ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
A/ TỪ NGỮ - NGỮ PHÁP:
Câu 1: Điền từ thích hợp vào những câu sau:
a/ ………………….. gây rừng.
b/ ………………….. nhớ kẻ trồng cây.
c/ Ăn………………….. rào cây ……………
d/ Mùa …………………tết…………………
Làm cho đất nước càng ……………………càng………………..
Câu 2: Em hãy đặt 2 câu về buổi học đầu năm ở lớp em, trong đó có:
- 1 câu có một chủ ngữ.
- 1 câu có hai chủ ngữ.
Câu 3: Em hãy xác định thành phần chủ ngữ vị ngữ trong các câu sau đây và gạch chân
các thành phần chủ ngữ - vị ngữ:
a/ Tiếng suối chảy róc rách.
b/ Cờ bay trên những máy nhà, trên những cành cây, trên những góc phố.
B/ CẢM THỤ VĂN HỌC:
Câu 4: Kết thúc bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” nhà thơ Đặng Hiển viết:
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà
Theo em, hình ảnh nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên. Vì sao?
C/ TẬP LÀM VĂN:
Đề bài: Bước vào năm học mới, mẹ em mua cho em một cuốn sách giáo khoa
Tiếng Việt 4 tập 1. Em hãy tả lại cuốn sách giáo khoa đó và nêu lên cảm nghĩ của em.
- 1 -
ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
A/ TỪ NGỮ - NGỮ PHÁP:
Câu 1: Tìm:
Mưa to, gió lớn.
……….bể…………nguồn.
……….tán ……….ra
……….thuận………hòa.
……….đông nhay nháy, gà gáy thì………
Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
Rừng cây im lặng quá
Thỏ mẹ cùng đàn con vui múa dưới ánh trăng.
Câu 3: - Một câu có chủ ngữ chỉ loài vật.
- Một câu có chủ ngữ chỉ cây cối.
B/ CẢM THỤ VĂN HỌC:
Trong bài “Nghệ nhân Bát Tràng” tác giả có viết:
“Bút nghiêng, lất phất hạt mưa
Bút chao, gợn nước tây hồ lăn tăn”.
Em hãy ý hai câu thơ trên như thế nào?
C/ TẬP LÀM VĂN:
Bộ sách giáo khoa ở lớp bốn có rất nhiều quyển sách nhưng quyển sách nào là em
thích nhất. Em hãy tả lại và nêu cảm nghĩ của mình.
- 2 -
ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
1/ Tìm các từ láy trong khổ thơ sau:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh…”
(Tố Hữu)
2/ Tìm các từ ghép trong khổ thơ sau:
“Em mơ làm mấy trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao”
(Mai Thị Bích Ngọc)
3/ Tìm bộ phận chủ ngữ vị ngữ trong câu sau:
Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
4/ Trong bài: “Trên hồ Ba Bể” (Tiếng việt 4, tập 1) nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:
“Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể
Trên cả mây trời trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh..”
Theo em, đoạn thơ trên đã bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ gì của tác giả khi đi trên
thuyền trên hồ Ba Bể?
5/ Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 đến 25 dòng) tả lại tấm lịch treo tường nhà em
hoặc nhà bạn em.
- 3 -
ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1 điểm) Trong đoạn thơ sau, từ nào là từ láy?
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh…”
“ Tố Hữu”
Câu 2: (3 điểm) Đọc hai câu thơ sau:
“Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỷ hai mươi…”
“ Tố Hữu”
a/ Hãy dùng một gạch chéo (/) vạch ranh giới giữa các từ trong hai dòng thơ trên.
b/ Trong các từ đó, từ nào là từ một tiếng, từ nào là từ hai tiếng?
Câu 3: (4 điểm) Tìm các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong 2 câu văn sau:
a/ Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào hai bên bờ
cát…
b/ Một làn gió chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàn, lửa đỏ
bập bùng cháy…
Câu 4: (4 điểm)
Trong bài: “Nghệ nhân Bát Tràng” (Tiếng việt 4, tập 2) – Hồ Minh Hà viết:
“Con cò bay lả bay la
Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng
Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa…”.
Em hãy nêu hình ảnh của quê hương được nhắc tới trong đoạn thơ trên. Hình ảnh
đó gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu 5: (6 điểm)
Em đã từng nuôi hoặc có dịp tiếp xúc với một con vật đáng yêu. Hãy tả lại hình
dáng và hoạt động của con vật đó và bộc lộ cảm nghĩ của em.
------------------------------------------
- 4 -