Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De boi duong HS gioi Tieng Viet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.04 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI CÁ NHÂN Năm học: 2012 - 2013 MÔN TIẾNG VIỆT Thời gian: 30 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI: CỬA SÔNG Là cửa nhưng không then khóa Cũng không khép lại bao giờ Mênh mông một vùng sóng nước Mở ra bao nỗi đợi chờ.. Nơi cá đối vào đẻ trứng Nơi tôm rảo đến búng càng Cần câu uốn cong lưỡi sóng Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.. Nơi những dòng sông cần mẫn Gửi lại phù sao bãi bồi Để nước ngọt ùa ra biển Sau cuộc hành trình xa xôi.. Nơi con tàu chào mặt đất Còi ngân lên khúc giã từ Cửa sông tiễn người ra biển Mây trắng lành như phong thư.. Nơi biển tìm về với đất Bằng con sóng nhớ bạc đầu Chất muối hòa trong vị ngọt Thành vùng nước lợ nông sâu.. Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng...nhớ một vùng núi non... Quang Huy. Dựa vào bài “Cửa sông”, em trả lời các câu hỏi sau bằng hình thức trắc nghiệm. Ở mỗi câu khoanh tròn vào ý trả lời đúng. Câu 1. Đoạn trích “Cửa sông” có mấy khổ thơ? A. 3 khổ thơ B. 4 khổ thơ C. 5 khổ thơ D. 6 khổ thơ Câu 2. Em hiểu “Cửa sông” là như thế nào? A. Nơi gặp gỡ của hai con sông B. Nơi những dòng sông cần mẫn C. Nơi thuyền bè qua lại tấp nập D. Nơi sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác Câu 3. Cửa sông được tả có gì khác so với những cái cửa khác? Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Không có then khóa B. Không ghép lại bao giờ C. Cả hai đặc điểm trên Câu 4. Trong 2 khổ thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để nói về cửa sông? A. Biện pháp so sánh B. Biện pháp chơi chữ C. Biện pháp nhân hóa Câu 5. Đặc điểm của cửa sông được nói đến trong khổ thơ thứ tư là gì? A. Nơi sông để lại phù sa và đổ nước ngọt ra biển.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> B. Nơi biển đi vào đất liền, có vùng nước lợ C. Nơi cá đối vào để trứng, tôm rảo đến búng càng, có nhiều thuyền câu trong đêm trăng D. Nơi tàu kéo còi giã từ đất liền, tiễn người ra khơi Câu 6. Khổ thơ cuối tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để nói về cửa sông? A. Biện pháp nghệ thuật so sánh B. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa C. Cả hai biện pháp nghệ thuật trên Câu 7. Với biện pháp nghệ thuật các em chọn trong câu 6, tác giả muốn gửi gắm điều gì tốt đẹp? A. Những ân tình của dòng sông với cội nguồn, cửa sông không bao giờ quên cội của mình B. Con người luôn nhớ cội nguồn, biết sống thủy chung với cooicj nguồn, với quê hương đất nước C. cả 2 ý trên Câu 8. Trong các nhóm từ sau, nhóm nào toàn là từ láy? A. Then khóa, khép, mênh mông B. mênh mông, lấp lá, xa xôi C. Núi non, bãi bồi, nước ngọt Câu 9. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “khép”? A. Mở B. Rộng C. Kín D. Đóng Câu 10. Nhóm từ nào dưới đây viết không đúng chính tả? A. Cần mẫn, lấp lóa, đợi chờ B. Mênh mông, sóng nước, đợi chờ C. cần mẫn, then khóa, núi non Câu 11. Bộ phận vị ngữ trong câu: “Mênh mông một vùng sóng nước” là: A. Mênh mông B. Mênh mông một vùng C. Sóng nước Câu 12. Câu : “Thuyền ai lấp lóa đêm trăng” thuộc loại mẫu câu gì? A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? Câu 13. Trong hai câu: Là cửa nhưng không then khóa Cũng không khép lại bao giờ. Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để giới thiệu cửa sông? A. Ẩn dụ B. Nhân hóa C. Chơi chữ D. So sánh Câu 14. Theo em cửa sông có mấy đặc điểm đặc biệt? A. Sáu đặc điểm B. Bảy đặc điểm D. Tám đặc điểm Câu 15. Nội dung chính của đoạn trích là gì? A. Tấm lòng của cửa sông B. Ca ngợi tình nghĩa thủy chung của dòng sông C. Qua hình ảnh cửa công, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn. PHẦN TỰ LUẬN (25 điểm) Việt Nam đất nước ta ơi ! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều (Việt Nam thân yêu – Nguyễn Đình Thi) Đọc đoạn thơ trên em cảm nhận được điều gì về đất nước Việt Nam?. …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (75 điểm) Đáp án A B C D. 1. 2. 3. 4 x. 5. 6. 7. x X. x. Câu 8. 9 x. 10 x. 11 x. 12. 13. x. X. 14 x. 15. X x. X. x. II. PHẦN TỰ LUẬN (25 điểm) Bài Việt Nam thân yêu của nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một bài thơ hay ca ngợi đất nước Việt Nam giàu, đẹp, tuy nhỏ bé nhưng rất anh hùng. Đọc đoạn thơ trên em cảm thấy: “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!” . Tổ quốc ta là một dải dài từ địa đầu Móng Cái cho đến mũi Cà Mau. Một Việt Nam rất đẹp và rất đáng yêu và đáng tự hào. Vì sao? Vì mảnh đất ấy diện tích tuy nhỏ nhưng hội tụ rất nhiều điều thú vị” Có biển, có rừng, có đồng lúa mênh mông, điểm xiết vài cánh cò bay lả rập rờn. Ôi Việt Nam duyên dáng và êm ả quá! Chúng ta thật tự hào với cảnh nên thơ hùng vĩ với hình ảnh dải mây mở giăng phủ sớm chiều. Nơi đây anh bộ đội Cụ Hồ đã làm nên những trang sử hào hùng trong kháng chiến chống ngoại xâm..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×