Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bao cao tong ket 5 nam phong trao TD xay dung truonghoc than thien hoc sinh tich cuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.27 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT NA HANG TRƯỜNG THCS NĂNG KHẢ Số: 21/BC-THCS. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc. Năng Khả, ngày 10 tháng 5 năm 2013. BÁO CÁO TỔNG KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” I. Kết quả triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua: 1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thu hút học sinh đến trường: a) Tường có khuôn viên cây xanh, cây cảnh được quy hoạch đảm bảo thoáng mát, luôn sạch đẹp + Tổng số cây xanh được trồng mới trong năm học 2012-2013: 36 chậu cảnh, 56 cây xoan b) Số công trình vệ sinh xây mới trong 5 năm: 01 - Trường có công trình hợp vệ sinh: 01 c) Trường có đủ bàn ghế, phù hợp với độ tuổi học sinh: 68 bộ bàn ghế 4 chỗ ngồi; d) Kết quả thực hiện “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) Đã phối hợp với các ban ngành ở địa phương thực hiện tốt việc đảm bảo “3 đủ” cho 100 % học sinh: Không có học sinh nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở. * Những chuyển biến trong việc khắc phục hiện tượng thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở và giải pháp phối hợp giữa địa phương và nhà trường trong việc đảm bảo thực hiện “3 đủ”: + Đối với những học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo địa phương mua thẻ bảo hiểm y tế (hộ nghèo), tặng quần áo, gạo, xe đạp, cặp vở…cho các em; nhà trường cho mượn sách giáo khoa, vận động mỗi cán bộ quản lý, giáo viên nhận giúp đỡ ít nhất 01 học sinh khuyết tật, học sinh nghèo đảm bảo cho các em không bỏ học giữa chừng. +Từ năm học 2009-2010 nhà nước chi hỗ trợ kinh phí cho học sinh diện nghèo theo QĐ 112 của chính phủ 140.000/tháng/ 1học sinh; từ năm học 2011 đến 2013 học sinh được nhà nước hỗ trợ chi phí học tập theo NĐ 49 của CP đối với học sinh thuộc diện vùng đặc biệt khó khăn là 70.000đ/tháng/1 học sinh; hỗ trợ tiền ăn cho học sinh ở bán trú theo QĐ 85 của chính phủ là 40% của mức lương tối thiểu/ tháng/1 học sinh. + Riêng từ năm học 2009-2011, Nhà trường đã chỉ đạo Liên đội, phối hợp với các thầy cô giáo; vận động người thân trong gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho các em có hoàn cảnh khó khăn được đi học; đã ủng hộ 01 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt có nguy cơ bỏ học đó là em Chúc Thị Tá đảm bảo đầy đủ sách vở, quần áo để đến trường, đến nay em Tá đã vươn lên học giỏi, đạt giải ba học sinh giỏi cấp tỉnh môn ngữ văn năm học 2010-2011. - Giải pháp của địa phương trong việc đảm bảo thực hiện“3 đủ”: Địa phương đã chú trọng đến việc phát triển kinh tế bền vững, thưc hiện có hiệu quả các phong trào thi đua xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> e) Kết quả thực hiện đi học an toàn trong 5 năm - Sự chỉ đạo và giải pháp của địa phương trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau (nêu cụ thể các văn bản chỉ đạo, giải pháp phối hợp liên ngành…): - Số vụ học sinh đánh nhau xảy ra: Không - Số học sinh vi phạm, số học sinh bị xử lý kỷ luật từ khiển trách đến buộc thội học có thời hạn: Không - Sự chỉ đạo và giải pháp về giáo dục an toàn giao thông trong trường học của địa phương hưởng ứng năm an toàn giao thông: - Công tác phối hợp giữa nhà trường và các ban, ngành có liên quan của địa phương trong công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh: + Nhà trường đã tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và giáo dục an toàn giao thông, Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em… cho học sinh bằng các hình thức như: Phổ biến trong các tiết chào cờ đầu tuần, trong chương trình dạy theo quy định các khối lớp, trong sinh hoạt Đội. + Công an huyện Nà Hang hàng năm đến trường phổ biến Luật Giao thông đường bộ; phối hợp với Phòng LĐTBXH huyện tuyên truyền Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em, cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; - Nhà trường đã tổ chức tuyên truyền và cho 100% học sinh ký cam kết không tham gia các tệ nạn xã hội; thường xuyên giáo dục, rèn kỹ năng sống, không chơi những trò chơi gây thương tích đến thân thể, không tắm sông, suối, ao hồ khi không có người lớn đi kèm; không trèo cây, trèo cột điện. - Số vụ học sinh bị tai nạn khi tham gia giao thông: Không - Số học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ: Không - Số học sinh bị xử lý kỷ luật do vi phạm Luật Giao thông: Không * Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện các nội dung này. - Ưu điểm: + Trường, lớp luôn đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn. + Từ năm 2008 đến nay không có học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ, không vi phạm các tệ nạn xã hội. + Không xảy ra các trường hợp học sinh đánh nhau, học sinh bị thương tích, đuối nước, đảm bảo 100% học sinh đi học được an toàn. - Khuyết điểm: Không. 2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. a) Số học sinh bỏ học năm học 2012-2013: 02 học sinh (HS)/tổng số 267HS, chiếm tỷ lệ 0,75 %, trong đó: Số học sinh bỏ học trong 5 năm học: 11 học sinh (HS)/tổng số1545 HS, chiếm tỷ lệ 0,71 %, b) Tổng số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đã dự tập huấn về đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh: 02người/tổng số 02người c) Tổng số giáo viên đã dự tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh: 22/22người d) Số trường đã ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh: 01trường.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh a) Nhà trường đã xây dựng được Quy tắc ứng xử văn hóa giữa các thành viên trong HĐSP như: giữa Lãnh đạo trường đối với giáo viên, nhân viên; giữa giáo viên với giáo viên; giáo viên với học sinh và ngược lại; giữa học sinh với học sinh và có biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy tắc đó hàng ngày. b) Hằng năm học tổ chức các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khoẻ, phòng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh. Trong 5 năm thành lập và duy trì 4 câu lạc bộ (Gồm các câu lạc bộ như Câu lạc bộ Văn học, câu lạc bộ toán học, câu lạc bộ tiếng anh; câu lạc bộ nữ sinh) Giờ chào cờ hàng tuần trường tổ chức lồng ghép GD rèn luyện kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khoẻ, phòng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh. c) Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức câu lạc bộ học sinh: - Thuận lợi: Học sinh ngoan ngoãn, tích cực. - Khó khăn: Kinh phí tổ chức cho các câu lạc bộ không có, nên còn hạn chế trong hoạt động. d) Triển khai công tác phòng chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với học sinh: - Sự phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương trong công tác này: Hàng năm nhà trường phối hợp với UBND xã; Ban công an xã, văn hóa xã hội xã có văn bản chỉ đạo tới các thôn bản trong địa bàn kiểm tra các quán, dịch vụ mạng Internet; ký cam kết không kinh doanh dịch vụ trò chơi trực tuyến; trong xã không có dịch vụ Internet hoạt động. - Số học sinh chơi game thường xuyên: không - Số học sinh bị xử lý kỷ luật do chơi game: không 4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh a) Nhà trường có chương trình hoạt động tập thể hàng tháng, tuần và tổ chức thực hiện chương trình này thường xuyên đạt hiệu quả, không khí nhà trường luôn vui tươi, lành mạnh. b) Nhà trường đã sưu tầm các trò chơi dân gian đưa vào các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí cho học sinh toàn trường. Khuyến khích các giờ ra chơi học sinh chơi các trò chơi dân gian, ca múa hát tập thể, phổ biến các làn điệu dân ca. Trong các năm học thường tổ chức chơi trò dân gian vào lễ khai giảng 05/9; ngày 20/11và ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3. c) Những thuận lợi và khó khăn trong việc đưa trò chơi dân gian, tiếng hát dân ca vào trường học. - Thuận lợi: Nhà trường có kế hoạch và triển khai đưa trò chơi dân gian, tiếng hát dân ca được tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh hưởng ứng tham gia đạt kết quả tốt. - Khó khăn: Thời gian, kinh phí còn hạn chế, không có người có khả năng tập học sinh hát thành thạo các làn điệu dân ca của địa phương như Then, Cọi, Lượn… d) Tham gia Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” với chủ đề “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Trường có tổ chức cho học sinh hội thi Giai điệu đàn và hát dân ca cấp trường năm 2009-2010; 2011-2012; 2012-2013 và tham gia hội thi ‘Chúng em kể.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> chuyện Bác Hồ” Do huyện đoàn tổ chức vào tháng 5/ 2013 được giải nhì; Hội thi lien hoan tiếng hát quần chúng và tiếng hát ngành giáo dục do huyện tổ chức đạt giải Xuất sắc toàn đoàn; * Nhận xét, đánh giá Những ưu: Hàng năm nhà trường có tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh; thật sự học sinh mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Khuyết điểm của việc thực hiện ở nội dung này. Một số giải pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật: Ban chỉ đạo Phân công cụ thể cho chi đoàn và Liên đội tổ chức thực hiện nội dung này, có kế hoạch hoạt động tập thể từng kỳ từng năm học; Là tốt công tác thi đua khen thưởng, biểu dương tập thể cá nhân có thành tích trong các năm học. 5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương. a. Tài liệu giới thiệu về các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương Tài liệu về Bia tưởng niệm liệt sĩ xã Năng Khả được ghi danh các liệt sĩ trong các thời kì kháng chiến chống giặc ngoại xâm: Trong toàn xã có: 29 liệt sĩ được ghi danh trên bia. Tài liệu về Cơ quan ấn loát đặc biệt Trung ương. Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 3346/ QĐ-BVHTTDL ngày 29 tháng 9 năm 2009 b. Trường (phổ thông) nhận chăm sóc di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, nghĩa trang liệt sĩ hoặc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sỹ. - Chăm sóc được: + DT LSVH cấp Quốc gia: 01 Cơ quan ấn loát đặc biệt Trung ương tại xã Năng Khả + DT LSVH cấp tỉnh: Không + Số lượng Nghĩa trang liệt sĩ (hoặc đền thờ, đài tưởng niệm liệt sĩ): 01công trình tại xã + Số lượng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình thương binh, liệt sỹ được nhà trường chăm sóc, hỗ trợ: 22 gia đình trị giá 3.965.000đ c. Những điểm nổi bật về kết quả và những khó khăn hiện nay. Giáo dục ý thức cho CBGV và học sinh về truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng tự hào dân tộc của các thế hệ cha ông qua các thời kỳ kháng chiến. III. Kết quả phong trào: 1. Kết quả kiểm tra, đánh giá của Phòng GD đối với trường tham gia Phong trào thi đua năm học 2012-2013 và trong 5 năm được xếp loại xuất sắc 3 năm ; và 2 xết loại tốt. 2. Những tập thể (tổ, nhóm) tiêu biểu có nhiều sáng kiến trong việc thực hiện các nội dung của phong trào thi đua. 3 sáng kiến - Nội dung sáng kiến: - Một số giải pháp xây dựng khuôn viên trường THCS Năng Khả “Xanh, sạch, đẹp” - Một số giải pháp “Tổ chức trò chơi dân gian” trong trường THCS Năng Khả - Một số giải pháp “Tổ chức văn nghệ - thể thao” trong trường THCS Năng Khả. - Kết quả thực hiện sáng kiến: thực hiện thành công tại trường trung học cơ sở Năng Khả và có sức lan tỏa tới các đơn vị trường bạn trong huyện.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 3. Những cá nhân (cán bộ, giáo viên, nhân viên) tiêu biểu, có nhiều sáng kiến thực hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua: Ông Bùi Công Thành, Hiệu trưởng; Bà Quan Thị Thủy Bí thư chi đoàn trường. 4. Số lượng bài về kinh nghiệm, sáng kiến, tài liệu tham khảo về Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được nêu trên trang web của Sở Giáo dục và Đào tạo, báo đài 02 bài 5. Những ý kiến khác. IV. Đánh giá kết quả Phong trào thi đua: 1. Các kết quả nổi bật nhất Chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả đào tạo hàng năm được từng bước nâng lên vững chắc. Không có tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp và đạt chuẩn kiến thức kỹ năng . Chất lượng GD năm sau cao hơn so với năm trước; số học sinh giỏi cấp huyện tỉnh tăng lên rõ rệt. - Học sinh tích cực, tự tin, mạnh dạn trong học tập. Các em quan tâm nhau hơn, cụ thể là học sinh giỏi, khá biết giúp đỡ học học sinh yếu trong lớp; biết nói lời hay làm việc tốt nhiều hơn và biết lễ phép với người lớn. - Góp phần rất lớn trong việc xây dựng, duy trì, củng cố trường chuẩn quốc gia. 2. Cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp; sự tham mưu chỉ đạo của ngành Giáo dục nhằm thực hiện PTTĐ một cách bền vững. Nhà trường đã chủ động phối hợp Cấp Ủy đảng, Chính quyền và các ban ngành đoàn thể trong xã tổ chức tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua này và được sự đồng tình ủng hộ của các bậc cha mẹ học sinh trong địa phương. 3. Nêu tên và nội dung cụ thể của một số mô hình/sáng kiến về triển khai PTTĐ hiệu quả tại địa phương Trường THCS Năng Khả có Sáng kiến về xây dựng khuôn viên trường THCS Năng Khả “Xanh, sạch, đẹp” 4. Đẩy mạnh việc xây dựng và nhân rộng mô hình THTT, HSTC ở mỗi cấp học phù hợp với thế mạnh và đặc điểm của địa phương để mở rộng bền vững. Xây dựng khuôn viên “Xanh, sạch, đẹp” Đề xuất một số nội dung của Phong trào này để đưa vào nội dung “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” theo tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ XI : - Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thu hút học sinh đến trường - Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh - Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh 5. Kết quả của công tác xã hội hoá: - Hỗ trợ học sinh (từ các nguồn khác nhau được thực hiện ở trong và ngoài nhà trường trong toàn tỉnh/thành phố). Tổng số bằng hiện vật và bằng tiền trong 5 năm qua : 1.184.948.000 đồng và các hiện vật như quần áo, sách vở, xe đạp, học bổng… - Các đóng góp phi vật chất: Ý tưởng, ủng hộ, tham gia bằng công sức của các lực lượng xã hội (nêu các kết quả nổi bật nhất). 6. Những khó khăn đang gặp phải và hướng giải quyết. Là học sinh vùng dân tộc ít người do ảnh hưởng của phong tục, tập quán của ngôn ngữ giao tiếp ứng xử của dân tộc ít người nên việc rèn luyện kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử theo tính phổ thông là công việc gặp nhiều khó khăn. Kinh phí chi phí cho các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian, TDTT ….. của nhà trường hạn hẹp..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 7. Những kiến nghị, đề xuất của Ban chỉ đạo phong trào thi đua của tỉnh đối với Ban chỉ đạo Trung ương Phong trào thi đua và các kiến nghị đối với lãnh đạo địa phương. Cấp có thẩm quyền cần có cơ chế chính sách đầu tư cho phong trào xây dựng THTT, HSTC để cấp cơ sở thực hiện thuận lợi hơn. V. Phương hướng triển khai PTTĐ trong giai đoạn 2013-2018 1. Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể để nội dung PTTĐ trở thành các hoạt động thường xuyên. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường Giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của nhà trường và đáp ứng yêu cầu của địa phương. Phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2013 chúng ta sẽ hoàn thành mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” theo đúng các nội dung cơ bản của Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và đào tạo. a) Tổ chức tuyên truyền rộng rãi và thảo luận về mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện -Học sinh tích cực” theo chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và đào tạo tới tất cả cán bộ giáo viên, học sinh. b) Thành lập Ban chỉ đạo việc tổ chức thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” ngay từ đầu năm học, gồm các đồng chí Lãnh đạo, đại diện BCH Công đoàn, BCH Chi Đoàn thanh niên, BCH Liên Đội thiếu niên, các Tổ trưởng chuyên môn và Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh để tham mưu, tư vấn, theo dõi, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt kế hoạch. c) Tiếp tục duy trì và giữ vững trường học Xanh - Sạch - Đẹp và an toàn: Bảo đảm trường học an toàn, sạch sẽ, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế đúng quy cách, CBGV và học sinh tích cực tham gia trồng cây xanh, bảo vệ môi trường. d) Dạy và học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp giúp các em tự tin trong học tập: Tiếp tục tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Khuyến khích học sinh đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao. e) Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: - Thông qua các giờ dạy, hoạt động để rèn kỹ năng ứng xử với các tình huống trong cuộc sống và thói quen, kỹ năng làm việc theo nhóm. - Rèn sức khoẻ, ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn khác. - Rèn kỹ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. - Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh, như: Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi, tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh. g) Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch. 2. Xác định khả năng, điều kiện để duy trì và phát triển bền vững của những kết quả đạt được ở mỗi cấp quản lí. Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ. Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế. Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh. Chú trọng xây dựng tinh thần tự giác trong các phong trào thi đua, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện của nhà trường, địa phương. Nội dung cụ thể của phong trào phải phù hợp với điều kiện của nhà trường, góp phần làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương, đơn vị một cách rõ nét. 3. Cơ chế phối hợp giáo dục học sinh của các lực lượng dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo mỗi cấp. Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh, đảm bảo CSVC cho nhà trường, đáp ứng các tiêu chí trường học thân thiện, học sinh tích cực; tổ chức các hoạt động tuyên truyền để các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội, Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Tham mưu để cấp ủy Đảng, chính quyền có văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp triển khai thực hiện, huy động các lực lượng tham gia phong trào thi đua nhằm thực hiện tốt kế hoạch phối hợp. 4. Chương trình, kế hoạch tiếp tục xây dựng THTT, HSTC ở nhà trường Phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là một phong trào lâu dài, khó khăn, tốn kinh phí lớn nên đòi hỏi sự kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn và sự vận dụng linh hoạt các biện pháp của Ban chỉ đạo để huy động tốt nhất các lực lượng xã hội cùng tham gia. Yếu tố quyết định thành công của phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là lòng quyết tâm, nhận thức đầy đủ, tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực tập thể ngày càng được nâng cao và sự đồng lòng tham gia của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Phát huy sự tham gia tích cực của tổ chức Đội, Công đoàn trong nhà trường và sự hỗ trợ của Hội Cha mẹ học sinh. Kế hoạch đề ra phải tổ chức thực hiện đến nơi đến chốn, chỉ đạo cụ thể, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm qua hàng tháng, học kỳ, năm học..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Nơi nhận:. - Phòng GD&ĐT (báo cáo); - Lưu VT.. HIỆU TRƯỞNG. Bùi Công Thành.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

×