Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Co mot gia dinh hieu hoc nhu the

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.01 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Có một gia đình hiếu học như thế </b>


<b>HGĐT- Dẫn chúng tôi trên con đường bê-tông ngoằn ngoèo vào thăm nhà chị Đinh Thị Quý, tổ 10,</b>
<b>thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên), anh Nguyễn Minh Biên, Chủ tịch Hội Khuyến học thị trấn, hào hứng:</b>
<b>"Có được gia đình hiếu học như chị Quý thật hiếm...”. Lời anh Biên như mách bảo chúng tôi bước</b>
<b>nhanh hơn, dù cơn mưa đầu mùa vẫn rả rích rơi. </b>


Trong căn nhà cấp 4 ngổn ngang nguyên liệu làm chổi chít, chị Quý chia sẻ: Quê Hà Tây, từ nhỏ theo cha
mẹ lên Hà Giang khai hoang, hết lớp 9, chị phải nghỉ học kiếm sống. Chồng chị gốc Hưng Yên, cũng
đông anh em, nên dang dở học hành để lo cho các em, khi vừa hết lớp 10. Năm 1991, anh chị lấy nhau,
rồi sinh được 3 cháu. Thời đó, như bao hộ trong vùng, gia đình gặp vơ vàn khó khăn: 6 người ăn, chỉ
trơng vào mấy sào ruộng, vài con lợn, gà..., năm nào cũng “chạy bữa” 3-4 tháng. “Trĩu nặng” hạnh phúc
trên đôi vai vợ chồng chị là con cái mỗi ngày mỗi lớn. Có lúc, đứa cả còn đòi nghỉ học để đi làm và học
nghề. Thấm thía sự nghèo khổ trên, chị Quý khuyên bảo các con: “Đời bố mẹ do hồn cảnh mà khơng
được học đến nơi đến chốn, các con phải cố gắng học để có kiến thức, vừa có thể giúp dân, vừa tạo
cuộc sống tốt hơn cho bản thân, bởi chỉ có học mới thốt được nghèo, chứ ở nhà chỉ có làm ruộng, lúc
nào cũng lo thiếu ăn, thiếu mặc thôi”...


Những năm gần đây, thị trấn Việt Lâm quê chị phát triển nghề làm chổi chít, anh chị theo học, rồi tay
nghề cũng cho thu nhập mỗi tháng 3 đến 4 triệu đồng, có cái đầu tư cho con ăn học.


<i>Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bắt tay em Nguyễn Thị Thu tại sân bay Nội Bài khi Thu sang du học tại</i>
<i>Nga.</i>


Kể về các con mình, chị Quý khiêm tốn, nhưng không giấu nổi tự hào: Cháu đầu Nguyễn Thị Thu, 12 năm
là học sinh khá, giỏi của trường THPT Việt Lâm. Năm 2007, Thu đỗ lớp 10 chun Tốn trường THPT
Chun Hà Giang. Vì hồn cảnh gia đình, Thu phải ở nhờ để thưc hiện ước mơ. Được một năm, thương
cha mẹ vất vả, các em không ai kèm cặp, Thu xin về học tại trường THPT Việt Lâm. Gần nhà, ngoài giờ
lên lớp em giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, cho lợn, gà ăn... và học nghề chổi chít.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

được Bộ Giáo dục - Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Nga xét dự tuyển du học tại Nga.



Thế rồi, nỗi đau bất ngờ đến với Thu khi người cha trụ cột gia đình khơng may mắc bệnh hiểm nghèo
vĩnh viễn ra đi ở tuổi 39. Thương cha, Thu càng quyết tâm học thật giỏi để giữ lời hứa thiêng liêng với
người đã khuất. Năm 2011, em chính thức được du học tại Nga. Hết học kỳ một, em giành Giải danh giá
trong kỳ thi Tin học toàn Nga và được Bộ Giáo dục Nga duyệt vào danh sách đào tạo thẳng thạc sĩ. Lật
giở những tấm bằng khen, giấy khen và đặc biệt là bức ảnh Thu được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
ra tận sân bay tiễn khi em sang Nga, chị Quý nghẹn ngào: “Đây là nguồn động viên lớn và là phần
thưởng vô giá các con tặng tôi”.


<i> Em Nguyễn Ngọc Hằng giúp mẹ làm chổi chít.</i>


Noi gương chị, cháu thứ 2 Nguyễn Ngọc Hằng, hiện là học sinh lớp 12 trường THPT Việt Lâm, luôn là
học sinh giỏi. Năm học 2009-2010, Hằng đoạt giải Nhì cấp huyện mơn Tốn; năm học 2011-2012 là giải
Ba cấp tỉnh mơn Hố học, giải Khuyến khích cấp tỉnh giải Hố học trên máy tính cầm tay CASIO nội dung
cá nhân và giải Ba cấp tỉnh giải Hoá trên máy tính cầm tay nội dung đồng đội; năm học 2012-2013, Hằng
đoạt giải Ba học sinh giỏi cấp tỉnh mơn Hố học và giải Nhất cuộc thi “Kể chuyện gương người tốt - việc
tốt học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” huyện Vị Xuyên. Trong Lễ tuyên dương gương
sáng học tập và giảng dạy, do UBND tỉnh tổ chức (tháng 9.2012), em vinh dự là một trong những cá nhân
được vinh danh. Hằng còn vinh dự được Trung ương Đoàn tặng Giải thưởng Lý Tự Trọng, năm học
2011-2012. Đặc biệt, tại Đại hội Hội Khuyến học huyện Vị Xuyên vừa diễn ra, bản tham luận của Hằng
khiến cả Hội trường xúc động, đồng chí Hạng Mí De, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh đã không cầm nổi
nước mắt vì nghị lực vượt khó, học giỏi của 2 chị em Hằng, Thu.


Khi được hỏi về “bí quyết” dạy con, chị Quý mộc mạc: “Ngày trước không có điều kiện đi học, làm sao đủ
kiến thức dạy con. Tơi chỉ động viên các cháu là chính..., đây mới là “ngưỡng cửa” để các cháu bước vào
đời, tôi còn tiếp tục giáo dục các cháu phải học tập và rèn luyện nhiều hơn nữa”. Được biết, ngoài Hằng,
Thu, chị Q cịn phải chăm sóc cháu nhỏ năm nay học lớp 1 và người mẹ già khuyết tật, với thu nhập
hằng ngày chỉ nhờ... bán chổi chít!


Ở trường THPT Việt Lâm, nhắc đến hai cơ học trị vượt khó, học giỏi Nguyễn Thị Thu và Nguyễn Ngọc


Hằng, thầy, cô đều dành những lời khen: "Nhà trường luôn tự hào và lấy đó làm tấm gương cho học sinh
noi theo” - tâm sự của cô giáo Hứa Thị Minh Huệ, Hiệu trưởng nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thức tương lai của người phụ nữ ấy đã “neo” vào chúng tôi niềm tin và sự cảm phục về một gia đình hiếu
học trên mảnh đất Vị Xuyên. Và, tất cả chúng tôi, không ai bảo ai, đều chung mong ước: Một gia đình
hiếu học như chị Q khơng cịn... hiếm trong mỗi “mái ấm”, dịng họ cũng như tồn xã hội.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×