Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bai du thi Co giao cua toi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.66 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI DỰ THI: CÔ GIÁO CỦA TÔI</b>



<b>BÀI VIẾT: NGƯỜI MẸ HIỀN THỨ HAI CỦA ĐỜI TÔI</b>


<i>“Con trở về tìm lại ký ức xưa</i>


<i>Thời dại dột yêu thương và nỗi nhớ</i>
<i>Tuổi học trò nước mắt nhòa trang vở</i>
<i>Và nụ cười tràn vào những giấc mơ”.</i>


(Thầy tôi - My Sa)


Tình cờ em bắt gặp những câu thơ này trên một trang báo. Vần thơ tha thiết và
chan chứa những nổi niềm như chính nổi lịng của em vậy. Bao ký ức của cơ hiện về
dìu những năm tháng học trị về bên em. Em nhớ cơ nhiều lắm cơ ơi!


Nhớ về cô em nhớ dáng người cô gầy yếu, mái tóc quăn xã mỗi khi đến lớp. Cơ
khơng phải là giáo viên chủ nhiệm của em, nhưng đối với em cô là người mẹ hiền thứ
hai trong cuộc đời. Ngày ấy khi em còn là học sinh của mái trường THPT thị xã Quảng
Trị. Ngày đầu tiên bước vào mái trường cấp III, mọi thứ đối với em trở nên xa lạ, bỡ
ngỡ. Em vốn tính người ít nói lại hay mặc cảm về thân phận của mình khiến em thu
mình lại khơng muốn giao thiệp cùng với ai như con ốc thu mình vào trong vỏ. Và rồi
em đã gặp cơ đó là năm cuối cùng của qng đời học sinh. Cô là giáo viên dạy bộ môn
lịch sử, mơn học mà đứa học trị nào lớp em cũng khơng thích, chán nản vì tồn là
những con số và sự kiện. Suốt hai năm học lớp 10 và 11 lớp chúng em đa số điểm thấp
bởi môn sử vì chúng bạn khơng ấn tượng với mơn học này nên không học bài. Vả lại
lớp chúng em thuộc vào loại lớp cá biệt của trường. Giáo viên chủ nhiệm cũng thường
đau đầu nhức óc với lớp em. Tuần nào xếp hạng thi đua cũng đứng vào top cao nhất của
trường tính từ dưới lên.


( Ảnh minh họa)




</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

truyền cảm đến lạ lùng. Đôi mắt cô thăm thẳm như chứa đựng đầy những tình thương
bao la mà cơ dành cho chúng em. Rồi những tiết học lịch sử cơ dạy, chúng em khơng
cịn cảm thấy khơ khan, ngáp ngủ như những năm học trước nữa mà trở nên sinh động
hẳn lên bởi cô đã đem đến một luồng sinh khí mới, một phương pháp mới trong cơng
tác giảng dạy. Tiết học nào, bài học nào cô cũng lồng ghép kể nhưng câu chuyện lịch
sử, nhân vật lịch sử. Cô đã khơi dậy trong chúng em niềm tự hào dân tộc, về sự hy sinh
của các thế hệ cha anh để cho đất nước được nở hoa độc lập, tự do. Từ đó thấy mình
sống phải đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.


Em còn nhớ rất rõ tiết học ngày ấy, cô giảng bài “ Hoạt động cứu nước của
Nguyễn Ái Quốc”. Cô đã đưa chúng em về tuổi thơ của Bác, hành trình tìm đường cứu
nước gian lao của Bác qua những mẫu chuyện “ <i>Đôi bàn tay”,</i> “ <i>Những viên gạch</i>
<i>hồng”</i> và giọng cô xúc động ngẹn ngào rưng rưng nước mắt khi cô giảng sự kiện:
Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương của
Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người đã tìm ra được con đường cứu nước đúng
đắn cho dân tộc Việt nam sau bao nhiêu năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài. Sau này
được Người ghi lại: “ <i>Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sung</i>
<i>sướng biết bao! Tôi vui mừng phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tơi nói to</i>
<i>lên như đang nói trước quần chúng đơng đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là</i>
<i>cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.</i>


Cả lớp lặng im như hịa vào nhịp xúc động của cô. Trống đánh ra về rồi mà
chúng em khơng hề hay biết. Hiếm có tiết học nào như thế. Kể từ tiết học hôm ấy chúng
em đứa nào cũng mong đến giờ học môn sử cho dù là tiết 5 tiết cuối cùng đứa nào cũng
đói bụng và mệt lả. Khi kể câu chuyện lịch sử chưa xong câu kết bao giờ cô cũng khép
lại “ hồi sau sẽ rõ”, làm chúng em háo hức mong đợi như xem một bộ phim vậy, khiến
những cái đầu cứng cổ của mấy cậu con trai quậy phá cũng phải thay đổi thái độ học tập
của mình.


Khơng chỉ là giáo viên bộ mơn dạy nhiệt tình, tâm huyết, cơ cịn là người mẹ


hiền thứ hai đời em. Cô rất hiểu và thơng cảm cho hồn cảnh của em, một người con
sống khơng có bố. Gia đình em lại nghèo nữa chỉ có mình mẹ em lam lũ, vất vả ni
con ăn học thành người. Những lúc ngồi tâm sự với cơ về tuổi thơ của mình cơ ơm em
vào lịng an ủi động viên và lau những giọt nước mắt trên khóe mi em. Em cảm thấy
hạnh phúc vơ cùng như có một lá chắn nào đó đang che chở cho em, làm điểm tựa cho
em vững bước trên đường đời.


Cơ cịn cho em nhiều món q nữa như áo quần, sách vở…để em tự tin hòa nhập
với bạn bè trong trường, lớp. Em xin được từ chối nhưng thấy nét mặt cơ thống buồn,
cơ nói “ cơ coi em như đứa con gái của cô mà thôi em cứ nhận đi”. Từ đó có chuyện gì
vui hay buồn hai cơ trị tâm sự và chia sẻ. Tấm lịng của cô như là nguồn động viên để
em “ vượt lên chính mình’’ hịa nhập với cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trường đại học, cao đẳng. Cịn em khơng định hướng cho mình ngành gì, trường nào cả.
Em rất phân vân và muốn tham khảo ý kiến của cô và nhận từ cơ một lời động viên: “
<i>Nếu em thích học ngành lịch sử thì cơ sẽ em tài liệu để ôn tập</i>”. Từ lần đó trong đầu em
lóe vụt lên suy nghĩ và đi đến quyết định là đăng ký vào trường Đại học Sư phạm Huế
khoa Lịch sử, ước mơ trở thành cô giáo dạy môn Lịch sử như cô.


Với quyết tâm nỗ lực của em cùng với những lời động viên của cô đã giúp ước
mơ của em trở thành hiện thực. Năm đó cầm giấy báo trúng tuyển đại học em vô cùng
sung sướng và chạy về báo với cơ để cơ mừng. Hai cơ trị ôm nhau trong niềm hạnh
phúc khó tả.


Rồi thời gian dần trôi, chúng em rời mái trường cấp III, đi tiếp những bước
đường tương lai đang rộng mở, bỏ lại sau lưng những tháng ngày êm ả sống bên cô, bỏ
lại đằng sau một ánh mắt sâu thẳm đang dõi theo từng bước chúng tôi đi, dắt chúng tôi
vượt qua những nấc thang khó đi nhất, đưa chúng tơi đến với thế giới mới trải đầy nắng
và hoa trên con đường xa lạ nhưng sẽ thân quên sau này. Một chuyến đị nữa cơ lại đưa
sang sơng, rồi tiếp tục quay về bến đậu cũ chèo lái những con thuyền cập bến tương lai.



Giờ đây em đã lớn khôn và sải cánh bay xa trên mọi nẻo đường nhưng những kỷ
niệm của tuổi học trị, về cơ em khơng thể nào quên được. Trở lại mái trường xưa, ngôi
trường cô đã từng dạy và em đang đứng trên bục giảng kế thừa sự nghiệp của cô để
giảng bài lịch sử cho các em. Hình bóng cơ thấp thống đâu đây như ngày xưa đó
nhưng em khơng tìm thấy cơ nữa bởi cô đã nghỉ hưu và chuyển vào sinh sống ở Đà
Nẵng. Giờ đây khơng cịn gặp cơ để tâm sự nhiều nữa nhưng em luôn nhớ về cô và mãi
mãi in sâu trong tâm trí em – người mẹ hiền thứ hai trong đời tôi.


<b>Tác giả: GV Lê Thị Thu Thanh</b>


---Tôi xin cam đoan bài viết trên đây là của riêng tôi, chưa hề công bố trên bất kỳ
phương tiện thông tin đại chúng nào. Câu chuyện trên là hồn tồn có thật đó là kỷ
niệm của tôi với cô giáo, trước đây cô là giáo viên trường THPT thị xã Quảng Trị. Nếu
nhận được bài, xin Ban Tổ chức thông tin cho tôi biết.


Xin chân thành cảm ơn!
Họ và tên: Lê Thị Thu Thanh


Địa chỉ: Bích Khê - Triệu Long - Triệu Phong - Quảng Trị
Email:


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×