Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.82 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT ĐỨC PHỔ TRƯỜNG THCS PHỔ CHÂU. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN Năm học 2013-2014 Họ và tên : Nguyễn Trung Tổ: Tự nhiên Nhiệm vụ: Tổ trưởng chuyên môn; Giảng dạy môn Vật lý 9A, B; Công nghệ 9A, B; Chủ nhiệm lớp 9B A. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BDTX. Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 07 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên; Căn cứ Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở; Căn cứ Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ dục và Đào tạo; Căn cứ công văn số 252/SGDĐT-TCCB, ngày 15/3/2013 của Sở GD&ĐT Quảng Ngãi về việc triển khai công tác BDTX năm học 2013-2014 và khảo sát nhu cầu BDTX năm 2014-2015;.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Căn cứ công văn số 81/PGDĐT ngày 25/3/2013 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đức Phổ về việc triển khai công tác BDTX năm học 2013-2014; Bản thân tôi tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2013-2014 như sau: B. THỰC TRẠNG CỦA BẢN THÂN. 1. Thuận lợi: - Đã được chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị (Đại học sư phạm Vật lý; chứng nhận QLGD; Tốt nghiệp Trung cấp chính trị ). - Bản thân luôn nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, an tâm công tác, có tinh thần ham hỏi, tự tìm tòi trong công tác chuyên môn và các hoạt động khác. - Bản thân đã tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do ngành tổ chức. - Bản thân được hà trường và Công đoàn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giảng dạy và các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, nghiệp vụ chuyên môn. Bản thân cũng đã cố gắng tiếp cận công nghệ thông tin và ứng dụng được trong giảng dạy. - Nhà trường đã trang bị kịp thời, đầy đủ SGK, SGV và mọi cơ sở vật chất khác để phục vụ cho việc dạy và học. 2. Khó khăn: - Cơ sở vật chất, thiết bị chưa đáp ứng kịp thời cho thực hiện PPDH tích cực. - Trước sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là khi công nghệ thông tin được ứng dụng trong nhà trường thì yêu cầu về nhận thức của mỗi cán bộ, giáo viên phải ở một tầm cao hơn. - Phương pháp dạy học thường xuyên được đổi mới đòi hỏi mỗi giáo viên phải tiếp cận và thích ứng kịp thời để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Từ thực trạng nêu trên, bản thân xét thấy việc tự học, tự bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, về chuyên môn, nghiệp vụ một cách thường xuyên là một nhu cầu cần thiết cho bản thân tôi nói riêng và cho mỗi cán bộ, giáo viên trong các trường học nói chung..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> C. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN. 1. Học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của Phòng Giáo dục và Đào tạo và của Sở Giáo dục và Đào tạo. 3. Tiếp tục bồi dưỡng phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò, tạo nền tảng để có sự tiến bộ đích thực về chất lượng dạy - học của nhà trường. Sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học hiện có, tích cực sưu tầm, mua sắm, tự làm các phương tiện thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập được tốt hơn. 4. Thường xuyên và linh hoạt trong sử dụng các nhóm phương pháp dạy học tích cực, đi sâu vào bồi dưỡng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy nhằm phát huy khả năng tư duy cho học sinh. 5. Nâng cao chất lượng soạn giảng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, Thực hiện dạy học lồng ghép các nội dung giáo dục vào từng bộ môn cụ thể. 6. Hoàn thiện kỹ năng xây dựng ma trận đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. 7. Phát triển kỹ năng sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, vận dụng được kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học, có kĩ năng tổ chức các hoạt động trong công tác chủ nhiệm, có kĩ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm. Để đạt được mục đích nêu trên, bản thân tôi cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu nắm vững Quy chế, chương trình bồi dưỡng thường xuyên. - Nghiên cứu, chọn các modul tự bồi dưỡng thường xuyên phù hợp nhu cầu của bản thân, thực tiễn dạy và học trong nhà trường..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Xây dựng kế hoạch, thực hiện bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch. - Tham gia học tập một cách nghiêm túc, đảm bảo chất lượng và đạt hiệu quả. - Báo cáo nhóm, tổ bộ môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập bồi dưỡng thường xuyên vào quá trình thực hiện nhiệm vụ. - Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý và rút kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng. D. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG VÀ KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN. I. Khối kiến thưc bắt buộc: 1. Nội dung bồi dưỡng 1: - Nội dung: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Thời lượng: 30 tiết. Trong đó: + Bồi dưỡng tập trung: Thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT. + Tự bồi dưỡng: Đảm bảo thời lượng theo quy định. 2. Nội dung bồi dưỡng 2: - Nội dung: Khung chương trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý. - Thời lượng: 30 tiết. Trong đó: - Bồi dưỡng tập trung: 15 tiết - Theo quy định của Sở, Phòng GD&ĐT. - Tự bồi dưỡng: 15 tiết. II. Khối kiến thức tự chọn: 1. Nội dung bồi dưỡng (nội dung 3): Thực hiện Thông báo số: 81/PGDĐT ngày 28/3/2013 của Phòng GD&ĐT Đức Phổ về việc triển khai công tác BDTX năm học 2013-2014, tôi chọn và đăng ký tự bồi dưỡng 04 Modul sau: - Modul 2 (THCS 18): Phương pháp dạy học tích cực. - Modul 3 (THCS 20): Sử dụng các thiết bị dạy học. - Modul 4 (THCS 22): Sử dụng một số phần mềm dạy học..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Modul 5 (THCS 26): Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS. 2. Kế hoạch cụ thể: Mã Thời Yêu cầu gian chuẩn nghề Modul thực nghiệp cần hiện bồi dưỡng. Tên và nội dung mô đun (60 tiết). Tăng cường 12/ năng lực dạy THCS 2013 học 18. Phương pháp dạy học tích cực 1. Dạy học tích cực. 2. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. 3. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.. Sử dụng các thiết bị dạy học 1. Vai trò của thiết bị Tăng cường dạy học trong đổi mới năng lực sử phương pháp dạy học. dụng thiết 2. Thiết bị dạy học theo bị dạy học 01/ và ứng (THCS môn học cấp THCS. 3. Sử dụng thiết bị dạy 2014 dụng công 20) học; kết hợp sử dụng nghệ thông các thiết bị dạy học tin trong truyền thống với thiết dạy học bị dạy học hiện đại để làm tăng hiệu quả dạy học. 02/ Tăng cường (THCS Sử dụng một số phần 2014 năng lực sử 22) mềm dạy học dụng thiết 1. Một số phần mềm bị dạy học dạy học chung và phần và ứng dụng mềm dạy học theo công nghệ môn học. thông tin 2. Sử dụng hiệu quả trong dạy một số phần mềm dạy học học.. Thời Thời gian học Mục tiêu gian tự tập trung (tiết) bồi học Lý Thực dưỡng (tiết) Thuyết hành Vận dụng được các kĩ thuật dạy học tích cực 10 2 3 và các phương pháp dạy học tích cực Sử dụng được các thiết bị dạy học môn học (theo danh mục thiết bị dạy học 10 2 3 tối thiểu cấp THCS).. 10 Sử dụng được một số phần mềm dạy học phù hợp với bộ môn.. 2. 3.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS. 1. Vai trò nghiên cứu khoa học sư phạm ứng Tăng cường dụng. năng lực 03/ nghiên cứu (THCS 2. Xác định đề tài, 2014 26) nội dung và phương khoa học pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 3. Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.. Thực hiện được một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.. 10. 2. 3. E. HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG 1. Các nội dung bồi dưỡng 1, 2: - Tập trung (theo lớp do Phòng hoặc trường tổ chức,…) - Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn cụm trường; sinh hoạt cấp tổ, nhóm chuyên môn. - Từ xa (theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo); 2. Nội dung 3: - Tự học, tự nghiên cứu; - Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn cụm trường; sinh hoạt cấp tổ, nhóm chuyên môn. - Bồi dưỡng thông qua dự giờ thăm lớp; tổ chức báo cáo chuyên đề, trao đổi thảo luận, thực hành, minh họa, rút kinh nghiệm, chia sẻ cùng đồng nghiệp. - Thông qua theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet). F. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân (lựa chọn các modul thuộc nội dung tự chọn đảm bảo thiết thực, phù hợp với bản thân để thực hiện bồi dưỡng thường xuyên theo từng năm học).
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Lấy việc tự học là chính (tự nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thông tin trên mạng Internet), kết hợp với việc trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, đồng thời tham gia đầy đủ các buổi học tập trung do các cấp tổ chức, nhằm tiếp thu kịp thời các hướng dẫn những nội dung khó, lắng nghe giải đáp thắc mắc, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ để hiểu rõ vấn đề đang học. - Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên đề, các buổi thao giảng do trường, cụm trường hay Phòng GD&ĐT tổ chức. - Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, tăng cường dự giờ để học hỏi kinh nghiệm, phương pháp của đồng nghiệp; ưu tiên dự giờ đúng chuyên môn đào tạo. - Đăng ký các modul với nhà trường để có đầy đủ tài liệu học tập. - Lựa chọn hình thức bồi dưỡng thường xuyên phù hợp với từng nội dung bồi dưỡng để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất. - Kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch và rút kinh nghiệm sau mỗi modul bài học. Phổ Châu, ngày 03 tháng 4 năm 2013 NGƯỜI LẬP. Nguyễn Trung DUYỆT CỦA BGH.
<span class='text_page_counter'>(8)</span>