Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Chat kich tinh va tru tinh trong truyen ngan Chiecluoc Nga cua Nguyen Quang Sangg

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.18 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đề bài: Phân tích kịch tính và trữ tình trong truyện ngắn " Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng MB: Nguyễn Quang Sáng là nhà văn miền đất, con người Nam Bộ trong chiến tranh. Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" sáng tác năm 1966 là một bài ca về tình cảm gia đình trong chiến tranh. Bài ca ấy đã được khắc họa bằng một cốt tuyện giàu kịch tính và trữ tình. TB: *Ý 1: Giải thích khái niệm kịch tính và trữ tình: - Kịch tính là khái niệm chỉ những xung đột căng thẳng tạo sự thắt nút rồi cởi nút câu chuyện. Kịch tính góp phần làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn. - Trữ tình là khái niệm chỉ một truyện ngắn giàu cảm xúc. - Kịch tính kết hợp vs trữ tình, đó là sự kết hợp giữa mâu thuẫn xung đột gây căng thẳng, hồi hộp và những trang viết giàu cảm xúc về tình người. *Ý 2:Biểu hiện của kịch tính và trữ tình trong truyện ngắn 2.1: Kịch tính: - Trong chuyện ngắn Chiếc lược ngà, nhà văn đã đưa bạn đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Tình huống ông Sáu trở về thăm nhà là một sự việc bất ngờ, không được báo trước và bé Thu cũng không được chuẩn bị tâm lí cho sự trở về đột ngột của người cha. Bởi vậy cô bé đã có một phản ứng tâm lý đầy bất ngờ, khóc thút thít lên cầu cứu má và chạy ra xa. Xa lánh ông Sáu trong suốt ba ngày ông Sáu ở nhà. Ông Sáu càng tìm cách xích lại gần con thì bé Thu lại càng đẩy ra xa hơn. Đây là phản ứng tâm lý khó hiểu với tất cả mọi người. - Trạng thái tâm lý của ông Sau cũng góp phần tạo kịch tính cho câu chuyện. Người cha vô cùng hồi hộp khi nhìn thấy con, được ôm con, được con gọi ba và chờ đợi sự đáp lại tình cảm thì như bị dội một gáo nước lạnh. Khi đứa con từ chối ba quyết liệt đến bướng bỉnh. Đỉnh điểm căng thẳng giữa cha và con là khi ông Sáu không kìm nén được đã đánh con. Hành động ấy là kết quả của biết bao dồn nén và hành động bé Thu bỏ sang nhà bà cũng là hệ quả của những sự dồn nén. Cô bé không thể nào ở lại nhà vì nghĩ có một người là cha mà lại đánh cô bé. Câu chuyện được thắt nút ở đó và nguyên cớ dẫn đến sự xa cách cha con chính là vết sẹo. - Kịch tính của tác phẩm còn được tạo nên bởi sự tạo nút đầy bất ngờ khi phút giây chia tay đầy xúc động diễn ra lại là giây phút bé Thu thét lên gọi ba. Tiếng gọi ấy thể hiện tình cảm vỡ òa trong lòng bé, tình cảm dồn nén bao lâu nay bật thành tiếng thét gọi. Có thể nói tiếng gọi của cô bé gây ra bất ngờ cho tất cả mọi người và một lần nữa chất kịch tính của tác phẩm được khẳng định, nhà văn khéo léo đưa vào chi tiết vết sẹo qua lời kể của bé Thu. Nếu vết sẹo là nguyên nhân gây hiểu lầm thì vết sẹo cũng là nguyên nhân gỡ bỏ hiểu lầm. - Kịch tính của truyện ngắn được tạo nên từ sự éo le khi cha con nhận nhuau cũng là lúc cha con phải chia tay nhau. Sự éo le này là do chiến tranh gây ra. - Trong truyện ngắn nhà văn đưa người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Ông Sáu đã chọn cách tặng cho con một cây lược bằng hình thức không ngờ tới: Tự tay làm cây lược cho con. Lúc lâm trung, sức ông rất yếu nhưng không ngờ ông vẫn đủ sức rút ra cây lược từ trong túi áo đưa cho anh Ba. Hình ảnh ấy thay cho lời chăn chối. Như vậy, phút giây cuối cùng trong cuộc đời ông vẫn nghĩ đến con và chỉ có tình cha con là không thể chết. - Một lần nữa chất kịch tính của tác phẩm được tạo nên bởi cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ. Bác Ba đã gặp Thu trong một tình thế đặc biệt khi Thu trở thành một cô giao liên dẫn đường trong chuyến đi của bác Ba. Điều bác Ba không ngờ tới là Thu đã biết ông Sáu hi sinh. Điều Thu không ngờ tới là nhận được cây lược từ tay bác Ba. Những yếu tố bất ngờ này đã tạo nên kịch tính cho tác phẩm. 2.2: Trữ tình: a, Chất trữ tình được biểu hiện ở phương diện nội dung mặc dù tác phẩm viết về chiến tranh nhưng qua tác phẩm ta thấy bài ca về tình người, về tình cảm gia định trong chiến trah. Chính thế giới tình cảm ấy đã góp phần làm nên chất trữ tình. - Tình cảm bà cháu: bà ngoại là người iêu thương, tin cậy của bé Thu để cô bé dãi bày những khúc mắc trong lòng mình và bà trở thành ngừoi gỡ rối..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Tình cảm cha con. Truyện ngắn là một câu chuyện cảm động vê ftình cha con. Tám năm xa cách là tám năm ông Sáu nhớ thương con và đó cũng là tám năm ông Sáu nhìn con gái qua tấm ảnh. Ngày trở về cái tình người cha cứ nôn nao cả lên. Người cha chạy về phía con, dang rộng vòng tay để ôm ấp. Và đã tái nhượt khi nhìn thấy con chạy trốn khỏi vòng tay của cha. Ông kiên trì tìm cách xích lại gần con. Âu iếm gắp cho con miếng trứng cá và bực bội đến mức dơ tay phát vào mông con vì con gái quá bướng bỉnh. Trong lúc chia tay, ông đưa mắt tìm kiếm con để nói những lời iêu thương, rồi sung sướng bế con trên tay, lau vội dòng nước mắt. Người cha kiên trì và nhẫn nại để làm cho con chiếc lược ngà và trong lúc lâm trugn, chỉ có tình cha con là không thể chết. Bên cạnh tình cảm của người cha dành cho con, chất trữ tình còn được thể hiện ở tình cảm người con dành cho cha. Bé Thu chỉ dành tình cảm duy nhất cho cha đẻ cảu mình, chính vì vậy mà bé Thu đã nhất quyết từ chối ông Sáu vì nghĩ ông Sáu không phải cha đẻ của mình, Khi nhận ra, cô bé đã thét lên gọi ba, chạy lại ôm chặt lấy ba, tình cảm ấy khiến toàn thân cô bé xúc động. - Chất trữ tình của tác phẩm còn được thể hiện ở tình cảm gia đình trong chiến tranh. Đó là tình cảm vợ chồng son sắt thủy chung được thê rhiện ở sự chờ đợi của bà Sáu. Chấp nhận sống cuộc sống vk ck xa cách để ck yên tâm chiến đấu. Bà còn vượt những chặng đường nguy hiểm để thăm ck. - Chất trữ tình còn được tạo nên từ tình cảm đồng đội giữa bác Ba và ông Sáu. Hai người làm người đồng đội, người bạn hiểu lòng nhau. Sự thấu hiểu chia sẻ của bác Ba dối với ông sáu đã góp phần tạo nên chất trữ tình trong tác phẩm bởi sự cảm động của tình người. b, Chất trữ tình của tác phẩm được thể hiện ở phương diện nghệ thuật. - Chọn vai trần thuật là nhân vật bác Ba. Bác Ba vừa là người trần thuật, người chứng kiến câu chuyện, vừa là người bàn luận về những gì mình chứng kiến. Những lời bộc lộ cảm xúc của nhân vật bác Ba về tình cha con của ông Sáu đã góp phần tạo nên chất trữ tình cho truyện ngắn. *Ý 3: Sự kết hợp giữa chất kịch tính và chất trữ tình. - Góp phần làm nên sức hấp dẫn cho truyện ngắn bởi chất kịch làm nên sự hồi hộp căng thẳng còn chất trữ tình làm cho tình cảm cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Truyện ngắn vừa lôi cuốn, vừa hấp dẫn, vừa để lại những dư vị, những cảm xúc nhẹ nhàng góp phần nâng cao tâm hồn độc giả. Truyện ngắn nhắc nhở con người tình cảm hia đình là tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Tình cảm đồng chí đồng đội có sức mạnh vượt qua cái chết..

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

×