Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Chuyen de Mot so kinh nghiem ren doc dien cam chohoc sinh lop 5thuy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.36 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHUYÊN ĐỀ:. MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 5. I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Ở cấp tiểu học, khi dạy môn Tiếng Việt chủ yếu tập trung rèn cho học sinh bốn kĩ năng cơ bản : nghe,nói, đọc, viết. Các kĩ năng đó thực hiện bắt đầu từ lớp 1đến lớp 5 và nâng dần từ thấp đến cao. Riêng kĩ năng đọc gồm nhiều phương diện như : đọc thầm,đọc lướt, đọc thành tiếng,đọc hiểu, đọc diễn cảm, trong đó phương diện đọc diễn cảm là khó nhất đối với học sinh tiểu học. Bởi lẽ, đọc diễn cảm là một hình thức đọc có tính đặc thù, nhằm rèn luyện kĩ năng đọc và cảm thụ văn học cho học sinh. Khi đọc diễn cảm người đọc chuyển tải văn bản “ Viết “ thành văn bản âm thanh một cách trung thực, nhằm truyền đến cho người nghe không chỉ nội dung thông tin mà còn cảm nhận được giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của văn bản. Một người đọc diễn cảm tốt tức là người đó đã truyền thụ được một phần nội dung và cảm xúc của bài đọc tới người nghe mà chưa cần đến giảng giải. Đối với học sinh, khi đọc diễn cảm các bài đọc trong chương trình, các em sẽ được tiếp thu với ngôn ngữ nghệ thuật và cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn chương. Như vậy, đọc diễn cảm không chỉ đơn thuần thuộc phạm trù ngôn ngữ mà còn thuộc phạm trù văn học, phạm trù nghệ thuật và thẫm mỹ. Với nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi thấy phân môn tập đọc có nhiều dạng bài, nhiều thể loại văn bản khác nhau. Các thể loại văn bản đó rất đa dạng, phong phú nhưng cũng rất gần giũ với các em học sinh thuộc lứa tuổi. Vậy làm thế nào để giúp các em hiểu được nội dung, ý nghĩa của từng văn bản và phản ánh một cách trung thực, đầy đủ thông qua giọng đọc là một vấn đề mà chúng ta - những người làm công tác giáo dục đã và đang quan tâm. Vì sao cần phải rèn đọc diễn cảm cho học sinh trong giờ tập đọc? Khi rèn đọc cần chú ý những vấn đề gì? Cách rèn đọc như thế nào ? Trong quá trình giảng dạy mặc dù bản thân tôi thường xuyên thường xuyên thực hiện nhiều biện pháp rèn đọc diễn cảm cho các em song đôi lúc vẫn còn lúng túng. Tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để guíp các em đọc đúng, đọc hay để hiểu rõ cái hay, cái đẹp của từng bài. Xuất phát từ nhiều lí do trên, tôi xin được trình bày “ Một số kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 “ nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh nói chung. II. THỰC TRẠNG : 1. Về phía giáo viên: - Thực tế, trong nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi thấy khả năng đọc của học sinh chưa đồng đều. Đa số các em chỉ mới đọc đúng, số học sinh biết đọc diễn cảm còn rất ít, số học sinh đọc chưa lưu loát và sai lỗi vẫn còn. - Đa số các bài tập đọc lớp 5 tương đối dài mà thời gian một tiết quá ít nên hầu như giáo viên chỉ mới dừng lại ở luyện đọc đúng cho các em, bước hướng dẫn các em đọc diễn cảm còn ít. Chính vì thế, việc các em tham gia thể hiện đọc diễn cảm trước lớp chỉ thực hiện được ở một số học sinh khá, giỏi..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Giọng đọc của giáo viên còn nặng về tiếng địa phương quá nên giọng đọc chưa hay, chưa truyền cảm. 2. Về phái học sinh: - Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môn học chưa đúng, các em thích học môn toán hơn môn Tiếng Việt nên nhiều em chưa có ý thức tự rèn đọc diễn cảm mà chỉ mang tính chất chiếu lệ, đối phó. - Do vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn chưa hiểu nghĩa các từ, cụm từ trong bài đọc nên dẫn đến khi đọc bài các em ngắt nghỉ chưa đúng chỗ, nhiều lúc hiểu sai ý nghĩa của câu văn hay bài thơ. - Do ảnh hưởng của tiếng địa phương và cách phát âm của mỗi em khác nhau nên các em đọc còn sai các từ ngữ, sai nội dung ý nghĩa của văn bản. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Đọc thành tiếng : GV có thể hướng dẫn HS đọc thành tiếng bằng các biện pháp sau : * Đọc mẫu :Việc đọc mẫu ở các lớp thường do giáo viên đảm nhiệm. Đến lớp 5, kĩ năng đọc của học sinh được nâng cao dần, nhiều học sinh có thể đạt tới trình độ chuẩn trong những trường hợp nhất định. Do vậy, tuỳ trường hợp cụ thể, GV có thể chỉ định một số học sinh khá, giỏi đọc làm mẫu trước. GV chỉ nên đọc toàn bài khi cả lớp đã hoàn thành các bước đọc trơn, trước khi tìm hiểu bài và chuyển sang bước đọc diễn cảm. Các hình thức đọc mẫu bao gồm: - Đọc từ, cụm từ nhằm hướng dẫn cách phát âm đúng, trong trường hợp nhiều học sinh phát âm sai. * Ví dụ : Khi dạy bài “Mùa thảo quả” Khi giáo viên cho học sinh đọc nối tiếp lần 1 giáo viên theo dõi và phát hiện những từ, cụm từ các em đọc sai, giáo viên phải sửa và rèn cách phát âm cho các em ngay.Ví dụ như từ ẩm ướt, rây bụi, hắt lên, say ngây… - Đọc câu, đoạn, bài nhằm hướng dẫn cách đọc diễn cảm. - Dùng lời nói kết hợp với chữ viết, kí hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh cách nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp. - Tổ chức cho học sinh đọc cá nhân, đọc trong nhóm, nhận xét cách đọc của học sinh, sửa lỗi phát âm hoặc lỗi thể hiện nội dung qua giọng đọc cho học sinh. ở lớp 5 tăng cường đọc cá nhân. 2. Đọc thầm: - GV giao nhiệm vụ để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho học sinh ( đọc câu nào, đoạn nào, đọc để trả lời câu hỏi hay để ghi nhớ thuộc lòng, đọc để trả lời câu hỏi nào. - Giới hạn thời gian để tăng tốc độ đọc thầm cho hoc sinh. Cách thực hiện biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của học sinh và tăng dần độ khó của nhiệm vụ ( đọc lướt để tìm từ ngữ hay chi tiết, hình ảnh nhất định trong 2 phút, 1 phút đọc lướt để nêu nội dung chính của đoạn, của bài trong 2 phút, 1 phút. 3. Đọc diễn cảm : Để đọc diễn cảm hay yêu cầu học sinh phải đọc thành tiếng trôi chảy, có khả năng đọc lướt thành thạo và phải nắm được nội dung của tác.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> phẩm. Đọc diễn cảm là một hình thức bộc lộ cảm thụ văn học. Qua đọc diễn cảm, người giáo viên sẽ đo được mức độ cảm thụ của học sinh. Vì thế có thể nói : “ Đọc diễn cảm là một kĩ xảo của quá trình đọc.” - Luyện đọc diễn cảm cho học sinh tức là hướng dẫn cho các em khi đọc biết cách thể hiện ngữ điệu, trường độ, độ cao qua giọng đọc của mình. Muốn thể hiện tốt giọng đọc diễn cảm cho một bài đọc hay một đoạn bài đọc thì người giáo viên cần căn cứ vào nội dung, phong cách bài đọc để dẫn dắt gợi mở học sinh tìm ra cách đọc và tập thể hiện bằng giọng đọc của chính mình. - Thông thường, ở lớp 5 bước đọc diễn cảm được thực hiện sau bước tìm hiểu bài và không đòi hỏi học sinh thực hiện đọc cả bài mà chỉ yêu cầu đọc diễn cảm 1-2 đoạn trong bài đọc. Vì thế, sau khi các em tìm hiểu bài xong, tôi đã tiến hành luyện đọc diễn cảm cho các em theo các quy trình sau : + Đọc nối tiếp từng đoạn trong bài. + Giới thiệu đoạn đọc diễn cảm ( thường là những đoạn tiêu biểu và khó đọc nhất trong bài đọc) + Đọc mẫu ( giáo viên đọc mẫu và yêu cầu HS theo dõi xem cô đã nhấn giọng ở những từ ngữ nào) + Yêu cầu học sinh nêu giọng đọc phù hợp cho đoạn trên. + Luyện đọc diễn cảm theo nhóm cặp, hoặc nhóm bàn. + Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp Trong thực tế giảng dạy không phải bài nào cũng tìm hiểu bài xong mới tiến hành luyện đọc diễn cảm mà tuỳ theo từng bài và tuỳ theo đối tượng học sinh, có thể hướng dẫn các em thể hiện đọc diễn cảm ngay từ khi bắt đầu luyện đọc đoạn. Điều này rất tốt tạo hứng thú trong quá trình học tập của các em. Ví dụ : Khi dạy bài “ Đất cà Mau “ Sau khi luyện đọc đoạn tìm hiểu đoạn thì giáo viên hướng dẫ cho các em đọc diễn cảm ngay. - Qúa trình đọc diễn cảm được phân ra thành 3 thể loại cơ bản sau: + Văn xuôi + Thơ + Truyện, kịch. a/ Đối với văn xuôi: Hướng dẫn các em xác định về sắc thái giọng đọc, biết lựa chọn cách ngắt nghỉ giọng và nêu được những chỗ cần nhấn giọng phù hợp trong từng câu của đoạn. tuỳ theo từng câu nội dung từng câu hay của cả đoạn để lựa chọn các yếu tố trên sao cho phù hợp, từ đó các em sẽ tự điều chỉnh được giọng đọc của bản thân khi đọc. Ví dụ : Khi dạy bài “ Công việc đầu tiên “ Sách TV5 Tập 2. Sau khi tìm hiểu bài xong giáo viên cho luyện đọc diễn cảm đoạn một theo kiểu phân vai. Giáo viên đọc mẫu đoạn đọc diễn cảm, yêu cầu học sinh nêu cách đọc và xem cô đã nhấn giọng ở những từ ngữ nào. Sau đó giáo viên cho các em luyện đọc theo nhóm. Đọc theo kiểu phân vai, thii đọc diễn cảm. b/ Đối với thơ:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Ngoài sắc thái giọng đọc và cách nhấn giọng, tôi thường hướng dẫn các em biết lựa chọn nhịp điệu cho từng dòng thơ, câu thơ trong các khổ thơ. Tuỳ theo nội dung của từng bài để hướng dẫn các em đọc diễn cảm. Ví dụ: Khi dạy bài “ Hạt gạo làng ta” ( Tiếng Việt5- tập 1) Tôi chọn 2 khổ thơ đầu để yêu cầu các em luyện đọc diễn cảm. Sau khi các em đã nêu được giọng đọc và các từ ngữ cần nhấn giọng thì tôi hướng dẫn các em đọc vắt dòng cuối các dòng 2,4,6( ở khổ thơ 1) và cuối các dòng 4,6. c/ Đối với truyện- kịch: Với thể loại này khi hướng dẫn đọc diễn cảm thì trước hết giáo viên giúp các em phân biệt rõ giữa lời kể và lới các nhân vật, giữa lời nhân vật với nhau, phân biệt nhân vật chính, phụ, để các em thể hiện tốt lời nói, ngữ điệu theo từng tuyến nhân vật tăng giá trị biểu cảm của tác phẩm. - Khi tổ chức đọc diễn cảm loại bài này giáo viên nên kết hợp các đối tượng học sinh cùng tham gia. Nhằm giúp các em nhập vai những nhân vật có tính cách mạnh mẽ tạo cho tiết học sôi nổi và đem lại hiệu quả cao. IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua thực tế giảng dạy nhiều năm bản thân rút ra một số kinh nghiệm sau. Khi dạy rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5. 1/ Đối với giáo viên : - Phải nắm được chuẩn kiến thức kĩ năng yêu cầu đối với học sinh từng khối lớp. - Đầu năm khảo sát chất lượng đọc của từng học sinh để phân loại và có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo cho các em trong giờ tập đọc. - Phân loại các bài tập đọc theo từng thể loại để hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. - Đọc mẫu được tất cả các bài tập đọc trong chương trình học, nghiên cứu kĩ nội dung của từng bài đọc để tìm ra cách đọc hay nhất. - Khi học sinh đọc giáo viên luôn quan tâm đến ngữ điệu, nhịp điệu,trường độ, cao độ và âm sắc giọng đọc trong từng câu, từng đoạn cụ thể nhằm giúp các em thể hiện tốt cảm xúc trong từng bài đọc. - Phối kết hợp với cha mẹ học sinh thường xuyên bồi dưỡng kĩ năng sống cho các em thông qua trải nghiệm thực tế nhằm giúp các em hiểu thêm về vốn từ ngữ trong Tiếng Việt, từ đó các em hiểu sâu sắc hơn về thế giới xung quanh bên ngoài để các em luôn có những cảm xúc nhạy bén và thể hiện các bài đọc một cách tốt nhất. 2/ Đối với học sinh : - Phải thường xuyên rèn kĩ năng đọc để đọc đúng, đọc to và đọc lưu loát các bài đọc - Phải nắm vững từng nội dung của bài đọc để cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong bài đọc biết chủ động tìm giọng đọc cho phù hợp. - Phải xem đọc diễn cảm là nhu cầu không thể thiếu trong giờ Tập đọc. Vì thế các em phải có thói quen tự rèn đọc diễn cảm không chỉ có ở trên lớp mà còn tự học ở nhà..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Thường xuyên có ý thức đọc thêm sách, báo, truyện,…để tăng thêm sự hiểu biết cho bản thân, từ đó bộc llộ được cảm xúc của mình khi đọc bài. V/ KẾT LUẬN: Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân trong việc Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 mà tôi đã rút ra từ thực tế giảng dạy song không sao tránh những thiếu sót. Rất mong đòng nghiệm đóng góp ý kiến để chuyên đề ngày càng hoàn thiện hơn. Đại Hiệp, ngày 6 tháng 4 năm 2013 Người viết. Mai Thị Thu Thuỷ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×