Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

SKKN Mot so giai phap giup HS lop 1 ham thich dentruong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.66 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ Tôi là một giáo viên với 13 năm gắn bó với nghề, đã từng được phân công chủ nhiệm và giảng dạy tất cả các khối lớp ( Từ lớp 1 – lớp 5).Tôi nhận thấy, ở các lớp trên việc giúp học sinh’“ ham thích đến trường” là một việc mà có lẽ vói những giáo viên nào “ có lương tâm với nghề ’’ đều làm được . Nhưng từ năm học 2010 đến nay tôi được BGH phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1. Thì đúng như nhiều người đã từng nói : lớp 1 là “ cửa ải ’’của con trẻ lẫn cha mẹ .Vì hiện nay ,sự phát triển kinh tế thị trường cùng với xu hướng toàn cầu hóa đã “buộc’’các bậc cha mẹ phải làm việc quên mình và dường như quên luôn đặc điểm tâm sinh lí của con em mình.Đặc biệt khi trẻ bắt đầu vào lớp 1, trước mắt trẻ là một môi trường hoàn toàn mới . Vì thế trẻ thường gặp nhiều khó khăn để thich ứng với môi trường.Nhiều trẻ đến trường không chịu vào lớp,ngày sau đó không dám đến trường vì lạ bạn , sợ cô.Về phần phụ huynh thì không giám tin con mình có đi học được hay không.Làm sao để phụ huynh yên tâm , vui vẻ khi đưa con đến trường. .Tôi đã thực hiện một số biện phápđể làm phụ huynh yên lòng và trẻ ham thích đến trường. PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1/ Tình hình thực tế: Khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 1, thầy cô nào cũng phải chuẩn bị tinh thần “sắt”. Các em đang trong giai đoạn chuyển “từ chơi sang học”, giáo viên thường xuyên phải đối mặt với không ít tình huống không hề có trong giáo án. 2/ Nguyên nhân :  Về học sinh : Những tuần đầu năm,nhiều học sinh không chịu vào lớp, chỉ ngồi trước cổng trường khóc đòi bố mẹ. Kết cục GV trong trường phải thay nhau ra thuyết phục lẫn canh chừng học sinh nhiều ngày liền. Có hôm nhiều em "đi giải quyết" cùng lúc, cả buổi cô loay hoay dọn dẹp. Dù đã được nhắc , khi có nhu cầu thì xin phép cô ra ngoài nhưng nhiều em sợ đâu dám xin. Vừa giận vừa thương các em, lúc này cô phải tìm cách an ủi trò để các em không thấy xấu hổ với bạn bè . Nếu như HS các khối khác đã quen với việc học, sinh hoạt ở trường lớp, GV dễ dàng bắt đầu chương trình học thì ở khối 1, GV phải vượt qua giai đoạn khó khăn giúp các em thích nghi, thay đổi thói quen chơi là chính ở bậc mầm non sang việc học. Các em cần được trau dồi hàng loạt kỹ năng như ngồi thẳng lưng, cách cầm bút, cách giơ tay….

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hơn nữa, việc “bên lề” nhiều nên việc dạy của thầy cô khối 1 cũng lắm gian nan.Tuy vào lớp 1 nhưng kiến thức HS trong rất chênh lệch. Có em được phụ huynh cho học trước nhiều quá, có em thì đến viết cũng chưa cầm được. Mà thời gian học chỉ có chừng ấy nên thầy cô phải chú ý từng em để có phương pháp dạy sao cho hợp lý nhất”. * Về giáo viên : Một số giáo viên thường xuyên kiểm tra mọi công việc của các em,nhưng chưa biết động viên , khuyến khích kịp thời, làm cho mối quan hệ giữa giữa giáo viên và học sinh có khoảng cách, các em khó gần gũi vơi giao viên. *Về phía phụ huynh : Không chỉ cực vì học sinh, dịp đầu năm, giáo viên lớp 1 còn phải ứng phó với các bậc phụ huynh. Nhiều ông bố mà mẹ đưa con đến trường còn nằng nặc đòi vào lớp cùng con hay đứng ngoài cửa sổ nhìn con làm trẻ càng khóc, thầy cô càng mệt. Có thể nói đây là khối học duy nhất, thầy cô vừa phải uốn nắn học trò từ những việc nhỏ nhất, đồng thời phải “dạy” cả phụ huynh vì nhiều người thiếu kỹ năng giúp con vào lớp 1. Chưa hết, không ít phụ huynh liên tiếp gọi điện cho gi hỏi thăm tình hình con hoặc trực tiếp gặp mặt GV… 3/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 HAM THÍCH ĐẾN TRƯỜNG. *Biện pháp 1: Đề cao vai trò của các bậc phụ huynh: - Trong thời điểm này, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị những điều kiện tôt nhất cho trẻ , ngoài quần áo, đồ dùng học tập…thì việc tạo cho các em một tâm lí sẵn sàng là rất quan trọng. -Hãy nói với trẻ biết trước về môi trường mới , thầy cô mới , nội dung học tập mới, những khó khăn cúng như thuận lợi nhất định đẻ trẻ tập làm quen ngay ở nhà. Đồng thời nếu có điều kiện cha mẹ củng nên cho trẻ làm quen môi trường học tập mới trong dịp hè, như cho trẻ đến trường tham quan, làm quen voi anh chị lớn tuổi hơn… *Biện pháp 2: Tìm hiẻu , nắm bắt tâm lí của trẻ : -Hơn ai hết , GVCN phải biết tạo niềm tin, ổn định tâm lý, tạo tâm thế, tạo cho các em cơ hội được bộc bạch, được thể hiện. . -Thực sự là “người mẹ thứ hai ’’ của các em, thường xuyên gần gủi , quan tâm, thương yêu các em: quan tâm đến sức khoẻ HS, chú ý đến ánh mắt, nét mặt, tâm trạng của HS trong từng giờ học * Biên pháp 3 :Linh hoạt ứng phó, giải quyết các tình huống :.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Học sinh lớp 1, nào là đi vệ sinh, nôn ói trong lớp, có em khóc ngất đòi về, có em đa - Làm cho các em cảm nhận được “ trường học là ngôi nhà thứ hai của các em ’’… trong giờ học gục xuống ngủ ngon lành, có em bắt cô bế không chịu rời… có tiết học cô phải dừng dạy giữa chừng để “dọn dẹp hiện trường” vì học sinh “ị” trong lớp. -Gặp các tình huống trên GV phải biết vận dụng nghệ thuật chủ nhiệm, lưu ý cách động viên các em, khéo léo làm cho các em không mặc cảm … Biện pháp 4: Phối hợp các lực lượng giáo dục - Làm công tác xã hội hoá giáo dục tốt, tranh thủ sự hợp tác của giáo viên bộ môn, với Phụ trách sao, với Ban giám hiệu, với các tổ chức khác,... -Khi tiếp cận với phụ huynh phải luôn tự nhắc mình: Đứa con là tài sản quý nhất trên đời của họ nên phải tế nhị, tránh họ bị tổn thương, luôn thông tin đúng, kịp thời về ý thức và kết quả học của học sinh, tư vấn cho phụ huynh về phương pháp giáo dục học sinh, liên hệ ngay để nhờ phụ huynh giúp đỡ khi con em họ cần nhắc nhở. - Xây dựng môi trường lớp học thân thiện chan chứa tình bạn bè, nồng thắm tình thầy trò, đầy khí thế thi đua hoạt động. *Biện pháp 5:Nhận xét đánh giá của giáo viên chủ nhiệm - Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên được sự tiến bộ của các em cụ thể ở những mặt nào? - Đồng thời động viên các em cố gắng tích cực trong việc phát huy các khả năng và năng lực sẵn có của mình. - Phải bao dung, tha thứ cho những học sinh mắc sai lầm, động viên, khuyên bảo, đặc biệt quan tâm giúp đỡ các em cả vật chất lẫn tinh thần bởi “Nhân vô thập toàn”. Từ đó cảm hóa các em trở thành người tốt. 4/Những kết quả đạt được: a/Kết quả đạt được khi chưa áp dụng sáng kiến : Tổng số HS 33em. Thích đén trường Không thích đến trường SL :…em TL:…% SL :…em TL:…%. b/Kết quả đạt được khi áp dụng sáng kiến :. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Qua hai năm làm công tác chủ nhiệm lớp 1, năm đầu tôi đã áp dụng các biện pháp nêu trên tôi thấy đạt kết quả cao.Đặc biệt năm học này kết quả được thể hiện rất rõ như sau: Tổng số HS 33 em. Thích đến trường SL: ..em TL:…%. không thích đến trường SL:..em TL:…%. Ghi chú. 5/Những bài học kinh nghiệm được rút ra khi âp dụng các giải pháp PHẦN III: KẾT LUẬN: 1/Kết luận chung: Để giúp học sinh lớp 1 ham thích đến trường GV phải biết vận dụng nghệ thuật chủ nhiệm, lưu ý cách động viên, đánh giá, khích lệ học sinh, trẻ em cần “, GV khéo léo làm cho HS thích học và không ngừng vươn lên. Bởi vậy, giáo viên phải mến trẻ thực sự, phải dồn cả lương tâm nghề nghiệp, trí tuệ và công sức của mình trong quá trình giáo dục, phải biết " dâng trọn trái tim mình cho trẻ", phải biết "thắp lên trong em một ngọn lửa" để mọi HS có nhu cầu học. 2/ Kiến nghị đề xuất - Kiến nghị với cấp trên. - Kiến nghị với BGH nhà trường. - Kiến nghị với phụ huynh học sinh. Lăng Thành, ngày 21 tháng 12 năm 2011 Người viết đề cương. Nguyễn Thị Trung.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×