Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

De thi HS gioi Tieng Viet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.3 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường:....................................... Họ và tên:.................................... Số báo ĐIỂM. ĐỀ THI CÁ NHÂN Năm học: 2012 - 2013 MÔN TIẾNG VIỆT Thời gian: 30 phút (Không kể thời gian giao đề) LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN. ĐỀ BÀI: PHẦN TRẮC NGHIỆM (75 điểm) mỗi câu đúng 5 điểm MÙA THẢO QUẢ Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa. Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm, ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn. Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy. Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian. Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ước và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên tưới dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt. Ma Văn Kháng Dựa vào bài “Mùa thảo quả”, em trả lời các câu hỏi sau bằng hình thức trắc nghiệm. Ở mỗi câu khoanh tròn vào ý trả lời đúng. Câu 1. Bài “Mùa thảo quả” được chia làm mấy phần: A. 1 phần B. 2 phần C. 3 phần D. 4 phần Câu 2. Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? A. Màu sắc B. Hình dáng C. Sức sống D. Hương thơm Câu 3. Từ “thơm” trong bài lặp lại có tác dụng: A. Tạo nên giọng điệu đều đều, ít thay đổi B. Nhấn mạnh mùi thơm đặc biệt của thảo quả lan tỏa khắp không gian.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> C. Gây ấn tượng cho người đọc về sự phát triển của thảo quả D. Báo hiệu thảo quả đã chín. Câu 4. Nội dung chính của bài là: A. Ca ngợi vẽ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa B. Ca ngợi hương thơm đặc biệt C. Ca ngợi sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả D. Cả A,B,C đều đúng Câu 5. Trong bài văn trên tác giả đã sử dụng thể loại văn gì? A. Văn tường thuật B. Văn kể chuyện C. Văn miêu tả D. Cả A,B,C đều sai Câu 6. Hương thơm riêng biệt của thảo quả được cảm nhận như thế nào? A. Đó là hương thơm dìu dịu, nhẹ nhàng B. Đó là hương thơm thoang thoảng, man mát C. Đó là hương thơm ngọt lựng, nồng nàn lan tỏa khắp không gian D. Không có đáp án nào đúng Câu 7. Từ “thơm” trong những câu sau “Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm” đã sử dụng hình thức: A. Điệp từ B. So sánh C. Nhân hóa D. Cả A,B,C đều sai Câu 8. Từ “mạnh mẽ” trái nghĩa với từ nào? A. Mạnh khỏe B. Yếu đuối C. Sức mạnh D. Can đảm Câu 9. Những từ nào sau đây viết sai chính tả? A. Thom nòng, dó thom B. Vươn ngọn, ủ ấp C. Ngây ngất, đốm lửa D. Ẩm ướt, lặng lẽ Câu 10. Câu nào toàn là từ láy trong các từ sau: A. Kết trái, cây cỏ, chín nục B. Xòe lá, khép miệng, ẩm ướt C. Đột ngột, lặng lẽ, chon chót, lướt thướt D. Kín đáo, chứa lửa, ấm nóng Câu 11. Câu “Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt” đã sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Điệp từ B. So sánh C. Nhân hóa D. A,B,C đều sai Câu 12. Câu chia theo mục đích nói, câu “Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng” A. Câu kể B. Câu hỏi C. Câu cảm D. Câu khiến Câu 13. Câu văn “Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm, ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.” Là câu gì? A. Câu đơn B. Câu cầu khiến C. Câu hỏi D. Câu ghép Câu 14. Chủ ngữ của câu văn “Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái” là gì? A. Những chùm hoa B. Trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông C. Những chùm hoa khép miệng D. Trong sương thu ẩm ướt.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 15. Tìm trạng ngữ trong câu văn “Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã cao tới bụng người. A. Mới đầu xuân năm kia B. Những hạt thảo quả gieo trên đất rừng C. Qua một năm, đã cao tới bụng người D. Mới đầu xuân năm kia, qua một năm PHẦN TỰ LUẬN (25 điểm) Trong bài “Về thăm nhà Bác” nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết: Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa Chiếc giường tre quá đơn sơ Võng gai ru mát những trưa nắng hè. Em hãy cho biết đoạn thơ trên giúp ta cảm nhận được điều gì đẹp đẽ, thân thương? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….....

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ĐÁP ÁN ( MÙA THẢO QUẢ ) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (75 điểm) Đáp án A B C D. 1. 2. 3. 4. 5. 6. x. 9 x. 10. 11 x. 12 x. 13 x. 14. 15. x. x. x x. 7 x. Câu 8. x. II. PHẦN TỰ LUẬN (25 điểm). x. x. x x.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×