá trị trong việc cải tạo đất đai nhờ khả năng

cố định đạm, rễ lạc có thể tạo ra vi khuẩn nốt sần do các vi sinh vật cộng sinh, nhưng
so với nốt sần của các loại cây họ đậu khác thì nốt sần của cây lạc lớn và khả năng cố
định đạm cao hơn. Chính vì vậy mà sau khi thu hoạch lạc thành phần lý hóa tính của


7
đất được cải thiện đáng kể, lượng đạm trong đất tăng và khu hệ vi sinh vật háo khí
trong đất được tăng cường có lợi cho cây trồng sau.
Ngồi ra, trong thân lá lạc cũng có một lượng chất khống N, P, K khơng thua
kém gì phân chuồng. Tuy nhiên khi sử dụng cần chú ý chế biến để ít hao hụt các chất
dinh dưỡng.
1.1.1.3. Nhu cầu về khí hậu, đất đai, dinh dưỡng, nước tưới của cây lạc
- Yêu cầu về điều kiện khí hậu:
Khí hậu là yếu tố quyết định đến sự phân bố cũng như phân vùng sản xuất của
cây lạc, trong đó yếu tố nhiệt độ và chế độ nước là hai yếu tố quan trọng nhất quyết
định đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc.
- Nhiệt độ:
Là loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, ưa nhiệt độ ổn định, nên nhiệt độ
trung bình thích hợp cho suốt đời sống của cây lạc là từ 25 – 30oC, khoảng nhiệt độ
này có thể thay đổi tùy thuộc vào đặc tính của giống và thời kỳ sinh trưởng. Đây là yếu
tố ngoại cảnh quyết định thời gian sinh trưởng của cây.
Nhiệt độ cũng là thành phần tham gia vào việc cấu thành năng suất, chất lượng
cho cây. Nhìn chung cây lạc có khả năng chịu nhiệt khá, khoảng chống chịu rộng,
lượng tổng tích ơn cần thiết từ 2600 - 48000C.
Vào thời kỳ nảy mầm, cây cần một lượng tổng tích ơn từ 250 - 3200C, nhiệt độ
tối thích cho cây nảy mầm từ 32 - 34 0C. Trên đồng ruộng, nhiệt độ thích hợp là 28 300C, khi nhiệt độ xuống thấp dưới 150C hoặc quá cao trên 540C hạt lạc sẽ mất sức nảy
mầm.
Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, cây lạc cần lượng tổng tích ơn khảng 700 1000 C, nhiệt độ thích hợp 28 – 30oC. Đây là thời kỳ xung yếu quyết định đến năng
suất của cây, nếu biên độ nhiệt ngày đêm lớn sẽ ảnh hưởng đến thời gian ra hoa và
hình thành quả.

0

Thời kỳ ra hoa, đâm tia và làm quả, cây lạc địi hỏi 2/3 lượng tổng tích ôn của
cả chu kỳ. Theo Gillier (1968) thì nhiệt độ thích hợp cho cây ra hoa là 24 - 330C, tỷ lệ
hoa hữu hiệu cao nhất đạt 21% ở nhiệt độ từ 23 - 290C.
Ở thời kỳ chín, nhiệt độ thuận lợi là 24 - 280C.Biên độ nhiệt đạt 8 - 100C có lợi
cho q trình tích lũy chất khơ vào hạt.
- Lượng mưa:
Cây lạc có nhu cầu nước đạt ở mức tương đối nên tổng lượng và sự phân bố
mưa trong chu kỳ sinh trưởng cây có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng


8
suất lạc. Ở nước ta, điều kiện khí hậu nhìn chung phù hợp với yêu cầu của lạc, ở các
tỉnh miền bắc, thời vụ trồng lạc chủ yếu từ tháng 2 - 9. Thời vụ gieo sớm có thể là
tháng 1 và thời vụ gieo muộn có thể thu hoạch vào tháng 12. Các tỉnh phía Nam, thời
vụ trồng lạc chủ yếu vào cuối mùa mưa.
Trên thế giới các vùng có năng suất khá đều có tổng lượng mưa từ 1000 - 1300
mm/năm. Tại Bembe (Xenegan), khi lượng mưa giảm từ 700 mm xuống 400 mm,
năng suất lạc giảm 50% và ngược lạc đối với vùng Luga khi lượng mưa tăng 100 mm
so với bình quân 450 mm/năm thì năng suất lạc tăng 150 kg/ha.
- Ánh sáng:
Là yếu tố thứ yếu ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và khả năng cho năng suất
của lạc.
Ánh sáng kìm hãm tốc độ hút nước của hạt, sự sinh trưởng của rễ và tốc độ
vươn dài của trục phôi trong giai đoạn nảy mầm. Ở thời kỳ kết quả, tia ở ngoài ánh
sáng sẽ phát triển chậm hơn và quả chỉ có thể phát triển trong bóng tối.
Số giờ nắng/ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng của lạc. Quá trình nở hoa
của lạc thuận lợi khi số giờ nắng đạt trên 200 giờ/tháng.Ở các tỉnh phía bắc trong điều
kiện vụ xuân, nên bố trí thời vụ trồng để lạc ra hoa vào tháng 4 dương lịch.Nếu lạc ra

hoa sớm (tháng 3) thì số hoa /ngày giảm, tổng lượng hoa/cây giảm.
- Yêu cầu về đất:
Lạc khơng u cầu cao về độ phì của đất, tuy nhiên do đặc điểm sinh lý của cây
nên về mặt lý tính của đất lại yêu cầu khắt khe. Đất trồng lạc tốt là đất nhẹ, đất có
thành phần cát thơ cát mịn nhiều hơn đất sét (đất cát pha, thịt nhẹ…), có màu sáng, tơi
xốp, có kết cấu viên, thoát nước tốt, dung trọng đạt 1,1 - 1,35; độ hổng 38 - 50%, các
đặc tính này sẽ giúp cho rễ cây phát triển mạnh cả về chiều sâu và rộng, đủ oxy cho hệ
vi sinh vật nốt sần phát triển và hoạt động cố định đạm, tia quả đâm xuống đất dễ
dàng, làm tiền đề để cây cho năng suất cao.
Về mặt hóa tính, đất thích hợp để trồng lạc là đất hơi chua hoặc gần trung tính
(pH từ 5,5 - 7), tuy nhiên lạc cũng có thể chịu được khoảng pH đất từ 4,5 - 9. Trên đất
có độ chua cao khơng thích hợp cho lạc quả to, vì vậy cần áp dụng các biện pháp kỹ
thuật cải tạo đất để nâng cao năng suất cây lạc. Những vùng đất có hàm lượng chất
hữu cơ dưới 2% lạc đạt kích thước quả lớn, vỏ sáng màu, thu hoạch dễ, chất lượng quả
và hạt cao.
Lạc rất mẫn cảm với đất mặn.Năm 1986, Shalhevet và cs đã tiến hành nghiên
cứu khả năng chịu mặn của cây lạc và đưa ra kết luận rằng độ mặn làm giảm năng suất
lạc thông qua giảm khối lượng quả và số quả/cây.


9
- u cầu về dinh dưỡng:
Nhìn chung cây lạc có khả năng sống cao, có thể thích ứng trên những vùng đất
nghèo dinh dưỡng, do đó nhu cầu dinh dưỡng của lạc khơng cao và có thể thay đổi tùy
vào điều kiện khác nhau. Tuy nhiên để phát huy mọi tiềm tàng về năng suất, chất
lượng của lạc thì cần phải chú ý đến việc bón phân bổ sung và đầy đủ để cho cây sinh
trưởng và phát triển.
Một số nghiên cứu về bón phân cho lạc đưa ra kết luận rằng: Trên thế giới, thực
tế bón phân cho lạc vẫn còn chưa phổ biến, với 17,50 triệu ha trồng lạc hiện nay thì
chưa đến 20% trong tổng diện tích này được bón phân khống trực tiếp và lạc là cây

trồng có phản ứng thất thường với phân bón.
Ở Mỹ, để đạt năng suất 3 tấn/ha, lạc cần cung cấp 192 kg N, 48 kg P2O5, 80 kg
K2O, 79 kg CaO.
Bouyervà cs đã đưa ra các cơng thức bón phân cho lạc bằng cách phân tích lá
để xác định nhu cầu dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng của cây lạc.
Những cơng trình nghiên cứu về dinh dưỡng khống đối với lạc cũng đồng tình
với quan điểm bón phân khống trực tiếp cho lạc là một kỷ thuật quan trọng để tăng
năng suất lạc. Để đạt được năng suất cao, cây lạc sẽ lấy đi từ đất các yếu tố dinh
dưỡng đó là: N, P, K, S, Mg, Ca và một số nguyên tố vi lượng khác.
Bảng 1.3. Dinh dưỡng khoáng được cây lạc hấp thụ qua các giai đoạn tăng trưởng
Tỉ lệ tổng lượng chất bị hấp thụ (%)

Giai đoạn tăng
trưởng

N

P

K

Ca

Mg

Sinh dưỡng

10

10


19

11

10

Sinh sản (ra củ)

42

39

28

48

53

Chín (già)

48

51

53

41

37


(Nguồn: Hồ Khắc Minh, 2013)
1.1.2. Sơ lược về đất cát biển
1.1.2.1. Diện tích và phân bố
Lạc là cây trồng có khả năng sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, nhất là
trên các đất có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, tơi xốp, thoát nước tốt. Trên các
vùng đất nghèo dinh dưỡng cây lạc tỏ ra khá thích nghi và có thể cho năng suất cao
nếu được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và nước, nhất là trên đất cát biển.


10
Theo NIAPP (2003),nhóm đất cát biển có tổng diện tích hơn 442.570 ha, có mặt
trên 120 huyện, 28 tỉnh, chiếm khoảng 1,61% diện tích tự nhiên của cả nước. Tên gọi
theo hệ thống phân loại FAO - UNESCO là Arenosols (AR).
Ðất cát biển điển hình (C): tên theo FAO-UNESCO: Haplic Arenosols (ARh) có
diện tích 197.802 ha (NIAPP, 2003), phân bố chủ yếu dọc ven bờ biển Bắc Trung Bộ từ
Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, rải rác ở dọc ven biển Trung và Nam Trung Bộ và một số diện
tích ở ven biển Nam Bộ có những giồng cát là dấu vết của q trình biển lùi. Ðất cát
biển có độ phì nhiêu khá hơn hai loại trên, tùy theo địa hình và khả năng tưới có thể
trồng lúa, các loại hoa màu như ngơ, khoai, đậu, lạc, mía và một số cây lâu năm khác...
Theo Bản đồ Đất năm 2004, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
miền Trung thì diện tích đất cát biển là 10.088 ha chiếm 0,97 % tổng diện tích tự nhiên
của tỉnh.
Đất cát biển gặp nhiều ở vùng ven biển thuộc các huyện Núi Thành, Thăng Bình,
Duy Xuyên, Thành phố Hội An, Điện Bàn, Quế Sơn và một ít ở Đại Lộc,Hiệp Đức,
Thành phố Tam Kỳ.
1.1.2.2. Ðiều kiện và quá trình hình thành đất cát biển
Đất cát biển được hình thành do sự bồi lắng phù sa biển kết hợp với những cồn
cát thấp, thoải nằm ở ven biển tạo thành những dải đất khá bằng phẳng nằm ở ven
biển. Thực vật tự nhiên thường gặp là những loại cây có khả năng chịu hạn tốt như dứa

dại, xương rồng... Các loại cây trồng chính được trồng ở đây là các loại cây màu và
các cây công nghiệp ngắn ngày và cả lúa.
Đất cát biển ở Quảng Nam được tạo thành từ các trầm tích biển, và các trầm tích
sơng biển. Số ít hình thành từ các sản phẩm dốc tụ, lũ tích, từ sự phá hủy các đá giàu
thạch anh như granit, quartzit, cát kết... (các huyện miền núi).
Đất cát biển ở Quảng Nam có cấu tạo phẫu diện kiểu AB hoặc ABC, tầng B bị
biến đối theo hướng tích lũy sắt. Căn cứ vào đặc điểm phát sinh đất cát biển được phân
thành các đơn vị sau: Đất cồn cát, cát trắng vàng; Đất cát biển.
1.1.2.3. Phân loại và mô tả đặc tính và tính chất của đất cát biển
- Nhóm đất cát biển ở Việt Nam có thể phân chia ra các đơn vị sau đây:
+ Ðất cồn cát trắng và vàng (Cc)

Luvic Arenosols (ARl).

+ Ðất cồn cát đỏ (Cđ)

Rhodic Arenosol (ARr).

+ Ðất cát biển điển hình (C)

Haplic Arenosols (ARh).

+ Ðất cát mới biến đổi (Cb)

Cambic Arenosols (Arb).

+ Ðất cát Glây (Cg)

Gleyic Arenosols (Arg)



11
- Tính chất của đất cát ven biển điển hình
Ðất cát biển có thành phần cơ giới từ cát pha đến cát pha sét, rời rạc, kết cấu
kém gặp mưa thường bị lắng rẽ như đất bạc màu.
Ðất nghèo mùn (OC% < 1%), chất hữu cơ phân giải mạnh (C/N < 5). Nghèo
N%: 0,03 - 0,08%, P2O5%: 0,02 - 0,04%, K2O%: 0,3 - 0,5%. Các chất dễ tiêu trong đất
cũng đều ở mức nghèo đến rất nghèo, CEC trong đất thấp (< 9 lđl/ 100g đất). Phản
ứng của đất biến động trong phạm vi trung tính đến hơi kiềm (pH: 7,5- 8); khả năng
giữ phân và nước của đất yếu.
- Hướng sử dụng và cải tạo
Ðất cát biển có độ phì nhiêu thấp, tuy một phần diện tích đã được đưa vào sản
xuất song vẫn cịn rất nhiều diện tích đang bị bỏ hoang đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam.
Những vấn đề cần được quan tâm trong cải tạo, sử dụng đất cát biển:
+ Ðể canh tác được trên đất cát biển trước hết phải quan tâm đến vấn đề thủy
lợi để giải quyết yêu cầu nước tưới cho cây trồng. Những khu vực có địa hình thấp
trũng sau khi cải tạo có thể trồng lúa nước đáp ứng nhu cầu về lương thực tại chỗ.
+ Sử dụng phân bón cần chú ý tăng cường lượng phân hữu cơ cho đất để tăng
cường lượng mùn và tạo kết cấu của đất. Khi sử dụng phân hữu cơ chú ý bón vùi sâu
để hạn chế q trình "đốt cháy" do hiện tượng khống hóa diễn ra mạnh ở đây. Phân
hóa học khơng nên bón tập trung một lúc vì khả năng hấp phụ của đất thấp cây trồng
không hút kịp dễ bị rửa trơi gây lãng phí.
+ Ðối với cây trồng cần lựa chọn những giống cây trồng phù hợp với điều
kiện đất nghèo dinh dưỡng, khô hạn, chịu được nhiệt độ cao và ít bị đổ do tác hại của
gió. Nên ưu tiên các cây họ đậu (lạc và các loại đậu xanh, đậu địa phương) trong hệ
thống luân canh để tăng hiệu quả sử dụng đất đồng thời từng bước cải thiện các tính
chất của đất.
1.1.3. Vai trò của K, S đối với cây lạc
1.1.3.1. Vai trò của Kali (K)
Kali là một trong 3 nguyên tố khoáng thiết yếu nhất đối với cây trồng.Vai trò

quan trọng nhất của kali được thể hiện ở khả năng hoạt hóa enzim trong hợp chất
ATP đóng vai trị cung cấp năng lượng cho rất nhiều q trình sinh hóa sảy ra trong
cây [26].
Kali có tác dụng hoạt hóa các enzim liên quan đến q trình quang hợp, chuyển
hóa các hydratcacbon và protein cũng như di chuyển và duy trì sự ổn định của chúng.
Kali giúp điều khiển quá trình sử dụng nước bằng đóng mở khí khổng, thúc đẩy q
trình sử dụng sử dụng lân NH4+, cải thiện khả năng sử dụng ánh sáng khi thời tiết âm u


12
nên tăng hiệu suất quang hợp. Kali ảnh hưởng đến quá trình hình thành màng tế bào và
độ chắc của nó nên tăng khả năng chống đổ, tăng khả năng chống bệnh của cây trồng.
Kali có tác dụng làm tăng phẩm chất nơng sản, tăng kích thước hạt [47], [48].
Kali cần thiết cho quá trình quang hợp và phát triển quả. Làm tăng quá trình giữ
nước của tế bào, tăng tính chịu hạn và chống đổ của cây. Theo Nguyễn Thị Dần (1991)
“hiệu suất 1 kg K2SO4 trên đất cát biển là 6 kg lạc vỏ và trên đất bạc màu là 8 - 10 kg
lạc vỏ” [10].
Kali có vai trò quan trọng trong sự quang hợp của lá và sự phát triển của quả,
tăng khả năng giữ nước của tế bào, làm cho thành tế bào vững chắc, tăng thêm tính
chịu hạn và chống đổ cho cây. Người ta thấy khi thiếu kali thì xuất hiện nhiều quả một
hạt. Thiếu kali cũng sẽ làm cho cây sinh trưởng chậm lại, các lá bị chết khô và chuyển
màu. Ở những lá già khi bị thiếu kali thì phần mép lá xuất hiện các đốm vàng nhạt,
phần cịn lại vẫn có màu xanh đặc trưng. Cịn trên các lá non thì hiện tượng chuyển
màu lại tương đối hơn, có khi cịn có những chấm màu nâu hoặc vàng – lá chét sẽ cuốn
cong như hình thìa.
1.1.3.2. Vai trị của lưu huỳnh (S)
Lưu huỳnh tham gia trực tiếp vào sự tổng hợp sinh học dầu và thường thiếu ở
đất trồng lạc so với các chất dinh dưỡng khác, nhưng ít ai chú ý tới (Reid và Cox,
1973).
Lưu huỳnh được coi là yếu tố dinh dưỡng thứ 4 của cây trồng sau đạm, lân và

kali. Lưu huỳnh có nhiều chức năng rất quan trọng trong sự sinh trưởng và trao đổi
chất của cây trồng. Lưu huỳnh cần thiết cho sự tổng hợp các amino acid có chứa lưu
huỳnh và methionin, các acid này là thành phần chủ yếu của protein gần 90 % lưu huỳnh
trong cây được tìm thấy trong các amino acid này.
Người ta thấy rằng, vì lạc là cây họ đậu và cây có dầu nên yêu cầu về Ca và S
khá cao. Ở độ sâu rễ có thể ăn tới, phải có khoảng 1 lđl/100 g đất và ở vùng có quả,
tức khoảng 5 cm đất mặt phải có 3 lđl/100 g đất, mới được coi là đủ canxi (Virmani,
1973). Tính chất đặc thù của lạc là tia quả và những quả non đang phát triển có thể hấp
thụ thẳng Ca và S (Chahal và Virmani, 1973). Cung cấp Ca và S cho lạc dưới dạng
CaO và CaSO4 có khi làm tăng năng suất 300% (Puri, 1969) hoặc 50 % (Chopra và
Kanwar, 1966). Khi đói Ca, hoa và tia quả ít hơn, quả thường lép.
Theo Aufakh, Paaricha và Abrol Y.P (1986) thì một trong những chức năng
chính của lưu huỳnh trong protein hình thành các cầu nối hoa học disulfide giữa các
chuỗi plypeptide với nhau. Lưu huỳnh hiện diện trong các hợp chất bay hơi là nguyên
nhân gây ra các mùi vị đặc trưng của cây trồng trong các họ mủ tạc và hành tỏi. Lưu
huỳnh làm tăng cường sự hình thành dầu trong các cây lấy dầu. Lưu huỳnh không


13
những làm tăng năng suất cây trồng mà cịn có tác dụng khác như: Tăng lượng protein,
đặc biệt đối với cây lương thực, giảm tỷ lệ N/S sẽ giảm hàm lượng nitrat trong nông
sản, cung cấp thêm hương vị cho lương thực, thực phẩm, tăng hàm lượng dầu, tăng
tính chịu hạn và chống chịu sâu bệnh.
Thiếu lưu huỳnh có thể làm đình trệ sự sinh trưởng của cây và cây có đặc điểm
là tồn bộ cây đều bị úa vàng, cằn cỗi, thân mỏng và mảnh khảnh nhưng nhiều loại cây
trồng các triệu chứng này giống với triệu chứng thiếu đạm. Tuy nhiên, không giống
đạm, lưu huỳnh dường như không dễ dàng chuyển từ bộ phận già đến bộ phận non như
đạm, vì thế các triệu chứng thiếu đạm thường xảy ra ở các lá non trước. Lượng lưu
huỳnh lạc hấp thu tương đương lân. Hàm lượng S trong lá cả chu kỳ sinh trưởng của
lạc khoảng 0,2%.

Lạc cũng như các cây trồng khác hút lưu huỳnh ở dạng SO42- khơng được keo
âm hút nên nó thường tồn tại trong dung dịch đất. Khi đất giàu keo sắt nhôm hoặc
kaolinite thì sẽ hút SO42-, SO42- trong dung dịch đất sinh ra do tác dụng khống hóa lưu
huỳnh ở dạng hữu cơ.
Tóm lại: Hiện nay, để thâm canh tăng năng suất lạc, ngoài sự quan tâm đến các
nguyên tố dinh dưỡng đa lượng như trước đây thì vai trị của các nguyên tố trung và vi
lượng cũng rất cần thiết để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cây. Trong thâm canh,
việc thiếu bất kỳ một nguyên tố nào cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng
nông sản. Do vậy, sử dụng cân đối và hợp lý các loại phân đa, trung và vi lượng sẽ
đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngồi ra, bón phân cân đối cịn có tác dụng làm ổn định
và tăng độ phì nhiêu của đất trồng, phục hồi và tăng độ phì nhiêu đất thối hóa và giảm
thiểu ơ nhiễm mơi trường.
1.1.4. Vai trò của nước đối với cây lạc
Mặc dù lạc thường được xem là một loại cây trồng chịu hạn, song chỉ có khả
năng chịu hạn ở một giai đoạn sinh trưởng nhất định, lạc rất cần đủ ẩm vào thời kỳ nảy
mầm, nhất là lúc ra hoa, quả. Nhu cầu nước lớn nhất ở thời kỳ ra hoa, hình thành quả
và hạt. Thiếu nước ở các thời kỳ này đều ảnh hưởng đến năng suất nên nước là yếu tố
có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển và năng suất, chất lượng của cây lạc.
Thời kỳ sinh trưởng thân, cành, lá và rễ lạc bị hạn làm giảm sinh trưởng của cây,
cây sẽ ra hoa chậm, thu hoạch muộn, năng suất giảm. Tuy nhiên đất thiếu ẩm ở thời
gian cây lạc phân cành sẽ có thuận lợi hơn cho q trình đâm tia, làm quả và quả chín
đều hơn là độ ẩm đất đầy đủ.
Từ khi lạc ra hoa đến hình thành quả, thiếu nước cây thụ phấn khó khăn, hoa bị
rụng, tia lạc bị héo. Thời kỳ này chỉ chiếm 35 - 43,5% thời gian sinh trưởng của cây,
nhưng lạc cần lượng nước bằng 48 - 61,5% nhu cầu nước của cả chu kỳ sinh
trưởng.Hạn ở thời kỳ phát triển quả và hạt làm giảm trọng lượng quả và năng suất


×