Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Chỉ số véc tơ sốt xuất huyết và kiến thức, thái độ, thực hành phòng ngừa SXHD của nhân viên y tế tại các trạm y tế (NVYT q1), cộng tác viên y tế (CTV) và người dân tại quận 1 hồ chí minh năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.87 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------

TRƯƠNG TRUNG ĐẠI

CHỈ SỐ VÉC TƠ SỐT XUẤT HUYẾT
VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA SXHD
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI
CÁC TRẠM Y TẾ (NVYT Q1),
CỘNG TÁC VIÊN Y TẾ (CTV) VÀ
NGƯỜI DÂN TẠI QUẬN 1
HỒ CHÍ MINH NĂM 2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHỊNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2021


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...........................................................................................4
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT..........................................................................................4
MỤC TIÊU CỤ THỂ...................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN...........................................................................6
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT..................................................6
1.1.1. Khái niệm về bệnh sốt xuất huyết............................................................................................6
1.1.2. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue...............................................................................6


1.1.3. Đường lây truyền của DENV...................................................................................................8
1.1.4. Thời gian phát triển và lây truyền của DENV.........................................................................9
1.1.5. Véc tơ truyền bệnh SXHD......................................................................................................10
1.1.6. Giám sát véc tơ gây bệnh SXH...............................................................................................16

1.2. DỊCH TỄ SXHD TRÊN THẾ GIỚI, TẠI VIỆT NAM, VÀ QUẬN 1..............18
1.3. MẠNG LƯỚI Y TẾ THÔN BẢN TẠI VIỆT NAM VÀ QUẬN 1....................19
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
PHÒNG NGỪA SXHD Ở VIỆT NAM.....................................................................21
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................24
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU................................................................................24
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU....................................................24
2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................................24
2.3.1. Dân số mục tiêu.......................................................................................................................24
2.3.2. Dân số chọn mẫu.....................................................................................................................25
2.3.3. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu................................................................................................25
2.3.4. Kỹ thuật chọn mẫu..................................................................................................................26
2.3.5. Tiêu chí đưa vào và loại ra......................................................................................................27
2.3.6. Kiểm sốt sai lệch lựa chọn....................................................................................................27

2.4. THU THẬP DỮ KIỆN........................................................................................28
2.4.1. Phương pháp thu thập dữ kiện................................................................................................28
2.4.2. Cơng cụ thu thập dữ liệu.........................................................................................................28
2.4.3. Kiểm sốt sai lệch thông tin...................................................................................................29

2.5. LIỆT KÊ VÀ ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN SỐ....................................................29
2.5.1. LIỆT KÊ BIẾN SỐ.....................................................................................................................29
2.5.1.1 Đối với Cộng tác viên y tế....................................................................................................29



2.5.1.2. Đối với Nhân viên Y tế tại các Trạm Y tế phường..............................................................31
2.5.1.3. Đối với Người dân, bao gồm các biến:...............................................................................32
2.5.1.4. Các biến số về chỉ số véc tơ.................................................................................................33
2.5.2. ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ............................................................................................................33
2.5.2.1. Định nghĩa các biến số nền và biến số về hoạt động của CTV..........................................33
2.5.2.2. Định nghĩa biến số về kiến thức phòng ngừa SXH.............................................................36
2.5.2.3. Định nghĩa biến số về thái độ phòng ngừa SXHD..............................................................42
2.5.2.4. Định nghĩa biến số về thực hành phòng ngừa SXHD.........................................................42
2.5.2.5. Định nghĩa biến Chỉ số véc tơ SXHD.................................................................................43

2.6. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ KIỆN..................................................................45
2.6.1. Xử lý dữ kiện..........................................................................................................................45
2.6.2. Thống kê mô tả.......................................................................................................................45
2.6.3. Thống kê phân tích..................................................................................................................45

2.7. Y ĐỨC.................................................................................................................. 45
CHƯƠNG 3: DỰ KIÊN KẾT QUẢ..........................................................................46
3.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA DÂN SỐ NGHIÊN CỨU......................................46
3.1.1. Đặc điểm cơ bản và hoạt động của cộng tác viên...........................................46
3.1.2. Đặc điểm của NVYT........................................................................................48
3.1.3. Đặc điểm của NVYT........................................................................................49
3.2. KIẾN THỨC VỀ PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT..................................50
3.3. THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT.......................................53
3.4. THỰC HÀNH VỀ PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT................................54
3.5. CHỈ SỐ LĂNG QUĂNG....................................................................................55
3.6. MÔ TẢ CÁC ĐẶC ĐIỂM GIỮA PHƯỜNG TRỌNG ĐIỂM VÀ KHÔNG
TRỌNG ĐIỂM...........................................................................................................56
3.7. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC CHUNG ĐÚNG VỚI ĐẶC TÍNH
CỦA CTV...................................................................................................................58
3.8. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC CHUNG ĐÚNG VỚI ĐẶC TÍNH

CỦA NGƯỜI DÂN.....................................................................................................58
CHƯƠNG 4: TRIỂN VỌNG CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN.......................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................62


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADE

Antibody-dependent

Đáp ứng miễn dịch tăng cường

BI
CDC

enhancement
phụ thuộc kháng thể
Breateau Index
Chỉ số Breteau
Centers for Disease Control Trung tâm kiểm soát bệnh tật

CI

and Prevention
Container Index

Hoa Kỳ
Chỉ số dụng cụ chứa nước có

CTV

CSNBG

lăng quăng
Cộng tác viên y tế
Chỉ số nhà có lăng quăng/bọ

CSDCBG

gậy
Chỉ số dụng cụ chứa nước có

DCCN
DENV
DI
HI
KAP

lăng quăng/bọ gậy
Dụng cụ chứa nước
Vi rút Dengue
Chỉ số mật độ muỗi
Chỉ số nhà có lăng quăng
Kiến thức, thái độ, thực hành

Dengue virus
Density Index
House Index
Knowledge-AttitudePractice

NVYT

NVYT Q1

Nhân viên y tế
Nhân viên y tế tại các trạm y tế

SXHD
WHO

Quận 1
Sốt xuất huyết Denuge
Tổ chức Y tế thế giới

World Health Organization


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính chủ yếu
thơng qua véc tơ chính là muỗi thuộc họ Aedes mang vi rút gây bệnh Dengue (DENV)
[2]. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính một nữa dân số thế giới với 128 quốc gia,
hơn 3.9 tỉ người nằm trong vùng nguy cơ cao nhiễm DENV. Mỗi năm ước tính có
khoảng 390 triệu người nhiễm DENV, chịu ảnh hướng lớn nhất vẫn là các vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới, trong đó các ca bệnh phân bổ tập trung ở vùng đô thị và vùng ven
đô thị. DENV vẫn là nguyên nhân lớn gây ra các tình trạng bệnh nặng và tử vong ở
nhiều quốc gia Châu Á và Mỹ Latin [46]. Tại Việt Nam, SXHD là gánh nặng bệnh tật
lớn, luôn nằm trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ mắc cao nhất. Các ca bệnh không
ngừng tăng trong giai đoạn 2005 đến 2019, mặc dù trong sáu tháng đầu năm 2020
bệnh có xu hướng giảm [3, 25, 45] thì việc tích cực phịng ngừa bệnh vẫn khơng thể
chủ quan. Một người có thể mắc bệnh do DENV bốn lần trong đời, và bệnh có khả

năng trầm trọng hơn ở những lần nhiễm tiếp theo [33, 37, 44].
SXHD vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vắc xin đầu tiên và duy nhất hiện
nay được cấp phép sử dụng để phòng ngừa bệnh do DENV tại các quốc gia có dịch lưu
hành là Dengvaxia vẫn chưa thể tiếp cận rộng rãi trong cộng đồng. Vắc xin bị giới hạn
độ tuổi sử dụng tùy vào mỗi quốc gia, và được khuyến cáo chỉ dùng ở những ai có
bằng chứng đã từng mắc SXHD trước đó, nếu khơng sẽ làm tăng tỉ lệ nhập viện nếu
nhiễm DENV sau tiêm ngừa [43, 44]. Do đó, biện pháp hiệu quả nhất để làm giảm tác
hại của SXHD là tập trung vào cơng tác phịng bệnh. Bên cạnh phát hiện sớm các ca
mắc hoặc nghi ngờ mắc SXHD, sau đó khoanh vùng xử lý ổ dịch nhằm ngăn chặn lây
lan, việc kiểm soát muỗi và lăng quăng được xem là giải pháp hiệu quả nhất để phòng
ngừa SXHD [42]. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam, việc giám sát sốt xuất huyết
bao gồm ba vấn đề chính là: giám sát bệnh nhân, giám sát véc tơ truyền bệnh, và giám
sát vi rút học. Đối với việc giám sát véc tơ, phải giám sát toàn diện cả ba vấn đề, là
giám sát muỗi trưởng thành, giám sát bọ gậy (lăng quăng), và giám sát sự nhạy cảm
của muỗi với hóa chất diệt cơn trùng. Các chỉ số giám sát véc tơ thường được sử dụng
là chỉ số mật độ muỗi (DI) và chỉ số dụng cụ chứa nước có lăng quăng trên 100 hộ
điều tra (Chỉ số Breteau- BI), và số dụng cụ chứa nước có lăng quăng (Chỉ số CI), Chỉ
số nhà có lăng quăng (HI) [49, 50].


2

Có nhiều vấn đề về mặt kinh tế xã hội đã và và đang thay đổi tác động lên sự
phát triển của mầm bệnh cũng như cách người dân nhận thức vấn đề về sốt xuất huyết.
Các chương trình phịng chống sốt xuất huyết ngày nay nhấn mạnh vào sự phối hợp
tồn diện giữa y tế, chính quyền địa phương và người dân, chứ không đặt trách nhiệm
này lên vai của riêng hệ thống y tế. Nghị định 176/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi
phạm hành chánh trong lĩnh vực y tế ban hành năm 2013, có quy định về việc xử phạt
hành chánh đối với các hành vi không tuân thủ biện pháp cộng đồng trong phịng
chống dịch, bệnh nói chung, nhằm thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong vấn đề phối

hợp y tế, chính quyền và nhân dân trong phòng ngừa dịch bệnh. Sau này nghị định đã
được hoàn thiện và thay thế bằng Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Tại mỗi địa phương,
mơ hình phối hợp giữa y tế xã phường và đội ngũ cộng tác viên y tế được thành lập
nhằm đẩy mạnh sự phối hợp toàn diện trong cơng tác chống dịch SXHD. Trong đó hệ
thống các cộng tác viên y tế hoạt động rất tích cực đóng vai trò gắn kết giữa ủy ban và
y tế, giữa những người làm công tác y tế, quản lý và người dân. Họ được tập huấn để
có kiến thức và kỹ năng trong việc truyền thông nhằm nâng cao ý thức và hành vi cộng
đồng, đồng thời, tham gia nhắc nhở, giám sát và kiểm tra tình hình thực hiện việc
phịng ngừa dịch bệnh của người dân.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có mật độ dân số cao nhất nước, có điều
kiện tự nhiên, mơi trường, dân số thuận lợi để phát triển dịch bệnh SXHD. Do đó, từ
lâu Thành phố đã hình thành hệ thống quản lý và phòng ngừa SXHD rộng lớn với sự
phối hợp chặt chẽ giữa Y tế và Ủy ban nhân dân các cấp. Quận 1 là một quận trung
tâm Hồ Chí Minh, tình hình dịch bệnh SXHD vẫn là vấn đề sức khỏe ưu tiên hàng đầu
trong cộng đồng từ 2014 đến nay [5]. Nhằm có cái nhìn tồn cục về hiện trạng các yếu
tố liên quan đến việc phòng, ngừa sốt xuất huyết, rất cần các nghiên cứu mơ tả tình
hình các vấn đề tồn tại liên quan công tác giám sát SXHD trên địa bàn, đặc biệt các
vấn đề liên quan đến giám sát véc tơ lây bệnh, bao gồm giám sát muỗi và lăng quăng.
Bên cạnh đó việc đánh giá liên tục về kiến thức, thái độ, hành vi của cả nhân viên y tế
đang công tác tại các trạm y tế, đội ngũ cộng tác viên y tế trong vấn đề phòng chống
dịch bệnh và người dân đối với vấn đề phòng ngừa sốt xuất huyết cũng rất cần thiết.
Do đó, nhằm tìm ra giải pháp đẩy mạnh hiệu quả của cơng tác phịng bệnh sốt xuất
huyết, đồng thời đẩy mạnh năng lực của đội ngũ cộng tác viên y tế (CTV) trong việc


3

truyền thơng, kiểm sốt véc tơ, phịng ngừa SXHD, cũng như có cái nhìn tồn cục về
tình hình véc tơ lây bệnh, nhóm nghiên cứu đặt ra câu hỏi được đặt ra là “Kiến thức,
thái độ, thực hành phòng ngừa SXHD của nhân viên y tế tại trạm y tế, CTV y tế xã

phường, người dân tại Quận 1 Hồ Chí Minh hiện tại như thế nào và chỉ số véc tơ sốt
xuất huyết trên địa bàn quận 1 năm 2021 hiện tại là bao nhiêu?” Để giải quyết câu hỏi
đặt ra và có cơ sở cho việc thực hiện các can thiệp đúng lúc, hợp lý, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu “Chỉ số véc tơ sốt xuất huyết và kiến thức, thái độ, thực hành phòng
ngừa SXHD của nhân viên y tế tại các trạm y tế (NVYT Q1), cộng tác viên y tế (CTV)
và người dân tại Quận 1 Hồ Chí Minh năm 2021”.


4

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Kiến thức, thái độ, thực hành phòng ngừa SXHD của nhân viên y tế tại trạm y tế,
CTV y tế xã phường, người dân tại Quận 1 Hồ Chí Minh hiện tại như thế nào và chỉ số
véc tơ sốt xuất huyết trên địa bàn quận 1 năm 2021 hiện tại là bao nhiêu?
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định chỉ số véc tơ sốt xuất huyết và kiến thức, thái độ, thực hành phòng ngừa
SXHD của nhân viên y tế tại các trạm y tế, cộng tác viên y tế và người dân tại Quận 1
Hồ Chí Minh năm 2021.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Mô tả thực trạng mạng lưới cộng tác viên y tế của chương trình phịng chống
Sốt xuất huyết Dengue thuộc Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.
2. Xác định tỷ lệ nhân viên y tế và cộng tác viên y tế có kiến thức, thái độ, thực
hành đúng về phòng ngừa sốt xuất huyết tại các trạm y tế trên địa bàn thuộc
Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh năm 2021
3. Xác định tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng ngừa
sốt xuất huyết của người dân trên địa bàn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
năm 2021.
4. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành phòng chống Sốt xuất huyết
của người dân.



5

DÀN Ý NGHIÊN CỨU

CHỈ SỐ VÉC TƠ SXHD

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ XÃ HỘI
Nhóm tuổi
Học vấn
Nghề nghiệp
Thu nhập
Nguồn thơng tin về SXHD

Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống
SXHD của nhân viên y tế xã phường

Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống
SXHD của cộng tác viên y tế xã phường

Kiến thức, thái độ, thực hành phịng chống
SXHD của người dân

PHỊNG CHỐNG SXHD


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

1.1.1. Khái niệm về bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) theo như định nghĩa của Bộ Y tế Việt Nam,
là “bệnh nhiễm vi rút Dengue (DENV) cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành
dịch lớn” [2] .
Phần lớn các nhiễm trùng DENV không có triệu chứng lâm sàng (75%). Bệnh
cảnh lâm sàng đa dạng từ thể nhẹ có thể tự khỏi, như các thể sốt không rõ nguyên
nhân, sốt dengue (DF), đến các thể nặng dẫn đến xuất huyết (sốt xuất huyết deungue),
hội chứng sốc SXHD, xuất huyết bất thường và hội chứng SXHD kéo dài (Expanded
dengue syndro- EDS) [29]. Theo như thống kê của Timothy J. Schaefer và cộng sự, có
khoảng 0.05% - 5% các trường hợp nhiễm trùng sẽ tiến triển thể bệnh nặng, và nếu
không được điều trị hợp lý, tỉ lệ tử vong có thể trên 20% [41].
Trong bệnh cảnh của sốt Dengue (DF) thường gặp ở trẻ lớn, vị thành niên và
người trưởng thành, bệnh sẽ khởi phát đột ngột với sốt cao, có thể đi kèm với một hoặc
vài triệu chứng không đặc hiệu như khác như đau đầu, buồn nôn, đau bụng, hoặc nổi
ban. Các triệu chứng như đau sau hốc mắc, đau cơ, đau khớp hay gặp ở các trường hợp
DF.
1.1.2. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue
Vi rút Dengue thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae, gồm có bốn típ huyết
thanh gây bệnh ở người, có vịng lây truyền từ người sang người thơng qua muỗi sống
trong nhà, khu vực dân cư Aedes sp., đó là DENV-1, DENV-2, DENV-3, DENV-4 [2,
33, 41]. Ngồi ra cịn một típ huyết thanh DEN-5 được phát hiện và cơng bố năm 2014
tại Malaysia. Các nhà khoa học tin rằng chủng DEN-5 có vịng lây truyền ở động vật
thơng qua muỗi, chủ yếu là linh trưởng ở các khu rừng thuộc khu vực Đơng Nam Á.
Việc vì sao chúng vượt chu kỳ lây truyền thông thường sang người vẫn chưa được biết
rõ, có thể là do tác động của việc tàn phá rừng làm thu hẹp môi trường sống của
chúng. Việc xuất hiện DENV-5 có ý nghĩa trong ứng dụng tìm hiểu cơ chế bệnh sinh
và sản chế vắc xin phòng bệnh, cũng đặc ra vấn đề cho việc dự phòng lây nhiễm bệnh.
Rất may mắn hiện tại bệnh gây ra do DENV-5 ở mức độ nhẹ [31]. Trong mỗi týp



7

huyết thanh, lại có sự đa dạng về kiểu gen, dẫn đến việc hình thành các phân nhóm
phụ hay cịn gọn là “sub-types” or “genotypes”. Hiện tại các nhà khoa học đã tìm ra
được 3 phân nhóm phụ của DENV-1, sáu của DENV-2, bốn của DENV-3, và bốn của
DENV-4. Tất cả các týp huyết thanh đều có thể gây dịch SXHD [47].
Típ huyết thanh của DENV và đáp ứng miễn dịch của mỗi cá thể đóng vai trị
chính trong việc hình thành biểu hiện lâm sàng của bệnh. Một điều rất đáng quan tâm
là một người có thể mắc sốt xuất huyết không chỉ một lần trong đời. Miễn dịch đối với
một típ huyết thanh của DENV chỉ giúp tạo miễn dịch với chính týp huyết thanh đó,
do đó với 04 típ huyết thanh chúng ta có khả năng mắc sốt xuất huyết đến 4 lần [23,
38, 39]. Tuy nhiên việc xác định týp huyết thanh DENV chỉ thuận lợi khi một người
mắc SXHD lần đầu với 1 týp huyết thanh, việc nhiễm nhiều týp sau đó sẽ gây khó
khăn cho việc định danh bởi phản ứng chéo của kháng thể chống lại protein ở lớp vỏ
(E protein) của vi khuẩn và các protein không cấu trúc như NS1 và NS3 [48].
Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, sau lần nhiễm DENV đầu tiên, các lần
nhiễm DENV sau đó với một típ huyết thanh khác, có thể sẽ gây ra một tình trạng
bệnh nặng nề hơn, đặc biệt trong trường hợp lần đầu nhiễm DEN-1 và các lần tiếp theo
mắc DEN-2 và DEN-3 [33, 37, 44, 48]. Điều đáng lưu ý là những người phụ nữ đã
từng nhiễm mắc SXHD, khi sinh con, đứa trẻ sẽ có nguy cơ mắc SXHD nặng hơn ở
lần nhiễm đầu tiên [27, 39]. Khoảng cách giữa hai lần nhiễm càng lớn, thì nguy cơ
bệnh nặng càng cao. Cũng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng các chủng vi rút ở
Châu Á có khả năng gây bệnh nặng hơn ở khu vực Châu Mỹ và Phi, mặc dù có cùng
típ huyết thanh. Tác động này thậm chí cịn nguy hiểm hơn đối với trường hợp người
mắc là trẻ em [37] [33]. Tình trạng này được quy một phần do đáp ứng miễn dịch tạo
kháng thể khác nhau lên các típ huyết thanh, trong đó có vai trị rất lớn của kháng thể,
và được gọi là tăng cường miễn dịch phụ thuộc kháng thể (ADE: Antibody-dependent
enhancement). Hiện tượng ADE còn được cho là nguyên nhân cho sự thất bại trong
đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm ngừa vắc xin phòng SXHD ở những người đã từng
nhiễm DENV trước đó [27]. Cần lưu ý là khơng phải tất cả các trường hợp mắc sốt

xuất huyết dengue nặng đều do hiện tượng ADE.
Cơ chế bệnh sinh trong việc nhiễm DENV tiến triển các thể bệnh nặng như
SXHD, sốc SXHD vẫn chưa hoàn toàn được lý giải, bên cạnh các bằng chứng về


8

chủng và týp huyết thanh của vi rút, thì độc lực của vi rút, tuổi mắc bệnh của bệnh
nhân, nền tảng gen của mỗi cá thể, chủng tộc, và điều kiện dịch tễ riêng biệt là những
yếu tố đóng vai trò quan trọng [39, 48]. Ở Châu Á, nhiễm DENV thường biểu hiện
nặng ở trẻ em dưới 15 tuổi trong khi ở châu Mỹ người lớn sẽ chịu tác động nặng nề
hơn [33].
Bởi vì đa phần việc nhiễm DENV khơng có triệu chứng, và khó xác định được
thời gian miễn dịch lần đầu, nhiễm loại huyết thanh nào của DENV trên điều kiện lâm
sàng, cùng với nguy cơ cao mắc sốt xuất huyết nặng hơn ở những lần nhiễm sau lần
đầu, đặt ra vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa lây nhiễm và tiếp tục lây
nhiễm DENV.
1.1.3. Đường lây truyền của DENV
DENV được truyền trong tự nhiên qua ba vịng chu trình. Chu trình thứ nhất, vi
rút tiến hoá từ bên trong cơ thể muỗi, muỗi đốt các loài động vật (chủ yếu là khỉ) và
lây bệnh cho khỉ; trong trường hợp này, vi rút DENV chỉ tồn tại trong máu khỉ 2-3
ngày và tự giới hạn, khỉ khơng mắc bệnh. Chu trình thứ hai, xảy ra khi có véc tơ trung
gian truyền vi rút giữa các lồi linh trưởng và người. Chu trình thứ ba, xảy ra chủ yếu
cho muỗi là véc tơ chính truyền mầm bệnh từ người-muỗi-người [47].
Bệnh Sốt xuất huyết Dengue do tác nhân gây bệnh chính là vi rút Dengue và tác
nhân lây truyền chính là do muỗi thuộc họ Aedes spp. Muỗi đốt người bệnh ở giai
đoạn mang vi rút trong máu. Vi rút sẽ hoàn thiện phát triển trong cơ thể muỗi và truyền
cho người tiếp theo khi muỗi đốt người để hút máu ở những lần sau đó.
Ngồi ra, DENV cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thai kỳ và chuyển
dạ, qua sữa mẹ. Tuy nhiên đến nay chỉ 01 trường hợp duy nhất được ghi nhận lây

truyền qua sữa mẹ [20]. Cân nhắc lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và các đặc
điểm của bệnh, việc duy trì ni con bằng sữa mẹ được ưu tiên kể cả trong vùng nguy
cơ cao mắc sốt xuất huyết. DENV cũng có thể lây qua truyền máu, ghép tạng [23, 30,
41].
Do muỗi cái Aedes spp chính là véc tơ chính lây truyền SXHD, do đó, tập tính
của muỗi rất có ảnh hưởng đến việc hình thành bệnh và dịch bệnh SXHD. Khả năng
truyền bệnh cao trong suốt mùa mưa, khi mà lượng nước, độ ẩm, nhiệt độ thích hợp


9

cho việc phát triển của muỗi. Ở những vùng khô hạn, hay vào mùa khô, việc lây truyền
phụ thuộc vào thói quen tích trữ nước của quần thể người [47]
1.1.4. Thời gian phát triển và lây truyền của DENV
DENV tiến hố từ bên trong cơ thể muỗi, thích nghi với việc ký sinh trên các
lồi linh trưởng khơng phải người, và sau cùng là ký sinh trên người. Đối với chu trình
lây truyền người-muỗi-người, tổng thời gian kể từ muỗi đốt người mang bệnh SXHD
có thể truyền bệnh sang cho người tiếp theo, là khoảng 8-12 ngày [22, 47].
Người bị nhiễm vi rút do muỗi chích, sẽ có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 14 ngày,
trong giai đoạn này được gọi là thời gian ủ bệnh nội sinh trên người (intrinsic
incubation period), vi rút tiến hành nhân lên trong cơ thể ký chủ người. Dù người
nhiễm DENV có biểu hiện lâm sàng của SXHD hay khơng có biểu hiện lâm sàng đều
có khả năng truyền vi rút sang muỗi, nếu muỗi cắn người đó, thời gian này chính là
khoảng thời gian sau khi vi rút nhân lên trong cơ thể người và lan tràn vào máu, thời
kỳ này thường kéo dài 5-7 ngày (infectivity period) . Ở những người có biểu hiện lâm
sàng của sốt dengue, SXHD thời kỳ cơ thể bắt đầu có thể truyền bệnh cho muỗi
thường trùng với lúc khởi phát sốt.
Sau khi muỗi hút máu người mang vi rút DENV, vi rút sẽ tiếp tục nhân lên
trong thành ruột của muỗi sau đó lan tràn khắp cơ thể muỗi đặt biệt là ở tuyến nước
bọt, thời kỳ này gọi là thời kỳ ủ bệnh ngoại sinh trên muỗi (extrinsic incubation

period), và thường kéo dài 8-12 ngày. Muỗi sẽ truyền vi rút cho người tiếp theo từ
nước bọt qua vết đốt. Muỗi bị nhiễm DENV sẽ mang mầm bệnh trong suốt cuộc đời
của nó, lây truyền cho những ký chủ khác và truyền bệnh cho thế hệ con cháu thông
qua lây truyền dọc khi mà vi rút có thể đi qua trứng trong q trình đẻ trứng [47].
Tồn bộ q trình có thể tóm tắt trong sơ đồ dưới đây [22]:


10

Hình 1: Thời gian lây truyền của DENV

1.1.5. Véc tơ truyền bệnh SXHD
Véc tơ truyền bệnh: Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do
muỗi đốt người bệnh có mang vi rút sau đó truyền vi rút sang người lành qua vết đốt.
Trên thế giới, hai loài muỗi đóng vai trị quan trọng nhất trong truyền bệnh
SXHD là Aedes aegypti và Aedes albopictus [36, 47]. Ở khu vực đơng nam châu á,
Aedes aegypti chính là tác nhân hàng đầu đóng vai trị trong các vụ dịch SXHD, Aedes
albopictus đứng hàng thứ 2 [21, 47]. Có nhiều đặc điểm để phân biệt sự khác nhau
giữa Aedes aegypti và Aedes albopictus, tuy nhiên về mặt ứng dụng thực tiễn, người ta
phân biệt loài Aedes spp với các loại muỗi khác bằng cách nhận diện các sọc đen trăng
xen kẻ trên chân và bụng của muỗi. Ở Việt Nam Aedes spp lây truyền DENV được gọi
chung là muỗi vằn bởi đặc điểm có vằn đen trắng của chúng.


11

Hình 2: Muỗi cái Aedes aegypti 1 và muỗi cái Aedes albopictus

Dưới đây là mô tả đặc điểm của hai véc tơ chính truyền bệnh SXHD ở vùng
Đơng Nam Châu Á được tổng hợp bởi Tổ chức Y tế thế giới [47]:

Đặc điểm
Sự phân bố

Aedes aegypti
Aedes albopictus
Phân bố rộng khắp từ vùng nhiệt Aedes albopictus có sự phân bố
đới đến vùng cận nhiệt đới nơi rộng rãi từ các nước nhiệt đới
có nhiệt độ hằng định khoảng và ơn đới. Do chúng có sự
20oC

thích ứng với khí hậu lạnh hơn

Phân bố chủ yếu ở vùng thành so với Aedes aegypti. Chúng
thị

có thể sinh sống ở những nơi

Hiện nay có xu hướng lan dần về có nhiệt độ thấp đến 0oC. Trong
vùng nông thôn do sự phát triển những thập niên gần đây, lồi
của việc đơ thị hố nơng thơn.

muỗi này đang mở rộng dần

Ở những vùng bán khô hạn như phạm vi sinh sống sang các
Ấn Độ, quần thể Aedes aegypti vùng bắc và nam Châu Mỹ, bao
có sự biến động tuỳ thuộc vào gồm cả vùng Caribbean, châu
lượng mưa và thói quen trữ nước Phi, Phía nam Châu Âu, và một
của người dân. Đối với các quốc số đảo thuộc Thái Bình Dương.
gia cịn lại trong khu vực Đơng


Aedes albopictus là loài chủ

Nam Châu Á, hầu như lượng yếu sống ở các khu rừng nhưng
mưa trung bình năm ln cao lại thích nghi dần với mơi
hơn 200cm, nên quần thể muỗi trường nông thôn, bán thành thị


12

Aedes aegypti tương đối ổn định và thành thị, bằng việc đẻ trứng
quanh năm ở cả ba vùng thành và phát triển trong các hốc cây,
thị, bán thành thị và nơng thơn. gốc tre nứa, ngách lá ở nơi có
Ở các quốc gia có truyền thống cây cối, và trong các vật dụng
trữ nước như Indonesia, Thái động nước trong môi trường ở
Lan, Myanmar… mật độ muỗi thành thị.
cao hơn ở vùng bán thành thị.

Aedes albopictus là lồi hút

Đơ thị hố có xu hướng làm mở máu ở nhiều loại động vật hơn
rộng vùng lãnh thổ cư trú của so với
Aedes aegypti. Ở một số thành Aedes aegypti, phạm vi bay của
phố có nhiều mảng xanh, có sự nó cũng dài hơn, khoảng 500m
tồn tại đồng thời cả Aedes so với Aedes aegypti khoảng
aegypti và Aedes albopictus, tuy 200m.
nhiên Aedes aegypti sẽ tập trung Các thí nghiệm cho thấy, cả hai
cao ở các khu nhà ổ chuột, các loài Aedes aegypti và Aedes
cửa hàng, và những toà nhà albopictus đều có khả năng lây
nhiều tầng, cịn Aedes albopictus truyền DENV cho thế hệ con
lại tập trung chủ yếu ở các khơng cái thơng qua lây truyền dọc

gian mở có nhiều mảng thực vật.

trực tiếp từ muỗi cái sang
trứng.

Ở khu vực Đông Nam Châu Á, Aedes albopictus lại hay được
Aedes aegypti có thể phân bố tìm thấy ở bìa các khu rừng,
đến độ cao 1500m so với mực việc ở sâu trong rừng có tìm
nước biển, với mật độ cao ở khu được loại muỗi này hay khơng
vực có độ cao dưới 500m. Càng vẫn là một câu hỏi. ở Thái Lan,
lên cao mật độ càng thấp, tuy người ta ghi nhận sự tồn tại của
nhiên người ta cũng ghi nhận loài muỗi này ở cả độ cao từ
được sự phân bố của Aedes 430 đến 1800m so với mực
aegypti ở độ cao 2200m so với nước biển.
mực nước biển ở khu vực
Columbia.


13

Vịng đời

Cả hai lồi đều có vịng đời với đủ 4 giai đoạn phát triển từ trứng,
ấu trùng, nhộng, và muỗi trưởng thành.

Hình 3: Vịng đời của muỗi vằn (Nguồn: Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế)

Muỗi cái Aedes aegypti đẻ trung bình 50 – 120 trứng, Aedes
albopictus có thể đẻ trung bình 100 trứng cho mỗi lần đẻ. Chúng
có thể đẻ trứng trung bình 3 lần trong đời.

Trứng được đặt bám vào bề mặt ẩm ướt ngay phía trên mặt nước.
Muỗi cái sẽ lưu lại trứng ở một vài nơi trong suốt quá trình đẻ
trứng của mình. Quá trình phát triển của phơi sẽ hồn thành trong
vịng khoảng 48 giờ ở điều kiện ấm và ẩm ướt của môi trường. Sau
khi phơi phát triển hồn thiện, trứng sẽ nở. Tuy nhiên, các trứng nở
không cùng một thời điểm, tuỳ vào điều kiện môi trường. Trong
điều kiện bất lợi, trứng muỗi có thể chịu đựng tình trạng thiếu ẩm
đến hơn 1 năm cho đến khi được ngập nước trở lại. Điều này có ý
nghĩa trong vấn đề sinh tồn của chúng.
Sau khi trứng nở, muỗi sẽ trải qua giai đoạn ấu trùng và sau đó là


14

nhộng tồn tại trong môi trường nước. Trong điều kiện thuận lợi, cả
hai loài Aedes aegypti và Aedes albopictus sẽ mất khoảng 5 đến 10
ngày để phát triển từ giai đoạn ấu trùng thành nhộng, sau đó giai
đoạn nhộng kéo dài trung bình 2 ngày để phát triển thành muỗi
trưởng thành. Tuy nhiên khi điều kiện bất lợi, giai đoạn này có thể
kéo dài đến vài tuần. Do đó, điều kiện lý tưởng tồn bộ q trình
sẽ mất trung bình 9 đến 14 ngày để trứng muỗi phát triển thành
muỗi trưởng thành. Tất cả phụ thuộc vào nhiệt độ, mực nước, và
mật độ của ấu trùng trong một diện tích vật chứa nước.
Như đã đề cập, Aedes aegypti có xu hướng thích nghi với mơi
trường sinh sản và phát triển trong bất cứ vật chứa nước nào, nhân
tạo hay do nước mưa tự nhiên trong môi trường trong và xung
quanh nhà ở như bình hoa, ly nước cúng, thùng, xơ, chậu, bể đựng
nước, chén nước kê bình hoa, bẩy kiến dưới chân các tủ chén, bồn
tắm…trong nhà, và các ly nhựa, lon thiếc, ly chén đọng nước, vỏ
xe, rác thải đọng nước quanh nhà. Tuy nhiên chúng vẫn có thể phát

triển ở cả môi trường vốn là thế mạnh của Aedes albopictus như
trong hốc cây, kẻ lá, gốc cây, vỏ dừa đọng nước, trong các bể chứa
nước trên cao và dưới ngầm. Tương tự, Aedes albopictus cũng có
xu hướng phát triển ở những nơi vốn là thế mạnh của Aedes
aegypti. Do đó, việc diệt trừ lăng quăng, nên chú ý cân nhắc vấn
đề toàn diện, xử lý các vật chứa nước, đọng nước cả trong và ngồi
mơi trường, nơi thích hợp cho cả hai loại muỗi này sinh sống.
Tuổi thọ trung bình của muỗi cái Aedes aegypti là 3-4 tuần [40].
Tuy nhiên trong điều kiện môi trường sống khác nhau, tuổi thọ này
có thể có sự thay đổi rất lớn, có thể kéo dài đến 40 ngày trong điều
kiện nhiệt độ 27oC [26]. Đối với muỗi cái Aedes albopictus trong
điều kiện nhiệt độ khoảng 25oC với độ ẩm 30%, chúng có thể sống
từ 4 – 8 tuần trong mơi trường phịng phí nghiệm, thậm chí có con
tồn tại đến 6 tháng.
Tập tính hút Aedes aegypti có thời gian hoạt Aedes albopictus là lồi khơng


15

máu

động chủ yếu vào ban ngày. khát máu như Aedes aegypti
Chung quy muỗi cái sẽ có hai nên khơng có tập tính hút máu
giai đoạn hoạt động hút máu: nhiều lần và thường chỉ hút
vào buổi sáng sớm và sắp chiều máu trên một cá thể để hồn
tối.Aedes aegypti khơng hút máu thiện một chu kỳ sinh sản.
vào buổi tối, tuy nhiên với điều Nhưng tập tính hút máu ở trên
kiện có ánh sáng từ đèn trong động vật khiến lồi muỗi này
phịng thì chúng sẽ đốt người. được xem như nguồn chứa tự
Aedes aegypti là loại muỗi có tập nhiên duy trì mầm bệnh, và

tính hút máu nhiều người, và có được xem như cơ chế lây mầm
thể trong nhiều lần để hoàn thiện bệnh từ động vật sang người và
1 chu kỳ sinh sản, điều này làm có thể ngược lại.
tăng khả năng lây truyền DENV

của Aedes aegypti.
Đặt tính đậu 90% Aedes aegypti đậu nghỉ ở Aedes albopictus chủ yếu đậu
nghỉ

nơi khó để tiếp cận, trong hốc nghỉ ở ngoài nhà, nơi gần cây
tối, ẩm, và vắng vẻ trong nhà cối.
hoặc tồ nhà, bao gồm phịng
ngủ, phịng tắm, nhà bếp, tủ
quần áo, bên dưới đồ nội thất,
nơi treo quần áo, chân tường…
Rất ít khi tìm thấy Aedes aegypti

Phạm vi bay

ở ngồi nhà.
Có thể lên đến 400m. Nhưng Phạm vi bay có thể lên đến
thơng thường Aedes aegypti 500m. Chủ yếu ở vùng gần cây
thường hoạt động ở khu vực cối và bìa rừng.
xung quanh con người, rất ít chủ
động bay đi xa nguồn sinh sản
và thức ăn, phạm vi bay thường
khoảng 30-50m. Tuy nhiên do
tập tính đậu nghỉ ở nơi ẩm tối và
gần người, nên chúng có thể



16

được vận chuyển bị động đi rất
xa.
Phòng chống bệnh SXHD: Đến nay, bệnh SXHD chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
và chưa có vắc xin phịng bệnh, vì vậy hoạt động diệt véc tơ đặc biệt là diệt lăng
quăng/bọ gậy với sự tham gia tích cực của từng hộ gia đình và cả cộng đồng là biện
pháp hiệu quả trong phòng chống SXHD.[2]
1.1.6. Giám sát véc tơ gây bệnh SXH
Theo nội dung của Quyết định 3711/QĐ-BYT về Ban hành hướng dẫn giám sát
và phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue [2]
Giám sát véc tơ bao gồm:
-

Giám sát muỗi Aedes spp trưởng thành

-

Giám sát lăng quăng Aedes spp, và

-

Giám sát độ nhạy cảm và thử sinh học của mỗi Aedes aegypti, Aedes
abopictus đối với các hóa chất diệt cơn trùng trước mùa dịch.

-

Xét nghiệm vi rút Dengue trên muỗi.


Có 2 chỉ số được sử dụng để giám sát muỗi trưởng thành bằng phương pháp soi
bắt muỗi đậu nghỉ trong nhà bằng ông týp hoặc máy hút cầm tay.
a) Chỉ số mật độ (CSMĐ) muỗi là số muỗi cái Aedes trung bình trong một gia đình
điều tra.
Số muỗi cái Aedes bắt được

CSMĐ (con/nhà) =

Số nhà điều tra

b) Chỉ số nhà có muỗi (CSNCM) là tỷ lệ phần trăm nhà có muỗi cái Aedes trưởng
thành
CSNCM (%) =

Số nhà có muỗi cái Aedes
Số nhà điều tra

x 100

Có 4 chỉ số được sử dụng để theo dõi lăng quăng/bọ gậy của muỗi Aedes
aegypti và Aedes albopictus:


17

a) Chỉ số nhà có lăng quăng/ bọ gậy (CSNBG) là tỷ lệ phần trăm nhà có lăng quăng/
bọ gậy Aedes:

CSNBG (%) =


Số nhà có lăng quăng/bọ gậy
Aedes

x 100

Số nhà điều tra
b) Chỉ số dụng cụ chứa nước có lăng quăng/bọ gậy (CSDCBG) là tỷ lệ phần trăm dụng
cụ chứa nước có lăng quăng/bọ gậy Aedes:

CSDCBG (%) =

Số DCCN có lăng quăng/bọ gậy
Aedes

x 100

Số DCCN điều tra
c) Chỉ số Breteau (BI) là số DCCN có lăng quăng/bọ gậy Aedes trong 100 nhà điều tra.
Tối thiểu điều tra 30 nhà, vì vậy BI được tính như sau:
Số DCCN có lăng quăng/bọ gậy Aedes
BI =

x 100
Số nhà điều tra

d) Chỉ số mật độ lăng quăng/bọ gậy (CSMĐBG) là số lượng lăng quăng/bọ gậy trung
bình cho 1 nhà điều tra. Chỉ số CSMĐBG chỉ sử dụng khi điều tra ổ bọ gậy nguồn.

CSMĐBG (con/nhà) =


Số lăng quăng/bọ gậy Aedes thu
được
Số nhà điều tra

Trong quá trình giám sát véc tơ gây bệnh SXHD, người ta dùng chỉ số Mật độ
muỗi và Chỉ số Breteau để đánh giá nguy cơ phát sinh ổ dịch và để giám sát hiệu quả
can thiệp diệt muỗi diệt lăng quăng. Theo như hướng dẫn của Bộ y tế Việt Nam, nếu
chỉ số mật độ muỗi cao ( 0,5 con/nhà) hoặc chỉ số Breteau (BI)  30 là yếu tố nguy
cơ cao phát sinh dịch bệnh. Riêng khu vực miền Bắc chỉ số mật độ muỗi cao ( 0,5
con/nhà) hoặc chỉ số BI  20 là yếu tố nguy cơ cao.[2]
Đối với đánh giá hiệu quả diệt trừ lăng quăng, theo như Tổ chức Y tế thế giới, là
nổ lực giảm mật độ lăng quăng đến mức tối đa có thể dưới ngưỡng nguy cơ. Do đó các


18

chỉ số BI, CI được sử dụng để theo dõi hiệu quả diệt trừ lăng quăng, bằng cách đánh
giá trước và sau can thiệp.
1.2. DỊCH TỄ SXHD TRÊN THẾ GIỚI, TẠI VIỆT NAM, VÀ QUẬN 1
Dịch SXHD xảy ra thường xuyên hơn, với hơn 100 quốc gia bị ảnh hưởng, chủ yếu tập
trung ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Vùng lãnh thổ, quốc gia xảy ra dịch SXHD ngày
càng mở rộng, sang cả các nước có khí hậu ơn đới [25, 28, 46]. Tổ chức Y tế thế giới
ước tính, có 2,5 tỷ người sống trong vùng dịch tễ SXHD lưu hành, và 50 triệu người
mắc mới mỗi năm [46]. Dựa theo tỉ lệ mắc mới và tỉ lệ tử vong, SXHD được xem là
căn bệnh do véc tơ lây truyền nguy hiểm đứng hàng thứ hai trên thế giới chỉ sau sốt
rét. Gánh nặng kinh tế do DENV gây ra là rất lớn, các nước như Brazil, El Salvador,
Guatemala, Panama, Venezuela, Cambodia, Malaysia và Thailand tốn khoảng tiền gần
2 tỷ USD cho bệnh gây ra bởi DENV, chưa kể chi phí để kiểm sốt véc tơ gây bệnh. Ở
các quốc gia như Bhutan, Brunei, Cambodia, East Timor, Indonesia, Myanmar,
Philippines, Singapore, Việt Nam con số này cũng sấp sỉ 950 USD một năm. Con số

này có thể cịn thấp hơn thực tế khi mà tình hình ca mắc có thể bị bỏ sót trong báo cáo
[28].
Việt Nam cũng là một nước nằm trong vùng dịch SXHD lưu hành. Bệnh lưu hành
quanh năm ở miền Nam, ở miền Bắc từ tháng 7 tới tháng 11, tuy nhiên tình hình dịch ở
Việt Nam không ổn định, với các đợt cao điểm thường tập trung vào tháng 6 và tháng
10 hàng năm [5, 19]. Tỷ lệ mắc trên 100 000 dân đã tăng từ 120 trong năm 2009
(tương đương với 105 370 ca) lên 194 trong năm 2017 (184 000 ca) và hầu hết các ca
tử vong tập trung ở miền Trung và Miền Nam [19]. Chu kỳ của dịch bệnh SD/SXHD ở
Việt Nam khoảng 3 - 5 năm sẽ có một trận dịch lớn. Thường sau một số chu kỳ dịch
nhỏ và vừa lại có một chu kỳ dịch lớn xảy ra, ví dụ ở Việt Nam các đỉnh dịch
SD/SXHD lớn và tương đối lớn rơi vào các năm 1987, 1998, 2007, trong khi các đỉnh
dịch nhỏ gặp vào các năm 1991, 2004 [5]. Tính đến thời điểm tháng 11/2020 Việt Nam
báo cáo có 84411 ca nhiễm SXHD trong năm, với 13 ca tử vong [25].
Tại Quận 1, Hồ Chí Minh sốt xuất huyết là một vấn đề sức khoẻ ưu tiên hàng
đầu trong cơng tác phịng chống bệnh tật nói chung. Tình hình sốt xuất huyết được
thống kê trong vịng 5 năm gần đây:


19

Số ca bệnh sốt xuất huyết xác định* tại Quận 1, TP.HCM
từ 2015 -2019
90
80
70
60
50
40
30
20

10
0
n


n
Đị

h

o
Ka
a
Đ

n
Bế

Ng


n
Bế

à
Th

nh

2015


ạm
Ph

N





o

Ng

2016

ễn
uy



2017

in
Tr

h

Ng


ễn
uy

Th

2018

n

ái

h


a
Gi

ng
C

ầu

Ơn

g

n


h

Cầ

u

o
Kh

2019

Hình 4: Số ca sốt xuất huyết xác định tại Quận 1, Hồ Chí Minh từ 2015 đến 2019

Theo như biểu đồ, có thể thấy hai phường Tân Định và Nguyễn Cư Trinh là
Phường trọng điểm của Quận về tình hình mắc dịch bệnh sốt xuất huyết. Tân Định
cũng thường được chọn là phường trọng điểm để giám sát véc tơ của Quận. Biểu đồ
trên chỉ thống kê số liệu về các ca sốt xuất huyết xác đinh, tức những ca bệnh được
khẳng định bằng huyết thanh học Elisa, phân lập vi rút hoặc PCR. Trên thực tế, hệ
thống giám sát còn quản lý những ca bệnh lâm sàng (ca bệnh giám sát), theo định
nghĩa của Bộ Y tế. Những ca này có biểu hiện lâm sàng phù hợp với bệnh cảnh sốt
Dengue nhưng có các xét nghiệm chắc chắn để khẳng định về mặt vi rút học.
1.3. MẠNG LƯỚI Y TẾ THÔN BẢN TẠI VIỆT NAM VÀ QUẬN 1
Mạng lưới y tế thôn bản là cánh tay dài của y tế địa phương, hay còn được hiểu
với vai trò là các cộng tác viên y tế tại tuyến cơ sở, tiếp xúc thân cận với người dân, có
vai trị là cầu nối giữa y tế và người dân.
Y tế thôn bản được thành lập căn cứ theo:
- Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
- Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai
đoạn 2010 và tầm nhìn đến năm 2020



20

- Thông tư 07/2013/TT-BYT Quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân
viên y tế thôn, bản.
Theo thông tư 07/2013/TT-BYT, nhiệm vụ của y tế thôn bản trong chăm sóc
sức khoẻ ban đầu, bao gồm [1]:
- Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng, trong đó nhấn mạnh vai trị
truyền thơng phổ biến kiến thức bảo vệ sức khoẻ và phòng chống dịch bệnh.
-

Tham gia thực hiện các hoạt động chuyên môn về y tế tại cộng đồng, trong đó
Phát hiện, tham gia giám sát và báo cáo tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh
khơng lây nhiễm, bệnh xã hội, bệnh truyền qua thực phẩm tại thôn, bản được
đưa lên hàng đầu

-

Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hố gia đình

-

Sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thơng thường

-

Tham gia thực hiện các chương trình y tế tại thơn, bản

-


Vận động, hướng dẫn nhân dân nuôi trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình để
phịng và chữa một số chứng, bệnh thơng thường.

-

Tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là
trạm y tế xã); tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn do
cơ quan y tế cấp trên tổ chức để nâng cao trình độ.

-

Quản lý và sử dụng hiệu quả Túi y tế thôn, bản

-

Thực hiện ghi chép, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo hướng dẫn của trạm y tế xã
Theo thống kê, tính đến năm 2019, cả nước có 11.400 trạm y tế xã bao gồm cả

mạng lưới y tế thôn, bản; gần 75% số thơn, bản, tổ dân phố có nhân viên y tế hoạt
động, trong đó ở nơng thơn, miền núi là 96% [4].
Tại Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, mơ hình y tế thơn bản sớm được hình thành và
phát triển. Mỗi phường đều có cơng văn về việc thành lập mạng lưới y tế thơn bản, là
những người đóng vai trị chính trong việc cộng tác với Y tế xã phường trong việc kết
nối với người dân thực hiện các chương trình y tế quốc gia. Đội ngũ y tế thơn bản và
cộng tác viên y tế có vai trị rất tích cục trong nhiệm vụ phịng, chống dịch bệnh, đặc


21

biệt là phịng chống sốt xuất huyết, vì đây là một trong 10 gánh nặng bệnh tật của Việt

Nam. Các chiến dịch truyền thơng phịng chống sốt xuất huyết, hỗ trợ y tế địa phương
trong vấn đề xử lý ổ dịch và diệt muỗi diệt lăng quăng là các động thường xuyên. Hiện
tại địa bàn quận 1 có 10 phường, với 64 khu phố, mỗi khu phố có 01 cộng tác viên y
chính, được bổ nhiệm với vai trị y tế thơn. Ngồi ra, cịn có hoạt động của đội ngũ tổ
trưởng tổ dân phố, hỗ trợ cơ bản trong một số hoạt động về truyền thông và chống
dịch. Quận 1 là một quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích khoảng
7,72 km2, dân số 140.975 nhân khẩu, mật độ dân số 18.261 người/km 2, gồm có 10
phường: Tân Định, Đa Kao, Bến Nghé, Bến Thành, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Cư Trinh,
Nguyễn Thái Bình, Cơ Giang, Cầu Ơng Lãnh, Cầu Kho.
Trong đó, có 64 khu phố và 947 tổ dân phố, cụ thể như sau:
- Phường Tân Định có 9 khu phố và 151 tổ dân phố
- Phường Đa Kao có 8 khu phố và 105 tổ dân phố
- Phường Bến Nghé có 7 khu phố và 79 tổ dân phố
- Phường Bến Thành có 6 khu phố và 108 tổ dân phố
- Phường Phạm Ngũ Lão có 6 khu phố và 96 tổ dân phố
- Phường Nguyễn Cư Trinh có 8 khu phố và 120 tổ dân phố
- Phường Nguyễn Thái Bình có 6 khu phố và 56 tổ dân phố
- Phường Cơ Giang có 5 khu phố và 94 tổ dân phố
- Phường Cầu Ông Lãnh có 3 khu phố và 55 tổ dân phố
- Phường Cầu Kho có 6 khu phố và 83 tổ dân phố.
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
PHÒNG NGỪA SXHD Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá KAP của người dân về
phòng ngừa SXHD. Các nghiên cứu đa phần cho tỷ lệ kiến thức và thực hành thấp của
người dân. [24, 9, 34, 35, 12, 15, 16, 18].
Các nghiên cứu đánh giá KAP của cộng tác viên y tế về phịng ngừa SXHD hầu
như khơng tìm thấy. Tuy nhiên, các đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng ngừa
SXHD ở nhân viên y tế (NVYT) cũng cho kết quả không cao.



×