Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DE THI CUOI NAM LOP 5 TV MOI TN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.49 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ñieåm. Lời phê của giáo viên. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ GIA NGHĨA Trường: TH VÕ THỊ SÁU Hoï vaø teân :........................................... Lớp: ......... Đề chính thức. ĐỀ THI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II LỚP 5 NAÊM HOÏC: 2009 - 2010 MOÂN: TIEÁNG VIEÄT. Thời gian: 70 phút(không kể thời gian giao đề). Ngày kiểm tra: 14/5/2010. A/PHẦN ĐỌC I. Đọc thành tiếng : Giáo viên đã kiểm tra theo phân phối chương trình II. Đọc - hiểu: (Thời gian: 30 phút) Đọc thầm bài :. Chim họa mi hót. Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát trong lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi. Theo Ngọc Dao Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Chi tiết nào cho em biết con chim họa mi đến đậu trong bụi tầm xuân mà hót hàng ngày ? A. Chiều nào cũng vậy B. Hót một lúc lâu C. Rồi hôm sau Câu 2: Tác giả miêu tả chim họa mi ngủ như thế nào? A. Nó từ từ nhắm hai mắt lại. B. Nó ngủ say sưa. C. Nó từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ say sưa. Câu 3:. Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, chim họa mi làm gì?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. Tìm vài con sâu ăn lót dạ B. Nó hót vang lừng chào nắng sớm. C. Nó xù lông rũ hết những giọt sương. Câu 4: Nội dung chính của bài văn là: A. Tác giả miêu tả tiếng hót đặc biệt của chim họa mi. B. Tác giả miêu tả sự xuất hiện của chim họa mi. C. Tác giả miêu tả cách ngủ đặc biệt của chim họa mi trong đêm. Câu 5: Tác giả quan sát họa mi hót bằng những giác quan nào? A. Bằng thị giác B. Bằng thính giác C. Bằng thị giác và thính giác Câu 6: Trong bài văn tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? A. So sánh B. So sánh và nhân hóa C. Nhân hóa Caâu 7: Dấu phẩy trong câu “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. ” có tác dụng gì? A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. B. Ngăn cách các vế trong câu ghép C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu Câu 8: Trong đoạn văn “ Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết câu bằng cách nào? A. Bằng cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ B. Bằng cách lặp từ ngữ C. Bằng cách thay thế từ ngữ Câu 9: Trong câu “ Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây” có mấy quan hệ từ? A. 2 quan hệ từ, đó là từ:........................................................................................ B. 3 quan hệ từ, đó là từ:........................................................................................ C. 4 quan hệ từ, đó là từ:........................................................................................ Câu 10: Em hãy đặt một câu ghép trong đó có sử dụng một cặp quan hệ từ. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ---------------------Hết--------------------.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> B/ PHAÀN VIEÁT: Học sinh viết vào giấy kẻ ô li 1/ Chính taû : Nghe – viết (Thời gian: 15 phút) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:. Bài: Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh Đoạn viết : “Ánh đèn.............Đẹp quá đi!” … Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại. Đường phố bắt đầu hoạt động và huyên náo. Những chiếc xe tải nhỏ, xe lam, xích lô máy nườm nượp chở hàng hoá và thực phẩm từ những vùng ngoại ô về các chợ Bến Thành, Cầu Muối,… đánh thức cả thành phố dậy bởi những tiếng máy nổ giòn. Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi! 2/ Taäp laøm vaên: (Thời gian: 25 phút) Giáo viên ghi đề bài lên bảng Đề bài: Em hãy tả một người mà em quý mến và người ấy đã để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp( ông,bà, bố, mẹ, thầy, cô, bạn bè…) ---------------------Hết---------------------.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ GIA NGHĨA. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIEÅM TRA CUOÁI HỌC KÌ II Năm học: 2009 – 2010 MOÂN: TIEÁNG VIEÄT- KHỐI 5 PHẦN ĐỌC: 10 ĐIỂM I. ĐỌC THAØNH TIẾNG: 5 ĐIỂM II. ĐỌC THẦM: 5 điểm ( Khoanh vào mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm) Câu Khoanh vào ý. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. A. C. B. A. C. B. A. A. C. 10. Câu 9: Trong đoạn văn có 4 quan hệ từ, đó là từ: Cho nên, như, mà, tưởng như Câu 10: Nếu học sinh đặt được 1 câu trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ ghi 0,5 điểm (Học sinh có thể sử dụng các cặp quan hệ từ khác nhau: tuy- nhưng, vì – nên, mặc dù – nhưng, nếu – thì,… PHAÀN VIEÁT: 10 ÑIEÅM 1- Chính tả: (5 điểm) - Bài viết đúng cỡ chữ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, đúng khoảng cách, chữ đẹp, trình bày sạch, đúng hình thức bài chính tả (5 điểm). - Mỗi lỗi chính tả sai trong bài (sai phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. - Chữ viết không rõ ràng, không đúng cỡ chữ, không đúng khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày chưa đẹp trừ 1 điểm toàn bài. 2- Tập làm văn: (5 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau, được 5 điểm : - Tả đúng yêu cầu của đề ( làm nổi bật được ý: người đó đã để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp); bố cục rõ ràng (đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài). - Câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho mức điểm từ 4 4,5 điểm; 3 - 3,5 điểm; 2 - 2,5 điểm; 1 - 1,5 điểm ---------------------Hết---------------------.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×