Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.63 KB, 12 trang )
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC DIỄN CẢM
CHO HỌC SINH LỚP 4
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do:
Dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản
đầu tiên đối với những người đi học. Đầu tiên các em phải học đọc, sau đó phái đọc
để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học
tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học
tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập suốt cuộc
đời. Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh.
Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như
tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng cho các
em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng
như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy, đọc có một ý nghĩa to lớn, nó bao gồm nhiệm
vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Mục tiêu của phân môn Tập đọc là rèn cho học sinh có kỹ năng đọc đúng, đọc lưu
loát, đọc hiểu và đọc hay (đọc diễn cảm). Bốn kỹ năng cơ bản đó vô cùng quan trọng
chúng gắn bó, hỗ trợ đắc lực cho nhau. Đọc đúng, đọc lưu loát giúp hiểu nội dung bài
đọc, từ đó giúp cho việc đọc diễn cảm tốt. Ngược lại việc đọc diễn cảm tốt tốt giúp
cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc.
Những điều ở trên đã khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và phát triển
một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Thực tế hiện nay,
rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh chưa được giáo viên quan tâm đúng mức. Ở
tiết Tập đọc giáo viên chủ yếu quan tâm rèn cho học sinh đọc đúng và đọc lưu loát.
Hà Đức Chỉnh – TrườngTiểu học Phúc Thuận II
1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM