Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Dien hinh guong sang viet nam toi yeu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.02 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Nguyễn Lê Hoàng Trung - tấm gương nghị lực sống Đỗ thủ khoa thi đầu vào Khối chuyên Lý, trường THPT Chuyên Quang Trung (Bình Phước), 11 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc - thành tích học tập “đáng nể đấy lại thuộc về Nguyễn Lê Hoàng Trung, xã Đồng Phú, huyện Thuận Phú, tỉnh Bình Phước, một học trò nghèo, bại liệt hai chân, mồ côi mẹ còn cha đang phải chịu án phạt tù chung thân.. Ẩn sau dáng vẻ gầy gò và tính ít nói, hay ngượng ngùng của cậu học trò 17 tuổi, là một Nguyễn Lê Hoàng Trung đầy mạnh mẽ và nghị lực. Và hơn hết, tính ham học thì dường như Trung chẳng có mấy đối thủ. Vì thế, Trung học rất giỏi, luôn đứng nhất nhì lớp về thành tích học tập và từng đỗ thủ khoa đầu vào Khối chuyên Lý của trường. Học - như một cách Trung đền ơn người ông yêu quý bao năm tận tuỵ vì cuộc sống của đứa cháu thiệt thòi, như một cách để cậu bé nguôi ngoai đi phần nào nỗi bất hạnh của mình… Ký ức buồn của tuổi thơ Khi vừa tròn 4 tuổi, Trung đã phải chứng kiến và cũng là nạn nhân của thảm kịch gia đình mình. Chỉ vì tính hay ghen, cha của Trung đã đang tâm giết mẹ và chém đứt cột sống đứa con trai duy nhất. Trung trở thành đứa trẻ mồ côi mẹ, còn bố phải chịu án phạt tù chung thân, và đôi chân của em thì vĩnh viễn không thể đi lại được từ đó. Sau bi kịch đó, gia đình bên nội đã bỏ mặc Trung. Xót xa cho đứa cháu bé bỏng, ông Lê Văn Khôi - ông ngoại Trung đã đón cháu về, lo tắm giặt, cơm nước, đưa đón cháu đi học, thậm chí hàng ngày ông còn phải thay tã cho Trung vì bị đứt cột sống nên cậu bé không còn cảm giác ở nửa người dưới. “Thương thằng bé lắm, nó đã phải trải qua biết bao lần phẫu thuật tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình tỉnh Bình Phước, Bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh) mà vết thương vẫn không tiến triển” - đôi mắt già nua của ông Khôi loáng nước. Hơn chục năm chăm sóc đứa cháu khuyết tật, chiếc lưng ông Khôi như còng hơn. Nhưng trong ánh mắt tràn đầy yêu thương của ông nhìn đứa cháu, đã lấp lánh sự mãn nguyện vì thành tích học tập của cháu, vốn chứa đựng bao tâm huyết, tình cảm ông dành cho Trung. Tìm chữ bằng đôi chân ông ngoại.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đến tuổi đi học, Trung đến lớp trên đôi chân ông. Khác với nhiều gia đình có con, cháu bị khuyết tật, thường ngần ngại cho con em tới trường, ông Khôi đã xác định từ đầu: phải cho Trung học. Vì thế, bất kể mưa nắng, từ năm này qua năm khác, ông đều đặn đưa cháu đến lớp. Còn bé, ông cõng trên lưng, lớn lên một chút, ông chở cháu bằng chiếc xe máy cũ kỹ. Hình ảnh một ông già đã ngoài 70 tuổi, ngày ngày chở đứa cháu khuyết tật tới trường bằng chiếc xe máy sờn cũ đã trở nên quen thuộc với người dân xã Đồng Phú và thầy cô, bạn học của Trung. Từ ngày vào học cấp 3, vì trường Quang Trung ở cách xa nhà tới 15 cây số nên hai ông cháu đã thuê phòng trọ gần trường, chỉ về nhà vào ngày nghỉ cuối tuần. Xa nhà, đồng lương hưu ít ỏi của ông Khôi từ lâu vốn chỉ để dành chi phí cho việc ăn học của Trung, nay phải thêm nhiều khoản chi khác khiến hai ông cháu lắm lúc xoay xở không kịp. “Nhiều lần tôi đã nghĩ tới việc tranh thủ giờ cháu học mình đi bán vé số, nhưng vẫn còn đôi chút ái ngại vì trước kia từng là hiệu trưởng của một trường tiểu học. Nhưng chắc sẽ phải làm thôi vì Trung còn phải học nhiều lắm” - ông Khôi tâm sự. Nhưng rồi thoáng ưu tư của ông lại bay biến ngay khi nhắc đến việc học tập của cháu. Hai ông cháu cứ tiếc mãi cơ hội tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi môn Vật lý của Trung vì lý do sức khoẻ. Vì phải ngồi cả ngày học và luyện tập bài nâng cao nên vết thương cũ nơi cột sống của Trung ngày càng trở nên đau nhức, Trung đành gác lại niềm đam mê của mình. Hiện Trung đã chuyển sang đội tuyển tin học, thời gian học và luyện tập ít hơn nên phù hợp với sức khỏe của cậu hơn. Đó cũng là lý do ươm mầm cho ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin của cậu học trò ham học này. Tiếp sức cho cháu, người ông lại dành dụm, gom góp mua tặng cháu bộ máy vi tính. Không thể nói hết niềm vui và sự hứng khởi của Trung đối với món quà tuyệt vời này. Hết giờ học về nhà, cậu lại nghiền ngẫm, khám phá thế giới, kiếm tìm niềm vui qua chiếc máy vi tính. “Nhờ có ông ngoại chăm sóc, bù đắp tình cảm nên em mới có ngày hôm nay, em luôn dặn lòng phải học thật giỏi. Dù biết rằng con đường em đi không hề dễ dàng, bằng phẳng nhưng em sẽ nỗ lực thực hiện được mơ ước của mình vì sự trưởng thành của em chính là tâm nguyện lớn nhất của ông” – Trung chia sẻ.. THẦY NGUYỄN NGỌC KÝ – TẤM GƯƠNG SÁNG NGỜI VỀ NGHỊ LỰC VƯỢT LÊN SỐ PHẬN Sinh năm 1947, quê ở Hải Hậu, Nam Định, đến nay thầy giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký đã ngoài 60 tuổi, sức khỏe đã có phần giảm sút song tình yêu và niềm đam mê đối với nghề giáo vẫn luôn vẹn nguyên trong con người đầy nghị lực này. Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng ... chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V... Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi... Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2. Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách. Ông quan niệm: “Xa trường, xa lớp nhưng không xa sách vở”. Năm 1970, ông bảo vệ thành công Luận văn Tốt nghiệp và cho ra đời tập truyện ký viết bằng chân đầu tiên với nhan đề : “Những năm tháng không quên” (sau đổi là “Tôi đi học”, tái bản nhiều lần). Tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ Văn, Nguyễn Ngọc Ký đã nghe theo lời khuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Hải Hậu, Nam Định (quê ông) làm thầy giáo để “dạy các em phấn đấu vượt mọi trở ngại, khó khăn, góp phần thống nhất nước nhà”. Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học. Ông đã nghĩ ra phương pháp dạy học rất sáng tạo, hiệu quả. Ông tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên bìa một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ giấy trắng che lại. Giảng đến đâu, ông dùng chân kéo tờ giấy che ở bên ngoài xuống, thế là những con chữ xuất hiện. Cùng với đó là giọng giảng sinh động, truyền cảm, ông đã thuyết phục được học sinh. Không những thế, trong bất cứ bài học nào ông cũng nghĩ ra những câu đố bằng thơ rất độc đáo. Chẳng hạn, khi dạy tác phẩm của Nguyễn Trãi, ông vào bài bằng mấy câu đố: Đức tài rực sáng sao Khuê Bút là gươm sắc phò Lê cứu đời Lấy dân làm đạo, làm vui, Hùng văn thuở ấy đất trời còn vang Cứ thế, người thầy tật nguyền nhưng sáng ngời ý chí và nghị lực ấy đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh. Trong lần về thăm huyện Hải Hậu, Nam Định, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo”. Ngày 20/11/1992, ông được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Năm 1993, sau khi vào Thành phố Hồ Chí Minh chữa bệnh, sức khỏe của ông suy giảm nghiêm trọng. Năm 1994, ông chuyển công tác từ Nam Định vào làm việc tại Phòng giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh. Ông được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho thế hệ trẻ ở khắp nơi trên cả nước. 1500 buổi nói chuyện tại các nhà trường THCS, THPT, THCN là một con số đáng nể phục! Ngoài 60 tuổi nhưng ông vẫn làm công tác tư vấn tâm lý và giáo dục cho giới trẻ qua tổng đài 1080, vẫn miệt mài ngồi bên máy vi tính gõ những câu đố, những vần thơ... Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Tâm sự về nghề nghiệp, thầy nói: “Nhờ nghề giáo mà tôi thực hiện được những ước mơ, hoài bão của mình, tham gia đóng góp được nhiều cho xã hội!” Nguyễn Ngọc Ký quả là một tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy một người tật nguyền như ông vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Tên tuổi Nguyễn Ngọc Ký đã được mọi người biết đến với lòng trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục. Mãi mãi, cái tên Nguyễn Ngọc Ký sẽ còn in sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam hôm nay và cả mai sau. Tấm gương về nghị lực vượt lên số phận Bạch Quang Thái - cái tên quá quen với các bạn trẻ, nhất là các bạn sinh viên khuyết tật, bởi anh là một tấm gương về nghị lực, ý chí vượt lên hoàn cảnh, số phận tật nguyền Bạch Quang Thái từng là Chủ tịch CLB sinh viên khuyết tật, một nhà vô dịch xe lăn Việt Nam tại các kỳ Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc-Para Games với hàng chục Huy chương vàng và một Huy chương đồng ASEAN Para Games lần thứ nhất tại Malaysia 2001. Hơn thế, Thái còn là một tấm gương về nghị lực, ý chí vượt lên hoàn cảnh, số phận tật nguyền để trở thành một cử nhân kinh tế (khoa quản trị kinh doanhĐH Phương Đông), một lập trình viên máy tính giỏi…Bạch Quang Thái sinh ra vốn khỏe mạnh như bao đứa trẻ bình thường khác, nhưng lên 3 tháng tuổi, một cơn sốt bại liệt đã khiến đôi chân em sau này không thể đi lại được bình thường. Do đó, tuổi thơ của em phải đối mặt với bao khó khăn, thử thách. Đến tuổi đi học, em được mẹ cõng đến lớp học chỉ để em biết chữ. Nhưng em đã khiến mẹ hoàn toàn bất ngờ vì thành tích học tập của mình, từ lớp 1 đến lớp 5 năm em luôn đạt học sinh giỏi, xuất sắc. Thấy con ham học, mẹ em cố gắng khắc phục mọi khó khăn cho em được tiếp tục học lên cao hơn. Nhưng học lên THCS, khi em đã đủ lớn để nhận biết được những khiếm khuyết, thiệt thòi của cở thể mình nên sinh ra tự ti, mặc cảm, chán nản dẫn đến việc học hành sa sút. Có lúc tưởng chừng em không thể vượt qua nổi để tiếp tục con đường học hành. Thế nhưng, em vẫn nỗ lực học hết THCS, rồi cấp THPT..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tốt nghiệp THPT, không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình, em đã quyết tâm đi học nghề để sau này có thể làm việc tự nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình, những người cùng cảnh ngộ. Tuy nhiên, ý định đó của em đã bị cô giáo khuyên ngăn, vì theo cô một người khuyết tật, không tự đi lại được như em học nghề sẽ rất khó khăn, rồi ra trường em cũng sẽ không thể làm được việc... Nhưng em vẫn quyết tâm thực hiện ước mơ của mình, em đã học nghề thành công và có thể làm được việc như những người bình thường. Bất ngờ hơn là năm 2000 em dự thi vào Đại học và đã đỗ vào Khoa quản trị kinh doanh, ĐH Phương Đông. Những năm theo học Đại học, tuy phải dành thời gian tập luyện thể thao phục vụ cho các kỳ thi đấu Para games, nhưng em vẫn hoàn thành tốt các môn học. “Tuy học lực không giỏi nhưng khi đi thi các môn, đặc biệt là môn tiếng Anh, em luôn đạt điểm rất cao là do tài phán đoán, nhạy bén…”-Thái tâm sự. Đáng khâm phục hơn là việc em quyết tâm tập tự đi lại bằng đôi của mình. Tuổi mẫu giáo rồi lên lớp 1 đến THPT, Thái không thể tự đi lại được bằng đôi chân, hàng ngày mẹ và cậu phải thay nhau cõng em đến trường. Thương mẹ, vừa phải bận rộn kiếm tiền lo liệu cuộc sống cho gia đình, vừa phải tất tưởi lo việc đưa đón con, nên em quyết tâm tập đi lại. Mặc dù đau đớn, khó khăn, có lúc ngã chảy máu nhưng em đã cố gắng chịu đựng. Nhờ sự quyết tâm tập luyện hàng ngày, dần dần em đã tự đi lại được khập khễnh trước sự ngạc nhiên, khâm phục của mọi người. Hiện nay, em đã lắp nẹp vào bên chân yếu hơn để đi lại vững chãi hơn, nhờ đó, anh đã đi lại được như những nguời bình thường, thậm chí còn trèo cầu thang và còn có thể vừa đi vừa khênh vác được khoảng 20 kg trên vai. Thái còn tập đi lại bằng xe máy. Học Đại học năm thứ nhất anh không tự đến trường được bằng xe máy, xe đạp mà em phải nhờ mẹ, cậu hoặc bạn bè chở đi. Nhưng sang năm thứ 2 Đại học, em không muốn làm phiền mọi người nên đã quyết tâm tập luyện để có thể chủ động việc đi lại, em đã mua chiếc xe máy Dream từ tiền giải thưởng của tấm Huy chương đồng giành được tại ASEAN Para Games lần thứ nhất tổ chức tại Malaysia 2001, sau đó lắp thành xe 3 bánh rồi tự đi đến trường. Những người bạn học của em trước đây, giờ gặp lại cũng không thể tin nổi Thái “ngày xưa” giờ đã có thể đi lại bằng xe máy, có một gia đình hạnh phúc và thỉnh thoảng chở vợ con đi chơi bằng xe máy. Thể thao đã giúp em có được những vinh quang và tiền thưởng từ những tấm Huy chương để em đóng học phí ở trường. Nhưng quan trọng hơn, theo Thái, thể thao đã rèn luyện cho anh niềm tin “cứ thử đi rồi mới biết có làm được không”. Năm 2001, Trại công nghệ thông tin APEC, dành cho sinh viên khuyết tật được tổ chức ở Hàn Quốc, tổ chức tuyển chọn em đại diện cho Việt Nam. Em liều đi thi và đã thành công, dù phần chơi điện tử không biết gì, chỉ có lưng vốn tiếng Anh. Không những vậy, em còn cùng đội Việt Nam giành giải ba toàn đoàn nội dung thi thiết kế trang web (đứng sau nước chủ nhà Hàn Quốc và Đài Loan), và giải khuyến khích cá nhân nội dung trò chơi điện tử trực tuyến. Tốt nghiệp Đại học cũng là lúc sự nghiệp thể thao của mình đang ở đỉnh cao, nhưng em quyết định giải nghệ sau 8 năm gắn bó để tìm một công việc phù hợp. Em đã xin vào làm ở một tổ chức của người khuyết tật. Tại đây, em được tham gia khóa lập trình viên quốc tế dành cho người khuyết tật. Muốn có một công việc tốt hơn, thu nhập khá hơn, năm 2006, em xin vào làm ở bộ phận dịch vụ khách hàng của Bệnh viện Việt Pháp, một công việc thường xuyên phải giao tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Anh, với mức lương 2 triệu đồng/ tháng. Mức lương này lúc đó là một niềm mơ ước của em, bởi trước đây tiền thù lao tập luyện.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> thể thao của em chỉ từ 300.000 - 600.000 đồng/ tháng. Từ năm 2008, em còn ký hợp đồng làm công tác quản trị mạng cho một Trường quốc tế tại Hà Nội, với mức lương gần 10 triệu đồng. Hàng ngày, giờ hành chính em đầu quân cho một trường quốc tế, tối về em đầu quân cho BV Việt Pháp. Mỗi ngày em thường phải làm việc 40h. Với Thái thời gian thật vốn quý, vì vậy thường em dành phần lớn quỹ thời gian trong ngày để làm việc. Ngoài ra, em còn nhận thêm các việc như sửa chữa máy tính, làm kỹ thuật, cài đặt phần mềm, lập trình web… vừa kiếm thêm thu nhập cho mình, vừa nhận việc về giao cho các bạn cùng cảnh ngộ làm, giúp họ có việc làm, sống tự lập, hoà nhập cộng đồng. Thái tâm sự: “Công việc ở cơ quan mới anh làm gấp 5-10 lần so với người bình thường, việc gì anh cũng làm, cũng thử sức, không sợ gian khó. Vì thế , luôn được lãnh đạo và đồng nghiệp kính nể. Mình không giỏi nhưng với sự năng động, nhanh nhẹn, để ý việc nên vừa làm vừa học dần dần thành thạo việc. Vì vậy, mọi sự cố máy tính ở cơ quan mọi người đều gọi mình xử lý”. Anh còn được mọi người tín nhiệm, nhờ đến nhà để sửa chữa, cài đặt máy cho gia đình họ. Mỗi lần như vậy, anh không lấy tiền công mà người ta tùy tâm bồi dưỡng công sức, chất xám cho anh. Nhờ vậy, mọi người rất yêu quý và khâm phục tính cách, tài năng, sự tự tin của anh. Giờ đây, Bach Quang Thái đã trưởng thành, có một gia đình hạnh phúc, con cái khoẻ mạnh và bước đầu có những thành công trong sự nghiệp, em trở thành một tấm gương về ý chí, nghị lực và sự tự tin của các bạn cùng cảnh ngộ. và nhiều bạn trẻ phải suy nghĩ, noi gương..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×