Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn cây cổ thụ trong hệ thống cây xanh đô thị tại hai quận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.58 MB, 113 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn cây cổ
thụ trong hệ thống cây xanh đô thị tại hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, thành
phố Đà Nẵng” là đề tài do chính bản thân tơi thực hiện. Các số liệu nghiên cứu, kết
quả điều tra, kết quả phân tích là trung thực, khách quan chưa từng được cơng bố.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu kết quả là sản phẩm kế thừa hoặc đã công
bố của người khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một công việc hết sức quan trọng trong chương trình
đào tạo của nhà trường, giúp học viên tiếp cận với thực tế, rút ngắn khoảng cách
giữa lý thuyết và thực tiễn, bước đầu tập làm quen với công việc mà học viên sẽ
làm sau khi ra trường.
Để thực hiện đề tài theo chương trình đào tạo cao học ngành Lâm học, được sự
đồng ý của nhà trường và thầy giáo hướng dẫn, bản thân tôi đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn cây cổ thụ
trong hệ thống cây xanh đô thị tại hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, thành
phố Đà Nẵng”.
Bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân mình, đề tài cịn được sự giúp đỡ tận
tình của các quý thầy giáo, cô giáo, các bạn học viên, các cấp, các ban ngành liên quan


cùng bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến q thầy cơ giáo
trong khoa Lâm nghiệp, Phịng đào tạo sau Đại học trường Đại học Nông Lâm Huế,
Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ Công ty Công viên – Cây xanh Đà Nẵng và đặc biệt là
thầy giáo TS. Trần Minh Đức, người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài. Cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các bạn đồng nghiệp, của các cơ quan,
chính quyền địa phương đã giúp tơi hồn thành tốt đề tài của mình.
Do thời gian và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên trong q trình thực
hiện đề tài khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong q thầy cơ giáo, các cơ
quan, bạn bè đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến để bản thân tơi có thể hồn thiện hơn
trong nghiên cứu khoa học và có nhiều kinh nghiệm hơn trên con đường tiếp theo.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, 29 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii

TÓM TẮT
Cây xanh, một thành phần quan trọng trong các cơng trình kiến trúc đơ thị, đóng
vai trị hết sức quan trọng trong việc điều hịa khí hâu, bảo vệ môi trường và giải quyết
các vấn đề về môi sinh. Đà Nẵng là một thành phố có tốc độ phát triển rất nhanh về cơ
sở hạ tầng, cộng với những biến động của thời gian như chiến tranh, thiên tai, dịch hại
và nhận thức con người trong bối cảnh kinh tế thị trường đã làm cho số lượng cây cổ
thụ tại đây ngày càng suy giảm và có nguy cơ vắng bóng hồn tồn nếu khơng có giải
pháp quản lý bảo tồn hợp lý. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn

cây cổ thụ trong hệ thống cây xanh đô thị tại hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn,
thành phớ Đà Nẵng”.
Với mục đích: Xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng và luận cứ khoa học cho
công tác quản lý và bảo tồn các cá thể và quần thể cây cở thụ trên địa bàn hai quận
phía Đông thành phố Đà Nẵng.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài dự kiến sẽ vận dụng các hướng tiếp cận: Tiếp
cận thơng quan tham khảo và kế thừa có chọn lọc trên cơ sở phúc tra, kiểm chứng tại
địa bàn nghiên cứu; Tiếp cận có sự tham gia; Tiếp cận bằng cách lồng ghép: phối hợp
giữa hoạt động nghiên cứu với hoạt động thường xuyên của đơn vị công tác; Tiếp cận
bằng phương pháp chuyên gia.
Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp; phương
pháp thu thập số liệu sơ cấp; phương pháp điều tra trên hiện trường; phương pháp
phân tích, xử lý số liệu (Sử dụng tài liệu chuyên môn để phân loại đối tượng nghiên
cứu, ma trận và tiêu chí đánh giá để bình chọn đối tượng ưu tiên và nhân tố chủ yếu.
Sử dụng sơ đồ Venn để phân tích các bên liên quan trong quản lý và bảo tồn cây cổ
thụ. Phương pháp SWOT để phân tích các thuận lợi, khó khăn trong cơng tác quản lý,
chăm sóc bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị và cây cổ thụ, cây di sản trên địa bàn)
Kết quả chính của đề tài: Đánh giá thực trạng và năng lực quản lý hệ thống cây
xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Đà nẵng. Điều tra hiện trạng hệ thống cây xanh cổ
thụ trên địa bàn hai quận Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, đánh giá
điều kiện sống và các mối đe dọa tập đồn cây cở thụ ở khu vực nghiên cứu, đánh giá
công tác quản lý bảo tồn cây cở thụ tại địa bàn nghiên cứu. Từ đó, đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo tồn cây cổ thụ ở quận Sơn Trà và quận
Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng: Giải pháp chính sách, pháp luật; giải pháp tở chức
quản lý; giải pháp truyền thông; giải pháp khoa học và công nghệ trong cơng tác quản
lý, chăm sóc bảo vệ hệ thống cây cổ thụ, cây di sản trên địa bàn quận Sơn Trà và quận
Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................ iii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................... vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ............................................................................................ 1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................ 2
4. Những điểm mới của đề tài ................................................................................ 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu. .................................... 3
1.1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu ...................................................... 3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu ................................................... 6
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 16
1.2.1. Trên thế giới .............................................................................................. 16
1.2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................... 18
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 20
2.1. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 20
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 20
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................. 20
2.4. Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 20
2.5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 23

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 26
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội quận Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà.............. 26

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội Quận Ngũ Hành Sơn ...................... 26
3.1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội Quận Sơn Trà................................. 29
3.1.3. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến sự tồn tại và cơng tác
quản lý bảo tồn cây cổ thụ tại khu vực nghiên cứu............................................... 30
3.2. Đánh giá thực trạng và năng lực quản lý hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn
Thành phố Đà nẵng.............................................................................................. 31
3.2.1. Đánh giá hiện trạng cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.................. 31
3.3. Điều tra hiện trạng hệ thống cây xanh cổ thụ trên địa bàn hai quận Ngũ Hành
Sơn và Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng .................................................................... 56
3.3.1. Hiện trạng hệ thống cây xanh trên các tuyến đường chính trên địa bàn hai
Quận Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng .......................................... 56
3.3.2. Điều tra hiện trạng cây cổ thụ ở các khu vực nghiên cứu. .......................... 59
3.4. Đánh giá công tác quản lý bảo tồn cây cổ thụ tại địa bàn nghiên cứu ..... Error!
Bookmark not defined.
3.5. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo tồn cây cổ thụ
ở quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng ................................ 79
3.5.1. Giải pháp chính sách, pháp luật ................................................................. 79
3.5.2. Giải pháp tổ chức quản lý .......................................................................... 79
3.5.3. Giải pháp truyền thông: tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về cảnh
quan, mơi trường, pháp luật và quảng bá hình ảnh cây cổ thụ, cây di sản ............ 82
3.5.4. Giải pháp khoa học và công nghệ............................................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 87
1. Kết luận ........................................................................................................... 87

2. Tồn tại ............................................................................................................. 89
3. Đề nghị ............................................................................................................ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 90

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCVT
CN - TTCN

Bưu chính viễn thơng
Cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CVCX

Công viên cây xanh

GTVT

Giao thông vận tải

KCN


Khu công nghiệp

TCN

Trước công nguyên

TĐC

Tái định cư

TM - DV
UBND

Thương mại - dịch vụ
Ủy ban nhân dân

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng phân loại cây bóng mát và các yêu cầu kỹ thuật ................................37
Bảng 3.2: Thành phần lồi cây bóng mát trong cơng viên và ở đường phố Đà Nẵng ..45
Bảng 3.3: Đặc trưng hình thái và vật hậu của một số lồi cây bóng mát ở Thành phố
Đà Nẵng .........................................................................................................................47
Bảng 3.4: Tởng hợp các lồi cây xanh trên các tuyến đường Quận Sơn Trà, thành phố
Đà Nẵng. ........................................................................................................................57
Bảng 3.5: Tổng hợp cây xanh một số tuyến đường chính trên địa bàn Quận Ngũ Hành

Sơn, thành phố Đà Nẵng................................................................................................58
Bảng 3.6: Hiện trạng cây cổ thụ trên các tuyến đường trên địa bàn Quận Sơn Trà,
thành phố Đà nẵng .........................................................................................................60
Bảng 3.7: Hiện trạng cây cổ thụ trên các tuyến đường trên địa bàn Quận Ngũ Hành
Sơn, thành phố Đà nẵng ................................................................................................63
Bảng 3.8: Hiện trạng cây cổ thụ trên công viên, Trường học địa bàn hai quận Ngũ
Hành Sơn và Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng ...................................................................64
Bảng 3.9: Hiện trạng cây cổ thụ trên Chùa, đền trên địa bàn hai quận Ngũ Hành Sơn
và Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng ....................................................................................66
Bảng 3.10: Tởng hợp số lượng các lồi cây cổ thụ trên địa bàn nghiên cứu ................68
Bảng 3.11: Số lượng cây trên các tuyến đường, địa điểm phân bố cây cổ thụ trên địa
bàn nghiên cứu...............................................................................................................69
Bảng 3.12: Các khuyết tật, yếu tố tổn hại và đe dọa cây cổ thụ ....................................70
Bảng 3.13: Các hoạt động ảnh hưởng đến không gian sinh trưởng của cây xanh cổ thụ.72
Bảng 3.14: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cây cổ thụ trên các tuyến phố ........75
Bảng 3.15: Phân tích SWOT đối với công tác tổ chức, quản lý cây xanh đường phố tại
thành phố Đà Nẵng ........................................................................................................76

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1: Cây bị mục rỗng ............................................................................................74
Hình 3.2: Cây bị phụ sinh bám gởi ................................................................................74

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây xanh, một thành phần quan trọng trong các cơng trình kiến trúc đơ thị, đóng
vai trị hết sức quan trọng trong việc điều hịa khí hâu, bảo vệ môi trường và giải quyết
các vấn đề về môi sinh. Cây xanh giúp giảm thiểu ô nhiễm mơi trường thì việc sử dụng
cây xanh đang là giải pháp hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường. Do vậy, vấn đề cây
xanh đô thị trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và nhà quản lý.
Bên cạnh việc tăng số lượng và diện tích cây xanh bằng cách quy hoạch và trồng
mới ở các vị trí thích hợp thì việc bảo vệ những cây hiện có đặc biệt là những cây cở
thụ có nghĩa rất lớn lĩnh vực quản lý và phát triển hệ thống cây xanh của các đơ thị
trong đó có thành phố Đà Nẵng.
Thành phố Đà Nẵng là đơ thị lớn của nước ta, là trung tâm kinh tế lớn về công
nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch của nước ta và khu vực Đông Nam Á. Đi cùng
với sự phát triển kinh tế, q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa với tốc độ khá nhanh đã
làm phá vỡ sự cân bằng của môi trường sinh thái, từ đó đặt ra vấn đề sinh thái và cảnh
quan cần thiết phải giải quyết, nhu cầu bảo vệ những cây xanh hiện có đồng thời gia tăng
diện tích cây xanh trong đô thị, như trên đường phố, trong khuôn viên, cơng viên là vấn đề
cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Khác với các đô thị cổ khác ở miền Trung và cả nước, Đà Nẵng là một thành phố
có tốc độ phát triển rất nhanh về cơ sở hạ tầng, cộng với những biến động của thời
gian như chiến tranh, thiên tai, dịch hại và nhận thức con người trong bối cảnh kinh tế
thị trường đã làm cho số lượng cây cổ thụ tại đây ngày càng suy giảm và có nguy cơ
vắng bóng hồn tồn nếu khơng có giải pháp quản lý bảo tồn hợp lý.
Bảo tồn cây cở thụ thực chất là bảo tồn các chứng tích lịch sử, giữ gìn cảnh quan
sinh thái - văn hóa và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của địa phương và đất nước.
Để bảo tồn được cây cổ thụ trong hệ thống cây xanh đơ thị cần có những dữ liệu
và cơ sở khoa học thông qua những cơng trình nghiên cứu tồn diện và chun sâu.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên

cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn cây cổ thụ trong hệ thống
cây xanh đô thị tại hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, thành phớ Đà Nẵng”.
2. Mục đích của đề tài
Xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng và luận cứ khoa học cho công tác quản lý
và bảo tồn các cá thể và quần thể cây cở thụ trên địa bàn hai quận phía Đơng thành phố
Đà Nẵng.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
a. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần đánh giá được thực trạng hệ thống và
công tác quản lý cây xanh đơ thị nói chung và cây cở thụ nói riêng trong các thành phố
lớn của Việt Nam.
Từ các luận cứ khoa học thu được sẽ đề xuất được những giải pháp chủ yếu để
quản lý bảo tồn cây cổ thụ trong hệ thống cây xanh đô thị của địa bàn nghiên cứu và
các địa phương khác có đặc điểm tương đồng.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng
chiến lược, kế hoạch hành động, giải pháp quản lý và bảo tồn các cá thể và quần thể cây cổ
thụ trên địa bàn quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn có hiệu quả.
4. Những điểm mới của đề tài
Đề tài là nghiên cứu đầu tiên về cây cổ thụ trong thành phố của miền Trung, vì
vậy kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở đề xuất các giải pháp giải pháp quản lý
và bảo tồn đồng thời làm cơ sở và dữ liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo
trong khu vực.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu.
1.1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu
1.1.1.1. Đô thị và cây xanh trong môi trường đô thị
Hệ sinh thái trong môi trường đô thị là một hệ sinh thái nhân tạo, do con người
tác động vào. Con người cải tạo hoặc hoàn toàn tạo dựng nhằm đáp ứng những nhu
cầu cuộc sống của mình. Mỗi đơ thị đều mang những đặc trưng cảnh quan riêng cho
mình, phù hợp với điều kiện sản xuất, trình độ, khơng gian kiến trúc.
Cây xanh, một thành phần quan trọng trong các cơng trình kiến trúc, có vai trị
hết sức quan trọng trong việc điều hồ khí hậu, bảo vệ mơi trường và giải quyết các
vấn đề môi sinh. Cùng với việc giảm thiểu nguồn ơ nhiễm thì sử dụng cây xanh đang
là giải pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ môi trường: Cây xanh làm giảm sự nhiễm
bẩn mơi trường khơng khí; Nguồn lợi kinh tế gián tiếp của cây xanh; Cây xanh góp
phần an ninh, quốc phịng;...
Trồng cây xanh trong khu đô thị hay xung quanh khu dân cư, khu công nghiệp để
che nắng, giảm lượng bức xạ mặt trời, giảm tiếng ồn và bụi phát tán ra bên ngoài nhà
máy, đồng thời tạo thẩm mỹ, cảnh quan môi trường trong khuôn viên các nhà máy của
khu công nghiệp và tạo cảm giác êm dịu về màu sắc cho môi trường khu vực.
Khơng khí chứa bụi khi thởi qua các hàng cây xanh thì các hạt bụi sẽ bám vào
mặt lá cây do lực ma sát và trọng lượng của bản thân hạt bụi. Các luồng khơng khí thởi
qua tán lá cây sẽ bị lực cản làm cho tốc độ của luồng khơng khí giảm và lỗng đi. Do
đó một phần hạt bụi sẽ ngưng đọng trên lá cây, vì vậy có thể nói cây xanh có tác dụng
lọc sạch bụi trong khơng khí.
Do đó, để hạn chế các tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên, đồng thời làm
đẹp thêm cảnh quan khu dân cư, cần quan tâm tới việc quy hoạch hàng rào cây xanh

và tăng số lượng cây trồng trong khn viên khu dân cư. Diện tích trồng cây xanh
trong dân cư đô thị phải đảm bảo 15% tởng diện tích khu đơ thị.
1.1.1.2 . Lịch sử q trình phát triển khơng gian cây xanh đơ thị
Từ xa xưa, trước khi thế giới hình thành Liên đồn Kiến trúc sư Cảnh quan Quốc
tế (International federation of landscape architects) thì nghệ thuật vườn và hệ thống
cây xanh được con người sử dụng trang trí trong các khu vực tường rào của các khu
cung điện, dinh thự, nhà ở quý tộc, nho sĩ. Mục đích sử dụng cây xanh là để tơ điểm
nơi ở, nghỉ ngơi giải trí cho một số ít người. Hệ thống cây xanh lúc này chỉ có hình
thức điểm, xuyến. Trải qua q trình phát triển của xã hội, cùng với sự phát triển của

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4
các ngành kinh tế, thương mại. Ngành trồng cây xanh, trong q trình trao đởi bn
bán, đã hình thành các vườn sưu tập cây phát triển theo. Một số nước trên thế giới bắt
đầu xuất hiện những bản vẽ thiết kế hoa viên rất nổi tiếng, đặc biệt ở các nước phương
Đông như: Các vườn cảnh (Vườn treo Babylon nổi tiếng), các kiểu vườn Thượng
uyển, các tác phẩm nghệ thuật bonsai đã có từ rất lâu đời và được trưng bày trong các
cung đình ở Trung Quốc, Nhật Bản. Ngay từ những năm 1618, trong cuốn sách “A
New Orchard and Garden” của William Lawson đã trình bày khá chi tiết về cách
chăm sóc cây (Gene W. Grey – Frederik J. Deneke, 1996). Tùy vào tình hình phát triển
kinh tế, xã hội của mỗi nước, từng giai đoạn khác nhau, hệ thống cây xanh đơ thị phát
triển cũng khác nhau. Nhìn chung trên thế giới có 3 giai đoạn phát triển không gian
xanh đô thị.
- Thế kỷ XIX: Từ nửa sau Thế kỷ XIX, ở châu Âu bắt đầu có xu hướng đưa
không gian tự nhiên vào đô thị (theo quan niệm trước đây, đô thị tập trung ở một số
nơi và khơng gian tự nhiên nằm ngồi đơ thị). Mục đích là để tạo sự cân bằng cho đơ
thị trong q trình phát triển, có các hình thức bố trí cây như sau: Trồng cây hai bên bờ
sông tạo thành lối đi dạo, dọc theo các đại lộ, ở quảng trường… Ngay từ thời kỳ này,

nhiều tài liệu đã có giải thích lý do phải đưa khơng gian tự nhiên vào đơ thị vì các lợi
ích về mơi trường, lợi ích về xã hội và lợi ích về kinh tế. Ba yếu tố này ngày nay chính
là 3 trụ cột của phát triển bền vững. Từ nhận thức đó, việc trồng cây xanh đã được tổ
chức trồng rất tốt cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài ra, do về mặt tổ chức, các cơ
quan trồng cây, quản lý cây xanh, quản lý đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật là
một, nên việc thực hiện các công việc được phối hợp hài hịa.
- Thế kỷ XX: Khơng gian xanh, hệ thống cây xanh có nhiều giảm sút, lý do chủ
yếu là: Giá trị được theo đuổi vào Thế kỷ XX khơng cịn là sự cân bằng giữa đơ thị và
thiên nhiên, mà ưu tiên cho các lợi ích về kinh tế, giao thông, nhất là giao thông xe
hơi. Do đó nhiều khơng gian xanh đã bị phá bỏ để làm đường, mở rộng đường và làm
chỗ đậu xe… Trong cơng tác quản lý bắt đầu có sự chun mơn hóa, mỗi ngành chỉ lo
phần việc của mình và thiếu sự phối hợp hài hịa. Kết quả là các khơng gian xanh bị
xâm hại, giảm đi đáng kể. Trong giai đoạn 1980-1990, do lạm dụng quá mức các
không gian xanh để xây dựng các không gian chức năng khác nên chất lượng môi
trường sống giảm đi rõ rệt. Người dân phàn nàn và chất vấn lãnh đạo Thành phố về mơ
hình phát triển của đơ thị. Nhiều Hội đồn bảo vệ mơi trường sinh thái được thành lập.
Từ đó chính quyền đô thị bắt đầu lưu ý đến không gian tự nhiên trong chiến lược phát
triển đô thị với mục tiêu bảo vệ các không gian xanh và đưa mục tiêu này vào quy
hoạch chung của đô thị. Giai đoạn 1990-2000, Chính quyền đơ thị ban hành các chính
sách cụ thể để đạt được mục tiêu bảo vệ và phát triển các không gian xanh đã được đề
ra trong quy hoạch chung.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5
- Đến nay: Là thế kỷ XXI, bắt đầu có sự liên kết giữa các chính sách về đơ thị.
Theo đó, khơng triển khai rời rạc theo từng ngành (khơng có các chương trình, chính
sách riêng về nhà ở, giao thông, cây xanh, không gian xanh…) mà kết hợp chung trong
một chương trình, chính sách. Mơ hình phát triển đơ thị theo hướng đa trung tâm, đa

chức năng. Các trung tâm nối với nhau bằng hành lang giao thông, lớp đệm chuyển
tiếp từ khu đô thị này sang khu đô thị khác là vùng không gian xanh tự nhiên
“Frédéric Ségur, Quy hoạch và quản lý về khơng gian xanh, chính sách bảo tồn và
phát triển cây xanh đô thị, tài liệu tập huấn năm 2011”.

1.1.1.3 . Khái niệm và tiêu chí đánh giá cây cổ thụ
* Cây cổ thụ:
- Khái niệm: Cây cổ thụ là cây thân gỗ lâu năm được trồng hoặc mọc tự nhiên.
- Tiêu chí: Tại khoản 6, điều 2, chương 1, Nghị định số 64/2010/NĐ-CP, ngày
11/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ, đã quy định rõ: Cây cổ thụ là cây thân gỗ lâu
năm được trồng hoặc mọc tự nhiên, có độ t̉i tối thiểu 50 năm hoặc cây có đường
kính từ 50cm trở lên tại chiều cao 1,3m của cây (tính từ gốc).
* Cây di sản:
- Khái niệm:
Cây cở thụ gắn với di tích lịch sử, văn hóa và truyền thống cách mạng. Cây cở
thụ, cây di tích là những chứng tích lịch sử - văn hóa, ghi nhận những giá trị truyền
thống; nhiều cây cở thụ trong các thời kỳ kháng chiến được sử dụng làm địa điểm liên
lạc, đài quan sát, nơi cắm cờ cách mạng, gắn liền với truyền thống cách mạng của dân
tộc. Những cây cổ thụ này được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam
(VACNE) công nhận là cây di sản. Có thể thấy, VACNE là một tở chức tiên phong đi
đầu trong việc bảo vệ cây quý khi phát động phong trào công nhận Cây di sản. Bảo tồn
Cây di sản có nghĩa là trực tiếp bảo tồn được nguồn gen đa dạng sinh học, cái vốn quý
nhất của sự sống. Cây Di sản Việt Nam có ý nghĩa thiết thực về bảo vệ cây, bảo tồn đa
dạng sinh học, là phương thức bảo tồn mang tính chất cộng đồng, giáo dục con người
thân thiện với môi trường và khơi dậy nét đẹp văn hoá truyền thống quê hương.
- Tiêu chí:
Theo VACNE, Tiêu chí để đánh giá cây di sản được phân loại như sau:
Cây tự nhiên: là cây sống trên 200 năm, cao to hùng vĩ; Cao trên 40m, chu vi
trên 6m đối với cây gỗ đơn thân; Cao trên 25m, chu vi trên 15m đối với các cây đa, si
thuộc chi Ficus; Có hình dáng đặc sắc; Đặc biệt ưu tiên các loài đặc hữu, q hiếm, có

giá trị văn hố, lịch sử.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6
Cây trồng: Cây sống trên 100 năm, cao to hùng vĩ; Cao trên 30m, chu vi trên
3,5m đối với cây gỗ đơn thân; Cao trên 20m, chu vi trên 10m, đối với cây đa, si thuộc
chi Ficus; Có hình dáng đặc sắc; Đặc biệt ưu tiên các lồi có giá trị cảnh quan, văn
hóa, lịch sử.
Các cây khác: Cây khơng đạt các tiêu chí kỹ thuật đã nêu, nhưng có giá trị đặc
biệt về khoa học, hoặc lịch sử, hoặc văn hoá, hoặc mỹ quan; Cây cảnh độc đáo; Các
cây gần đạt các tiêu chí nhóm A, B nêu trên nhưng có giá trị đặc biệt về khoa học,
hoặc văn hoá, hoặc lịch sử, hoặc mỹ quan.
Ghi chú: Chu vi cây đơn thân đo cách mặt đất 1,3m; chu vi cây có bạnh vè đo
trên bạnh vè 20cm; chu vi các loài đa, si đo cả chu vi các rễ phụ.
Do tác động của thiên tai, chiến tranh, biến đổi khí hậu và sự thiếu ý thức của con
người, các di sản địa phương trong đó có cây cở thụ đã mai một dần, đặc biệt những
cây cổ thụ trong rừng thì việc giữ gìn, bảo tồn là vơ cùng khó khăn. Bên cạnh những
cây đã chết, trong số cây còn lại bị mục rỗng, thiếu dinh dưỡng, sâu bệnh có nguy cơ
mất dần là rất lớn. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách nghiên cứu thực trạng cây cở thụ
để từ đó có giải pháp bảo tồn, tơn tạo những chứng tích văn hóa lịch sử q giá này.
Việc bảo tồn giữ gìn tơn tạo cây cở thụ, một tài sản vơ giá khơng chỉ có ý nghĩa
lịch sử, văn hóa, cảnh quan, mơi trường sinh thái mà phải trở thành tình cảm và trách
nhiệm của mỗi chúng ta vì bảo vệ ni dưỡng cây cở thụ sẽ làm tăng vẻ đẹp phong
cảnh là những nét chấm phá trong bức tranh phong cảnh đất nước, là tư liệu quý để
nghiên cứu lịch sử tự nhiên, qua đó có thể tìm hiểu tình hình khí hậu, và những biến
thiên khí hậu trong q khứ. Cây cở thụ cịn có ý nghĩa đặc biệt trong nghiên cứu sinh
lí cây thân gỗ qua từng năm của chúng để nghiên cứu quá trình sinh trưởng phát triển,
già cỗi và tử vong của chúng.

1.1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu
1.1.2.1. Hiện trạng cây xanh đô thị tại một số thành phố lớn của Việt Nam
Ở Việt Nam công tác phát triển cây xanh đô thị hiện đã được các cấp, các ngành
đặc biệt quan tâm. Diện tích cây xanh đô thị từng bước tăng dần cả về số lượng và chất
lượng, cây trồng đặc biệt ở các đường phố lớn ngày càng đa dạng và phong phú.
Từ sau ngày miền Bắc được giải phóng, cơng tác trồng cây làm xanh tươi lại đất
nước đã được Trung ương Đảng, Chính phủ và đặc biệt Hồ Chủ Tịch hết sức quan
tâm. Đảng và Chính phủ đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị vạch ra phương hướng và
nhiệm vụ cho công tác trồng cây, gây rừng thực hiện việc trồng cây trong cả nước.
Trong hoàn cảnh đất nước trải qua cuộc chiến tranh phá hoại tàn khốc của giặc Mỹ,
công tác cải tạo và xây dựng đơ thị bị đình đốn, cơng tác cây xanh không phát triển.
Nơi nào nhận thức được lợi ích của cây xanh đơ thị và quan tâm chỉ đạo thì phong trào

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7
trồng cây đường phố, bảo vệ cây và các công viên, vườn hoa làm tốt, điển hình là Hà
Nội, Hải Phịng. Nhiều nơi cơng tác cây xanh khơng được chú ý, khơng có tở chức
chun trách, thiếu kế hoạch ươm và trồng cây. Nhiều nơi đã trồng cây một cách tuỳ
tiện và cây trồng không đúng tiêu chuẩn quy phạm xây dựng đô thị đã làm hư hỏng
nhà cửa và các hệ thống cơng trình ngầm, hạn chế ánh sáng và gió mát. Nhưng từ
những nỗ lự ban đầu đó, kết quả đã trồng được nhiều cây bóng mát, cây phong cảnh
cho đường phố, khu nhà ở, những nơi sinh hoạt văn hố cơng cộng. Trồng được những
đai cây xanh ở ngoại ơ có tác dụng phịng hộ cho thành phố, diện tích cây xanh đơ thị
được tăng lên gấp từ 3 đến 5 lần so với thời gian trước khi miền Bắc giải phóng.
Tại Hà Nội phần lớn cây xanh trên đường phố, công viên và trong các vườn Bách
thảo được người Pháp trồng vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Như có hơn 1.400
cây Sấu cổ thụ, trồng ở khắp nơi trong thành phố và nhiều nhất ở phố Phan Đình
Phùng được người Pháp trồng vào cuối thế kỷ XIX. Ở phố Lò Đúc, con phố duy nhất

trồng Sao đen ở Hà Nội đầu thế kỷ XX. Hồ Gươm trước đây khá rộng, nhà dân ở ra sát
mép hồ. Tháng 11năm 1885 giải tỏa các hộ dân sống xung quanh hồ và khởi công đổ
đất cạp hố, cho san lấp những vùng trũng thấp. Đến đầu năm 1893, con đường nhựa
chạy quanh Hồ Gươm được khánh thành, thì thảm cây xanh quanh Hồ Gươm cũng
được trồng với nhiều loài cây được đưa từ nhiều miền của đất nước. Vì vậy thảm cây
xanh ở đây hồn toàn là cây nội địa, khác với thảm cây xanh ở khu vực Bách thảo. Có
thể nói đây là thảm cây xanh quý nhất của thủ đô Hà Nội và ít chịu tác động nhất bởi
q trình đơ thị hóa [14].
Ở thành phố Hồ Chí Minh, vào những năm đầu khi Sài Gòn vừa bị đánh chiếm và
còn nằm dưới quyền cai trị của các đơ đốc, thì Hải qn Pháp đã bắt đầu cho trồng
hàng loạt cây Me ven các đường sá kể từ khoảng 1863-1865, cứ 5m một cây dọc theo
vệ đường. Ở hai bên bờ kênh Charner (nay là đại lộ Nguyễn Huệ), kể từ năm 1870 cây
Me được trồng lấn ra dần dần theo nhịp độ lấp từng đoạn con "kênh lớn" này. Hiện
nay ở khu vực nội thành và nội thành mở rộng, đường phố đang trong thời kỳ chỉnh
trang nên các dãy cây xanh đường phố khơng đều và khơng liên tục. Chỉ có các dãy
cây xanh trồng trên đường phố ở khu vực nội thành liên tục trên một số tuyến ở Quận
1, 3 và một số các trục đường lớn ở các Quận khác có từ trước năm 1975 đã tạo được
vi khí hậu dãy cây tạo bóng mát người đi bộ. Thống kê mới nhất của Phịng Quản lý
cơng viên – cây xanh, Sở Giao thông vận tải TPHCM, đến nay tồn bộ diện tích cơng
viên, vườn hoa và cây xanh dải phân cách trên địa bàn thành phố chỉ còn khoảng 535
héc ta, giảm gần 50% so với năm 1998 [14].
Tiếp đến thành phố Huế, vào thời kỳ triều Nguyễn cây xanh đã được chú trọng
trồng trên các con đường, trong mỗi vườn nhà. Nay cây xanh ở Huế được trồng nơi nơi
như các điểm xanh công cộng, công viên, đương phố, vườn đồi, ven sơng,... góp phần
quan trọng để tạo nên một nét Huế riêng. Đến thời điểm này, ở Thừa Thiên Huế có 43

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8

lồi thực vật q hiếm, 170 lồi cây cho bóng mát và cây cảnh, nếu tính cả các lồi cây
nhỏ thì hơn 300 lồi, đủ màu, đủ chủng loại và kiểu dáng. Theo Trưởng phịng Kế
hoạch Trung tâm Cơng viên cây xanh Huế khẳng định Huế đã đạt 80-100m2 cây
xanh/người. Trong khi đó 3 thành phố của Pháp được chọn là thành phố xanh sạch
gồm Besancon, Amiens và Mans cũng chỉ có tỷ lệ 60m2 cây xanh/người.
Như vậy, vấn đề về phát triển cây xanh đường phố ở Việt Nam có lịch sử hơn
100 năm và nay nó được thể hiện trong các văn bản pháp quy dưới đây.
- Chỉ thị 45-TTg năm 1974 Về công tác trồng cây xanh ở các đơ thị do Thủ tướng
Chính phủ ban hành [3].
- TCVN4449:1987. Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế [12].
- Tập I - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: Nghị định 08/2005 về Quy hoạch Xây
dựng [9].
- Luật quy hoạch đô thị “Điều 68” Quản lý cây xanh, công viên, cảnh quan tự
nhiên và mặt nước [11].
- Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-BXD ngày 05 tháng 01 năm
2006 về TCVN 362 : 2005 - “Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị
- Tiêu chuẩn thiết kế” quy định các chỉ tiêu diện tích cây xanh sử dụng cơng cộng
trong các đô thị và các nguyên tắc thiết kế, được đã xác định cây xanh trong đô thị bao
gồm: cây xanh công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế, cây xanh chuyên dụng [2].
- Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
về “quản lý cây xanh đơ thị”, theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đơ thị,
có phân cơng, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật; nhà nước có trách
nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh đơ thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng;
khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tở chức, cá nhân tham gia quy hoạch,
trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ cây xanh đô thị.
- Thông tư của Bộ xây dựng số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005
hướng dẫn quản lý cây xanh độ thị [10].
Từ việc xác định rõ vai trò quan trọng của cây xanh đơ thị nói chung và cây xanh
đường phố nói riêng nhiều cơng trình nghiên cứu và bài viết liên quan đến quy hoạch
xây dựng đô thị, phát triển cây xanh và quản lý trong môi trường đô thị, kiến trúc cảnh

quan đô thị, chủng loại cây xanh đô thị,… đã được nghiên cứu, có thể kể tới một số
cơng trình tiêu biểu như:
Các tác giả như Hàn Tất Ngạn, Phạm Kim Giao, Nguyễn Thị Thanh Thủy,… đã
nghiên cứu và biên soạn nhiều tài liệu về quy hoạch xây dựng đô thị, phát triển cây
xanh và quản lý cây xanh đô thị,… Phần lớn các nghiên cứu này đều xem cây xanh
như một thành phần hữu cơ trong cấu thành của đô thị, một bộ phận không thể tách rời
của cảnh quan thiên.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9
Công tác tuyển chọn chủng loại cây xanh đô thị, nghệ thuật vườn - công viên,
vườn cảnh Đông phương, bố cục vườn,… đã được các tác giả Hà Tất Ngạn, Trần Hợp,
Phương Thảo,… quan tâm nghiên cứu. Các cơng trình nghiên cứu này giới thiệu khá
chi tiết về chủng loại lồi cây, mơ tả đặc điểm hình thái, sinh thái lồi nên có ý nghĩa
rất lớn trong việc gây trồng và phát triển cây xanh đô thị ở các thành phố lớn như Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh,… góp phần quan trọng trong phát triển cảnh quan đô thị
của nước ta.
Tác giả Vũ Xuân Đề (1993) [5] đã vạch ra kế hoạch tổng thể cho việc phát triển
mảng xanh ngoại thành nhằm bổ sung cho lượng khoảng xanh thiếu hụt ở nội thành
trên cơ sở phương pháp luận “cân bằng sinh thái đô thị giản đơn” tức cân bằng giữa
nhu cầu sinh thái của con người với lượng mảng xanh tiêu chuẩn tối thiểu và dùng
phương pháp “cân bằng dần” từ ngoại thành vào nội đô làm cơ sở định lượng phân bố
diện tích đất đai cho mảng xanh. Ngồi ra, Vũ Xn Đề cịn có một số cơng trình
nghiên cứu liên quan đến việc quy hoạch mảng xanh bảo vệ môi trường cảnh quan đô
thị (1995) [6]; xác định các chỉ số khoảng xanh đô thị cho từng khu chức năng như:
Khu công nghiệp, chung cư, trường học,… (1998) [7]. Các nghiên cứu này cũng như
đề tài phân vùng đất đã dựa trên nhu cầu sinh thái con người trong mối quan hệ với các
hoạt động kinh tế xã hội của thành phố,… đề xuất các chỉ số khoảng xanh và căn cứ

vào tiềm năng quỹ đất dành cho cây xanh để bố trí, quy hoạch. Tuy nhiên, các chỉ số
khoảng xanh cho từng quận, huyện, khu chức năng,… chưa nói lên được hết sự khác
biệt về nhu cầu khoảng xanh từng nơi dựa trên các hoạt động kinh tế xã hội (số lượng
nhà máy, xí nghiệp, chung cư,…) vốn không đồng nhất cho từng địa bàn.
Nghiên cứu của tác giả Trần Viết Mỹ (2001) [8] đã cho thấy mức độ ơ nhiễm mơi
trường thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là ở khu vực
nội thành. Đến năm 2010, các hoạt động sản xuất, giao thơng, sinh hoạt sẽ thải vào bầu
khí quyển thành phố hơn 5.000 tấn bụi và bụi chì, 2.850.000 tấn CO 2 và khí thải khác,
tiếng ồn vào giờ cao điểm lên đến 90 - 91dB. Để đảm bảo cân bằng sinh thái, điều hịa
khí hậu, cải thiện môi trường, về số lượng thành phố cần 15.000 - 18.000 ha diện tích
xanh, trong đó nội thành cần 7.500 ha, nội thành mở rộng cần 4.100 - 5.500 ha. Tác
giả đã dựa vào hiện trạng, dự báo tổng lượng khí thải đến năm 2010 và khả năng hấp
thụ các chất này của cây xanh tính tốn nhu cầu diện tích xanh bình qn đầu người
nội thành là 25 m2/người, tỷ lệ che phủ 53,5 - 54,0%, nhưng tiềm năng quỹ đất tối đa
chỉ có thể giải quyết 10,2 m2/người và tỷ lệ che phủ 21,9%; nội thành mở rộng 18,5 20 m2/người; tỷ lệ che phủ 13,9 - 18,4% nhưng tiềm năng quỹ đất tối đa có thể giải
quyết đến 56,6 m2/người và tỉ lệ che phủ 41,0%; diện tích khn viên đạt 3.180 –
3.680 ha. Bên cạnh đó, dựa vào đặc điểm sinh học loài cây và sử dụng ngơn ngữ lập
trình Pascal tác giả đã bước đầu sắp xếp lại các loài cây trồng hiện hữu ở thành phố Hồ
Chí Minh theo từng nhóm phù hợp với từng khu vực cụ thể (đường phố, vườn hoa

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10
cơng viên, trường học, cơng sở, bệnh viện, đình chùa,…) và bở sung thêm 22 lồi cây
trồng mới dự kiến dẫn nhập từ rừng và nhập nội để làm phong phú thêm tập đồn cây
trồng đơ thị, đồng thời đưa ra khuyến cáo khơng nên trồng một số lồi cây làm cảnh
quan đô thị.
Khi nghiên cứu, đánh giá và xây dựng tiêu chuẩn cây xanh đô thị của các nước
trên thế giới và vận dụng vào Việt Nam, trong quy phạm thiết kế xây dựng đô thị số

20TCVN-82-81, Bộ Xây dựng đã ban hành tiêu chuẩn cây xanh cho các thành phố
Việt Nam như sau:
- Đô thị nhỏ:

8 m2 cây xanh/người

- Đơ thị trung bình:

11 m2 cây xanh/người

- Đơ thị lớn:

13 m2 cây xanh/người

Công tác phát triển cây xanh đô thị cũng đã được các cấp, các ngành đặc biệt
quan tâm, diên tích cây xanh đơ thị từng bước tăng dần cả về số lượng, chất lượng, cây
trồng đặc biệt ở các đô thị lớn ngày càng phong phú. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ diện
tích đất xanh trung bình ở các đơ thị cịn rất thấp và khác nhau theo nhóm đơ thị [1].
- Đối với đơ thị loại đặc biệt như thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh có tỷ lệ diện
tích đất xanh chiếm khoảng 5 m2/người.
- Đối với đô thị loại I, tỷ lệ này rất khác nhau, thành phố Đà Nẵng hiện nay bình
quân mới đạt 0,5 m2/người, trong khi thành phố Huế có tỷ lệ đất xanh đạt tương đối
cao khoảng 10,2 m2/người.
- Các đơ thị loại II, tỷ lệ diện tích đất xanh trung bình chỉ khoảng 3 - 5 m2/người
(Nha Trang: 4,7 m2/người; Nam Định: 3,13 m2/người).
- Các đô thị loại III và IV như thị xã Vĩnh Yên, thành phố Bắc Giang, thị xã Bến
Tre tỷ lệ diện tích đất xanh trung bình khoảng 4,3 m2/người.
- Các đơ thị loại V tỷ lệ này rất thấp hầu như không đáng kể [1].
Theo kết quả nghiên cứu của Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước Việt Nam đã
cho thấy nhiệt độ khơng khí trong vùng có cây xanh thấp hơn những nơi khơng có cây

xanh. Ở vườn Bách Thảo Hà Nội, nhiệt độ nơi khơng có cây là 32,30C, dưới tán cây là
28,290C. Nhiệt độ trên mặt đường nhựa là 39,50C và dưới tán cây bóng mát là 34,30C.
Lượng bụi trung bình khu vực khơng có cây xanh là 0,9 mg/m3, dưới tán cây gỗ là
0,52 mg/m3 khơng khí. Như vậy, cây xanh có khả năng làm giảm lượng bụi 42%. Với
âm thanh, cây lá rộng hấp thụ được 26% âm lượng, còn 74% phản xạ và khuếch tán.
Độ ồn nơi đường phố không trồng cây xanh gấp 5 lần ở nơi có trồng cây xanh.
Theo Nguyễn Danh và cộng sự (2010) [4], tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai hiện
có 165 lồi cây xanh đơ thị thuộc 140 chi của 69 họ trong 3 ngành thực vật bậc cao.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11
Trong đó, cây xanh đường phố có 57 lồi thuộc 28 họ, cây xanh cơng viên có 130 lồi,
với 45 lồi cây bóng mát thuộc 21 họ. Hệ thống cây xanh đơ thị cịn tương đối trẻ.
Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ở thành phố Pleiku theo đầu người là 1,48
m2/người (chỉ đạt tỷ lệ 21,14% so với TCXDVN 362:2005). Cây xanh ở đường phố
được bố trí khác nhau trên các hoàn cảnh đường phố khác nhau, gồm các mơ hình
đường phố 1 hàng cây, 2 hàng cây và 4 hàng cây. Mơ hình trồng cây trong các công viên
ở thành phố Pleiku tương đối đa dạng: gồm các mơ hình cơng viên hành lang kỹ thuật
giao thơng như vịng xoay, băng két và các mơ hình bồn hoa trang trí trong các cơng viên
nghỉ ngơi - giải trí

1.1.2.2. Hiện trạng và cơng tác quản lý bảo tồn cây xanh cổ thụ
* Tại Việt Nam
Nhiều năm qua, đã có 972 danh mộc cở thụ thuộc 70 lồi đã được vinh danh trải
dài từ Bắc tới Nam, từ Tây Nguyên tới hải đảo, theo thống kê của Hội Bảo vệ thiên
nhiên và Môi trường Việt Nam, hiện đã có 600 cây các loại trên cả nước được vinh
danh là Cây di sản, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ nguồn gen quý hiếm của hệ
thực vật của nước ta.

Hà Nội, Thủ đô ngàn năm của nước Việt Nam vốn n bình, rợp bóng mát với hệ
thống cây xanh tuyệt đẹp được xem như “di sản” văn hóa vật thể và phi vật thể của đất
Hà Thành. Hà Nội nởi tiếng vì nét đẹp cở kính với những ngõ phố rợp cây xanh bóng
mát, những hàng cây cở thụ khơng chỉ tạo bóng mát, cảnh quan mà cịn được xem là
'di sản' lâu đời tạo nên một phần chất lượng đô thị cũng như bản sắc của thủ đô. Từ
trước tới nay, thủ đô Hà Nội đã được bạn bè quốc tế biết đến là thành phố xanh với
nhiều dãy cây cổ thụ được trồng cách đây cả trăm năm. Hà Nội hiện có 725 cây cở thụ
q cần được bảo vệ. Trong số này có cây Bồ đề 700 tuổi, những cây Muỗm 300 –
400 năm tuổi, cây Lim 250 tuổi... Đây là những tài sản quý giá cần được bảo vệ và gìn
giữ một cách khoa học. Những cây cổ thụ không chỉ mang lại màu xanh mà còn là
nhân chứng lịch sử, là biểu trưng văn hóa trong q trình phát triển của Hà Nội nghìn
năm văn hiến... Ơng Nguyễn Ngun Cương, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Truyền
thông và Môi trường (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho biết, từ
ý tưởng cây cổ thụ là tài sản quý hiếm, nhóm nghiên cứu của Trung tâm đã tiến hành
khảo sát và lập bản đồ cây cổ thụ Hà Nội (Atlas) từ hơn 3 năm nay trên địa bàn 14
quận huyện Hà Nội (cũ). Sau khi tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, tiêu chí cây
cở thụ do nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Giáo dục Truyền thông và Môi
trường xác định là "những cây sống trên 70 năm, đường kính trên 70cm". Bên cạnh đó,
Trung tâm cũng đưa vào danh sách những cây có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, cây có
nguồn gen quý hiếm… Bởi trên thực tế, ngoài những cây đáp ứng được độ t̉i thì
cũng có những cây tuy ít t̉i hơn nhưng lại gắn bó với một sự kiện có tính lịch sử, văn

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12
hóa (như cây Đa Bác Hồ) hoặc trong những cây Xà cừ 100 t̉i thì phải chọn cây nởi
trội như dãy cây Xà cừ ở phố Phan Đình Phùng… Căn cứ vào những tiêu chí phân loại
này, nhóm khảo sát xác định Hà Nội có 725 cây cở q cần được bảo vệ thuộc 62 loài
và 30 họ thực vật khác nhau. Về phân bố, có 596 cây tập trung ở 9 quận nội thành (chủ

yếu ở các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hồn Kiếm); 129 cây ở 5 huyện ngoại thành.
Nhóm khảo sát cũng “đánh dấu” những cây cở thụ có đặc điểm đặc biệt như: cây cao
t̉i (17 cây); cây có kích cỡ lớn (19 cây); cây thuộc gen quý hiếm (6 cây, tập trung
chủ yếu ở vườn Bách Thảo). Trong số này đáng chú ý là vẫn cịn 1 cây Lim cở thụ
(trên 250 t̉i) trong vườn nhà anh Vũ Đức Kỳ ở xóm 3, xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn.
Ngồi ra, nhóm cây cở thụ cao tuổi nhất đã sống trên 400-700 năm chủ yếu phân bố tại
các đình làng, chùa, điển hình như cây Bồ đề tại đình Kiêu Kỵ (xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm)
có trên 700 năm t̉i. Những cây cở thụ được xếp vào loại đặc biệt đều gắn với những
di tích lịch sử: cây Thị ở đình Chèm, cây Muỗm ở đền Quán Thánh, cây Gạo ở Bảo
tàng Lịch sử… ; có cây gắn với những dấu tích lịch sử như cây Muỗm trên 300 năm
tuổi gắn với việc trùng tu đền Quán Thánh (thế kỷ XVII). Chính những cây xanh này
cũng đã góp phần tạo nên một Hà Nội thanh lịch, hài hịa giữa thiên nhiên và mơi
trường. Trong bối cảnh biến đởi khí hậu đang ngày diễn biến phức tạp, sự xuất hiện
của cây xanh tại các vùng đô thị có mật độ dân cư lớn, đơ thị hóa nhanh lại càng có ý
nghĩa to lớn. Thậm chí những con đường “phố cổ” với hàng cây cao được trồng từ thời
Pháp thuộc đến nay đã hàng trăm năm tuổi, là “chứng nhân” cho bao cuộc đời người
Hà Nội, chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của Thủ đô, là cảm hứng sáng tác của bao
nhà thơ, nhạc sĩ… Hiện nay, Hà Nội có khoảng 120.000 cây xanh bóng mát thuộc 70
lồi, được trồng trên nhiều tuyến đường. Trong đó đã có nhiều cây sâu mục ở thân,
gốc, rễ bị xén chặt để hạ đường điện, để mở đường, nhiều cây cong, nghiêng, ảnh
hưởng mỹ quan đơ thị, an tồn giao thơng, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của
nhân dân. Khi thành phố phát triển với tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng, hệ thống cây
xanh phải “cõng” trên mình nhiều áp lực. Nhà cao tầng mọc san sát, nhiều nhà lấn
chiếm vỉa hè, sử dụng mái che, mái vẩy đua ra đường, che bóng cây xanh. Theo quy
luật quang học, cây xanh phải vươn ra tìm ánh sáng, nên chủ yếu ngả ra hướng lòng
đường, gây mất cảnh quan và thiếu an tồn. Cịn khi cây phát triển lên cao, lại không
được chặt tỉa cành thường xuyên, cây mọc không thẳng và phát triển trái quy luật. Đặc
thù thở nhưỡng của Hà Nội là có hệ thống nước ngầm cao, cách mặt đất chừng 1 mét.
Do đó, khi rễ cây phát triển, gặp hệ thống nước mặt, rễ cây sẽ không phát triển theo
chiều thẳng xuống mà lại lan tỏa thành các chùm rễ, nằm cạn trên bề mặt; chưa kể, đất

trồng cây tơi xốp, nhiều nơi bị ô nhiễm, đất xen lẫn rác, lá cây, hệ thống nước thải bẩn
làm cho rễ cây không chắc khỏe. Ngồi ra, đơ thị phát triển, hàng qn, nhà hàng, gara
ơ tơ mọc san sát, thiếu chỗ dựng xe, vì vậy một số người dân đã tìm cách triệt hạ cây
(đở nước nóng, a xít, dầu luyn hay bịt xi măng vào gốc cây để làm cho cây chết). Một
thực tế nữa là, thời gian qua Hà Nội phát triển mạnh hệ thống hạ tầng ngầm như: cống

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13
mương thốt nước, hệ thống thơng tin liên lạc, đường xá… nên không tránh khỏi việc
đào bới đất để thi cơng, dẫn tới rễ cây bị ảnh hưởng, cây khó bám chặt vào đất. Theo
thống kê chưa đầy đủ của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công viên cây
xanh Hà Nội, chỉ tính từ năm 2010 – 2012 trên địa bàn Hà Nội xảy ra 126 vụ xâm hại
cây xanh, trong thực tế vẫn còn rất nhiều vụ chưa được phát hiện. Bên cạnh đó, thuộc
vùng khí hậu nhiệt đới, mỗi năm Hà Nội ln có mùa mưa bão. Cứ đến mùa này,
chính quyền và người dân Thủ đơ lại lo lắng tình trạng: ngập nước và cây đở. Thực tế
đã xảy ra, năm nào có mưa gió lớn, hàng trăm cây xanh lại đở xuống đường, gây thiệt
hại lớn về tài sản cho người dân. Hiện nay, có một thực tế đáng lo ngại là các cây cở
thụ đang có nguy cơ suy giảm do tác động mạnh từ con người, từ q trình đơ thị hóa
và cả sự khắc nghiệt của thời gian.
Những kết quả điều tra cho thấy một thực trạng đáng buồn là các cây cổ thụ của
Hà Nội đang bị suy giảm cả số lượng và chất lượng vì già cỗi khơng được chăm sóc,
như cây Muồng ngủ (vườn Bách Thảo), cây Vơng nem (hồ Hồn Kiếm); bị sâu bệnh
như cây Sao đen (Lị Đúc), cây Thị (đình làng Vẽ)... đáng nói hơn cả là cây đã bị chính
con người “quật ngã” bởi các hành động vơ ý thức như đóng đinh, bóc vỏ, treo biển,
đèn quảng cáo, thậm chí vì lợi ích kinh doanh, một số cửa hàng còn ngấm ngầm “bức
tử” cây. “Cây cở thụ có thể được coi là tài sản quốc gia nhưng thực tế nhiều cây hiện
chỉ được quản lý về mặt giấy tờ. Chính vì chưa có cơ quan quản lý chính thức, nên cây
cở thụ ở Hà Nội chưa được chú ý bảo vệ”. Hiện các nhà khoa học đã “khoanh vùng”

những cây đang bị xâm hại và đề xuất biện pháp bảo vệ. Cụ thể là, đề nghị UBND
thành phố Hà Nội sớm ban hành quy định quản lý bảo vệ cây cổ thụ, trong đó qui định
rõ trách nhiệm cụ thể cho đơn vị quản lý cơ sở và hộ gia đình; đồng thời có mức phạt
thật nặng những hành vi gây tởn hại đối với cây cổ thụ. Đối với một số cây cở thụ có
giá trị đặc biệt về văn hố, lịch sử và khoa học cần được xem xét để cơng nhận là di
tích văn hố lịch sử và giao cho Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà Nội quản lý.
Một số cây cần được đánh số treo biển, xây dựng lý lịch và có chế độ theo dõi, chăm
sóc định kỳ. Bảo vệ các cây cở thụ ở Hà Nội là việc cần làm và phải làm trên cơ sở
khoa học nhằm gìn giữ màu xanh cho thành phố và đó cũng chính là bảo vệ, gìn giữ
những di sản q giá của chúng ta. [Cởng TTĐT]
Thực trạng cây xanh Hà Nội cần có một đề án khoa học căn cơ để cải tạo, phát
triển cây xanh đô thị. Tuy nhiên, Đề án cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh đô thị hai bên
đường phố mới đây của Sở Xây dựng Hà Nội đang gây tranh cãi. Việc triển khai cấp
tốc, triệt hạ cây xanh có tổ chức đã vướng phản đối mạnh mẽ của người dân, các nhà
khoa học và giới văn nghệ sĩ. Việc chặt hạ hàng ngàn cây xanh, làm mất đi thảm xanh
của thiên nhiên, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến con người, nhiệt độ, nhất là
trong bối cảnh biến đởi khí hậu đang diễn biến phức tạp và ơ nhiễm khơng khí đang
ngày nhức nhối hơn. Một đơ thị phát triển không thể thiếu đường giao thông hiện đại,

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14
thiếu nhà cao tầng, thiếu những cơng trình đồ sộ. Nhưng một đô thị hiện đại văn minh
cũng không thể vắng thiên nhiên mà cây xanh là yếu tố quan trọng nhất (Nguyễn Văn
Cảnh - TTXVN)
Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có những hàng cây rất đẹp, chúng có t̉i
đời trên 100 năm. Những hàng cây này có từ khi mà cả hai thành phố này cịn rất nhỏ
bé. Những hàng cây Dầu, cây Sao, cây Lim xẹt ở trung tâm Sài Gòn được người Pháp
trồng vào những năm 1870, cịn ở Hà Nội thì sau chừng 20 năm. Khi ấy người ta trồng

cây cho thành phố Sài Gòn với quy hoạch chừng 500.000 dân cùng với những con
đường hẹp, ngắn và giao cắt nhau liên tục. Sau hơn 100 năm, cả hai thành phố đã đổi
khác, hiện đại hơn, hoành tráng hơn và do vậy cây xanh cũng phải được “hiện đại hóa”
cho phù hợp với bối cảnh mới, nhiều cây xanh cở thụ khơng cịn phù hợp nữa trong
q trình cải tạo nâng cấp đơ thị, muốn giữ cũng rất khó bởi:
Ở thành phố hiện đại, tất cả các thứ lằng nhằng như dây điện tiêu dùng, điện
thoại, cáp truyền hình, hệ thống đèn giao thơng, hệ thống cấp và thốt nước mà chúng
ta thấy bắt buộc phải đưa xuống các hào kỹ thuật ngầm dưới lòng đất, các hào kỹ thuật
này thường được thiết kế nằm dọc theo vỉa hè, do vậy không thể giữ lại hay trồng mới
cây trên vỉa hè được, phải phá bỏ mới thi cơng được, cịn trồng mới thì dù là cây rễ
chùm thì trước sau cũng phá hỏng các cơng trình ngầm, phá hỏng vỉa hè và cơng trình
xây dựng kế cận. Ngồi ra phải kể đến một loạt cơng trình ngầm khác khó đồng hành
với cây xanh cổ thụ được như hệ thống đường ngầm, ga của metro; các hầm ngầm ở
các cao ốc, các đường ngầm dẫn dưới lòng đất kết nối các khu vực với nhau, các khu
thương mại, dịch vụ ngầm dưới đất.
Hệ thống giao thông nhanh, hiện đại của đô thị xung đột với cây xanh vỉa hè.
Giao thông xưa chủ yếu bằng xe ngựa, xe thô sơ, sau này là xe đạp nên đường nhỏ
hẹp, tốc độ chậm nên việc trồng cây khơng địi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật,
miễn sao là đẹp và râm mát là được. Hiện nay hệ thống giao thông đô thị phức tạp hơn,
mật độ xe quá lớn, các phương tiện di chuyển trên đường có nhiều chủng loại, tốc độ
rất nhanh, do vậy mà những cây xanh vỉa hè, cây xanh ở các tiểu đảo làm che chắn tầm
nhìn, gây ra nguy hiểm cho người lái xe và cả người bộ hành.
Những lý do trên cho thấy khi triển khai các cơng trình mới ở thành phố Hồ Chí
Minh, đường trên cao ở Hà Nội thì việc chặt hạ cây xanh là điều khơng thể tránh khỏi.
Bên cạnh đó những cây khơng đẹp, già cỗi, bị sâu mọt, cong nghiêng, ảnh hưởng đến
mỹ quan và an tồn thì phải hạ bỏ là đương nhiên. Cho dù ai trong chúng ta cũng cảm
thấy xót xa, tiếc nuối nhưng việc cần thì vẫn cứ phải thực hiện.
Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là việc cải tạo mảng xanh, trồng cây mới như thế nào
cho hợp lý và hợp lòng dân. Trước hết, muốn quy hoạch, điều chỉnh lại mảng xanh đô
thị, tập thể cây trong một thành phố thì điều đầu tiên là phải lập cho được hồ sơ điều


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


15
tra về các vùng cây tập trung và cây đơn lẻ. Với sự trợ giúp kỹ thuật của công nghệ
thông tin, các nhà chun mơn hồn tồn có thể làm được việc này. Tức là phải kiểm
đếm, thống kê, phân loại, đánh giá xem thực trạng cây xanh của một thành phố ra sao.
Bao nhiêu cây cần phải loại bỏ vì lý do bệnh, cong, nghiêng, già cỗi; bao nhiêu cây
ảnh hưởng đến cơng trình xây dựng trong thời điểm hiện tại và tương lai, bao nhiêu
cây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống dân cư (mùi hoa, nhựa cây, che chắn tầm nhìn,
phá hỏng nhà cửa) và các phương án thay thế tối ưu. Thứ hai là việc điều chỉnh mảng
xanh cần được xây dựng thành một dự án nghiên túc bởi các nhà khoa học, nhà quản
lý và dự án này phải được công bố rộng rãi cho nhân dân biết. Người dân thảo luận,
góp ý, hiến kế cùng chính quyền tìm ra sự đồng thuận.
Chúng ta thường mong ước và rèn luyện, giữ gìn để sống được trăm t̉i, cịn các
cây cở thụ thường đã sống được hàng trăm năm, thậm trí hàng ngàn năm, trải qua bao
thăng trầm của lịch sử, của thời gian và môi trường sống đầy khắc nghiệt. Việc bảo tồn
giữ gìn tơn tạo cây cổ thụ, một tài sản vô giá không chỉ có ý nghĩa lịch sử, văn hóa,
cảnh quan, mơi trường sinh thái mà phải trở thành tình cảm và trách nhiệm của mỗi
chúng ta vì bảo vệ ni dưỡng cây cổ thụ sẽ làm tăng vẻ đẹp phong cảnh là những nét
chấm phá trong bức tranh phong cảnh đất nước, là tư liệu quy để nghiên cứu lịch sử tự
nhiên, qua đó có thể tìm hiểu tình hình khí hậu, và những biến thiên khí hậu trong quá
khứ. Cây cở thụ cịn có ý nghĩa đặc biệt trong nghiên cứu sinh lí cây thân gỗ qua từng
năm của chúng để nghiên cứu quá trình sinh trưởng phát triển, già cỗi và tử vong của
chúng. Từ ý nghĩa sâu xa đó, việc tở chức điều tra bước đầu về cây cổ thụ là rất cần
thiết. Để bảo vệ lâu dài những cây đã được xác định trên bản đồ sau khi UBND tỉnh ra
quyết định công nhận là "Cây cổ thụ quý hiếm được xếp loại bảo tồn", xây dựng quy
chế bảo tồn cây cổ thụ, các ngành, các cấp, các cơ sở cần tiến hành bảo vệ tôn tạo,
trước mắt là những cây có nguy cơ xâm hại cần được xây bồn bao quanh gốc, tạo mặt

thống, và bón phân chăm sóc, có biển ghi tên cây để bảo vệ, xây dựng quy ước trong
nhân dân, không chặt cây, đẽo vỏ cây, trích một phần kinh phí địa phương để hỗ trợ
cho việc chăm sóc bảo vệ cây.
Ngồi những giá trị truyền thống như cung cấp ôxy, ngăn bụi, tiếng ồn, tạo bóng
râm, tạo cảnh quan mỹ thuật, thư giãn, giảm sức ép tâm lý,… thì cây xanh cịn có
những giá trị khác nữa như tham gia kết nối cộng đồng, gia tăng giá trị di sản và đặc
biệt là làm giàu ký ức, biểu tượng của kỷ niệm… Do vậy mà cây xanh đô thị trở thành
một khoa học mang tính liên ngành kết nối cùng lúc: quy hoạch, kiến trúc, xây dựng,
thiết kế, mỹ thuật, sinh học, môi trường…
* Tại thành phố Đà Nẵng
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng việc quản lý hệ thống cây xanh cở thụ
trên phạm vi tồn thành phố chưa có ranh giới rỏ ràng giữa các sở ban nghành (Sở Tài

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


16
ngun và Mơi trường, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lich, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Xây dựng). Do vậy, mà chưa có số liệu thống kê chính xác về số
lượng cây xanh trên địa bàn tồn thành phố, mà chỉ có số liệu về cây “Di sản” do Sở
Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch quản lý. Trong khi đó,
hiện nay trên phạm vi tồn thành phố một số lượng không nhỏ cây xanh cổ thụ, tạo
nên nét riêng cho thành phố, tạo nét văn hóa, cảnh quan sinh thái của từng vùng miền,
văn hóa tâm linh,… lại đang bỏ ngõ, chưa được quan tâm và bảo tồn đúng mực. Thành
phố hiện có rất nhiều nhà cao tầng mọc lên, chúng đứng san sát nhau. Những tòa nhà
này vươn cao tạo ra các cột dựng đứng, các bức tường thành khởng lồ và chính các cao
ốc này đã tạo ra các hào bê tông trên cao làm cho các dịng khơng khí bị đởi chiều, tạo
ra dịng xoáy rất nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm với những thành phố gần biển, gần
sơng, những lúc gió mạnh hoặc xung đột giữa khí nóng và khí lạnh luồn lách qua các tịa
cao ốc tạo ra dịng khí làm cho các cây cao bị vặn gãy hàng loạt, gây chết người. Cùng với

tốc độ đơ thị hóa ngày một phát triển, quy hoạch đô thị diễn ra, việc bảo tồn cây xanh cổ
thụ trở thành nhu cầu cấp thiết trong việc giữ gìn ký ức cũng như nét văn hóa đặc trưng
khu phố, khu dân cư, làng,…
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
Hệ thống cây xanh cổ thụ là tài sản vô giá, không chỉ là nét đẹp của cảnh quan
môi trường, cảnh quan thiên nhiên, chứng tích cho lịch sử. Vì vậy, trên thế giới có
một số cây cổ thụ đã gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước như cây Bách "El
arbol" tại quảng trường của thành phố Tule ở Mêhicơ có t̉i thọ trên 2.000 năm tuổi
với chu vi gốc đạt 58m, cây Moabi trong rừng già châu Phi có t̉i thọ đến 2.500 năm,
quần thể cây Thông trong sa mạc White Mountains ở California có t̉i thọ hơn 4.000
năm t̉i, đặc biệt cây già nhất thế giới là cây "Mathusalem" có tuổi đời 4.771 tuổi.
Nhưng hiện nay, số lượng cây cổ thụ đang giảm dần nên trên thế giới đã có nhiều
nghiên cứu về vấn đề này, một báo cáo được thực hiện bởi ba nhà sinh thái học hàng
đầu thế giới được cơng bố trên tạp chí Khoa học (Science) cảnh báo về sự gia tăng
đáng báo động về tỉ lệ chết của các cây cở thụ có t̉i từ 100-300 năm trong nhiều khu
rừng của thế giới, các khu rừng, các hoang mạc, các khu vực nông nghiệp và thậm chí
trong cả các thành phố. Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư David Lindenmayer của
Trung tâm Excellence for Environmental Decisions (CEED) và Đại học Quốc gia Úc
(Australian National University) cho biết."Đó là một vấn đề trên toàn thế giới và đang
xảy ra trong hầu hết các kiểu rừng" [David B. Lindenmayer, William F. Laurance, and
Jerry F. Franklin. Global Decline in Large Old Trees. Science, 2012; 338 (6112):
1305-1306 ].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


17
Theo David Lindenmayer và các đồng nghiệp, giáo sư Bill Laurance của Đại học
James Cook, Australia, và giáo sư Jerry Franklin của đại học Washington, Hoa Kỳ, nói

trong bản báo cáo khoa học của họ :"Các cây cổ thụ lớn là rất quan trọng trong nhiều
môi trường tự nhiên và các môi trường do con người thống trị. Các nghiên cứu về các
hệ sinh thái trên toàn thế giới cho thấy quần thể những cây cổ thụ này đang suy giảm
nhanh chóng", do vậy "Nghiên cứu là cần thiết để xác định nguyên nhân gây ra sự
biến mất nhanh chóng của các cây cổ thụ lớn và và đưa ra các chiến lược quản lý để
cải thiện tình hình. Thiếu những thay đởi về chính sách, các cây cở thụ to lớn sẽ giảm
hoặc biến mất trong rất nhiều hệ sinh thái, dẫn đến sự suy giảm chức năng hệ sinh
thái và khu hệ sinh vật liên quan của chúng" [David B. Lindenmayer, William F.
Laurance, and Jerry F. Franklin. Global Decline in Large Old Trees. Science, 2012;
338 (6112): 1305-1306].
Giáo sư Lindenmayer cho biết họ lần đầu tiên báo về sự mất mát của các cây cổ
thụ trong khi kiểm tra các số liệu về rừng của Thụy Điển quay ngược lại đến những
năm 1860. Sau đó, một nghiên cứu 30 năm về rừng Mountain Ash (Eucalyptus
regnans) ở Úc đã xác nhận rằng không chỉ các cây cổ thụ đang chết hàng loạt trong
các vụ cháy rừng, mà còn tồi tệ gấp mười lần tỷ lệ bình thường trong năm khơng xảy
ra cháy - rõ ràng là do hạn hán, nhiệt độ cao, khai thác gỗ và các nguyên nhân khác.
Xem xét trên tồn thế giới, các nhà khoa học tìm thấy xu hướng tương tự ở tất cả
các vĩ độ, Vườn quốc gia Yosemite của California, trên các hoang mạc châu Phi, trong
rừng nhiệt đới của Brazil, khu rừng ôn đới của châu Âu và các khu rừng phương Bắc
xa về phía Bắc. Sự suy giảm các cây có kích thước lớn cũng đã được tuyên bố tại các
khu vực nơng nghiệp và thậm chí cả các thành phố, nơi mà người dân thực hiện các nỗ
lực để bảo tồn chúng.
Giáo sư Bill Laurance của Đại học James Cook đã nói: "Đó là một xu hướng rất
đáng lo ngại. Chúng ta đang nói về sự biến mất của các sinh vật sớng có kích thước
lớn nhất hành tinh, các thực vật có hoa lớn nhất hành tinh, của các sinh vật đóng một
vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh và làm phong phú thêm thế giới của chúng
ta". Cây cở thụ lớn đóng vai trị quan trọng sinh thái cung cấp nơi làm tổ hoặc các chỗ
trú ẩn cho khoảng 30% các loài chim và động vật trong một số hệ sinh thái. Chúng lưu
trữ một lượng lớn carbon. Chúng tái tạo các chất dinh dưỡng trong đất, tạo ra mơi
trường sống phong phú và ảnh hưởng đến dịng chảy của nước trong cảnh quan và vi

khí hậu.
Và theo ông Bill Laurance "Trong các khu vực nông nghiệp, các cây cở thụ lớn
có thể là đầu mới cho việc phục hồi thảm thực vật, chúng giúp kết nối các cảnh quan
bằng cách hoạt động như các bậc đá cho nhiều loài động vật phân tán hạt giống và
phấn hoa".

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×