Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ phương tiện giao thông vận tải cơ giới theo Bộ luật dân sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.62 KB, 76 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

HUỲNH PHƯƠNG THẢO

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
CỦA CHỦ SỞ HỮU PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI
CƠ GIỚI THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Hà Nội, năm 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

HUỲNH PHƯƠNG THẢO

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
CỦA CHỦ SỞ HỮU PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI
CƠ GIỚI THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ ĐÌNH NGHỊ


Hà Nội, năm 2021



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, nhu cầu di chuyển, sử dụng những
phương tiện giao thông vận tải của con người ngày càng nhiều mà chính yếu là nhu
cầu đi lại, nhu cầu này đòi hỏi sự thuận tiện, tốc độ và khơng tốn sức. Chính vì thế
các phương tiện giao thông vận tải cơ giới ngày càng được cải tiến, được sản xuất
càng nhiều để phục vụ những nhu cầu thiết yếu của con người. Đi cùng với sự phát
triển đó thì nhận thức của con người về việc chiếm hữu, sử dụng chúng ngày càng
phát sinh nhiều vấn đề và trong quá trình sử dụng, điều khiển các phương tiện giao
thông vận tải cơ giới gây ra thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác.
Lúc đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng phát sinh và đòi hỏi ai là
người phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp đó? Chủ sở hữu hay người chiếm
hữu, sử dụng phương tiện giao thông vận tải? Sau khi xác định được chủ thể có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì phải xác minh các điều kiện để phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại, loại thiệt hại phải bồi thường, mức thiệt hại phải bồi
thường như thế nào? Rất nhiều vấn đề phát sinh khi phương tiện giao thông vận tải
cơ giới gây ra thiệt hại. Qua đó phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu phương tiện giao thông vận tải cơ
giới, trường hợp nào chủ sở hữu phải bồi thường khi phương tiện của mình gây ra
thiệt hại, trường hợp nào được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Xem xét trên
thực tiễn, việc vận dụng các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của chủ phương tiện được xem xét như thế nào trong một số vụ tai nạn giao thơng
đường bộ, hạn chế, bất cập gì để từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp
để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại của chủ phương
tiện giao thông vận tải cơ giới mục đích cuối cùng là để góp phần bảo vệ quyền và
lợi ích của các bên bao gồm chủ sở hữu phương tiện, người bị thiệt hại trong một vụ

việc do phương tiện giao thông vận tải cơ giới gây ra thiệt hại về tài sản, tính mạng,
sức khỏe của con người. Từ những lập luận trên, tác giả lựa chọn đề tài “Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ phương tiện giao thông vận tải cơ giới theo bộ
luật dân sự 2015” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình.
1


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thơng đường bộ nói riêng được nhiều nhà khoa
học nghiên cứu pháp luật quan tâm nhưng vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của chủ phương tiện giao thông vận tải cơ giới theo bộ luật dân sự 2015 vẫn
chưa được nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu. Mặc dù chưa có cơng trình riêng
nhưng đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu những vấn đề liên quan về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hoặc những vấn đề gần gũi như trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ hay trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thơng đường bộ và có những phân tích
liên quan đến trách nhiệm của chủ sở hữu phương tiện giao thông vận tải cơ giới.
Nhóm các khóa luận, luận văn: Các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu trong
nhóm này có:
- Hồng Văn Cán (2015), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp
luật giao thông đường bộ - Qua thực tiễn xét xử tại tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ.
- Lê Đình Thắng (2018), Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra theo Bộ luật dân sự 2015, Luận văn thạc sĩ.
- Lê Văn Châu (2010), Vấn đề lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Luận văn thạc sĩ.
- Nguyễn Ngọc Đại (2016), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thông đường bộ và thực tiễn thực hiện tại thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ.

- Nguyễn Thị Thanh Nga (2018), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản là
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ.
- Phạm Thị Phương Anh (2009), Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng do sản phẩm có khuyết tật, Luận văn thạc sĩ.
- Trần Trà Giang (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Luận văn thạc sĩ.

2


Nhóm sách giáo trình, sách chun khảo: Trong nhóm này có thể kể đến
một số cơng trình tiêu biểu như:
- Đỗ Văn Đại (2016), Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam –
Bản án và bình luận bản án, Sách chuyên khảo, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt
Nam;
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam,
NXB. Cơng an nhân dân;
- Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật Dân sự,
NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam.
Nhóm các bài viết trên các báo, tạp chí: Các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu
trong nhóm này có:
- Hồ Quân – Đình Thắng (2018), Những điểm mới về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, />hopdong49869.html.
- Nguyễn Văn Dũng – Phó Chánh án TAND thành phố Tam Kỳ(2018), Bàn về
chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định tại Bộ luật dân
sự năm 2015, />- ThS. Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng theo pháp luật dân sự, />- ThS. Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra, />- ThS. Ngô Thu Trang (2019), Vướng mắc trong áp dụng pháp luật về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, ap-dung-phap-luat-ve-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong.
- TS Lê Đình Nghị (2008), Bàn về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn

nguy hiểm cao độ gây ra, Tạp chí Nghề luật số 6/2008.

3


Những cơng trình nghiên cứu đã được liệt kê tập trung vào một số nội dung
chủ yếu về phân tích pháp lý về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cơ sở phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chủ thể nào phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra nhưng chưa có cơng trình nào
nghiên cứu chi tiết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ phương tiện giao
thông vận tải cơ giới. Những cơng trình liên quan chỉ nghiên cứu về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra hay trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm trong lĩnh vực
giao thông đường bộ. Mặc dù phương tiện giao thông vận tải cơ giới là một trong
những nguồn nguy hiểm cao độ, khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thì phải xem
xét đến quy định chung về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
nhưng sau đó vẫn phải xem xét đến yếu tố riêng biệt của phương tiện giao thông
vận tải bởi lẽ phương tiện giao thông vận tải nào cũng có chủ sở hữu, khi có phát
sinh vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại do phương tiện gây ra thì trước tiên
phải xem xét đến chủ thể sở hữu có trách nhiệm liên quan hay khơng, nếu có thì liên
quan như thế nào để từ đó xác định trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu chứ
không phải trong mọi trường hợp phương tiện của mình gây ra thiệt hại thì chủ sở
hữu phải bồi thường. Chính vì thế tác giả chọn đề tài trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của chủ phương tiện giao thông vận tải cơ giới theo Bộ luật dân sự 2015 để qua
đó có thể nghiên cứu thêm về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hơn trách
nhiệm của chủ sở hữu phương tiện giao thông vận tải cơ giới, cơ sở phát sinh trách
nhiệm bồi thường, thực tiễn giải quyết vụ việc của Tòa án về trách nhiệm của chủ
sở hữu phương tiện giao thông vận tải, đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để hoàn
thiện pháp luật về vấn đề nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu để làm rõ một số vấn đề lý luận về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của chủ phương tiện giao thơng vận tải cơ giới, phân tích quy
định của pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại của chủ phương tiện giao thông
vận tải cơ giới, nêu một số ví dụ cụ thể để cho thấy thực tiễn thực hiện pháp luật về

4


bồi thường thiệt hại của chủ phương tiện giao thông vận tải cơ giới qua đó tìm ra
một số hạn chế, bất cập và vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về bồi
thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thơng đường bộ. Từ đó đưa ra một số kiến
nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bồi
thường thiệt hại của chủ phương tiện giao thông vận tải cơ giới, đưa ra các giải pháp
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu phương
tiện giao thông vận tải cơ giới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Làm rõ khái niệm, đặc điểm, của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp
đồng nói chung, khái niệm và đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ
phương tiện giao thông vận tải cơ giới qua đó phân loại trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của chủ phương tiện giao thông vận tải cơ giới;

- Phân tích một số quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại
của chủ phương tiện giao thông vận tải cơ giới;

- Thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại của chủ phương tiện
giao thông vận tải cơ giới và một số kiến nghị hoàn thiện;
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trách nhiệm bồi

thường thiệt hại của chủ sở hữu phương tiện giao thông vận tải cơ giới theo quy
định BLDS 2015. Từ đó phân tích khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của chủ sở hữu phương tiện giao thông vận tải cơ giới, cơ sở phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại, quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của chủ phương tiện giao thông vận tải cơ giới. Qua cơ sở lý thuyết, liên hệ
thực tiễn thực hiện pháp luật, nguyên nhân dẫn đến những điểm bất hợp lý của pháp
luật, đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu phương tiện giao thông vận tải cơ giới
theo quy định BLDS 2015, trong đó làm rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ
phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ với những nội dung chính như sau:

5


Một là, nghiên cứu các vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ
sở hữu phương tiện giao thông vận tải cơ giới thông qua các nhóm tài liệu nghiên cứu
trong các luận văn, luận án, giáo trình, sách chun khảo, bài báo, tạp chí.
Hai là, làm rõ những quy định của pháp luật dân sự hiện hành của Việt Nam
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu phương tiện giao thông vận tải
cơ giới thông qua Bộ luật dân sự 2015, các văn bản pháp lý có liên quan như Nghị
quyết về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng.
Ba là, tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về việc bồi thường thiệt hại của
chủ sở hữu phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ ở Việt Nam hiện nay
thông qua những cơ quan giải quyết khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ như cơ
quan công an, Viện kiểm sát; thực tiễn xét xử của Tòa án trên lãnh thổ Việt Nam
khi người bị hại nộp đơn yêu cầu Toàn án giải quyết các vấn đề về bồi thường thiệt
hại để từ đó làm cơ sở so sánh việc áp dụng pháp luật của các cơ quan công quyền.
Bốn là, từ thực tiễn đã phân tích, từ những tài liệu đã nghiên cứu, tác giả tìm
ra những bất cập rồi từ đó dựa trên những bất cập đề xuất các giải pháp nâng cao

hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu phương tiện giao
thông vận tải cơ giới.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được trình bày dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, lý luận Nhà nước và pháp luật và những quan điểm của Đảng trong
quá trình phát triển và đổi mới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu, để hồn thành đề tài luận văn tác giả sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất
cả các chương của luận văn để phân tích các khái niệm, phân tích quy định của pháp
luật, các vụ án được xét xử trên thực tế có bản án của Tịa án,…

6


- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Được sử dụng trong luận văn để phân tích
lịch sử sự phát triển quy định pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của chủ phương tiện giao thông vận tải cơ giới.

- Phương pháp phỏng đoán khoa học được sử dụng chủ yếu trong
Chương 3 để đề xuất những giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Với việc thực hiện đề tài này, tác giả mong muốn góp phần cung cấp cho khoa
học pháp lý những nền tảng lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của chủ sở hữu phương tiện giao thông vận tải cơ giới. Đề tài sẽ là một tài liệu khoa
học hữu ích cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu pháp luật dân sự. Đối với
các cơ quan nhà nước, kết quả của đề tài này có thể sử dụng để tham khảo trong quá

trình xây dựng, áp dụng pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
chủ sở hữu phương tiện giao thông vận tải cơ giới tại Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ
phương tiện giao thông vận tải cơ giới.
Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại của chủ
phương tiện giao thông vận tải cơ giới.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại của chủ
phương tiện giao thông vận tải cơ giới và một số kiến nghị hoàn thiện.

7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI CỦA CHỦ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI CƠ GIỚI
1.1. Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1.1.1.

Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trong đời sống hàng ngày thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của công dân; tài sản, danh dự, nhân phẩm của các tổ chức có thể xảy ra
dưới nhiều tác động khác nhau, mà những tác động đó nằm ngồi những ràng buộc
giữa hai bên hay cịn có thể nói nằm ngồi hợp đồng giữa hai bên. Nó có thể là
những tác động khác quan hoặc là những tác động do các hành vi vi phạm pháp luật
của các cá nhân mang lại. Nhằm ngăn chặn, khắc phục những thiệt hại, hậu quả xảy
ra, Nhà nước đưa ra những quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người bị thiệt hại. Theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì căn cứ

phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được qui định tại Khoản 1, Điều 584 Bộ
luật Dân sự 2015, “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác.” Như vậy một người gây thiệt hại cho người khác thì giữa người gây thiệt hại
và người bị thiệt hại phát sinh một quan hệ pháp luật, trong đó người bị thiệt hại có
quyền yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi thường, cịn bên gây thiệt hại thì có
nghĩa vụ phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra. Quan hệ pháp luật đó gọi là
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng.
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý, có tính
cưỡng chế của nhà nước buộc người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho
người khác phải bồi thường, là trách nhiệm của người có hành vi trái pháp luật gây
thiệt hại mà giữa người gây thiệt hại với người bị thiệt hại khơng có quan hệ hợp
đồng hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc nội dung
thực hiện hợp đồng. Căn cứ tại Điều 584 BLDS 2015 thì trách nhiệm BTTH ngồi
hợp đồng phát sinh khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định, các điều kiện đó là:

8


có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây ra thiệt
hại (trong đó hành vi có thể có lỗi, có thể khơng có lỗi). Hậu quả: Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ln mang đến hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại.
Khi một người có hành vi gây thiệt hại cho người khác thì thiệt hại đó được tính
tốn rõ ràng, cụ thể nếu khơng sẽ khơng thực hiện được việc bồi thường, vì thế cho
dù thiệt hại là tinh thần hay vật chất thì thiệt hại đó cũng được pháp luật qui định cụ
thể để bù đắp tổn thất cho người bị thiệt hại. Vì vậy, việc thực hiện trách nhiệm bồi
thường sẽ giúp khôi phục một phần hay toàn bộ thiệt hại đã xảy ra cho người bị
thiệt hại. Chủ thể bị áp dụng: Là người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại; là cha, là

mẹ người chưa thành niên gây thiệt hại, là người giám hộ, là pháp nhân của người
của pháp nhân gây thiệt hại...
Như vậy, có thể nói “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là
trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó khơng có quan hệ hợp
đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại không
thuộc về nghĩa vụ thi hành hợp đồng đã ký kết”. [1,trang 436]
1.1.2. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm phát sinh dưới tác động
trực tiếp của các quy phạm pháp luật, khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt
hại. Là loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngồi và khơng phụ thuộc vào hợp
đồng, có các đặc điểm đặc trưng như sau:
Thứ nhất, trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm dân sự, chịu sự điều
chỉnh của pháp luật dân sự và phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy định. Khi một
người gây ra tổn thất cho người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường
thiệt hại chính là một quan hệ tài sản do pháp luật dân sự điều chỉnh và được quy
định trong BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành, không thể phát sinh trên cơ sở
thỏa thuận giữa các bên như BTTH trong hợp đồng.
Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ đặt ra khi thoả
mãn các điều kiện nhất định do pháp luật quy định. Các điều kiện đó là: phải có
thiệt hại xảy ra trên thực tế: Thiệt hại đó gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn
9


thất tinh thần; có hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: những xử sự cụ thể
của con người được thể hiện thông qua hành động trái với các quy định của pháp
luật, xâm phạm tới các lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần của chủ thể khác được pháp
luật bảo vệ; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra:
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành
vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại; phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vơ ý của
người gây thiệt hại, ngoài ra pháp luật quy định trường hợp người gây thiệt hại

khơng có lỗi vẫn phải bồi thường chịu trách nhiệm bồi thường.
Thứ ba, ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật thì trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cịn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác đó là
cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ, pháp
nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện trong
trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại
hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề…
Thứ tư, đặc điểm để phân biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng với các trách nhiệm bồi thường thiệt hại khác là giữa người bị thiệt hại và
người gây ra thiệt hại khơng có việc giao kết hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng
hành vi gây thiệt hại không thuộc hành vi thực hiện hợp đồng. Ngoài ra mức bồi
thường cũng được xem xét bởi lẽ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về nguyên tắc
là người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Thiệt hại chỉ có thể
được giảm trong một trường hợp đặc biệt đó là người gây thiệt hại có lỗi vơ ý và
thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ.
1.2. Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ
phương tiện giao thông vận tải cơ giới
1.2.1.

Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ phương tiện

giao thông vận tải cơ giới
1.2.1.1. Khái niệm phương tiện giao thông vận tải cơ giới
Nói đến chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ phương tiện giao
thông vận tải cơ giới, trước tiên phải làm rõ khái niệm phương tiện giao thơng vận
tải cơ giới. Bởi vì khi xác định được công cụ, phương tiện gây ra thiệt hại thì từ đó
10


mới có cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai, người nào, là

chủ sở hữu hay người chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông vận tải cơ giới.
Đối với khái niệm phương tiện vận tải cơ giới, tại khoản 1 điều 601 Bộ luật
Dân sự 2015 chỉ mới đề cập phương tiện vận tải cơ giới là một trong số các nguồn
nguy hiểm cao độ và cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào đưa ra nội dung hoàn
chỉnh về khái niệm “phương tiện giao thông vận tải cơ giới”. Tuy nhiên, chúng ta
cũng có thể hình dung được phương tiện giao thông vận tải cơ giới bao gồm phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường sắt,
phương tiện giao thông cơ giới đường thủy hoặc phương tiện giao thông cơ giới
đường hàng không. Nhưng liệu có phải tất cả các phương tiện giao thông vận tải cơ
giới đều được coi là nguồn nguy hiểm cao độ? Pháp luật nước ta vẫn chưa có quy
định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên để xác định những phương tiện giao thông cơ
giới nào là nguồn nguy hiểm cao độ cần dựa trên các quy định cụ thể tại các văn
bản pháp luật có liên quan khác như Luật Giao thông đường bộ 2008.
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 tại Khoản 17 Điều 3 quy định phương
tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương
tiện giao thông thô sơ đường bộ. Theo đó tại Khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông
đường bộ năm 2008 và điểm b, mục 1, phần III Nghị quyết 03/2006 quy định:
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc
sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh;
xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho
người tàn tật. Nhìn chung các loại xe này đều được gắn động cơ, chịu sự điều khiển
của con người và vận hành bằng nguồn năng lượng chứ không phải dùng sức người.
Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa chung về phương tiện giao thơng
vận tải cơ giới chính là các loại phương tiện hoạt động bằng động cơ, có tốc độ, có
khả năng vận chuyển được khối lượng lớn con người, tài sản, hàng hóa,… và chịu
sự điều khiển của con người.
1.2.1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ phương tiện giao
thông vận tải cơ giới

11



Theo quy định của pháp luật để sử dụng được các phương tiện giao thơng vận
tải cơ giới thì người sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu về an tồn kỹ thuật, điều
kiện về trình độ sử dụng, được cấp giấy phép sử dụng, cấp giấy phép chủ quyền đối
với phương tiện hay nói đơn giản phương tiện giao thơng vận tải cơ giới phải có chủ
sở hữu và chủ sở hữu phải phù hợp theo các điều kiện, yêu cầu của pháp luật theo
từng loại phương tiện. Bên cạnh đó chủ sở hữu phương tiện giao thơng vận tải cơ
giới phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao
độ theo đúng quy định của pháp luật và nếu có thiệt hại xảy ra do phương tiện giao
thông vận tải cơ giới gây ra thì phải xem xét trước hết là trách nhiệm của chủ sở
hữu, sau đó mới xem xét đến trách nhiệm của những đối tượng khác như người
đang chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông vận tải cơ giới.
Bản thân các phương tiện giao thông vận tải cơ giới khi khơng có sự tác động
của con người làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản cho những người
xung quanh thì việc gây thiệt hại chủ yếu do chính sự hoạt động “tự thân” của
chúng, độc lập và nằm ngồi sự quản lý, kiểm sốt của con người. Ví dụ như xe mất
phanh hay nổ lốp khi đang chạy trên đường hoặc xe lửa bị lật bánh khỏi đường
ray,… Khi đó phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có thể là
do tài sản gây ra. Cịn nếu có thiệt hại xảy ra do sự tác động của con người gây ảnh
hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác như lái xe gây ra tai nạn
giao thông do vượt quá nồng độ cồn hoặc cố tình lái thuyền đâm vào thuyền
khác,… thì khi đó sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do
hành vi vi phạm của con người.
Mặc dù pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu tài sản,
quyền được hưởng các lợi ích hợp pháp từ tài sản của các chủ sở hữu, nhưng pháp
luật đồng thời cũng đặt ra cho chủ sở hữu những nghĩa vụ pháp lý nhất định. Hiến
Pháp 2013, Điều 32, Khoản 2 quy định rõ “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế
được pháp luật bảo vệ”. Vấn đề này là một trong những nguyên tắc được quy định
trong Khoản 2, Điều 160, BLDS 2015 về quyền của chủ sở hữu “Chủ sở hữu được

thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với
quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc,
12


lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”. Như vậy, pháp luật
quy định chủ sở hữu tài sản có thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình có thể là
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu tài
sản đó gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác thì chủ sở hữu có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của mình gây ra. Điều này cũng được quy định
tại Khoản 2, Điều 601, BLDS 2015, cụ thể như sau “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm
cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu
đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác”. Theo như đã phân tích ở trên phương tiện giao
thông vận tải cơ giới là một trong các nguồn nguy hiểm cao độ nên khi có thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ nói chung và phương tiện giao thơng vận tải cơ giới nói
riêng gây ra thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ, chủ sở hữu phương tiện giao
thông cơ giới phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ hoặc phương
tiện của mình gây ra hoặc nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử
dụng thì chủ sở hữu không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ thỏa
thuận của hai bên hoặc nếu trong trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị
chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Điều này
cũng hồn tồn hợp lý và phù hợp với lẽ cơng bằng trong cuộc sống.
Pháp luật nước ta chưa có bất cứ một khái niệm cụ thể nào về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của chủ phương tiện giao thông vận tải cơ giới nhưng từ những
phân tích trên có thể định nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ phương
tiện giao thông vận tải cơ giới là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và chỉ xét đến trách nhiệm bồi thường
thiệt hại có thể là tồn bộ hoặc liên đới chịu trách nhiệm của chủ sở hữu phương

tiện khi phương tiện của mình tự thân hoặc do hành vi vi phạm của con người gây
ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tinh thần của con người, tài sản của người khác
do lỗi vô ý hay cố ý hoặc khi khơng có lỗi trừ mốt số trường hợp theo quy định của
pháp luật về việc chủ sở hữu không phải bồi thường thiệt hại do phương tiện của
mình gây ra.
13


Từ những nội dung đã nêu, có thể định nghĩa “Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của chủ phương tiện giao thông vận tải cơ giới là một loại trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chủ sở hữu phương tiện chỉ phải chịu trách nhiệm
toàn bộ hoặc liên đới khi phương tiện giao thông vận tải cơ giới của mình tự thân
hoặc do hành vi vi phạm của con người gây ra thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức
khỏe, tinh thần của người khác do lỗi vô ý hay cố ý hoặc khi khơng có lỗi”.
1.2.2.

Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ phương

tiện giao thông vận tải cơ giới
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ phương tiện giao thông vận tải cơ
giới là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ phương tiện giao thông vận tải cơ giới cũng
mang những đặc điểm cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
nói chung.
Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ phương tiện giao thông vận tải
cơ giới có những dấu hiệu đặc thù của nó, chẳng hạn nguyên nhân để chủ sở hữu
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi phương tiện gây ra thiệt hại ngoài
việc do hành vi vi phạm của con người tác động dẫn đến gây ra thiệt hại thì cịn do bản
thân tài sản (là phương tiện giao thông vận tải cơ giới) gây ra. Hay nói cách khác, chỉ
có thể là do phương tiện giao thông vận tải cơ giới gây ra thiệt hại thì chúng ta mới xem

xét áp dụng quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và xem xét đến trách nhiệm
của chủ sở hữu.
Do đó, ngồi những đặc điểm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ phương tiện giao thông vận tải cơ giới
cịn có những điểm đặc thù sau đây:
Thứ nhất, điểm đặc trưng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở
hữu phương tiện giao thông vận tải luôn gắn liền với quá trình hoạt động, vận hành
của phương tiện giao thơng vận tải. Có hai dạng phương tiện giao thông vận tải cơ
giới gây thiệt hại:
Dạng thứ nhất là trường hợp phương tiện gây thiệt hại đến tài sản, tính mạng, sức
khỏe cho những người xung quanh do hành vi vi phạm của con người trong quá
14


trình vận hành phương tiện giao thơng vận tải mà con người ở đây có thể là chủ sở
hữu hoặc người được chủ sở hữu giao cho chiếm hữu, sử dụng hoặc người đang
chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật hoặc một trường hợp
khác là chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng phương tiện có lỗi trong việc để
nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.
Dạng thứ hai là phương tiện trong quá trình hoạt động gây thiệt hại đến tài sản, sức
khỏe, tính mạng của những người xung quanh ngồi sự kiểm sốt hoặc ý thức của
con người hay nói cách khác là tự thân của phương tiện gây ra thiệt hại và nguyên
nhân, hậu quả của việc gây ra thiệt hại đó nằm ngồi sự quản lý của chủ sở hữu và
chính bản thân chủ sở hữu cũng khơng mong muốn sự việc đó xảy ra ví dụ như 1
chiếc ơ tơ đang đậu ngồi lề đường đúng quy định nhưng lại nổ lốp và lùi về sau cán
trúng 1 đứa bé đang chơi ở lề đường dẫn đến đứa bé bị thương tật.
Thứ hai, về đối tượng bị xâm phạm trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại
phương tiện giao thông vận tải cơ giới gây ra có những sự khác biệt so với đối
tượng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Nếu đối tượng bị xâm phạm trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng

nói chung có thể là sức khoẻ, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín, thì đối
tượng bị xâm phạm trong trách nhiệm bồi thường do phương tiện giao thông vận tải
cơ giới gây ra chỉ bao gồm thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe.
Điều này có thể được lý giải rằng phương tiện giao thơng vận tải cơ giới là một
dạng máy móc thiết bị được vận hành mới có thể hoạt động được và khi vận hành
thì tự thân hoặc do hành vi trái pháp luật của người điều khiển tác động vào những
tài sản khác như cây cối, nhà cửa, phương tiện khác hoặc tác động vào con người
dẫn đến thiệt hại đến sức khỏe hoặc tính mạng của người khác. Cịn danh dự, nhân
phẩm, uy tín là những giá trị nhân thân gắn liền với từng cá nhân, từng tổ chức nhất
định, là yếu tố vơ hình chỉ có hành vi của con người dùng lời nói, hành động hoặc
các công cụ phương tiện truyền thông tác động đến làm ảnh hưởng tới danh dự,
nhân phẩm uy tín của các cá nhân, tổ chức chứ không thể bằng việc sử dụng phương
tiện giao thông vận tải mà gây thiệt hại đến các yếu tố gắn liền với nhân thân đó

15


Thứ ba, việc xác định chủ thể trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
phương tiện giao thông vận tải cơ giới gây ra cũng có những điểm khác biệt so với
việc xác định chủ thể trong quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.
Chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông vận
tải cơ giới gây ra theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do phương tiện của mình gây ra ngay cả khi khơng có lỗi trừ một số trường hợp
theo quy định của pháp luật, không phải chịu trách nhiệm trong tất cả các trường
hợp.
Tuy nhiên bản thân chủ sở hữu phương tiện phải bồi thường thiệt hại do phương
tiện gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người
này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc khi chủ sở hữu có lỗi
trong việc để phương tiện bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi

thường thiệt hại.
Thứ tư, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
của chủ phương tiện giao thơng vận tải cơ giới có điểm khác so với bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng. Ngoài ba điều kiện cần có như: Có thiệt hại thực tế xảy ra; có
hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của phương tiện; có mối quan hệ nhân quả
giữa sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại thực tế đã xảy ra thì yếu tố lỗi
của bên gây thiệt hại không phải là yếu tố bắt buộc mà trong nhiều trường hợp bồi
thường thiệt hại do phương tiện giao thông vận tải cơ giới gây ra không cần yếu tố
lỗi.
Bởi lẽ trong nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra do hoạt động nội tại của phương tiện,
hoàn toàn độc lập và nằm ngồi sự quản lý, kiểm sốt của con người như: xe ô tô
đang chạy với tốc độ cao đột nhiên mất phanh, mất lái hoặc nổ lốp gây ra thiệt hại;
ô tô đang đậu trong bãi tự nhiên bốc cháy mà nguyên nhân không phải do con người
tác động vào gây ra. Vì vậy, khi có thiệt hại xảy ra, người bị thiệt hại được bảo đảm
bồi thường ngay cả trong trường hợp chủ sở hữu không có lỗi. Điều này có thể xem
là một loại “trách nhiệm dân sự nâng cao” đối với chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp và được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 601 BLDS 2015 “Chủ sở hữu,
16


người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi
khơng có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.”
1.3. Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ phương tiện giao
thông vận tải cơ giới
1.3.1. Căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến thiệt hại
Căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của chủ phương tiện giao thông vận tải cơ giới được phân chia thành trách nhiệm

bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của con người gây ra và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do tự thân phương tiện gây ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của con
người – con người ở đây có thể là chủ sở hữu trực tiếp sử dụng, vận hành phương
tiện hoặc chủ sở hữu có lỗi trong việc để phương tiện bị chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật gây ra thiệt hại và kết quả tất yếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế. Trường
hợp này người gây thiệt hại đã thực hiện hành vi dưới dạng hành động hoặc không
hành động và hành vi đó chính là ngun nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tự thân phương tiện gây ra nằm ngồi sự
kiểm sốt, vận hành của con người là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi
bản thân phương tiện chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại, không chịu sự
tác động của con người bằng hành vi như xe ô tô đang chạy với tốc độ cao đột nhiên
mất phanh, mất lái hoặc nổ lốp gây ra thiệt hại.
Việc phân loại hai loại trách nhiệm này có ý nghĩa trong việc xác định căn cứ
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại : Đối với trường hợp bồi thường thiệt
hại do hành vi gây ra thì một điều kiện không thể thiếu là hành vi gây thiệt hại phải
là hành vi trái pháp luật. Trong khi đó, bồi thường thiệt hại do tự thân phương tiện
gây ra vì khơng có hành vi nên điều kiện này khơng thể được xem xét đến.
Ngồi ra, việc phân loại này cịn có ý nghĩa trong việc xác định chủ thể chịu
trách nhiệm bồi thường: Về ngun tắc thì người nào có hành vi trái pháp luật gây
17


ra thiệt hại thì người đó phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra cịn đối với bồi
thường thiệt hại do tài sản gây ra thì về nguyên tắc trách nhiệm lại thuộc về chủ sở
hữu hoặc người được chủ sở hữu giao quản lý tài sản đó chứ không phải thuộc về
tất cả mọi người đang chiếm giữ tài sản đó.
1.3.2. Căn cứ vào đối tượng bị xâm phạm
Căn cứ vào đối tượng bị xâm phạm mà chủ sở hữu phương tiện giao thơng
vận tải cơ giới có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì có thể có thể được phân chia

thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất hay còn gọi trách nhiệm bồi
thường thiệt hại đối với tài sản và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bồi thường thiệt
hại những tổn thất xảy ra trên thực tế do phương tiện giao thông vận tải cơ giới gây
ra mà chủ sở hữu phương tiện là người chịu trách nhiệm thì phải bồi thường thiệt
hại với mức bồi thường được quy đổi thành tiền hoặc tài sản khác có giá trị tương
đương nhằm bù đắp lại các tổn thất đã xảy ra bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí
hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc
giảm sút cho người bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe được hiểu là việc
phương tiện giao thông vận tải cơ giới bằng các hình thức nào mà gây thiệt hại đến
tính mạng, sức khỏe của người khác thì ngồi việc phải chấm dứt hành vi vi phạm
thì chủ sở hữu phương tiện là người chịu trách nhiệm còn phải bồi thường một
khoản tiền hoặc tài sản khác có giá trị tương đương để bù đắp những tổn thất về sức
khỏe và tính mạng của người bị thiệt hại, chưa kể đến việc nếu người bị thiệt hại bị
xâm phạm đến tính mạng thì chủ sở hữu phương tiện là người chịu trách nhiệm phải
bù đắp về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của
người bị thiệt hại, nếu khơng có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã
trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng
khoản tiền này.
Việc phân biệt hai loại trách nhiệm này có ý nghĩa trong việc xác định nghĩa
vụ chứng minh và mức bồi thường: Về nguyên tắc, người bị thiệt hại phải có nghĩa
18


vụ chứng minh thiệt hại xảy ra và mức bồi thường sẽ bằng mức thiệt hại. Tuy nhiên,
nguyên tắc này chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp đó là trách nhiệm bồi thường
thiệt hại về vật chất còn trong trường hợp bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe thì rõ ràng những tổn thất này là những tổn thất khó có thể bù đắp vì hậu quả

xảy ra không thể nào khắc phục lại như ban đầu được.
1.3.3. Căn cứ chủ sở hữu chịu trách nhiệm bồi thường
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu phương tiện giao thông vận
tải cơ giới được phân loại thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu là
cá nhân, pháp nhân, các tổ chức khác và cơ quan Nhà nước.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu là cá nhân được hiểu là
trách nhiệm dân sự mà theo đó thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về cá nhân
người gây thiệt hại hoặc đại diện theo pháp luật của người đó như cha mẹ là người
đại diện cho con chưa thành niên (dưới 15 tuổi, từ 15 đến dưới 18 tuổi).
Nếu trong trường hợp con chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà cịn cha,
mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ
để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó
để bồi thường phần cịn thiếu.
Nếu trong trường hợp con chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây
thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi
thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần cịn thiếu bằng tài sản của mình, người
giám hộ. Ngồi ra, người giám hộ chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp
người chưa thành niên khơng cịn cha lẫn mẹ, khơng xác định được cha, mẹ, hoặc
cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc
cịn cha mẹ, nhưng cha, mẹ khơng có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa
thành niên hoặc người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà khơng làm chủ
được hành vi của mình thì khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà những
người gây ra thiệt hại đó có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản
của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản
hoặc khơng đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản

19


của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình khơng có lỗi trong việc giám

hộ thì khơng phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Trách nhiệm BTTH của chủ sở hữu là pháp nhân và các tổ chức khác được
hiểu là trách nhiệm dân sự phát sinh cho pháp nhân hoặc các tổ chức khác trong
trường hợp người của pháp nhân và các tổ chức gây thiệt hại trong khi thực hiện
nhiệm vụ pháp nhân hoặc tổ chức giao cho.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu là Nhà nước được hiểu là khi cán
bộ, công chức sử dụng phương tiện do Nhà nước là chủ sở hữu mà gây thiệt hại
thuộc phạm vi bồi thường Nhà nước thì Nhà nước phải bồi thường thiệt hại cho
người bị thiệt hại chứ khơng phải chính cán bộ công chức hay cơ quan quản lý cán
bộ công chức phải bồi thường.
Việc phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định chủ thể phải bồi thường và
việc xác định nghĩa vụ hoàn lại trong trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp gây thiệt
hại mà chủ sở hữu có trách nhiệm liên đới hoặc chủ sở hữu phải có trách nhiệm bồi
thường khi giao phương tiện giao thơng vận tải cơ giới cho người khác chiếm hữu, sử
dụng mà gây thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thuộc về chủ sở hữu.
1.4. Quá trình hình thành và phát triển của những quy định về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ phương tiện giao thông vận tải cơ giới theo
pháp luật Việt Nam
Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung đã được ghi nhận trong
pháp luật Việt Nam khá lâu đời và đã trải qua một thời gian dài hình thành và phát
triển. Từ thời Hồng Việt luật lệ, bộ luật chính thức của Việt Nam thời đầu nhà
Nguyễn đã quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại của phương tiện di chuyển, tuy
nhiên thời đó chưa có phương tiện giao thơng vận tải cơ giới mà súc vật được sử
dụng làm phương tiện di chuyển là ngựa, nhưng có thể thấy rằng đã có những manh
nha chú trọng đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng liên quan đến phương tiện
vận chuyển gây ra.
Đến thời Pháp thuộc, pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại được mở
rộng hơn nhưng vẫn chưa xem xét đến trách nhiệm của chủ sở hữu mà chỉ xem xét
đến trách nhiệm của người gây ra và người trong coi gây ra, khơng phụ thuộc vật đó
20



có sự tác động của con người hay khơng, cụ thể tại điều 711 Dân luật Bắc Kỳ và
Điều 763 Dân luật Trung Kỳ có quy định:“Người ta phải chịu trách nhiệm khơng
những tổn hại tự mình làm ra mà cả về sự tổn hại do những người mà mình phải
bảo lãnh hay do những vật mà mình phải trơng coi nữa.
Phàm vật vô hồn mà làm nên tổn hại thì người trơng coi vật ấy cho là có lỗi
vào đó, khơng phân biệt vật đó có tay người động đến hay khơng, muốn phá sự
phỏng đốn đó thì phải có bằng chứng trái lại mới được. Bấy nhiêu trường hợp như
trên để có trách nhiệm cả, trừ khi người chịu trách nhiệm đó có bằng chứng rằng
cái việc sinh ra trách nhiệm ấy mình khơng thể ngăn cấm được”.
Trong thời kì Pháp thuộc, thực dân Pháp đã xây dựng hàng ngàn cây số đường
liên huyện, liên tỉnh, liên vùng, liên miền và cho nhập về rất nhiều các loại xe ơtơ,
cơ giới phục vụ cho q trình khai thác thuộc địa. Chính vì thế, pháp luật thời kì đó
đã dự liệu trước khả năng gây thiệt hại của những “vật vô hồn” này và đã quy định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do những vật này gây ra cho những người trông
coi, sử dụng chúng nhưng lại không quy định đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của chủ sở hữu phương tiện, điều này cũng có một phần liên quan đến yếu tố giai
cấp bởi vì chủ sở hữu đa phần đều là những người có địa vị trong xã hội thời ấy.
Đến năm 1972, văn bản mang tính quy phạm pháp luật đầu tiên của Nhà nước
ta quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ra đời. Đó là Thơng tư
số 173- UBTP "Hướng dẫn xét xử về BTTH ngồi hợp đồng" Tịa án nhân dân tối
cao ban hành ngày 23-3-1972. Trong thông tư đã bắt đầu nhắc đến khái niệm nguồn
nguy hiểm cao độ nhưng không liệt kê ra các trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ
là những nguồn nào mà trong phần đưa ra các trường hợp bồi thường thiệt hại thì có
nhắc đến phương tiện ơ tơ, xe lửa. Như vậy có thể nói trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do phương tiện giao thông vận tải, chủ yếu là phương tiện giao thông vận tải
đường bộ, đường sắt gây ra được manh nha quy định từ thông tư này. Tuy nhiên
trong thông tư này quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại chủ yếu thuộc về cơ
quan quản lý, nếu người được giao trách nhiệm sử dụng phương tiện có lỗi thì cơ

quan quản lý chúng vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, rồi sau đó, có
quyền địi người được giao trách nhiệm sử dụng phương tiện, có lỗi, hồn trả việc
21


bồi thường đó. Khái niệm chủ sở hữu phương tiện vẫn chưa được đưa vào trong
thơng tư này vì vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu phương tiện
vẫn chưa được nhắc đến.
Sau khi ban hành Thông tư 173-UBTP, tại Việt Nam các loại phương tiện giao
thông vận tải cơ giới đã phổ biến hơn và bước đầu nhà nước ta mở cửa, hội nhập, xe
ô tô ngày càng được sử dụng rộng rãi và thời bấy giờ ô tô không chỉ thuộc sở hữu
nhà nước mà cịn cả thuộc sở hữu tư nhân, cùng với đó là số lượng xe ô tô ngày một
gia tăng dẫn đến các quan hệ phát sinh ngày càng phức tạp, nhiều vấn đề cần được
hướng dẫn cụ thể hơn. Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết này, sau khi rút kinh
nghiệm và trao đổi thống nhất với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Giao thông
vận tải, ngày 5/4/1983 Thơng tư số 03-TATC của Tồ án nhân dân tối cao hướng
dẫn giải quyết một số vấn đề về bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô được ban
hành.
Trong nội dung thông tư này, phương tiện giao thông vận tải cơ giới được nhắc đến
là ô tô và trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người chiếm hữu phương tiện
và theo quy định tại văn bản này, người chiếm hữu chính là người chủ xe. Như vậy,
thơng tư này là bước đệm đầu tiên để chủ sở hữu phương tiện phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại gây ra cho người xung quanh. Việc xác định trách nhiệm bồi
thường của chủ sở hữu phương tiện bảo đảm được một yêu cầu rất quan trọng là
quyền lợi của người bị thiệt hại và có tác dụng làm cho người chiếm hữu phương
tiện phải giáo dục và quản lý chặt chẽ những người lái xe (người sử dụng phương
tiện).
Năm 1995, Quốc hội ban hành BLDS, văn bản hoàn thiện bước đầu các nội
dung trong hệ thống pháp luật dân sự trong đó có nội dung bồi thường thiệt hại
ngồi hợp đồng và nội dung bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy

hiểm cao độ gây ra. Tại nội dung này nguồn nguy hiểm cao độ cũng được liệt kê cụ
thể hơn, nó khơng cịn là ơ tơ, xe lửa nữa mà khái niệm phương tiện giao thông vận
tải cơ giới đã được nhắc đến là một trong những nguồn nguy hiểm cao độ. Cũng
trong bộ luật này, khơng cịn khái niệm chủ xe, người chiếm hữu mà khái niệm chủ
sở hữu đã được nhắc đến. Theo đó, Điều 627, BLDS 1995 quy định “Chủ sở hữu
22


×