Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.42 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI HÙNG BIỆN CHỦ ĐỀ Kính thưa quý thầy cô giáo cùng toàn thể bà con và các bạn học sinh thân mến Chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, những tuởng con người đã bước ra khỏi nỗi sợ hãi ám ảnh của bom đạn kẻ thù để tận hưởng một cuốc sống yên bình hạnh phúc. Vậy mà cứ mỗi ngày trôi qua, ta lại nghe đâu đó những hung tin đau lòng về những cái chết thương tâm không đáng có mà chủ yếu xảy ra với trẻ em như chết đuối, điện giật, ngộ độc.... hay những vụ hỏa hoạn gây tổn thất thiệt hại về người và của, những vụ tai nạn giao thông gây thương tật suốt đời, để lại nỗi đau đớn tuyệt vọng dai dẳng cho những mảnh đời bất hạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Tất cả những tai nạn đáng tiếc đó nguời ta gọi bằng một cụm từ “ Thảm hoạ tai nạn thương tích”. Vậy Tai nạn thương tích là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh ra sao? Thì chúng ta cùng nhau trao đổi nhé ! Kính thưa quý vị đại biểu Thưa quý thầy cô giáo và toàn thể các bạn học sinh thân mến của tôi ơi! Như các bạn đã biêt TNTT là cụm từ để chỉ một việc không mong muốn bất ngờ xảy ra, gây thiệt hại cho con người cả về tinh thần lấn thể chất. Ngày nay khái niệm này dường như đã trở nên quen thuộc với mỗi người dân chúng ta. Bởi đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong, tàn phế và những căn bệnh trầm trọng cho trẻ em. Theo số liệu thống kê tại Việt Nam, trong 6 năm (từ năm 2005 đến năm 2010), trung bình mỗi năm có khoảng 7.300 trẻ (từ 0 đến 19 tuổi) tử vong do tai nạn thương tích, bình quân mỗi ngày có hơn 20 trẻ tử vong và số trẻ bị tai nạn thương tích năm sau thường cao hơn năm trước. Các nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ tử vong do tai nạn thương tích gồm: tai nạn đuối nước (chiếm 50%), tai nạn giao thông (chiếm 24%) và do bỏng và ngã. Hầu hết trẻ bị tai nạn thương tích do sự bất cẩn của cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Ngoài ra còn do môi trường xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng chưa có biện pháp can thiệp… Địa điểm xảy ra tai nạn thương tích trẻ em chủ yếu diễn ra tại nhà, cộng đồng và trường học. Như vậy có nghĩa,Tai nạn thương tích đã và đang để lại cho chúng ta những hậu quả đau lòng không thể đo đếm. Bên cạnh những thiệt hại tốn kém lớn chi phí, tiền của, ngày công lao động của cha mẹ, cũng như chi phí quá lớn giành cho chữa trị và chăm sóc, phục hồi chức năng, chúng ta đang phải chứng kiến nhiều trẻ em đang mất đi những năm tháng hạnh phúc nhất do tai nạn thương tích. Thật xót xa và đau lòng biết bao khi những đứa trẻ đang sống vô tư, hồn nhiên trong niềm tin được che chở ở ngay tổ ấm của mình thì tai nạn dáng xuống dẫn đến cái chết thương tâm, làm đau nhức con tim bao nguời. Những tác hại và nguy cơ về tai nạn thương tích ở trẻ em đã được cảnh báo, nó làm cho cộng đồng và cả thế giới phải quan tâm. Vì vậy em củng phải suy nghĩ làm gì để góp phần xây dựng một cộng đồng an toàn, những điểm vui chơi an toàn, một ngôi nhà an toàn vì “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Kính thưa các quý vị Bác Hồ kính yêu đã từng nói “ Trẻ em như búp trên cành”.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Lời nói ấy vừa thể hiện tình yêu thương, hi vọng tin tưởng của Bác vào lớp măng non đất nước, vừa muốn nhắc nhở mọi người hãy chăm chút bảo vệ trẻ thơ. Theo em việc phòng chống Tai nạn thương tích cho trẻ em phải đựoc bắt đầu cho mỗi gia đình, bởi mỗi gia đình là mỗi tế bào của XH. Với trẻ em từ bước đi chập chững đầu tiên, từ miếng ăn giấc ngủ đều không thể thiếu bàn tay chăm sóc của những người thân yêu. Một cử chỉ đẹp, một cách sống văn minh đều đuợc vun đắp bằng tình yêu thương của ông bà, cha mẹ ; một lời nhắc nhở nhẹ nhàng sẽ giúp chùng em lớn hơn, một sự phê bình nghiêm khắc khi cần thiết sẽ làm chúng em thầm thía, chúng em yêu gia đình và sẽ noi theo gương sáng của các thành viên trong tổ ấm thân thương ấy. Bên cạnh sự yêu thương đừm bọc của gia đình, thì chúng em còn được nuôi dưỡng trong vòng tay chăm sóc ân cần của thầy cô và trường học chính là ngôi nhà thứ hai của chúng em. Ở đó thầy cô đem đến cho chúng em biêt bao tri thức, vun đắp ứoc mơ trứoc ngưỡng cửa cuộc đời, chính thầy cô đã giúp chúng em hiểu được những hậu quả đáng tiếc của những rủi ro không đáng có, đó là những buổi tuyên truyền về tai nạn thương tích, là sân chơi cuối tuân về quyền được chăm sóc bảo vệ ở trẻ em, chương trình “ Rung chuông vàng” với chủ đề an toàn giao thông bổ ích và thiết thực ... và hơn hết chúng em còn được các anh chị phụ trách của tổ chức phát triển vùng huyện Hải Lăng hướng dẫn để phòng tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra và biết cách sơ cứu một số trường hợp như điện giật, tai nạn sông nước, bỏng, rắn cắn..... Kính thưa quý vị đại biểu Kính thưa quý thầy cô giáo và toàn thể các bạn học sinh Với sự quan tâm của cộng đồng và xã hội, sự chăm sóc của các ban nghành đòan thể, những sân chơi an toàn cho trẻ đã và đang được xây dựng ở từng thôn, xóm khiến chúng em cảm thấy có bàn tay ấm áp của người lớn chở che, nâng đỡ, bảo vệ chúng em điều đó giúp chúng em thêm tin tưởng và biêt ơn trước sự quan tâm, chăm sóc của cộng đồng, chúng em nguyện hứa sẽ học tập nâng cao ý thức để tự bảo vệ mình trứơc những nguy cơ tai nạn. Đồng thời góp tiếng nói nhỏ bé của mình vào việc tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích cho cộng đồng nơi mình sinh sống, để quanh ta luôn đầy ắp tiếng cười, niềm vui; để cho những ứơc mơ hồng cập bến bờ hạnh phúc Cuối cùng em xin chúc tất cả quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, quý cô chú và toàn thể các bạn học sinh một ngày mới an lành - hạnh phúc.
<span class='text_page_counter'>(3)</span>