Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.17 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG TIỂU HỌC CHI LĂNG -------------------ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 5. Số : 6 Môn : Tiếng việt (Trắc nghiệm) . Thời gian : 30 phút. Họ và tên học sinh : ...............................................................Lớp : ........ ĐỀ : I./Đọc thầm bài : Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về. Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó có một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hoá. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm. Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người. Băng Sơn II./ Dựa vào bài Tập đọc trên, hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Nên chọn tên nào đặt cho bài văn a./ Làng tôi b./ Những cánh buồm c./ Quê hương Câu 2: Suốt bốn mùa, dòng sông có đặc điểm gì ? a./ Nước sông đầy ấp b./ Những con lũ dâng đầy c./ Dòng sông đỏ lựng phù sa Câu 3: Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với ai ? a./ Màu nắng của những ngày đẹp trời b./ Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng c./ Màu áo của những người thân trong gia đình Câu 4: Cách so sánh màu áo như thế có gì hay ? a./ Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm b./ Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động c./ Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 5: Câu văn nào trong bài văn tả đúng một cánh buồm căng gió ? a./ Những cánh đi như rong chơi b./ Lá buồm căng như ngực người khổng lồ c./ Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng Câu 6: Vì sao tác giả nói những cánh buồm chung thuỷ cùng con người ? a./ Vì những cánh buồm đẩy thuyền lên ngược về xuôi, giúp đỡ con người b./ Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay c./ Vì những cánh buồm quanh năm, suốt tháng cần cù, chăm chỉ như con người Câu 7: Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ to lớn ? a./ Một từ (Đó là từ : .........................) b./ Hai từ (Đó là từ : ....................................................) c./ Ba từ (Đó là từ : ......................................................................) Câu 8: Câu văn Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người là câu ghép dạng nào ? a./ Các vế câu nối với nhau bằng quan hệ từ b./ Các vế câu nối với nhau bằng cặp từ hô ứng c./ Các vế câu nối với nhau trực tiếp, không cần từ nối Câu 9: Từ rì rào là từ láy dạng nào ? a./ Láy âm b./ Láy vần c./ Láy tiếng Câu 10: Trong câu thơ Sau khi qua Đèo Gió. Ta lại vượt Đèo Giàng. Lại vượt đèo Cao Bắc. Thì ta tới Cao Bằng có bao nhiêu danh từ riêng ? a./ Hai b./ Ba c./ Bốn Câu 11: Từ dịu dàng thuộc loại từ gì ? a./ Danh từ b./ Động từ c./ Tính từ Câu 12: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ trật tự ? a./ Trạng thái bình yên, không có chiến tranh b./ Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào c./ Tình trạng ổn định, có tổ chức, kỉ luật Câu 13: Nối câu ghép sau bằng cặp từ thích hợp : Trời ... hửmh sáng, nông dân ... ra đồng. a./ Càng ... càng b./ Vừa ... vừa c./ Vừa ... đã Câu 14: Dấu hai chấm trong câu Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học có ý nghĩa như thế nào ? a./ Kết thúc câu b./ Ngăn cách hai vế của một câu ghép c./ Giải thích một sự việc.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 15: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ an ninh ? a./ Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại b./ Yên ổn về chính trị c./ Không có chiến tranh và thiên tai Câu 16: Câu ghép Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ có các vế câu nối với nhau bằng cách nào ? a./ Không dùng từ nối b./ Nối với nhau bằng quan hệ từ c./ Nối với nhau bằng cặp từ hô ứng Câu 17: Câu Nó kia rồi ! là câu: a./ Câu cảm b./ Câu hỏi c./ Câu cầu khiến Câu 18: Dấu phẩy trong câu Trong đền, dòng chữ Nam quốc sơn hà uy nghiêm để ở bức hoành phi treo chính giữa có ý nghĩa như thế nào ? a./ Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu b./ Ngăn cách hai thành phần chính trong câu c./ Kết thúc câu Câu 19: Câu ghép Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển có các vế câu nối với nhau bằng cách nào ? a./ Bằng quan hệ từ b./ Bằng cặp từ hô ứng c./ Nối với nhau trựuc tiếp, không có từ nối Câu 20: Trong câu Nhiều lúc, hộp thư cũng được đặt ở một nơi dễ tìm mà ít bị chú ý nhất, dấu phẩy có ý nghĩa như thế nào ? a./ Ngăn cách thành phần trạng ngữ với các thành phần chính trong câu b./ Ngăn cách hai thành phần chính trong câu c./ Kết thúc câu Câu 21: Dấu gạch ngang (-) trong câu văn Bên trái là đỉnh Ba vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Son Tinh về trấn giữ núi cao có ý nghĩa gì ? a./ Giải thích, làm rõ nghĩa một từ, cụm từ trong câu b./ Mở đầu một câu nói trực tiếp của một nhân vật trong truyện c./ Cả hai ý trên đều đúng Câu 22: Em hiểu như thế nào về câu ca dao Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. a./ Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ b./ Ngày mồng mười tháng ba là ngày giỗ của vau Hùng c./ Cả hai ý trên đều đúng Câu 23: Câu văn Dãy Tam đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào ? a./ Nhân hoá b./ So sánh c./ Ẩn dụ.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 24: Trong câu ghép Chẳng những hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn người Việt Nam có các vế câu nối với nhau bằng cách nào ? a./ Nối với nhau bằng quan hệ từ b./ Nối với nhau bằng cặp từ hô ứng c./ Nối trực tiếp, không dùng từ nối Câu 25: Câu văn Đã mấy năm vào vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí liên kết với nhau bằng cách nào ? a./ Bằng cách lặp từ ngữ b./ Bằng cách thay thế từ ngữ c./ Bằng cả hai cách trên Câu 26: Tìm đồng nghĩa với từ cần mẫn ? a./ Chăm chỉ b./ Cần cù c./ Siêng năng Câu 27: Những câu thơ Dù giáp mặt cùng biển rộng. Cửa sông chẳng dứt cội nguồn. Lá xanh mỗi lần trôi xuống. Bỗng ... nhớ một vùng núi non ...sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào ? a./ Nhân hoá b./ So sánh c./ Ẩn dụ Câu 28: Thành ngữ nào dưới đây không đề cao vai trò của người thầy ? a./ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư b./ Học thầy không tày học bạn c./ Tôn sư trọng đạo Câu 29: Nghĩa của từ truyền nào dưới đây mang ý nghĩa là trao lại cho người khác ? a./ Truyền tụng b./ Truyền hình c./ Truyền bá Câu 30: Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của từ truyền thống ? a./ Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà b./ Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau c./ Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>